Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

hồ sơ dự thi dạy học tích hợp liên môn bài sự chuyển thể của các chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.16 KB, 17 trang )

Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Trường THPT Thực nghiệm, Viện KHGD Việt Nam.
Địa chỉ: 50 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: ; Email:
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên):
1. Họ và tên : Trần Thị Thùy
Ngày sinh: 08/03/1985 Môn: Vật lý
Điện thoại: 0978470898; Email:
2. Họ và tên: Mai Thị Vân
Ngày sinh:10/01/1975 Môn : Địa lý
Điện thoại: 01689191152 Email:
HỒ SƠ DẠY HỌC GỒM
I. Lựa chọn và xây dựng chủ đề tích hợp
II. Phân công trách nhiệm
III. Xác định mục tiêu dạy học
IV. Xây dựng câu hỏi khung
V. Đối tượng dạy học của bài học
VI. Thiết bị dạy học, học liệu
VII. Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể
VIII. Kiểm tra đánh giá
IX. Một số hình ảnh học tập và bài kiểm tra của học sinh
HỒ SƠ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
MƯA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MƯA
I. Lựa chọn và xây dựng chủ đề tích hợp
Cùng với GV toàn trường, để xây dựng các chủ đề tích hợp chúng tôi đã thực hiện
các bước:
- Xây dựng bảng chương trình và chuẩn chương trình
Đầu tiên, các nhóm môn đều xây dựng bảng chương trình theo tháng và theo tuần
MÔN LỚP
Tháng Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10


Chủ đề
Tuần Tuần
3
Tuần
4
Tuần
1
Tuần
2
Tuần
3
Tuần
4
Tuần
1
Tuần
2
vv…
Mạch nội
dung
Tiếp đó, các nhóm môn xây dựng bảng chương trình có thể hiện chuẩn chương trình
Môn …………… Lớp…………
Tháng Tháng 8 Tháng 11 Tháng
Chủ đề
Tuần Tuần
3
Tuần
4
Tuần
1

Tuần
2
Tuần
3
Tuần
4
Tuần 1 Tuần
2
Tuần
3
Mạch nội
dung
Chuẩn
chương
trình
Tiếp đó, các tổ chuyên môn của nhà trường (tổ Tự nhiên và Xã hội) xây dựng sơ đồ
chương trình chung cho tổ và sau đó nhà trường xây dựng sơ đồ chương trình thống nhất
cho tất cả các bộ môn (theo tháng)
Cụ thể
Môn học Tháng 11 Tháng 4
Vật lý Sự chuyển thể của các chất
+ Sự nóng chảy
+ Sự bay hơi (sự bay hơi, sự
ngưng tụ, các yếu tố ảnh hưởng
tới sự bay hơi và ngưng tụ).
+ Sự sôi
Địa lý Ngưng đọng hơi nước trong khí
quyển. Mưa
+ Quá trình ngưng đọng hơi
nước trong khí quyển

+ Các yếu tố ảnh hưởng tới
lượng mưa.
+ Sự phân bố lượng mưa trên
thế giới
- Xác định chủ đề tích hợp liên môn
- Trường thành lập từng nhóm GV dạy các môn học khác nhau trong từng lớp, sau đó
xem xét tất cả các sơ đồ mục tiêu.
- Nhóm giáo viên xác định sự kết nối giữa kiến thức và những kĩ năng mà học sinh cần
đạt qua bảng mô tả mục tiêu, từ đó chọn các chủ đề có thể tích hợp được.
Những tiêu chí mà chúng tôi lựa chọn chủ đề tích hợp tốt để giảng dạy là chủ đề đó
cần:
+ Liên quan tới cuộc sống và sở thích của học sinh (mưa, bay hơi, ngưng tụ – diễn
ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày của chúng ta)
+ Củng cố chuẩn nội dung và kĩ năng (theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ
giáo dục đã quy định)
+ Tích hợp kiến thức của nhiều môn học (hai môn là địa lý và vật lý)
+ Thông qua chủ đề mà học sinh có cơ hội khám phá và nghiên cứu, có cơ hội để
phát triển các năng lực mà HS cần có trong thế kỉ 21: thu thập xử lý thông tin, ứng dụng
CNTT, thuyết trình, làm việc hợp tác, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán,
- Từ bảng chuẩn kiến thức kỹ năng của các môn đã được thông kê, chúng tôi thấy có sự
trùng lặp và liên quan kiến thức của hai môn vật lý và địa lý (như ở bảng trên). Chúng
tôi quyết định đưa ra chủ đề tích lợp liên môn “Mưa – các yếu tố ảnh hưởng tới lượng
mưa”
- Xem xét và sửa đổi trình tự bài học
Sau khi xác định được chủ đề, nhóm giáo viên thảo luận với nhau để chọn những
chủ đề trong mỗi môn học cho chủ đề tích hợp liên môn. Sau đó, chúng tôi thảo luận để
cấu trúc lại trình tự các chủ đề (ví dụ: chủ đề này nên dạy trước, chủ đề kia dạy sau) để
điều chỉnh lại thời điểm dạy học (nếu cần thiết). Việc thay đổi này phải đảm bảo không
ảnh hưởng nhiều tới logic nội dung môn học và logic của chủ đề.
Cụ thể

Môn học Tháng 11 Tháng ….
Vật lý Chất rắn chất lỏng, sự chuyển thể
Địa lý Ngưng đọng hơi nước trong khí
quyển. mưa
- Như vậy chuyển chương VII của vật lý 10 lên sau chương I.
II. Phân công trách nhiệm
Để thiết kế các đơn vị bài học tích hợp, chúng tôi cùng làm việc hợp tác với nhau.
Sau khi phân tích bảng mô tả và lựa chọn chủ đề tích hợp, các nhóm xác định người dạy
chính (sau đây chúng tôi tạm gọi đó là GV môn chính, các môn khác liên quan trong chủ
đề gọi là GV môn phối hợp) của chủ đề tích hợp đã lựa chọn. Mỗi nhóm có một trưởng
nhóm (GV môn chính) có nhiệm vụ điều hành và đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả công
việc và giữa các thành viên trong nhóm trong quá trình thực hiện và phân rõ sự hỗ trợ của
GV môn phối hợp với GV môn chính.
Cụ thể
Tên giáo viên Môn giảng dạy Nội dung công việc Ghi chú
Trần Thị
Thùy
(GV chính)
Vật lý
- Lập bảng chương trình và chuẩn
chương trình môn vật lý 10
- Xác định mục tiêu bài học và
mục tiêu chung.
- Lập kế hoạch giảng dạy cụ thể
- Lập bảng câu hỏi khung
- Thiết kế giáo án giảng dạy
- Trực tiếp giảng dạy
- Thiết kế phương án kiểm tra,
đánh giá.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá

Mai Thị Vân
(GV phối hợp)
Địa lý - Lập bảng chương trình và chuẩn
chương trình môn địa lý 10
- Xác định mục tiêu bài học môn
địa lý
- Tham gia vào việc thiết kế giáo
án giảng dạy.
III. Xác định mục tiêu dạy học
Chủ đề này liên quan đến kiến thức, kĩ năng, thái độ của một số môn học như: Vật lý, Địa
Lý. Cụ thể như sau:
Về kiến thức - Kĩ năng:
Môn vật lý – Bài 38: Sự
chuyển thể của các chất
Môn địa lý – Bài
13: Ngưng đọng
hơi nước trong khí
quyển. Mưa
Mục tiêu của cả bài tích hợp
Về kiến thức
- Viết được công thức tính
nhiệt nóng chảy của vật rắn
Q = λ.m.
- Phân biệt được hơi khô
và hơi bão hoà.
- Viết được công thức tính
nhiệt hoá hơi Q = L.m
Về kỹ năng
- Vận dụng được công thức
Q = λ.m, Q = L.m để giải

các bài tập đơn giản.
- Giải thích được quá trình
bay hơi và ngưng tụ dựa
trên chuyển động nhiệt của
phân tử.
- Giải thích được trạng thái
hơi bão hoà dựa trên sự cân
bằng động giữa bay hơi và
ngưng tụ.
Về khiến thức
- Phân tích được
các nhân tố ảnh
hưởng đến lượng
mưa
- Nêu được sự phân
bố lượng mưa trên
thế giới.
Về kĩ năng:
- Giải thích được
hiện tượng ngưng
đọng hơi nước trong
khí quyển.
- Phân tích bản đồ
và đồ thị phân bố
lượng mưa theo vĩ
độ.
Về kiến thức
- Viết được công thức tính nhiệt
nóng chảy của vật rắn Q = λ.m.
- Phân biệt được hơi khô và hơi

bão hoà.
- Viết được công thức tính nhiệt
hoá hơi Q = L.m
- Nêu được sự phân bố lượng mưa
trên thế giới
Về kỹ năng
- Vận dụng được công thức Q =
λ.m, Q = L.m để giải các bài tập
đơn giản.
- Giải thích được quá trình bay hơi
và ngưng tụ dựa trên chuyển động
nhiệt của phân tử.
- Giải thích được trạng thái hơi
bão hoà dựa trên sự cân bằng động
giữa bay hơi và ngưng tụ.
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân
bố lượng mưa theo vĩ độ.
- Cùng với việc phát triển các kĩ năng và năng lực của từng môn học, việc thực hiện bài
học này phát triển một số năng lực cần thiết cho HS trong thế kỉ 21 như:
+ Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày.
+ Có khả năng tự tìm kiếm chọn lọc thông tin; biết cách liên kết thông tin rời rạc từ
nhiều bài học, nhiều bộ môn khác nhau thành một hệ thống thông tin duy nhất.
+ Có những kỹ năng cần thiết như : Làm việc nhóm, trình bày thông tin, thuyết trình
thông tin, phản biện…
+ Có khả năng tự giải quyết vấn đề.
+ Có khả năng đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
+ Có khả năng tổ chức công việc, làm chủ thời gian.
Về thái độ:
- HS hiểu rõ được ý nghĩa của bài học, từ bài học có thể giải thích các hiện tượng tự
nhiên, các hiện tượng thực tế hàng ngày.

- Qua bài học rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận và hợp tác trong công việc để đạt
được hiệu quả cao nhất
- Tích cực hoạt động, tự đặt câu hỏi và trả lời, biết quan sát, làm việc nhóm.
- Kích thích HS hứng thú với việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng tích hợp kiến
thức của các môn học để mở mang tri thức, giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
IV. Xây dựng câu hỏi khung
Với mỗi chủ đề, chúng tôi bàn bạc để tạo ra các câu hỏi cốt lõi và xây dựng hệ
thống câu hỏi gợi mở. Trên cơ sở đó, các môn đưa ra câu hỏi nội dung (CHND) và xây
dựng các hoạt động bài học.



 
     












 !"#
$%&!'!
!(
)*$++,-. #

/+0(
1-200!3
-$%&!'
!!
*%345!
!26%'!
%7
8/+
,9-
20 
&$
8/+
,9-
20$
:3
!;
0(
1-20
0

!!
%(
<!
!&
!
-$%
0(
=
!!
26%'

!%
(
>+?
5
!!
26%'
 /+
0(
1-20
 &$"
@ 
&$
1-20
$:3
!;"
@ 
:A
1-20
!;
:!'
2BC
9$+A
-$%
&!
'!
!
=
!!
26%
'A

=D
+?
!!
26%'A
Câu hỏi cụ thể
V. Đối tượng dạy học của bài học
- Học sinh lớp 10A trường THPT Thực Nghiệm, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Địa
chỉ: 50 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội).
- Sĩ số : 47 học sinh, chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm từ 9 đến 10 học sinh.
VI. Thiết bị dạy học, học liệu
- Để thực hiện bài học này, GV và HS phải sử dụng:
+ Sách Giáo khoa của các môn Vật lý 10, Địa lý 10
+Các video sưu tầm cách liên quan đến bài học và video tự quay. HS sử dụng máy
tính để tìm kiếm tư liệu qua Internet, quay phim, chụp ảnh rồi dùng một số phần mềm
làm phim, clip, ghép ảnh.
Proshow Producer: Proshow Producer, Flash; Video Convert Maste;
VLC Media Player
+ GV và HS sử dụng một số phần mềm như MS Power point, MS Word.
+Bản đồ phân bố lượng mưa trên Thế Giới và bản đồ tự nhiên thế giới, bảng phụ,
SGK,SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- GV chuẩn bị một số phiếu học tập
- Phiếu học tập: (Giáo viên cắt nhỏ ra từng phần, yêu cầu học sinh điền đầy đủ thông
tin và ghép các phần vào với nhau để được những nội dung chính xác)
SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC
Quá trình chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng của các chất goi là ………
Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là
………………….
Làm thí nghiệm khảo sát quá trình nóng chảy và đông đặc đối với nhiều chất rắn kết
tinh như đồng, nhôm, sắt,… người ta đi tới kết luận:
+ Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy không đổi các định ở mỗi áp

cho trước
+ Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Đối với đa số các chất rắn thể tích của chúng tăng khi nóng chảy và giảm khi đông
đặc.
Đối với các chất có thể tích tăng khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của chúng tăng
theo áp suất bên ngoài. Ngược lại, đối với các chất có thể tích giảm khi nóng chảy, nhiệt
độ nóng chảy của chúng giảm khi áp xuất bên ngoài tăng.
* Nhiệt nóng chảy
Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy
của chất rắn đó. Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ với khối lượng m của chất rắn:
mQ
λ
=
Trong đó hệ số tỉ lệ gọi là nhiệt nóng chảy riêng. Giá trị
λ
phụ thuộc vào
…………… của chất rắn, có độ lớn bằng ……………. cần cung cấp để làm nóng chảy
hoàn toàn 1kg chất rắn đó ở nhiệt độ nóng chảy.
* Ứng dụng: Các kim loại được nấu chảy và giữ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng
chảy t
c
của chúng để đúc các chi tiết máy, đúc tượng và chuông, để luyện thành gang thép
và các hợp kim khác nhau.
SỰ BAY HƠI
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.
Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Nếu đặt bản thủy tinh gần miệng côc nước nóng ta thấy trên mặt bản thủy tinh xuất
hiện các giọt nước: ……… từ cốc nước đã bay lên đọng thành cốc.
Do một số phần tử nước ở bề mặt của nước có động năng chuyển động nhiệt lớn,
nên chúng có thể thắng được công cản do lực hút của các phần tử nước nằm trên bề mặt

của nước và thoát ra khỏi mặt nước, trở thành các phần tử hơi nước. Đồng thời khi đó
cũng xảy ra quá trình ngưng tụ do một số phân tử hơi nước chuyển động nhiệt hỗn loạn
va chạm vào mặt nước, bị các phần tử nước nằm trên bề mặt của nước hút chúng vào
trong nước.
Sau mỗi đơn vị thời gian, nếu số phần tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng nhiều
hơn số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng nhiều hơn số phần tử chất lỏng thoát ra khỏi
bề mặt chất lỏng, thì ta nói chất hơi bị “ngưng tụ”.
* Hơi khô và hơi bão hòa
+ Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở
phia trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi – lơ – Ma – ri
– ốt.
+ Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi
bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa
không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi – lơ – Ma – ri – ốt, nó chỉ
phụ thuộc và bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
* Ưng dụng
Nước biển, sông, hồ,… không ngừng bay hơi tạo thành mây, sương mù, mưa, làm
cho khí hậu điều hòa và cây cối phát triển. Sự bay hơi nước biển được sử dụng trong
ngành sản xuất muối. Sự bay hơi nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối. Sự
bay hơi của amôniac, frêôn,… được sử dụng trong kĩ thuật làm lạnh.
SỰ SÔI
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất
lỏng gọi là …………….
Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất
lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.
Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa
hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi. Nhiệt hóa hơi Q tỉ lệ thuận với khối lượng m của
phần chất lỏng đã biến thành khí (hơi) ở nhiệt độ sôi:
Q=Lm

Trong đó hệ số tỉ lệ L là nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc ………… của chất lỏng
bay hơi. Đơn vị đo của L là ……………………….
VII. Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể
Dựa vào nục tiêu dạy học, phương tiện dạy học và đối tượng dạy học đã được xác định
ở trên chúng tôi thiết kế tiến trình dạy học cụ thể như sau:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả hoạt động và nội dung chính
GV: Thực hiện thí nghiệm mô phỏng
hoặc cho học sinh quan sát video về sự
chuyển thể của một số chất.
GV hỏi: Sự chuyển thể (còn gọi là sự
chuyển pha) của các chất có những đặc
điểm gì?
- Sơ bộ cho khi điều kiện tồn tại thay đổi, các
chất có thể chuyển thể từ rắn sang lỏng, lỏng
sang khí và ngược lại.
- Nhận nhiệm vụ: nghiên cứu những đặc
điểm của sự chuyển pha của các chất
Quá trình nóng chảy nhiệt nóng chảy
GV: Cho học sinh tiến hành thí nghiệm ảo
mô tả quá trình nung nóng thiếc.
GV: Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị biểu diễn
sự biết đổi của nhiệt độ theo thời gian.
Xác định nhiệt độ nóng chảy và nhận xét
quá trình nóng chảy?
HS: Tiến hành nghiên cứu theo yêu cầu
của giáo viên và đưa ra nhận xét.
GV: Nhận xét câu trả lời và thể chế hóa
kiến thức, đưa ra công thức nhiệt nóng
chảy.
- Quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng được

gọi là quá trình nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng cháy của các chất khác nhau
là khác nhau.
- Nhiệt lượng cung cấp cho chất rắn trong
quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy.
Q = λ.m
Trong đó m là khối lượng của chất rắn, λ là
nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn và đo
bằng J/kg
Quá trình bay hơi
GV: - Yêu cầu học sinh quan sát một số
hình ảnh và đoạn clip về quá trình bay hơi.
- Yêu cầu HS tìm hiểu trong sách giáo
khoa
- Yêu cầu HS điền từ khuyết và ghép các
phần theo từng chủ đề tương ứng ở phiếu
học tập 1.
HS: Tiến hành tìm hiểu và ghép các phần
trong phiếu học tập.
GV: - Nhận xét kết quả phiếu học tập
- Thể chế hóa kiến thức
- Các phiếu học tập được hoàn thành
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí là
quá trình bay hơi, quá trình ngược lại là quá
trình ngưng tụ.
- Khái niệm hơi khô và hơi bão hòa
- Nhiệt hóa hơi là nhiệt lượng cung cấp cho
khối chất lỏng trong khi sôi.
Q = L.m
Trong đó m là khối lượng của phần chất lỏng

biến thành hơi, L là nhiệt hóa hơi riêng của
chất lỏng đo bằng J/kg
Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển
GV: - Yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức
về sự bay hơi và ngưng tụ giải thích quá
trình ngưng tụ hơi nước trong khí quyển
và quá trình hình thành mưa.
HS: - Giải thích quá trình hình thành mưa
GV: - Nhận xét câu trả lời của học sinh
- Cho học sinh quan sát đoạn clip về
quá trình hình thành mưa và quá trình
chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Giải thích về quá trình hình thành mưa
trong tự nhiên.
- Quá trình chuyển thể của nước trong tự
nhiên
Tiết 2
Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
GV: - Yêu cầu học sinh nêu quá trình bay
hơi và ngưng tụ của nước ảnh hưởng vào
các yếu tố nào và ảnh hưởng như thế nào
vào các yếu tố ấy?
HS: - Dựa và kiến thức học tiết trước dự
đoán các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
bay hơi và ngưng tụ.
GV: - Yêu cầu học sinh dựa vào các yếu
tố ảnh hưởng tới sự bay hơi và ngưng tụ
và kiến thức địa lý đã học đưa ra các yếu
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng
mưa

1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa
(vì không khí ẩm không bốc lên được, không
có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
tố ảnh hưởng tới lượng mưa trong tự
nhiên?
HS: Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới
lượng mưa trong tự nhiên
GV: - Nhận xét câu trả lời của học sinh và
chia nhóm phân công công việc cho từng
nhóm.
Cụ thể:
Nhóm 1,2 tìm hiểu về ảnh hưởng của khí
áp và frông
Nhóm 3 tìm hiểu về ảnh hưởng của gió
Nhóm 4 tìm hiểu về ảnh hưởng của dòng
biển và địa hình
Một số câu hởi gợi ý học sinh
*Câu hỏi: N1,2:
+ Trong khu vực áp thấp hoặc áp cao, nơi
nào hút gió mưa nhiều, mưa ít. Vì sao?
+ Nơi frông đi qua có hiện tượng gì(dọc
các frông nóng cũng như lạnh, không khí
nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị
co lại và lạnh đi, gây ra mưa)
*Câu hỏi N3:
+ Vì sao ở vùng ven biển đón gió biển
mưa nhiều, vùng nằm sâu trong nội địa
mưa ít

+ Loại gió nào gây mưa nhiều, ít
+ Câu hỏi trang 50 SGK
*Câu hỏi N4:
+ Dòng biển nóng, lạnh ảnh hưởng ntn
đến lượng mưa nơi chúng đi qua
+ Địa hình ảnh hưởng ntn đến lượng mưa
GV: - Yêu cầu đại diện của các nhóm
trình bày nội dung của mình.
HS: - Lắng nghe các nhóm trình bày và
2. Frông
Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua,
thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa
nhiều( Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều( vì một nửa
năm là gió thổi từ ĐD vào LĐ)
4. Dòng biển
Tại vùng ven biển
- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không
khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước,
gió mang vào lục địa).
- Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao,
nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở
một độ cao nào đó.
-Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa
nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

nhận xét.
GV: - Nhận xét và thể chế hóa kiến thức
Sự phân bố lượng mưa trên trái đất
GV: - Chuẩn kiến thức trên bảng phụ và
bản đồ.
GV: chia các cặp giao nhiệm vụ
Cặp dãy một làm về mục III.1 và trả lời
câu hỏi phần đó
Cặp dãy hai làm về mục III.2 và trả lời
câu hỏi phần đó
Bước 2: Đại diện các cặp trình bày GV
chuẩn kiến thức và chỉ trên bản đồ, hướng
dẫn trong SGK
*Mục III.1 trả lời như ở cột bên
*Mục III.2: TLCHT52: dựa vào hình 13.2
và kiến thức trình:
HS: Từng cặp tìm hiểu nội dung được
phân công
- Đại diện từng nhóm lên trình bày nội
dung mình được phân công
GV: Nhận xét phần trình bày của học sinh
và thể chế hóa kiến thức.
III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1.Lượng mưa trên Trái Đất phân bố
không đều theo vĩ độ
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo(vì nhiệt
độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, ĐD, diện
tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc
và Nam(áp cao, diện tích lục địa lớn).

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới(áp thấp, có
gió tây ôn đới từ biển thổi vào).
- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp
cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh
hưởng của đại dương
- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố
lượng mưa không đều
- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng
- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong LĐ, dòng
biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía
nào
- Nguyên nhân: (Phụ thuộc vị trí xa, gần đại
dương; Ven bờ có dòng biển nóng hay
lạnh;Gió thổi từ biển vào từ phía đông hay
phía tây).
VIII. Kiểm tra đánh giá
- Lập kế hoạch đánh giá
STT Nội dung đánh giá Hình thức đánh giá
1 Đánh giá kiến thức môn học Qua bài kiểm tra nhanh cuối buổi học
2 Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
năng giải quyết vấn đề
- Đánh giá sự phân công, phối hợp giữa các
thành viên.
3 Kĩ năng thuyết trình Trong giờ báo cáo nội dung sau khi làm việc
nhóm
4 Kĩ năng tổ chức và thông
tin
Qua báo cáo và phiếu học tập.
5 Kĩ năng đánh giá Qua việc đặt câu hỏi và trả lời giữa các nhóm.

6 Thái độ, tư tưởng của HS
sau khi thực hiện xong dự án
Qua những quan sát của GV về hành động thực
tế của HS đối với môi trường ngay sau đó.
- Phiếu kiểm tra nhanh
PHIẾU KIỂM TRA SAU BÀI HỌC
(Thời gian làm bài 15 phút)
Họ và tên: Lớp:
Câu 1: Câu nào dưới đây là không đúng khí nói về sự nóng chảy của các chất rắn?
A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp
suất bên ngoài xác định.
B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi
Câu 2: Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.10
5
J/kg. Câu nào dưới đây là đúng
A. Khối đồng sẽ tỏa nhiệt lượng 1,8.10
5
J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi kg đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.10
5
J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng
chảy.
C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.10
5
J để hóa lỏng.
D. Mỗi kg đồng tỏa ra nhiệt lượng 1,8.10
5
J khi hóa lỏng hoàn toàn.

Câu 3: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự bay hơi của chất lỏng
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là quá trình ngưng tụ. Sự ngưng tụ
luôn xảy ra khèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên
bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ.
Câu 4: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4kg nước đá ở 0
0
C để chuyển nó thành nước ở
20
0
C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước là 3,4.10
5
J/kg và nhiệt dung riêng của nước là
4180 J/kg
A. 1694,4 kJ B. 3,4.10
5
J C. 4180 J D. 4180.10
5
J
Câu 5: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 100g nhôm ở 20
0
C để nó hóa lỏng ở 658
0
C.
Nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 3,9.10
5
J/kg và nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/kg
A. 3,9.10

5
J B. 896 J C. 96,165 kJ D. 96165 kJ
Câu 6: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa?







Câu 7: Hãy trình bày và giải thích tình hình lượng mưa phân bố theo vĩ độ?






- Kế quả kiểm tra
Điểm 10 9 8 7
Số học sinh 5 11 19 12
- Không có học sinh dưới 7 điểm.
- Nhận xét chung về bài học:
+ Bài học đã đạt được mục tiêu đề ra
+ Học sinh khá hào hứng và tích cực tham gia xây dựng bài.
+ Nội dung dạy học khá phù hợp và gần gũi nên thu hút được học sinh, đồng thời
tránh được sự nhàm chán, trùng lặp và có sự liên kết chặt giữa các môn học.
+ Kết quả kiểm tra nhanh học sinh khá cao chứng tỏ hầu hết học sinh đã nắm được
kiến thức và đạt được yêu cầu đề ra.
+ Học sinh trình bày khá tự tin và mạch lạc, hình thành những kỹ năng cần thiết
của thế kỷ XXI.

IX. Một số hình ảnh học tập và bài kiểm tra của học sinh

×