Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.47 KB, 14 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIO DỤC VIỆT NAM










NINH VĂN BÌNH






BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC




CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62.14.01.01






TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC






HÀ NỘI - 2008

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Kinh nghiệm quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học
ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Tạp chí giáo dục số
9/2001.
2. Kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp ở Trung tâm giáo dục
thường xuyên. Tạp chí phát triển giáo dục số 2/2003.
3. Nâng cao chất lượng đào tạo ở các Trung tâm giáo dục thường
xuyên. Tạp chí giáo dục số 12/2006.
4. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Trung tâm giáo dục
thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình khoa học
của nhóm đề tài được nghiệm thu tháng 8/2008.

24
Chí Minh hiện nay và có thể ứng dụng ở các Trung tâm GDTX trong cả
nước.
2. Khuyến nghị.

- Giáo viên của các Trung tâm GDTX quận, huyện thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay gồm 2 thành phần: giáo viên biên chế và giáo viên
thỉnh giảng. Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ, số giáo viên
giỏi chưa nhiều, vẫn còn một bộ phận giáo viên trình độ Cao đẳng, kinh
nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Do đó Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố
Hồ Chí Minh cần thường xuyên tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tăng cường công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về lương tâm và trách nhiệm
cho giáo viên trong công tác dạy học đối với học viên trung tâm mà đầu
vào đa phần là học viên yếu, kém.
- Các trung tâm có nhiều cố gắng tham mưu, vận động lãnh đạo địa
phương và cha mẹ học viên tạo điều kiện xây dựng, sửa chữa cơ sở vật
chất, nhưng so với yêu cầu phát triển của ngành học hiện nay thì cơ sở
vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đề nghị lãnh đạo Sở
Giáo dục và Đào tạo tham mưu với UBND Thành phố tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất của các trung tâm đầy đủ như các trường phổ thông để các
trung tâm có điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học.
- Chương trình giảng dạy trong Trung tâm GDTX dùng chung với
sách giáo khoa của phổ thông còn nhiều chỗ chưa phù hợp, nhiều chương
- mục - bài không cần thiết, quá dài, học viên khó tiếp thu. Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Vụ GDTX cần có sự chỉ đạo và biên soạn thống nhất hệ
thống sách giáo khoa riêng để cho phù hợp với yêu cầu của chương trình
học giáo dục thường xuyên.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có thêm những văn bản pháp quy,
những hướng dẫn, những chính sách đủ hiệu lực để củng cố và phát triển
các Trung tâm GDTX quận, huyện hiện có.


1
LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.
Trước sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ và quá trình toàn
cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, để tồn tại và phát triển trong
điều kiện cạnh tranh khốc liệt, tất cả các quốc gia đều tập trung mọi nỗ
lực vào việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, vì vậy, Giáo
dục thường xuyên (GDTX) có vai trò rất quan trọng.
Trong điều 44, mục 5 của Luật Giáo dục đã ghi rõ: GDTX giúp mọi
người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân
cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với
đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện
giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.
Thời gian qua, Nhà nước và nhân dân đã nỗ lực xây dựng và phát
triển các Trung tâm GDTX. Đến nay chúng ta đã có một hệ thống các
Trung tâm GDTX bao trùm các tỉnh, thành phố đến các quận, huyện.
Tuy nhiên xét về tổng thể, chất lượng các Trung tâm GDTX ở các quận,
huyện hiện còn thấp và bất cập so với chuẩn trình độ quy định, chưa đáp
ứng kịp thời yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội đang không ngừng tăng lên của đất nước.
Nội dung chương trình GDTX chậm đổi mới, còn thiên về lý thuyết,
ít gắn với thực tế cuộc sống, chưa đảm bảo tính hệ thống giữa các bậc
học, cấp học, các loại hình đào tạo.
Phương pháp dạy học còn lạc hậu, áp đặt, rập khuôn theo lối dạy
học nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, ít phát huy tính chủ động,
sáng tạo, khả năng tự học của học viên.
Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập về số lượng, chất lượng và cơ
cấu. Phần lớn giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX hiện nay chủ
yếu là giáo viên kiêm nhiệm. Họ vốn là giáo viên phổ thông chưa được
trang bị về nghiệp vụ GDTX, tham gia giảng dạy theo các hợp đồng nên

2
không ổn định về đội ngũ, tinh thần trách nhiệm giảng dạy nhìn chung
không cao.
Cơ chế quản lý GDTX chậm đổi mới, bộ máy quản lý GDTX vẫn
còn nặng nề, kém hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra không thường
xuyên, những vụ việc tiêu cực chậm được phát hiện và không có biện
pháp xử lý kịp thời.
Theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong Nghị quyết
40/2000/QH10 của Quốc hội, lộ trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào
tạo đến năm 2009, thì học viên bổ túc văn hóa và học sinh trung học phổ
thông thi chung một đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Do đó thì việc
nâng cao chất lượng bổ túc văn hóa trong các cơ sở GDTX là một yêu
cầu cấp bách.
Bản thân tác giả đã làm Giám đốc Trung tâm GDTX quận Phú
Nhuận từ năm 1997 đến năm 2005. Cùng với tập thể lãnh đạo và giáo
viên, chúng tôi đã xây dựng Trung tâm thành một tập thể vững mạnh, đã
nhiều lần được nhận cờ thi đua và bằng khen cấp thành phố và cấp
ngành.
Theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm 2007, Trung tâm GDTX quận
Phú Nhuận đã đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ 81,52% đứng đầu các Trung tâm
của thành phố (tỷ lệ thành phố là 64,83%, cả nước là 26,6%) trong lúc
nhiều Trung tâm trong cả nước không có em nào tốt nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn là
“Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX nhằm nâng
cao chất lượng dạy học”, với lòng mong muốn góp phần nhỏ của mình
vào việc nâng cao chất lượng GDTX, một nhiệm vụ quan trọng Đảng và
Nhà nước đang đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động dạy học ở Trung tâm GDTX nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động dạy học ở
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận.
Qua nghiên cứu đề tài có thể rút ra một số kết luận chung sau đây:
1. Về lý luận: Đã góp phần làm phong phú lý luận về quản lý Trung
tâm GDTX bằng cách bổ sung các phạm trù mới: Bản chất Trung tâm
GDTX và Quản lý Trung tâm GDTX trong kinh tế thị trường.
2. Về khảo sát thực trạng: Trong những năm qua, các TTGDTX
thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển tốt như: chất lượng dạy học ngày
càng được nâng cao; đào tạo được nhiều học viên giỏi cấp thành phố và
cấp quốc gia, đa dạng hóa nhiều loại hình đào tạo; xây dựng được đội
ngũ giáo viên giỏi. Song, trong công tác quản lý hoạt động dạy học của
Giám đốc các TTGDTX vẫn còn bộc lộ những lúng túng, bất cập.
3. Từ khảo sát thực trạng về quản lý dạy học ở các Trung tâm
GDTX quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh, đã đề xuất 5 biện pháp
quản lý của Giám đốc:
a. Xây dựng hệ thống văn bản quy định nội bộ nhằm cụ thể hoá
các văn bản pháp quy vào điều kiện cụ thể của các Trung tâm GDTX ở
TP Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện đại.
b. Tổ chức chặt chẽ hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
đảm bảo tính khách quan, thường xuyên và đúng thực chất.
c. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dưới
nhiều hình thức khác nhau.
d. Xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho
hoạt động giảng dạy và học tập dựa vào công tác xã hội hoá.
e. Biện pháp kích thích tạo động lực cho đội ngũ giáo viên bằng
cách quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, đối xử công bằng

dân chủ đặc biệt đối với giáo viên thỉnh giảng.
Qua nghiên cứu, trao đổi trực tiếp với các Giám đốc, tìm hiểu thực
tế tại các trung tâm và qua kinh nghiệm bản thân trực tiếp làm công tác
quản lý nhiều nằm tại Trung tâm GDTX, chúng tôi có thể khẳng định các
biện pháp quản lý hoạt động dạy học nêu ở trên là phù hợp, khả thi với
điều kiện thực tế của các Trung tâm GDTX quận, huyện thành phố Hồ
22
(thực nghiệm) có khá hơn khoá học 1999-2002 (đối chứng) giá trị các
điểm số của các khoá học thực nghiệm thực nghiệm dao động quanh giá
trị điểm trung bình
X
ít hơn so với khoá học đối chứng và độ phân tán
của các điểm số của khoá học thực nghiệm so với giá trị điểm trung bình
X nhỏ hơn khoá học đối chứng. t
d
> t
α
chứng tỏ sự khác nhau giữa X
thực nghiệm và X đối chứng là có ý nghĩa. Kết quả thực nghiệm có thể
tin cậy.
So sánh kết quả học lực của khoá học 2002-2005 có thực nghiệm với
kết quả học lực của khoá học 1999-2002 chưa vận dụng các biện pháp
quản lý có thể biểu diễn qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu diễn phân phối tần suất kết quả thực nghiệm
tổng hợp.
Qua biểu đồ 3.2, chúng tôi thấy sau một khoá học được áp dụng các
biện pháp quản lý thì mặt định lượng về kết quả học lực của học viên của
các trung tâm đã được tăng lên dẫn đến hiệu quả quản lý giảng dạy được
nâng lên.

Từ kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi có thể
khẳng định các biện pháp quản lý mà người nghiên cứu đã đề xuất là
tương đối toàn diện, đúng đắn, phù hợp với thực tiển quản lý hoạt động
giảng dạy tại các Trung tâm GDTX quận, huyện ở thành phố Hồ Chí
Minh và có tính khả thi khi ứng dụng vào các Trung tâm GDTX quận,
huyện trong cả nước.
3
Trung tâm GDTX.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
Trung tâm GDTX.
4. Giả thuyết khoa học.
Nếu đề xuất được một số biện pháp đồng bộ và có hệ thống về việc
tổ chức quản lý hoạt động dạy học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên, tổ chức chặt chẽ hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập, tổ chức động viên tạo động lực cho thầy và trò, thì sẽ nâng cao được
chất lượng dạy học ở các Trung tâm GDTX.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các Trung tâm
GDTX.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung
tâm GDTX.
5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh chứng tính hợp lý và
khả thi của các biện pháp.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
6.1. Chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các
Trung tâm GDTX tại thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Trong thực tế dạy học, hai hoạt động dạy và học quyện chặt vào
nhau, vì bản chất của dạy học là sự tác động tương hỗ của hai hoạt động
này. Nhưng, tác giả xin phép được nghiên cứu chủ yếu là hoạt động dạy

của thầy giáo, do những hạn chế của Trung tâm GDTX mà tác giả đã
chọn làm đối tượng nghiên cứu.
6.3. Chủ thể quản lý ở đây được xác định là Giám đốc các Trung
tâm GDTX, người giữ vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao chất
lượng dạy học của Trung tâm.
7. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các khái niệm,
phạm trù, quy luật, các công trình nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, sách

×