Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Góp phần nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi ráy (alocasia (schott) g don) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 44 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN




TRẦN THỊ HẰNG NGA




GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
VÀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CHI RÁY
(Alocasia (Schott) G. Don) Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phân loại Thực vật

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN DƢ





HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN



Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp
đỡ của TS. Nguyễn Văn Dư và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Dƣ cùng tập thể cán bộ
phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân
trọng cảm ơn Phòng Tiêu bản thực vật – Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật;
Ban chủ nhiệm khoa Sinh _ KTNN – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc
biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học
tập và nghiên cứu.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20/ 05/ 2014

Sinh viên
Trần Thị Hằng Nga


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Góp phần nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi
Ráy (Alocasia (Schott) G. Don) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Văn Dư. Các
kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào trƣớc đây.



Hà Nội , ngày / 05/ 2014

Sinh viên

Trần Thị Hằng Nga




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.2. Ở Việt Nam 4
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 6
2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu 6
2. 2. Phạm vi nghiên cứu 6
2. 3. Thời gian nghiên cứu 6
2.4. Nội dung nghiên cứu 6
2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
3.1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA CHI RÁY (ALOCASIA
(Schott) G.Don) Ở VIỆT NAM. 8
3.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI THUỘC CHI RÁY
(ALOCASIA (Schott) G. Don) Ở VIỆT NAM. 8
3.2.1. Dạng sống. 9
3.2.2. Lá. 9

3.2.3. Cụm hoa. 9
3.2.4. Quả. 10
3.3. MÔ TẢ CHI RÁY (ALOCASIA (Schott) G. Don) Ở VIỆT NAM. Error!
Bookmark not defined.
3.4. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI RÁY (ALOCASIA
(Schott) G.Don) Ở VIỆT NAM. 10
3.5. MÔ TẢ CÁC LOÀI THUỘC CHI RÁY (ALOCASIA (Schott ) G.Don) Ở
VIỆT NAM. 11
3.5.1.Alocasia macrorrhizos (L.) G.Don – Ráy lá to. 11
3.5.2.Alocasia cucullata (Lour.) G.Don – Chim mĩ vú. 15
3.5.3. Alocasia longiloba Miq.– Ráy lá dài 18
3.5.4. Alocasia odora (Lindl.) K. Koch – Ráy 21
3.5.5.Alocasia evrardii Gagnep. ex V. D. Nguyen– Ráy ê-va-di 26
3.5.6. Alocasia lecomtei Engl. In Engl. & K. Kráue- Ráy lê côm tê 28
3.5.7. Alocasia vietnamensis V. D. Nguyen & de Kok 30
3.6. GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI RÁY
(ALOCASIA (Schott) G.Don) Ở VIỆT NAM. 32
3.6.1. Giá trị làm thuốc. 32
3.6.2. Giá trị làm cảnh. 33
3.6.3. Làm thức ăn cho ngƣời và gia súc. 33
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng nhƣ
ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật.
Trong đó, chuyên ngành phân loại Thực vật đóng vai trò nền tảng. Nghiên

cứu phân loại thực vật là vấn đề rất cần thiết vì đó là cơ sở khoa học cho các
lĩnh vực khác nhƣ Sinh thái học, Sinh lý thực vật, Tài nguyên thực vật, y học,
dƣợc học
Chi Ráy (Alocasia (Schott) G. Don), thuộc họ Ráy (Araceae) là một
trong những chi có nhiều giá trị kinh tế và khoa học quan trọng trong cuộc
sống. Từ xƣa chúng đã đƣợc biết đến để sử dụng làm thức ăn cho ngƣời và
gia súc, một số loài có giá trị làm thuốc trị cảm cúm, đau bụng, tả, điều trị áp
xe và côn trùng cắn… Do sống dƣới tán rừng, ít ƣa sáng lại có lá đẹp, nhiều
loài Ráy còn đƣợc dùng làm cây cảnh, trang trí nội ngoại thất. Một số loài có
giá trị làm thuốc và đƣợc sử dụng khá phổ biến trong dƣợc học và thuốc nam
nhƣng về việc nhận biết các loài trong sử dụng vẫn có sự nhầm lẫn. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu phân loại chi này cũng nhƣ là giá trị tài nguyên của
chúng là hết sức cần thiết.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi
Ráy ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các
loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Góp phần
nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi Ráy (Alocasia (Schott) G.
Don) ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên chi
Ráy (Alocasia (Schott) G. Don) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở
cho việc nghiên cứu họ Ráy (Araceae) phục vụ cho việc biên soạn Thực vật
chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.
2

3. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân loại chi Ráy
(Alocasia (Schott) G. Don) ở Việt Nam, góp phần bổ sung thêm vốn kiến thức
cho chuyên ngành phân loại thực vật, tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về mặt phân
loại cho họ Ráy nói chung và chi này nói riêng.

4. Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất nông,
lâm nghiệp, y - dƣợc, sinh thái, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,
+ Góp phần nâng cao chất lƣợng sử dụng các phƣơng pháp trong nghiên
cứu và giảng dạy môn phân loại thực vật nói chung trong đó có chi Ráy
(Alocasia (Schott) G. Don) nói riêng.
5. Bố cục của khóa luận
Gồm …trang, 2hình vẽ, 6 ảnh, đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau:
Mở đầu (3 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 3 trang), chƣơng 2 (Đối
tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 2 trang), chƣơng 3
(Kết quả nghiên cứu: 28 trang), kết luận và kiến nghị: 2 trang), tài liệu tham
khảo: 20 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.









3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, chi Alocasia bao gồm có 73 loài, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á ( từ Ấn Độ tới Đông và Nam Trung
Quốc xuống Đông Nam Á và Đông Bắc Úc). Chi Alocasia đƣợc thành lập bởi
G. Don năm 1839, khi tác giả tách sect. Alocasia Schott từ chi Colocasia. Từ
khi đƣợc thành lập đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chi

Alocasia. Trong các công trình nghiên cứu về chi này trên thế giới đầu tiên
phải kể đến công trình của J. D. Kooker, C.B, K. C. S. I năm 1894 trong cuốn
Flora of British India khi ông nghiên cứu ở Ấn Độ. Trong tài liệu này, ông đã
mô tả ngắn gọn 13 loài kèm theo trích dẫn [20].
Năm 1920, Krause và Engler đã mô tả chi, lập khóa định loại cho 63 loài
đã biết trên thế giới cùng các thông tin về mẫu chuẩn (mẫu type), nơi phân bố,
điều kiện sinh thái của các loài [12].
Trong cuốn Araceae-Colocasioideae (1920), Krause đã tách riêng và
thành lập chi Schizocasia từ chi Alocasia. Ông đã lập khóa định loại cho 4
loài kèm theo bản mô tả, trích dẫn, nơi phân bố của chúng [11].
Năm 1979, Li Hen đã nghiên cứu các loài trong chi này ở Trung Quốc.
Trong cuốn Flora Reipublicae Polularis Sinicae, bà đã xây dựng khoá định
loại cho 4 loài kèm theo trích dẫn, bản mô tả, hình ảnh [19].
Ngoài ra, Hay và Wise cũng đã nghiên cứu về một số loài trong chi này ở
Australia. Năm 1991, ông đã xây dựng khóa định loại cho 13 loài kèm theo
tên đồng nghĩa, trích dẫn, mẫu chuẩn, bản mô tả, nơi phân bố của các loài này
[15].
Năm 1998, Hay đã nghiên cứu về các loài trong chi này ở West Malesia
và Sulawesi. Ông mô tả 30 loài kèm theo khóa định loại, tên đồng nghĩa, tài
liệu tham khảo, trích dẫn của chúng [16].
4

Năm 2012, P. C. Boyce và Duangchai Sookchaloem đã nghiên cứu các loài
chi này ở Thái Lan. Trong cuốn Flora of Thailand, ông đã xây dựng khoá định
loại cho 12 loài kèm theo bản mô tả, trích dẫn, nơi phân bố, mẫu chuẩn [18].
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chi Alocasia đầu tiên phải kể đến công
trình của Gagnepain năm 1942 khi ông viết về họ Ráy ở Đông Dƣơng. Trong
tài liệu này ông đã mô tả và xây dựng khóa định loại của 11 loài phân bố ở
Việt Nam[13].

Một số tác giả khác ở Việt Nam cũng đã nghiên cứu và mô tả các loài
trong chi nhƣ tác giả Phạm Hoàng Hộ, trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" [4] đã
mô tả ngắn gọn 12 loài, kèm theo hình vẽ đơn giản của mỗi loài. Tuy nhiên,
công trình “Cây cỏ Việt Nam” có nhiều hạn chế nhƣ không có khóa định loại,
không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu.
Ngoài các công trình mang tính phân loại đã trình bày ở trên, còn có một
số ít các công trình khác đề cập đến giá trị sử dụng của các loài cây trong chi
Alocasia ở Việt Nam nhƣ là những cây thuốc nhƣ Đỗ Tất Lợi (1995) trong
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004)
trong “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Võ Văn Chi (2012)
trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam”
Năm 2013, Nguyễn Văn Dƣ đã phát hiện một loài mới thuộc chi
Alocasia ở vƣờn Quốc gia Bà Nà. Ông đã đặt tên cho loài này Alocasia
vietnamensis V. D. Nguyen & R. Kok. Trong cuốn " Danh lục các loài thực
vật Việt Nam "[6] và luận án tiến sĩ của mình, ông đã ghi nhận ở Việt Nam
có 7 loài, xây dựng khóa định loại cho các loài của chi, bổ sung nhiều khu
phân bố cho các loài cùng các thông tin khác về sinh học sinh thái và công
dụng của các loài [7].
Mặc dù luận án của Nguyễn Văn Dƣ đã thống kê, chỉnh sửa danh pháp,
xây dựng khóa định loại các loài, v.v. nhƣng gần đây đã có nhiều thông tin bổ
5

sung về thành phần loài, khu phân bố, thực vật dân tộc học, v.v. Để hoàn
thành khóa luận, góp phần vào những nghiên cứu về chi Alocasia nói riêng và
thực vật nói chung, sau khi tham khảo ý kiến của các thầy hƣớng dẫn, tôi
chọn đề tài: “Góp phần nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi Ráy
(Alocasia (Schott) G. Don) ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận.









6

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Ráy (Alocasia (Schott) G. Don) ở Việt Nam dựa trên
cơ sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu khoa học liên quan tới chi Ráy và các loài trong chi
trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Ráy ở Việt Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản
thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN).
Tổng số mẫu tiêu bản chúng tôi nghiên cứu là 74 số hiệu với 41 mẫu của
5 loài. Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật
(Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật). Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu
một số mẫu thu thập đƣợc trong khi điều tra thực địa (ở Trạm Đa dạng sinh
học Mê Linh) và các ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2. 2. Phạm vi nghiên cứu
Mẫu vật của chi Ráy đƣợc thu thập thuộc các tỉnh thành ở Việt Nam.
2. 3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2013 đến tháng 5/2014
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các hệ thống phân loại chi Ráy trên thế giới, từ đó lựa chọn
hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Ráy ở Việt Nam.
- Xây dựng bản mô tả chi, các loài và tìm hiểu giá trị tài nguyên của các
loài thuộc chi Ráy ở Việt Nam.

- Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Ráy ở Việt Nam.
- Tìm hiểu giá trị tài nguyên chi Ráy ở Việt Nam.
2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Ráy, tôi sử dụng phƣơng pháp Hình thái so
sánh. Đây là phƣơng pháp kinh điển cho nghiên cứu phân loại thực vật, cho
7

đến nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ biến nhất. Phƣơng pháp này dựa
trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là
cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và
ít biến đổi bởi môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các
cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng
thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với
hoa…).
Việc nghiên cứu về giá trị tài nguyên của chi, dựa trên cơ sở giá trị của
các loài, gồm: Giá trị khoa học của các loài dựa trên kết quả về phân loại và
giá trị sử dụng (trên thế giới và ở Việt Nam), tình hình thực tế sử dụng các
loài và kết quả điều tra thu thập thông tin trong dân gian.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành cả 2 công tác nội nghiệp
và ngoại nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa (ở
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh) nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát
và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi
trƣờng sống, thu thập các thông tin về giá trị sử dụng các loài trong dân gian
và các thông tin khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các
mẫu tiêu bản đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật thuộc Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ
hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có),
các tài liệu chuyên khảo để phân tích, so sánh và định loại.




8

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA CHI RÁY (ALOCASIA
(Schott) G.Don) Ở VIỆT NAM
Trong hệ thống phân loại chi Ráy đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
Giới – Regnum: Thực vật – Plantae
Ngành – Division: Hạt kín – Angiospermae
Lớp – Class: Một lá mầm – Monocotyledons
Bộ – Order: Ráy – Arales
Họ – Family: Ráy – Araceae
Tông – Tribe: Khoai môn – Colocasieae
Chi – Genus: Ráy – Alocasia
Chi Ráy ở Việt Nam bao gồm 7 loài: Alocasia macrorhizos, A.cuculata,
A. longiloba, A. odora, A. evrardii, A. lecontei, A. vietnamensis.
3.2.ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CHI RÁY (ALOCASIA (Schott) G. Don) Ở
VIỆT NAM
ALOCASIA (Schott) G. Don – RÁY
G.Don 1839. Hort. Brit., ed.3: 631. nom. cons.; Schott, 1856. Syn.
Aroid.: 44-50. Id. 1858.Gen. Aroid.: 40, t.40; id. 1860. Prodr. Syst. Aroid.:
144-157; Engl. 1879. Monogr. Phan. 2:497-510; Brown, 1883. Gen. Pl. 3(2):
975; Engl. Nat. Pflanzenfam. 2(3): 137-139, fig.88; Hook. f. 1893. Fl. Brit.
India 6: 524-528; Ridl. 1970. Mat. Fl. Malay. Penins.:16-18; Krause, 1920.
Pflanzenr. 71(IV. 23E): 71-115, Fig. 12-25; Ridl.1925.Fl. Malay Penins. 5:
97-99, Fig.215; Gagnep. 1942. Fl. Gén. Indoch. 6:1142; S.Y. Hu, 1968.
Dansk. Bot. Ark. 23: 429; H. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 13 (2): 74; A. Hay
& R.Wise, 1991. Blumea, 35(2): 503; Mayo & al. 1997. Gen. Arac. 283, pl.

104 (1-2), 130B; A. Hay. 1998. Gard. Bull. Singapore, 50(2): 236; Govaert &
al. 2002. World Checkl. Bibliogr. Arac. 64; V.D. Nguyen, 2005. in N.T. Ban
9

Checkl. Pl.Vietn. 3: 873; Boyce & Sookchaloem. 2012. Araceae. Fl.Thailand.
7(2): 118-130.
– COLOCASIA Sect. Alocasia Schott, 1832. Melet. Bot. 18.
– ENSOLENANTHE Schott, 1861. Bonoplandia 9: 368.
– SCHIZOCASIA Schott, 1862. Bonpl.10: 148.
– XENOPHYA Schott, 1863. Ann. Mus. Bot. Lugd Bat. 1: 124.
– PANZHUYUIA Z. Y. Zhu, 1985. Journ. Sichuan Chinese Med. Shool 4(5):
49.
3.2.1. Dạng sống
Cây thân rễ (A. macrorrhizos, A.cucullata, A. longiloba, A. odora, A.
lecomtei), ít khi thân củ (A. evrardii, A. vietnamensis), cao tới 2-2,5m. Thân
rễ hình trụ, rộng 1-12cm, trƣờn (A. odora) hoặc có phần thẳng đứng, có nhựa
mủ.
3.2.2. Lá
Lá hình khiên (trừ A. macrorrhizos hình mũi tên); phiến lá hình trứng
rộng tới thuôn, gốc lõm hình tim, thùy gốc tròn hay nhọn, dài hoặc ngắn; gân
ở gốc khá phát triển, các gân bên hình lông chim, gân chung ở gần mép lá,
gân mép 1-2, các gân con tạo thành một góc lớn với gân bên, cong hình cung
chạy ra mép phiến, đôi khi có gân trung gian (A. macrorrhizos, A. odora, A.
lecomtei), các gân nhỏ hơn tạo nên gân hình mạng; cuống lá dài hơn phiến bẹ
lá dài tới 1/3 cuống.
3.2.3. Cụm hoa
Bông mo ở nách, thƣờng 2 tới nhiều (trừ A. longiloba bông mo đơn
độc); cuống ngắn hơn cuống lá nhiều; mo thắt ở giữa; phần ống hình trứng tới
thuôn, tồn tại và tách ra khi quả chín; phiến mo thuôn, có dạng thuyền
(A.cucullata, A. longiloba, A. odora), hiếm khi dạng vòm, rụng sớm.

Bông nạc không cuống, ít khi có cuống ngắn, ngắn hơn mo; phần hoa
cái ngắn, hình trụ (A.macrorhizos, A.cucullata, A. longiloba) tới hình nón (A.
10

odora), tách biệt với phần đực bởi một phần mang hoa trung tính hẹp; phần
đực thƣờng hình trụ (A.macrorhizos, A.cucullata, A. longiloba, A. odora), ít
khi hình nón; phần phụ hình nón (A. cucullata, A. odora, A. evrardii, A.
lecomtei, A. vietnamensis) tới hình trụ (A.macrorrhizos ), thƣờng có các vết
nhăn dạng não.
Hoa đơn tính, không có bao hoa; hoa đực thành nhóm lớn 3-12 nhị,
hình tháp cụt, 6 cạnh, bao phấn hình dải đính dọc theo mép của khối hình
tháp, mở bằng lỗ ở đỉnh; hoa trung tính dạng khối hình tháp; bầu hình trứng
tới thuôn, 1 hoặc 3-4 ô; vòi nhụy ngắn; núm nhụy 3-4 thùy; noãn vài cái,
thẳng, gần thẳng, nửa đảo hoặc đảo, cuống noãn ngắn, noãn đính ở gốc giá
noãn.
3.2.4. Quả
Quả mọng, đỏ khi chín, hình bầu dục tới thuôn.
Typus: Alocasia cucullata (Lour.) G. Don (Arum cucullatum Lour.) typ. cons.
Chi có 73 loài phân bố từ Ấn Độ tới Đông và Nam Trung Quốc xuống Đông
Nam Á và Đông Bắc Úc. Ở Việt Nam có 7 loài.
3.3. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI RÁY (ALOCASIA
(Schott) G.Don) Ở VIỆT NAM
1A.Giữa 2 thùy gốc không có phần hợp sinh; bông mo lớn; phiến mo và phần
phụ bông mo dài hơn 15cm thẳng……………………….…1.A.macrorrhizos
1B. Giữa 2 thùy gốc ít nhiều có phần hợp sinh; bông mo nhỏ; phiến mo và
phần phụ nhỏ hơn 15cm, nhiều khi cong.
2A. Gân bên hầu nhƣ xuất phát từ gốc lá, thùy gốc tròn……2. A. cucullata
2B.Gân bên xuất phát từ gân giữa, thùy gốc nhọn, tù hay tròn.
3A.Thùy gốc có phần hợp sinh nhỏ hơn ½ chiều dài.
4A. Thùy gốc gần hình tam giác, đỉnh nhọn, dài bằng ½ thùy trƣớc; gân

bên 3- 4 cặp …………………………………… …3. A. longiloba
11

4B. Thùy gốc nửa hình bầu dục đỉnh tù hay tròn, dài dƣới ½ thùy trƣớc,
gân bên 5-10 cặp…………………………… …………4. A. odora
3B. Thùy gốc có phần hợp sinh lớn hơn ½ chiều dài.
5A. Lá không tròn, chóp lá nhọn……………… ……… 5. A. lecomtei
5B. Lá hình bầu dục tới gần tròn, chóp lá tù.
6A. Cây thân củ, phiến mo màu xanh đậm khi non, khi nở màu tím
hồng ở mép ngoài ….………………………… … 6. A. evrardii
6B. Cây thân rễ, phiến mo màu trắng ngà với một ít màu xanh nhạt ở
giữa bên ngoài, bên trong màu trắng và bón 7. A. Vietnamensis
3.4. MÔ TẢ CÁC LOÀI THUỘC CHI RÁY (ALOCASIA (Schott )
G.Don) Ở VIỆT NAM.
3.4.1.Alocasia macrorrhizos (L.) G.Don – Ráy lá to.
G. Don, 1839. Hort. Brit. Ed. 3: 631; Schott, 1856. Syn. Aroid.:45.
(‘macrorrhiza’); id. 1860. Prodr. Syst. Aroid.: 146-147 (‘macrorrhiza’);
Engl. 1879. Monogr. Phan. 2: 502 – 503. 1879 (‘macrorrhiza’) ; Hook. f.
(1893). Fl. Brit. India 6: 526 (‘macrorrhiza’); Ridl. 1907. Mat. Fl. Malay.
Penins .: 18 (sub. A. ovalifolia); Krause, 1920. Pflanzenr. 71(IV. 23E): 84- 85,
Fig. 15; Ridl. 1925. Fl. Malay Penins. 5: 99; Furtado, 1941. Gard. Bull. Straits
Settl. 11: 252; Gagnep. 1942. Fl. Gen. Indoch. 6: 1145; H. Li, 1979. Fl. Reip.
Pop. Sin. 13 (2): 76; A. Hay & R. Wise, 1991. Blumea, 35(2): 532; Phamh.
1993. Illustr. Fl. Vietn. 3: 441, fig. 8316; id. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 3: 354,
fig. 9126; Govaert & al. 2002. World Checkl. Bibliogr. Arac. 67; V.D.
Nguyen, 2005. in N.T. Ban Checkl. Pl. Vietn. 3: 874; Boyce & Sookchaloem.
2012. Araceae. Fl. Thailand. 7(2): 126.
– Arum macrorrhizon L. 1753. Sp. Pl. 965.
– Arum indicum Lour. 1790. Fl. Cochinch. 536.
– Caladium macrorrhizon (L.) R. Br.1810. Prodr. 336.

– Colocasia macrorrhizons (L.) Schott, 1832. Melet. Bot. 18.
12

– Colocasia indica (Lour.) Kunth, 1841. Enum. Pl. 3: 39.
– Colocasia indica (Lour.) Hassk. 1842. Tijdschr. Natuurl. Gesch. Physiol. 9:
160.
– Alocasia indica (Lour.) Spach, 1846. Hist. Nat. Veg. 12: 47.
– Alocasia macrorrhiza (L.) Schott, 1854. Oesterr. Bot. Wochenbl. 4: 409.
– Alocasia indica var. typical Engl. & K. Krause, 1920. Pflanzenr. Arac. 71 (IV.
23E): 87.
Cây thân rễ, cao 2 - 2,5cm. Thân rễ hình trụ, mập, kích thƣớc 20 -
25(100) × 15 - 20cm, đứng thẳng trên mặt đất. Lá hình mũi tên, 2 đến khoảng
10 lá cùng với nhau; phiến lá hình trứng rộng tới tam giác rộng, thùy trƣớc
cuống lá có kích thƣớc 45 - 70(100) × 50 - 60(100)cm, đỉnh tù, có mũi nhọn
thô, dài 5mmm, thùy gốc hình trứng rộng, kích thƣớc 18 – 25 × 24 - 30cm,
không có phần hợp sinh giữa hai thùy gốc ; gân bên nổi rõ, 7 cặp ở thùy trƣớc
cuống, 2 - 3 cặp ở thùy gốc, các gân con thẳng góc với gân bên, song song với
nhau ở gốc, có khi gặp nhau trên 1 gân trung gian chạy ra mép lá; cuống lá
dài, mập, cứng,dài tới 1m, bẹ dài tới ½ chiều dài cuống, nhựa mủ nhiều, màu
trắng sữa. Bông mo thƣờng thành cặp ở nách lá; cuống bong mo dài 12cm hay
hơn, mập, khỏe; mo dài tới 35cm; ống mo hình trứng đến hình bầu dục thuôn,
cuộn lại, dài 4 - 5cm, màu xanh lục đậm; phiến mo thẳng, mở hoàn toàn khi
hoa thụ phấn, màu vàng rơm. Bông nạc thẳng, ngắn hơn mo, dài 20 - 32cm;
phần cái hình trụ, kích thƣớc 1,8 × 1,5cm; phần hoa bất thụ dài 2,5cm, thắt lại
ở gần đỉnh; phần đực hình trụ, kích thƣớc 6,5 × 1,5cm, hoa xếp dày đặc; phần
phụ thẳng, hình trụ ở dƣới, hơi hình dùi ở phần trên, kích thƣớc 17 × 2cm.
Hoa đực thƣờng do 5 nhị hợp thành. Bầu hơi có góc, mặt cắt hình tứ giác,
kích thƣớc 1 - 1,2 × 2,5 - 3mm; vòi nhụy không, núm nhụy 3 - 4 thùy, có dịch
vàng. Hoa bất thụ hình gần tròn, xếp lộn xộn ở phía dƣới, hình thoi và xếp
theo hàng ở giữa.

13

Loc. class.: Typus: Arum maximum macrorrhion zeylanicum Hermann.
Lectotypus: Parad. Bot. pl. 73. 1698 (fid. Furtado, 1941).
Sinh học và sinh thái: Mọc hoang ven đƣờng nơi có nhiều ánh sáng.
Phân bố: Bắc Giang (Yên Thế), Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình( Nho
Quan). Còn có ơ Papua Niu Ghine và Ôxtraylia.
Mẫu nghiên cứu: BẮC GIANG, N.V.Dƣ sine num. (HN). – HÀ NỘI,
N.V. Dƣ 253 (HN)
Giá trị sử dụng: Làm thuốc. Một số nơi còn lấy củ làm thức ăn.



















14




Ảnh 1: Alocasia macrorrhizos (L.) G. Don
1. Dạng sống; 2. Bông mo; 3. Hoa; 4. Bầu.
( ảnh: Nguyễn Văn Dƣ)
1
2
3
4
15

3.4.2.Alocasia cucullata (Lour.) G.Don – Chim mĩ vú.
G.Don, 1839. R. Sweet, Hort. Brit. Ed. 3: 631; Schott, 1856. Syn. Aroid.: 48;
id. 1860. Prodr. Syst. Aroid.: 155-156; Engl. 1879. Monogr. Phan. 2: 498;
Hook. f. 1893. Fl. Brit. India 6: 525; Krause, 1920. Pflanzenr. 71(IV. 23E):
77. 1920; Hu, Dansk Bot. Ark. 23: 430- 432. 1968; Phamh. 1993. Illustr. Fl.
Vietn. 3: 442, fig. 8318; id. 2000. l. c. 354, fig. 9129; Govaert & al. 2002.
World Checkl. Bibliogr. Arac. 65; V. D. Nguyen, 2005. in N.T. Ban Checkl.
Pl. Vietn. 3: 873; Boyce, Thai For. Bull. (Bot.) 36: 7. 2008; Li & Boyce in H.
Li et al., Fl. China 23:78; Boyce & Sookchaloem, 2012. Fl. Thailand. 7(2):
121.
- Arum cucullata Lour. 1790. Fl. Cochinch. 2:536.
- Caladium cucullatum (Lour.) Pers. 1807. Syn. Pl. 2:575.
- Colocasia cucullta (Lour.) Schott, 1832. Melet. Bot 18.
- Caladium rugosum Desf. 1829. Table. Ecole bot. ed. 3: 386.
- Colocasia rugosa Kunth, 1841. Enum. Pl. 3:41.
- Caladium colocasia Schott ex Wight, 1844. Icon. Pl. Ind. Orient. 3: t. 787
- Caladium cochleata Miq. 1853. Index Sem. (AMD) 1853.
- Alocasia rugosa Schott, 1854. Osterr. Bot. Wochenbl. 410.

- Panzhuyuia omeiensis Z. Y. Zhu, 1985. J. Sichuan Chinese Med. School
4(5): 50.
- Ráy túi, Khoai sọ trung quốc.
Cây thân rễ cao 50 - 80cm. Thân rễ hình trụ, đƣờng kính 3 - 6 cm, đứng
thẳng trên mặt đất. Lá hình khiên, vài lá đến khá nhiều trên một thân; phiến lá
hình trứng đến hơi hình tim, dài 10 - 11 cm, rộng 4 - 12cm, gốc tròn không
lõm đến lõm hình tim taọ thành thùy gốc, thùy gốc thƣờng tròn, ngắn, khoảng
2 - 2,5 cm, phần hợp sinh rộng 3 - 5 mm, đỉnh thuôn nhọn, mũi nhọn dài,
không hiếm khi tù hay tròn, có mũi nhọn đột ngột, gân bên 4 - 5 cặp, gần nhƣ
có xu hƣớng xuất phát từ gốc rồi chạy men theo gân giữa trƣớc khi hƣớng ra
16

mép lá, rõ ở mặt dƣới phiến lá; cuống lá hình trụ thuôn, kích thƣớc 50 - 80 × 2
- 2,5 cm, bẹ cuống lá dài tới 1/3 cuống. Lá vảy xen kẽ giữa các lá thƣờng hình
dải, ngắn hơn cuống lá, buông thõng xuống dƣới. Bông mo có cuống dài 20 -
30 cm; mo có phần ống hình trứng thuôn, phồng lên rõ, kích thƣớc 4-8 × 2,5-
3 cm; phiến mo hình thuyền, kích thƣớc 5-10 × 3-5 cm, 2 mép cuộn lại. Bông
nạc hơi ngắn hơn mo, phần cái hình trụ, dài 1,5 - 2,5 cm, phần hoa bất thụ dài
2 - 3 cm, phần hoa đực hình trụ dài khoảng 2,5 - 3 cm, thuôn ở hai đầu; phần
phụ hình nón thuôn, dài gần bằng phần hoa đực. Hoa đực gồm 5 nhị đính trên
1 trục hình trụ; bao phấn hình bầu dục thuôn, dài khoảng 1mm, không cuống.
Bầu gần hình cầu, rộng 6 - 8mm; núm nhụy 3 - 4 thùy; noãn vài cái, đính gốc.
hạt thƣờng 1, hình thận.
Loc. class.: Indochina.
Sinh thái học: Mọc hoang ven đƣờng, thƣờng ƣa ẩm.
Phân bố: Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh (
Vân Đồn), Hải Phòng(Cát Bà). Còn có ở Trung Quốc và Bengal.
Mẫu nghiên cứu: TUYÊN QUANG, V.X. Phƣơng & al. 6994 (HN). –
QUẢNG NINH, N.V.Dƣ sine num. (HN).– HẢI PHÕNG, N.V.Dƣ 45 (HN).
Giá trị sử dụng: Dùng làm thuốc trị cảm, làm cảnh.










17





Ảnh 2: Alocasia cucullata (Lour.) G. Don.
1. Dạng sống; 2. Lá; 3. Bông mo và lá.
( ảnh: sƣu tầm trên internet)
2
3
1
18

3.4.3. Alocasia longiloba Miq. – Ráy lá dài
Miq. 1856. Fl. Ned. Ind. 3: 207; id. 1856. Bot. Zeitung, 564; Schott, 1860.
Prodr. Syst. Aroid. 153; Engl. 1879. in A. & C. DC. Monogr. Phan. 2: 506;
Hook. f. 1894. Fl. Brit. Ind. 6: 527; Ridl. 1907. Mat. Fl. Malay. Penins.: 17
(incl. A. denudata); Krause, 1920. Pflanzenr. 71(IV.23E): 103; Ridl. 1925. Fl.
Malay Penins. 5: 97 (sub. A. denudate); Gagnep. 1942. Fl. Gén. Indoch. 6:
1147; H. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 13 (2): 79; Phamh. 1993. Illustr. Fl.

Vietn. 3: 444, fig. 8324; A. Hay, 1998. Gard. Bull. Singapore, 50(2): 299;
Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 3: 356, fig. 9135; Govaert & al. 2002. World
Checkl. Bibliogr. Arac. 67; V.D. Nguyen, 2005. in N.T. Ban Checkl. Pl.
Vietn. 3: 874; Boyce, 2008. Thai For. Bull. (Bot.) 36: 9; Boyce &
Sookchaloem, 2012. Fl. Thailand 7(2): 125.
- Caladium veitchii Lindl. 1859. Gard. Chrom. 1859: 740.
- Alocasia amabilis W. Bull. 1878. Cat. 143: 9
- Alocasia denudata Engl. 1879. in A. & C. DC. Monogr. Phanerogam. 2: 507
- Alocasia cuspidate Engl. 1898. Bot. Jahrd. Syst. 25: 25.
- Alocasia cochinchinensis Pierre ex Engl. & K. Krause, 1920. Pflanzenr.
Arac. 71 (IV. 23E): 103
- Alocasia lowii var. veitchii (Lindl.) Engl. 1879. Monogr. Phan. 2: 508.
Cây thân rễ, cao 40 - 100 cm. Thân rễ dài 8 - 60 cm, đƣờng kính 2 - 8
cm. Lá hình khiên; phiến lá có hình dạng biến đổi; thùy trƣớc cuống hình
trứng thuôn tới hình tam giác, dài 27 - 65 cm, rộng 14 - 40 cm ở gốc; thùy gốc
hình tam giác hẹp, hình trứng rộng hay hình bản, đỉnh nhọn, tù tới tròn, dài
bằng hoặc hơn ½ thùy trƣớc cuống, phần hợp sinh giữa 2 tai ngắn; gân bên 3 -
4 cặp, làm thành góc 60 - 80° với gân giữa, gân bên ở thùy gốc 2 - 3 cái,
cuống lá dài 30 - 120 cm, bẹ dài tới ¼ chiều dài. Bông mo đơn độc, cuống dài
8 - 18 cm, giống với cuống lá; mo dài 7 - 17 cm; ống mo hình trứng tới hơi
hình trụ, dài 1,5 - 3,5 cm, xanh lục; phiến mo hình thuyền, dài 5,5 - 14 cm,
19

cong xuống khi hoa thụ phấn. Bông nạc hơi ngắn hơn mo, dài 6 - 13 cm, có
cuống hình nón, trắng, dài 5mm; phần cái dài 1 - 1,5 cm; phần hoa bất thụ dài
7 - 10mm, hẹp lại, mang các hoa bất thụ hình dạng khác nhau; phần đực gần
hình trụ, hơi dẹp ở gốc, dài 1,2 - 2,5 cm, đƣờng kính 4,5 - 8mm, màu trắng
ngà; phần phụ dài 3,5 - 9 cm, rộng bằng chỗ lớn nhất của phần đực. Hoa đực
ít nhiều 6 cạnh, rộng 2m, gồm 4 - 6 bao phấn; bao phấn mở bằng lỗ ở gần
đỉnh. Bầu gần hình cầu, rộng 1,5 - 2mm, xanh, núm nhụy gần không cuống, 3

- 4 thùy.
Loc. class.: Indonesia, Java, Tjikoja. Typus: Zolllinger 601 (holo.–
L;B,BM!, K!, P! iso.– P!).
Sinh thái học: Rừng thƣờng xanh mƣa mùa, trên đất, ở độ cao 650m.
Phân bố: Quảng Bình (Minh Hóa, Bố Trạch), Quảng Trị, Đà Nẵng,
Quảng Nam (Gò Ổi),Khánh Hòa (Ninh Hòa, Hòn Thơm), Gia Lai, Lâm Đồng
(Di Linh), Đồng Nai( Biên Hòa), Kiên Giang. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Thái Lan, Lào, Malixia, Indonexia, Philipin.
Mẫu nghiên cứu: QUẢNG BÌNH, Averyanov & al. VH 4655(HN, LE);
L.K.Biên 1436 (HN).– QUẢNG TRỊ, Poilane 10246 (P). – QUẢNG NAM,
Poilane 31644 (P). KON TUM, Averyanov. & al. VH 5631 (HN, LE).– LÂM
ĐỒNG, Poilane 22600 (P).–KHÁNH HÒA, Poilane 8436(P).– KIÊN
GIANG, Phú Quốc, Hòn Thơm, Averyanov 1191(HN,LE).
Giá trị sử dụng: dùng để trị bệnh cho gia súc (Gagnep. 1942).







20





Ảnh 3: Alocasia longiloba Miq.
1. Quả; 2. Lá.
(ảnh sƣu tầm trên internet)

1
2

×