Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi lớp 4 môn tiếng việt năm học 2011 2012 trường tiểu học hương sơn c, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.44 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC
NĂM HỌC: 2011 – 2012
HƯƠNG SƠN C MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài 60 phút )
Họ và tên : Lớp 4
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc thầm đoạn văn sau, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và
khoanh vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất .
“Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và
lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm
hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột
ngột, bỗng rực lên nhhững chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lủa, chứa nắng.
Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua
ngày lại thắp lên nhiều ngọn lửa mới, nhấp nháy, vui tươi.”
Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng
Câu 1: Theo em điều gì đã tạo cho rừng thảo quả vẻ say ngây ngấ và ấm nóng?
A. Hương thơm dịu dàng. thoang thoảng của thảo quả
B. Màu đỏ rực rỡ của hoa thảo quả
C. Cây thảo mọc um tùm hoang dã
D. Hương thơm ngây ngất, nông nàn, quyến rũ của thảo quả và màu đỏ rực sáng,
ấm áp của hoa thảo quả
Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không phải là từ láy?
A. Sự sống B. Âm thầm C. Lặng lẽ D. Nhấp nháy
Câu 3: Câu văn sau đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào: “Sự sống cứ tiếp tục
trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ”?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ
Câu 4: Cụm từ “Dưới tầng đáy rừng” giữ chức vụ ngữ pháp nào trong câu: “Dưới
tầng đáy rừng tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon


chót, như chứa lửa, chứa nắng”?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ
Câu 5: Từ nào có thể thay thế từ “ngập” trong câu: “Rừng ngập hương thơm”?
A. Sáng B. Đầy C. Lấp lánh
Câu 6: Từ “Sự sống” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 7: Câu “Rừng ngập hương thơm” thuộc kiểu câu gì?
A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
Câu 8 : Ý chính của đoạn văn là gì ?
A. Miêu tả hương thơm của thảo quả
B. Miêu tả vẻ đẹp của hoa thảo quả
C. Miêu tả vẻ đẹp của quả thảo quả
D. Cả ba ý trên
PHẦN TỰ LUẬN (16 điểm)
Câu 1: (6 điểm) Cảm thụ văn học. Trong bài Dòng sông mắc áo, nhà thơ Nguyễn
Trọng Tạo có đoạn viết như sau:
Sáng ra thơm đế ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai
Những câu thơ trên đã giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê
hương tác giả ?

























Câu 2: Tập làm văn (10 điểm)
Em hãy miêu tả hàng phượng vĩ và những tiếng ve râm ran khi mùa hè đến.




























×