Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bảo hiểm xã hội bắt buộc về chế độ ốm đau, hưu trí, tử tuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.45 KB, 25 trang )

Mục lục
1. Đối tượng tham gia: 3
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội: 3
2.1. Đối với người lao động: 3
2.2. Đối với người sử dụng lao động: 3
3. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội: 3
3.1. Quyền và trách nhiệm của người lao động: 3
3.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động: 4
3.3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội: 4
4. Quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội 4
5. Về chế độ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 4
5.1. Đối tượng áp dụng 4
5.2. Điều kiện hưởng 5
5.2.1. Đối với tai nạn lao động (TNLĐ) 5
5.2.2. Đối với bệnh nghề nghiệp (BNN) 5
5.3. Quyền lợi được hưởng 7
5.3.1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động: 7
5.3.2. Thời điểm hưởng trợ cấp 8
5.3.3. Mức trợ cấp 8
5.3.4. Các quyền lợi khác 10
5.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN: 11
5.4.1. Điều kiện 11
5.4.2. Thời gian nghỉ 11
5.4.3. Mức hưởng 11
5.5. Thực trạng 11
5.5.1. Kết quả đạt được: 11
5.5.2. Những hạn chế: 12
6. Về chế độ tử tuất 13
6.1. Cở sở lý luận: 13
6.1.1. Khái niệm chung : 13
6.1.2. Điều luật quy định về tử tuất cho bảo hiểm xã hội bắt buộc 13


6.1.3. Các dạng trợ cấp 14
6.2. Thực tiễn 16
7. Chế độ hưu trí 17
7.1. Đối tượng áp dụng 17
7.2. Điều kiện áp dụng 18
7.3. Quyền lợi được hưởng 19
7.3.1. Mức lương hưu hằng tháng 19
7.3.2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 20
7.3.3. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu 20
7.4. Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí 21
7.4.1. Thủ tục hồ sơ 21
7.4.2. Trách nhiệm của các bên: 21
7.5. Thực trạng 22
7.5.1. Một số kết quả và hạn chế: 22
7.5.2. Thách thức, nguy cơ và kiến nghị 22
7.5.3. Nguy cơ mất cân đối Quỹ hưu trí 22
7.5.4. Nguyên nhân: 23
7.5.5. Kiến nghị 23
8. Tài liệu tham khảo 25
2
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC: CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO
ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP; HƯU TRÍ; TỬ TUẤT
1. Đối tượng tham gia:
Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức theo
quy định về cán bộ, công chức; công nhân quốc phòng, công an nhân dân; sỹ quan, quân
nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan
chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có
thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm bắt buộc;
người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng
không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động, làm việc trong các cơ quan

nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ
chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội:
2.1. Đối với người lao động:
Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người lao động tính trên mức tiền lương, tiền
công tháng với tỷ lệ như sau:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 bằng 5%;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 6%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 7%;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 8%;
2.2. Đối với người sử dụng lao động:
Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người sử dụng lao động tính trên tổng quỹ
tiền lương, tiền công tháng với tỷ lệ như sau:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 bằng 15%;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 16%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 17%;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 18%.
3. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội:
3.1. Quyền và trách nhiệm của người lao động:
- Quyền: Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời; hưởng bảo hiểm y tế khi nghỉ
3
hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hàng tháng; ủy quyền cho
người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và có quyền khiếu nại, tố cáo về bảo
hiểm xã hội. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
- Trách nhiệm: Đóng đầy đủ, kịp thời bảo hiểm xã hội theo quy định; lập hồ sơ bảo hiểm xã
hội; bảo quản sổ bảo hiểm xã hội và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động:

- Quyền: Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định về bảo hiểm xã hội; khiếu
nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm: Người sử dụng lao động phải đăng ký đầy đủ số lao động thuộc diện tham
gia bảo hiểm xã hội; đóng đầy đủ số tiền bảo hiểm xã hội cho số lao động của đơn vị và
hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cho cơ quan bảo hiểm
xã hội cùng với phần đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo quy định; bảo
quản sổ bảo hiểm xã hội; trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi không còn làm việc;
lập hồ sơ để cấp sổ và hưởng bảo hiểm xã hội; trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao
động; giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để được
hưởng bảo hiểm xã hội; cung cấp tài liệu, thông tin khi có yêu cầu.
3.3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội:
- Quyền: Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định; kiểm tra việc đóng bảo
hiểm xã hội và từ chối những khoản đóng bảo hiểm xã hội không đúng quy định; chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội; kiến nghị trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách và xử lý
vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
- Trách nhiệm: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã
hội; thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ bảo hiểm
xã hội và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
theo quy định và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.
4. Quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng quyền lợi theo các chế độ: Ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (người lao động thuộc
lực lượng vũ trang có quy định riêng).
5. Về chế độ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
5.1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại
các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 152/2006/NĐ-CP bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động
có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
4

- Cán bộ, công chức, viên chức
- NLĐ là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp
thuộc lực lượng vũ trang;
- NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài theo qui định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo HĐ với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công
trình ở nước ngoài.
5.2. Điều kiện hưởng
5.2.1. Đối với tai nạn lao động (TNLĐ)
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của
người sử dụng lao động (NSDLĐ));
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường
hợp lý);
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
5.2.2. Đối với bệnh nghề nghiệp (BNN)
- Bị bệnh thuộc Danh mục BNN khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại:
Danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm được chia thành 5 nhóm:
(Ban hành kèm các Thông tư Liên bộ số 08/TTLB ngày 19-5-1976, Thông tư Liên bộ số
29/TTLB ngày 25-12-1991, Quyết định số 167/QĐ-BYT ngày 4-2-1997, Quyết định số
27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006, Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30/11/2011, Thông tư số
44/2013/TT-BYT ngày 24/12/2013 và Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14/11/2014)
STT Tên các bệnh phân theo nhóm
Ban hành tại
văn bản
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế
quản
1
1. Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp (BP-
silic) 08/TTLB

2
2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP-
amiăng) 08/TTLB
3 3. Bệnh bụi phổi bông (BP-bông) 29/TTLB
5
4
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề
nghiệp (viêm PQ- NN) 167/QĐ-BYT
5 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
27/2006/QĐ-
BYT
6 6. Bệnh bụi phổi-Talc nghề nghiệp
44/2013/TT-
BYT
7
7. Bệnh bụi phổi - than vào bệnh nghề
nghiệp
36/2014/TT-
BYT
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp
8 1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì 08/TTLB
9
2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp
chất đồng đẳng của benzene 08/TTLB
10
3. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp
chất thuỷ ngân 08/TTLB
11
4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp

chất của mangan 08/TTLB
12
5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)
29/TTLB
13
6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất
asen nghề nghiệp 167/BYT-QĐ
14 7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp 167/BYT-QĐ
15
8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề
nghiệp 167/BYT-QĐ
16
9. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề
nghiệp
27/2006/QĐ-
BYT
17 10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp
42/2011/TT-
BYT
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do
yếu tố vật lý
18
1. Bệnh do quang tuyến X và các chất
phóng xạ 08/TTLB
6
19
2. Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề
nghiệp) 08/TTLB
20 3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 29/TTLB
21 4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp 167/BYT-QĐ

22 5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
42/2011/TT-
BYT
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
23 1. Bệnh sạm da nghề nghiệp 29/TTLB
24
2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm
da, chàm tiếp xúc 29/TTLB
25 3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
27/2006/QĐ-
BYT
26
4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung
quanh móng nghề nghiệp
27/2006/QĐ-
BYT
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề
nghiệp
27 1. Bệnh lao nghề nghiệp 29/TTLB
28 2. Bệnh viêm gan virút nghề nghiệp 29/TTLB
29
3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề
nghiệp 29/TTLB
30
4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp
42/2011/TT-
BYT
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
5.3. Quyền lợi được hưởng

5.3.1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động:
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
- Giám định tổng hợp khi: Vừa bị TNLĐ, vừa bị BNN hoặc bị TNLĐ nhiều lần hoặc bị
nhiều BNN.
7
5.3.2. Thời điểm hưởng trợ cấp
- Lúc người lao động điều trị xong và ra viện;
- Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại
mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết
luận của Hội đồng giám định y khoa.
5.3.3. Mức trợ cấp
5.3.3.1. Trợ cấp 1 lần
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 lần mức lương cơ sở.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5
tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính
thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
điều trị.
- Cụ thể: Trợ cấp một lần quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được
tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp một lần =
Mức trợ cấp tính theo mức
suy giảm khả năng lao
động
+
Mức trợ cấp tính theo
số năm đóng BHXH

=
{5 x L
min
+ (m – 5) x 0,5 x L
min
} + {0,5 x L + (t – 1) x 0,3
x L}
Trong đó:
- L
min
: mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt
đối 5 ≤ m ≤ 30).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia
bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng
đó.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo
hiểm xã hội.
Ví dụ 1: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8/2007. Sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện, ông
Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông Đ có 10 năm đóng bảo
8
hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 7/2007 là 1.200.000 đồng. Ông Đ
thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp tính theo
mức suy giảm khả năng
lao động
= 5 x 450.000 + (20 – 5) x 0,5 x 450.000
= 5.625.000 (đồng)
Mức trợ cấp tính theo số

năm đóng bảo hiểm xã
hội
= 0,5 x 1.200.000 + (10 – 1) x 0,3 x 1.200.000
= 3.840.000 (đồng)
Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:
5.625.000 đồng + 3.840.000 đồng = 9.465.000 (đồng)
5.3.3.2. Trợ cấp hằng tháng
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% mức lương cơ sở.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5
% tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm
0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
- Cụ thể: Trợ cấp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng
tháng
=
Mức trợ cấp tính theo mức
suy giảm khả năng lao
động
+
Mức trợ cấp tính theo
số năm đóng BHXH
=
{0,3 x L
min
+ (m-31) x 0,02 x L
min

} + {0,005 x L + (t-1) x
0,003 x L}
Trong đó:
- L
min
: mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt
đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia
9
bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng
đó.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo
hiểm xã hội.
Ví dụ 2: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông tháng 5/2007. Sau khi điều trị ổn
định tại bệnh viện, ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Ông
E có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 4/2007 là
1.400.000 đồng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức
trợ cấp được tính như sau:
Mức trợ cấp tính
theo mức suy giảm
khả năng lao động
= 0,3 x 450.000 + (40 – 31) x 0,02 x 450.000
= 216.000 (đồng/tháng)
Mức trợ cấp tính
theo số năm đóng
bảo hiểm xã hội
= 0,005 x 1.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 1.400.000
= 53.200 (đồng/tháng)

Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
216.000 đồng/tháng + 53.200 đồng/tháng = 269.200 (đồng/tháng)
* Lưu ý: Người được hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng nghỉ việc được hưởng BHYT
do quỹ BHXH đảm bảo.
5.3.3.3. Trợ cấp phục vụ
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt
hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng theo trợ cấp hằng tháng,
mỗi tháng còn được hưởng trợ cấp phục bụ bằng mức lương tối thiểu chung.
5.3.3.4. Trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN
NLĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do
TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối
thiểu chung.
5.3.4. Các quyền lợi khác
- Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được
hưởng các quyền lợi sau:
+ Nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo;
10
+ Nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng trợ cấp tai nạn lao
động hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng đồng
thời cả lương hưu.
- Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10
ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; mức hưởng cho mỗi ngày bằng 25% mức
lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ
tại cơ sở tập trung.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt
động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo niên đại và phù hợp với
tình trạng thương tật, bệnh tật như: chân, tay giả; mắt giả; răng giả; xe lăn, xe lắc; máy trợ
thính….
5.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN:

5.4.1. Điều kiện
Nếu sau thời gian điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, BNN mà sức khỏe còn yếu thì được
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày.
5.4.2. Thời gian nghỉ
- Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
5.4.3. Mức hưởng
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại cơ sở tập trung).
5.5. Thực trạng
5.5.1. Kết quả đạt được:
- Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn đã bao phủ được đầy đủ các trường
hợp tai nạn lao động liên quan tới công việc và các bệnh mắc phải khi người lao động làm
việc trong môi trường có yếu tố độc hại. Theo đó, khi người lao động bị tai nạn lao động
hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được thụ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định cụ thể các trường hợp cần phải thực hiện giám
định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động và trong thực tiễn đã bảo đảm tốt
quyền lợi cho người lao động. Việc giám định mức suy giảm khả năng lao động được thực
hiện một cách cụ thể theo Thông tư hướng dẫn số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành
ngày 05/4/2010 đã quy trình hóa toàn bộ về các thủ tục và phương thức giám định.
11
- Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần
được quy định bao gồm hai phần, một phần tính theo mức suy giảm khả năng lao động do tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và dựa trên tiền lương tối thiểu chung; một phần tính theo
thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tính trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của
người lao động. Quy định này đã cho phép xác định mức hưởng hợp lý và công bằng cho
các đối tượng thụ hưởng, khắc phục được cơ bản những bất cập trước đây khi thực hiện chế
độ này cho người lao động.
- Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ
giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Các quy định trên đã được cụ thể hóa tại các Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày
30/1/2007 và Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội. Thực hiện các quy định này, nhìn chung, người lao động bị thương
tật, bệnh tật đã được cấp phương tiện sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình kịp thời, thuận lợi và phù
hợp với từng đối tượng.
- Việc quy định cụ thể thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hàng tháng đã tạo thuận lợi cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình giải quyết chế độ
cho người lao động.
5.5.2. Những hạn chế:
- Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định điều kiện hưởng tai nạn lao động, tuy nhiên trong
một số trường hợp vẫn chưa được xác định rõ ràng có được coi là tai nạn lao động hay
không như do tự hủy hoại bản thân, sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái quy định của
pháp luật, Do vậy, các văn bản hiện hành chưa có quy định cụ thể và quy định đối với các
trường hợp loại trừ.
- Mặc dù, Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định về thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Tuy nhiên, chỉ mới quy định thời điểm hưởng trợ cấp
đối với các trường hợp điều trị nội trú và các trường hợp thương tật, bệnh tật tái phát, đối với
các trường hợp không điều trị nội trú chưa có quy định nên cũng gây khó khăn trong tổ chức
thực hiện.
- Thực tiễn thực hiện trong thời gian qua, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hàng tháng của người lao động được điều chỉnh tương ứng khi Chính phủ thực hiện điều
chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội chưa có quy
định về việc điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
- Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp
phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng
thương tật, bệnh tật. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện để phù hợp với thực tế, nhu cầu của
người lao động và thuận lợi trong tổ chức thực hiện, Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày

30/1/2007 và Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội hướng dẫn theo hướng cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh
12
hoạt và dụng cụ chỉnh hình. Kết quả thực hiện thời gian qua cho thấy việc cấp tiền để mua
các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình là phù hợp. Chính vì vậy, cần sửa đổi
quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành về nội dung này cho phù hợp với thực tiễn
thực hiện.
- Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế
độ được quy định với mục đích giúp người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu, giúp người
lao động sớm hồi phục sức khỏe trở lại làm việc. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện mang tính
bình quân do quy định sức khỏe còn yếu là rất cảm tính và rất khó xác định. Điều này dẫn
đến sự lạm dụng và tùy tiện trong giải quyết khi thực hiện quy định này.
6. Về chế độ tử tuất
Một trong những chế độ bảo hiểm xã hội ( BHXH) mang tính nhân đạo nhất đó là chế độ
tử tuất. Chế độ này giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp thiếu hụt
thu nhập gia đình do người lao động bị chết. Khi xây dựng chế độ này, các nhà làm luật đã
tính đến yếu tố đóng góp của người tham gia bảo hiểm và yếu tố giữa xã hội giữa người
sống và người chết. Đặc biệt có tính đến yếu tố kế thừa đối với thân nhân của người chết.
6.1. Cở sở lý luận:
6.1.1. Khái niệm chung :
- Tử tuất: tiền tuất và các chế độ khác cho thân nhân khi người tham gia bảo hiểm xã hội
bị chết.
- Tiền tuất: tiền trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ hoặc cho thân nhân người bảo hiểm xã hội bị
chết.
- Chế độ tử tuất là chế độ dành cho thân nhân của người lao động có tham gia đóng phí
BHXH khi người lao động này chết đi, nhằm giúp cho thân nhân lo liệu mai táng (mai
táng phí) và ổn định cuộc sống (trợ cấp tuất).
- Chế độ tử tuất bao gồm hai khoản trợ cấp:
+ Trợ cấp mai táng (mai táng phí);

+ Trợ cấp tuất (một lần hoặc hàng tháng).
6.1.2. Điều luật quy định về tử tuất cho bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Chế độ tử tuất trong bảo hiểm xã hội trong pháp luật Việt Nam xuất hiện trong bộ
luật lao động 1994 và được quy định tại điều 146 bộ luật này. Cụ thể :
“1- Người lao động đang làm việc, người hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp hàng tháng
về mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi chết thì người lo việc mai táng
được nhận tiền mai táng do Chính phủ quy định.
2- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đã đóng bảo hiểm xã hội 15
năm trở lên, người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc
13
bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết nếu có con chưa đủ 15 tuổi, vợ (hoặc chồng), bố, mẹ
đã hết tuổi lao động mà khi còn sống người đó đã trực tiếp nuôi dưỡng, thì những thân nhân
này được hưởng chế độ tuất hàng tháng. Trường hợp người chết không có thân nhân đủ
điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, thì gia
đình được hưởng chế độ tuất một lần nhưng không quá 12 tháng lương hoặc trợ cấp đang
hưởng.
3- Người hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động, chế độ trợ cấp tai nạn lao
động hạng 1, hạng 2 hoặc bệnh nghề nghiệp hạng 1, hạng 2 trước ngày ban hành Bộ luật
này, thì thực hiện chế độ tử tuất theo quy định tại Điều này.”
Sau đó tại Nghị định số 12/CP ban hành ngày 26 tháng 1 năm 1995 về việc ban hành
điều lệ bảo hiểm xã hội đã quy định rõ ràng về chế độ tử tuất, cụ thể từ Điểu 31 đến Điều 35
và các điều từ Điều 63 đến Điều 68 về trợ cấp mai táng.
Các quy định này có sự tiến bộ nhất định được thể hiện qua một số điểm thay đổi về
cách tính tiền mai táng phí và tiền tuất đối với người chết.
-Tiền mai táng phí tăng từ 8 tháng tiền lương tối thiểu (theo Nghị định 12/CP) lên 10 tháng
tiền lương tối thiểu (theo luật BHXH) để chi phí cho tang lễ của người lao động bị chết.
-Tiền tuất hằng tháng đối với thân nhân người chết nếu đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng
tháng có hai mức là 50% hoặc 70% mức lương tối thiểu/người/tháng (tuỳ thuộc vào việc
những thân nhân này còn người trực tiếp nuôi dưỡng ngoài người đã chết hay không).
Mức này theo quy định của Nghị định 12/CP là 40% và 70%. Tiền tuất 1 lần cũng

tăng từ 1 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH lên 1,5 tháng lương đối với mỗi năm
đóng BHXH. Nhìn chung, sự thay đổi này đã thể hiện rõ quan điểm có tính định hướng khi
xây dựng luật BHXH là bên cạnh mục đích tương trợ cộng đồng, luật BHXH phải đảm bảo
người lao động được hưởng BHXH theo đóng góp trước đó của chính họ.
6.1.3. Các dạng trợ cấp
6.1.3.1. Trợ cấp mai táng (mai táng phí):
Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng phí được nhận trợ cấp mai táng như
sau:
 Những người lao động đã đóng BHXH và đang làm việc lúc chết thân nhân vẫn
được nhận mai táng phí (cho dù đóng 1 tháng hay nhiều năm);
 Những người đang bảo lưu thời gian đóng phí BHXH bao gồm: những người
không tiếp tục mối quan hệ lao động (có thời gian đóng phí BHXH) và hưu chờ
(đủ thời gian nhưng không đủ tuổi đời);
 Những người đang hưởng lương hưu;
 Những người đang hưởng trợ cấp TNLĐ & BNN hàng tháng và đã nghỉ việc.
14
6.1.3.2. Trợ cấp tuất:
- Bao gồm trợ cấp tuất hàng tháng và một lần.
- Để nhận trợ cấp tuất hàng tháng thì:
 Người lao động bị chết phải đảm bảo đủ các điều kiện đặt ra;
 Và thân nhân của người lao động đó cũng phải đảm bảo đủ các điều kiện quy
định.
- Nếu người chết đủ điều kiện nhưng thân nhân không đủ điều kiện thì thân nhân sẽ
nhận trợ cấp 1 lần.
a. Trợ cấp tuất hàng tháng:
- Đối với người lao động bị chết:
 Đủ 15 năm đóng BHXH trở lên và chưa hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.( trường
hợp 14 năm 11 tháng không được xét)
 Chết khi đang hưởng lương hưu;
 Chết do TNLĐ&BNN (không cần xét thời gian đóng phí BHXH).

 Người đang hưởng trợ cấp TNLĐ&BNN hàng tháng và có mức suy giảm khả
năng lao đông từ 61% trở lên.
- Đối với thân nhân của người lao động bị chết:
 Hết tuổi lao động.
 Không có thu nhập hoặc nếu có thì thu nhập phải nhỏ hơn mức Lminchung vào
thời điểm người lao động bị chết.
 Nếu thân nhân có mức suy giảm khả năng lao động ≥ 81% thì không xét đến
tuổi. (Ví dụ: vợ bị tâm thần, khi chồng chết thì vợ được hưởng không xét tuổi).
 Con đang đi học được hưởng trợ cấp hàng tháng (nuôi dưỡng hoặc cơ bản tùy
từng trường hợp ) đến dưới 18 tuổi (từ 17 tuổi 11 tháng trở xuống).
 Con không đi học thì được hưởng trợ cấp (nuôi dưỡng hoặc cơ bản tùy từng
trường hợp) đến dưới 15 tuổi (từ 14 tuổi 11 tháng trở xuống).
 Chỉ xét những đối tượng thân nhân sau:
• Cha, mẹ đẻ; Cha, mẹ (vợ, chồng);
• Người nuôi dưỡng hợp pháp;
• Vợ, chồng hợp pháp;
• Con hợp pháp (con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú hợp pháp, con được
pháp luật công nhận);
• Nếu vợ (chồng) chết mà chồng (vợ) đang hưởng lương hưu thì không được
xét trợ cấp tuất hàng tháng.
15
b. Trợ cấp tuất một lần:
Các trường hợp hưởng trợ cấp 1 lần:
- Người lao động không đủ điều kiện để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
- Người lao động đủ điều kiện để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng
thân nhân không đủ điều kiện.
6.2. Thực tiễn
Thực tế về vấn đề này còn nhiều bất cập cho người nhận tiền tử tuất. Do Luật bảo hiểm xã
hội (BHXH) quy định không rõ ràng nên đã có những tranh chấp xảy ra quanh việc ai là
người được nhận tiền tử tuất.

Theo Luật BHXH, những người lao động đang làm việc, đang bảo lưu thời gian đóng
BHXH, đang hưởng lương hưu khi chết thân nhân được xét nhận trợ cấp tử tuất hằng tháng
hoặc một lần. Theo quy định, thân nhân người chết đến BHXH quận, huyện nơi người đó
nhận trợ cấp hằng tháng hoặc nơi cư trú để nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất. Hồ sơ gồm giấy
chứng tử và tờ khai hoàn cảnh gia đình (theo mẫu của cơ quan BHXH) có xác nhận của
UBND phường/xã cư trú.
Ông Trần Dũng Hà - phó phòng chế độ BHXH, BHXH TP.HCM - nói chỉ căn cứ vào tờ
khai của thân nhân như hiện nay sẽ khó đảm bảo giải quyết chế độ tử tuất đúng quy định, do
đó dễ phát sinh tranh chấp. Trong khi đó, chính quyền địa phương xác nhận chủ yếu căn cứ
trên những nội dung kê khai trong tờ khai hoàn cảnh do thân nhân lập, thiếu việc thẩm định.
Còn cơ quan BHXH mặc dù có cơ chế xác minh nhưng chỉ thực hiện khi có nghi vấn, vì thế
hồ sơ có xác minh cũng không nhiều.
BHXH TP.HCM vất vả mới giải quyết ổn thỏa tranh chấp tiền tử tuất giữa vợ trước và vợ
sau. Ông T.(Q.Bình Tân) ly dị vợ đầu khi đã có một con 10 tuổi. Ông lấy vợ sau có đăng ký
kết hôn nhưng chưa có con. Khi ông T.chết, người vợ sau là hồ sơ nhận tử tuất 60 triệu
đồng, trong tờ khai của bà- có xác nhận của đại phương- không ghi rõ chuyện giữa ông T.và
bà chưa có con, cha mẹ hai bên đã chết. Ông Hà nói: "Trong tờ khai thân nhân ghi là vợ của
đối tượng, phường xã đóng dấu là xong, không chịu trách nhiệm gì nữa". Cơ quan BHXH
thấy hồ sơ hợp lệ nên giải quyết cho người vợ sau nhận tiền tử tuất.
Một thời gian sau người vợ trước tới BHXH đòi tiền tử tuất cho con. Bà trưng ra bản án ly
hôn có nêu rõ ông T.phải cấp dưỡng cho con đến 18 tuổi. Cơ quan BHXH mới tá hỏa mời
người vợ sau đến thương lượng. Kết thúc cuộc họp, "ba bên" thống nhất: người vợ sau chỉ
nhận tiền mai táng phí và trả lại tiền tử tuất cho cơ quan BHXH để chi trả hàng tháng cho
con ông T.theo đúng quy định.
Vậy vợ nào hợp pháp?
Ông Hà cho biết theo hướng dẫn của BHXH VN, những người có từ hai vợ, hai chồng trở
lên thì giải quyết nhận trợ cấp tuất hằng tháng cho người có đăng kí kết hôn. Nhưng trên
thực tế, theo ông Hà, đã xảy ra những trường hợp khó xác định. Một là những người kết
hôn trước ngày 13-1-1960 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực) :một
người lấy đến ba, bốn vợ hoặc một người lấy nhiều chồng, pháp luật vẫn công nhận tất cả

16
các mối quan hệ hôn nhân đó là hợp pháp và được quyền thừa kế như nhau. Hai là những
trường hợp kết hôn từ ngày 25-3-1977 trở về trước (ở miền Nam), dù có vi phạm chế độ một
vợ một chồng nhưng có hôn nhân thực tế thì vẫn được công nhận là quan hệ hôn nhân hợp
pháp và được quyền thừa kế như nhau.
Ngoài ra theo điều 3, nghị quyết 35 năm 2000 quy định hai bên nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực)
nhưng không đăng ký kết hôn thì được tòa án công nhận là vợ chồng khi ly hôn. Theo ông
Hà, nếu yêu cầu thân nhân những người thuộc diện nói trên cung cấp giấy đăng ký kết hôn
khi giải quyết chế độ tuất là không phù hợp thực tế và quy định của pháp luật. Theo quan
điểm BHXH TP, nếu không có giấy kết hôn nhưng các loại gấy tờ khác như hộ khẩu, nội
dung xác nhận của địa phương trên tờ khai hoàn cảnh gia đình có ghi rõ là vợ chồng thì có
thể xem xét để giải quyết chế độ tuất hằng tháng.
Điểm a khoản 1 điều 77 về trợ cấp mai táng, quy định người lao động đã có ít nhất 5 năm
đóng BHXH khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương
tối thiểu chung. Với quy định này thì những người tham gia BHXH tự nguyện dưới 5 năm
nếu chết thì người lo mai táng sẽ không được hưởng khoản tiền trợ cấp mai táng. Tuy nhiên,
đối với với chế độ BHXH bắt buộc thì quy định người đang tham gia BHXH bắt buộc nếu bị
chết thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng, không quy định thời gian đã tham
gia BHXH bắt buộc là bao nhiêu. Từ quy định này đã gây thiệt thòi cho người lao động có
thời gian tham gia BHXH bắt buộc, sau đó tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, nhưng thời
gian tham gia BHXH tự nguyện chưa đủ 5 năm đã bị chết, người lo mai táng không được
hưởng trợ cấp mai táng (nếu họ không tham gia BHXH tự nguyện mà bảo lưu thời gian tham
gia BHXH bắt buộc thì gia đình họ sẽ được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định).
Cũng theo quy định tại khoản 1 điểu 78 về trợ cấp tuất thì người lao động đang đóng BHXH,
người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết
thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần (không có quy định hưởng tuất hàng tháng
như BHXH bắt buộc).
Từ những vấn đề nêu trên, thấy rằng trong chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay còn có sự
phân biệt giữa người tham gia BHXH tự nguyện với người tham gia BHXH bắt buộc. Do

vậy, để giúp cho công tác tuyên truyền khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH nói
chung, BHXH tự nguyện nói riêng, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong thực hiện chính
sách giữa các đối tượng tham gia BHXH.
Do thực tế diễn ra đa dạng, phức tạp nên quy định của pháp luật không thể điều chỉnh được
hết những mối quan hệ nảy sinh trong xã hội. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm có
những quy định cụ thể, phù hợp để điều chỉnh và hạn chế tối đa những tranh chấp không
đáng có.
7. Chế độ hưu trí
7.1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí theo Điều 49 Luật BHXH 2006 là người lao động
được quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật này, bao gồm:
17
• Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
• Cán bộ, công chức, viên chức;
• Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
• Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác
cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
• Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn;
• Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
7.2. Điều kiện áp dụng
Trong các chế độ BHXH bắt buộc, đối với chế độ hưu trí, hầu hết các nước đều quy
định điều kiện được hưởng chế độ phụ thuộc vào hai yếu tố. Đó là độ tuổi nghỉ hưu và thời
gian tham gia BHXH.
Việc quy định độ tuổi hưởng chế độ hưu trí có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc
xác định chi phí cho hệ thống chế độ hưu trí. Nếu độ tuổi hưởng chế độ hưu trí được quy
định quá thấp thì có thể làm tăng gánh nặng cho quỹ hưu trí còn nếu quy định độ tuổi quá

cao thì sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động cao tuổi. Vì vậy cần chú ý tới
những vấn đề liên quan trực tiếp như khả năng làm việc tổng thể của người cao tuổi và khả
năng kinh tế của chế độ hưu trí. Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác liên quan như tính
chất của công việc, vị thế của người cao tuổi trong thị trường lao động…
Việc quy định thời gian đóng phí BHXH nhằm xác định sự cống hiến về mặt lao động
của mỗi người với xã hội nói chung và sự đóng góp vào BHXH nói riêng. Thời gian đóng
phí BHXH là một trong những căn cứ để đãi ngộ đối với người lao động theo luật định nhằm
bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Việc xác
định thời gian đóng phí BHXH phụ thuộc vào khả năng tài chính của quỹ hưu trí.
Luật pháp Việt Nam quy định về điều kiện lương hưu tại Điều 50 Luật BHXH 2006
như sau:
Người lao động có đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nhận lương hưu khi
thuộc các trường hợp sau:
1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Tuổi nghỉ hưu này được giảm xuống 5 tuổi, cụ thể
là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ trong trường hợp người lao động có đủ 15
năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở
nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH được hưởng
lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
18
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan
quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi
đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành
hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
3. Đối với chế độ hưu trí cho người bị giảm khả năng lao động thì Điều 51 Luật
BHXH quy định:
Đối với người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, e Khoản 1 Điều 2 Luật
BHXH bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu với mức

thấp hơn so với trường hợp trên khi thuộc các trường hợp sau:
Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên.
Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thuộc
danh mục do Bộ LĐ – TB – XH và Bộ Y tế ban hành.
7.3. Quyền lợi được hưởng.
Khi lao động đủ điều kiện thì sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp
luật như được nhận mức lương hưu hằng tháng sau khi nghỉ hưu, nhận trợ cấp một lần sau
khi nghĩ hưu và các quyền lợi khác như được cấp BHYT miễn phí do quỹ BHXH cấp, được
hưởng chế độ tử tuất hay được điều chỉnh mức lương hưu.
7.3.1. Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 52 Luật BHXH. Theo đó thì mức
lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức
tối đa bằng 75%.
Đối với chế độ hưu trí cho người bị suy giảm khả năng lao đông thì mức lương hưu
được tính như mức lương hưu của người nhận chế độ hưu trí đầy đủ, sau đó cứ mỗi năm
nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Cách tính mức bình quân tiền lương được quy định tại các Điều 58, 59, 60 Luật
BHXH.
Theo đó:
Người lao động thuộc đối tượng sử dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
+ Đóng BHXH trước 01/01/1995 thì lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
19
+ Đóng BHXH từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 thì lấy mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Đóng BHXH từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 thì lấy mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

+ Đóng BHXH từ 01/01/2007 trở đi thì lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Người lao động sử dụng chế độ tiền lương của người sử dụng lao động quy định thì
lấy mức bình quân lương tháng đóng BHXH toàn bộ quá trình.
Nếu người lao động vừa có thời gian hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định vừa có thời gian sử dụng chế độ tiền lương của người sử dụng lao động thì
lấy mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH chung của các thời gian.
7.3.2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Theo Điều 54 Luật BHXH qui định:
1. Đối với người lao động là nam đã đóng BHXH trên 30 năm hoặc là nữ có
đóng BHXH trên 25 năm thì khi nghĩ hưu sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm
thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm
đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm xã hội.
7.3.3. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Điều 55 Luật BHXH quy định về những trường hợp được hưởng BHXH một lần bao
gồm:
Đối với người lao động được quy định tại điểm a, b, c, e Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH
thuộc các trường hợp:
• Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà
chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
• Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng
bảo hiểm xã hội;
• Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu
nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
• Ra nước ngoài để định cư.
Đối với người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật
BHXH không đủ điều kiện nhận lương hưu khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Theo điều 56 Luật BHXH quy định:

20
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội,
cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm
xã hội.
7.4. Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí.
7.4.1. Thủ tục hồ sơ
Hồ sơ đối với người đang đóng BHXH bao gồm:
1. Sổ BHXH (đã xác nhận theo quy định )
2. Quyết định nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền.
3. Biên bản giám định y khoa ( nếu đã giám định sức khoẻ đủ điều kiện về hưu trước
tuổi ): 03 bản
4. Danh sách người lao động đủ điều kiện được về hưu trước tuổi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt ( nếu có ) 01 bản
5. Bản điều chỉnh lương hưu đóng BHXH để tính hưởng BHXH, Quyết định nâng
lương trong 5 năm cuối.
Hồ sơ đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bao gồm:
1. Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, Quyết định bảo lưu thời gian công tác
của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp bảo lưu hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo quy định)
2. Sổ BHXH (đã xác nhận theo quy định )
3. Đơn đề nghị của người lao động có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư
trú - (đối với trường hợp bảo lưu )
4. Biên bản giám định y khoa ( nếu đã giám định sức khoẻ đủ điều kiện về hưu trước
tuổi)
5. Quyết định chuyển xếp lương theo NĐ số 2004/2004/NĐ-CP và NĐ
2005/2004/NĐ- CP)
Người dân, tổ chức, và doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và giải quyết
chế độ BHXH, BHYT.
7.4.2. Trách nhiệm của các bên:
• Trách nhiệm của người lao động: Người lao động lập đủ hồ sơ theo quy định
nộp cho BHXH huyện, quận nơi cư trú và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết trừ BHXH

huyện, quận.
• Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
- Giới thiệu người lao động đang tham gia BHXH tới Hội đồng giám định y
khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ hưu trí;
21
- Lập đủ hồ sơ quy định, chuyển đến cơ quan BHXH chịu trách nhiệm quản lý
và thu BHXH của đơn vị mình;
- Nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ cơ quan BHXH để giao cho người lao động.
• Trách nhiệm của cơ quan BHXH:
- Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc từ người sử dụng lao động theo trách
nhiệm và thẩm quyền;
- Thực hiện công việc kiểm tra đối chiếu về hồ sơ và giải quyết theo đúng thẩm
quyền, trách nhiệm và trả hồ sơ lại cho người lao động hoặc người sử dụng lao động.
7.5. Thực trạng
7.5.1. Một số kết quả và hạn chế:
Năm 2012, có 10.437.000 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 40,6%, tương ứng
tăng hơn 03 triệu người so với năm 2007 (là năm đầu thực hiện Luật BHXH); gần 140.000
người tham gia BHXH tự nguyện; thu BHXH bắt buộc đạt hơn 89.612 tỷ đồng; chi trả cho
101.200 người hưởng lương hưu, 601.020 người hưởng BHXH một lần. Hiện, hằng tháng
BHXH Việt Nam quản lý, tổ chức chi trả kịp thời cho hơn 2,3 triệu người hưởng lương hưu
thuộc 02 nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH đảm bảo. Hình thức chi trả
lương hưu là bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản thẻ ATM. Ngoài ra, đã tổ chức thí điểm
chi trả lương hưu bằng tiền mặt thông qua hệ thống Bưu điện cấp xã đã triển khai trên phạm
vi toàn quốc bắt đầu từ năm 2013.
Tuy nhiên, có thể thấy diện bao phủ BHXH còn thấp hơn so với yêu cầu; tình trạng
trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH còn xảy ra khá phổ biến và chưa được xử lý triệt để; Quỹ
Hưu trí, tử tuất tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn; tình trạng lạm dụng quỹ còn phức
tạp, chưa được kiểm soát một cách hiệu quả; ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH còn chậm,
chất lượng dịch vụ còn hạn chế; công tác thanh, kiểm tra, phối hợp trong quản lý, giải quyết,
xử lý vi phạm về BHXH chưa đáp ứng nhu cầu.

7.5.2. Thách thức, nguy cơ và kiến nghị
Theo Nghị quyết số 21-NQ/TW, Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020
có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH (tương ứng khoảng 28,4 - 29 triệu lao động).
Tính đến ngày 31/12/2012, số người tham gia BHXH là trên 10,5 triệu người; tốc độ phát
triển đối tượng tham gia BHXH bình quân các năm vừa qua vào khoảng 5-7%; để đạt được
mục tiêu trên là một thách thức lớn đối với Ngành BHXH và hệ thống chính trị.
7.5.3. Nguy cơ mất cân đối Quỹ hưu trí
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, từ năm 2007 – 2012, mỗi năm có trên
100.000 người nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng; tuổi nghỉ hưu bình quân là 53,2 tuổi (nam
55,1 tuổi, nữ 51,6 tuổi); số người nghỉ hưu đúng tuổi chiếm tỷ lệ thấp (40,5%), do suy giảm
khả năng lao động 61% trở lên chiếm tỷ lệ trên 52%; thời gian tham gia BHXH bình quân là
22
30,8 năm (nam 32,4 năm, nữ 29,5 năm); tỷ lệ hưởng lương hưu bình quân là 70% (nam
68,5%, nữ 71,4%).
Từ năm 1995 - 2012, hàng năm số thu vào Quỹ Hưu trí, tử tuất đều lớn hơn số chi. Tuy
nhiên, trong tương lai, số người nghỉ hưu hưởng từ Quỹ BHXH càng nhiều. Dự báo đến năm
2023, Quỹ Hưu trí, tử tuất sẽ có số thu bằng số chi. Từ năm 2024 trở đi, ngoài số thu trong
năm, phải trích sử dụng thêm tiền cân đối dương của các năm trước mới đảm bảo đủ chi.
Đến năm 2037, số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi
trả. Các năm sau đó, số chi sẽ lớn hơn nhiều so với số thu trong năm. Do đó, Quỹ Hưu trí, tử
tuất tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.
7.5.4. Nguyên nhân:
- Quy định về tuổi nghỉ hưu hiện hành còn thấp. Theo số liệu thống kê năm 2012, tuổi
thọ bình quân của người nghỉ hưu là 73,04 tuổi (nam 73,95 tuổi, nữ 71,2 tuổi) và thời gian
trả lương hưu bình quân là gần 20 năm (nam 19 năm, nữ 20 năm);
- Quy định trần tuổi được nghỉ hưu sớm quá thấp (nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi, nếu có đủ
15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc thì không phụ thuộc tuổi đời),
nên thời gian trả lương hưu cho đối tượng này dài, trong khi thời gian đóng góp ít. Cụ thể là
đóng khoảng 20 năm, thì hưởng tới 30 - 40 năm;
- Mức đóng góp theo quy định hiện hành chưa tương xứng với mức hưởng, đặc biệt là

phần đóng góp từ phía người lao động;
- Cách tính lương hưu còn chưa phù hợp, việc trừ tỷ lệ % hưởng đối với người nghỉ
hưu sớm, cũng như việc bù bằng mức lương tối thiểu chung đối với các trường hợp có mức
lương hưu thấp còn chưa hợp lý;
- Quy định về hưởng BHXH một lần quá rộng không đảm bảo mục đích An sinh xã
hội;
- Đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH, trong đó có Quỹ Hưu trí, tử tuất, tuy đảm bảo chặt
chẽ, an toàn nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao.
7.5.5. Kiến nghị
Trước xu hướng già hoá dân số, biến đổi khí hậu và biến động của nền kinh tế thị
trường, để bảo đảm An sinh xã hội một cách bền vững, cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, hoàn thiện hệ thống
chính sách pháp luật BHXH. Hiện đại hóa quản lý BHXH, nâng cao năng lực quản lý, chất
lượng dịch vụ, thực hiện minh bạch, công khai các thủ tục thực hiện BHXH, giảm phiền hà
cho người tham gia và thụ hưởng. Tăng cường quản lý nhà nước về BHXH, thực hiện tốt
hơn sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và BHXH các cấp; đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật BHXH.
Trước mắt, trên cơ sở tổng kết 06 năm thực hiện Luật BHXH, tìm ra vướng mắc, bất
cập để đề xuất sửa đổi cho phù hợp. Ví dụ như nghiên cứu, sửa đổi quy định về đóng -
hưởng BHXH sao cho hợp lý, khoa học nhưng bảo đảm quyền lợi của người lao động cũng
23
như cân đối đủ khả năng chi trả trong dài hạn cho Quỹ hưu trí, tử tuất. Hay quy định về nghỉ
hưu trước tuổi ở Điều 50 Luật BHXH hiện hành, cần sửa theo hướng bám sát bản chất của
chế độ hưu trí (là chế độ trợ cấp tuổi già), không thể quy định chưa đến 40 tuổi thậm chí 36,
38 tuổi đã nghỉ hưu! Nên chăng, áp dụng nâng trần tuổi nghỉ hưu sớm (ít nhất 50 tuổi đối với
nữ, 55 tuổi đối với nam); nâng điều kiện về thời gian đóng BHXH lên từ đủ 25 năm (hiện là
20 năm) trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi; nâng tỷ lệ % trừ cho mỗi năm nghỉ hưu trước
tuổi lên ít nhất là 2% (hiện là 1%); bỏ quy định bù lương hưu bằng mức lương tối thiểu
chung đối với những trường hợp lương hưu thấp; hạn chế việc giải quyết chế độ hưu trí do
tinh giản biên chế hoặc do bầu cử, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; quy định chặt chẽ

hơn việc hưởng BHXH một lần.
Về lâu dài, tập trung nghiên cứu để nâng tuổi nghỉ hưu đối với cả lao động nam - nữ
theo nhóm đối tượng và lộ trình phù hợp, nghiên cứu bổ sung chế độ hưu xã hội trên cơ sở
hoàn thiện chế độ trợ cấp người cao tuổi như quy định hiện hành; quy đinh về trách nhiệm
của chính quyền cấp xã trong quản lý, cung cấp thông tin về việc thành lập, ngừng hoạt
động, giải thể, phá sản, vi pháp pháp luật đối với đối tượng doanh nghiệp, đơn vị, người lao
động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; người hưởng BHXH hàng tháng trên địa bàn;
phối hợp với cơ quan BHXH trong công tác BHXH, BHYT, BHTN, góp phần bảo đảm An
sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
24
8. Tài liệu tham khảo
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Thông tư Liên bộ số 08/TTLB ngày 19-5-1976
- Thông tư Liên bộ số 29/TTLB ngày 25-12-1991
- Quyết định số 167/QĐ-BYT ngày 4-2-1997
- Quyết định số 27/QĐ-BYT ngày 21/9/2006
- Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30/11/2011
- Thông tư số 44/2013/TT-BYT ngày 24/12/2013
- Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14/11/2014

×