Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o hµ néi
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1.Tên chủ đề dạy học: Nguồn gốc vận động, phát triển của
sự vật và hiện tượng
2. Môn học chính của chủ đề: Giáo dục công dân
3. Các môn được tích hợp: Lịch sử, Sinh học
Hµ Néi, th¸ng 1 n¨m 2015
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI:
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Trường THPT Nhân Chính
- 1 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Địa chỉ: Phố Nguỵ Như Kon Tum- Quận Thanh Xuân- TP Hà
Nội
Điện thoại: 0435583332
Email:
Thông tin về nhóm giáo viên dự thi:
Họ và tên: Lê Thị Thu Hương
Ngày sinh: 29/09/1981
Môn: Giáo dục công dân
Điện thoại: 0904 469531
Email:
- 2 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI:
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Trường THPT Nhân Chính
Địa chỉ: Phố Nguỵ Như Kon Tum- Quận Thanh Xuân- TP Hà Nội
Điện thoại: 0435583332
Email:
Thông tin về giáo viên dự thi:
Họ và tên: Lê Thị Thu Hương
Ngày sinh: 29/09/1981
Môn: Giáo dục công dân
Điện thoại: 090 4469 531
Email:
- 3 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
1. Tên hồ sơ dạy học:
"NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG"
(Quy luật mâu thuẫn)
2. Mục tiêu dạy học:
2.1. Kiến thức:
2.1.1. Môn Giáo dục công dân
- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của CNDVBC.
- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi
sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
2.1.2. Môn Lịch sử
Học sinh hiểu được sự thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử là quá trình
đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn trong lòng xã hội đó.
( Lịch sử lớp 10 – Bài 10: Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong
kiến Châu Âu (từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV); Lịch sử lớp 11 - Bài 40: Lênin và
phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX; Lịch sử lớp 12 – Chương II - Bài
14,15,16: Việt Nam từ năm 1930 - 1945).
2.1.3. Môn Sinh học:
Nhận thức được con đường hình thành các giống loài mới là kết quả của quá
trình giải quyết các mâu thuẫn bên trong nó.
(Sinh học lớp 12 – Phần 6: Tiến hóa)
2.2. Kĩ năng:
2.2.1. Môn Giáo dục công dân
Biết phân tích 1 số mâu thuẫn trong các sự vật hiện tượng.
2.2.2. Môn Lịch sử
Biết vận dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được sự tiến bộ của
các chế độ xã hội sau so với các chế độ xã hội trước nó.
2.2.3. Môn Sinh học:
Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích nguồn gốc vận động, phát triển
của các giống loài là do giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong bản thân chúng chứ
không phải do chúa trời tác động.
- 4 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
2.3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia giải quyết 1 số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa
tuổi.
- Có thái độ tôn trọng các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội.
3. Đối tượng dạy học:
- Học sinh lớp 10A9 - Trường THPT Nhân Chính- Hà Nội
- Số lượng là 39 em, số lớp thực hiện: 01 lớp.
- Một số đặc điểm:
+ Thuận lợi: Đối với các môn học khác như lịch sử, sinh học, công nghệ thông
tin… các em đều có thể vận dụng khi học môn Giáo dục công dân.
+ Khó khăn: Một số khái niệm trong bài là những thuật ngữ trong triết học các
em mới lần đầu được tiếp xúc nên còn xa lạ và bỡ ngỡ, vì vậy giáo viên cần
giành nhiều thời gian để giải thích.
4. Ý nghĩa của bài học:
- Đối với thực tiễn dạy học: Bài học giúp cho bản thân người dạy hiểu sâu sắc,
đầy đủ hơn kiến thức về Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện
tượng, trau dồi và vận dụng được một cách hiệu quả kiến thức của những môn
học khác. Bài học cũng giúp các em thấy được sự cần thiết và hấp dẫn của các
môn học như Giáo dục công dân, Lịch sử, Sinh học, Các em sẽ thấy yêu hơn
những môn học này khi mà hiện nay, số học sinh chọn học theo khối C rất ít, học
sinh không biết lịch sử đất nước mình, không chọn môn Lịch sử trong các kì
thi
- Đối với thực tiễn đời sống: Bài học giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sự sáng tạo vào giải quyết các mâu thuẫn trong học tập và trong cuộc sống phù
hợp với lứa tuổi của các em.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học:
- Máy chiếu Projecto
- Tranh ảnh sự tiến hóa của các giống loài mới trong sinh học; tranh ảnh về đời
sống của các tầng lớp bị trị và phong trào đấu tranh của họ để xóa bỏ chế độ xã
- 5 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
hội cũ và hình thành chế độ xã hội mới.
Hình 1 – Sự tiến hóa từ sinh vật đơn giản đến con người
Hình 2 - Sự tiến hóa ở cơ thể con người
- 6 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Hình 3 – Sơ đồ phát triển của giới thực vật
Hình 4 – Cuộc sống khổ cực của giai cấp nô lệ
trong xã hội Chiếm hữu nô lệ
- 7 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Hình 5 – Cuộc sống sung sướng của giai cấp chủ nô trong
xã hội Chiếm hữu nô lệ
Hình 6 – Các cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ chống lại
giai cấp chủ nô trong xã hội Chiếm hữu nô lệ
- 8 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Hình 7 – Cuộc sống lao động vất vả của người nông nô (nông dân)
dưới chế độ Phong kiến
Hình 8 – Chủ nghĩa tư bản được ví như một kim tự tháp “bóc lột” từ trên xuống
dưới: Tiền: Chủ nghĩa tư bản >> Vua chúa và chính trị gia: Chúng tôi lãnh đạo
các bạn >> Hệ thống thầy tu: Chúng tôi lừa các bạn >> Quân lính và cảnh sát:
Chúng tôi sẽ bắn các bạn >> Giai cấp quý tộc: Chúng tôi chè chén hộ các bạn >>
Công nhân: Chúng tôi è cổ ra nuôi các bạn.
- 9 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Hình 9 – Chủ nghĩa xã hội ra đời đem lại quyền tự do, dân chủ
thực sự cho toàn thể nhân dân.
- Sơ đồ sự thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử:
- 10 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
- Sơ đồ quy luật mâu thuẫn:
Mặt đối lập 1 Thống nhất
Sự vật hiện tượng Mâu thuẫn
Mặt đối lập 2 Đấu tranh
- Các câu tục ngữ có liên quan đến nội dung mâu thuẫn:
+ Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
+ Mềm nắn, rắn buông.
+ Xanh vỏ, đỏ lòng.
+ Trẻ trồng na, già trồng chuối
- Tài liệu lịch sử , sinh học, giáo dục công dân:
Tài liệu 1 - Nhân loại đã tiến lên như thế nào?
Bước ra từ bóng tối
Trong suốt quá trình phát triển, loài người đã đi những bước dài trên con đường
tiến hoá của mình. Đó là quá trình thay đổi nhận thức để cải tạo môi trường tự
nhiên và thế giới. Giữa đêm trường của sự dã man và hoang dã, loài người đã
thay đổi tư duy nhận thức của mình, một bước tiến vĩ đại để xây dựng xã hội văn
minh thay vì sự tối tăm và mông muội. Bằng cách đó mà từ bóng tối mịt mùng
vô định, loài người đã bước ra ánh sáng của sự văn minh và tiến bộ.
Khi đã có được ý thức về đời sống cộng đồng, con người sống tập trung thành
những bầy người nguyên thuỷ. Và chế độ cộng sản nguyên thủy cũng là hình
thái kinh tế – xã hội đầu tiên của lịch sử nhân loại. Xã hội đó không có giai cấp,
nhà nước và pháp luật. Xã hội nguyên thuỷ có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu
chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ lao động thô sơ, con người thì chưa có
nhận thức đúng đắn về môi trường thiên nhiên cũng như bản thân mình. Con
người trong xã hội nguyên thuỷ chưa có khả năng trong việc cải tạo thiên nhiên
mà bất lực và phải sống dựa vào môi trường tự nhiên. Họ sống dựa vào nhau để
cùng lao động và chống lại những hiểm nguy của môi trường tự nhiên quanh
mình. Họ cùng hưởng thụ những thành quả lao động của mình trên nguyên tắc
mình quân. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không có ai
- 11 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
có tài sản riêng vì thế mà không có sự phân biệt giàu nghèo và không có giai
cấp. Tế bào xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc, đó là kết quả của một quá
trình tiến hoá lâu dài, nó chỉ xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ đã phát triển đến
một trình độ nhất định. Sự xuất hiện của tổ chức thị tộc là một bước tiến trong
lịch sử phát triển của nhân loại, nó đã đặt nền móng cho việc hình thành hình
thái kinh tế – xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người: Cộng sản nguyên thuỷ.
Tổ chức thị tộc có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản
phẩm lao động. Mọi người đều tự do, bình đẳng, không có đặc quyền đặc lợi
dành cho riêng một cá nhân nào. Thị tộc tồn tại dựa trên sự phân công lao động
đơn giản giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và người trẻ để thực hiện những
công việc khác nhau, những hoạt động này chưa mang tính xã hội rộng lớn. Thị
tộc tổ chức theo huyết thống. Ban đầu do những điều kiện về kinh tế, xã hội và
hôn nhân mà thị tộc được tổ chức theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ đóng vai trò
chủ đạo. Dần dà, sự phát triển về kinh tế xã hội đã tác động và làm thay đổi quan
niệm cũng như quan hệ hôn nhân, vị trí của người phụ nữ đã đóng vai trò thứ
yếu và nhường lại vai trò chủ đạo cho đàn ông, vì thế chế độ mẫu hệ đã chuyển
thành chế độ phụ hệ.
Xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý đơn giản
các công việc của thị tộc nhưng cũng mới chỉ mang tính xã hội chứ chưa mang
tính giai cấp. Quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà hoà nhập và gắn liền với xã
hội, nó phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng. Hội đồng thị tộc xuất hiện để tổ chức
và quản lý thị tộc. Đó là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc mà thành viên
của nó bao gồm những người lớn tuổi. Hội đồng quyết định tất cả những vấn đề
quan trọng như tổ chức lao động, tiến hành chiến tranh, tổ chức các nghi lễ tôn
giáo, giải quyết những tranh chấp nội bộ…; quyết định của hội đồng là ý chí
chung của thành viên và trở thành bắt buộc đối với mọi người trong thị tộc.
Đứng đầu hội đồng thị tộc là những tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự…để thực
hiện quyền lực và quản lý những công việc chung. Thị tộc là tổ chức cơ sở của
xã hội cộng sản nguyên thuỷ, là một cộng đồng xã hội độc lập. Dần dà, các thị
- 12 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
tộc mở rộng quan hệ với nhau đã dẫn đến sự xuất hiện của Bào tộc và Bộ lạc.
Các Thị tộc hợp lại với nhau để trở thành Bào tộc, với việc tổ chức quyền lực
dựa trên cơ sở tổ chức quyền lực của Thị tộc nhưng với quy mô lớn và mức độ
tập trung quyền lực cao hơn. Các Bào tộc liên kết lại với nhau thành Bộ lạc, tuy
nhiên quyền lực trong các bộ lạc vẫn chỉ mang tính xã hội, chưa mang tính giai
cấp.
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề làm thay đổi
phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, đòi hỏi sự phân công lao động tự
nhiên phải được thay thế bằng sự phân công lao động xã hội. Sự phân công lao
động đó giúp cho năng suất lao động và số lượng sản phẩm tăng lên, vì thế mà
xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã có sản phẩm dư thừa và tích luỹ. Đó là mầm
mống sinh ra chế độ tư hữu, đã có khái niệm và sự tồn tại của các thành viên
giàu và nghèo trong xã hội. Việc tồn tại các tầng lớp người khác nhau trong xã
hội là tiền đề cho sự xuất hiện của một xã hội có giai cấp. Và khi tồn tại xã hội
có giai cấp thì nhà nước xuất hiện. Đó là một bước tiến dài trong quá trình phát
triển và tiến hoá của lịch sử nhân loại. Từ những bầy người nguyên thuỷ sống
hoang dả con người đã phát triển thành một xã hội có tổ chức, từ bóng tối của sự
mông muội loài người đã bước ra ánh sáng của sự phát triển và tiến bộ.
Sự hình thành nhà nước và pháp luật
Khi chế độ thị tộc tan rã và hình thành nên những giai cấp khác nhau trong xã
hội thì nhà nước xuất hiện. Đó là quá trình khách quan, là sản phẩm của một xã
hội đã phát triển đến một trình độ và giai đoạn nhất định. Nhà nước là một lực
lượng nảy sinh từ xã hội, với nhiệm vụ điều hoà các mối quan hệ và xung đột xã
hội, giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng của trật tự.
Những hình thức nhà nước điển hình đầu tiên của lịch sử nhân loại đã xuất hiện
và được biết đến như:
+ Nhà nước A-ten: là hình thức thuần tuý và cổ điển nhất. Nhà nước A-ten
được nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay
trong nội bộ xã hội Thị tộc.
- 13 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
+ Nhà nước Rô-ma: Đó là kết quả của một cuộc cách mạng với thắng lợi của
giới bình dân chống lại giới quý tộc thị tộc Rô-ma.
+ Nhà nước của người Giéc-manh: Được hình thành từ việc tộc người Giéc-
manh chinh phục đất đai rộng lớn của các tộc người khác…
So với tổ thức thị tộc thì nhà nước có hai đặc trưng riêng biệt cơ bản là sự phân
chia dân cư theo lảnh thổ và thiết lập quyền lực cộng đồng. Tổ chức thị tộc được
hình thành và duy trì trên cơ sở của quan hệ huyết thống. Sự hình thành chế độ
tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội đã làm cho những quan hệ huyết
thống trở nên suy yếu và dần biến mất đi. Sự chuyển dịch dân cư không ngừng
làm cho các thị tộc không thể giữ vững được hình thức khép kín nữa. Quá trình
này làm cho sự giao thoa giữa các thị tộc, bộ lạc diễn ra mạnh mẽ, và tổ chức thị
tộc chuyển hóa từng bước thành tổ chức hành chính – lảnh thổ. Các công dân
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo nơi cư trú mà không kể họ thuộc thị
tộc hay bộ lạc nào. Đó là đặc điểm tổ chức công dân theo lảnh thổ của nhà nước.
Đặc điểm thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một quyền lực công cộng không
còn hoà nhập với cư dân nữa. Quyền lực đó chỉ thuộc về giai cấp thống trị và
phục vụ cho giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực đó thì cần tổ chức một bộ
máy nhà nước thông qua một lớp người đặc biệt và bộ máy cưỡng chế gồm quân
đội, cảnh sát, toà án…và những công cụ vật chất khác.
Giai cấp thống trị đã dùng quyền lực nhà nước để đặt ra các loại thuế, bắt buộc
công dân phải đóng góp để nuôi dưỡng một bộ máy mà về thực chất chỉ phục vụ
cho lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước vì thế, mà ngày càng trở nên xa lạ
đối với xã hội. Nguyên tắc nhà nước tồn tại dựa trên sự tự nguyện của công dân
không còn đứng vững nữa, vì vậy mà giai cấp thống trị phải sử dụng biện pháp
cưỡng chế nhà nước và do đó pháp luật cũng ra đời. Có thể nói, cùng với sự ra
đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện. Nguồn gốc của pháp luật là các
tập quán pháp và văn bản do nhà nước ban hành. Pháp luật là một hệ thống các
quy phạm do nhà nước ban hành nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Là
công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và lợi ích của
- 14 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
giai cấp thống trị. Pháp luật đồng thời cũng là tổng thể các quy phạm để điều
chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong xã hội con người. Nhà nước và pháp luật
là sự sáng tạo vĩ đại của con người trên bước đường tiến hoá và phát triển của
mình. Từ nay xã hội được phát triển một cách có quy củ và trật tự, con người
được bảo vệ thông qua một tổ chức chung mà mình đã lập nên, đó là nhà nước.
Các hình thái kinh tế – xã hội
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những hình thái kinh tế, xã hội sau:
+ Công xã nguyên thuỷ;
+ Chiếm hữu nô lệ;
+ Phong kiến;
+ Tự do – dân chủ.
Hình thái công xã nguyên thuỷ chúng ta đã đề cập ở trên, dưới đây là sơ lược về
nội dung các hình thái kinh tế – xã hội khác:
Chế độ chiếm hữu nô lệ
Là kết quả của cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, thực
hiện bước chuyển từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ lên chế độ nô lệ. Đặc trưng
của nó là đã thay thế chế độ công hữu về tư liệu sản xuất bằng chế độ tư hữu chủ
nô, thay thế xã hội không có giai cấp bằng xã hội có giai cấp đối kháng; thay thế
chế độ tự quản thị tộc – bộ lạc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Chế
độ chiếm hữu nô lệ hình thành hai giai cấp đối kháng chính yếu là chủ nô và nô
lệ. Giai cấp chủ nô nắm trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động
của nô lệ hết sức dã man và coi họ như những công cụ biết nói. Chính những
người nô lệ đã lao động và làm ra mọi của cải vật chất cho xã hội, tạo nên sự
thịnh vượng và giàu có cho tầng lớp chủ nô cũng như những kẻ cai trị. Những
thành quách, đền đài rực rỡ được xây dựng bằng việc cưỡng bức và bóc lột sức
lao động của những người nô lệ. Nhà nước chủ nô sử dụng bộ máy của mình trấn
áp giai cấp nô lệ và duy trì quyền lực của mình, đây cũng là kiểu nhà nước đầu
tiên trong lịch sử loài người: Nhà nước chủ nô.
Chế độ Phong kiến
- 15 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Đây là cuộc cách mạng thứ hai và là hình thái kinh tế – xã hội thứ ba của nhân
loại. Chế độ nô lệ được thay thế bằng chế độ phong kiến với giai cấp thống trị
mới là quý tộc - địa chủ, và giai cấp bị trị là nông nô. Phương pháp bóc lột sức
lao động trực tiếp của nô lệ trước đây được thay thế bằng hình thức bóc lột địa
tô; người nông dân được giao đất đai và canh tác trên những mảnh ruộng của
mình, đến kỳ họ nộp tô thuế cho địa chủ. So với chế độ chiếm nô thì hình thức
lao động trong thời kỳ phong kiến đã phát triển và tiến bộ hơn rất nhiều, tuy bị
bóc lột nhưng người nông dân có thể giữ lại sản phẩm dư thừa do sức lao động
mình làm ra. Có thể nói chế độ phong kiến là kết quả của một cuộc cách mạng
trong quan hệ tổ chức, quản lý nhà nước ở trình độ thấp. Đồng thời nó cũng tiến
thêm một bước hướng tới sự bình đẳng của con người trong xã hội. So với chế
độ chiếm hữu nô lệ trước đó thì chế độ phong kiến là một bước tiến đáng kể về
tổ chức xã hội (nhiều giai cấp và tầng lớp mới đã xuất hiện), sự công bằng và
những giá trị tốt đẹp khác cho con người.
Chế độ tự do - dân chủ
Là thành quả vĩ đại nhất mà loài người có được trong suốt quá trình phát triển
lịch sử cách mạng xã hội của mình. Đó thực sự là một cuộc cách mạng giải
phóng thân thể, giải phóng tư tưởng của con người. Một xã hội của tự do nhân
bản và mở ra những hy vọng to lớn cho tương lai loài người. Mở đầu là cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp quý tộc - địa chủ do những mâu thuẫn
về phương thức lao động cũng như việc sử dụng tư liệu sản xuất. Công cụ và
phương thức lao động được cải tiến đã thúc đẩy cuộc cách mạng tư sản nhằm
phù hợp hơn với trình độ sản xuất mới. Giai cấp tư sản đã nổi dậy đấu tranh
chống giai cấp phong kiến thống trị cả về phương diện chính trị, kinh tế và tư
tưởng và đỉnh cao của nó là cuộc cách mạng xã hội. Trong chế độ tự do – dân
chủ những nhận thức về tư tưởng con người được nở rộ. Các quyền cá nhân
được xác lập và thừa nhận như là một sự hiển nhiên gắn liền với con người. Sở
hữu cá nhân được coi như là một quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.
- 16 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Nhà nước tư sản là một thể chế dân chủ, đã xác lập nên: Nghị viện, quyền tự do
dân chủ, phổ thông đầu phiếu …; những thể chế này đã thúc đẩy sự phát triển
của xã hội dân chủ cũng như nền văn minh nhân loại.
Tự do, tiến bộ và văn minh
Một cuộc hành trình dài với nhiều biến thiên của lịch sử nhân loại để có thể tiến
tới xã hội văn minh ngày nay. Một bước tiến của mấy ngàn năm, từ bóng tối của
đêm trường Trung cổ loài người đã bước ra ánh sáng của sự văn minh tiến bộ.
Có thể nói đó là một bước tiến vĩ đại, một bước tiến khổng lồ!
Giờ đây, chúng ta đang sống trong những năm đầu của thập kỷ thứ 2, thế kỷ 21.
Con người đang được sống trong các chế độ xã hội tự do – dân chủ. Lực lượng
sản xuất của nhân loại đã được phát triển ở một trình độ cao vượt bực. Trình độ
nhận thức và tri thức của con người đã trở nên phổ cập bởi cách mạng thông tin
và khoa học kỹ thuật. Điều đó giúp cho nhận thức của con người về một xã hội
tự do, dân chủ là rõ ràng hơn bao giờ hết. Mối liên kết của con người vì vậy mà
trở nên đơn giản hơn ở phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, tại một số quốc gia độc tài
trên thế giới, các chính phủ độc tài vẫn cố gắng lừa dối và kìm kẹp người dân để
họ không thể tiếp cận được với các tư tưởng và thông tin tiến bộ. Họ bưng bít
thông tin, cấm đoán người dân thực hiện các quyền tự do căn bản của mình bằng
hình thức độc tài toàn trị. Những chế độ độc tài này đã vi phạm nghiêm trọng các
quyền tự do căn bản của con người. Họ ngăn cản bước tiến của lịch sử nhằm
phục vụ cho sự cai trị độc tài và những lợi ích xấu xa. Lịch sử sẽ xoá bỏ và phán
xét các chế độ độc tài, vì một chân lý rõ ràng rằng: - Không ai có thể cản được
bước tiến của lịch sử, ngăn cản được bước tiến của loài người tới sự văn minh và
tiến bộ! Tự do, dân chủ là đích đến của mọi quốc gia, dân tộc. Chỉ trong một xã
hội tự do - dân chủ thì mọi quyền lợi của cá nhân mới được tôn trọng và thừa
nhận trên thực tế. Vì thế những giá trị cao quý và tốt đẹp của con người mới
được thiết lập.
(Nguồn: />len-nhu-nao.html)
- 17 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Tài liệu 2 - Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một quy luật
phổ biến tồn tại trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy
Khoa học hiện đại đã chứng minh tính phổ biến của quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập. Dưới đây là những dẫn chứng cụ thể:
- Tự nhiên:
+ Điện tích âm và điện tích dương.
+ Tính sóng và tính hạt của ánh sáng.
+ Tính xác định và bất xác định giữa khối lượng và năng lượng của các hạt
sơ cấp.
+ Lực hút và lực đẩy.
+ Vô hạn của vũ trụ và hữu hạn của các thiên thể.
+ Phân rã và tích tụ của các hành tinh.
+ Di truyền và biến dị.
+ Đồng hóa và dị hóa.
+ Thường biến và đột biến…
- Xã hội:
+ Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Sản xuất và tiêu dùng.
+ Tiêu dùng và tích lũy.
+ Đối kháng giai cấp và không đối kháng giai cấp…
- Tư duy:
+ Tư tưởng tiên tiến và tư tưởng lạc hậu.
+ Tập trung và phân tán.
+ Vật chất và ý thức.
+ Cái đã biết và cái chưa biết…
(Nguồn: Tư liệu Giáo dục công dân – NXB Giáo dục – Trang 25)
Tài liệu 3 - Một số quan niệm sai về quy luật mâu thuẫn
- Quan niệm thứ nhất, việc khắc phục mâu thuẫn là vô nghĩa vì mâu thuẫn luôn
- 18 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
tồn tại, mâu thuẫn này sẽ được thay thế bằng mâu thuẫn khác. Đối kháng là tất
yếu, cần phát triển các xung đột, đối kháng trong các sự vật hiện tượng.
- Quan niệm thứ hai, mâu thuẫn chỉ được giải quyết nhanh chóng bằng bạo lực,
vì vậy bạo lực phương án giải quyết khả thi duy nhất.
(Nguồn: Tư liệu Giáo dục công dân – NXB Giáo dục – Trang 25,26)
5.2. Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học :
- Giáo án Power point
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA
SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
(Quy luật mâu thuẫn)
A - Mục tiêu bài học:
1 - Kiến thức:
- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của CNDVBC.
- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi
sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
2 - Kĩ năng:
Biết phân tích 1 số mâu thuẫn trong các svht.
3 - Thái độ.
Có ý thức tham gia giải quyết 1 số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa
tuổi.
B - Trọng tâm kiến thức:
Khái niệm mâu thuẫn và vai trò của quy luật mâu thuẫn.
C - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1 - Phương pháp DH:
Kết hợp sử dụng các phương pháp giảng giải, thuyết trình, nêu vấn đề, giải
quyết vấn đề, kích thích tư duy, sử dụng ví dụ minh họa.
2 - Hình thức tổ chức DH:
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ theo các vấn đề mới và khó.
D – Tiến trình bài dạy:
1 - Ổn định tổ chức lớp.
2 - Kiểm tra bài cũ
- 19 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
Câu 1: Em hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa vđộng và phát triển.
Câu 2: Hãy chứng minh rằng: vận động là phương thức tồn tại của sự vật
hiện tượng, phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng.
3 - Giới thiệu bài mới:
Bài 3 các em đã biết: mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều luôn luôn
vận động và phát triển. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự vận động, phát triển
ấy? Có rất nhiều quan điểm khác nhau trả lời về vấn đề này:
+ Duy tâm: do lực lượng siêu nhiên nào đó (thần thánh, trời phật ) gây ra.
+ Duy vật: nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là do mâu
thuẫn của bản thân chúng. Tại sao lại như vậy? Bài học hôm nay cô và các em sẽ
cùng đi tìm hiểu.
4 - Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức
Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi nhắc
đến khái niệm mâu thuẫn các em thường hình
dung (liên tưởng, nghĩ) đến điều gì?
HS: Là chống đối nhau, xung đột nhau
GV: Thông thường mọi người đều có cách hiểu
về mâu thuẫn như vậy, nhưng theo quan điểm
của triết học Mác – Lênin thì mâu thuẫn được
hiểu với ý nghĩa sâu sắc hơn, để làm rõ k/n này
trước hết cô và các em đi sâu tìm hiểu các mặt
đối lập của mâu thuẫn.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mặt đối lập của mâu
thuẫn
Hỏi: Trong cơ thể mỗi sinh vật đều có hai quá
trình phát triển trái ngược nhau, em hãy cho
biết đó là hai quá trình nào?
HS: Quá trình đồng hóa và dị hóa
(Đồng hóa: quá trình tổng hợp chất hữu cơ và
tích lũy năng lượng, VD: quá trình quang hợp ở
cây xanh.
Dị hóa: quá trình phân giải chất hữu cơ, giải
Tiết 1
1 – Thế nào là mâu thuẫn?
a) Mặt đối lập của mâu
thuẫn
- 20 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
phóng năng lượng, VD: quá trình hô hấp trong
tế bào tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động)
Hỏi: Trong XH CHNL có 2 giai cấp nào có
khuynh hướng phát triển đối lập nhau?
HS: Giai cấp chủ nô và nô lệ (1giai cấp chuyên
đi áp bức bóc lột, còn 1 giai cấp chuyên bị áp
bức bóc lột)
Hỏi: Trong hoạt động kinh tế có 2 quá trình nào
phát triển theo những chiều hướng trái ngược
nhau? (Sản xuất và tiêu dùng)
Hỏi: Trong môn vật lý các em học mỗi nguyên
tử lại bao gồm 2 điện tích nào trái ngược nhau?
(Điện tích dương và điện tích âm)
(Trình chiếu Slide 3)
GV: Trong mỗi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt
và 2 mặt này lại phát triển theo những chiều
hướng trái ngược nhau. Trong triết học người ta
gọi đây là những mặt đối lập của mâu thuẫn.
Hỏi: Em hiểu thế nào là mặt đối lập của mâu
thuẫn ?
HS: Phát biểu khái niệm
GV: Chốt kiến thức (Trình chiếu Slide 4)
=> Mặt đối lập của mâu
thuẫn là những khuynh
hướng, tính chất, đặc điểm
mà trong quá trình vận
động, phát triển của sự vật
hiện tượng chúng phát triển
theo những chiều hướng trái
ngược nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thống nhất giữa các
mặt đối lập
Hỏi: Trong cơ thể sinh vật có 2 quá trình đồng
hóa và dị hóa, nếu ta bỏ đi 1 quá trình (giả sử
bỏ đi quá trình đồng hóa) vậy cơ thể sinh vật ấy
b) Sự thống nhất giữa các
mặt đối lập
- 21 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
sẽ như thế nào?
HS: Cơ thể sinh vật đó sẽ chết vì ko có quá trình
đồng hóa thì cũng sẽ ko có quá trình dị hóa.
Hỏi: Trong XH CHNL xóa bỏ giai cấp nô lệ thì
XH ấy sẽ như thế nào?
Hay trong hoạt động kinh tế mà ko có quá
trình sản xuất chỉ có quá trình tiêu dùng có được
ko? Vì sao?
HS: + XHCHNL có giai cấp nô lệ thì giai cấp
chủ nô mới có đối tượng để bóc lột và ngược lại.
+ Không có sản xuất thì không có tiêu dùng
và ngược lại.
GV: Như vậy 2 mặt đối lập này luôn liên hệ,
gắn bó với nhau ko thể tách rời, thiếu 1 trong 2
mđlập thì sự vật hiện tượng đó ko thể tồn tại
được. Và theo quan điểm triết học người ta gọi
đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Hỏi: Vậy em hiểu thế nào về sự thống nhất giữa
các mặt đối lập ?
HS: Nêu khái niệm
GV: Chốt kiến thức (Trình chiếu Slide 6)
Lưu ý: Cần phân biệt khái niệm “thống nhất”
được dùng trong cuộc sống hàng ngày là sự
đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị, tổ chức
và hành động.
=> Là 2 mặt đối lập liên hệ
gắn bó với nhau, làm tiền đề
tồn tại cho nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập
Hỏi: Trong XH CHNL mặc dù 2 giai cấp chủ nô
và nô lệ cùng liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền
đề tồn tại cho nhau nhưng theo các em thì 2 giai
cấp này có chung sống hòa bình ko? Vì sao?
HS: Chúng ko chung sống hòa bình với nhau
mà luôn tác động đến nhau, bài trừ nhau, gạt bỏ
c) Sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập
- 22 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
nhau.
GV: Hai quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ
thể sinh vật, hai mặt sản xuất và tiêu dùng trong
mọi hoạt động kinh tế cũng vậy luôn ko ngừng
tác động đến nhau, bài trừ nhau.
=> Trong triết học người ta gọi đây là sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập.
Hỏi: Vậy em hiểu thế nào là sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập?
HS: Nêu khái niệm
GV: Chốt kiến thức (Trình chiếu Slide 8)
Lưu ý: Cần hiểu “đấu tranh” trong quy luật mâu
thuẫn có ý nghĩa khái quát là tác động, bài trừ,
gạt bỏ chứ ko nên hiểu đó là xung đột, dùng sức
mạnh diệt trừ nhau.
=> Là 2 mặt đối lập luôn
luôn tác động, bài trừ, gạt
bỏ nhau.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn
Hỏi: Trong 1sự vật hiện tượng có 2 mặt đối lập
mà các mặt đối lập này chúng vừa thống nhất
với nhau ko thể tách rời, làm tiền đề tồn tại cho
nhau. Nhưng ở bên cạnh nhau chúng cũng ko
ngừng tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Theo các
em chúng có mâu thuẫn ko?
HS: Chúng có mâu thuẫn.
Hỏi: Vậy qua phân tích VD trên em hiểu mâu
thuẫn theo quan điểm triết học là gì?
HS: Nêu khái niệm
GV: Chốt kiến thức (Trình chiếu Slide 9)
Hỏi: Các em hãy cho biết các VD sau có được
coi là mâu thuẫn ko? Vì sao?
d) Khái niệm mâu thuẫn
- Quan niệm triết học:
Mâu thuẫn là 1 chỉnh thể
trong đó 2 mặt đối lập vừa
thống nhất với nhau, vừa
đấu tranh với nhau.
- 23 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
a. Mặt đồng hóa ở tế bào A và mặt dị hóa ở tế
bào B.
b. Điện tích dương của nguyên tử B và điện
tích âm của nguyên tử A.
(Trình chiếu slide 10)
HS: Không phải là mâu thuẫn vì chúng không ở
cùng một sự vật.
GV: Đúng, chúng không phải là mâu thẫn vì
chúng là hai mặt đối lập bất kỳ, không cùng nằm
trong một một sự vật, hiện tượng, không phải là
một chỉnh thể, trong khi đó mâu thuẫn là một
chỉnh thể được tạo thành từ hai mặt đối lập.
GV: Các VD nào sau là mâu thuẫn triết học?
a. Bà A và bà C cãi nhau trong chợ.
b. Iran kiên quyết chống lại Mỹ.
c. Israel tấn công Li Băng.
d. Nhận thức tiến bộ và nhận thức lạc hậu.
(Trình chiếu slide 11)
HS: Chỉ có VD d là mâu thuẫn triết học.
Hỏi: Các VD a, b, c có phải là mâu thuẫn ko?
Tại sao ko phải là mâu thuẫn triết học?
HS: Có là mâu thuẫn vì chúng cũng có các mặt
đối lập xung đột nhau, chống đối nhau nhưng ko
phải là mâu thuẫn triết học vì 2 mặt đối lập của
chúng tách rời tương đối, ko liên hệ ràng buộc
với nhau. Và người ta gọi chúng là mâu thuẫn
thông thường.
Hỏi: Vậy em hiểu thế nào là mâu thuẫn thông
thường?
HS: Nêu khái niệm
GV: Chốt kiến thức (Trình chiếu Slide 12)
GV: Mở rộng kiến thức:
- Quan niệm thông thường:
Mâu thuẫn được hiểu là 2
mặt đối lập xung đột nhau,
chống đối nhau nhưng
chúng tách rời tương đối, ko
liên hệ chặt chẽ với nhau.
- 24 -
Dạy học theo chủ đề tích hợp – "Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng"
- Có nhiều quan niệm sai về quy luật mâu thuẫn.
(Mục 5.1 - Tài liệu 3)
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập là một quy luật phổ biến tồn tại trong tất cả
các lĩnh vực: Tự nhiên, Xã hội và Tư duy.
(Mục 5.1 - Tài liệu 2)
Hỏi: Em hãy cho biết câu tục ngữ nào sau đây
có liên quan đến nội dung mâu thuẫn?
+ Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
+ Mềm nắn, rắn buông.
+ Xanh vỏ, đỏ lòng.
+ Trẻ trồng na, già trồng chuối
(Trình chiếu slide 13)
Hỏi: Như vậy, cô và các em đã tìm hiểu xong
mâu thuẫn là gì, mặt đối lập của mâu thuẫn, sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Em nào có thể lên bảng sơ đồ hóa lại nội dung
vừa học (sơ đồ hóa mâu thuẫn)
HS: vẽ sơ đồ mâu thuẫn (Trình chiếu Slide 14:
Sơ đồ quy luật mâu thuẫn)
Mặt đối lập 1 Thống nhất
Sự vật hiện tượng Mâu thuẫn
Mặt đối lập 2 Đấu tranh
Ví dụ 1:
Chủ nô TN Địa chủ
XH CHNL Mâu thuẫn XH PK
Nô lệ ĐT (Được giải quyết) Nông dân
Tư sản
XH TBCN
Vô sản
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc giải quyết mâu
Tiết 2
2 – Mâu thuẫn là nguồn
- 25 -