Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

thực trạng sử dụng năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng của máy chế biến chè tại công ty cổ phần chè tân cương hoàng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 73 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta nói chung cũng như tại
Thái Nguyên nói riêng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Kinh tế phát
triển cũng đồng nghĩa với việc khai thác, chế biến và sử dụng chưa hợp lí các
nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến nhu cầu về năng lượng ngày một gia
tăng, theo tính toán tỉ lệ so sánh giữa mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng so
với tăng trưởng GDP của nước ta đang ở mức xấp xỉ 1,7 lần; trong đó tỷ lệ
này ở các nước phát triển là dưới 1. Theo quy hoạch phát triển năng lượng
quốc gia, trong giai đoạn 2010 - 2020 đã có khả năng xuất hiện sự cân đối
giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội
địa. Việt Nam chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ nhập
khẩu năng lượng ngày một tăng. Tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải
phập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và gây áp lực
rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
Việc gia tăng mức độ sử dụng năng lượng, luôn luôn kèm theo nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực hoạt động năng lượng và góp phần
làm suy giảm chất lượng môi trường toàn cầu (ví dụ việc thải vào khí quyển
CO
2,
SO
2
, NO
x
gây hiệu ứng nhà kính, phá hỏng tầng ÔZôn, làm biến đổi khí
hậu). Hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng ở nước ta là nhiên liệu hoá thạch,
nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ. Quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt
động năng lượng nói chung là nhân tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường.
Công ty với một đội ngũ cán bộ kỹ sư có chuyên môn cao và các công
nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến chè đã tạo ra


những sản phẩm chè có chất lượng cao, sạch và an toàn. Các sản phẩm chè
mang thương hiệu Tân Cương Hoàng Bình của công ty được chế biến bằng
nguyên liệu của vùng chè đặc sản Tân Cương trên dây chuyền công nghệ cao
của Trung Quốc, Đài Loan Kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống
được khách hàng trong và ngoài nước mến mộ. Các sản phẩm chè đen, chè
1
xanh mang thương hiệu Tân Cương Hoàng Bình được bán rộng rãi trên thị
trường cả nước và đã xuất khẩu sang CH Séc, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông
Công ty được xây dựng trên vùng nguyên liệu chè Tân Cương Thái Nguyên,
một địa danh trồng chè nổi tiếng của Việt Nam bởi vùng đất đai thổ nhưỡng
phù hợp với cây chè và có bề dày truyền thống làm ra những sản phẩm chè
ngon đặc biệt mà không nơi nào có được. Hiện nay, công ty sử dụng lượng
củi khá lớn trong chế biến chè để giảm các loại nhiên liệu gar, xăng, dầu. Củi
của công ty được thu mua tại các địa phương lân cận. Ngoài ra, công ty rất
chú trọng đến việc thay mới các thiết bị máy móc chế biến để tiết kiệm nhiên
liệu.
Để đảm bảo công ty phát triển toàn diện và bền vững thì việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng hiệu suất sử dụng các nguồn nguyên
liệu - năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết ở trên tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận:
“Thực trạng sử dụng năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng
lượng của máy chế biến chè tại công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng
Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tiết kiệm năng lượng đối với máy chế biến chè, góp phần giảm chi phí
cho quá trình sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được thực trạng sử dụng năng lượng của máy chế biến chè
tại công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình trong những năm gần đây.

- Đề xuất được các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng cho hệ thống
máy chế biến chè tại công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình góp phần
giảm chi phí cho quá trình sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của khóa luận
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khóa luận nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức
đã học và làm quen với công việc ngoài thực tế.
2
- Nghiên cứu khóa luận giúp sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một khóa luận khoa học cụ thể.
- Bước đầu vận dụng một số kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần vào việc đánh giá thực
trạng sử dụng năng lượng sát thực hơn đối với máy chế biến chè.
- Qua khóa luận đánh giá được khả năng tiết kiệm năng lượng ở dây
máy chế biến chè xuất khẩu.
- Kết quả của khóa luận sẽ là cơ sở để đề ra phương pháp tiết kiệm năng
lượng cho máy chế biến chè, góp phần làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất
tại công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm về năng lượng
Hiện nay có rất nhiều khái niệm cũng như cách hiểu về năng lượng,
trong mỗi lĩnh vực thì năng lượng lại được hiểu theo nghĩa khác nhau. Một số
khái niệm về năng lượng được hiểu như sau:
- Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn
chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.

- Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời,
năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của
khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy
sông ), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).
- Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn
địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U,
Th, Po,.
- Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực
tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái
tạo và tái tạo.
- Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ,
khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả
năng tái tạo.
- Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt
trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả
năng tái tạo.
4
2.1.2. Phân loại năng lượng và tìm hiểu về các dạng năng lượng
2.1.2.1. Năng lượng không tái tạo được
 Những dạng năng lượng
Năng lượng thể hiện dưới nhiều dạng hóa học và vật lý: cơ, hóa, nhiệt,
điện, quang,… Để thiết kế một chính sách năng lượng người ta phân biệt ba
dạng năng lượng:
• Năng lượng cơ bản là những dạng năng lượng có sẵn ngoài thiên
nhiên: than đá, dầu thô, khí tự nhiên, uranium, thủy năng, và những năng
lượng tái tạo khác.
• Năng lượng trung gian là những dạng năng lượng được sản xuất từ
những dạng năng lượng khác. Khí hydrô, khí đốt từ những phản ứng nhiệt
phân, dầu đã được thanh lọc,… là những thí dụ năng lượng trung gian.
• Năng lượng khả dụng hay năng lượng cuối cùng (end use energy) là

sản phẩm cuối cùng khi dùng hay biến chế sẽ mất đi hay không còn là một
năng lượng nữa. Hơi nước nén, than dùng để chế biến thành hóa chất, củi để
đun bếp,… là những dạng năng lượng khả dụng.
Năng lượng cơ bản được biến chế thành một số dạng năng lượng trung
gian hay năng lượng khả dụng. Năng lượng trung gian được biến chế thành
một số dạng năng lượng khả dụng. Trong quá trình biến chế từ năng lượng cơ
bản đến những dạng năng lượng khả dụng đó, một phần năng lượng bị hao đi
vì đã được tiêu thụ trong những giai đoạn biến chế hay vận chuyển.
Bảng 2.1 cho thấy những khác biệt giữa khối lượng các năng lượng cơ
bản và năng lượng khả dụng. thí dụ :
• Một phần lớn của 33.800 TWh than đã được dùng để sản xuất điện, khí
đốt, dầu tổng hợp và những nguyên liệu của ngành hóa chất nên chỉ còn lại có
7 700 TWh than đã được thanh lọc và hợp cách ở dạng năng lượng khả dụng,
• Tất cả uranium U-235 đã được biến đổi thành hơi nước và sau đó,
một phần nhỏ hơi nước đã được dùng ở dạng năng lượng khả dụng và phần
lớn còn lại dùng để sản xuất điện qua một tuabin hơi nên không có uranium ở
dạng năng lượng khả dụng.
5
• Hầu hết tất cả 2 900 TWh thủy năng được biến thành điện,
• Những năng lượng tái tạo khác thường được trực tiếp đưa vào sử
dụng nên từ 14 000 TWh ở dạng cơ bản thì vẫn còn tới 11 900 TWh ở dạng
khả dụng.
Bảng 2.1: Sản xuất và tiêu thụ năng lượng
Dạng năng lượng Thế giới Việt Nam
Cơ bản
(TWh)
Khả dụng
(TWh)
Cơ bản
(TWh)

Khả dụng
(TWh)
Than 33.824 7.670 211 70
Dầu thô 46.613 129 226 0
Sản phẩm dầu 0 39.772 0 139
Khí 27.581 14.343 72 1
Uranium 8.395 0 0 0
Thủy năng 2.923 0 21 0
Địa năng, nhật năng, v.v. 686 88 0 0
Chất đốt rắn tái tạo và rác 13.338 11.852 279 270
Điện 0 15.024 0 46
Nhiệt năng 9 3.137 0 0
Tổng cộng 133.370 92.013 809 526
(Nguồn IEA, 2009)
Trữ lượng
Nếu bỏ qua những nguồn dầu không cổ điển (non conventional oil)
chưa có công nghệ khai thác đại trà và khí clathrate chưa ai dám khai thác thì
ở ngoài thiên nhiên có bốn nguồn năng lượng cơ bản không tái tạo. Đó là dầu
thô, khí tự nhiên, than đá và uranium. Ba dạng năng lượng dầu thô, khí tự
nhiên, than đá cũng được gọi là năng lượng hóa thạch.
Trữ lượng những dạng năng lượng đó có giới hạn nên không bảo đảm
kinh tế sẽ phát triển một cách bền vững.
6
Bảng 2.2 cho thấy những năm còn lại trước khi mỗi nguồn năng lượng
không tái tạo sẽ cạn hết nếu tiếp tục nhịp độ khai thác hiện nay.Thời điểm đó
tùy ở độ chính xác của những thông tin về trữ lượng các loại năng lượng và
tùy ở nhịp khai thác mỗi loại năng lượng cơ bản trong tương lai.
Bảng 2.2: Trữ lượng những năng lượng không tái tạo
Năng lượng
Dầu thô

(Mt)
Khí tự nhiên
(Gm3)
Than đá
(Mt)
Uranium
(Kt)
Thế giới
Trữ lượng 159.644 176.462 847.488 3.297 (*)
Khai thác 3.898 2.834 5.901 42
Số năm khai thác còn lại 41 62 144 79
Việt Nam
Trữ lượng 413 365 150 5(*)
Khai thác 19 4 35 -
Số năm khai thác còn lại 22 91 4 -
(*) Với giá thị trường 130 USD/kg
(Nguồn IEA, 2009)
Trữ lượng ghi trên bảng 2.2 là những trữ lượng đã được chứng minh và
đã được công bố, nghĩa là không kể đến những trữ lượng tiềm tàng chưa được
phát hiện và những trữ lượng mà các công ty mỏ và các quốc gia thường giấu
không công bố. Những thông tin về trữ lượng uranium thường sai hơn là
thông tin về trữ lượng những năng lượng hóa thạch. Ngoài ra, uranium được
khai thác để đầu cơ nhiều hơn là để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Do đó, những
số liệu về trữ lượng thực ra không chính xác. Thí dụ, tờ Oil & Gas Journal
ước lượng trữ lượng dầu thô của Bắc Mỹ là 213 tỷ thùng còn theo tờ World
Oil thì trữ lượng đó chỉ bằng 46 tỷ thùng. Hai ước lượng của khác nhau tới
153% (bảng 2.3).
7
Bảng 2.3: Ước lượng về trữ lượng dầu thô và khí tự nhiên của
hai tờ báo chuyên môn

Vùng và lãnh thổ
Dầu thô
(Tỷ thùng)
Sai biệt
(%)
Khí tự nhiên
(Nghìn tỷ feet khối)
Sai biệt
(%)
A B A B
Bắc Mỹ 213,43 46,14 153 276,95 278,04 0
Trung và Nam Mỹ 103,36 76,50 30 250,84 246,87 2
Châu Âu 16,38 15,98 2 200,75 182,76 9
Châu Âu Á (Eurasia) 77,83 123,22 46 1 952,60 2 040,74 4
Trung Đông 743,41 711,64 4 2 565,40 2 531,56 1
Châu Phi 102,58 109,76 7 485,84 490,88 1
Châu Á & Châu Đại Dương 35,94 36,38 1 391,65 455,70 15
Tổng cộng thế giới 1 292,94
1 119,6
2
14 6 124,02 6 226,56 2
Việt Nam 0,6 1,35 81 6,8 8,2 19
A = Ước lượng của Oil & Gas Journal
B = Ước lượng của World Oil
(Nguồn IEA, 2009)
 Ô nhiễm và an toàn
Khi đốt những nhiên liệu hóa thạch thì sinh ra tro xỉ, khí dioxyd carbon,
khí dioxyd sulfur và khí mono oxyd nitro. Ba khí đó gây ra hiệu ứng nhà kính
làm tăng nhiệt độ khí quản và gây ra biến đổi thời tiết mà chúng ta bắt đầu
nhận thấy. Như mọi khoáng sản, dầu thô, khí đốt và than đá có chứa nhiều

khoáng sản khác, trong đó có lưu huỳnh. Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh phản ứng
với khí oxy của khí quản để trở thành dioxyd sulfur. Cũng ở nhiệt độ cao,
nitro và oxy của khí quyển hỗn hợp với nhau để trở thành mono oxyd nitro.
Một khi phun ra khỏi ống khói của Công ty hay của động cơ, mono oxyd
sulfur và dioxyd nitro tham gia vào hiệu ứng nhà kính, phản ứng với hơi nước
của khí quyển và trở thành acid sulfuric và acid nitric, gây ra mưa acid làm ô
nhiễm những nguồn nước, làm hại đến bộ hô hấp của sinh vật.
Trong ba nguồn năng lượng đó, than đá là gây ô nhiễm nhiều nhất vì
khi sàng thì không thể loại triệt để những đá bẩn và khi đốt thì không thể đốt
triệt để than đã được đẩy vào trong lò đốt. Do đó những cơ sở tiêu thụ than
8
thải ra nhiều bụi, tro và những khí có hiệu ứng nhà kính, đặc biệt khí dioxyd
carbon. Một nhà máy điện than 1.000 MWe mỗi năm thải ra 7 triệu tấn
dioxyd carbon, 200.000 tấn dioxyd sulfur và 200.000 tấn tro xỉ. Nhờ những
chương trình nghiên cứu phát triển đang được tiến hành, chương trình công
nghệ than sạch (CCT, Clean Coal Technology), các chuyên gia hy vọng sẽ
mau chóng cải thiện tình trạng tồi tệ này.
Dầu thô được lọc thành những nhiên liệu kerosel, dầu xăng, dầu diesel và
những dầu đốt khác trước khi đưa vào sử dụng. Vì là một chất lỏng đã được lọc
trước nên những sản phẩm dầu cháy kỹ hơn than trong những lò đốt. Tuy
nhiên, 60% dầu dùng cho giao thông vận tải và một nửa lượng sản phẩm dầu
dùng cho giao thông vận tải được đốt trong những máy nổ các phương tiện
giao thông cá nhân tập trung ở thành thị. So với những máy nổ dùng trong công
nghiệp, những máy nổ của các phương tiện giao thông vận tải có hiệu suất
năng lượng rất kém. Vì lẽ đó, ô nhiễm ở những thành thị chủ yếu bắt nguồn từ
những sản phẩm dầu đốt trong những phương tiện giao thông vận tải.
Khí tự nhiên được làm lỏng để có thể được chở đến nơi tiêu thụ. Khi
qua khâu làm lỏng những chất bẩn tách ra khỏi khí methan và khí trở thành
một khí tinh khiết khi ở dạng năng lượng khả dụng. Vì đưa vào sử dụng ở
dạng tinh khiết, khí tự nhiên là nguồn năng lượng hóa thạch cháy hữu hiệu

nhất, ô nhiễm ít nhất và hiện được ưa chuộng nhất trong mọi áp dụng.
2.1.2.2. Năng lượng tái tạo
Mỗi năm, năng lượng tái tạo cung ứng 16.900 TWh, nghĩa là non 13%
nhu cầu về năng lượng cơ bản.Trong số đó:
• Năng lượng sinh học đóng góp 13.300 TWh ở dạng cơ bản và 11.800
TWh ở dạng khả dụng, nghĩa là 10% năng lượng cơ bản và 13% năng lượng
khả dụng,
• Thủy năng đóng góp 2.900 TWh, nghĩa là 20% nhu cầu điện và 3%
nhu cầu năng lượng khả dụng,
• Đóng góp của những năng lượng tái tạo khác không đáng kể.

Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học là năng lượng trích ra từ những vật liệu hữu cơ,
chủ yếu từ thực vật.
9
 Tiềm năng
Tiềm năng của năng lượng sinh vật chưa được xác định vì có nhiều
nguồn và nhiều dạng.
Những nguồn năng lượng sinh học là
• Những chất đốt rắn tái tạo.
• Rác đô thị, phế liệu hữu cơ của nông nghiệp và công nghiệp.
• Và những thực vật đã được cố ý trồng để làm nguồn năng lượng.
Những năng lượng đó rất đa dạng: sinh khối cellolose sợi (ligno
cellolosesic) hay sinh khối rắn, sinh khối có glucid và sinh khối chứa dầu.
Mỗi dạng cần đến một nguồn cơ bản và một quy trình biến chế thành năng
lượng khả dụng khác nhau.
Để gia tăng nguồn năng lượng sinh học thì có ba phương pháp:
• Trồng những cây có đường, mía và củ cải ngọt, hay là ngũ cốc, lúa
và ngô.
• Trồng những cây tự nhiên có dầu như là rong, hoa hướng dương, cây

có hai lá mầm (jatropha).
• Trồng rừng những cây mọc mau như là trúc, cây bạch đàn, cây dương,
cây thông,
 Ô nhiễm
Dùng củi làm một nguồn năng lượng có thể là một giải pháp ngưng tăng
sinh khí CO
2
(di oxyd carbon) trong khí quyển. Khi cây mọc thì hấp thụ khí
CO
2
trong khí quyển để biến carbon thành gỗ. Khi đốt củi thì thải ra CO
2
,
nhưng đó là carbon đã chứa trong cây khi cây đang mọc. Tổng kết là dùng củi
để đốt thì khí quyển không có thêm CO
2
như là khi đốt năng lượng hóa thạch.
Nhưng lý luận như vậy chỉ đúng khi trồng lại tất cả diện tích rừng bị đốn để
lấy củi. Thực tế là ở những nước nghèo người ta đốn rừng mà không trồng lại
cây. Vì thiếu kiến thức và thiếu phương tiện trồng cây, rừng những nước đó
đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Để có nhiên liệu từ sinh khối có glucid và sinh khối chứa dầu, người ta
phải trồng cây sinh ra những sinh khối đó. Để có năng suất cao, người ta phải
chọn những địa điểm thuận lợi cho nông nghiệp, dùng những phương tiện cơ
10
giới, phân bón và thuốc trừ sâu. Những phương tiện cơ giới chạy bằng năng
lượng dầu. Phân bón và thuốc trừ sâu là những hóa phẩm được chế biến từ
sản phẩm dầu và than. Cân nhắc kỹ thì chưa chắc gì thay thế năng lượng hóa
thạch bằng những năng lượng sinh học đó sẽ làm giảm nguồn khí có hiệu ứng
nhà kính trong khí quyển.

2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng năng lượng trên thế giới và Việt
Nam hiện nay
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng năng lượng trên thế giới
2.2.1.1. Một số giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trên thế giới hiện nay
 Trong giao thông vận tải
Gia tăng hiệu suất năng lượng: Có ba phương pháp gia tăng hiệu suất
năng lượng:
- Giảm trọng lượng của phương tiện chuyên chở.
- Vận hành động cơ một cách tối ưu.
- Giảm ma sát giữa phương tiện chuyên chở và môi trường di chuyển.
- Giảm trọng lượng của phương tiện chuyên chở: Khi giảm trọng lượng
cuả phương tiện chuyên chở thì sẽ cần ít năng lượng hơn vì trọng lượng tiết
kiệm được sẽ dùng để chở thêm hành khách và hàng hóa hay chở thêm nhiên
liệu để đi xa hơn. Những động cơ bằng hợp kim nhôm, rầm dọc tàu bay bằng
sợi cacbon, vỏ tàu thủy bằng hỗn hợp nhựa,… là những tiến bộ mới nhất từ ba
chục năm nay.
- Vận hành động cơ một cách tối ưu: Những máy nổ đã được sáng chế
và cải tiến từ hơn một thế kỷ rưỡi nay nên hiệu suất của chúng đã gần đạt tối
ưu mà vật lý học cho phép. Những máy nổ là những động cơ có tỷ trọng công
suất riêng thấp nhất trong số những động cơ đã được sáng chế. Vì những lý do
đó mà hiện nay chúng trang bị đa số những phương tiện chuyên chở và hầu
hết những xe ôtô.
- Giảm ma sát giữa phương tiện chuyên chở và môi trường di chuyển
Khi chuyển động, mọi phương tiện chuyên chở đều chịu ma sát của
không khí. Trên đường hàng không chỉ có ma sát với không khí. Nhưng trên
11
đường bộ thì có thêm ma sát giữa bánh xe và đường và trên đường thủy có
thêm ma sát giữa vỏ tàu và nước.
Với những khả năng thiết kế bằng máy tính điện tử (computer assisted
design), hình dáng tất cả những loại phương tiện chuyên chở, trên không, trên

bộ cũng như trên mặt nước, đều được tối ưu hóa. Những vỏ bánh xe và nhựa
tráng đường đã được cải tiến để giảm ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
Bánh xe tàu hỏa có một lớp thép rắn cũng để giảm ma sát giữa bánh xe và
đường rầy. Tàu thủy có thêm cánh ngầm để khi di chuyển mau, cánh ngầm
nhấc vỏ tàu lên làm giảm sức cản của nước.
- Chuyển sang những năng lượng khác
Người ta có thể đổi sang năng lượng khác bằng cách tiếp tục dùng động
cơ máy nổ hay dùng một loại động cơ khác.
- Tiếp tục dùng máy nổ
Vì máy nổ là một động cơ gần như hoàn hảo, người ta cố gắng dùng
những loại động cơ đó với những nhiên liệu khác: khí đốt, nhiên liệu tổng hợp
và nhiên liệu sinh học.
Khí nén hay khí hoá lỏng được chứa trong một cái bình khá nặng có
thành dày để chịu đựng áp suất cao. Thêm vào đó, tỷ trọng năng lượng riêng
của khí đốt nén hay hoá lỏng kém xa những sản phầm dầu. Vì hai lý do đó,
những phương tiện chuyên chở chạy bằng khí đốt chưa được phổ biến mấy.
- Chuyển sang những loại động cơ khác
Những động cơ điện không ô nhiễm môi trường tự nhiên và không ồn
ào. Với công nghệ hiện nay, chỉ có tàu điện và xe buýt cần vẹt chạy bằng điện
là không cần phải chở thêm nhiên liệu để chạy. Những phương tiện giao
thông này có hiệu suất năng lượng cao vì chạy bằng động cơ điện, một động
cơ có hiệu suất cao và có thể hoàn lại điện khi tàu giảm vận tốc và động cơ
chuyển sang dạng phát điện. Nhờ không phải chở nhiên liệu, những tàu điện
có thể đạt những vận tốc thương mại hơn 300 km/giờ.
Người ta cũng nghĩ tới những pin nhiên liệu (fuel cell) chạy bằng khí
methan hay khí hydrô để làm nguồn điện. Bình chứa những khí này cũng
12
nặng và cồng kênh như những bình accu. Ngoài ra, những phân tử khí methan
hay khí hydrô có thể thấm vào thành của bình chứa khí làm cho bình dễ gẫy
với nguy cơ gây nổ.

 Trong công nghiệp
Khi nghiên cứu nhu cầu năng lượng trong các ngành công nghiệp thì
người ta phân biệt:
+ Những ngành công nghiệp không sản xuất sản phẩm dầu hay điện.
+ Ngành lọc dầu.
+ Và ngành sản xuất điện.
Điện và than chia nhau gần đồng đều tổng cộng một nửa thị phần năng
lượng khả dụng của các ngành công nghiệp không sản xuất sản phẩm dầu hay
điện và những năng lượng khác chia nhau thị phần còn lại.
- Gia tăng hiệu suất năng lượng
Vì công nghệ có nhu cầu năng lượng đa dạng, những phương pháp gia
tăng hiệu suất năng lượng của các ngành công nghiệp rất là đa dạng. Ngoài
những cố gắng cách nhiệt những thiết bị nóng hay lạnh hơn môi trường bao
quanh thì có ba phương pháp gia tăng hiệu suất năng lượng:
+ Sản xuất đúng mức đúng lúc (lean and just in time manufacturing),
+ Đồng phát sinh (co-generation) và chu trình kết hợp (combined cycle).
+ Hỗ tương (mutualisation) năng lượng.
+ Sản xuất đúng mức đúng lúc.
- Sản xuất đúng mức đúng lúc là tập hợp tất cả những phương pháp
quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm những nhân tố sản xuất. Để tiết kiệm năng
lượng, người ta tìm cách sản xuất một sản phẩm một cách liên tục và ở cùng
một địa điểm từ những nguyên liệu ở xa nhất thượng nguồn chuỗi sản xuất
cho đến thương phẩm.
Trung bình, một phần mười sản lượng điện bị tiêu hao khi tải từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ. Nếu điện sản xuất ở ngay cơ sở có nhu cầu điện thì tiết
kiệm được năng lượng thất thoát đó. Tất cả mọi công nghiệp đều dùng điện,
điện là nguồn năng lượng quan trọng nhất của các ngành công nghiệp. Để
13
giảm thất thoát điện vì câu điện từ xa, những khu công nghiệp xếp đặt hợp lý
đều có một nhà máy điện hay một ổ phát điện riêng.

- Phương pháp sản xuất đúng mức đòi hỏi những công cụ sản xuất phải
được bảo trì nghiêm chỉnh. Ngoài việc giữ năng suất ở mức tối đa, một thiết
bị sản xuất được bảo trì kỹ lưỡng sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn là một cỗ máy
ít được bảo trì.
- Hỗ tương năng lượng: Một nhà máy điện có thể phân phối năng lượng
bằng hai cách: phát điện hay hơi nước tới hai nơi có nhu cầu không cùng một
thời điểm hay phát điện cho một nơi và phát nước cho một nơi khác.
- Chuyển sang những năng lượng khác: Việc dùng năng lượng này hay
năng lượng khác tùy ở tính thích nghi với quy trình sản xuất. Muốn chuyển
sang một năng lượng khác thường phải đổi quy trình sản xuất.
Năm 2011, tổng sản lượng than đá tiêu thụ trên thế giới là 4,13 tỷ tấn
(33 600 TWh). Trong số đó một phần lớn đã được đốt tại các nhà máy điện,
19 600 TWh (58%), và các cơ sở công nghiệp các ngành khác, 9 000 TWh
(27%). Phần còn lại, 4 900 TWh (15%), đã được tiêu thụ bởi những sinh hoạt
không liên hệ gì với công nghiệp.
Than là một năng lượng rẻ tiền nên được các cơ sở công nghiệp trọng
dụng. Than cũng là một năng lượng khi đốt làm ô nhiễm môi trường nhất và
chỉ có những cơ sở công nghiệp lớn mới có thể đầu tư vào những thiết bị
thanh lọc thích ứng.
Những ngành biến chế khoáng sản thành sản phẩm trung gian, như là
luyện kim và xi măng, dùng than. Những thử nghiệm cho thấy việc chuyển
sang những loại năng lượng khác như là sản phẩm dầu hay khí đốt không làm
giảm nhu cầu năng lượng mấy nhưng giảm ô nhiễm một cách đáng kể. Hiện
có ý kiến dùng plasma, một dạng năng lượng sinh ra từ điện. Nếu những thử
nghiệm cho thấy phương pháp này khả thi thì nhu cầu than có thể chuyển
sang điện năng, và điện năng tương lai sẽ là điện hạt nhân.
Những ngành công nghiệp khác chủ yếu dùng những năng lượng khác:
khí đốt, điện, sản phẩm dầu và những năng lượng tái tạo. Khi cần đến nhiệt độ
cao thì dùng khí đốt hay sản phẩm dầu với những mỏ đốt. Khi cần đến nhiệt
14

độ thấp thì nhiều xí nghiệp dùng hơi nước với bộ chuyển nhiệt. Nhu cầu nhiệt
năng ở những nhiệt độ dưới 200°C rất lớn. Nhưng, vì những xí nghiệp không
phối hợp với nhau, hơi nước phụ phẩm của những nhà máy nhiệt điện chưa
được dùng mấy trong những quy trình sản xuất.
Tất cả các nguồn năng lượng cơ bản và năng lượng trung gian đều có
thể được dùng để sản xuất điện. Vì đốt than gây ra ô nhiễm và sinh ra khí có
hiệu ứng nhà kính, người ta tìm cách chuyển sang khí đốt và những năng
lượng tái tạo như là thủy năng, quang năng và phong năng. Về năng lượng
sinh học thì điện được sản xuất từ phế liệu của nông nghiệp, lâm nghiệp và
công nghiệp chế biến thực phẩm. Uranium chiếm 17 % thị phần năng lượng
của ngành sản xuất điện nhưng chỉ cung ứng khoảng 6 % lượng điện, tương
đương với thủy năng. Điều này dễ hiểu vì điện từ uranium là điện của một
nhà máy nhiệt điện nên hiệu suất chỉ bằng một phần ba năng lượng chứa trong
uramium có khả năng phân hạch. Ngược lại thủy năng biến thành điện gần
trọn vẹn.
Cho tới nay chỉ có ngành sản xuất điện là dùng đến nguồn năng lượng
hạt nhân. Nhưng, trên nguyên tắc, những ngành công nghiệp cần đến nhiệt
năng đều có thể dùng hơi nước của những lò phản ứng hạt nhân. Thí dụ,
ngành lọc dầu tiêu thụ non 10 phần trăm dầu thô và dầu đã được thanh lọc để
sản xuất những sản phẩm dầu (dầu lửa, dầu diezen, dầu kerozen, dầu xăng).
Dầu đốt trong những chòi cất thường có nhiều cặn bẩn và có hàm lượng
những chất bần như là lưu huỳnh. Nhà máy dùng những dầu này vì có thể
được trang bị những bộ phận lọc hữu hiệu những cặn bẩn và chất bần và vì
không thể bán ra ngoài được. Tuy nhiên cũng có ý kiến cung ứng nhiệt năng
để lọc dầu đó bằng hơi nước nén sản xuất từ một lò hạt nhân để thay thế dầu
thô và sản phẩm dầu.
2.2.1.2. Một số nguồn năng lượng trên thế giới trong tương lai
Những năm gần đây, dư luận nói đến nhiều về nguồn năng lượng mới,
gọi là năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng lượng xanh. Ưu
điểm của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây

ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng
hóa thạch cho tương lai.
15
 Pin nhiên liệu
Đây là kỹ thuật có thể cung cấp năng lượng cho con người mà không hề
phát ra khi thải CO2 (các bon điôxít) hoặc những chất thải độc hại khác. Một
pin nhiên liệu tiêu biểu có thể sản sinh ra điện năng trực tiếp bởi phản ứng giữa
hydro và ôxy. Hydro có thể lấy từ nhiều nguồn như khí thiên nhiên, khí mêtan
lấy từ chất thải sinh vật và do không bị đốt cháy nên chúng không có khí thải
độc hại.
 Năng lượng mặt trời
Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong
việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế kỷ
trước). Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW
điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW, thấp hơn 10 lần
so với cách đây trên một thập kỷ. Nếu một gia đình người Nhật 4 người tiêu
thụ từ 3 đến 4 kW điện/mỗi giờ, thì họ cần phải có diện tích từ 30-40 m2 mái
nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2
triệu kW điện tử năng lượng mặt trời.
 Năng lượng từ đại dương
Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện
tích biển lớn. Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện.
Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành
trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường v.v….
 Năng lượng gió
Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào,
phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các
turbin phát điện. Ví dụ như ở Hà Lan hay ở Anh, Mỹ. Riêng tại Nhật mới đây
người ta còn sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản phẩm của hãng
North Powen. Turbin này có tên là NP 103, sử dụng một bình phát điện dùng

cho đèn xe đạp thắp sáng hoặc giải trí có chiều dài cánh quạt là 20 cm, công
suất điện là 3 W, đủ để thắp sáng một bóng đèn nhỏ.
 Dầu thực vật phế thải dùng để chạy xe
16
Dầu thực vật khi thải bỏ, nếu không được tận dụng sẽ gây lãng phí lớn
và gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, tại Nhật có một
công ty tên là Someya Shoten Group ở quận Sumida Tokyo đã tái chế các loại
dầu này dùng làm xà phòng, phân bón và dầu VDF (nhiên liệu diezel thực
vật). VDF không có các chất thải ôxít lưu huỳnh, còn lượng khỏi đen thải ra
chỉ bằng 1/3 so với các loại dầu truyền thống.
 Năng lượng từ tuyết
Hiệp hội nghiên cứu năng lượng thiên nhiên ở Bihai của Nhật đã thành
công trong việc ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hòa không
khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức. Theo dự án này, tuyết được chứa
trong các nhà kho để giữ nhiệt độ kho từ 0
0
c đến 4
0
c. Đây là mức nhiệt độ lý
tưởng dùng để bảo quản nông sản vì vậy mà giảm được chi phí sản xuất và
giảm giá thành sản phẩm.
 Năng lượng từ sự lên men sinh học
Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế
thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể
chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí metan. Khí đốt này sẽ làm cho động cơ
hoạt động từ đó sản sinh ra điện năng. Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất,
phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng năng lượng ở Việt Nam
2.2.2.1. Những cơ sở cho định hướng tiết kiệm năng lượng cho máy chế biến
chè xuất khẩu

Căn cứ Nghị định 102/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 của Chính Phủ về
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Căn cứ vào các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 79/QĐ-TTg
ngày 14/4/2006 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả và số 80/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 phê duyệt.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả giai đoạn 2006 - 2010.
Căn cứ vào Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số
50/2010/QH12 ngày 28/6/2010.
2.2.2.2. Thực trạng sử dụng năng lượng ở nước ta
17
Trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng giao thông vận tải của
nước ta hiện nay, khả năng tiết giảm lãng phí năng lượng còn rất lớn. Hiệu
suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu của
nước ta chỉ đạt được từ 28% đến 32%, thấp hơn so với các nước phát triển
khoảng 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn
mức trung bình của thế giới khoảng 20%. Năng lượng tiêu hao cho một đơn
vị sản phẩm các ngành công nghiệp chính của nước ta cao hơn nhiều so với
các nước phát triển. Theo tính toán, cường độ năng lượng (mức tiêu hao năng
lượng để sản xuất ra một đơn vị giá trị kinh tế - kwh/ đồng…) trong công
nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 - 1,7 lần
nhiều hơn các nước nói trên. Thiếu các biện pháp tiết kiệm năng lượng cộng
với trình độ lạc hậu của công nghệ trong các doanh nghiệp làm cho việc sử
dụng năng lượng rất kém hiệu quả.
Các nghiên cứu, khảo sát trong một số xí nghiệp sản xuất xi măng, thép,
sành, sứ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng … cho thấy tiềm năng tiết kiệm
năng lượng có thể đạt trên 20%. Trong lĩnh vực xây dựng và khai thác các
công trình xây dựng dân dụng, lĩnh vực giao thông vận tải tiềm năng tiết kiệm
năng lượng có thể tới 30 - 35%; khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ tiềm
năng tiết kiệm cũng không nhỏ.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được đa số các nước trên thế
giới đáng giá là một trong những ưu tiên thực hiện chiến lược phát triển bền
vững của thế kỉ 21. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được chứng
minh là biện pháp có chi phí thấp hơn nhiều, chỉ bằng 30% so với mức chi phí
đầu tư nguồn điện mới. Chương trình tiết kiệm điện ở Thái Lan đã chứng minh,
để “sản xuất” thêm 1 kWh điện do tiết kiệm năng lượng để nâng cao hiệu suất
sử dụng phải đầu tư thêm 2 USD, trong khi các nhà máy điện đốt than, dầu, khí
để sản xuất ra 1 kWh điện phải tiêu tốn trung bình từ 4 - 6 USD.
18
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng (TKNL) của máy
chế biến chè xuất khẩu.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: 5 tháng.
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012.
Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng ở máy chế biến chè tại công
ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình;
- Đề ra một số phương án nhằm tiết kiệm năng lượng góp phần giảm chi
phí trong quá trình sản xuất chè tại công ty;
- Tính toán thiết kế cho một phương án TKNL cụ thể.
3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, dân số, lao động, kết quả sản xuất, các chương trình tiết kiệm năng
lượng…lấy từ các nguồn là các báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu thống kê
của các phòng thống kê, phòng kinh tế và các báo cáo tài chính của công ty,
số liệu từ các cơ quan liên quan, các tài liệu, sách báo đã công bố…
19
3.4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập được số liệu sơ cấp tôi đã sử dụng các công cụ như các máy
đo đếm điện, thảo luận nhóm với các anh chị cán bộ của phòng kỹ thuật của
công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình.
3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu thập được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm Excel. Khi tiến
hành phân tích các thông tin thu thập được, khóa luận đã sử dụng phương pháp
SWOT, phương pháp thống kê mô tả. Kết quả được tổng hợp thành các bảng
biểu.
Phân tích SWOT: Thực hiện bằng cách xem xét những mặt mạnh, yếu,
cơ hội- thách thức của công ty hiện tại. Để từ đó có những giải pháp thích hợp
phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội, đẩy lùi điển yếu và vượt
qua thử thách trong tương lai.
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
phân tích các số lượng định lượng và định tính.

20
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình
4.1.1. Cơ cấu tổ chức
Để phục vụ tốt công tác sản xuất cũng như hạch toán, công ty đã xây dựng

một bộ máy quản lý gọn nhẹ và khoa học. Thông qua bộ máy quản lý, cấp trên có
thể nắm bắt được tình hình sản xuất của công ty, đưa ra những quyết định kịp thời
và hiệu quả. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:
Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chè Tân Cương
Hoàng Bình
Giám đốc
Các phó
giám đốc
Phòng
tổ chức
lao động
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
kỹ thuật
KCS
Phòng
kinh
doanh
Ban bảo
vệ
Các phân xưởng sản xuất
21
Hệ thống hóa bộ máy tổ chức quản lý được hình thành trên cơ sở quyết
định thành lập của công ty. Trong đó:
Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, phân phối điều động sản xuất, xem xét duyệt các phương án sản
xuất, các biện pháp kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chịu trách nhiệm

trước công ty và chịu trách nhiệm pháp lý với cơ quan nhà nước có nghĩa vụ
theo luật hiện hành.
Cơ chế bộ máy tổ chức quản lý của công ty hoạt động theo chế độ một
thủ trưởng, tức là giám đốc là người hoàn toàn điều hành mọi hoạt động của
công ty.
Để tạo điều kiện cho việc hoàn thành mọi công việc quản lý của mình,
Giám đốc lựa chọn Phó giám đốc giúp việc do giám đốc ủy quyền. Đồng thời
giám đốc công ty cử một số chuyên viên, trợ lý phụ trách tham mưu từng
công việc và từng mảng việc cụ thể.
Phó giám đốc (thứ nhất): Được giám đốc ủy quyền cho phụ trách về mảng kỹ
thuật, xây dựng kế hoạch sản xuất, thu mua, xây dựng quy trình sản xuất cho
từng bộ phận, tham mưu cho Giám đốc.
Phó giám đốc (thứ hai): Được giám đốc ủy quyền là người trực tiếp quản lý
toàn bộ nhân lực, hệ thống thiết bị điện và vật tư phục vụ cho việc sản xuất
kinh doanh tại công ty.
Phó giám đốc (thứ ba): Được giám đốc ủy quyền cho phụ trách về mảng xuất
nhập khẩu.
Các phòng hành chính
Phòng tổ chức lao động
Là bộ phận làm nhiệm vụ tổ chức, bố trí các dây chuyền sản xuất, sắp
xếp nhân sự và tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ và nhân
sự, định mức tiền lương cho sản phẩm và công việc. Tính toán lương phải trả
cho các phòng ban, công nhân viên, phân xưởng và cung cấp số liệu về tiền
22
lương cho phòng kế toán thống kê, làm công tác hành chính và tham mưu cho
lãnh đạo về tổ chức lao động trong doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật KCS
Là bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các phân
xưởng, đối chiếu các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật đề ra cho từng sản phẩm cụ thể.
Theo dõi nghiệm thu sản phẩm nhập kho hoàn thành. Kiểm tra hàng nhập kho

về đúng chủng loại tiêu chuẩn kỹ thuật. Cải tiến sản phẩm, triển khai nghiên
cứu chế tạo các sản phẩm mới. Đây là phòng tham mưu cho ban lãnh đạo về
công tác kỹ thuật trong sản xuất, góp phần giữ uy tín về chất lượng sản phẩm
của công ty.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có chức năng thương mại tiếp xúc với khách hàng.
Nhiệm vụ:
Điều hành các hoạt động bán hàng, giao hàng, nhận hàng các sản phẩm
trong kho.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Theo dõi các phản ánh và khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch
vụ và hàng hóa.
Xác lập nhu cầu tiêu thụ, tiến hành các hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Đảm bảo hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng trước khi chấp nhận đơn đặt
hàng.
Xác định các chiến lược nghiên cứu thị trường và kế hoạch nghiên cứu
thị trường hàng năm.
Lập kế hoạch vận chuyển, vận chuyển và kiểm soát các hoạt động thu
mua vật tư và bán hàng.
Phòng kế toán tài chính
Là phòng làm công tác hạch toán thống kê và hạch toán kế toán của
công ty, bao gồm các công việc sau: công tác thống kê và công tác kế toán.
Công tác thống kê có nhiệm vụ kiểm tra ngày giờ lao động, thống kê về
sản lượng hàng hóa, thành phẩm, theo dõi loại thành phẩm và chia lương trực
23
tiếp cho người lao động theo kết quả mà họ đạt được với định mức mà phòng
tổ chức đã xác nhận, chấm cơm ca…
Công tác kế toán làm nhiệm vụ kiểm tra, kế toán, kiểm soát các chứng
từ ban đầu đối chiếu với chế độ quản lý của nhà nước, giải quyết các vấn đề
về tiền lương, tiền thưởng, các khoản chi phí khác trong công ty. Tính giá

thành và chi phí thực tế của các sản phẩm, thực hiện các khoản trích nộp và
các khoản thuế làm nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật. Kế
toán thường kỳ lập các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán xác định kết
quả kinh doanh của công ty và các nghĩa vụ cùng ban lãnh đạo công ty quản
lý việc bảo tồn và phát triển công tác tài chính của công ty.
Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty
Công ty chè cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình là một đơn vị có cơ
cấu tổ chức khoa học, gon nhẹ nên rất thuận lợi cho công tác sản xuất của
công ty. Các phòng ban tạo điều kiện lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế
hoạch chung của công ty.
Phòng kỹ thuật KCS làm chức năng giám sát về mặt kỹ thuật của sản
phẩm, hàng hóa nhập kho…tránh những thiệt hại về mặt kinh tế cũng như
đem lại uy tín cho công ty. Phòng kinh doanh quan hệ chặt chẽ với phòng kế
toán thống kê về việc thanh toán, mua bán vật tư, hàng hóa công tác mua bán
tiêu thụ sản phẩm. Phòng tổ chức – hành chính lao động có quan hệ chặt chẽ
với phòng kế toán kế toán tài chính tính toán các định mức lao động sản xuất
cho các sản phẩm, tính tiền lương trả cho người lao động, cung cấp số liệu
cho phòng kế toán để thống kê chia lương cho người lao động.
Ban bảo vệ
Nhiệm vụ của ban bảo vệ là tiến hành kiểm tra giờ giấc lao động của
cán bộ, công nhân viên, lam nhiệm vụ bảo vệ cho toàn bộ tài sản của công ty,
chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an ninh cho toàn bộ công ty.
Bộ phận phân xưởng
Công ty bao gồm hai phân xưởng chính đó là phân xưởng chế biến chè
xanh - đen và phân xưởng cơ điện. Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ hỗ trợ,
đảm bảo cho phân xưởng chế biến chè hoạt động liên tục và hiệu quả.
24
4.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Chức năng:
Công ty chuyên sản xuất các loại chè đóng gói và đóng hộp để phục vụ cho

thị trường trong và ngoài nước.
Đào tạo tay nghề cho cán bộ quản lý kỹ thuật và công nhân.
Nghiên cứu, thử nghiệm các giống chè và đưa vào sản xuất các sản phẩm chè.
Nhiệm vụ:
Xây dựng và sản xuất theo kế hoạch nhằm phục vụ cho công tác chế biến chè,
hướng dẫn cho công nhân nhằm rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và nâng cao tay
nghề.
Xây dựng mô hình sản xuất phục cho công việc, nghiên cứu và thăm quan.
Sản xuất sản phẩm chè đóng gói, đóng hộp cho người tiêu dùng.
Hợp tác giúp đỡ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các công ty liên kết.
4.2. Thực trạng sử dụng máy chế biến chè ở công ty cổ phần chè Tân
Cương Hoàng Bình
4.2.1. Thực trạng sử dụng năng lượng tại công ty cổ phần chè Tân Cương
Hoàng Bình
Hiện tại, Công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình chỉ sử dụng 2 loại
năng lượng đầu vào đó là củi và điện cụ thể thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Nguồn năng lượng cho máy và thiết bị trong dây truyền
chế biến chè tại công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình.
STT Máy và thiết bị Loại năng lượng
1 Vò chè Điện
2 Sấy chè Củi
3 Cắt chè Điện
4 Tách cẫng Điện
5 Các thiết bị khác Điện
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty)
25

×