Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn mô ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 20 trang )

S GIO DC V O TO H NI
PHềNG GIO DC V O TO QUN LONG BIấN

BàI Dự THI
VậN DụNG KIếN THứC LIÊN MÔN Để
GIảI QUYếT CáC TìNH HuốNG THựC TIễN
DàNH CHO HọC SINH TRUNG HọC
MÔN: NGữ VĂN
a ch: Khu ụ th Vit Hng, Giang Biờn, Long Biờn, H Ni
in thoi: 043.622.6366
Email:
Cỏc mụn tớch hp: Lch s, a lớ, Giỏo dc Cụng dõn
H v tờn: Nguyn Lng Tin Anh - Lp: 6A3

Long Biờn, thỏng 11 nm 2014
1
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
MÔN: NGỮ VĂN
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Phòng Giáo Dục và Đào tạo quận Long Biên
- Trường: Trung học cơ sở Đô Thị Việt Hưng
- Địa chỉ: Khu ĐT Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: 0167.570.5226
- Email:
- Họ và tên: Nguyễn Lương Tiến Anh
- Lớp: 6A3
2
MỤC LỤC


Thông tin chung: 1
1. Tên tình huống: 3
2. Mục tiêu giải quyết tình huống: 3
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 3
4. Giải quyết tình huống: 4
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 4
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: 19
3
1. TÊN TÌNH HUỐNG: Giới thiệu về Thủ đô Hà Nội yêu dấu
Năm 2014, đoàn cán bộ UBND huyện, cán bộ giáo viên và học sinh của
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng - huyện kinh tế mới có đông đảo bà con Gia Lâm
vào lập nghiệp từ những năm 1976 - 1977 về thăm, làm việc và giao lưu với giáo
viên và học sinh trường THCS Đô Thị Việt Hưng với Phòng Giáo dục và Đào
tạo quận Long Biên, Hà Nội. Các bác lãnh đạo, các thầy cô giáo và các bạn học
sinh của tỉnh bạn rất muốn biết về Thủ đô Hà Nội. Thật vinh dự và tự hào biết
bao khi em được thay mặt cho các bạn học sinh trường THCS Đô Thị Việt
Hưng, “Giới thiệu về Thủ đô Hà Nội yêu dấu” với các thầy cô giáo và các bạn
học sinh.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Giúp các thầy, cô giáo và các bạn học sinh huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng hiểu biết sâu rộng hơn về quê Hà Nội - nơi cội nguồn của nhiều gia đình
nay đã an cư lập nghiệp tại quê hương thứ hai huyện Lâm Hà – Lâm Đồng.
- Nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc tình yêu với quê hương.
- Khơi gợi ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, giữ gìn và phát huy
những thành quả của cha ông đối với Thủ đô Hà Nội.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để các thầy cô giáo và các bạn học sinh huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
có được những hiểu biết về Hà Nội, em đã vận dụng kiến thức các môn học sau:
- Môn Địa lý: Bài 20. Vùng đồng bằng sông Hồng với phần “Đặc điểm tự

nhiên và khí hậu đồng bằng sông Hồng”.
- Môn Lịch sử: Lịch sử địa phương Hà Nội; Bài 12. Đời sống kinh tế văn
hoá thời Lý; Bài 15. Sự phát triển kinh tế, văn hoá thời Trần (lớp 7)
- Môn Ngữ văn: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử; Thuyết minh về
một di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh; Chương trình địa phương Phần văn,
các bài văn thơ đã học…
- Giáo dục Công dân: Bảo vệ di sản văn hoá
- Sưu tầm tài liệu từ các trang web:

4
4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống, em đã vận dụng kiến thức liên môn đã được học
tập trong nhà trường kết hợp với những hiểu biết của bản thân về mảnh đất
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội và đặc biệt là Lịch sử hình thành, phát triển để
giới thiệu với các thầy, cô giáo và các bạn học sinh huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng. Việc giới thiệu có thể tiến hành dưới ba hình thức:
- Một là: Có thể giới thiệu đến các thầy cô giáo và các bạn học sinh thông
qua việc thuyết trình trong hội trường, kết hợp với các hình ảnh để các quý vị đại
biểu có thể nắm sơ lược về lịch sử Hà Nội, một số danh làm thắng cảnh, di tích
lịch sử tiêu biểu của Hà Nội, giới thiệu một số đặc sản của Hà Nội thông qua bài
thuyết trình và kết hợp với các đoạn video.
- Hai là: Giới thiệu Lịch sử Hà Nội với những nét đặc sắc tiêu biểu nhất
thông qua việc cùng với đoàn đến thăm một số địa điểm tiêu biểu của Hà Nội
như: Cầu Long Biên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Bác, Hồ Gươm, Làng
gốm Bát Tràng…
- Ba là: Trước khi đoàn đến giao lưu, làm việc với trường THCS Đô Thị
Việt Hưng và Quận Long Biên, sẽ gửi trước nội dung các bài thuyết trình kèm tư
liệu để đoàn tìm hiểu trước rồi để có thể bước đầu có niềm yêu thích và hiểu biết
về Hà Nội…
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Kính thưa các thầy, cô giáo và các bạn học sinh!
Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi
Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô
ra thành Đại La, đổi gọi là Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn
Kiếm và một phần của hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa
giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận
Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy. Năm 1802, nhà
Nguyễn dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị
đổi gọi là phủ Hoài Đức.
Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập
các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong
(nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Đáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh
5
lị đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà
Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội.
Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố
Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn.
Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đô mới, truyền thuyết có kể rằng khi vua
Lý tới bến sông Cái (một tên gọi khác của sông Hồng), thì có con rồng vàng hiện
trên sông rồi bay lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng
Long (Rồng bay lên). Câu chuyện "Rồng bay lên" đó nói lên khí thế vươn mình
của thủ đô mới đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của
một quốc gia đã có mấy nghìn năm dựng nước. Cũng từ đây Thăng Long ghi
nhiều chiến công hiển hách!
Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La Chiếu dời đô
Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân xâm
lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.
Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phen chao đảo. Thăng Long lại trở
thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa,
năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị

áp đảo trước khí thế và sức mạnh của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề
ở cổng thành phía Nam, xin đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước.
Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng Long là nơi người anh hùng
"áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến công, mà hiển hách nhất là chiến
thắng Đống Đa năm 1789. Với cuộc hành quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy,
nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và
trong chiến thắng đó có phần đóng góp của người dân Thăng Long.
6
Lê Lợi trả gươm cho Long Quân Chiến thắng Ngọc Hồi
Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm 1802 - 1945) đóng đô ở Huế.
Thăng Long trở thành trụ sở của tỉnh Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật
nhất nước, là thành phố đứng đầu cả nước về nghệ thuật, về công nghiệp, về
thương nghiệp, về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là trái tim của cả dân tộc.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính ở Thành Hà Nội, giặc
Pháp đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi Hà Nội liên tiếp đứng
lên chống lại ách đô hộ. Đỉnh cao của phong trào chính là ngày 19/8/1945, Hà
Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho tổng khởi nghĩa trên
phạm vi toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Quang cảnh buổi lễ độc lập
Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thế là ngày
19/12/1946 quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên đánh Pháp mở đầu cho giai
đoạn toàn quốc kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày 7/5/1954 chiến thắng ÃÂiện
Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất bại. Năm tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội
được giải phóng và Hà Nội vẫn là trái tim của đất nước Việt Nam và Hà Nội đã
7
chi viện hết sức mình cho miền Nam đánh Mỹ, trong khi đó vẫn không ngừng
đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cũng trực tiếp chống Mỹ khi
Mỹ thực hiện kế hoạch leo thang ra miền Bắc.

Giải phóng thủ đô 10/10/1954 Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không”
Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ
bằng không quân. Đặc biệt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc
tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận
"Điện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải
chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn
giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc
hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau nhiều lần điều chỉnh và mở rộng cũng như sáp nhập, đến năm 2014
Thành phố Hà Nội có diện tích: 3.324,92km² với dân số: 6.448.837 người
(1/4/2014) bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp quận/huyện là:
- 12 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh
Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
- 18 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội
cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc
Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và
Mê Linh (từ Vĩnh Phúc); thị xã Sơn Tây.
Về vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh:
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía
8
đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà
Bình và Phú Thọ. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng,
vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học
và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Bản đồ địa lí Hà Nội
Về địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.

Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía
đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn
sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc
địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao
như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên
Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…
Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông
lạnh, mưa ít. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của
hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung
bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết
khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời
kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ,
Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp
riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình
của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành
những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung
sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội
hiện nay không lớn.
9
Sắc xuân Hà Nội bên cầu Thê Húc Hồn thu Hà Nội bên Hồ Hoàn Kiếm
Sau 60 năm Thủ đô đã khoác lên mình một diện mạo mới, một bộ mặt mới
trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế Hà Nội phát triển nhanh và khá toàn diện, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo xu thế hiện đại hóa, có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công
nghiệp - nông nghiệp hình thành rõ rệt. Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
đã góp phần cung ứng hầu hết các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của
nhân dân thủ đô và các vùng phụ cận, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới. Bên cạnh đó phố Hà Nội còn chú trọng tăng cường quản lý và
sử dụng các tài sản công và hành chính công. Đẩy mạnh kiểm kê, kiểm soát việc
xây dựng, công khai và thực hiện các quy hoạch, công trình giao và sử dụng đất

đai.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế Hà Nội đã cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng,
đầu tư xây dựng, đầu tư nhiều công trình mới làm thay đổi diện mạo của thủ đô.
Các cửa ngõ ra vào Thủ đô được mở rộng với nhiều tuyến đường mang dáng dấp
của những tuyến phố hiện đại như Lê Văn Lương, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt,
nhiều khu đô thị trung tâm thương mại hiện đại xứng tầm quốc tế như Royal city,
Times city… Nhiều tuyến đường mới được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao
tốc như: Bắc Thăng Long - Nội Bài, Láng - Hòa Lạc, Pháp Vân - Cầu Giẽ,
Đường Cao tốc trên cao. Hệ thống cầu bắc qua sông Hồng cũng được đầu tư như
Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, sắp tới đây sẽ tiếp tục thông xe trên cầu Nhật Tân.
10
Tòa nhà cao nhất Hà Nội - Keangnam nằm
trên đường Phạm Hùng
Khu đô thị cao cấp Royal City nằm
trên đường Nguyễn Trãi – Hà Đông
Đường vành đai 3 trên cao đoạn giao với
đường Trần Duy Hưng
Cầu Đông Trù nối quận Long Biên và
huyện Đông Anh
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của Hà Nội đó là
vấn đề xây dựng môi trường văn hóa, môi trường xã hội, xây dựng con người Hà
Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại đã có chuyển biến tích cực. Các cuộc vận
động “xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống mới ở khu dân cư”, phong trào “người tốt việc tốt”… được duy trì
và có tác dụng tốt, phát triển đi đôi với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Với những gì đã làm được Hà Nội đã được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố
vì hòa bình”.
Sáu mười năm qua, Hà Nội đã có vị thế nhất định trong khu vực, trở thành
nơi kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa sức mạnh, nơi hội tụ, kết tinh
và tỏa sáng của tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, tinh thần đoàn kết và khát vọng

vươn lên của cả dân tộc.
Thăng Long - Hà Nội, có một bề dày lịch sử nghìn năm, là nơi hội tụ văn
hóa, kết tinh văn minh Việt Nam. Đến với Hà Nội mỗi người con Đất Việt như
11
được sống lại với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đến với
Hà Nội mỗi người dân Việt nói chung và du khách nước ngoài nói riêng đều
được chiêm ngưỡng những hình ảnh, địa điểm trở thành biểu tượng Hà Nội vừa
chứa đựng giá trị vật thể vừa là giá trị phi vật thể với những nét hấp dẫn và quyến
rũ riêng. Chúng ta xao xuyến bồi hồi khi đứng trên cầu Long Biên với dáng hình
cong cong như những dải lụa bắc qua dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, chúng ta
kính cẩn khi được vào Lăng viếng Bác, được thả hồn thơ mộng khi dạo quanh
Hồ Hoàn Kiếm mà bồi hồi nhớ về truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Long
Quân, chúng ta tự hào về truyền thống hiếu học khi ngắm nghìn đài Nghiên, tháp
Bút và còn nhiều hơn nữa những đặc trưng về văn hoá, ẩm thực của người Hà
Nội…
Đất Thăng Long xưa, hình thành từ những làng quê, có bụi tre, bến nước,
vườn nhỏ, ao chuôm Ngày nay, dấu ấn “làng” ấy vẫn tồn tại đâu đó với những
phố cổ, làng cổ trầm mặc, xinh xắn, với bao ngõ nhỏ uốn lượn, quanh co, ngoằn
ngoèo trong lòng một Hà Nội hiện đại, sầm uất.
Ô Quan Chưởng vẫn mang dáng dấp xưa Một góc phố cổ Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của
những nền văn hóa lớn. Những nét văn hóa thường được thể hiện qua ngôn ngữ,
trang phục, truyền thống ẩm thực, những thú vui giải trí Họ vẫn giữ lại những
thú vui tao nhã như chơi hoa, trồng cây cảnh, nuôi chim dù thành phố ngày nay
đã trở nên chật chội. Trang phục của người Hà Nội, dẫu thay đổi nhiều theo thời
gian, vẫn được xem là trang nhã và duyên dáng.
Nếu Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây, nói như Nguyễn Đình Thi, là nơi “lắng
hồn núi sông ngàn năm” thì từ những phương ngữ Việt Nam do biết bao người
“tứ trấn” đổ về đây làm ăn sinh sống qua lịch sử ngàn năm mang lại, đã được
thanh lọc và ngưng cất thành “tiếng Hà Nội” hay nói như Tô Hoài là “tiếng Hồ

Gươm” đại diện sáng giá nhất của tiếng Việt Nam trong sáng.
12
Thành cổ Hà Nội xưa Sinh hoạt của người dân Hà Nội xưa
Ở thời hiện đại, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn còn rất bí ẩn và
quyến rũ bởi những chứng tích lịch sử, những dấu ấn về con người qua truyền
thuyết huyền thoại, di tích lịch sử, những khu phố, ngôi nhà cổ, tường thành xưa,
đường phố cũ…
Thành Cửa Bắc với dấu tích chiến tranh
trên đường Phan Đình Phùng
Di sản Hoàng thành Thăng Long trên
đường Hoàng Diệu
Kiến trúc cổ Hà Nội gợi lên một nền văn minh tinh thần, một nếp sống văn
hóa gia đình trong những đường nét ấm nóng hơi thở của nhiều thế hệ. Khu phố
cổ Hà Nội vẫn là khu vực đông đúc nhất. Qua nhiều năm, những cư dân sinh
sống nhờ các nghề thủ công, buôn bán tiểu thương đã hình thành những con phố
nghề đặc trưng mang những cái tên như Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đường,
Hàng Đồng, Thuốc Bắc Bề dày lịch sử cũng khiến Thăng Long trở thành một
vùng đất đầy hấp dẫn về du lịch, với những địa danh lịch sử - văn hóa nổi tiếng
như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tháp Rùa - Đền
Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Thăng Long Tứ trấn, thành Cổ Loa. cầu Long Biên
13
Chùa Trấn Quốc - một trong tứ trấn Chùa Một Cột - kiến trúc độc đáo
Loa thành – Kinh đô của Thục Phán Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Trước hết chúng ta cùng đến với địa bàn quận Đống Đa để thăm Văn Miếu
- Quốc Tử Giám. Nếu kể tên những danh thắng bậc nhất của đất “Hà Thành” xưa
và nay thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chính là một quần thể kiến trúc văn hoá
hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống
ngàn năm văn hiến. Được khởi công xây dừng từ năm 1070 (Văn Miếu) và 1076
(Quốc Tử Giám) nơi đây luôn giữ vai trò thờ tự, giáo dục, nho học lớn nhất, nơi
đào tạo ra hàng nghìn bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước trong suốt thời kì

phong kiến độc lập.
Cổng vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám Khuê Văn Các - biểu tượng Hà Nội
Trong hơn một ngàn năm qua, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là một
biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư
14
trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt, bởi thế việc đón nhận di tích
văn hóa quốc gia đặc biệt càng làm tôn lên và khẳng định những nét đẹp văn hóa,
giáo dục trường tồn của dân tộc ta. Đặc biệt hơn, khi UNESCO, một tổ chức uy
tín về: Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận 82 bia
đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới. Đây là những tấm bia
tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ
đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn
ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử
dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Các
bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người
dựng bia.
Bia tiến sĩ trong Văn Miếu Toàn cảnh sân Quốc Tử Giám
Từ những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn đó mà ngày nay: Văn Miếu – Quốc
Tử Giám luôn là một địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm thu
hút hàng triệu lượt du khách tham quan, cũng là điểm văn hóa du lịch được đón
các đoàn khách quốc tế và Nguyên thủ quốc gia các nước đến tham quan nhiều
nhất….
Sau khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chúng ta có thể đi bộ
khoảng 1 km qua phố Chu Văn An, sang Trần Phú để đến với Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh và quần thể lăng gồm quảng trường Ba Đình, khu nhà sàn, vườn
cây….trên phố Hùng Vương, Ngọc Hà, quận Ba Đình.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình kiến trúc có ý nghĩa chính
trị to lớn, thể hiện tình cảm sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác. Lăng được khởi
công ngày 02/9/1973 với sự tham gia của nhiều địa phương, nhiều cơ quan, đơn
vị quân đội và sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô

anh em. Sau 2 năm thi công liên tục và khẩn trương, Lăng Bác Hồ đã được khánh
thành vào ngày 29/8/1975. Lăng Bác Hồ được tạo dáng như một đóa hoa sen
15
tượng trưng cho khí tiết thanh cao của dân tộc ta và phẩm chất cao đẹp của Bác.
Sen còn là tên làng quê Bác – Làng Kim Liên (sen vàng) - và cũng để nhắc mãi
câu ca “Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Dây
hoa văn quanh giường Bác là hình ảnh hoa sen, hoa nhài được cách điệu… các
loài hoa mà Người yêu thích.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà sàn và ao cá Bác Hồ
Lễ đài chính phía trước Lăng được ốp và lát đá hoa cương, hai bên và lễ
đài phụ làm bằng đá granito có chỉ đồng phân loại. Cửa Lăng trồng hai hàng đại,
bên cạnh là hai bồn cây đài cây vĩ hoa đỏ và 18 cây Vạn Tuế của các tỉnh đồng
bằng mừng thọ Bác. Đường Hùng Vương chạy qua trước Lăng được trồng hai
hàng chò nâu được đưa về từ đất tổ Phong Châu. Thảm cỏ 168 ô tươi xanh mát
rượi trước cửa Lăng, ở giữa quảng trường là cột cờ cao 30m. Hai bên Lăng và
phía sau là vườn hoa, vườn cây ăn quả nơi Bác thường thư giãn sau những giờ
làm việc căng thẳng. Những loài cây quả quý hiếm này đều do đồng bào ở khắp
cả nước gửi về biếu Bác.
Toàn cảnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Bào tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh
16
Sau khi thăm lăng Bác, dưới cái nắng yếu ớt cùng những cơn gió heo may
của tiết thu Hà Nội, các thầy cô giáo và các bạn học sinh có thể di chuyển về phía
bưu điện thành phố Hà Nội để thả hồn vào cảnh sắc tuyệt vời của trời thu Hà Nội
với khung cảnh nên thơ thư thả dạo thăm Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và chụp
cho mình những tấm ảnh thật đẹp ghi dấu kỉ niệm tại hồ Hoàn Kiếm.
Đến với Hồ Hoàn Kiếm, người giàu óc tưởng tượng ví những rặng liễu ven
hồ như mái tóc dài óng ả của các cô gái Hà Thành nghiêng xuống gội nước giếng
thiêng. Nhưng vẻ đẹp Hồ Gươm đâu chỉ có những rặng liễu ven hồ mà chen vào
đó là những tàn cây ngả dai ôm mặt nước biếc xanh màu ngọc. Mùa hè bằng lăng
khoe sắc tím, phượng vĩ thắp lửa… Người yêu hoa ví Hồ Gươm như lẵng hoa

tươi đặt giữa lòng Hà Nội.
Vẻ đẹpthơ mộng của hồ Hoàn Kiếm Cổng vào đền Ngọc Sơn
Vẻ đẹp Hồ Gươm là vẻ đẹp lãng mạn mà bình dị suốt bốn mùa. Ngày đầu
năm tiết trời ẩm ướt mưa bụi lất phất bay. Những giọt mưa li ti vừa đủ làm ẩm
lớp áo ngoài. Dạo một vòng quanh bờ hồ ta sẽ gặp từng đoàn tăng ni, phật tử tay
lần tràng hạt, các cụ già áo dài nâu cầm hương đi lễ các chùa quanh khu vực hồ,
bỗng thấy lòng thanh nhẹ. Mọi lo toan gạt sang bên để hưởng trọn giây phút
thanh bình.
Hồ Hoàn Kiếm lung linh đón giao thừa Phượng đỏ rực bên Hồ Hoàn Kiếm
17
Vào hè, nắng gắt, các cụ già ra ngồi trên ghế đá quanh hồ hưởng cơn gió
mát từ mặt hồ thổi lên thấy người thư thái. Chẳng thế mà một kiến trúc sư nổi
tiếng người Austraylia ví Hồ Gươm như chiếc máy điều hòa nhệt độ khổng lồ đặt
giữa phố phương Hà nội đông vui.
Khi mùa thu đến, những cơn gió heo may se se lạnh du khách khoác lên
người chiếc áo len tản bộ quanh hồ để nhớ, để thương, để thả hồn theo những kỉ
niệm của một thời trai trẻ đầy mộng mơ trên đất Thăng Long.
Đông về, rét đậm, người dạo quanh hồ thưa dần. Chỉ ai muốn tìm cảm giác
tĩnh lặng mới đặt từng bước chân trên thảm lá vàng của những hàng cây cổ thụ
ven đường đổ xuống theo gió rải lên lối đi để hồi tưởng những kỉ niệm bấy lâu
dấu kín trong lòng; bỏ lại sau lưng cuộc sống đời thường xô bồ như chiếc đèn
kéo quân quay quay theo dòng chảy thời gian.
Lãng mạn sắc thu bên Hồ Hoàn Kiếm Mùa đông huyền ảo
Người có thú chơi cây cảnh ví Hồ Gươm như hòn non bộ dặt giữa ba con
phố bao quanh. Phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thái Tổ, phố Hàng Khay, có độ
dài chừng một nghìn tám trăm mét (1800m) với những ngôi nhà cũ mới cao thấp.
Văn nghệ sĩ nhìn vẻ đẹp lung linh, huyền ảo đầy chất lãng mạn của Hồ
Gươm có sức lay động tâm hồn đi vào thẩm sâu tâm thức để tạo nên những áng
thơ văn nhạc họa. Không đợi đến hôm nay mà từ đầu thế kỉ XIX khi Hồ Gươm
còn mang dáng dấp một đoạn sông Hồng sót lại qua biến thiêng sông nước hàng

nghìn năm trước thì Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872) một tri thức lỗi lạc, một tài
năng thơ văn siêu việt đất Thăng Long đã viết bài thơ vịnh Hồ Gươm:
Nhất trản trung phù địa
Trường lưu đảo tái thiên.
Ngư chu xuân tống khách,
Hồi trào trú hoa biên.
18
Cùng với thời gian các thế hệ văn nghệ sĩ lớp cháu con tiếp tục ca ngợi vẻ
đẹp Hồ Gươm. Trong nhạc phẩm: “ Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi vang
lên giai điệu tha thiết: “Ôi! Nước Hồ Gươm xanh thắm lòng. Bóng tháp rùa thân
mật êm ấm lòng …”. Danh họa Bùi Xuân Phái bằng nét bút tài hoa vẽ nên phố cổ
rêu phong của Hà Nội xưa, xa xa là bóng tháp rùa nghiêng trên mặt nước màu
xanh ngọc vào những chiều nhạt nắng, những sáng mưa bụi lất phất bay. Nhiều
nhà văn hôm xưa và hôm nay đều lấy nguồn cảm hứng từ vẻ đẹp Hồ Gươm khi
viết về Hà Nội.
Tranh phố cổ của Bùi Xuân Phái Một góc Hà Nội ngày nay
Vẻ đẹp, lịch sử và huyền thoại Hồ Gươm xưa và nay luôn song hành với
truyền thống giữ nước và dựng nước của người Thăng Long.
Nữ văn sĩ Cộng Hòa Liên Bang Đức Annaliese Wulf người đã dành tâm
huyết viết cuốn sách giới thiệu Hà Nội, khuyên mọi người: “ Ai chưa một lần đến
Hồ Gươm, dạo quanh hồ ngắm cảnh, nghe huyền thoại tháp rùa thì coi như chưa
đến Hà Nội chưa biết Việt Nam.
Ngoài ra đất Hà Thành còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống,
những sản phẩm thủ công đầy tinh xảo như gốm Bát Tràng, lụa La Khê, đồ đồng
Ngũ Xã, sơn mài Hà Thái cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng như Nhật
Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm. Và do là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều
thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng
đất khác, nhưng ẩm thực thành phố cũng có những nét riêng biệt. Đến với Hà
Nội, người ta không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn đặc trưng như
cốm làng Vòng, phở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm

Hồ Tây. Bên cạnh đó còn có nhiều món ăn đặc trưng khác như bún thang, bún
chả, bún nem, bún bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, tào phớ An Phú, nem chua làng
Vẽ… Mong rằng sẽ có dịp để em giới thiệu nhiều hơn nữa đến các thầy cô giáo
và các bạn học sinh trong các bài giới thiệu khác.
19
Thương lắm cốm Vòng Bánh tôm Hồ Tây
Làng gốm Bát Tràng Lụa Vạn Phúc
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Bài giới thiệu của em đã giúp các thầy cô giáo và các bạn học sinh huyện
Lâm Hà thêm hiểu biết sâu sắc, yêu mến tự hào về Thủ đô Hà Nội yêu dấu, ý
thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa và tiềm năng sẵn có của Thủ đô, của quê hương từ đó
tạo sự gắn kết giữa 2 vùng đất giàu ân nghĩa, giàu truyền thống văn hóa: Hà Nội
– Lâm Đồng. Bài giới thiệu cũng giúp em tự tin, vững vàng hơn với những kiến
thức được học về các bộ môn Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục Công
dân nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa việc “Học đi đôi với hành”.
Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài trình bày của em không tránh
khỏi còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến từ
các thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh!
Em xin trân trọng cám ơn!
Long Biên, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Lương Tiến Anh
20

×