Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG của các CÔNG TY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.26 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TCNH & QTKD
TIỂU LUẬN
MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT
NAM
GVHD: Phan Trọng Nghĩa
Nhóm thực hiện: 02
Lớp: TCNHK34B
Quy Nhơn – 10/2013
- 1 -
- 2 -
PHẦN MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn trung và dài
hạn rất có hiệu quả của nền kinh tế. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường, với rất nhiều nỗ lực rút ngắn khoảng cách trên con đường hội
nhập, vì vậy sự ra đời và phát triển của TTCK ở nước ta là hết sức cần thiết và
là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nước nhà góp phần tạo ra cơ chế huy
động vốn linh hoạt giữa những người sử dụng vốn với những người có tiền nhàn
rỗi, cung cấp giá cả cho giao dịch, tạo ra tính thanh khoản cao cho chứng khoán,
giúp điều tiết và bình ổn thị trường.
Sự lớn lên của TTCK gắn liền với hoạt động của các CTCK mang lại
những dịch vụ thiết yếu hỗ trợ các nhà đầu tư và góp phần không nhỏ vào việc
điều tiết nền kinh tế.
Năm qua là một năm khó khăn với TTCK, tuy nhiên hoạt động của của các
CTCK vẫn diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp nào bị giải thể hay phá sản
chính là thành công trong đó là sự nỗ lực rất lớn trong bản thân các công ty.
Những thực tế trên đây thu hút sự quan tâm của nhóm chúng em, và chúng


em quyết định lựa chọn đề tài “Tình hình hoạt động của các công ty thị trường
chứng khoán Việt Nam” để làm tiểu luận. Với kiến thức không nhiều và sự nhìn
nhận còn giản đơn nên chắc chắn khi thực hiện tiểu luận này, chúng em đã có
thêm thật nhiều kiến thức mới, và xây dựng cho chính mình những phương
pháp làm việc theo nhóm khá hiệu quả. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng những
thiếu sót là không tránh khỏi, nhưng nhóm hi vọng bài tiểu luận này sẽ thể hiện
được những nội dung cơ bản và quan trọng của các CTCK trên thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn hiện nay.
- 3 -
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN
Khái niệm
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh
doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn
đầu tư chứng khoán.
1.2 Chức năng nhiệm vụ của CTCK
1.2.1 Chức năng môi giới chứng khoán
1.2.1.1 Khái niệm
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó
một CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao
dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng
phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
1.2.1.2 Chức năng
- Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp cho khách
hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư.
- Nối liền những người bán và những người mua: đem đến cho khách hàng
tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.
- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành

người bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên
kịp thời.
- Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và tham lam),
để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.
- Đề xuất thời điểm bán hàng.
- 4 -
1.2.2 Chức năng tự doanh chứng khoán
1.2.2.1 Khái niệm
Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng
khoán cho chính mình.
1.2.2.2 Mục đích của hoạt động tự doanh
Mục đích của hoạt động tự doanh của các CTCK nhằm thu lợi nhuận cho
chính mình. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị
trường, pháp luật các nước đều yêu cầu các CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự
doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn và con người.
1.2.2.3 Những yêu cầu đối với CTCK trong hoạt động tự doanh
 Tách biệt quản lý
- Các CTCK phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi
giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.
- Các CTCK phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ tự
doanh. Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phận môi giới.
- Bên cạnh đó, các CTCK còn phải đảm bảo sự tách bạch về tài sản của
khách hàng với các tài sản của chính công ty.
 Ưu tiên khách hàng
- CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện
nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải
được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.
 Bình ổn thị trường
- Do tính đặc thù của TTCK, đặc biệt là các TTCK mới nổi, bao gồm chủ
yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tính chuyên nghiệp trong hoạt động

đầu tư không cao. Điều này rất dễ biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy,
các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho
toàn bộ thị trường. Bên cạnh hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, các
CTCK với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua
hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá
cả của các loại chứng khoán trên thị trường.
- 5 -
1.2.3 Chức năng bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực
hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng
khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.
Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của
một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng
hoa hồng.
Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát
hành cần phải có được sự bảo lãnh của một công ty nhỏ, và số lượng phát hành
không lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty
lớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo
lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ
chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ
hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát
hành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền
tổ chức phát hành nhận được.
• Bảo lãnh phát hành gồm có các phương thức sau:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ
chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có
phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp
theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ
hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá

chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng
theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh
và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp
dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các
nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho
các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho
- 6 -
các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một
số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy, công ty cần có
một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được
thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng.
Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam
kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức
phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ
chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh
phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ
chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh
không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để
bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ
chức phát hành phần còn lại.
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này,
tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất
định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian
giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán
tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức
bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên
mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy

định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu
cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
1.2.4 Chức năng tư vấn đầu tư
1.2.4.1 Khái niệm
Tư vấn đầu tư chứng khoán là đưa ra lời khuyên, phân tích các tình huống
hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng.
- 7 -
1.2.4.2 Nguyên tắc của hoạt động tư vấn
- Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn
họ bỏ ra kinh doanh, nhưng những báo cáo phân tích của họ lại có tác động tâm
lý rất lớn đến người được tư vấn và có thề làm cho người được tư vấn hưởng lợi
hay bị thiệt hại. Nhà tư vấn phải luôn là những người thận trọng khi đưa ra
những lời bình luận về giá trị của các loại chứng khoán, nếu người đầu tư có lợi,
kiếm được tiền từ lời tư vấn này thì họ sẽ vui mừng nhưng nếu họ bị thiệt hại thì
họ sẽ tìm kiếm các nhà tư vấn để phàn nàn, thậm chí bắt bồi thường. Do vậy,
khi hành động, nhà tư vấn cần đặt ra và tuân theo một số nguyên tắc nhất định,
tối thiểu như sau:
+ Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán.
+ Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể không
hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không chịu
trách nhiệm về những lời khuyên đó.
+ Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng
khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là sự
phân tích tổng hợp một cách lôgíc, khoa học.
1.2.5 Chức năng quản lý danh mục đầu tư
Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn của CTCK nhưng ở mức độ cao hơn vì
trong hoạt động này, khách hàng ủy thác cho CTCK thay mặt mình quyết định
đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp
thuận.
- 8 -

Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
Hoạt động môi giới
Mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở rộng, với 80
chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố
lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng. Cùng
với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại các
CTCK cũng tăng mạnh. Năm 2009 số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các
CTCK đạt 800.000 tài khoản. Tăng 1,5 lần so với năm 2008. Cùng với sự gia
tăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn
và bảo lãnh phát hành. Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 80 CTCK hoạt động
có lãi trong năm 2009. Quy mô vốn hoạt động của các CTCK ngày càng được
nâng cao. Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là 24.855
tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008. Ta có 10 công ty chứng khoán lớn nhất đã
chiếm tới gần 50% thị phần môi giới cổ phiếu trong nước; trong đó dẫn đầu là
SSI với 8,53%, thứ hai là VCBS với 6,11%. Đối với mảng môi giới cổ phiếu
cho nhà đầu tư nước ngoài, 10 công ty lớn nhất nắm trên 87% thị phần; trong đó
SSI đứng đầu với 36,91% thị phần, gấp đôi thị phần của thành viên đứng thứ hai
là BVSC với 18,64% thị phần. Trong mảng môi giới chứng chỉ quỹ, SSI tiếp tục
đứng đầu khi nắm 10,42% thị phần môi giới trong nước và 48,03% thị phần môi
giới nước ngoài. Mảng môi giới trái phiếu, VCBS đứng đầu khi nắm 27,92% thị
phần môi giới trong nước và 65,78% thị phần môi giới nước ngoài…
Top 10 công ty chứng khoán môi giới cổ phiếu lớn nhất trên HNX quý
III/2009:
STT Tên CTCK Thị phần môi giới cổ phiếu (%)
1 Thăng Long 8,13%
2 Sacombank 4,76%
3 FPT 4,41%
4 Sài Gòn 4,37%
- 9 -

5 ACBS 3,80%
6 HSC 3,78%
7 Quốc Tế Hoàng Gia 3,56%
8 VNDirect 3,15%
9 An Bình 3,09%
10 Ngoại Thương 3,08%
Top 10 công ty chứng khoán môi giới trái phiếu lớn nhất trên HNX quý
III/2009:
STT Tên CTCK Thị phần môi giới trái phiếu (%)
1 Ngoại Thương 39,96%
2 Nông Nghiệp 18,85%
3 Sacombank 14,52%
4 Bảo Việt 5,17%
5 HSC 4,63%
6 ACBS 3,16%
7 Đầu Tư 2,88%
8 Đại Dương 2,50%
9 Habubank 2,34%
10 Công Thương 1,76%
2.2 Hoạt động tự doanh
Hoạt động tự doanh là hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK) thực
hiện việc mua và bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty.
Thời điểm hiện nay các CTCK hoạt động tự doanh vẫn chưa thực sự nổi
bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được
nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động
tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước
để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai.
Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:
Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho
chính công ty mình. Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yết

còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai.
- 10 -
Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua
chứng khoán không niêm yết trên OTC. Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ
những hạn mức do pháp luật quy định.
Ngoài ra, một hoạt động tự doanh phổ biến hiện nay của một số CTCK là
việc mua chứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó CTCK sẽ gộp lại thành lô chẵn để
niêm yết và có thể bán lại trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK).
Đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho các
CTCK. Giá mua lô lẻ được xác định bằng thỏa thuận giữa khách hàng bán với
CTCK, do đó các CTCK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp để thu hút
khách hàng, tạo sự chủ động cho các CTCK trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Hiện nay có nhiều công ty đang thực hiện nghiệp vụ tự doanh rất chuyên
nghiệp. Kết quả thu được cũng khá khả quan. Công ty BVS, doanh thu môi giới
tăng mạnh của công ty chứng khoán BVS nhờ nguồn thu lớn từ phí giao dịch
của khách hàng lên tới 24 tỷ đồng, tăng 300% so với quý I. Đối với nghiệp vụ
tự doanh, quý II cũng đạt 36 tỷ đồng doanh thu, tăng 200% so với quý I. Chi phí
trong quý II của BVS chủ yếu ở chỉ tiêu "dự phòng giảm giá chứng khoán tự
doanh". Trong quý II, BVS đã hoàn nhập dự phòng giảm giá CK tự doanh được
hơn 200 tỷ đồng. Một số mã cổ phiếu trong danh mục tự doanh đã có lãi so với
giá vốn. Dưới đây là tổng kết doanh thu của một số CTCK giữa hoạt động môi
giới và hoạt động tự doanh hết quý II.
Cơ cấu doanh thu của một số CTCK
Nguồn BCTC quý II. Đơn vị: tỷ đồng (ĐTCK)
- 11 -
2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành và hoạt động tư vấn đầu tư chứng
khoán
Ở Việt Nam, theo qui định tại Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày
13/10/1998 của UBCK Nhà nước hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày

11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thì bảo lãnh phát
hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Mua toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán
lại. Đây chính là phương thức cam kết chắc chắn vì tổ chức bảo lãnh phát hành
cam kết mua toàn bộ lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu của đợt phát hành.
- Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân
phối hết. Đây thực chất cũng là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn,
nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của
đợt phát hành chưa được phân phối hết.
CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiện
nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
là 165 tỷ đồng. Trước thời điểm bảo lãnh, các CTCK không được vi phạm luật
chứng khoán trong 6 tháng liên tục, đồng thời, tổng giá trị bảo lãnh phát hành
không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào
thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ
trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh. Và, CTCK cũng phải có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6%
trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.
Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK vẫn tập trung chủ yếu là bảo
lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà
nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị.
Trong những tháng vừa qua, có một số hợp đồng bảo lãnh phát hành được
thực hiện như: Cuối năm 2009, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên
ANZ Việt Nam (ANZ) được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp
vụ đại lý phát hành trái phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam với số vốn điều lệ của ngân hàng này là 2.000 tỷ đồng. Ngân
- 12 -
hàng Phát triển VN được phép phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
phát hành từ năm 2010, dự kiến khối lượng phát hành trong năm 2010 là 30

nghìn tỷ đồng với thời hạn trái phiếu: kỳ hạn 2 năm là 4.400 tỷ đồng, kỳ hạn 3
năm là 6.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm là 8.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm là 5.000 tỷ
đồng, kỳ hạn 15 năm là 6.600 tỷ đồng.
Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời
gian đầu. Theo Ủy ban Chứng khoá Nhà nước (UBCKNN), năm 2009 có gần 80
(trong tổng số 105 công ty) CTCK hoạt động có lãi. Hết năm 2009, tổng vốn
điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008. Ngoài hội
sở chính, các thành viên đã có 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động
trên cả nước. Các CTCK cũng đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảo
lãnh phát hành. Số lượng tài khoản giao dịch tại các thành viên này cũng tăng
mạnh với trên 800.000 tài khoản, tăng 1,5 lần so với năm 2008.
Số lượng người hành nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng. Tính
đến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ người hành nghề chứng khoán cho 2.744
nhân viên. Nhiều CTCK đã tuyển dụng được nhân viên có trình độ, chuyên môn
cao trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, góp phần nâng cao năng lực quản lý
trong hoạt động. Các CTCK đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa, hệ thống công
nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán. Hoạt động giao dịch phục
vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ và ngày một tốt hơn.
2.4 Các hoạt động khác
2.4.1 Lưu ký chứng khoán
Ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 189/QĐ-TTg
về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK). Theo Quyết định
này, TTLKCK là đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN)- Bộ Tài chính.
Việc ra đời TTLKCK là đòi hỏi tất yếu của TTCK Việt Nam ở giai đoạn phát
triển hiện nay; đó cũng là xu hướng và theo thông lệ trên TTCK quốc tế, nhằm
thúc đẩy TTCK phát triển.
- 13 -
Thông thường ở các nước trên thế giới, các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ,
thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn tất giao dịch trên

TTCK do một hoặc một số tổ chức độc lập với Sở Giao dịch Chứng khoán đảm
nhận. Các tổ chức này được xây dựng theo một trong hai mô hình sau:
TTLKCK thực hiện toàn bộ các dịch vụ đó; hoặc TTLKCK và một tổ chức bù
trừ cùng cung cấp các dịch vụ đó.
Quy mô TTCK tập trung của Việt Nam hiện nay chưa lớn: Với gần 300
loại chứng khoán được niêm yết, đăng ký giao dịch tại TTGDCK Tp. Hồ Chí
Minh và TTGDCK Hà Nội (trong đó có 30 loại cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK
Tp. Hồ Chí Minh, 6 loại cổ phiếu đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội;
khoảng 260 trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty; và 1 loại
Chứng chỉ Quỹ đầu tư); hơn 24.000 tài khoản giao dịch chứng khoán của các
nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở tại 13 CTCK. Số chứng
khoán này đã và đang được các nhà đầu tư giao dịch mua/ bán trên TTCK. Điều
này có nghĩa là nhu cầu đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán là
“có thực” trên TTCK hiện nay.
Việc lưu ký chứng khoán hiện nay được thực hiện qua 2 cấp:
Cấp I - Người sở hữu chứng khoán phải lưu ký chứng khoán tại thành viên
lưu ký (hiện có 13 CTCK, 2 ngân hàng trong nước và 3 ngân hàng nước ngoài
là thành viên lưu ký);
Cấp II - Thành viên lưu ký sẽ tái lưu ký chứng khoán đó tại TTGDCK.
Thực tế hiện nay, hoạt động đăng ký, lưu ký và bù trừ, thanh toán chứng
khoán (bao gồm cả chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch và chứng khoán
không niêm yết/đăng ký giao dịch trên 2 TTGDCK) được thực hiện thông qua 2
Phòng Đăng ký- Thanh toán bù trừ - Lưu ký chứng khoán của 2 TTGDCK.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đăng ký - Thanh toán bù trừ- Lưu ký chứng
khoán tại TTGDCK là: đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán,thanh toán
bù trừ.
Trước đòi hỏi thực tế của TTCK Việt Nam và theo thông lệ quốc tế, việc
“gộp” 2 bộ phận đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán tại 2
- 14 -
TTGDCK để hình thành một TTLKCK độc lập với Sở Giao dịch Chứng

khoán/TTGDCK là một “thực tiễn khách quan”, làm cho loại hình dịch vụ này
trở lên an toàn hơn và chuyên nghiệp hơn.
TTLKCK đi vào hoạt động ngoài việc tạo sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng
cho TTCK Việt Nam; cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký và thanh toán, bù
trừ chứng khoán,còn giúp giảm rủi ro, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả cho
nghiệp vụ sau thanh toán, tiêu chuẩn hoá giữa các thành viên tham gia thị trường,
góp phần tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập, cung
cấp các dịch vụ liên quan tới giao dịch chứng khoán. Điều này gíp thị trừờng hoạt
động có hiệu quả hơn
TTLKCK sẽ được tổ chức theo mô hình là các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù
trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn tất giao dịch
trên TTCK sẽ do một tổ chức độc lập duy nhất thực hiện là TTLKCK, không
cần có thêm tổ chức bù trừ chứng khoán cùng đảm nhận
2.4.2 Cầm cố chứng khoán
Các nguyên tắc và phương thức cầm cố CK:
A. Là một nghiệp vụ kinh doanh CK - ít nhất có hai chủ thể tham gia:
a/ Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được
người đi vay uỷ quyền giao CK cho bên nhận cầm cố;
b/ Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được
người cho vay uỷ quyền nhận cầm cố CK bên cầm cố.
Việc thực hiện cầm cố CK trên cơ sở hợp đồng pháp lý cầm cố CK của
hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị CK cầm cố, số tiền vay, lãi
suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý CK cầm cố.
B. TTGDCK sau khi kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp, hợp lý của
nó thì trung tâm phải mở tài khoản cầm cố và chuyển CK vào tài khoản cầm cố
theo yêu cầu của bên cầm cố.
Trường hợp bên cho vay (hoặc bên vay) không phải là thành viên lưu ký,
bên cho vay (hoặc bên vay) phải uỷ quyền việc nhận cầm cố CK (hoặc việc giao
CK cầm cố) cho một thành viên lưu ký khác.
- 15 -

C. Tài khoản cầm cố phải tách biệt với tài khoản lưu ký các CK khác của
bên cầm cố. Sau khi ghi vào tài khoản cầm cố CK, thì phải đình chỉ việc rút,
chuyển khoản hoặc chuyển nhượng các CK trên tài khoản cầm cố trong thời
gian cầm cố. TTGDCK gửi thông báo bằng công văn cho bên nhận cầm cố về
việc đã thực hiện cầm cố CK.
D. Việc giải toả cầm cố CK được thực hiện theo các nguyên tắc:
- Người giải toả cầm cố CK phải là bên nhận cầm cố CK;
- Có thể giải toả toàn bộ hoặc một phần CK cầm cố bằng hình thức rút
chứng chỉ hay chuyển khoản;
- Có văn bản đề nghị giải toả cầm cố CK của bên nhận cầm cố. Trên cơ sở
đó, TTGDCK thực hiện huỷ bỏ việc cầm cố CK trong đăng ký người sở hữu CK
và thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố việc huỷ bỏ cầm cố CK và
giải toả tài khoản cầm cố sang tài khoản khác.
Nếu bên cầm cố CK thực hiện không đúng theo thoả thuận thì CK cầm cố
đó được xử lý do các bên thoả thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định của
pháp luật.
2.4.3 Repo chứng khoán
Repo chứng khoán được hiểu là một giao dịch trong đó các chứng khoán
được mua ở tỉ lệ giao ngay và được mua lại ở tỉ lệ kì hạn. Về bản chất thì nghiệp
vụ repo giống như một khoản vay có đảm bảo bằng các chứng khoán và các tài
sản đảm bảo khác. Về hình thức biểu hiện thì repo chứng khoán sử dụng một
hợp đồng mua lại ( còn gọi là hợp đồng rp) trong đó quy định các điều khoản
mà mỗi bên tham gia phải tôn trọng.
Khi hai bên thực hiện kí một hợp đồng repo thì bên A tức bên Nhà buôn sẽ
thực hiện bán số chứng khoán tương đương với một khoản tiền vay nào đó tại
một tỉ lệ lãi suất chấp nhận được cho cả hai bên cho bên B ( nhà đầu tư) và cam
kết sẽ mua lại vào một thời gian nào đó (thông thường dưới 1 năm vì hợp đồng
repo là công cụ trên thị trường tiền tệ).
Nói chung thì một giao dịch repo có hai giai đoạn là giai đoạn bán chứng
khoán và giai đoạn mua lại chứng khoán.

- 16 -
Tham gia chủ yếu vào giao dịch repo là các nhà đầu tư có tổ chức lớn như
ngân hàng, công ty chứng khoán., các quỹ đầu tư , các nhà buôn, nhà kinh
doanh chứng khoán, ngân hàng trung ương, các tổ chức cung cấp dịch vụ riêng
cho hoạt động repo. Hợp đồng repo cũng được coi là một công cụ thực hiện
chính sách tiền tệ trong ngắn hạn.
Để hoạt động repo diễn ra suôn sẻ và tránh thiệt hại cho mỗi bên khi giá
các chứng khoán repo bị biến động bởi thị trường thì các bên tham gia thường
thỏa thuận với nhau một biên độ giao động giá hay một khoản giảm trừ đối với
các chứng khoán repo. Vì thế giá của các chứng khoán cơ sở thường thấp hơn
so với giá thị trường. Khoản giảm trừ này là tương đối nhỏ đối với các trái
phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ và lớn hơn đối với cổ phiếu.
Nghiệp vụ repo làm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu vì thế
rất quan trọng nếu muốnphát triển thị trường trái phiếu.
Còn ở Việt Nam, nghiệp vụ repo được các CTCK và ngân hàng thực hiện
từ năm 2003 đối với các trái phiếu chính phủ, đến nay nghiệp vụ này đã đi tới
cổ phiếu với mức độ rủi ro hơn nhiều so với trái phiếu. Đây cũng là nghiệp vụ
mang lại doanh thu lớn cho các CTCK.
- 17 -
Chương 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK NĂM
2009 - 2013, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂM 2014
Tình hình hoạt động năm 2009
Năm 2009 là năm nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,
Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được khủng hoảng và tiếp tục đà
tăng trưởng, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, TTCK Việt Nam đã có dấu
hiệu hồi phục, tạo đà cho các bước tăng trưởng của những năm tiếp theo. Trong
năm 2009 hoạt động của các CTCK được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở
rộng, với 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều

tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần
Thơ, Hải Phòng. Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài
khoản giao dịch tại các CTCK cũng tăng mạnh với tổng số tài khoản trên
800.000 tài khoản, tăng 1,5 lần so với năm 2008.
Thứ hai, Cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực
hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảo lãnh phát hành. Tính đến cuối năm 2009
đã có gần 80 CTCK hoạt động có lãi trong năm 2009. Quy mô vốn hoạt động
của các CTCK ngày càng được nâng cao. Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn
điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008.
Thứ ba, Số lượng người hành nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng
tăng. Tính đến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ người hành nghề chứng khoán
cho 2.744 nhân viên. Nhiều CTCK đã tuyển dụng được nhân viên có trình độ,
chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, góp phần nâng cao năng
lực quản lý trong hoạt động. Các CTCK đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa, hệ
thống công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán. Hoạt động giao
dịch phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ và ngày một tốt hơn.
- 18 -
Thứ tư, sự ra đời của hàng loạt các CTCK đã góp phần đáp ứng được nhu
cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng, đồng
thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CTCK phải tự hoàn thiện mình, nâng cao
chất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
 Công tác quản lý, giám sát hoạt động các CTCK của UBCKNN
Năm 2009 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động của TTCK. Tuy
nhiên, hoạt động của các CTCK đã diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp
nào bị giải thể, phá sản. Đó là một thành công hết sức lớn trong đó sự nỗ lực của
bản thân các CTCK, sự đóng góp của các thành viên thị trường và sự chỉ đạo
quyết liệt của cơ quan quản lý là UBCKNN (dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính)
được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, trước tình hình khó khăn của năm 2008 và những tháng đầu
năm 2009, nguy cơ nhiều CTCK thua lỗ lớn, có thể dẫn đến đổ vỡ, phá sản, Bộ

Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN thực hiện nhiều giải pháp để quản lý chặt hoạt
động của CTCK như rà soát, phân loại CTCK để có ứng xử phù hợp, yêu cầu
các công ty báo cáo thường xuyên, trực tiếp cùng các công ty để xây dựng
phương án chấn chỉnh hoạt động, yêu cầu các công ty tái cơ cấu, nâng cao năng
lực tài chính hoặc rút bớt nghiệp vụ để đảm bảo tiêu chí hoạt động theo quy
định. Đồng thời UBCKNN đã chủ động xây dựng phương án xử lý nếu CTCK
phá sản.
Thứ hai, thực thi Luật Chứng khoán, để đảm bảo yêu cầu vốn pháp định
theo quy định, UBCKNN đã hướng dẫn những CTCK không đủ vốn nên rút
nghiệp vụ hoặc tăng vốn để tăng nghiệp vụ, 35/35 CTCK rút nghiệp vụ cấp
phép đảm bảo theo quy định.
Thứ ba, với nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác quản lý, giám sát
hoạt động của các CTCK, UBCKNN đã yêu cầu các CTCK chỉ được thực hiện
các nghiệp vụ kinh doanh đã được UBCKNN cấp phép. Đối với các sản phẩm
dịch vụ tài chính khác, yêu cầu CTCK trước khi thực hiện phải báo cáo
UBCKNN phương án, quy trình thực hiện, các biện pháp quản trị rủi ro và phải
tuân thủ quy định của pháp luật.
- 19 -
Thứ tư, đối với trường hợp những CTCK hoạt động tổ chức giao dịch
chứng khoán OTC, xét hình thức giao dịch có rủi ro của hoạt động này,
UBCKNN đã yêu cầu CTCK đóng cửa sàn giao dịch OTC. Việc ban hành các
văn bản này nhằm ngăn chặn một số hoạt động của CTCK thực hiện nghiệp vụ
không xin phép UBCKNN trong khi chưa có quy định quản lý rủi ro dễ gây tác
động không tốt cho hoạt động của thị trường. Đối với hoạt động là đại lý giao
dịch vàng, UBCKNN đã yêu cầu các CTCK chấm dứt hoạt động sàn giao dịch
vàng.
Thứ năm, UBCKNN đã tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động
các CTCK; qua công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình hoạt động của các
CTCK để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, đã xử phạt 11 CTCK vi phạm quy
định về CK&TTCK.

Thứ sáu, về xây dựng khung pháp lý, chính sách phát triển TTCK. Hiện
nay, UBCKNN đang nghiên cứu xem xét, xây dựng văn bản liên quan đến hoạt
động giao dịch mua bán kỳ hạn (repo), giao dịch ký quỹ (margin) để trình cấp
có thẩm quyền xem xét quyết định theo tình hình phát triển thị trường.
3.2 Tình hình hoạt động năm 2010
Việc các CTCK được thành lập
một cách ào ạt đã khiến cho
“chiếc bánh” thị trường trở nên
quá chật hẹp. Sự cạnh tranh
trong ngành diễn ra ngày càng
gay gắt. Tác dụng tích cực là làm
cho thị trường phát triển mạnh
nhưng nó cũng để lại hệ quả
nặng nề khi sự cạnh tranh này có
thể diễn ra một cách thái quá và
thị trường bị biến dạng.
Năm 2010, có 88 trên 94 công ty được thống kê có doanh thu từ hoạt động
tự doanh với tổng giá trị đạt 5.164 tỉ đồng, chiếm 36,14% trong tổng doanh thu.
- 20 -


Công ty dẫn đầu trong doanh thu tự doanh là SBS (1.131 tỉ đồng), SSI (710 tỉ
đồng) và AGR (642 tỉ đồng). Đặc biệt số CTCK có doanh thu đến chủ yếu từ tự
doanh như Chứng khoán Á-Âu (82,61%), Chứng khoán SBS (82,12%), Chứng
khoán Bản Việt (70,11%). Các CTCK lớn đang niêm yết trên sàn như SSI,
HPC, SHS cũng có doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm tỷ lệ khá lớn.
Hoạt động môi giới lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn: từ năm 2008 đến
nay doanh thu từ hoạt động môi giới của các CTCK chỉ chiếm từ 12-22%, trong
tổng doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động môi giới không phải là hoạt động
chính của các CTCK hiện nay. Theo báo cáo tài chính năm 2010, công ty có

doanh thu từ hoạt động môi giới lớn nhất là Chứng khoán Thăng Long (TLS)
234 tỉ đồng chiếm 17,88%; SSI 176 tỉ đồng, chiếm 11,71%; Chứng khoán
TPHCM (HCM) 151 tỉ đồng chiếm 32,08% trong tổng doanh thu.
Khoản mục doanh thu khác chiếm tỷ trọng cao nhất: trên bảng báo cáo thu
nhập của các CTCK xuất hiện khoản mục “doanh thu khác” cũng chiếm một tỷ
lệ khá lớn.
Năm 2010, khoản mục thu nhập khác chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,66% và
đạt 5.454 tỉ đồng, còn trong quí 1 với số liệu của 27 công ty thì tỷ trọng doanh
thu khác lên tới gần 50%.
Cụ thể, theo số liệu tài chính năm 2010, một số CTCK có khoản mục
“doanh thu khác” khá lớn như AGR (975 tỉ đồng), KLS (855 tỉ đồng), SSI (473
tỉ đồng).
Tỷ lệ doanh thu khác trong tổng doanh thu của các công ty này cũng chiếm
một con số khá lớn. Ngoài ra, có tới 20 CTCK có doanh thu khác chiếm trên
60% tổng doanh thu.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính của CTCK thì doanh thu khác chủ yếu
là lãi tiền gửi và lãi từ các hợp đồng repo chứng khoán. Như vậy, việc doanh thu
khác chiếm một tỷ trọng lớn còn cho thấy các CTCK hỗ trợ đòn bẩy tài chính
khá mạnh cho nhà đầu tư.
Xét đến các nghiệp vụ khác như tư vấn đầu tư, và bảo lãnh phát hành thì
doanh thu lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2010 chỉ có 23 CTCK có doanh
- 21 -
thu từ hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán. Công ty có doanh
thu lớn nhất từ hoạt động này là SBS nhưng cũng chỉ có 35 tỉ đồng. Năm 2010,
doanh thu từ tư vấn đạt khá cao nhưng tổng cộng chỉ đạt 712 tỉ đồng. Trong đó,
công ty có doanh thu lớn nhất là FPTS (187 tỉ đồng) và SSI (108 tỉ đồng).
*Rủi ro hoạt động của CTCK có nguy cơ tăng mạnh
Hoạt động môi giới - chiếc bánh quá nhỏ: Với hơn 100 CTCK chia nhau
chiếc bánh khá nhỏ của thị trường, doanh thu hoạt động môi giới của tất cả các
công ty năm 2010 chỉ đạt 2.398 tỉ đồng, một mức rất nhỏ so với con số tổng vốn

chủ sở hữu 34.538 tỉ đồng. Trong số 94 công ty được thống kê thì có tới 40
công ty doanh thu từ môi giới chưa đến 10 tỉ đồng.
Hoạt động tự doanh không “dễ xơi: Năm 2008 có tới 70% (61/88) CTCK
bị thua lỗ chủ yếu là do hoạt động tự doanh, con số này năm 2010 chỉ còn
26,59% (25/94) và vào quí 1-2011 lại có đến gần 50% công ty đang niêm yết bị
thua lỗ. Việc các CTCK quá chú trọng vào hoạt động tự doanh trong khi năng
lực còn hạn chế và thị trường chứng khoán không thuận lợi đã khiến cho nhiều
công ty bị thua lỗ nặng nề.
Với bối cảnh thị trường hiện nay thì hoạt động tự doanh của các công ty
vẫn chưa có gì sáng sủa. Để tồn tại và phát triển, nhiều công ty sẽ phải xây dựng
các hoạt động tự doanh một cách chuyên nghiệp hơn.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính thì số tiền hỗ trợ đòn bẩy này chiếm tỷ
lệ khá lớn trong khoản mục doanh thu khác. Thống kê của chúng tôi cho thấy
tổng giá trị “khoản phải thu khác” của các CTCK năm 2010 là 21.806 tỉ đồng.
Quí 1-2011 chỉ riêng 26 công ty niêm yết trên sàn, thì “khoản phải thu khác”
cũng lên tới hơn 10.500 tỉ đồng. Đây là những con số khá lớn so với thanh
khoản hiện nay của thị trường.
*Tái cấu trúc các CTCK - một xu hướng tất yếu
Viễn cảnh không tốt đẹp của các CTCK ngoài việc xuất phát từ sự lao dốc
của thị trường thì một nguyên nhân khá quan trọng là chính từ sự cạnh tranh gay
gắt của các công ty trong ngành. Do vậy, việc tái cấu trúc, sáp nhập để nâng cao
- 22 -
năng lực, hiệu quả hoạt động hoặc một số công ty buộc phải phá sản là điều
không thể tránh khỏi.
Hiện tượng này cũng từng xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi trong
thời gian qua. Trung Quốc trước đây có số lượng CTCK lên đến 2.000, nhưng
hiện nay chỉ còn 107 công ty. Thái Lan cũng từ 200 công ty giảm xuống còn
khoảng 50; Đài Loan từ 278 xuống còn 48, ở nhiều quốc gia khác tình trạng
cũng diễn ra tương tự. Đối với Việt Nam, quy mô thị trường chứng khoán nhỏ
hơn hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần, mà số lượng CTCK lại còn nhiều

hơn các nền kinh tế trên là một điều không bình thường.
Trong thời gian gần đây hoạt động M&A các CTCK diễn ra khá mạnh.
Một số ngân hàng trong nước và các định chế tài chính nước ngoài đã mua lại
một số CTCK. Xu thế này được xem là một chuyển biến tích cực trong ngành
chứng khoán.
3.3 Tình hình hoạt động năm 2011
(Vietstock) – Năm 2011 được nhiều chuyên gia nhìn nhận thị trường
chứng khoán sẽ khởi sắc hơn năm 2010. Tuy nhiên những gì đang diễn ra
chưa cho thấy điều đó. Trong bối cảnh này, hàng loạt công ty chứng khoán
lớn đang khá chật vật để giữ được thị phần và tên tuổi, trong khi nhiều
công ty chứng khoán nhỏ phải đấu tranh để tồn tại.
Diễn biến lình xình của thị trường chứng khoán năm 2010 đã tác động
đáng kể đến hoạt động của các công ty chứng khoán khi hầu hết các công ty
chứng khoán (CTCK) đều có kết quả kinh doanh không như mong đợi. Thậm
chí một vài công ty thông báo thua lỗ như KLS lỗ gần 173 tỷ đồng, BVS âm
92.6 tỷ đồng, HPC mất hơn 48.7 tỷ đồng và SVS cũng lỗ gần 21.7 tỷ đồng trong
năm 2010. Những công ty niêm yết còn lại đều không hoàn thành kế hoạch đề
ra.
Riêng trường hợp của SSI, mặc dù chiếm hơn ½ tổng lợi nhuận trước thuế
của tất cả các CTCK đang niêm yết khi đạt gần 903 tỷ đồng nhưng với kế hoạch
1,200 tỷ đồng thì SSI vẫn còn cách khá xa.
HCM đặt kế hoạch lãi sau thuế là 312 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện được
182.3 tỷ đồng.
Chỉ riêng AGR đạt xấp xỉ kế hoạch lợi nhuận cả năm với gần 208 tỷ đồng.
Có được kết quả này nhờ công ty đẩy mạnh hoạt động tự doanh và một số dịch
vụ gia tăng khác.
- 23 -
Hiện tại, các CTCK chưa niêm yết chưa công bố kết quả kinh doanh năm
2010 nhưng nhưng có thể dễ dàng đoán được mức lợi nhuận khó đạt như mong
đợi, ngoại trừ một vài “đại gia” còn ẩn mình như TLS, BSC, FPTS, ACBS…

Với hơn 100 CTCK có quy mô vốn và kinh doanh khác nhau cùng hoạt động
trên thị trường thì áp lực cạnh tranh, giành giật thị phần trở nên hết sức gay gắt.
Những kết quả này trái ngược hẳn với những gì diễn ra trong năm 2009.
Khi đó, kinh tế mặc dù vừa thoát khỏi khủng hoảng nhưng thị trường chứng
khoán đã có sự bứt phá tương đối mạnh làm cho hoạt động kinh doanh của các
CTCK có nhiều đột biến và hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra trong năm.
Năm 2011, kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng bền vững hơn và thị trường
chứng khoán cũng sẽ có sự khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, với những gì đã và
đang diễn ra từ những ngày đầu năm báo hiệu đây tiếp tục là một năm khó khăn
với nhà đầu tư lẫn các thành viên trên thị trường.
Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh này, các CTCK buộc phải có những
cải tổ và cơ cấu nhất định, đồng thời đề ra những chiến lược, phương hướng
kinh doanh mới. Những ngày đầu năm tới nay, một làn sóng thay đổi nhân sự
cấp cao tại nhiều CTCK có thể được xem là bước đầu tiên trong quá trình cải tổ
này.
Việc CTCK Trí Việt (TVSC) miễn nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc
(TGĐ) đối với ông Lê Khả Tuyên, đồng thời bổ nhiệm ông Hán Công Khanh
vào chức vụ TGĐ từ ngày 31/12/2010 hay CTCK EuroCapital (ECC) cũng
miễn nhiệm chức vụ TGĐ đối với bà Lê Thị Thu Hiền và bổ nhiêm bà Ngô
Bích Thanh vào thay thế từ ngày 01/01/2011 là những ví dụ rõ nét.
Gần đây nhất, CTCK SME miễn nhiệm chức vụ TGĐ đối ông Phạm Minh
Tuấn và bổ nhiệm ông Phan Huy Chí thay thế từ ngày 24/01/2010 hay câu
chuyện Ông Nguyễn Hoài Nam - TGĐ của tập đoàn Berjaya Việt Nam, một
người tài năng và khá nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã được bổ nhiệm giữ chức
vụ Chủ tịch HĐQT của CTCK Saigonbank Berjaya (SBBS)…
Một hoạt động tái cơ cấu bắt đầu từ cuối năm 2010 và được dự báo sẽ xuất
hiện nhiều hơn trong năm 2011. Đó là việc một số CTCK phát hành thêm cổ
phần cho các đối tác chiến lược là các tổ chức tài chính lớn và có uy tín lớn
trong và ngoài nước nhằm gia tăng tiềm lực tài chính cũng như nâng cao thương
hiệu.

Cụ thể như CTCK Standard (SSJ) bán 600,000 cổ phần cho Maritime
Bank, đồng thời đổi tên công ty thành CTCK Maritime Bank từ ngày 27/01.
CTCK E Việt đổi tên thành CTCK Navibank (NVS) hay CTCK Nhấp và Gọi
(Click&Phones) hợp tác chặt chẽ hơn với tập đoàn tài chính Golden Bridge
(Hàn Quốc) đồng thời đổi tên công ty thành CTCK Golden Bridge Việt Nam
(GBS) từ những ngày cuối tháng 12/2010.
- 24 -
Như vậy, dự báo trong năm 2011, các CTCK nhỏ sẽ xuất hiện một làn sóng
tăng vốn hoặc sáp nhập để tạo ra các định chế tài chính lớn mạnh hơn.
Ngoài ra, một làn sóng cũng được dự báo là các CTCK sẽ lựa chọn cổ đông
chiến lược là những ngân hàng vừa tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng trong năm 2010.
Trao đổi với Vietstock, ông Vũ Trần Dương - Phó Tổng Giám Đốc Điều
Hành CTCP CK Đông Dương (DDS) cho biết, “Trong chiến lược dài hạn,
chúng tôi sẽ sớm lựa chọn đối tác chiến lược, ưu tiên các định chế tài chính lớn,
uy tín trong nước hoặc nước ngoài có cùng mục tiêu lâu dài là xây dựng công ty
phát triển hiệu quả, bền vững”.
Ngoài ra, DDS đặt mục tiêu tăng thị phần môi giới trong năm 2011 bằng
việc thu hút thêm khoảng 10,000 tài khoản đầu tư trong nước và nước ngoài
thông qua việc lựa chọn các thị trường trọng điểm để phát triển mạng lưới, mở
chi nhánh và phòng giao dịch.
Trả lời báo chí cách đây vài ngày, đại diện của CTCK Dầu khí (PSI) cho
biết, năm 2011, công ty sẽ hướng hoạt động tư vấn ra các đơn vị ngoài ngành,
duy trì top 5 CTCK có hoạt động tư vấn mạnh nhất tại Việt Nam. Đồng thời PSI
quyết tâm khẳng định vị trí top 15 CTCK có giá trị giao dịch chứng khoán cao
nhất.
Ông Phạm Minh Tuấn - Nguyên TGĐ của SME cho biết, năm 2011, SME
sẽ đẩy mạnh mục tiêu phát triển công ty theo mô hình ngân hàng đầu tư, trong
đó chú trọng thực hiện tư vấn và quản lý chuyên nghiệp danh mục các tài sản
của NĐT.
Trong lĩnh vực môi giới, SME sẽ tiếp tục đẩy mạnh thị trường thông qua

việc tạo ra những đột phá về dịch vụ và phương thức giao dịch chứng khoán.
Ngoài ra, SME sẽ đưa ra gói sản phẩm tư vấn tài chính DN hữu ích nhằm mở
rộng và cung cấp các dịch vụ mang tính tổng thể có giá trị gia tăng cao cho các
DN.
Ngoài ra, từ giữa năm 2010, nhiều CTCK đã chuyển hướng hoạt động khi
giảm thiểu mảng tự doanh do thị trường có nhiều biến động để tập trung vào các
mảnh khác như môi giới, bảo lãnh, tư vấn… nhằm gia tăng tính cạnh tranh
trong ngành.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT của SSI đã tuyên bố từ đầu năm
rằng, bắt đầu tư giữa năm 2011, SSI sẽ chuyển hoàn toàn mảng tự doanh cho
công ty quản lý quỹ SSI nhằm tránh xung đột với quyền lợi nhà đầu tư, đồng
thời nâng cao các mảng nghiệp vụ khác của công ty.
Việc đẩy mạnh cải tiến công nghệ, dịch vụ gia tăng và các hoạt động
khuyến mãi kèm theo cũng đã được nhiều CTCK đẩy mạnh từ cuối năm 2010
nhằm thu hút các nhà đầu tư mới đồng thời giữ chân các nhà đầu tư cũ ở lại với
công ty trong năm 2011 này.
- 25 -

×