Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp vẻ đẹp của em bé liên lạc trong cuộc kháng chiến chống pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.18 KB, 25 trang )

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học:
“ Vẻ đẹp của em bé liên lạc trong cuộc kháng chiến chống Pháp
qua bài thơ Lượm của Tố Hữu ”
2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn.
3. Các môn được tích hợp: Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Mỹ thuật, HĐNGLL.
1
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên
- Trường THCS Việt Hưng
- Địa chỉ: Tổ 4 phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0438272193. Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Lê Kim Tuyến
Giáo viên môn Ngữ văn.
Ngày sinh: 24/10/1975
Điện thoại: 0904717575. Email:
2
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Chủ đề :
“ Vẻ đẹp của em bé liên lạc trong cuộc kháng chiến chống Pháp
qua bài thơ Lượm của Tố Hữu ”
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức: Học xong chủ đề này:
+ Học sinh nắm được vài nét cơ bản về bối cảnh lịch sử nước ta giai đoạn
kháng chiến chống Pháp từ 1946 đến 1954.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh chú
bé liên lạc Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật.


+ Nắm được đặc trưng thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ
có yếu tố tự sự.
+ Vận dụng kiến thức liên môn vào bài học:
- Học sinh nắm được vị trí của kinh thành Huế, đồn Mang Cá, phố Hàng Bè trên
bản đồ Việt Nam thông qua việc tích hợp kiến thức địa lí: (Địa lý lớp 9)
+ Bài 41: Địa lý tỉnh ( thành phố)
- Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9
+ Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp ( 1946-1950)
=> Học sinh nắm được những sự kiện lịch sử lớn: Bác Hồ kêu gọi
toàn quốc kháng chiến, cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến tuyến 16.
- Vận dụng các kiến thức về mỹ thuật để vẽ tranh.
Bài 15, 16: Đề tài tự chọn ( Mỹ thuật 7)
Bài 11: Trang trí bìa sách ( Mỹ thuật 8).
- Tích hợp kiến thức sinh học 6 - Bài 32: Các loại quả
3
- Tích hợp Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6: Chủ điểm tháng 12 “ Uống nước nhớ
nguồn” Tiết 7+8: Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất
nước - Thi kể chuyện lịch sử - Biểu diễn văn nghệ.
2. Kĩ năng
+ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, tìm hiểu đặc điểm của nhân vật trong tác
phẩm thơ có yếu tố tự sự.
+ Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm nghệ thuật qua việc viết đoạn văn, bài
văn, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ.
+ Rèn kĩ năng quan sát chỉ bản đồ, tư duy phân tích tổng hợp, so sánh,
thuyết trình trước đám đông, hợp tác nhóm…
3. Thái độ
+ Giáo dục lòng yêu mến, cảm phục những thiếu niên anh hùng của dân
tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng, trong chiến tranh vệ quốc nói
chung.

+ Biết vận dụng các kiến thức liên môn vào môn học để giải quyết vấn đề.
+ Liên hệ bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Học sinh lớp: 6A1
- Sĩ số : 35
- Đặc điểm:
+ Học sinh ngoan, yêu thích bộ môn Ngữ văn.
+ Học sinh đã được tìm hiểu về thơ ca sáng tác trong giai đoạn kháng
chiến chống Pháp qua bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” ở tiết học trước.
IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
- Thông qua bài học, học sinh nắm được một cách sơ lược về hoàn cảnh
lịch sử của đất nước ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
- Bên cạnh đó, các em cũng thấy được vẻ đẹp của những em bé liên lạc yêu
kháng chiến, yêu nước trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
4
- Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan
trong bài như: Kiến thức về địa lí, lịch sử, sinh học, mỹ thuật, hoạt động ngoài
giờ lên lớp…qua đó giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của
mình.
- Học sinh thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau của các kiến thức trong chương
trình giáo dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các
bộ môn.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
- Đồ dùng thiết bị dạy học:
Chuẩn bị chung:
- Máy chiếu
- Bảng phụ
- Tài liệu tham khảo:
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

+ Bản đồ kinh thành Huế.
+ Bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính khu vực Bắc Trung Bộ
(Việt Nam )
+ Nguyên tác bài thơ Lượm của Tố Hữu ( đặc san Cứu quốc số
5/1948 của Tổng bộ Việt Minh)
+ Phương pháp đổi mới dạy và học Ngữ văn THCS.
- Học liệu:
+ SGK, SGV môn Ngữ văn 6.
+ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn THCS.
+ Bình giảng Ngữ văn 6.
+ SGK Địa lí 9, Lịch sử 9, Sinh học 6, Mỹ thuật 7,8, HĐNGLL 6.
+ Tư liệu lịch sử ( video clip, tranh ảnh).
+ Tư liệu văn học.
5
HỌC SINH GIÁO VIÊN
- Đọc SGK Địa lý 9
+ Bài 41- Địa lý tỉnh ( thành phố)
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ hành
chính khu vực Bắc Trung Bộ
- Đọc SGK Lịch sử 9
+ Bài 25: Những năm đầu của cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp ( 1946-1950)
- Tranh ảnh, video clip các sự
kiện lịch sử giai đoạn này.
- Sưu tầm các gương thiếu niên yêu
nước chống Pháp
- Bài viết, tranh ảnh về các tấm
gương tiêu biểu.
- Đọc SGK Sinh học 6

+ Bài 32: Các loại quả
- Hình ảnh quả bồ quân.
- Sưu tầm thơ Tố Hữu có hình
ảnh “bồ quân”
- Đọc SGK Mỹ thuật 7, 8
+ Bài 15, 16: Đề tài tự chọn ( Lớp 7)
+ Bài 11: Trang trí bìa sách (Lớp 8)
- Đề tài: Hình ảnh chú bé liên lạc
Lượm trong cảm nhận của HS
sau khi học bài thơ
- Biểu diễn hát, múa theo bài thơ đã
được phổ nhạc
- Trang phục Vệ quốc quân thời
chống Pháp
- Nền nhạc bài thơ Lượm
VI. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức :
+ Dạy học theo chuyên đề
+ Tích hợp trong các tiết học chính khóa
+ Thời gian thực hiện: Có thể kéo dài 3 tiết
- Phương pháp dạy học: Vận dụng linh hoạt kết hợp các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học
+ Dạy học theo phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học
+ Phương pháp đồ dùng trực quan
+ Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
6
+ Phương pháp củng cố, luyện tập
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
VII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Các hoạt động cơ bản:
A. Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
- Giáo viên dẫn vào bài mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
I. Đọc - Tìm hiểu chung ( Tiết 1 )
* Chuẩn bị của học sinh ( ở nhà )
- Học sinh nhận nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu và sự nghiệp sáng tác
+ Nhóm 2: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bài thơ Lượm ( hoàn cảnh
sáng tác, thể thơ, bố cục, phương thức biểu đạt, từ khó)
- Các nhóm cử thư kí ghi chép.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu có liên quan đến bài học
* Trình bày kết quả:
+ Từng nhóm 1, 2 trình bày nội dung tìm hiểu của mình lần lượt về tác giả,
tác phẩm.
+ Các nhóm khác nhận xét
+ Giáo viên đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm
+ Giáo viên kết luận chung
+ Học sinh nắm được vài nét cơ bản về tác giả Tố Hữu và sự nghiệp sáng
tác của nhà thơ, hiểu biết về bài thơ Lượm: hoàn cảnh sáng tác, nguyên tác,
thể thơ, bố cục, phương thức biểu đạt…
+ Vận dụng kiến thức địa lí 9 - Bài 41: Địa lý tỉnh ( thành phố) xác định
được vị trí địa lí của thành phố Huế, các địa danh có tên trong bài thơ như đồn
Mang Cá, phố Hàng Bè…
7
+ Vận dụng kiến thức về sinh học 6 - Bài 32: Các loại quả để hiểu nghĩa từ
“bồ quân”, qua đó hiểu cách dùng từ của nhà thơ khi miêu tả ngoại hình nhân vật
Lượm cũng như việc nhà thơ rất hay dùng hình ảnh này trong thơ.
+ Vận dụng kiến thức về lịch sử 9 - Bài 25: Những năm đầu của cuộc

kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1946-1950)
Học sinh tìm hiểu lại tình hình đất nước ta giai đoạn này: toàn quốc bước
vào cuộc kháng chiến chống Pháp rất ác liệt.
+ Học sinh thấy được vẻ đẹp của những em bé liên lạc phục vụ kháng
chiến được phản ánh trong thơ ca giai đoạn này.
Kết luận:

II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết ( Tiết 2 )
* Chuẩn bị của học sinh ( ở nhà )
- Học sinh nhận nội dung thảo luận:
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về hoàn cảnh gặp gỡ của nhà thơ với chú bé Lượm.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hy sinh
của Lượm.
* Trình bày kết quả
8
1. Tác giả:
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, người mở đầu cho thơ ca cách mạng Việt
Nam hiện đại.
- Thơ Tố Hữu là thơ tự sự, tâm tình, với giọng điệu ngọt ngào, thầm kín.
- Với Tố Hữu, đường cách mạng và đường thơ luôn song hành.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang
diễn ra ác liệt.
b. Thể thơ: 4 tiếng
c. Bố cục: 3 phần
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Từng nhóm 3, 4 trình bày nội dung tìm hiểu của mình lần lượt về nội
dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Các nhóm khác nhận xét
+ Giáo viên đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm

+ Giáo viên kết luận chung về những đặc sắc về nghệ thuật, hình ảnh nhân
vật Lượm và thái độ tình cảm của nhà thơ đối với nhân vật chú bé liên lạc nhỏ
tuổi.
+ Liên hệ những tấm gương thiếu niên yêu nước anh dũng hi sinh trong
lịch sử kháng chiến cứu nước của dân tộc.
Kết luận:
Đặc sắc
nghệ thuật
Nhân vật Lượm Tình cảm của tác giả
- Sử dụng các từ láy
gợi hình
- Hình ảnh so sánh
Lượm là một em bé liên lạc
hồn nhiên, vui tươi, say mê
tham gia công tác kháng
chiến.
Tác giả thể hiện tình cảm
yêu mến dành cho Lượm.
- Tính từ gợi hình,
động từ mạnh.
Lượm là chú bé liên lạc
dũng cảm, gan dạ.
Sự hi sinh cao cả, đáng
khâm phục.
Tác giả bộc lộ cảm xúc
ngỡ ngàng, thương tiếc
trước sự hi sinh của
Lượm.
- Câu hỏi tu từ
- Lặp lại đoạn thơ

Lượm là biểu tượng đẹp
của thế hệ trẻ
Tác giả thể hiện sự đau
xót, nghẹn ngào, không
muốn tin rằng Lượm đã hi
sinh.
III. Tổng kết ( tiết 3 )
+ Học sinh trình bày những nét cơ bản về đặc sắc nghệ thuật và nội dung
của bài thơ Lượm.
+ Các học sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn.
9
+ Giáo viên chốt kiến thức
* Lưu ý: Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Kết luận :
C. Hoạt động thực hành
IV. Luyện tập
Đề bài: Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn miêu tả chuyến đi liên lạc
cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
* Hoạt động học tập:
- Đọc đề bài, phân tích đề, lập dàn ý.
- Lắng nghe thông tin bổ sung từ giáo viên
- Viết bài hoàn chỉnh.
* Giáo viên nhận xét, chữa bài viết của học sinh để củng cố lại kiến thức và rèn
kĩ năng cảm thụ cho học sinh, phân tích thêm để học sinh có được những tình
cảm thẩm mĩ đối với tác phẩm đã học.
- Liên hệ bản thân: Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước trong
thời đại hiện nay.
* Lưu ý: Giáo viên lồng ghép, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, biết ơn các
thế hệ đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, trân trọng các thành quả mà
chúng ta đang được hưởng đồng thời có ý thức trách nhiệm của công dân đối với

đất nước.
* Hoạt động kiểm tra, đánh giá
10
1. Nội dung
- Hình ảnh Lượm hiện lên với vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng
cảm sống mãi với quê hương, đất nước.
- Tình cảm mến thương và cảm phục của nhà thơ với Lượm.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ 4 chữ mang âm hưởng đồng dao.
- Nhiều từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu.
- Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
- Giáo viên yêu cầu HS:
+ Đọc bài viết
+ Nhận xét về bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
D. Hoạt động ứng dụng
- Học sinh vận dụng những hiểu biết về nhân vật văn học để vẽ tranh theo
cảm thụ của riêng mình.
E. Hoạt động bổ sung
- Học sinh biểu diễn văn nghệ: hát bài Lượm đã được phổ nhạc.
VIII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Kiểm tra
- Sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.
- Sản phẩm sưu tầm của nhóm.
- Vẽ tranh theo cảm nhận về chú bé liên lạc Lượm.
- Viết bài cảm thụ về nhân vật Lượm.
- Liên hệ với bản thân: trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với đất
nước.
2. Đánh giá
Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ Kiểm tra, củng cố kiến thức sau nội dung bài học.
+ Tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành.
+ Nhận xét đánh giá các nhóm về: Tiến độ thực hiện, tinh thần học tập, khả
năng giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, sự sáng tạo, hợp tác trong công việc…
+ Nhận xét đánh giá kết quả học sinh theo nhóm hoặc cá nhân. Khen ngợi,
khuyến khích, đánh giá mức hoàn thành tốt đối với những nhóm, cá nhân có tinh
thần học tập tốt, hăng hái, có ý tưởng sáng tạo.
* Giáo viên lưu ý:
- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học
11
- Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các
học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.
- Hoạt động học tập, sáng tạo nghệ thuật nhằm khơi dậy tiềm năng của học
sinh, hướng học sinh bộc lộ sở trường cá nhân. Vì vậy cần thực hiện đánh giá
trên tinh thần động viên, khích lệ là chính.
- Giáo viên theo dõi quá trình tham gia học tập của học sinh để thực hiện
đánh giá các năng lực ( năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ
thẩm mĩ…)
3. Kết quả:
- Học sinh hiểu bài, chất lượng sản phảm nhóm sưu tầm tốt.
- Học sinh vẽ được tranh theo đề tài, thể hiện cảm thụ riêng của các em về
nhân vật văn học.
- Học sinh trình bày được cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về nhân vật văn
học, về trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn hiện nay.
IX. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
1. Nhận thức
Qua bài học, học sinh thấy được vẻ đẹp của những em bé liên lạc nhỏ tuổi
yêu nước, yêu kháng chiến, hi sinh anh dũng để góp phần vào công cuộc kháng
chiến chống Pháp trường kì gian khổ mà nhân vật Lượm là một điển hình.
2. Vận dụng

- Sản phẩm nhóm: bài sưu tầm
- Tranh vẽ của học sinh
- Bài cảm thụ của học sinh
- Tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh.
Một số tranh vẽ cảm thụ về nhân vật Lượm
12

Tranh minh họa hoàn cảnh gặp gỡ của chú bé Lượm với nhà thơ
( Tô Phương Anh – lớp 6A1)

Tranh minh họa chú bé Lượm trên đường đi liên lạc
( Nguyễn Việt Sơn – Lớp 6A1)
13

Tranh minh họa chú bé Lượm trên đường đi liên lạc
( Âu Duy Quảng Tuệ - Lớp 6A1)

Tranh minh họa chú bé Lượm hi sinh
( Vũ Minh Châu – Lớp 6A1)
14
Bài sưu tầm
Nguyên tác bài thơ “Lượm”
đăng trên đặc san Cứu quốc số 5/ 1948 của Tổng bộ Việt Minh
15
Bài viết cảm thụ về nhân vật Lượm
16
17
Tiết mục biểu diễn văn nghệ
Học sinh lớp 6A1 trong trang phục Vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp
Một số hoạt động có thể thực hiện trong chủ đề

- Tổ chức cho học sinh sưu tầm tư liệu, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ ngoài
trời.
- Tổ chức thi viết, vẽ tranh theo đề tài: Cảm thụ về nhân vật văn học mà em
yêu thích.
Tài liệu tham khảo
- Thơ Tố Hữu – NXB Giáo dục – 1998.
- Tạp chí Văn học và tuổi trẻ.
- Bình giảng văn học 6 – NXB Giáo dục 2010.
- Một số vấn đề về phương pháp dạy văn THCS – NXB Giáo dục 2011.
18
CHỦ ĐỀ
VẺ ĐẸP CỦA EM BÉ LIÊN LẠC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
QUA BÀI THƠ LƯỢM CỦA TỐ HỮU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý
nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật.
- Nắm được đặc trưng thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có
yếu tố tự sự.
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng đọc diễn cảm, tìm hiểu đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm thơ có
yếu tố tự sự.
3. Tình cảm
- Lòng yêu mến, cảm phục những thiếu niên anh hùng của dân tộc trong cuộc
kháng chiến chống Pháp nói riêng, trong chiến tranh vệ quốc nói chung.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bài soạn
- Tư liệu liên quan các môn Lịch sử, Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc…
- Trang phục: mũ ca lô, quần áo Vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp.

2. Học sinh:
- Soạn bài, tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên: sưu tầm tư liệu, vẽ tranh, hát
múa.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Tiến trình tiết dạy
Hoạt động của GV Hoạt động Nội dung cần đạt Phát
19
của HS triển
năng lực
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trình bày ngắn gọn
hoàn cảnh sáng tác và
nội dung chính của văn
bản Đêm nay Bác
không ngủ của nhà thơ
Minh Huệ?
Nhận xét
Dẫn vào bài mới
Phát biểu cá
nhân
* Hoàn cảnh sáng tác: năm
1951, thời kì kháng chiến
chống pháp.
* Nội dung: Vẻ đẹp của
hình tượng Bác Hồ với tấm
lòng yêu thương mênh
mông, sự chăm sóc ân cần
đối với các chiến sĩ và

đồng bào.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Hãy trình bày những
hiểu biết của em về nhà
thơ Tố Hữu?
- Bài thơ ra đời trong
hoàn cảnh nào?
- Nhóm 1
trình bày
Các nhóm
khác nhận xét
Nhóm 2 trình
bày
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả: Tố Hữu (1920
– 2002)
- Ông là nhà thơ cách
mạng, người mở đầu cho
thơ ca cách mạng Việt
Nam hiện đại.
- Thơ Tố Hữu là thơ tự sự,
tâm tình, với giọng điệu
ngọt ngào, thầm kín.
- Tác phẩm tiêu biểu: Từ
ấy ( 1937-1946); Việt Bắc
( 1946-1954); Gió lộng
( 1955-1961); Ra trận
( 1962 -1971); Máu và hoa
( 1972-1977); Một tiếng
đờn ( 1979-1992)…

- Với Tố Hữu, đường cách
mạng và đường thơ luôn
song hành.
- Ông được trao tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật ( đợt 1
năm 1996)
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
1949
khi cuộc kháng chiến
Năng lực
hợp tác
Năng lực
giao tiếp
Tiếng
Việt
Năng lực
giải quyết
vấn đề
Năng lực
hợp tác
20
- Thể thơ có gì đặc sắc?
Nhận xét về cách ngắt
nhịp và cách gieo vần?
- Cách đọc như thế nào
sẽ phù hợp với bài thơ?
* Đọc mẫu
Nhận xét

- Lời kể trong bài thơ là
của ai?
* Định hướng: Người
kể chuyện là tác giả
- Theo trình tự lời kể ấy
có thể chia bài thơ
thành mấy phần?
- Lưu ý các chú thích
khó.
Định hướng HS tích
hợp môn Sinh học, Mỹ
thuật, Địa lý
- Gọi HS đọc 5 khổ thơ
đầu
- Hai chú cháu gặp
nhau trong hoàn cảnh
như thế nào?
Định hướng HS tích
hợp môn Lịch sử
- Theo dõi 5 khổ thơ
đầu và cho biết hình
ảnh Lượm được miêu tả
ở những phương diện
nào?
- Tìm những chi tiết
miêu tả Lượm trên các
phương diện: trang
Đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm
Nhóm 3 trình

bày
chống Pháp đang diễn ra ác
liệt
b. Thể thơ: 4 tiếng
- Gieo vần cách
- Cách ngắt nhịp: 2/2
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1( 5 khổ thơ đầu):
Hình ảnh Lượm trong cuộc
gặp gỡ tình cờ của hai chú
cháu.
- Phần 2 ( 7 khổ thơ tiếp):
Câu chuyện về chuyến đi
liên lạc cuối cùng và sự hi
sinh của Lượm.
- Phần 3 ( 3 khổ thơ cuối):
Hình ảnh Lượm vẫn còn
sống mãi.
d. Phương thức biểu đạt: tự
sự kết hợp miêu tả và biểu
cảm.
e. Từ khó: bồ quân, ca lô,
Hàng Bè, Mang Cá
II. Đọc và tìm hiểu chi
tiết
1. Hình ảnh Lượm trong
cuộc gặp gỡ tình cờ của
hai chú cháu
a. Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ
Ngày Huế đổ máu -> Thời

gian cuộc kháng chiến
bùng nổ ở Huế
b. Hình ảnh chú bé Lượm
- Trang phục: cái xắc xinh
xinh, ca lô đội lệch -> một
chiến sĩ nhỏ
- Dáng điệu: loắt choắt,
thoăn thoắt, nghênh
nghênh
-> nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh
Năng lực
giao tiếp
Tiếng
Việt
Năng lực
giải quyết
vấn đề
Năng lực
sáng tạo
Năng lực
giao tiếp
Tiếng
Việt
Năng lực
cảm thụ
thẩm mĩ
21
phục, dáng điệu, cử chỉ,
lời nói.
Qua đó, Lượm hiện lên

với những nét gì đáng
yêu, đáng mến?
Nhận xét
* Lưu ý: Hình thức đối
thoại trong thơ
- Trong khổ thơ thứ 2,
nhà thơ sử dụng rất
nhiều từ láy. Hãy cho
biết tác dụng của chúng
trong việc miêu tả hình
ảnh Lượm?
- Đoạn thơ còn sử dụng
thành công phép so
sánh để miêu tả hình
ảnh Lượm. Hãy chỉ ra
câu thơ sử dụng phép
so sánh đó và nêu tác
dụng của nó?
-> Định hướng: Ý
nghĩa hình ảnh đường
vàng
- Qua đoạn thơ, em cảm
nhận được vẻ đẹp gì
của Lượm và tình cảm
của nhà thơ đối với
Lượm?
Nhận xét
Bình chốt
nghịch
- Cử chỉ: huýt sáo vang,

như con chim chích, cười
híp
Mí -> hồn nhiên, hoạt bát
- Lời nói: vui lắm chú à,
thích hơn ở nhà, thôi chào
đồng chí -> tự nhiên, chân
thật, yêu thích công việc
liên lạc.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng các từ láy gợi
hình: loắt choắt, xinh xinh,
thoăn thoắt, nghênh
nghênh -> gợi hình ảnh
Lượm một cách cụ thể,
sinh động, rõ nét.
- Hình ảnh so sánh: Như
con chim chích/Nhảy trên
đường vàng -> làm nổi bật
hình ảnh đẹp đẽ của Lượm:
nhỏ bé, nhanh nhẹn trong
công việc có ích cho kháng
chiến.
-> Lượm là một em bé
liên lạc hồn nhiên, vui
tươi, say mê tham gia
công tác kháng chiến.
-> Tác giả thể hiện tình
cảm yêu mến dành cho
Lượm.
Năng lực

cảm thụ
thẩm mĩ
Chuyển
Đọc lại phần 2 của văn
bản
- Nhà thơ đã hình dung
Lượm đi làm nhiệm vụ
HS đọc
diễn cảm
Nhóm 4 trình
bày
2. Câu chuyện về chuyến
liên lạc cuối cùng và sự hi
sinh của Lượm
a. Hình ảnh Lượm khi
đang làm nhiệm vụ
- Hoàn cảnh: Đạn bay vèo
Năng lực
cảm thụ
22
trong hoàn cảnh như
thế nào?
- Trong hoàn cảnh như
vậy, Lượm hiện lên với
hành động và thái độ ra
sao?
Nhận xét
Bình chốt
Chuyển
Đọc các câu thơ:

“ Bỗng lòe chớp đỏ/…
Hồn bay giữa đồng”
- Từ những lời thơ ấy,
em cảm nhận như thế
nào về sự hi sinh của
Lượm?
- Vì sao em lại có sự
cảm nhận như vậy?
Nhận xét
Bình, chốt
vèo, Đường quê vắng vẻ ->
Sự ác liệt, nguy hiểm của
chiến tranh.
- Hành động, thái độ: Vụt
qua mặt trận, Sợ chi hiểm
nghèo? -> Nhanh, dứt
khoát, không sợ sợ hãi.
* Nghệ thuật: Tính từ gợi
hình, động từ mạnh.
-> Lượm là chú bé liên
lạc dũng cảm, gan dạ.
b. Sự hi sinh của Lượm
-> Cao cả, đáng khâm
phục.
Chuyển
- Câu hỏi thảo luận
nhóm:
Khi kể về sự hi sinh của
Lượm, nhà thơ đã sử
dụng những câu thơ có

cấu tạo đặc biệt:
Ra thế
Lượm ơi!
Thôi rồi, Lượm ơi!
Hãy cho biết tác dụng
của việc sử dụng những
câu thơ ấy?
Bình, chốt
Thảo luận
nhóm
+ Nhóm 4 HS
+ Thời gian:
2 phút
+ Đại diện
nhóm trình
bày
- Các nhóm
khác nhận
xét, bổ sung
-> Bộc lộ cảm xúc ngỡ
ngàng, thương tiếc của
nhà thơ trước sự hi sinh
của Lượm.
Năng lực
hợp tác
Năng lực
giao tiếp
Tiếng
Việt
Năng lực

cảm thụ
Chuyển
- Đọc 3 khổ thơ cuối
- Lượm đã hi sinh
HS đọc
diễn cảm
3. Hình ảnh Lượm vẫn
sống mãi
23
nhưng tại sao trong
phần 3 của văn bản tác
giả lại bắt đầu bằng câu
hỏi: Lượm ơi, còn
không?
GV: Đây là loại câu hỏi
tu từ trong văn chương
dùng để bộc lộ tình
cảm, cảm xúc
- Ý nghĩa cách gọi
Lượm ơi
- Theo em, việc lặp lại
những khổ thơ mở đầu
trong phần cuối văn bản
có ý nghĩa gì?
Nhận xét
Bình chốt
Liên hệ ( video clip)
Tich hợp môn Lịch sử
Trả lời cá
nhân

- Câu hỏi: Lượm ơi, còn
không?
-> Thể hiện sự đau xót,
nghẹn ngào, không muốn
tin rằng Lượm đã hi sinh.
- Lặp lại đoạn thơ ->
Khẳng định sự sống mãi
của Lượm trong lòng nhà
thơ, quê hương, đất nước.
-> Lượm là biểu tượng
đẹp của thế hệ trẻ.
- Học xong bài thơ, các
em cần ghi nhớ những
gì về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm?
HS trả lời cá
nhân
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Hình ảnh Lượm hiện lên
với vẻ đẹp hồn nhiên, vui
tươi, hăng hái và dũng cảm
sống mãi với quê hương,
đất nước.
- Tình cảm mến thương và
cảm phục của nhà thơ với
Lượm.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ 4 chữ mang âm
hưởng đồng dao

- Nhiều từ láy có giá trị gợi
hình, giàu âm điệu
- Kết hợp tự sự với miêu tả
và biểu cảm
Năng lực
giao tiếp
Tiếng
Việt
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Hãy viết một đoạn
văn hoặc bài văn ngắn
miêu tả chuyến đi liên
HS phân tích
đề, lập dàn ý

Viết đoạn văn, bài văn
hoàn chỉnh.
Năng lực
cảm thụ,
giao tiếp
24
lạc cuối cùng và sự hi
sinh của Lượm
- GV chữa bài, nhận xét
bài làm của HS
Tiếng
Việt
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tích hợp môn
Mỹ thuật

Học sinh vẽ
tranh
Vẽ tranh Lượm theo cảm
nhận
Năng lực
cảm thụ,
sáng tạo,
thẩm mỹ
Năng lực
hợp tác
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Tích hợp HĐNGLL Các nhóm
trình bày
Biểu diễn hát múa minh
họa bài thơ Lượm được
phổ nhạc.
Năng lực
sáng tạo
* Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài: Mưa.
25

×