Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

vận dụng kién thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn một số giải pháp tiết kiệm năng lượng giảm ùn tắc giao thông chống ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.68 KB, 18 trang )

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Trường : THPT Phan Đình Phùng
- Địa chỉ: 67B Cửa Bắc – 30 Phan Đình Phùng
- Điện thoại: 043 8.452.811
- Email:
- Tên tình huống:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP: TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Toán học
- Các môn học tích hợp: Vật lý, Hóa học; Sinh vật; GDCD
- Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Giang
Ngày sinh: 10/06/1997 Lớp12A1
2. Họ và tên: Nguyễn QuỳnhTrang
Ngày sinh: 27/03/1997 Lớp 12A1

1
1. TÊN TÌNH HUỐNG:
Giải pháp: Tiết kiệm năng lượng, Giảm ùn tắc giao thông,
Chống ô nhiễm môi trường.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Vận dụng kiến thức các môn học, kết hợp các phương pháp phân tích để
làm rõ các nội dung chính sau:
 Tầm quan trọng của giao thông vận tải.
 Thực trạng việc tắc đường hiện nay ở nước ta.


 Hậu quả của việc tắc đường.
 Nguyên nhân dẫn đến việc tắc đường.
 Đưa ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng; giảm ùn tắc giao
thông; chống ô nhiễm môi trường.
 Thực hiện giải pháp bằng những việc làm cụ thể.
 Ý nghĩa của giải pháp.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Ngành giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong việc phát triển Kinh
tế của bất kỳ quốc gia nào, không chỉ đối với Việt Nam.
Ở các nước phát triển như Mĩ, Anh, Đức, Áo, Ý, Pháp… đã triển khai
hình thức đi chung xe để giảm ùn tắc giao thông và tiết kiệm năng lượng. Ngoài
ra nó còn giúp tiết kiệm chi phí đi lại và đặc biệt rất lí tưởng cho những người có
lịch trình phù hợp với nhau, hay những người làm cùng cơ quan, trường học có
chung tuyến đường.
Theo thông tin trên website www.carparling.com (trang mạng đi xe chung
lớn nhất ở châu Âu) từ năm 2000 đến nay kế hoạch đi chung xe đã mang lại
những lợi ích thiết thực:
+ Tiết kiệm 750 triệu lít khí gas.
+ Làm giảm bớt 1500.000 tấn CO
2
thải ra môi trường.
+ Giúp giảm ùn tắc giao thông trên 90.000km đường bộ.
+ Hơn 170.000 mối quan hệ bạn bè được thành lập. Đặc biệt có 22 đám
cưới đã diễn ra.
Ở Việt Nam hiện nay tình hình giao thông vận tải còn nhiều bất cập, Bộ
GTVT cũng như Sở GTVT các tỉnh, thành phố đã có 1 số giải pháp nhằm hạn
chế ách tắc giao thông:
2
- Đối với xe hơi: bắt buộc đậu cách trường học – bệnh viện – công sở
100 mét.

- Người bán hàng rong phải cách trường học – công sở - xí nghiệp 200 m
vào giờ cao điểm.
- Khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Di chuyển các cơ quan nhà nước, bệnh viện, …ra ngoài thành phố. Bố
trí sao cho khu dân cư và khu thương mại có được mật độ hài hòa.
Tuy nhiên tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xả ra thường xuyên, nhất là ở
các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ chí Minh.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để đưa ra giải pháp giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng kiến
thức các môn học:
- Toán học và Vật lí: Phân tích, tính toán chi phí nhiên liệu điện, xăng.
- Hóa học: Tìm hiểu về đặc điểm, tác hại của các loại khí thải gây ô nhiễm
môi trường.
- Sinh học: Nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp
và tìm hiểu tâm lí người tham gia giao thông.
- Ngoại ngữ: Dịch tài liệu.
- Văn học: Sử dụng các ngôn ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp để trình
bày bài viết.
- Tin học: Sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin và soạn thảo văn bản.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
5.1. Tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải
Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
3
 Cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất,
đưa sản xuất, đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ => giúp quá trình sản
xuất diễn ra liên tục và bình thường.
 Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp các hoạt động sinh hoạt
được thuận tiện.
4

 Giao lưu kinh tế giữa các nước
5
5.2. Thực trạng việc tắc đường hiện nay ở nước ta:
Giao thông ở Việt Nam thường xuyên xảy ra tắc đường nhất là vào giờ
tan tầm và ở những nơi gần cơ quan, trường học, mật độ tham gia giao thông lớn
ở những thành phố lớn.
6
Vài năm trở lại đây, xe đạp điện đang trở thành phương tiện giao thông
phổ biến ở những thành phố lớn.
- Tại trường THPT Phan Đình Phùng trong năm học 2013-2014 toàn
trường chỉ có khoảng 100 xe đạp điện thì đến năm học 2014-2015 số xe đã tăng
lên khoảng 600 xe.
Hình ảnh xe đạp điện ở sân trường THPT Phan Đình Phùng Hà Nội trong
ca học buổi sáng (trường học hai ca).
7
5.3. Hậu quả của việc tắc đường
8
Theo số liệu từ cục đăng kiểm Việt Nam. Thời gian trước năm 2010 cả
nước có khoảng 20 triệu ô tô và xe máy, năm 2010 đã tăng lên khoảng 24 triệu
xe và đến năm 2015 dự báo lượng ô tô, xe máy lưu hành trong cả nước khoảng
31 triệu xe. Hàng ngày chỉ cần nửa số phương tiện trên hoạt động cũng đã thải ra
môi trường một lượng lớn các khí độc hại trong đó có những thành phần gây nên
hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường.
Theo nhiều báo cáo y tế và nghiên cứu, ô nhiễm không khí do khí thải có
thể làm tăng đáng kể các vấn đề sức khỏe như bệnh hen suyễn, dị ứng, ung thư
phổi, viêm phế quản mãn tính, và cả đau đầu chóng mặt mệt mỏi. VD:
9
cacbonmonoxit (CO) gây ra chứng nghẹt thở; chì ảnh hưởng đến hệ thần kinh,
làm suy giảm trí nhớ; NO
x

: cụ thể như NO
2
, NO
3
là chất có mùi khét khó chịu
màu nâu. Nó đi vào cơ thể qua đường hô hấp, vào phổi, cùng với hơi nước tạo
HNO
3
làm viêm phổi và làm hủy hoại các tế bào của cơ quan hô hấp, …
Tình trạng tắc đường thường xuyên gây nên nỗi bức xúc cho không ít
người tham gia giao thông khi phải chịu sự nóng bức, ngột ngạt, chen chúc nhau
từng chút một để về tới nhà sau một ngày làm việc vất vả.
Bên cạnh đó vấn đề ùn tắc giao thông còn khiến giảm hiệu suất làm việc
bởi tốn nhiều thời di chuyển đi lại và các vấn đề về sức khỏe nêu trên cho người
tham gia giao thông.
5.4. Nguyên nhân dẫn đến việc tắc đường
- Tình hình phát triển đô thị mất cân đối, đa số trường học, bệnh viện, cơ
quan… đều đặt ở nội thành. Nhiều trường học còn nằm ngay cạnh nhau => gây
ách tắc trầm trọng vào giờ tan tầm.
- Các loại xe công cộng ít và chưa được nhiều người sử dụng.
- Số phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh nhưng diện tích đường
chưa được mở rộng.
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém, thường xuyên đi sai
luật giao thông.
5.5. Một số giải pháp nhằm hạn chế tắc đường, sử dụng năng lượng
hợp lý, thân thiện với môi trường:
 Giải pháp 1: Hai học sinh cùng tuyến đường đi học mỗi người đi một xe
đạp điện => Đi ghép một xe.
 Giải pháp 2: Hai học sinh cùng tuyến đường đi học, một người đi xe đạp
điện, một bạn do bố, mẹ chở bằng xe máy => Hai bạn đi một xe đạp điện

 Giải pháp 3 : Học tập kinh nghiệm ở nước ngoài chúng em kiến nghị một
giải pháp dành cho người lớn : Hai (thậm chí ba, bốn) người đi làm cùng
tuyến đường, một người có xe ô tô con => Đi ghép xe ô tô.
a. Giải pháp 1,2 (Tùy theo thỏa thuận , chẳng hạn: Khi đi ghép xe, bạn
không đi xe sẽ trả cho bạn đi xe đạp điện tiền điện). Sau đây là bảng tính
chi tiết:
10
BẢNG SO SÁNH GIÁ TIỀN CỦA 1 HỌC SINH
(Dựa trên số liệu xe đạp điện HK bike và xe máy Honda Lead 125cc)
Loại năng
lượng
tiêu thụ
Lượng tiêu
thụ 1 lần
sạc/đổ đầy
Giá tiền
trên 1
đơn vị
tiêu thụ
Tổng tiền
tiêu thụ
hết 1 lần
sạc/đổ đầy
Quãng
đường 1
lần sạc/đổ
đầy
Số tiền
phải trả
cho 1 km

đường, đi
một lượt
Số tiền
phải trả
cho x km
đường: đi-
về
TB giá
tiền
1 năm
TB giá tiền 3 năm
Đi xe máy
(PH chở)
Xăng
6.0 lít
xăng
23000 đ/
lít xăng
138.000
(đ)
270-300
(km)
485 (đ)
485.x.2
=x.970 (đ)
970x.9.26
=226.980x
(đ)
226.980x.3=
680.970x

(đ)
Thực hiện
kế hoạch
“Đi xe
chung”
(Đi xe
đạp điện)
Điện
3W.h (3 số
điện)
1600đ/1
số điện
4800 (đ)
60-85
(km)
66 (đ)
66.x.2
=132x (đ)
132x.9.26
=30888x
(đ)
30888x.3=92664x
(đ)
Chú thích: x- quãng đường từ nhà đến trường (km)
Bảng tính cho thấy: So với bố mẹ học sinh chở bằng xe máy, đi ghép xe đạp điện tiết kiệm chi phí đến hơn 7 lần.
(Chưa kể số tiền 1 xe đạp điện: 10.800.000 đ)
11

• Hiện nay ở trường Phan Đình Phùng có gần 2000 học sinh, 600 bạn
đi xe đạp điện:

- Giả sử ghép được 40% (bằng 240 xe) như sau:
+ 120 bạn dừng đi xe của mình để đi ghép với 120 bạn có xe khác, giảm
được 120 xe đạp điện.
+ 120 bạn dừng đi cùng bố mẹ bằng xe máy để đi ghép xe đạp điện với
120 bạn có xe.
=> giảm được 120 xe máy lưu thông trên 3km đường.
- Chỗ để xe đạp điện ước tính là 1.5(m
2
)
Sẽ tiết kiệm được:
 120 chỗ để xe đạp điện trong trường  1.5 x 120 = 180(m
2
)
 Và số tiền:
1 Ngày 1 năm 3 năm
Tiền
điện
132(đ)x3(km)x120(xe)
= 47.520(đ)
47.520 x 26 x 9 =
11.119.680(đ)
≈ 11 triệu đồng
11.119.680 x 3 =
33.359.040 (đ)
≈ 33 triệu đồng
Tiền
xăng
970(đ)x3(km)x120(xe)
= 349.200(đ)
349.200 x 26 x 9

= 81.712.800(đ)
≈ 81 triệu đồng
81.712.800 x 3 =
245.138.400(đ)
≈ 245 triệu đồng
Số lít
xăng
tương
ứng
15 (l) 3.552 (l) 10.660 (l)
• Hiện nay ở Hà Nội có 112500 học sinh (theo số liệu tuyển sinh vào
lớp 10 trong ba năm gần đây). Ước tính có 10% (tức là 11250) học
sinh đi xe đạp điện (do học sinh ngoại thành ít đi xe đạp điện hơn) .
Giả sử ghép được 20% (bằng 2250 xe)
- Sẽ tiết kiệm được
 2250 chỗ để xe đạp điện trong trường1,5 x 2250 = 3375(m
2
) chỗ
đỗ xe
 Và số tiền:
12
1 Ngày 1 năm 3 năm
Tiền điện
132(đ)x3(km)x2250(xe)=
891.000(đ)
891.000 x 26 x 9 =
191.646.000(đ)
≈ 191 trăm triệu
đồng
208.494.000x3=

625.482.000(đ)
≈ 625 trăm triệu
đồng
Tiền xăng
970(đ)x3(km)x2250(xe)=
6.547.500(đ)
≈ 6 triệu đồng
6.547.500 x 26 x 9
= 1.532.115.000(đ)
≈ 1,5 tỷ đồng
1.532.115.000x 3
= 4.596.345.000đ
≈ 4,5 tỷ đồng
Số (l)
xăng
tương
ứng
285 (l) 66.614 (l) 199.841 (l)
b. Giải pháp 3:
 Giả sử: Một người đi ô tô con đi làm 10 km (x2lượt) ghép với hai
người đi xe máy 6 km (x 4lượt). Hai người đi xe máy góp cho
người đi ô tô con số tiền bằng số tiền mà nếu đi xe máy họ bỏ ra
mua xăng.
Bảng số liệu chi phí ô tô và xe máy
(Dựa trên số liệu xe ô tô Yaris và xe máy Honda Lead 125cc)
Loại
NL tiêu
thụ
Dung
tích

bình
xăng
Giá tiền
1 (l) xăng
Tổng tiền
tiêu thụ hết
1 lần sạc
đầy
Quãng
đường 1
lần sạc
đầy
Số tiền
phải trả
cho 1 km
đường, đi
một lượt
Ô tô Xăng 42 (l)
23.000(đ)
966.000(đ)
525-700
(km) 1.577(đ)
Xe
máy
Xăng 6 (l) 138.000(đ)
270-300
(km)
485(đ)
- Trước khi “ghép xe”
+ Chi phí của Người đi ô tô: 1577 x 10 x 2 = 31.540(đ/ngày)

13
+ Chi phí của một người đi xe
máy:
6 x 485 x 2 = 5.820(đ/ngày)
- Sau khi “ghép xe”
 Người đi ô tô được hưởng:
+Chi phí của Người đi ô tô: 31.540 – 2 x 5820 = 19.900 đ/ngày
=>Người đi ô tô tiết kiệm được: 31.540 – 19.900 = 11.640đ/ngày
11.640 x 26 = 302.640.000
~300.000đ/tháng
302640 x 12 = 3.631.680 đ/năm
~ 3.600.000đ/năm
 Hai người đi xe máy được hưởng:
+ Không bị khí thải ô nhiễm trên đường.
+ Không bị chịu nắng mưa.
+ Giảm tiền tiền bảo trì xe máy.
+ Giảm strees, căng thẳng, mệt mỏi
+ Có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, kết bạn.
 Xã hội được hưởng:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Tiết kiệm chỗ để xe.
+ Giảm tiếng ồn.
+ Giảm ùn tắc giao thông.
+ Trên đường giảm 2 xe máy x 12km x 300 ngày/năm = 7200 km. Nếu có
1000 xe ô tô (trong số 380.000 xe ô tô ở Hà Nội – Theo thống kê của Sở GTVT
Hà Nội năm 2011)ghép với xe máy thì giảm được ùn tắc giao thông cũng như
giảm lượng khí thải trên 7.200.000 km trong một năm.

5.5. Thực hiện giải pháp
+ Để các giải pháp trên thành hiện thực, chúng em đã đưa việc này lên

Facebook và Website của trường.
14
15
Sau khi đưa bài lên Facebook và Website của trường chúng em đã nhận
được một số phản hồi tốt. Để tìm hiểu kĩ hơn việc sử dụng các phương tiện giao
thông tới trường, chúng em đã thực hiện một khảo sát nhanh, lấy ngẫu nhiên
hai lớp ở trường THPT Phan Đình Phùng với 72 học sinh, trả lời các câu hỏi
câu hỏi:
Kết quả khảo sát:
- Câu 1: 11 bạn đi bộ; 16 bạn đi xe máy (PH đưa đón); 25 bạn đi xe đạp
điện ; 20 bạn đi phương tiện khác .
16
- Câu 2: Phướng án 1: 14; Phương án 2: 58
- Câu 3: Phướng án 1: 24; Phương án 2: 48
- Câu 5: Phướng án 1: 21(hơn 80%); Phương án 2: 4
Kết quả trên củng cố thêm niềm tin cho chúng em thực hiện Giải pháp đã
đề ra.
+ Mặt khác, chúng em đã đề nghị thầy hiệu trưởng phát động phong trào
Đi xe đạp điện chung trước toàn trường; đề nghị Đoàn trường tổ chức tuyên
truyền để mọi học sinh hiểu về lợi ích của việc ghép xe và quyết định tham gia.
+ Để thực hiện giải pháp 3: Nếu bài thi này được đến tay Bộ Giáo dục &
đào tạo, chúng em kính đề nghị các thầy cô phối hợp với các ngành khác, cùng
các phương tiện truyền thông tuyên truyền sâu rộng chủ trương này cũng như ý
nghĩa của nó tới mọi người dân.
5.6. Lợi ích của giải pháp
Việc đi xe chung vừa dễ thực hiện lại còn đem lại rất nhiều lợi ích thiết
thực:
- Giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông, góp phần giảm tai nạn
giao thông gây thiệt hại về người và của.
- Giúp tiết kiệm chi phí đi lại.

- Giúp tiết kiệm điện, xăng; góp phần bảo vệ môi trường .
- Tạo dựng thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn bè hay gặp gỡ giao lưu làm
quen được với nhiều người bạn mới, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Tiết kiệm được rất nhiều điểm đỗ xe.
- Giúp các bạn nữ được an toàn, tránh bị kẻ xấu bắt nạt hay gây rối.
Như vậy, đi xe chung không chỉ tốt cho cá nhân mỗi người , mà còn có ích
cho cả xã hội.
17
“Vì môi trường trong sạch”
Tranh của Nguyễn Quỳnh Trang.
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn đã giúp
học sinh chúng em học đi đôi với hành, kích thích lòng say mê nghiên cứu khoa
học.
Giúp học sinh biết và hiểu rõ về giải pháp ghép xe cũng như lợi ích thiết
thực của nó.
Giúp học sinh biết cách tiết kiệm tiền bạc, thời gian, sử dụng năng lượng
không lãng phí.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã đọc bài viết này.
18

×