Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.57 KB, 41 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KQ Kết quả
CP Chi phí
VNĐ Việt Nam đồng
ĐHĐCĐBT Đại hội đồng cổ đông bất
thường
TV Tổng vốn
VSH Vốn chủ sở hữu
NPT Nợ phải trả
LỜI MỞ ĐẦU
Tám năm qua kể từ ngày gia nhập WTO, mặc dù tình hình kinh tế thế giới
liên tục biến động, phức tạp và khó lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy
trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên. Thị trường
được rộng mở tới gần 149 nền kinh tế thành viên. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa được xác lập và ngày càng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị
trường và các loại hình thị trường tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính
sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trường kinh doanh được cải thiện. Tuy
nhiên, gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại.
Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và
quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao;
năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp
còn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất
lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp. Vì vậy, một trong những nhu cầu cấp thiết
được đặt ra của mỗi doanh nghiệp Việt Nam là chú trọng đổi mới công nghệ, đổi
mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm cạnh tranh. Trong
đó việc huy động và đảm bảo vốn cho nhiều hoạt động của doanh nghiệp là chính


sách tài chính quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của những nhà quản lý
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân tích thống kê nguồn vốn
vì kết quả thu được từ công tác này là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chính
sách chất lượng cũng như các quyết định kinh doanh để đạt lợi nhuận cao nhất.
Từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ
cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005-
2014”. Nội dung đề tài gồm hai chương:
Chương I: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp thống kê
phân tích quy mô, cơ cấu, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Kinh Đô
Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ
cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô giai đoạn
2005-2014
4
CHƯƠNG I: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ
CẤU, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1 .Khái niệm, phân loại và vai trò nguồn vốn của doanh nghiệp
- Khái niệm: Vốn doanh nghiệp là các nguồn lực tài chính được doanh nghiệp huy
động trong sản xuất kinh doanh mà quá trình vận động chuyển hóa của chúng tạo
lập các quỹ tiền tệ và doanh nghiệp sử dụng chúng để tạo lập các loại tài sản của
mình.
Các nguồn lực tài chính doanh nghiệp huy động gồm nhiều loại, song nguồn
lực chủ yếu gồm nguồn lực từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó,
nguồn lực bên trong thu được từ hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu và vốn
vay; nguồn lực bên ngoài từ hoạt động nhượng bán, cho thuê tài sản…
Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu số lượng, thời điểm,
tuyệt đối nên tính toán các chỉ tiêu có liên quan trong một thời kỳ cần tính giá trị

vốn bình quân.
- Phân loại: Có nhiều tiêu thức phân loại nguồn vốn doanh nghiệp , song tiêu thức
quan trọng nhất là phân loại theo nguồn hình thành: các nguồn vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả.
• Vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành nên các loại tài sản của đơn vị do chủ đơn vị
cơ sở và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của đơn vị.
• Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đơn vị
phỉa trả hay phải thanh toán cho các đơn vị bạn, các tổ chức kinh tế-xã hội hoặc các
cá nhân như: Nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhà
nước, cho công nhân viên, cho cơ quan quản lý cấp trên và các khoản phải trả khác.
- Vai trò: Vốn là yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh
doanh. Vốn vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất,
vốn giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục không gián đoạn. Vốn làm năng lực sản
xuất của doanh nghiệp nâng cao. Ngoài ra việc phân loại vốn theo tiêu thức khác
nhau và nghiên cứu ảnh hưởng của từng loại vốn giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận
và đánh giá chính xác vai trò của từng loại vốn trong quá trình sản xuất dẫn đến sử
dụng vốn đạt hiệu quả cao.
5
1.1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất
ra sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của
người sản xuất. Sản xuất kinh doanh có quy mô tùy thuộc vào nhu cầu của thị
trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành sản xuất
kinh doanh luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị trường, luôn so sánh về chất
lượng, mẫu mã…với các doanh nghiệp khác nhằm tiến hành hạch toán kinh tế để
thu lợi nhuận tối đa.
• Kết quả sản xuất kinh doanh gồm: giá trị sản xuất, doanh thu, doanh thu thuần, lợi
nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế
• Chi phí kinh doanh gồm: tài sản, lao động, vốn

• Hiệu quả tuyệt đối bằng kết quả trừ chi phí
• Hiệu quả tương đối gồm hiệu quả dạng thuận và hiệu quả dạng nghịch:
Dạng thuận:
Dạng nghịch:
1.1.3. Khái niệm, ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn
- Khái niệm: Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh nghiên cứu về hiệu quả sử dụng
lao động, quỹ lương, tài sản, vốn… của doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn chỉ
nghiên cứu ảnh hưởng của vốn tới kết quả sản xuất kinh doanh.
- Ý nghĩa nghiên cứu: Việc nghiên cứu giúp xem xét tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau, từ đó sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu
vào của sản xuất, với chi phí không đổi hoặc giảm nhưng tạo ra nhiều kết quả hơn.
Đây là một chỉ tiêu của hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại là nội dung quan
trọng nhất phản ánh chất lượng của hoạt động tài chính của công ty.
1.2. LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỐN
1.2.1. Chỉ tiêu thống kê quy mô vốn
Tổng vốn của doanh nghiệp được thống kê theo hai chỉ tiêu: Tổng vốn có ở
đầu kỳ và cuối kỳ; tổng vốn có bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu tổng vốn có ở đầu kỳ và cuối kỳ là các số thời điểm phản ánh hiện
trạng của vốn tại các thời điểm thống kê trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu tổng vốn có
bình quân trong kỳ được sử dụng để tính toán ra nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng
như năng suất vốn, doanh lợi vốn hay vòng quay của vốn…
6
Tổng vốn bình quân trong kỳ được tính theo các công thức sau:
Tổng vốn có bình quân trong kỳ

Trường hợp có tài liệu về tổng vốn có ở ngày đầu của các tháng trong
kỳ thì tổng vốn có bình quân trong kỳ được tính theo công thức sau:
(
• : Lần lượt là tổng vốn có ở ngày đầu tháng thứ nhất, ngày đầu tháng thứ hai,…,

ngày đầu tháng thứ n trong kỳ nghiên cứu
• : Số tháng tham gia tính toán
1.2.2. Chỉ tiêu thống kê cơ cấu vốn
Cơ cấu nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn
tính trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành cho
biết tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp
K = VSH+NPT
Đơn vị tính: lần hoặc %
Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành là chỉ tiêu tương đối- thời kỳ. Chỉ tiêu cho
biết tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả chiếm bao nhiêu lần hoặc %
trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp đánh giá được tính
hợp lý và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn, làm căn cứ cho việc xây dựng
chính sách tài chính phù hợp với tiềm lực của mình.
1.2.3. Chỉ tiêu thống kê tình hình trang bị và đảm bảo vốn cho lao động
• Mức trang bị và đảm bảo tổng vốn cho lao động (TB
K
)
• Mức trang bị và đảm bảo vốn chủ sở hữu cho lao động (TB
VSH
)
Đơn vị tính:
Chỉ tiêu mức trang bị và đảm bảo vốn cho lao động cho biết mức đầu tư
nguồn vốn cho người lao động của doanh nghiệp là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng
lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị tổng vốn cho người lao động càng nhiều và
ngược lại.
7
1.2.4. Chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng vốn
1.2.4.1. Chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng tổng vốn
• Năng suất (hay hiệu năng) tổng vốn (H

K
)
Đơn vị tính:
Chỉ tiêu năng suất tổng vốn là chỉ tiêu tương đối-thời kỳ. Chỉ tiêu này cho
biết một đồng tổng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu, đồng thời cho
thấy khả năng sử dụng tổng vốn hàng năm của doanh nghiệp.
• Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) tổng vốn (DL
K
)
Đơn vị tính: lần hoặc %
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu chất lượng, tương đối- thời kỳ.
Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của tổng vốn: một đồng tổng vốn tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đồng thời phản ánh quan hệ so sánh của lợi
nhuận sau thuế với tổng vốn bình quân.
• Vòng quay tổng vốn (L
K
)
Đơn vị tính: lần hoặc vòng
Chỉ tiêu vòng quay tổng vốn là chỉ tiêu chất lượng, tương đối- thời kỳ. Chỉ
tiêu phản ánh một năm tổng vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ
tiêu càng lớn thì độ dài một vòng quay tổng vốn càng ngắn, tốc độ chu chuyển của
vốn càng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được thêm vốn và ngược lại.
1.2.4.2. Chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
• Năng suất (hay hiệu năng) VSH (H
VSH
)
Đơn vị tính:
Chỉ tiêu năng suất vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu tương đối-thời kỳ. Chỉ tiêu này
cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu, đồng
thời cho thấy khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu hàng năm của doanh nghiệp.

• Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) VSH (DL
VSH
)
Đơn vị tính: lần hoặc %
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu chất lượng, tương đối-
thời kỳ. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: một đồng vốn chủ
8
sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đồng thời phản ánh quan hệ
so sánh của lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân.
• Vòng quay vốn chủ sở hữu (L
VSH
)
Đơn vị tính: lần hoặc vòng
Chỉ tiêu vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu chất lượng, tương đối- thời kỳ.
Chỉ tiêu phản ánh một năm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quay được bao nhiêu
vòng. Chỉ tiêu càng lớn thì độ dài một vòng quay vốn chủ sở hữu càng ngắn, tốc độ
chu chuyển của vốn càng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được thêm vốn và
ngược lại.
1.3. LỰA CHỌN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
VỀ VỐN
Để phân tích biến động của nguồn vốn doanh nghiệp, ta có thể sử dụng các
phương pháp thống kê như: phương pháp phân tổ, phương pháp đồ thị, phương
pháp phân tích dãy số thời gian, phương pháp chỉ số…
1.3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
Đồ thị thống kê là phương pháp sử dụng các hình vẽ hoặc các đường nét hình
học với các hình dáng và màu sắc thích hợp để biểu hiện đặc trưng về mặt lượng
của các hiện tượng kinh tế - xã hội.
Đồ thị là phương pháp trực quan sinh động với các loại đồ thị, hình dáng,
màu sắc được lựa chọn kết hợp với số liệu thích hợp.
Ưu điểm và hạn chế: phương pháp đồ thị trực quan, sinh động, đơn giản, dễ

hiểu, dễ nhận biết và vì vậy có tính thuyết phục cao; là cơ sở của một số phương
pháp khác như phương pháp hồi quy. Nhưng phương pháp này khó phân tích mức
độ tương quan giữa các chỉ tiêu nghiên cứu; hiện nay đồ thị mới chỉ phân tích được
biến động của chỉ tiêu tổng hợp theo 2 nhân tố; không tính được tác động của từng
nhân tố đối với chỉ tiêu tổng thể về số tương đối mà chỉ tính được số tuyệt đối.
Điều kiện vận dụng phương pháp đồ thị: cần có nguồn số liệu đủ lớn, đồng
bộ và thống nhất, đối với đồ thị liên hệ: các chỉ tiêu nghiên cứu cần phải có mối liên
hệ với nhau, khi phân tích nhân tố bằng phương pháp đồ thị hình chữ nhật thì số
nhân tố là 2 và chúng phải có quan hệ tích với chỉ tiêu tổng hợp.
9
1.3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ
Phân tổ trong thống kê là việc phân chia một hiện tượng kinh tế - xã hội nào
đó thành các tổ hoặc tiểu tổ có tính chất khác nhau trên cở sở căn cứ vào một hoặc
một số tiêu thức nhất định.
Phân tổ là phương pháp nghiên cứu, quản lý quan trọng. Bởi lẽ hiện tượng
nghiên cứu thường là các tổng thể kinh tế - xã hội rất phức tạp, bao gồm nhiều bộ
phận, nhiều loại hình cấu thành nên nếu không phân tổ một cách hợp lý thì khó có
thể nghiên cứu tốt. Phân tổ giúp phân chia tổng thể phức tạp thành các loại hình
khác nhau, đây là cơ sở để dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tính chất, đặc điểm,
bản chất, quy luật của từng loại cũng như mối liên hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó
chúng ta có thể nắm bắt được bản chất, quy luật của cả tổng thể nghiên cứu cũng
như đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp đối với từng loại hình.
Ưu điểm và hạn chế: phương pháp phân tổ khá đơn giản và nhìn chung có
tính khả thi cao trong nghiên cứu kinh tế; là cơ sở của các phương pháp nghiên cứu
khác. Nhưng nếu chỉ sử dụng phương pháp phân tổ thì khó khăn trong việc nghiên
cứu biến động của hiện tượng qua thời gian, qua không gian hay mối tương quan
giữa các hiện tượng.
1.3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
Dựa vào các ưu nhược điểm của từng phương pháp phân tích thống kê cũng
như căn cứ vào đặc điểm dữ liệu đã thu được như trên, phương pháp phân tích dãy

số thời gian là một trong những phương pháp phù hợp với nội dung phân tích biến
động nguồn vốn của doanh nghiệp trong đề tài này
1.3.3.1. Khái niệm
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp
theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian bao gồm 2 yếu tố: thời gian và chỉ tiêu về
hiện tượng nghiên cứu, với đề tài này là nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ưu điểm và hạn chế: phương pháp phân tích dãy số thời gian có ưu điểm lớn
nhất là sự đơn giản, việc vận dụng phương pháp này rất dễ dàng, không phức tạp
như các phương pháp khác. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khó
khăn trong việc phân tích nhân tố, không cho phép nghiên cứu biến động của hiện
tượng theo không gian.
1.3.3.2. Đặc điểm vận dụng
Khi phân tích hiện tượng kinh tế- xã hội nói chung, phân tích biến động
nguồn vốn của doanh nghiệp nói riêng, vấn đề quan trọng là cần xem xét biến động
10
qua thời gian để nhận thức được đặc điểm, xu hướng và quy luật phát triển của đối
tượng nghiên cứu. Đây là cơ sở để có thể tiến hành mô hình hóa và dự đoán sự vận
động của hiện tượng nghiên cứu.
Điều kiện áp dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian:
• Đảm bảo tính chất so sánh giữa các mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu, nghĩa là cần
thống nhất về nội dung, phương pháp, phạm vi và thời gian tính đối với chỉ tiêu
nghiên cứu
• Dãy số thời gian cần đủ lớn để nghiên cứu được xu hướng biến động của hiện tượng
nghiên cứu.
1.3.3.3 Tác dụng
Phương pháp phân tích dãy số thời gian cho phép biểu hiện tính quy luật biến
động của nguồn vốn và xác định mức độ, xu hướng biến động của nguồn vốn, trên
cơ sở đó tiến hành dự báo ngắn hạn tổng nguồn vốn trong tương lai.
1.3.4. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ
1.3.4.1. Khái niệm

Chỉ số là số tương đối biểu hiện sự biến động của hiện tượng phức tạp (nhiều
phần tử hoặc nhiều đơn vị) có đặc điểm, tính chất và đơn vị tính khác nhau.
Phương pháp chỉ số được thừa nhận rộng rãi là công cụ phân tích hiện tượng
kinh tế xã hội rất hiệu quả.
Ưu điểm và hạn chế: phương pháp chỉ số có nhiều tác dụng trong phân tích
hiện tượng cả về thời gian, không gian, kế hoạch và phân tích nhân tố; không cần
nhiều số liệu; phương pháp khá đơn giản cả về lý luận cũng như vận dụng. Nhưng
phương pháp này không đồng thời phân tích được xu hướng, quy luật và nguyên
nhân biến động của hiện tượng qua nhiều thời kỳ.
1.3.4.2. Đặc điểm vận dụng
Khi so sánh các mức độ của một hiện tượng gồm nhiều đơn vị hay phần tử
có tính chất khác nhau, trước hết phải chuyển chúng về dạng giống nhau để có thể
trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu
với các nhân tố khác.
Khi có nhiều nhân tố tham gia vào việc tính toán chỉ số, việc phân tích biến
động của một nhân tố được đặt trong điều kiên giả định các nhân tố khác không
thay đổi.
1.3.4.3. Tác dụng
Phương pháp chỉ số có nhiều tác dụng trong đời sống kinh tế xã hội. Cụ thể:
11
- Phản ánh biến động của hiện tượng theo thời gian.
- Phản ánh biến động của hiện tượng qua các không gian khác nhau.
- Phản ánh nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu
nghiên cứu.
- Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động chung
của hiện tượng nghiên cứu. Đề tài này phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng
tổng vốn và các bộ phận của tổng vốn đến doanh thu; phân tích biến động của tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh
hưởng bởi các nhân tố.
12

CHƯƠNG II: VÂN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG
KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2005-2014
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ
2.1.1. Sơ lược hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô
2.1.1.1. Sơ lược về công ty
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Mã CK KDC
Nơi niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh
Hoạt động chủ yếu Chế biến thực phẩm (Sản xuất bánh kẹo)
Trụ sở chính 138 - 142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ 1.676.282.700.000 đồng
Người đại diện Ông Trần Kim Thành- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1993 Thành lập Công ty Kinh Đô
Năm 1996 Di dời nhà máy về Quận Thủ Đức và mở
rộng diện tích nhà xưởng lên 60.000 m2
Năm 2001 Thành lập Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực
phẩm Kinh Đô Miền Bắc và Nhà máy tại
Hưng Yên có diện tích 28.000m²
Năm 2003 Chính thức mua lại nhà máy kem Wall’s của
tập đoàn Unilever tại Việt Nam, thay thế
bằng nhãn hiệu kem Kido’s
Năm 2005 Đầu tư vào Công ty Cổ Phần Nước Giải Khát
Sài Gòn – Tribeco
Năm 2007 Trở thành đối tác chiến lược với Ngân hàng
Eximbank

Xây dựng nhà máy Tribeco Miền Bắc tại tỉnh
Hưng Yên
Trở thành đối tác chiến lược với Công ty Cổ
Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm
(Nutifood).
Đầu tư và tham gia điều hành Vinabico
13
Năm 2008 Chính thức khánh thành và đưa vào hoạt
động nhà máy Kinh Đô Bình Dương với dây
chuyền hiện đại khép kín, công nghệ Châu
Âu, theo tiêu chuẩn GMP, HACCP.
Năm 2010 Chính thức dời trụ sở về 141 Nguyễn Du, P.
Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Công
ty Cổ Phần Chế Biến Thực phẩm Kinh Đô
Miền Bắc (NKD) và Công ty KiDo sáp nhập
vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC)
Năm 2012 Kinh Đô ký kết đối tác chiến lược với Ezaki
Glico (Nhật Bản)
Tiếp tục sáp nhập Vinabico vào KDC
Lần thứ 3 liên tiếp được bình chọn Thương
hiệu Quốc gia
Năm 2013 Đón nhận Huân chương Lao động hạng II
Năm 2014 Phát hành cổ phiếu phổ thông cho các cổ
đông chiến lược
Mua thêm cổ phần của Vocarimex
14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
15
16
Công ty có bộ máy tổ chức rõ ràng, tổ chức của Kinh Đô phân theo nhiệm

vụ, được cấu trúc trực tuyến theo chiều dọc, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp
với cấp trên của mình. Bên cạnh đó công ty còn tổ chức bộ phận dự án phát triển
kinh doanh nhằm phát triển các mảng kinh doanh mới có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty.
Cơ cấu vận hành của Kinh Đô được thiết kế trên cơ sở SBU và các Team
( Growth, Cost và Support) để tạo sự năng động và tính tập trung trong việc kinh
doanh từng ngành hàng sao cho hiệu quả nhất. Hơn nữa, cách vận hành này cũng
được chuẩn hóa để tạo sự hòa nhập nhanh chóng của các doanh nghiệp đã được sáp
nhập (M&A) với Kinh Đô vì M&A là một trong những công cụ quan trọng để thực
hiện hóa được chiến lược tăng trưởng của công ty trong nhưng công cụ quan trọng
để hiện thực hóa được chiến lược tăng trưởng của Công ty trong 10 năm tới. Với cơ
cấu vận hành này, việc kiểm soát các hoạt động sẽ trở nên minh bạch và hiệu quả
hơn, vận dụng các nguồn chung để điều tiết chi phí hợp lý nhất, mở rộng thị trường
và thị phần nhanh nhất và tạo ra các rào cản để ngăn cản các rủi ro tạo ra bởi sự
thay đổi của thị trường.
17
18
2.1.3.Một số thành tựu đạt được của công ty
Kinh Đô là công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo lớn nhất và luôn dẫn
đầu trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Kinh Đô cũng sở hữu hệ thống phân phối
rộng lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam gồm: 200 nhà phân phối, 200.000 điểm bán lẻ
trên toàn quốc và xuất khẩu ra các nước trên thế giới.
Sản phẩm phong phú, hương vị đa dạng phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng, giá cả cạnh tranh là những ưu thế của sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô.
Các nhãn hiệu đứng số 1 trong top 10 thương hiệu được yêu thích tại Việt Nam trên
thị trường bánh kẹo. -Hệ thống nhà máy được đầu tư quy mô và công nghệ hiện đại
hàng đầu khu vực Đông Nam Á như nhà máy Kinh Đô Bình Dương, nhà máy Kinh
Đô Miền Bắc, nhà máy kem Kido…
2.2. PHÂN TÍCH QUY MÔ VỐN
2.2.1. Phân tích biến động tổng vốn bình quân

2.2.1.1. Đặc điểm biến động tổng vốn bình quân
Bảng 1:Biến động tổng vốn bình quân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô
giai đoạn 2005-2014
Chỉ tiêu


Năm
Tổng vốn
bình quân
(tỷ đồng)
Lượng tăng
tuyệt đối
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
Tốc độ phát triển
(%)
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
2005 696.90 - - - - - -

2006 860.31 163.41 163.41 23.45 23.45 123.45 123.45
2007 1991.69 1131.38 1294.79 131.51 185.79 231.51 285.79
2008 3015.21 1023.52 2318.31 51.39 332.66 151.39 432.66
2009 3615.51 600.30 2918.61 19.91 418.80 119.91 518.80
2010 4643.73 1028.23 3946.83 28.44 566.34 128.44 666.34
2011 5436.10 792.37 4739.20 17.06 680.04 117.06 780.04
2012 5673.52 237.42 4976.62 4.37 714.11 104.37 814.11
2013 5946.47 272.95 5249.58 4.81 753.28 104.81 853.28
2014 7127.06 1180.59 6430.16 19.85 922.68 119.85 1022.68
Bình quân 3900.65 714.46 29.00 129.00
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả
Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy:
19
- Tổng vốn bình quân cả giai đoạn là 3900.65 tỷ đồng và có xu hướng tăng qua các
năm. Tổng vốn bình quân thấp nhất là năm 2005: 696.9 tỷ đồng. Tổng vốn bình
quân cao nhất là năm 2014: 7127.06 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2014, tổng vốn bình quân của công ty đã tăng thêm 714.46 tỷ
đồng. Mức độ tăng của tổng vốn bình quân thấp nhất là 163.41 tỷ đồng (Năm 2006
so với năm 2005); mức độ tăng cao nhất là 1180.59 tỷ đồng ( năm 2014 so với
2013). Nguyên nhân là năm 2014 (25/7/2014), Tập đoàn đã mua 24% vốn cổ phần
của Vocarimex với tổng giá trị là 421.505.599.984 VNĐ. Theo đó, Vocarimex trở
thành một công ty liên kết của Tập đoàn, khiến tổng vốn bình quân có mức độ tăng
như trên.
- Quy mô sản xuất mở rộng. Trong giai đoạn 2005-2014, mỗi năm tổng vốn bình
quân của công ty tăng bình quân 29.00%. Tốc độ tăng cao nhất vào năm 2007
(131.51%). Nguyên nhân là năm 2007 (11/2007), Công ty Cổ phần Kinh Đô đã tiến
hành chào bán 11.000.000 cổ phiếu ra công chúng thu về 1.700 tỷ đồng nâng tổng
vốn điều lệ lên 469.996.650.000 VNĐ.
- Nguồn vốn của công ty ngày càng tăng. Bình quân hàng năm trong giai đoạn, tổng
vốn bình quân của công ty đã phát triển tốc độ bằng 129.00%. Tốc độ phát triển

thấp nhất là năm 2006: 123.45 %; tốc độ phát triển cao nhất là năm 2014: 1022.68
%
2.2.1.2. Xu hướng biến động tổng vốn bình quân
Qua đồ thị, tổng vốn bình quân của công ty trong giai đoạn trên có xu hướng
tăng qua các năm. Để nghiên cứu kĩ hơn xu hướng biến động của tổng vốn bình
quân, ta tiến hành xây dựng hàm xu thế theo 4 mô hình: tuyến tính, parabol,
hypebol và mô hình mũ.
Sử dụng phần mềm SPSS ta có bảng sau:
Dạng hàm SE
Tuyến tính 271.707
Parabol 242.776
hypebol 719.634
Mũ 886.3401
20
Qua bảng trên ta nhận thấy dạng hàm của mô hình parabol có sai số mô hình nhỏ
nhất (SE =242.776)

nên có thể kết luận rằng biểu diễn sự biến động của tổng vốn
theo thời gian bằng hàm parabol là tương đối phù hợp.
Phương trình hàm parabol:
Mô hình dự đoán:
(: tầm xa dự đoán)
Theo mô hình dự đoán trên thì ta có giá trị dự đoán tổng vốn năm 2015 của công ty như
sau:
(tỷ đồng)
2.2.2. Phân tích biến động vốn chủ sở hữu
Bảng 2: Biến động vốn chủ sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh đô
giai đoạn 2005-2014
Chỉ tiêu



Năm
vốn chủ
sở hữu
bình quân
(tỷ đồng)
Lượng tăng
tuyệt đối
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
Tốc độ phát triển
(%)
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
2005 394.34 - - - - - -
2006 549.85 155.51 155.51 39.44 39.44 139.44 139.44
2007 1519.40 969.55 1125.06 176.33 285.30 276.33 385.30
2008 2264.71 745.31 1870.37 49.05 474.30 149.05 574.30
2009 2246.97 -17.74 1852.63 -0.78 469.80 99.22 569.80

2010 3078.12 831.15 2683.78 36.99 680.57 136.99 780.57
2011 3776.44 698.33 3382.10 22.69 857.66 122.69 957.66
2012 3912.47 136.03 3518.13 3.60 892.16 103.60 992.16
2013 4445.96 533.49 4051.62 13.64 1027.44 113.64 1127.44
2014 5534.13 1088.17 5139.78 24.48 1303.39 124.48 1403.39
Bình
quân 2772.24 571.09 34.00 134.00
Nguồn số liệu: báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả
Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy:
21
Vốn chủ sở hữu bình quân biến động không đều trong cả giai đoạn. Vốn chủ
sở hữu bình quân thấp nhất là năm 2005 : 394.34 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu bình
quân cao nhất là năm 2014: 5534.13 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn
2005-2014, vốn chủ sở hữu bình quân của công ty đã tăng thêm 571.09 tỷ đồng.
Mức độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân thấp nhất là -17.74 tỷ đồng (Năm 2009
so với năm 2008); mức độ tăng cao nhất là 1088.17 tỷ đồng ( Năm 2014 so với
2013). Nguyên nhân là ngày 21/5/2014, Tập đoàn đã phát hành 40.000.000 cổ phiếu
phổ thông cho các cổ đông chiến lược. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết ĐHĐCĐBT
(1/12/2014) các cổ đông của Tập đoàn đã chấp thuận và thông qua kế hoạch mua lại
cổ phiếu quỹ với mức lên đến 30% tổng lượng cổ phiếu đã phát hành, nhằm giảm số
lượng cổ phiếu của Tập đoàn đang lưu hành.
Trong giai đoạn trên, bình quân mỗi năm vốn chủ sở hữu bình quân của công
ty đã tăng 34.00%. Tốc độ tăng cao nhất vào năm 2007 là 176.33 %. Tốc độ phát
triển bình quân hằng năm bằng 134.00%. Trong đó, tốc độ phát triển thấp nhất là
năm 2009: 99.22 %; tốc độ phát triển cao nhất là năm 2007: 276.33 %
2.2.3. Phân tích biến động nợ phải trả
Bảng 3: Biến động quy mô nợ phải trả công ty cổ phần tập đoàn Kinh Đô
giai đoạn 2005-2014

Chỉ tiêu



Năm
Nợ phải
trả bình
quân
(tỷ đồng)
Lượng tăng
tuyệt đối
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
Tốc độ phát triển
(%)
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
2005 313.22 - - - - - -
2006 321.12 7.90 7.90 2.52 2.52 102.52 102.52
2007 472.29 151.17 159.07 47.07 50.78 147.07 150.78
2008 714.72 242.43 401.49 51.33 128.18 151.33 228.18

2009 1301.68 586.96 988.46 82.13 315.57 182.13 415.57
2010 1476.45 174.76 1163.22 13.43 371.37 113.43 471.37
2011 1572.46 96.02 1259.24 6.50 402.02 106.50 502.02
2012 1714.40 141.94 1401.18 9.03 447.34 109.03 547.34
2013 1482.18 -232.22 1168.96 -13.55 373.20 86.45 473.20
2014 1541.61 59.43 1228.38 4.01 392.17 104.01 492.17
22
Bình quân 1091.01 136.49 19.00 119.00
Nguồn số liệu: báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả
Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy:
Nợ phải trả bình quân có xu hướng biến động không đều trong cả giai đoạn.
Nợ phải trả bình quân thấp nhất là năm 2005 : 313.22 tỷ đồng. Nợ phải trả bình
quân cao nhất là năm 2012: 1714.40 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn
2005-2014, nợ phải trả bình quân đã tăng thêm 136.49 tỷ đồng. Mức độ tăng của nợ
phải trả bình quân thấp nhất là -232.22 tỷ đồng (Năm 2013 so với năm 2012);
mức độ tăng cao nhất là 586.96 tỷ đồng (Năm 2009 so với 2008).
Trong giai đoạn trên, bình quân mỗi năm nợ phải trả bình quân của công ty
đã tăng 19.00%. Tốc độ tăng cao nhất vào năm 2009 (82.13%).Tốc độ phát triển
bình quân hằng năm bằng 119.00%. Trong đó, tốc độ phát triển thấp nhất là năm
2012: 86.45%. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế nhiều biến động,
chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và lãi suất cho vay không ổn định của các
ngân hàng trong những năm gần đây.
2.3. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN
Bảng 4: Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành công ty cổ phần tập đoàn Kinh đô
giai đoạn 2005-2014
Chỉ tiêu

Năm
Tổng vốn bình quân Vốn chủ sở hữu
bình quân

Nợ phải trả bình quân
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
2005 696.90 100 394.34 56.58 313.22 44.94
2006 860.31 100 549.85 63.91 321.12 37.33
2007 1991.69 100 1519.40 76.29 472.29 23.71
2008 3015.21 100 2264.71 75.11 714.72 23.70
2009 3615.51 100 2246.97 62.15 1301.68 36.00
2010 4643.73 100 3078.12 66.29 1476.45 31.79
2011 5436.10 100 3776.44 69.47 1572.46 28.93
2012 5673.52 100 3912.47 68.96 1714.40 30.22
2013 5946.47 100 4445.96 74.77 1482.18 24.93
2014 7127.06 100 5534.13 77.65 1541.61 21.63
Nguồn số liệu: báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả
23
Tổng vốn bình quân trong cả giai đoạn tăng lên (từ 696.90 tỷ đồng lên
7127.06 tỷ đồng) là do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có chiến lược về cơ cấu
nguồn vốn (sự tăng lên về tỷ trọng của vốn chủ sở hữu, sự giảm đi về tỷ trọng nợ
phải trả trên tổng nguồn vốn, bên cạnh việc giảm lợi ích của cổ đông thiểu số). Biểu
hiện là tỷ trọng vốn chủ sở hữu bình quân năm 2005 từ 56.58% tăng lên 77.65%

vào năm 2014; trong đó năm 2014, tỷ trọng nợ phải trả bình quân giảm từ 44.94%
(năm 2005) xuống còn 21.63% (năm 2014).
Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành giai đoạn 2005-2014
Cơ cấu nguồn vốn luôn duy trì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn nợ
phải trả và có xu hướng tăng chủ yếu là do sự gia tăng về thặng dư vốn cổ phần và
lợi nhuận chưa phân phối. Tuy rằng nguồn vốn chủ sở hữu liên tục biến động qua
các năm (đặc biệt biến động mạnh nhất vào năm 2007 và năm 2009) nhưng doanh
nghiệp vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách an toàn như trên. Điều này khẳng định sự
độc lập và khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Tuy chính sách này làm giảm
chi phí lãi vay, song doanh nghiệp không được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp
và chưa hẳn là phương án tốt để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ ĐẢM BẢO VỐN CHO LAO
ĐỘNG
Bảng 5: Mức trang bị và đảm bảo vốn cho lao động Công ty Cổ phần Tập đoàn
Kinh Đô giai đoạn 2005-2014
đơn vị tính:tỷ VNĐ/người

Chỉ tiêu
Năm
Mức trang bị &
đảm bảo TV
Tốc độ phát
triển
Mức trang bị &
đảm bảo VSH
Tốc độ phát
triển
2005 0.09 - 0.05 -
24
2006 0.11 1.22 0.07 1.40

2007 0.14 1.27 0.09 1.29
2008 0.14 1.00 0.06 0.67
2009 0.20 1.43 0.15 2.50
2010 0.25 1.25 0.18 1.20
2011 0.44 1.76 0.25 1.39
2012 0.46 1.05 0.26 1.04
2013 0.50 1.09 0.30 1.15
2014 0.55 1.10 0.33 1.10
Nguồn số liệu: báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả
Mức trang bị và đảm bảo tổng vốn cho lao động tăng lên qua các năm trong
giai đoạn, cho thấy mức đầu tư, trang bị tổng vốn cho người lao động của công ty
càng lớn.
Mức trang bị và đảm bảo vốn chủ sở hữu cho lao động biến động đáng kể
trong 3 năm 2007-2009 do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Biểu hiện là mức trang bị và đảm bảo vốn chủ sở hữu từ 0.09 tỷ VNĐ/người (2007)
giảm xuống còn 0.06 tỷ VNĐ/người (2008) và tiếp tục tăng lên đến 0.15 tỷ
VNĐ/người (2009).
2.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
2.5.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo doanh thu
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn theo doanh thu công ty cổ phần tập đoàn Kinh Đô
giai đoạn 2005-2014
Chỉ
tiêu
CTT_ĐV
Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Năng
suất
TV
(tỷ VNĐ/tỷ VNĐ)

1.79 1.71 1.69 2.09 1.49 1.54 1.88 1.85 1.81 1.81
Năng
suất
VSH
(tỷ VNĐ/tỷ VNĐ)
2.95 2.65 2.59 4.57 1.98 2.11 3.35 3.2 3.04 3.04
Vòng
quay
TV
(vòng)
1.79 1.71 1.69 2.09 1.49 1.54 1.88 1.85 1.81 1.81
Độ dài
1 vòng
quay
TV
201 211 213 173 241 234 192 195 199 199
25

×