Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Nghiên cứu thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu theo đặc thù nghiệp vụ chuyên ngành của ngành công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 173 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
o0o




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ 85.11.RD




NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ KIM NGẠCH
XUẤT, NHẬP KHẨU THEO ĐẶC THÙ
NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÀNH
CÔNG THƯƠNG







9136

Hà Nội, năm 2011
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
o0o




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ 85.11.RD




NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ KIM NGẠCH
XUẤT, NHẬP KHẨU THEO ĐẶC THÙ
NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÀNH
CÔNG THƯƠNG


CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: BỘ CÔNG THƯƠNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: TRUNG TÂM THÔNG TIN
CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS Đỗ Văn Chiến
CÁN BỘ THAM GIA: Nguyễn Văn Đại
Phạm Đăng Thịnh
Dương Thị Hà
Đặng Thị Hương

Hà Nội, năm 2011
2


Mục lục
TableofContents
PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: NHU CẦU THÔNG TIN THỐNG KÊ KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ THEO ĐẶC THÙ NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CÔNG
THƯƠNG 7

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỐNG KÊ KIM NGẠCH XUẤT,
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7

1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Các tiêu chí thống kê 11
1.1.3. Phạm vi thống kê 13
1.1.4. Phương pháp thống kê 16
1.1.5. Mục đích, ý nghĩa 19
1.2. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐỐI VỚI THÔNG TIN THỐNG KÊ KIM
NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THEO ĐẶC THÙ NGHIỆP VỤ CHUYÊN
NGÀNH CÔNG THƯƠNG 20

1.2.1. Theo yêu cầu quản lý đặc thù nghiệp vụ chuyên ngành Công Thương 20
1.2.2. Theo thực tế công tác thống kê của Tổng cục Hải quan và tổ chức thống kê các
cấp 25

1.2.3. Theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các cơ quan được phân công đảm
nhiệm tại Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ
27

1.3. NHU CẦU VÀ ĐẶC THÙ HỆ THÔNG TIN THỐNG KÊ KIM NGẠCH XUẤT,
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THEO ĐẶC THÙ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN
NGÀNH CÔNG THƯƠNG 29

1.3.1. Đối với các Vụ, Cục, Viện chức năng thuộc Bộ Công Thương 29
1.3.2. Phục vụ các cơ quan quản lý ngành Công Thương cấp cơ sở, địa phương 34

1.3.3. Phục vụ các doanh nghiệp 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỐNG KÊ KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU THEO ĐẶC THÙ NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CÔNG
THƯƠNG 37

2.1. TÌNH HÌNH CUNG CẤP THÔNG TIN THỐNG KÊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG
HOÁ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 37

2.1.1. Cung cấp thông tin thống kê xuất, nhập khẩu chung 37
2.1.2. Cung cấp thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa theo đặc thù
nghiệp vụ quản lý chuyên ngành Công Thương 41

2.2. TÌNH HÌNH CUNG CẤP THÔNG TIN THỐNG KÊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG
HOÁ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 44

2.2.1. Cung cấp thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu 44
2.2.2. Cung cấp thông tin thống kê hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu phục vụ ngành
Công Thương 47

2.3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN THỐNG KÊ XUẤT, NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÁC VỤ, CỤC CHUYÊN NGÀNH THUỘC BỘ CÔNG
3


THƯƠNG, CÁC SỞ CÔNG THƯƠNG VÀ TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG
NGHIỆP & THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2005-2010 48

2.3.1. Tại Bộ Công Thương 48
2.3.3. Tại các Sở Công Thương 52

2.3.3. Tại Trung tâm thông tin Công nghiệp & Thương mại 53
2.3.4. Hiện trạng tổ chức bộ máy thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá 55
2.4. NHỮNG ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ CÒN HẠN CHẾ TRONG THỐNG KÊ KIM
NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ GIAI ĐOẠN 2005-2010 56

2.4.1. Những điểm tích cực 56
2.4.2. Những điểm còn hạn chế 59
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ
KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ SÁT VỚI NHU CẦU ĐẶC THÙ
CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG 62

3.1. ĐẶC ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT, NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2011-
2020 62

3.1.1. Đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế 62
3.1.2. Mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm
2030 65

3.2. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ SỐ LIỆU THỐNG KÊ KIM NGẠCH XUẤT,
NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG 67

3.3. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI TIẾN THỐNG KÊ KIM NGẠCH
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ PHỤC VỤ THEO ĐẶC THÙ NGHIỆP VỤ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2020 69

3.3.1. Nguyên tắc cải tiến thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 69
3.3.2. Phương hướng cải tiến thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 75
3.4. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN, BỔ SUNG CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ KIM
NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2020 80


3.4.1. Đối với các biểu mẫu thống kê hiện hành 80
3.4.2. Bổ sung các biểu mẫu thống kê kim ngạch 83
3.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thống kê kim ngạch 88
3.4.4. Nội dung, tần suất, hình thức, cơ quan công bố 90
3.5. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN 91
3.5.1. Đối với Bộ Công Thương 91
3.5.2. Đối với các Bộ ngành khác (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính; Tổng cục Thống
kê) 92

KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 96
PHỤ LỤC: 97

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu
của các cơ quan thống kê Nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc đáp
ứng thông tin về tình hình xuất nhập khẩu phục vụ công tác quản lý, điều
hành của các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương. Phương
pháp thu thập thông tin, chất lượng thông tin, tần suất cung cấp đã được nâng
cao từ
ng bước ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu chỉ đạo thực tiễn từ Trung
ương đến địa phương và cơ sở. Tuy nhiên, xét theo yêu cầu từ phía các đối
tượng sử dụng thông tin, thì công tác cung cấp thông tin thống kê xuất, nhập
khẩu hàng hoá vẫn còn một số điểm hạn chế.
Trong công tác nghiên cứu liên quan tới xuất, nhập khẩu hàng hoá từ
trước đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, những đề tài này th

ường chia
thành hai xu hướng riêng rẽ với nhau: một nhóm nghiên cứu chuyên sâu về
thống kê và các biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thống kê
hải quan, nhóm còn lại nghiên cứu thiên về các biện pháp hỗ trợ cho hoạt
động xuất, nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh (trong đó có đề cập sơ
bộ tới việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thống kê kim ngạch xuất,
nhập khẩu). Nhưng cho tới nay, vẫn ch
ưa có một đề tài nào nghiên cứu trực
tiếp vào vấn đề thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá theo
đặc thù nghiệp vụ chuyên ngành của ngành Công Thương từ cơ sở dữ liệu
thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Hay nói cách khác là đáp
ứng nhu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
nghiệp và thương mại của ngành Công Thương, bao gồm các ngành và lĩnh
vự
c: xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh
tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng
các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, hội nhập kinh tế quốc
tế… là hết sức cần thiết.
5


Xuất phát từ những nhận định trên đây, đề tài nghiên cứu khoa học
“Nghiên cứu thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu theo đặc thù nghiệp
vụ chuyên ngành của ngành Công Thương” đã được chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hệ thống chỉ tiêu thống
kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Tổng cục Hải quan, Tổ
ng cục
Thống kê… và những khác biệt so với yêu cầu quản lý của ngành Công
Thương, đề xuất các giải pháp thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng

hoá sát với đặc thù ngành Công Thương, đáp ứng yêu cầu tác nghiệp của các
Vụ, Cục chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương; đồng thời hài hoà với hệ
thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác báo cáo thống kê kim ngạch xuất nhập khẩ
u của Tổng cục
Hải quan, Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp về các loại hàng hoá có chi tiết
tới: tên doanh nghiệp, mặt hàng và qui cách phẩm chất, mã hàng, ngày đăng
ký, tên cửa khẩu xuất nhập khẩu, tên nước đối tác, điều kiện giao hàng,
lượng và trị giá với từng lô hàng cụ thể
Công tác cung cấp thông tin từ các cơ sở dữ liệu thống kê kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hoá trên: các sản phẩm cung cấp,
đối tượng được cung
cấp, quan điểm và cơ chế quản lý, khai thác cung cấp thông tin.
Nhu cầu về thông tin thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá
phục vụ quản lý Nhà nước của ngành Công Thương.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nhu cầu về thông tin thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của
Bộ Công Thương, các Sở Công Thương, các Hiệp hội, ngành hàng và các
doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất, nhập khẩu.
6


Công tác cung cấp thông tin thống kê của Tổng cục Hải quan, Tổng
cục Thống kê trong giai đoạn từ năm 2005-2010 phục vụ quản lý Nhà nước
về xuất, nhập khẩu của Bộ Công Thương và phục vụ kinh doanh của các
doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp chủ đạo được sử dụng là
phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, so sánh và duy vật biện

chứng. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng tổng hợp một số phương pháp khác như
phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp thống kê điển hình, phương
pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp chuyên gia. Sử dụng công cụ hỗ
trợ là công nghệ thông tin với các chương trình phần mềm đặc thù cho cơ sở
dữ liệu thống kê, phân tích, dự báo.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham kh
ảo và phụ lục,
nội dung chủ yếu của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá
theo đặc thù nghiệp vụ chuyên ngành Công Thương
Chương 2: Thực trạng thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá phục
vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu theo đặc thù nghiệp
vụ chuyên ngành Công Thương trong giai đoạn 2005-2010
Chương 3: Định h
ướng hướng xây dựng hệ thống số liệu thống kê kim ngạch
xuất, nhập khẩu hàng hoá sát với nhu cầu đặc thù của ngành Công Thương

7


CHƯƠNG 1: NHU CẦU THÔNG TIN THỐNG KÊ
KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
THEO ĐẶC THÙ NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
CÔNG THƯƠNG
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỐNG KÊ KIM
NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
1

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa được định nghĩa là tổng giá trị hàng
hóa của Việt Nam đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải vật chất của
đất nước. Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá loại FOB (Free on
Board) hoặc tương đương, là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, được tính
cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.
Hàng hoá xuất khẩu gồ
m toàn bộ hàng hoá có xuất xứ trong nước và
hàng tái xuất, được đưa ra nước ngoài trong đó:
- Hàng có xuất xứ trong nước: là hàng hoá được khai thác, sản xuất,
chế biến trong nước theo qui tắc xuất xứ của Việt Nam;
- Hàng tái xuất: là những hàng hoá Việt Nam đã nhập khẩu, sau đó lại
xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm
thay đổi tính chất cơ bản của hàng hoá
được, trừ những hàng hóa tạm nhập
khẩu dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và phải tái xuất theo
các qui định của pháp luật.
Vai trò của xuất khẩu:
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để
đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để

1
Căn cứ thông tư 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
8


tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng.
Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất

khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết
công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Như vậy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc:
- Xuất khẩ
u tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: công nghiệp hoá
đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ
thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến.
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế
hướng ngoại:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát tri
ển
thuận lợi.
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu
vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới
thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ
sở tạo thêm vốn, kỹ thuậ
t, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên
thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ
chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm,
h
ạ giá thành.
- Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân:
Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn
vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của đất nước: xu

ất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền
kinh tế gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động
9


xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc
đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng xuất
khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế…
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược
để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước.
1.1.1.2. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa được hiểu là toàn bộ giá trị hàng hóa
đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất
nước. Giá trị nhập khẩu được tính theo giá loại CIF (Cost, Insurance and
Freight) là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, được tính cho một thời kỳ
nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.
Hàng hoá nhập khẩ
u gồm toàn bộ hàng hoá có xuất xứ nước ngoài và
hàng tái nhập, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó:
- Hàng hoá có xuất xứ nước ngoài: là hàng hóa được khai thác, sản
xuất, chế biến ở nước ngoài theo qui tắc xuất xứ của Việt Nam;
- Hàng hóa tái nhập: là những hàng hoá Việt Nam đã xuất khẩu, sau
đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không
làm thay đổi tính chấ
t cơ bản của hàng hoá, trừ hàng hóa tạm xuất khẩu, chịu
sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và phải tái nhập sau khi hết thời
hạn theo qui định của pháp luật.
Vai trò của nhập khẩu:
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập

khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời số
ng.
Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện
đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước
không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn
để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không
có lợi bằng xuất khẩu, làm được như v
ậy sẽ tác động tích cực đến sự phát
10


triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về
sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật.
Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:
- Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đấ
t nước.
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo
một sự phát triển cân đối ổn định. Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả
năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
- Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho
người lao động góp, phần cải thiện và nâng cao mứ
c sống của nhân dân.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao
chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu
hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
Có thể thấy rằng, vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt
là đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việ
t Nam) trong việc cải

thiện đời sống kinh tế, thay đổi một số lĩnh vực, nhờ có nhập khẩu mà tiếp
thu được những kinh nghiệm quản lí, công nghệ hiện đại… thúc đẩy nền
kinh tế phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhập khẩu phải vừa đảm bảo phù hợp với lợi ích của xã hội
vừa tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp, đảm bảo cân bằng lợi ích chung. Để
đạt đượ
c điều đó thì nhập khẩu phải đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao
trong việc sử dụng vốn nhập khẩu.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh
mua bán giữa các nước đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau
bằng ngoại tệ tự do. Do vậy, tất cả các hợp đồng nhập khẩu phải dựa trên v
ấn
đề lợi ích và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của quốc gia, đòi hỏi các cơ quan
quản lí cũng như mỗi doanh nghiệp phải:
11


- Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội, khoa học kĩ thuật của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Dành ngoại tệ cho nhập khẩu vật tư để phục vụ sản xuất trong nước
xét thấy có lợi hơn từ việc nhập khẩu.
- Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hoá thích hợp, với
giá cả
có lợi phục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Nhập khẩu thiết bị kĩ thuật tiên tiến hiện đại: việc nhập khẩu thiết bị
máy móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu
tư hay viện trợ đều phải nắm vững phương châm đón đầu đi thẳng vào tiếp
thu công nghệ hiện đại. Nhập khẩu ph
ải chọn lọc, tránh nhập những công
nghệ lạc hậu các nước đang tìm cách thải ra làm lãng phí ngoại tệ và hiệu

suất thu được từ nhập khẩu thấp.
- Bảo vệ hợp lý, đứng theo các quy định quốc tế và các cam kết
thương mại song và đa phương; thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nhanh
xuất khẩu. Nền sản xuất hiện đại của nhiều nước trên thế gi
ới đầy ắp những
kho tồn trữ hàng hoá dư thừa và những nguyên nhiên vật liệu. Trong hoàn
cảnh đó, việc nhập khẩu dễ hơn là tự sản xuất trong nước. Trong điều kiện
ngành công nghiệp còn non kém của Việt Nam, giá hàng nhập khẩu thường
rẻ hơn, phẩm chất tốt hơn. Nhưng nếu chỉ nhập khẩu không chú ý tới sản
xuất sẽ làm hạn chế s
ản xuất trong nước. Vì vậy, cần tính toán và tranh thủ
các lợi thế của nước ta trong từng thời kì để bảo hộ và mở mang sản xuất
trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa vừa tạo ra được nguồn
hàng xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường ngoài nước.
1.1.2. Các tiêu chí thống kê
1.1.2.1. Loại hình kinh doanh
Nhập kinh doanh & xuất kinh doanh: hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu
theo loại hình kinh doanh là hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
mua bán ngoại thương (mua đứt, bán đoạn).
12


1.1.2.2. Phương thức Gia công
Nhập Gia công & Xuất Gia công: hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu theo
loại hình gia công là hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng gia công
hàng hoá (Nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài/Đặt gia
công hàng hoá từ thương nhân nước ngoài).
1.1.2.3. Loại hình Sản xuất xuất khẩu
Hàng hoá là nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất
khẩu là hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương

v
ới điều kiện nguyên vật liệu nhập khẩu đó phải được phục vụ cho việc sản
xuất hàng xuất khẩu.
1.1.2.4. Loại hình Đầu tư
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình đầu tư là hàng hóa được
thực hiện trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên vật liệu vào Việt Nam ph
ục vụ
cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.
1.1.2.5. Loại hình Tạm nhập tái xuất & Tạm xuất tái nhập
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất & tạm
xuất tái nhập là hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu phục vụ cho công tác bảo trì,
sửa chữa, thi công công trình, dự án… hoặc tham gia hội chợ triển lãm…
Sau đó phải được nhập khẩu/xuất khẩu nguyên dạng hoặ
c chỉ qua sơ chế,
đóng gói lại, tính chất cơ bản của hàng hoá không thay đổi.
1.1.2.6. Loại hình Phi mậu dịch
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu… được xuất khẩu/nhập
khẩu không trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương thì được thực hiện
theo loại hình xuất khẩu/nhập khẩu phi mậu dịch.
13


1.1.3. Phạm vi thống kê
1.1.3.1. Các trường hợp thuộc phạm vi thống kê
- Hàng hóa do doanh nghiệp mua/bán theo các hợp đồng thương mại
thông thường ký với nước ngoài.
- Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử
dụng các hình thức thanh toán bằng tiền.
- Hàng hóa thuộc các hợp đồng gia công, chế biến, lắp ráp ký với nước

ngoài bao gồm: thành phẩm hoàn trả sau gia công, nguyên liệu/vật tư xuất
nhập khẩu để gia công, hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công, máy móc,
thiết bị tr
ực tiếp phục vụ gia công được thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
- Hàng hóa thuộc giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp
con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài.
- Hàng tái xuất/tái nhập: hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu/xuất
khẩu, sau đó lại xuất khẩu/nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ sơ chế, bảo
quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ b
ản của hàng hóa, trừ
hàng hóa tạm nhập khẩu/tạm xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của
cơ quan hải quan và phải tái xuất/tái nhập theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa do doanh nghiệp xuất/nhập khẩu thuộc loại hình vay nợ,
viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện
trợ nhân đạo khác.
- Hàng hóa thuộc hợp đồng doanh nghiệp thuê/cho thuê tài chính (máy
móc, thiết bị, ph
ương tiện vận tải), theo đó người thuê có quyền lợi, trách
nhiệm, chịu rủi ro… liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác
định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên.
- Hàng trả lại trong kinh doanh xuất/nhập khẩu.
- Hàng hóa doanh nghiệp đưa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển
lãm, chào mẫu và được bán ở nước ngoài (xuất khẩu), hàng hóa do doanh
nghiệp mua của nước ngoài tại hội chợ, triển lãm, chào m
ẫu tổ chức tại Việt
Nam (nhập khẩu).
14


- Hàng hóa do doanh nghiệp mua/bán, trao đổi qua biên giới, không có

hợp đồng thương mại và phải nộp thuế xuất/nhập khẩu theo quy định của
pháp luật.
- Các hàng hóa đặc thù:
(1) Vàng phi tiền tệ: vàng ở các dạng bột, thanh, thỏi, miếng… do
doanh nghiệp xuất khẩu cho mục đích kinh doanh, gia công, chế tác… theo
quy định của pháp luật.
(2) Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa
đưa vào lưu thông, các bộ sưu tậ
p tiền xu hoặc tiền giấy.
(3) Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: băng từ, đĩa từ, CD-ROM,
thẻ thông minh… đã hoặc chưa ghi âm, ghi hình, dữ liệu hoặc phần mềm
máy tính, được sản xuất để dùng chung hoặc để mua/bán thông thường (trừ
loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng nước ngoài).
(4) Hàng hóa gửi ra nước ngoài theo đường bưu chính hoặc chuyển
phát, có giá trị vượt quá giá quy
định miễn thuế xuất khẩu theo quy định của
pháp luật.
(5) Hàng hóa xuất/nhập khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử:
việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán
với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường.
(6)
Điện, khí đốt, nước sạch do doanh nghiệp mua bán với nước ngoài.
(7) Hàng hóa, nhiên liệu bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử
dụng trong hành trình giao thông quốc tế. Hàng hóa, nhiên liệu mua để sử
dụng trong hành trình giao thông quốc tế.
(8) Khoáng sản được khai thác trong khu vực thềm lục địa, hải phận
quốc tế, vùng chống lấn… và bán cho nước ngoài.
(9) Thiết bị giàn khoan do doanh nghiệp mua/bán ngoài khơi, không
thực hiện tờ khai h

ải quan.
15


(10) Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao
dịch không thực hiện tờ khai hải quan.
1.1.3.2. Các trường hợp không thuộc phạm vi thống kê
- Hàng hóa do doanh nghiệp mua/bán với một doanh nghiệp khác tại
Việt Nam.
- Hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ: hàng hoá do doanh nghiệp tại Việt
Nam sản xuất và bán cho thương nhân nước ngoài thanh toán tiền mua hàng
bằng ngoại tệ nhưng giao hàng cho doanh nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam
theo chỉ
định của thương nhân nước ngoài để tiếp tục sản xuất, gia công hàng
xuất khẩu.
- Hàng hóa mua/bán tại các cửa hàng miễn thuế (Dutyfree Shop).
- Hàng hoá quản lý tạm thời thông qua thủ tục hải quan về tạm nhập
tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập (như: hàng tham dự triển lãm, hội chợ, mẫu
chào hàng, dụng cụ, súc vật phục vụ các chuyến biểu diễn xiếc, nghệ thuật,
thi đấu th
ể thao sau đó lại đưa về nước).
- Hàng hoá mượn đường, hàng hoá quá cảnh qua nước ta.
- Hàng hoá cho thuê hoặc đi thuê dưới một năm.
- Hàng hoá của Chính phủ gửi cho các đoàn ngoại giao, các đại sứ quán.
- Vàng tiền tệ: vàng thuộc giao dịch của các ngân hàng hoặc cơ quan
tiền tệ hoạt động tại Việt Nam xuất, nhập khẩu cho mục đích dự trữ, cân đối
tiền tệ (có mã số HS 71.08.20).
- Tiền xu
đang lưu hành, tiền giấy và tiền séc đã phát hành trong khâu
lưu thông.

- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu (mua của một
nước rồi bán thẳng cho nước thứ 3, không làm thủ tục hải quan vào Việt
Nam hoặc chỉ làm thủ tục gửi hàng vào kho ngoại quan), hàng mượn đường,
quá cảnh qua Việt Nam. Chuyển khẩu theo quyết định số 1311/1998/QĐ-
BTM của Bộ Thương Mại ngày 31/10/1998 là việc thương nhân Việt Nam
16


mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Phương thức chuyển khẩu được thực hiện dưới các hình thức:
+ Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập
khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
+ Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩ
u đến nước nhập khẩu
có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
+ Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển kh
ẩu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp
đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu
và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước
nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
1.1.4. Phương pháp thống kê
1.1.4.1. Thống kê theo thời điểm
Đối với hàng hóa do doanh nghiệp xuất/nhập khẩu trực tiếp, thời điểm
thống kê là thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận tờ khai hải quan hàng hóa
xuất nhập khẩu, hàng hóa hoàn thành thủ tục hải quan để được quyền xuất

hoặc nhập khẩu. Đối với hàng hóa không thực hiện tờ khai hải quan tại Việt
Nam: thời đi
ểm thống kê là thời điểm giao/nhận hàng hóa.
1.1.4.2. Thống kê theo trị giá
Loại trị giá:
- Trị giá hàng xuất khẩu được tính theo loại giá FOB (Free on Broard)
là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, không bao gồm chi phí bảo hiểm (I)
và chi phí vận tải hàng hóa (F). Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển
17


bằng phương tiện đường bộ qua biên giới đất liền, loại giá sử dụng để thống
kê là giá DAF (Delivered at Frontier).
- Trị giá hàng nhập khẩu được tính theo loại giá CIF (Cost, Insurance
and Freight) là giá giao hàng tại cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam.
Nếu hợp đồng thương mại áp dụng điều kiện giao hàng khác với điều
kiện xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF, thì cần sử dụng các chứng từ như hợ
p
đồng vận tải, bảo hiểm để tính toán và quy về giá theo điều kiện FOB, CIF.
Tính trị giá các hàng hóa đặc thù:
Tiền giấy và chứng khoán chưa phát hành, tiền kim loại chưa đưa vào
lưu thông: trị giá thống kê được tính theo chi phí để sản xuất ra tiền giấy và
chứng khoán hoặc tiền kim loại (không phải là mệnh giá của tiền giấy và
chứng khoán hoặc tiền kim loại đó).
Băng từ, đĩa từ, CD-ROM
đã ghi âm, ghi hình, dữ liệu hoặc phần mềm
máy tính, thì thống kê theo trị giá giao dịch toàn bộ của chúng (không phải
chỉ là trị giá của băng từ, đĩa từ, CD-ROM chưa có thông tin), trừ chi phí
giấy phép sử dụng bản quyền nếu được tách riêng.
Hàng hóa khi thực hiện tờ khai hải quan được phép ghi giá tạm tính

(ví dụ dầu thô) thì khi có giá thực thanh toán phải điều chỉnh lại theo giá này.
Hàng gia công, chế biến, lắp ráp: tính trị giá toàn bộ hàng hoá nguyên
li
ệu trước khi gia công, chế biến, lắp ráp và toàn bộ giá trị thành phẩm hoàn
trả sau gia công, chế biến, lắp ráp.
Hàng hoá sửa chữa: chỉ tính lượng, trị giá phụ tùng đã thay thế khi sửa
chữa, không tính tiền công.
1.1.4.3. Thống kê theo loại tiền và tỷ giá
Trị giá thống kê hàng hoá xuất, nhập khẩu tính bằng đôla Mỹ. Các loại
ngoại tệ khác phải quy đổi ra đôla Mỹ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước
công bố tại thời
điểm thống kê hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
18


1.1.4.4. Nước bạn hàng
Nước xuất khẩu: thống kê theo “nước hàng đến”: là nước mà hàng hoá
sẽ được doanh nghiệp chuyển đến theo thoả thuận với khách hàng nước
ngoài và tại thời điểm xuất khẩu biết rằng sẽ không xảy ra giao dịch thương
mại hay hoạt động nào làm thay đổi tình trạng pháp lý của hàng hoá.
Nước nhập khẩu: thống kê theo “nước xuất xứ”: là nước mà tại đó
hàng hóa được khai thác, s
ản xuất hoặc chế biến theo qui tắc xuất xứ của
Việt Nam.
1.1.4.5. Danh mục
Hàng hóa: thống kê theo Danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu Việt
Nam (mã 6-8 số) được xây dựng trên cơ sở Hệ thống hài hoà (Harmonized
System - HS) của Tổ chức Hải quan thế giới.
Nước: thống kê theo danh mục và mã số nước của Tổ chức Tiêu chuẩn
Thế giới (ISO).

1.1.4.6. Nguồn số liệu thống kê
Đối vớ
i hàng hóa phải thực hiện tờ khai hải quan tại Việt Nam: căn cứ
vào Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp
dụng cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
Đối với hàng hóa không thực hiện tờ khai hải quan tại Việt Nam: căn
cứ vào Chế độ báo cáo thống kê cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp
dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI; Điều tra th
ống kê
áp dụng đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước.
1.1.4.7. Phân tổ chủ yếu
Loại hình kinh tế: gồm khu vực kinh tế trong nước (doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp ngoài nhà nước) và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngành kinh tế: Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 2007 (gọi tắt là VSIC 2007).
Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam: danh mục được xây
dựng trên cơ sở Danh mục Hài hòa (Harmonized System - gọi tắt là HS) do Tổ
19


chức Hải quan Thế giới ban hành, mã hóa đến 6 chữ số, chi tiết đến 8 và 10
chữ số theo yêu cầu hài hòa ASEAN và các mục tiêu quản lý của Việt Nam.
Nước/vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến: là nước/vùng lãnh thổ mà
hàng hoá sẽ được chuyển đến theo thoả thuận với khách hàng nước ngoài và
tại thời điểm xuất khẩu biết rằng sẽ không xảy ra giao dịch thương mại hay
hoạt động nào làm thay đổi tình trạng pháp lý củ
a hàng hoá.
Hàng trong nước, hàng tái xuất: (xem mục 1.1.2. ở trên).
Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương: căn cứ vào số liệu xuất khẩu
của các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký mã số thuế tại tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.

Phương thức vận tải: phương tiện vận tải được sử dụng để đưa hàng
hóa ra khỏi lãnh thổ đất nước, bao gồm vận t
ải bằng đường biển, đường hàng
không, đường sắt, đường bộ.
1.1.5. Mục đích, ý nghĩa
Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá là cơ sở để
Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xuất
nhập khẩu hàng hoá cho các giai đoạn phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn.
Làm cơ sở để nhà nước cân đối cán cân thanh toán, tính toán chỉ tiêu Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP).
Làm cơ sở để Bộ Công Thương có chính sách cụ thể trong điề
u hành
xuất nhập khẩu phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm, từng vùng trong quan
hệ quốc tế và toàn bộ nền kinh tế.
Giúp cho các nhà lãnh đạo vĩ mô có những chính sách về cân đối cung
cầu hàng hoá trong nước phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước. Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá còn là cơ sở
để Nhà nước xây dựng chính sách thuế, chính sách thương mại quố
c gia;
giám sát thị trường và đánh giá thực hiện các hiệp định thương mại song
phương, đa phương, đàm phán và giải quyết tranh chấp trong thương mại
quốc tế.
20


Với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, số liệu thống kê kim ngạch
xuất nhập khẩu giúp cho các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu nghiên cứu
khả năng xuất nhập khẩu của mình, xây dựng các kế hoạch và đưa ra quyết
định kinh doanh xuất nhập khẩu. Với các tổ chức nước ngoài là cơ sở để
nghiên cứu, tham khảo sự phát triển của nền kinh tế

Việt Nam.
Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá còn là cơ sở cho
các hoạt động nghiên cứu khoa học và kinh tế đối ngoại của các Bộ, Ngành,
Viện Nghiên cứu, các Trường đại học… để đưa ra những đề xuất sát thực
cho sự phát triển của nền kinh tế.
Vì vậy, số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá có ý
nghĩa to lớn trong vấn đề qu
ản lý kinh tế nói chung và quản lý, chỉ đạo công
tác xuất nhập khẩu nói riêng của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành…
1.2. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐỐI VỚI THÔNG TIN THỐNG
KÊ KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THEO ĐẶC
THÙ NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG
1.2.1. Theo yêu cầu quản lý đặc thù nghiệp vụ chuyên ngành Công
Thương
1.2.1.1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Yêu cầu về thông tin thống kê của chủ thể quản lý được xác định dựa
trên các căn cứ chủ yếu như: phạm vi, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu và
phương pháp quản lý của chủ thể đó.
Phạm vi và chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được
xác định tại Điề
u 1 của Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12
năm 2007 của Chính phủ, đó là: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện
kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ
công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp
tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệ
p chế biến khác, lưu thông
hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương
21



mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại
quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự
vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản
lý nhà nước về các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ của Bộ Công Thương cũng được Chính phủ giao tại Điều 2
của Nghị định nêu trên, gồm có 35 nhiệm vụ.
- Các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và
thương mại được tập trung chủ yếu vào 6 nhiệm vụ chung đầu tiên. Từ
nhiệm vụ thứ 7 đến thứ 15 là những nhiệm vụ thuộc công tác quản lý các
chuyên ngành về công nghiệ
p. Đối với việc phát triển công nghiệp và thương
mại địa phương, trong Nghị định giành riêng nhiệm vụ thứ 16.
- Nhiệm vụ thứ 17 tập trung về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại
nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa
trong nước, bảo đảm các mặ
t hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng
bào dân tộc;
+ Thống nhất quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái
xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá; hoạt động
ủy thác; uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua bán; gia công;
thương mại biên giới và lưu thông hàng hoá trong nước;
+ Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông
hàng hoá và d
ịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước.
- Từ nhiệm vụ thứ 18 đến nhiệm vụ thứ 35 đề cập đến các yếu tố phục
vụ cho công tác quản lý chuyên ngành thương mại và các hoạt động chuyên
môn khác.

Ngoài việc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương để
lựa chọn xây dựng thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá
còn phải phả
i căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị chức năng
thuộc Bộ sử dụng thông tin thống kê trong hoạt động của mình.
22


- Vụ Kế hoạch: có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện
quản lý nhà nước về ngành Công Thương trong lĩnh vực xây dựng, quản lý,
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, chương trình, đề
án phát triển ngành theo quy định của pháp luật.
Một số chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch có liên quan tới việc s

dụng thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu như: Chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác thống kê công nghiệp và thương mại; hướng dẫn, kiểm tra
nghiệp vụ công tác thống kê toàn ngành Công Thương theo quy định của
pháp luật; cung cấp kịp thời các thông tin và báo cáo thống kê theo chế độ
quy định để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và lãnh đạo
Bộ. Chủ trì tổ
ng hợp, phân tích, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về tình
hình hoạt động của ngành Công Thương và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ,
tình hình đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ, bao gồm tình hình thực hiện các
chương trình, dự án, viện trợ của nước ngoài liên quan tới thương mại…
- Vụ Xuất nhập khẩu: có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực
hiện quản lý nhà nước về
lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, các hoạt
động mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của pháp luật.
Một số chức năng, nhiệm vụ của Vụ Xuất nhập khẩu có liên quan tới
việc sử dụng thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu như: Xây dựng và

trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban
hành chiến lược, các cơ chế, chính sách v
ề quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, gia
công hàng hóa với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển
khẩu, quá cảnh hàng hoá trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện sau khi ban hành. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của
các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
thương nhân nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam. Tham mưu giúp Bộ
trưởng trong công tác điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất các
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Chủ trì hoặc
tham gia với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội có liên quan trong việc xây
dựng các đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, phát triển d
ịch vụ
23


xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về
đánh giá tình hình hoạt động về xuất và nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương…
- Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là Vụ KV1),
Vụ Thị trường Châu Âu (gọi tắt là Vụ KV2), Vụ Thị trường Châu Mỹ
(gọi tắt là Vụ KV3), Vụ Thị trường Châu Phi - Tây Á - Nam Á (gọi tắt là
Vụ KV4): có chức nă
ng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà
nước về chính sách và phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp
của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức kinh tế thương mại
thuộc khu vực theo quy định của pháp luật.
Một số chức năng, nhiệm vụ của các vụ thị trường có liên quan tới
việc sử dụng thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩ
u: Tổng hợp, báo

cáo Bộ tình hình phát triển và thực hiện chính sách quan hệ kinh tế, thương
mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ được phân công; chủ trì hoặc
phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất với Bộ trưởng, chính sách phát
triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh
thổ, khu vực và các tổ chức kinh tế, thương mại, công nghiệp được phân
công; kiến ngh
ị các biện pháp phát triển xuất khẩu, cân bằng cán cân thương
mại thuộc thị trường được phân công. Phối hợp với với các đơn vị liên quan
thuộc Bộ trong công tác đối ngoại, quan hệ với cơ quan thông tin, truyền
thông trong nước và ngoài nước khi được uỷ quyền; theo dõi, tổng hợp, báo
cáo tình hình về cung cầu, giá cả hàng hoá thiết yếu tại thị trường nhập khẩu
có tác động lớn đến thị trường trong n
ước
- Vụ Chính sách Thương mại Đa biên: có chức năng giúp Bộ trưởng
thực hiện quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế, thương mại trong khuôn khổ
hợp tác với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ASEAN, giữa ASEAN và
các các bên đối tác (ASEAN+); Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM); Diễn đàn Thương
mại và Phát triển của Liên hiệp Quốc (UNCTAD) và các tổ ch
ức kinh tế -
thương mại quốc tế khác.
- Cục Quản lý cạnh tranh: có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công
Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống
24


trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp
hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế
liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.

- Bên cạnh đó các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương: Vụ công
nghiệp nặng, Vụ công nghiệp nhẹ, Cục hoá chất, Thương mại miền núi, Thị
trường trong nước, Xúc tiến thương mại… có các nhu cầu thống kê hàng hoá
xuất, nhập khẩu theo từng đặc thù riêng phục vụ cho từng nhiệm vụ cụ thể.
1.2.1.2. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các đối tượng dùng tin khác
Ngoài việc đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương, thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu còn giúp ích
cho nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác. Hiện nay ở nước ta, các đối
tượng này cũng rất đa dạng, bao gồm:
- Các Bộ, ngành tham gia quản lý nhà nước về công nghiệp, thương
mại như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ y tế, Bộ Kế hoạch
Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước
- Các tổ chức nghiên cứu và các tổ chức cung cấp thông tin, như: Việ
n
Chiến lược và chính sách công nghiệp, Viện nghiên cứu công nghiệp -
thương mại, Viện Năng lượng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, các trường đại học và các Viện nghiên cứu khác
- Trung tâm thông tin Công nghiệp & Thương mại - Bộ Công Thương
có chức năng, nhiệm vụ: cung cấp thông tin và xuất bản các ấn phẩm về kinh
tế, công nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước
phục vụ công tác quản lý nhà nướ
c của Bộ Công Thương, các cơ quan Đảng,
Nhà nước và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật.
- Các Hiệp hội, ngành hàng, với số lượng hiện lên tới hơn 30 tổ chức
đang rất cần thông tin thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá, như:
Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Chè, Hiệp

×