Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài dự thi vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn ô nhiễm môi trường nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.07 KB, 9 trang )

Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
1. Tình huống cần giải quyết:
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối của
toàn xã hội, không chỉ ở thành phố mà ở cả nông thôn. Là học sinh vùng
nông thôn ngoại thành Hà Nội em thấy tình trạng môi trường ở địa phương
em sinh sống ra sao? Em đã làm gì để bảo vệ môi trường và giúp cho mọi
người xung quanh em hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Bằng kiến thức các bộ môn: Sinh học, Hóa học, Giáo dục công dân, Địa
lý, Văn học….Giúp cho các bạn học sinh và mọi người thấy được tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nông thôn hiện nay cũng như ảnh hưởng tiêu cực của nó đến
đời sống và sức khỏe của mỗi người.
- Tuyên truyền cho mỗi học sinh nói riêng và mọi người trong cộng đồng
hiểu và có ý thức bảo vệ môi trường sống ở nông thôn.
3. Tổng quan về nghiên cứu và liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Kết hợp các tri thức khách quan về môi trường:
- Tình trạng môi trường ở địa phương hiện nay.
- Tác hại của ô nhiễm môi trường.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Bài viết vận dụng các kiến thức liên môn:

Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
1
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

- Ngữ văn: sử dụng phương thức biểu đạt phù hợp như thuyết minh, nghị luận
để viết bài. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ…


- Lịch sử: nguồn gốc, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Hóa học: thấy được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các chất độc có trong
rác thải nói chung và nilon nói riêng.
- Sinh học: ảnh hưởng của rác thải với môi trường và sức khỏe con người.
- GDCD: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của mỗi người.
5. Tiến trình giải quyết tình huống:
* Quá trình thực hiện: Xây dựng các ý lớn của bài viết -> Tìm hiểu -> Trao
đổi -> Viết thành bài văn.
* Các tư liệu được sử dụng: sách, tư liệu về tác hại của rác thải nói chung,
các chất độc trong thuốc trừ sâu nói riêng.
* Các thiết bị sử dụng: máy tính, công cụ tìm kiếm.
Hiện nay, nông thôn nước ta nói chung, huyện Mê Linh nói riêng đang
trong quá trình phát triển. Cũng từ đó phát sinh không ít vấn đề về môi trường
đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Do cuộc sống của người dân còn nhiều
gánh nặng mưu sinh nên vấn đề môi trường chưa thực sự được quan tâm đúng
mức. Đồng thời cũng do nhận thức của mỗi người dân chưa thật đầy đủ về ý nghĩa
của việc bảo vệ môi trường xung quanh; trong khi đó chính sự ô nhiễm môi trường
lại đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu không chỉ đến hệ sinh
thái nông nghiệp mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân.
Để cải thiện tình trạng này chúng ta phải thấy được nguyên nhân vì sao
dẫn đến hiện tượng ô nhiễm như hiện nay và tác hại của nó:

Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
2
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Trước hết, vì chủ yếu người dân chủ yếu sống bằng nghề canh tác và sản
xuất nông nghiệp nên việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như: thuốc trừ sâu,
trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc trừ cỏ… tràn lan, chưa thực hiện đúng thời gian
cách ly sau khi phun thuốc. Ngoài ra người dân có thói quen sử dụng phân chuồng

tươi, chưa qua ủ hay các quy trình kĩ thuật để bón ruộng; đồng thời người nông
dân còn rất lạm dụng phân bón hóa học, sử dụng phân bón thừa thãi gây tồn đọng
trong đất, nước. Ở địa phương Mê Linh, người dân không chỉ trồng lúa và các cây
mầu mà còn có nghề trồng hoa nên việc sử dụng hóa chất và phân bón rất nhiều,
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Tình trạng lạm dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân thứ hai là ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt
cũng như là ý thức của người dân trong việc xử lý rác thải. Hiện nay, có rất
nhiều loại bao bì rất tiện lợi trong sinh hoạt, đặc biệt là bao bì nilon; chính vì thế
cũng làm thay đổi một phần tập quán sống của người dân nông thôn. Chính vì
bao bì nilon vừa rẻ, vừa tiện lợi và dễ sử dụng nên hiện nay người dân dùng nó để

Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
3
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

đựng bất kể thứ gì, kể cả thức ăn. Về nông thôn chúng ta không khó để tìm thấy
những đống rác ở ven làng, bờ sông, dưới mương nước, ven chợ….thậm chí là
những đống rác rất to với đủ màu sắc của bao bì nilon lẫn các loại rác khác. Có
hiện tượng trên là do ý thức của mỗi người dân trong việc thu gom, chưa có thói
quen phân loại để xử lý như ở các thành phố lớn. Vẫn còn tồn tại thói quen cố hữu
“tiện thể”, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung; hoặc khi đi làm đồng, phun thuốc
sâu, chất hóa học cho cây trồng sau khi pha thuốc họ vứt ngay bao bì trên bờ
ruộng… Vì thế,, mặc dù địa phương đã có đội vệ sinh môi trường đi thu gom rác
hằng ngày nhưng cũng chưa thể xử lý được triệt để.
Rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Ở nông thôn hầu như gia đình nào cũng chăn nuôi thêm gia súc, gia
cầm. Phương thức chăn nuôi mang tính truyền thống, thiếu khoa học; chủ yếu là
thả rông, phân thải lâu ngày không được xử lý, chất phế thải của động vật nuôi xả
trực tiếp ra cống rãnh, ao hồ. Với lượng chất thải của hàng nghìn con trâu, bò, lợn

gà ở riêng địa phương Mê Linh mỗi ngày cũng giúp chúng ta hình dung ra hiện
tượng mất vệ sinh như thế nào. Chất thải ở mỗi gia đình đổ ra cống rãnh, hệ thống
cống rãnh thì chưa được khơi thông và xử lý đến nơi đến chốn, khiến cho mỗi khi
mưa bão, nước và chất thải trong cống tràn ngập ra đường, thậm chí ngập cả vào
nhà. Đây là hiện tượng thường thấy ở nông thôn, gây ô nhiễm trực tiếp đến bầu
không khí cũng như nguồn nước.

Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
4
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Ô nhiễm đất và nguồn nước
Nguyên nhân thứ ba là do ảnh hưởng của công nghiệp hóa: hiện nay
huyện Mê Linh cũng như nhiều vùng quê khác đang đón nhiều công ty, nhà máy
vào các khu công nghiệp. Huyện Mê Linh có khu công nghiệp Quang Minh với
nhiều công ty lớn nhỏ. Lợi ích về kinh tế nhiều nhưng ngược lại cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường về chất thải sau chế biến, về khí thải….
Vậy các hiện tượng trên gây ra hậu quả như thế nào với môi trường?
Trước hết là làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho nguồn nước ngọt trở nên khan
hiếm và gây ngộ độc cho người, động vật. Làm ô nhiễm đất, thuốc trừ sâu tồn
đọng trong đất làm đất bị nhiễm độc, làm các vi sinh vật có lợi bị chết, đất chai
cứng, giảm năng suất cây trồng. Làm ô nhiễm không khí, mùi thuốc trừ sâu từ
đồng ruộng tỏa trong không khí theo gió vào các khu dân cư; rác thải không được
xử lý hợp vệ sinh gây mùi hôi thối, con người hít phải sẽ bị nhức đầu, ho, viêm
đường hô hấp, các bệnh về da, mắt… làm mất đi bầu không khí trong lành. Hơn
nữa, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật còn gây ngộ độc do rau quả không an
toàn bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong rau quả, đây chính là nguy cơ
tiềm tàng của nhiều căn bệnh nan y. Chất thải động vật xả trực tiếp ra cống, rãnh,
ao, vườn… vừa gây mất vệ sinh, vừa làm nhiễm khuẩn các loại cây trồng.


Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
5
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Chưa hết, việc sử dụng bao bì nilon không đúng cách còn mang lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng bởi bao bì nilon được làm từ những chất khó phân hủy;
theo các nhà khoa học, khi thải ra môi trường phải mất từ 500 năm thậm chí 1000
năm thì nilon mới phân hủy hoàn toàn. Chính vì khó phân hủy, khi bao bì nilon lẫn
vào trong đất còn làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật; làm xói
mòn đất, khiến đất bạc màu, không tơi xốp. Khi rơi xuống cống rãnh, sông hồ bao
bì nilon làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước, tăng khả năng ngập lụt khi có
mưa bão. Khi các loài sinh vật nuốt phải sẽ bị chết, nổi trên mặt nước lại gây ô
nhiễm môi trương. Đặc biệt, người dân thường hay có thói quen đốt rác, trong rác
thải có nilon; vì nilon được làm từ dầu mỏ và khí đốt nên khi đốt sẽ sinh ra khí
Dioxxin và Fura, gây ngộ độc, nôn ra máu, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư,
gây viêm phổi, ung thư phổi, tắc nghẽn đường hô hấp, giảm khả năng tiêu hóa
Một thói quen nữa là nhiều người sử dụng bao bì nilon, hộp nhựa để đựng thức ăn
nóng, thậm chí là đựng cháo cho trẻ nhỏ mà không biết rằng ở nhiệt độ 70 – 80
0
các chất phụ gia sẽ hòa tan vào thực phẩm, chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triortho
oesylphosphat) có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy
sống, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, thay đổi giới tính (bé trai bị nữ tính hóa,
vô sinh nam, bé gái dậy thì sớm)…
Tình trạng xử lý rác thải không khoa học
Các công ty, nhà máy trong các khu công nghiệp ở nông thôn phát triển
mạnh nhất là chế biến nông sản, thực phẩm. Chất thải sau chế biến không được

Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
6
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn


xử lý là thải trực tiếp ra môi trường đất, nước, không khí. Đây là những nguyên
nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng quanh khu công
nghiệp. Chúng ta đã được biết đến nhiều “làng” ung thư ở Phú Thọ, Hải Phòng và
nhiều căn bệnh nan y ở cả người lớn và trẻ em… Vì thế đây thực sự là mối lo lớn
của người dân. Ngoài ra, các lò gạch lớn nhỏ trên địa bàn huyện cũng “góp”
không ít khí độc vào bầu không khí của cộng đồng, đó là khí than làm cho cây cối
không thể phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân như bệnh về
đường hô hấp, bệnh về mắt…
Với vô số những hậu quả như trên của vấn nạn ô nhiễm môi trường nói
chung và ở nông thôn nói riêng, mỗi chúng ta cần làm gì? Đây là vấn đề của toàn
xã hội, của các cấp, các ngành, của tập thể, của mỗi cá nhân. Chúng ta cần nâng
cao nhận thức cũng như ý thức của mỗi người dân về các hành động, việc làm cụ
thể để cải thiện môi trường:
Thứ nhất là nâng cao hiểu biết về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từ
việc lựa chọn các loại thuốc thân thiện với môi trường , cho đến cách sử dụng để
đảm bảo an toàn cho chính mình và người dùng sản phẩm, chú ý thu gom bao bì
sau khi sử dụng.
Thứ hai, mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng
đồng. Đây là vấn đề không phải thực hiện được trong ngày một, ngày hai, bởi nó
đã ăn sâu vào trong thói quen của mỗi người dân. Điều đáng mừng là hiện nay,
trong môi trường giáo dục, trong các nhà trường các thế hệ học sinh đang được
giáo dục toàn diện trong đó có ý thức bảo vệ môi trường chung. Cụ thể là ở ngôi
trường THCS Thanh Lâm B chúng em đã được giáo dục toàn diện về Đức – Trí –
Thể – Mĩ, chính vì ngôi trường chúng em luôn sạch bóng cùng những lời nhắc nhở
hằng ngày của các thầy cô khiến chúng em có thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường
không chỉ ở nhà của mình mà ở bất cứ nơi nào. Hơn thế nữa, chúng em còn luôn
được dạy rằng cần phải giúp những người xung quanh mình hiểu và thực hiện

Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội

7
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

được như vậy; làm ngay những gì có thể, dù là hành động nhỏ nhất. Mỗi gia đình
ở nông thôn cần phân loại được rác thải: chất rắn, thủy tinh, nilon, rác có thể
phân hủy… để xử lý riêng, giảm sức ép về rác thải.
Đặc biệt là tuyên truyền để mọi người thấy được nguy hại của bao bì
nilon đối với môi trường sống cũng như với sức khỏe của chính mình, giảm thiểu
việc sử dụng bao bì nilon, tích cực sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi
trường, chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Ở mỗi nhà trường, thường xuyên đưa vấn
đề này vào các hoạt động ngoại khóa để nâng cao hiểu biết, ý thức cho học sinh,
tiến tới có những hành động vì môi trường, vì cộng đồng.
Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền có chế tài cụ thể với các khu công
nghiệp, các công ty liên doanh đang mọc lên ở nông thôn. Các khu công nghiệp
và các công ty cần đầu tư công nghệ xử lý chất thải, hoạt động thực sự hiệu quả
để không ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân. Trong đầu tư cơ sở hạ
tầng, các cấp có thẩm quyền cần bố trí thỏa đáng cho việc thu gom và xử lý chất
thải, diện tích cây xanh, hệ thống cấp thoát nước trong và ngoài thôn xóm cần
được quan tâm và đầu tư đúng mức.
“Ô nhiễm môi trường nông thôn” - vấn đề cấp bách hiện nay mà qua phân
tích, chúng ta phần nào thấy được thực trạng cũng như hậu quả của nó. Mỗi
chúng ta nói chung, mỗi học sinh nói riêng cần nhận thấy được trách nhiệm
của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; tìm hiểu để hiểu biết hơn, thực
hiện việc bảo vệ môi trường sống ngay từ ngày hôm nay với những việc làm
thiết thực dù là nhỏ nhất để tạo nên những thói quen văn minh trong việc
giữ gìn môi trường chung. Đồng thời tuyên truyền để mọi người cùng thực
hiện để giữ cho làng quê của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta luôn xanh –
sạch – đẹp.
Tổ quốc Việt Nam xanh ngát
Có sạch đẹp mãi được không


Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
8
Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc hành vào bạn mà thôi.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Trong khi giải quyết một tình huống cụ thể, việc kết hợp các kiến thức liên
môn như: Ngữ văn, Lịch sử, GDCD, Sinh học, Hóa học rất cần thiết giúp cho bài
viết bao quát được toàn bộ tri thức về đối tượng.
Khi giải quyết tình huống này, chúng ta sẽ nâng cao ý thức của mọi người
trong việc giữ gìn môi trường để giảm ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe của chính bản
thân, gia đình và xã hội.
Kiến thức liên môn tạo điều kiện cho mỗi học sinh chủ động hơn, tích cực,
sáng tạo hơn trong việc khám phá tri thức khách quan; đồng thời rèn luyện các kĩ
năng giải quyết tình huống trong cuộc sống, góp phần nâng cao kỹ năng sống cho
học sinh.


Trường THCS Thanh Lâm B – Mê Linh – Hà Nội
9

×