Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.44 KB, 27 trang )


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng Đại học s phạm H nội

---------------------



Tô Minh Giới

GIảI PHáP ĐO TạO NGUồN NHÂN LựC
Kỹ THUậT NÔNG NGHIệP CHO Thnh phố CầN THƠ
TRONG THờI Kỳ CÔNG NGHIệP HóA - HIệN ĐạI HóA


Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
M số: 62140101


Tóm tắt LUậN áN TIếN Sỹ GIáO DụC HọC




H NộI - 2009


Công trình đợc hoàn thành
tại trờng Đại học S phạm Hà Nội



Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phạm Viết Vợng

Phản biện 1:
PGS. TS. Nguyễn Lộc
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Phản biện 2:
PGS. TS. Nguyễn Văn Lê
Trờng Cao đẳng S phạm Trung ơng

Phản biện 3:
PGS. TS. Trần Khánh Đức
Đại học Quốc Gia Hà Nội

Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà nớc, họp
tại trờng Đại học S phạm Hà Nội
vào hồi 14 giờ ngày 6 tháng 8 năm 2009

Có thể tìm hiểu Luận án tại Th viện Quốc gia,
Th viện trờng Đại học S phạm Hà Nội

Các CÔNG TRìNH đ CÔNG Bố
LIÊN QUAN ĐếN LUậN áN

1. Tô Minh Giới 1997, Giáo dục Cần Thơ 10 năm nhìn lại. Tạp chí Phát
triển Giáo dục số 02 Tr. 24 - Tr. 25.
2. Tô Minh Giới 2000, Góp ý kiến vào dự thảo chiến lợc phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2010. Tạp chí Phát triển Giáo dục số 02
Tr.25.

3. Tô Minh Giới 2002, Giáo dục Cần Thơ và vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật nông nghịêp cho Đồng bằng Sông Cửu Long.
Thông tin Khoa học Giáo dục số 90 Tr. 44 - Tr. 46.
4. Tô Minh Giới 2008, Nâng cao dân trí đáp ứng yêu cầu xây dựng nền
nông nghiệp công nghệ cao và hội nhập quốc tế ở Cần Thơ. Tạp chí
Khoa học Giáo dục số 32 Tr. 46 Tr. 48.
5. Tô Minh Giới 2008, Cần Thơ phát triển nguồn nhân lực cho nông
nghiệp công nghệ cao. Tạp chí Giáo dục số 190 Tr. 8 - Tr. 10.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân lực là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định sự
thành công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam
phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân l
ực kỹ thuật
nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy là một
thành phố, nhưng Cần Thơ vẫn là một địa phương có 70% dân số sống
bằng nông nghiệp, một nền nông nghiệp năng suất thấp do thiếu nguồn
nhân lực kỹ thuật có trình độ cao (trên 60% nông dân chỉ có việc làm vào
thời vụ
trồng lúa). Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đây là
một thách thức lớn đối với TP. Cần Thơ .
Việt Nam đã gia nhập WTO, TP. Cần Thơ cần chuyển mạnh hơn nữa
để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ cao của toàn

vùng.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ, có
phần đóng góp quan trọng của nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề đặt ra hiệ
n
nay là phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng
yêu cầu của quá trình CNH, HĐH TP. Cần Thơ. Từ những lý do trên,
chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
kỹ thuật nông nghiệp cho TP. Cần Thơ trong giai đoạn CNH, HĐH”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và những yêu cầu
phát triển, đề
tài đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
nông nghiệp cho TP. Cần Thơ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
3. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp ở TP. Cần
Thơ.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu


2
Các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật nông
nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH ở TP. Cần Thơ.
b, Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn TP. Cần Thơ
5. Giả thuyết khoa học
Việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng yêu cầu
phát triển ở TP. Cần Thơ trong quá trình CNH, HĐH sẽ đạt được hiệu qu
ả,
nếu ta đánh giá đúng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nắm vững các đặc

trưng nông nghiệp, nông thôn của thành phố, để xây dựng các giải pháp
đồng bộ, khoa học và khả thi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các giải pháp đào tạo nguồn nhân
lực kỹ thuật nông nghiệp cho TP. Cần Thơ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiệ
n đại hóa.
6.2. Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật nông nghiệp của TP. Cần Thơ.
6.3. Đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông
nghiệp cho TP. Cần Thơ trong giai đoạn CNH, HĐH và khảo nghiệm của
giải pháp.
7. Những luận điểm cơ bản
Nguồn nhân lực là yếu tố
năng động nhất của quá trình, phát triển.
Cần Thơ tuy là một thành phố nhưng vùng nông thôn lại rất rộng, sản xuất
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ngay cả trong quá
trình CNH - HĐH. Vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp vẫn được
đặt ra với tầm quan trọng có tính chất chiến lược. Vì vậy, phải thu hút, phối
hợp các nguồn lực xã h
ội, xây dựng các mô hình linh hoạt, đa dạng, gắn
đào tạo với nhu cầu việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,
cho nên vai trò giáo dục, đào tạo có ý nghĩa hàng đầu.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu lý luận về nguồn nhân
lực, các tư liệu, báo cáo lưu trữ, thống kê của các cơ quan chức năng của
TP. Cần Thơ liên quan đến các lĩ
nh vực của đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


3
+ Khảo sát, điều tra về thực trạng nguồn nhân lực, nhu cầu nhân lực
và thực trạng đào tạo.
+ Tổng kết kinh nghiệm đào tạo của các trường, các cơ sở, các trưng
tâm đào tạo kỹ thuật nông nghiệp.
+ Khảo nghiệm, đánh giá tính khoa học và tính khả thi của các giải
pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp.
8.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các số liệu từ các phương pháp
trên.
9. Đóng góp của luận án
1. Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình đào tạo
nguồn nhân lực để xác định và cụ thể hóa các yêu cầu về nguồn nhân lực
kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp TP. Cần Thơ.
2. Xây dựng các giải pháp đ
ào tạo, phát triển nguồn nhân lực kỹ
thuật nông nghiệp cho TP. Cần Thơ gắn với phát triển việc làm và yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là đối tượng nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế với nhiều công trình đã
được công bố. Ở nước ngoài, có các tác giả như: Werther W.B, Davis K,

Weihrich K, Heinx M,... Ở trong nước, cũng có nhiều tác giả nh
ư: Phạm
Minh Hạc, Phạm Quý Thọ, Đỗ Doãn Khải, Nguyễn Tiệp, Phùng Ngọc
Nhạ, Trần Thị Kim Dung, Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến, Phạm Thành
Nghị, Vũ Hoàng Ngân,... Liên quan đến ĐBSCL có đề tài “Nghiên cứu
tổng thể về giáo dục ĐBSCL” do Trần Chí Đáo làm chủ nhiệm năm 1996;
Hội thảo quốc gia: “Phát triển giáo dục - đào tạo ĐBSCL” do Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũ
ng chủ trì năm 2005. Đây là những công trình nghiên cứu
rất có ý nghĩa đối với quá trình phát triển ở ĐBSCL, là cơ sở cho việc
nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật nông
nghiệp cho TP. Cần Thơ.
1.2. Vấn đề “nguồn nhân lực” trong lý luận giáo dục học
1.2.1. Phát triển “nguồn nhân lực” trong chức năng xã hội của
giáo dục
Các nhà giáo dục học khẳng định: Giáo dụ
c là một hoạt động cơ bản
của xã hội, là một hình thái ý thức xã hội, do đó phải chịu sự quy định của
xã hội. Mặt khác, giáo dục cũng có tính năng động tác động trở lại, tức là
có thể tác động (kìm hãm hoặc thúc đấy), sự phát triển của xã hội.
Như vậy các chức năng xã hội của giáo dục là khái niệm bao hàm
các tiềm năng và khả năng của giáo dụ
c tác động đến các lĩnh vực cơ bản
của sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể phân tích vấn đề nguồn nhân lực
đã được thể hiện trong từng chức năng xã hội của giáo dục:
- Chức năng kinh tế - sản xuất và vấn đề nguồn nhân lực.
- Chức năng chính trị - xã hội và vấn đề nguồn nhân lực.
- Chức năng văn hoá – khoa học và vấn
đề nguồn nhân lực.
Vị trí “đào tạo nguồn nhân lực” trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Xu hướng chung và cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư cho hệ thống giáo dục

5
quốc dân. Đó cũng là quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển,
đang là xu thế chung của toàn thế giới.
1.2.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia hay một
lãnh thổ, một địa phương, là tổng hợp những tiềm năng lao động của dân
cư trong một thời điểm xác định có khả năng huy động vào quá trình lao
động làm phát tri
ển kinh tế xã hội.
1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu đó là quá trình biến đổi nguồn
nhân lực phát triển tiềm năng của con người - cả năng lực vật chất và năng
lực tinh thần, hoàn thiện cả đạo đức và tay nghề, cả tâm hồn, cả hành vi, từ
mức độ chất lượng thấp đến mức độ ngày càng cao, càng toàn diện.
1.2.4.
Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực đã bao hàm quá trình giáo dục và đào tạo.
Nói cách khác, đào tạo nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành và là
“xương sống” của đào tạo nguồn nhân lực.
1.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật công nghiệp
1.3.1. Quan niệm về nguồn nhân lực nông nghiệp
Nguồn nhân lực nông nghiệp là một b
ộ phận của nguồn nhân lực
quốc gia, bao gồm toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực trong
nền kinh tế quốc dân và lao động tiềm tàng có khả năng lao động nhưng
chưa tham gia lao động thuộc khu vực nông thôn. Đặc điểm cơ bản của
nguồn nhân lực nông nghiệp nước ta: tốc độ tăng dân số nông thôn đang

giảm dần, dẫn đến giảm tố
c độ tăng lao động, giảm quy mô nguồn nhân lực
nông thôn; mức sống thấp của dân cư nông thôn ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực; trình độ văn hóa thấp; đang có sự chuyển dịch lao động
nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; thiếu vốn, không tiếp
cận được thị trường; ít được đào tạo nghề; khả năng thu hút đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn thấp,... Đ
ây cũng là những trở ngại lớn đối với
phát triển nguồn nhân lực nông thôn.
1.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
nông nghiệp
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nông
nghiệp bao gồm: động thái dân số; mức sống dân cư; giáo dục và đào tạo;
tăng trưởng kinh tế; việc làm và thu nhập; hạ
tầng kỹ thuật xã hội; chính
sách của Nhà nước.
1.3.3. Nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp

6
Nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp là bộ phân dân cư nông nghiệp
đã được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ đặc trưng của ngành nông
nghiệp, ở các trình độ khác nhau, có kỹ năng, tay nghề để thực hiện được
các công việc theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại.
1.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng yêu
cầu của quá trình nông nghiệp hoá, hi
ện đại hoá
Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp là quá trình chuẩn bị
của nguồn nhân lực nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước.

1.3.5. Những thách thức đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực kỹ thuật nông nghiệp
Những thách thức chính đối với việc phát triển nguồn nhân lực k

thuật nông nghiệp là: tỷ lệ lao động có tay nghề thấp; năng suất lao động
thấp; thị trường lao động nông thôn bị chia cắt với thị trường lao động
thành thị; khả năng tiếp cận chính sách và các nguồn lực cho phát triển
nguồn nhân lực nông thôn hạn chế; khả năng mở rộng mạng lưới an sinh
xã hội và các hình thức hỗ trợ của nhà nước cho khu vực nông thôn còn
hạn chế
; thiếu và không đồng bộ các chính sách phát triển nguồn nhân lực,
phát triển thị trường lao động;...
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đào tạo
nguồn nhân lực
1.4.1. Kinh nghiệm các nước EU
Hệ thống giáo dục phổ thông ở các nước EU có mục đích chính là
tạo ra các chương trình học rộng và hợp lý cho mọi học sinh ở các lứa tuổi
khác nhau. Giáo dục đại học và trung học chuyên nghi
ệp được hoạch định
theo mục tiêu của từng thời kỳ phát triển. Hệ thống giáo dục và đào tạo
nghề ở các nước EU khá đa dạng. Tại một số nước, giáo dục và đào tạo
nghề nằm trong hệ thống giáo dục, nhưng ở một số nước khác, giáo dục
ngành nghề lại nằm trong các công ty, các xí nghiệp. Có sự phân định rõ
rệt về trách nhiệm của hai b
ộ: Bộ Giáo dục và Bộ Lao động đối với việc
quản lý đào tạo nghề. Các chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực
của các nước EU là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn cao, có
kỹ năng làm việc để đáp ứng sự cạnh tranh của tiến bộ công nghệ mới,
trong đó có cả nông nghiệp. Do đó giáo dục và đào tạo được nhậ
n thức như

là điều kiện tiên quyết để tăng khả năng thích ứng và công nghệ sản xuất
luôn thay đổi, tạo nên quá trình sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và
đa dạng về chủng loại.
1.4.2. Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Hệ thống giáo dục phổ thông ở Hoa Kỳ phát triển rất tốt, nhưng nó
không đóng vai trò làm trung tâm, mà trung tâm đặt ở bậc đại học, đây là

7
nét đặc thù. Hệ thống các trường cao đẳng làm nhiệm vụ giáo dục cơ bản
trong 2 năm đầu sau đó hướng vào dạy nghề nghiệp. Từ những năm 1970
các trường trung học chuyên nghiệp và giáo dục phổ thông tăng lên rất
nhanh.
Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ hướng vào phát triển công nghệ cao
cả trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Hệ thống các trường nông nghiệp đã
đào tạo nên những chủ trang
trại, kỹ sư, kỹ thuật viên, những nông dân có kỹ thuật, chính vì thế với một
tỷ lệ nhỏ nông dân đã cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân
trong nước mà còn xuất khẩu nông sản đứng hàng đầu thế giới.
1.4.3. Kinh nghiệm châu Á
Giáo dục ở một số nước Châu Á tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Phổ cập giáo dục tiểu họ
c
Để chuẩn bị công nghiệp hóa, Chính phủ các nước có chính sách mở
rộng giáo dục tiểu học cho toàn dân, theo hướng phổ cập trên quy mô toàn
quốc, nhờ đó đã có tỷ lệ học sinh cao.
- Mở rộng giáo dục trung học
Để chuyển từ các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao
sang các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao, Hàn Quốc đưa ra chính
sách mở rộng quy mô giáo dục trung học từ năm 1963 và công bố Luật đào

tạo nghề n
ăm 1967. Đài Loan công bố kéo dài chính sách giáo dục bắt
buộc từ 6 năm lên 9 năm vào những năm 1986.
- Chi phí cho giáo dục
Mức độ ưu tiên và cách thức cung cấp giáo dục cũng có sự khác
nhau ở các nước và vùng lãnh thổ này. Ở Hàn Quốc chi phí cho giáo dục
phổ thông chủ yếu được cung cấp từ ngân sách nhà nước vào khoảng 70%
số học sinh trung học theo học ở các trường công. Trong phạm vi giáo dục
bắt buộc chính phủ thi hành chính sách các học sinh nông thôn không phải
trả học phí.
Ở Hồng Kông, giáo dục phổ thông lại chủ yếu do tư nhân đảm
nhiệm, chính quyền chỉ đóng vai trò bổ sung việc cung cấp dịch vụ này
nhằm điều chỉnh sự bất bình đẳng trong cơ hội đến trường.
* Kinh nghiệm Nhật Bản
Mọi công dân đều có quyền và phải học tại trường tiểu học dựa trên
một hệ thống giáo dụ
c đồng nhất. Ở hệ thống giáo dục bắt buộc, hệ thống
trường công là chủ yếu, chiếm hơn 70%. Nhưng ở hệ thống giáo dục không
bắt buộc thì hệ thống trường tư là rất phổ biến. Đầu tư cho giáo dục đạt
mức cao (thời gian gần đây ngân sách giáo dục của Nhật chiếm 5% tổng
thu nhập quốc dân). Học vấn tạo nên cơ h
ội việc làm suốt đời ở Nhật. Chỉ
có những trường đại học lớn có uy tín và kết quả học tập loại giỏi thì mới

×