ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ ÁNH TUYẾT
CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ ÁNH TUYẾT
CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THỊ PHƢƠNG
LIÊN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM THỊ ÁNH TUYẾT
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Đào
Thị Phƣơng Liên đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan nhƣ: Tổng cục Thống kê
Nam Định, UBND tỉnh Nam Định, Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Nam Định và
các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi
có cơ sở số liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2015
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm
2
BOT
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
3
BTO
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
4
BT
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
5
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
7
ĐTNN
Đầu tƣ nƣớc ngoài
8
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
9
FPI
Xuất khẩu tƣ bản gián tiếp
10
FIE
Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
11
GCNĐT
Giấy chứng nhận đầu tƣ
12
HTX
Hợp tác xã
13
H30
Xe tải có tải trọng 30 tấn
14
HL93
Tải trọng làn trong
15
IMF
Quỹ tiền tệ thế giới
16
JICA
Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản
17
ITPC
Trung tâm Thƣơng mại và xúc tiến đầu tƣ TPHCM
18
KCN
Khu công nghiệp
19
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
20
KT - XH
Kinh tế - xã hội
21
LTTP
Lƣơng thực, thực phẩm
22
MTĐT
Môi trƣờng đầu tƣ
23
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
24
PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
25
PPP
Hợp tác công tƣ
26
TNCs
Công ty xuyên quốc gia
27
UBND
Ủy ban nhân dân
28
XB 80
Xe bánh xích có tải trọng 80 tấn
29
XTĐT
Xúc tiến đầu tƣ
29
UNCTAD
Ủy ban thƣơng mại và phát triển Liên hợp quốc
30
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hợp Quốc.
31
VLXD
Vật liệu xây dựng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
SỐ HIỆU
NỘI DUNG
TRANG
1
Bảng 3.1
Diện tích, dân số, mật độ dân số phân theo
đơn vị hành chính (Năm 2011)
50
2
Bảng 3.2
Cơ cấu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Nam
Định theo ngành năm 2005 – 2008
58
3
Bảng 3.3
Cơ cấu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Nam
Định theo ngành tính đến hết năm 2011
58
4
Bảng 3.4
Cơ cấu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Nam
Định theo ngành tính đến hết năm 2013
59
5
Bảng 3.5
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo huyện, thị
Nam Định từ năm 2005 đến 2011
61
6
Bảng 3.6
Tình hình đầu tƣ theo đối tác tại Nam Định
đến hết năm 2011
63
7
Bảng 3.7
Tình hình đầu tƣ theo đối tác tại Nam Định
đến hết năm 2013
63
8
Bảng 3.8
Biểu tổng hợp chung phân theo thời gian của
các dự án FDI ( tính đến hết năm 2013)
88
9
Bảng 3.9
Hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Nam
Định (từ năm 2005 – 2011)
90
10
Bảng 3.10
Tỷ lệ góp vốn của khu vực FDI vào nguồn
vốn phát triển của tỉnh.
92
11
Bảng 3.11
Thu ngân sách từ doanh nghiệp của Nam Định
93
12
Bảng 3.12
Thống kê lực lƣợng lao động trực tiếp của khu
vực FDI Nam Định
94
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………… 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU
HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH………………………………………………………………………….6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………………….6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài 6
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về FDI trong đó có đề cập đến môi
trƣờng đầu tƣ 6
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trƣờng đầu tƣ 7
1.1.2.Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc 8
1.1.2.1.Sách, báo, tạp chí 8
1.1.2.2. Đề tài, luận văn, luận án 11
1.2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh…………………………………………….12
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và thu hút đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài 12
1.2.2. Môi trƣờng thu hút FDI và các yếu tố cấu thành môi trƣờng thu hút FDI
15
1.2.2.1. Môi trƣờng thu hút FDI 15
1.2.2.2. Các yếu tố cấu thành môi trƣờng thu hút FDI 16
1.2.3. Sự cần thiết, nội dung cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài trên địa bàn tỉnh 22
1.2.3.1. Sự cần thiết phải cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh
22
1.2.3.2. Nội dung cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên
địa bàn tỉnh 24
1.2.4. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trên
địa bàn tỉnh nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 29
1.2.4.1. Kinh nghiệp quốc tế 29
1.2.4.2. Kinh nghiệm trong nƣớc 33
1.2.4.3. Bài học cho tỉnh Nam Định 37
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU…………… 39
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng……………………………… 39
2.1.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn 39
2.1.1.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử 39
2.1.1.2. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học gắn liền với phƣơng pháp lịch
sử - cụ thể 39
2.1.1.3. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp 40
2.1.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu điển hình của từng chƣơng 41
2.1.2.1. Phƣơng pháp sử dụng trong chƣơng 1 41
2.1.2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong chƣơng 3 41
2.1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong chƣơng 4 42
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu……………………………43
2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng để nghiên cứu………………………………43
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI NAM ĐỊNH……………………… 44
3.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Nam Định có
ảnh hƣởng đến cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên
địa bàn Tỉnh………………………………………………………………….44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 44
3.1.1.1. Vị trí địa lý 44
3.1.1.2. Khí hậu 45
3.1.1.3. Tài nguyên, khoáng sản 46
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 48
3.1.2.1. Dân cƣ và lao động 48
3.1.2.2. Thị trƣờng tiêu thụ 51
3.2. Tình hình cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên
địa bàn tỉnh Nam Định………………………………………………………55
3.2.1. Tình hình phát huy các lợi thế về địa lý và địa hình của Tỉnh 55
3.2.1.1. Thu hút FDI theo cơ cấu ngành đầu tƣ 57
3.2.1.2. Thu hút FDI theo địa bàn 59
3.2.2. Năng lực của chính quyền địa phƣơng trong ổn định chính trị, tạo dựng
niềm tin, sự an toàn cho các nhà đầu tƣ. 61
3.2.3. Thực trạng cải thiện kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội nhằm tạo
thuận lợi cho các chủ đầu tƣ trong triển khai các dự án 64
3.2.4. Năng lực của địa phƣơng trong khai thác các giá trị truyền thống về lịch
sử, văn hóa, xã hội và nhân văn tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. 74
3.2.5. Năng lực của chính quyền địa phƣơng trong vận dụng luật pháp và
chính sách Nhà nƣớc theo hƣớng mở, liên thông giữa thị trƣờng địa phƣơng
với thị trƣờng quốc gia và thị trƣờng quốc tế 77
3.3. Đánh giá chung về thực trạng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn
tỉnh Nam Định nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài………………… 90
3.3.1. Thành tựu 90
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 95
3.3.2.1. Hạn chế 95
3.3.2.2 Nguyên nhân 97
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP
TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH…………………………….100
4.1 Những căn cứ cho việc đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục cải
thiện môi trƣờng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định…………………100
4.1.1. Định hƣớng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 100
4.1.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 104
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 104
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 104
4.1.2.3. Định hƣớng phát triển các ngành, các lĩnh vực 106
4.2. Phƣơng hƣớng tiếp tục cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định…………………………………………111
4.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định…………………………114
4.3.1. Tiếp tục phát huy các lợi thế về địa lý và địa hình của Tỉnh 115
4.3.2. Nâng cao năng lực của chính quyền địa phƣơng trong ổn định chính trị,
tạo dựng niềm tin, sự an toàn cho các nhà đầu tƣ. 116
4.3.3. Tiếp tục cải thiện kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội nhằm tạo
thuận lợi cho các chủ đầu tƣ trong triển khai các dự án 117
4.3.4. Nâng cao năng lực của chính quyền, các doanh nghiệp và dân cƣ địa
phƣơng trong khai thác các giá trị truyền thống về lịch sử, xã hội và nhân văn
tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ 119
4.3.5. Nâng cao năng lực của chính quyền địa phƣơng trong vận dụng luật
pháp và chính sách theo hƣớng mở, liên thông giữa thị trƣờng địa phƣơng với
thị trƣờng quốc gia và thị trƣờng quốc tế 121
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….127
PHỤ LỤC………………………………………………………………… 130
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ mở của của nền kinh tế, việc huy động và sử dụng nguồn
vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) có tác động tích cực đối với tăng
trƣởng kinh tế, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy cạnh
tranh làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, giải quyết việc
làm… tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, đầu tƣ chiều sâu nhằm nâng cao
chất lƣợng sản phẩm.
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về
vốn, ngoại tệ của các nƣớc nhận đầu tƣ, đặc biệt là những nƣớc kém phát
triển.
Hầu hết các nƣớc kém phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn, đó là:
thu nhập thấp, dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tƣ thấp và hậu quả lại là thu
nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn nhất mà các
nƣớc này phải vƣợt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trƣởng kinh tế hiện đại.
Nhiều nƣớc lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn
và tạo ra đƣợc điểm đột phá chính xác một mắt xích của vòng luẩn quẩn này.
Trở ngại lớn nhất đối với các nƣớc này là vốn đầu tƣ, tuy nhiên để tạo vốn
cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh
khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Để thoát khỏi vòng
luẩn quẩn đó thì các nƣớc kém phát triển phải thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài
và phát huy lợi thế ở bên trong (Tài nguyên thiên nhiên, số lƣợng lao
động…). Do đó FDI là cú huých đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Muốn có thật
nhiều FDI thì một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là việc cải
thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút FDI.
2
Nam Định có vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất tƣơng đối đầy đủ, lực
lƣơng lao động đông đảo… là những điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút
FDI. Và trong thực tế những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã tiến hành hàng
loạt các biện pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài, và hoàn thành các cơ chế chính sách để thúc đẩy triển khai có
hiệu quả các dự án. Hoạt động FDI vào tỉnh Nam Định trong những năm gần
đây bƣớc đầu có những khởi sắc, đã xuất hiện các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ
Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…đến tìm hiểu và đầu tƣ tại
Nam Định. FDI vào Nam Định đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trƣởng công nghiệp và phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định.
Tuy nhiên, FDI vào Nam Định mới chỉ là bƣớc khởi đầu. Mặc dù, trong
những năm vừa qua, tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng song do nhiều yếu tố
tác động nên số dự án FDI tại tỉnh Nam Định còn rất hạn chế, nhỏ bé cả về số
lƣợng, quy mô, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và đòi hỏi của nền kinh tế của
tỉnh và thực sự vấn đề kêu gọi, việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút
FDI đã và đang là một trong những nội dung, công tác trọng tâm nhằm khai
thác lợi thế của tỉnh, khai thác các nguồn vốn đầu tƣ để thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tìm ra giải pháp để cải
thiện môi trƣờng thu hút FDI vào Nam Định ngày càng trở lên cần thiết. Với
tầm quan trọng của việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút FDI, cùng
việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đã trở thành vấn đề cấp bách. Đó là
lý do em lựa chọn đề tài: “Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, mục đích của luận văn làm rõ câu
hỏi nghiên cứu chính: Những khó khăn còn tồn tại trong công tác cải thiện
3
môi trƣờng thu hút FDI vào tỉnh là gì và để làm thế nào để cải thiện môi
trƣờng thu hút FDI vào tỉnh Nam Định cho phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh?
Đây thực sự là mối quan tâm hàng đầu đối với cấp lãnh đạo tỉnh nói
riêng và cũng là mối quan tâm của các nhà hoạch định kinh tế ở Việt Nam nói
chung, là mấu chốt để đƣa nền kinh tế - xã hội của Nam.
2.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Môi trƣờng đầu tƣ là một vấn đề rất rộng; tuy nhiên, trong phạm vi đề
tài này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ liên quan đến
hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Nam Định.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: là tỉnh Nam Định và một số các tỉnh, địa phƣơng khác
có liên quan.
+ Thời gian: các dự án FDI đã và đang triển khai trong thời gian 2005 –
2013 (vì đây là thời điểm Nam Định thực hiện quá trình quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030), xem
xét lƣợng vốn đăng ký, lƣợng vốn thực hiện, xem xét hiệu quả dự án và tình
hình hoạt động doanh nghiệp FDI.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu lý do tại sao tình hình thu hút
FDI tại Nam Định thời gian qua chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh để từ
đó đƣa ra giải pháp, kiến nghị tháo gỡ sự kìm hãm, gia tăng cải thiện môi
trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và góp phần thắng lợi sự nghiệp
CNH – HĐH.
Để đạt đƣợc mục đích trên thì nhiệm vụ đặt ra là tập trung nghiên cứu:
4
- Hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Nam Định trong
những năm qua.
- Thực trạng môi trƣờng đầu tƣ trong hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài tại thành phố Nam Định ở một số khía cạnh sau:
+ Yếu tố địa lý
+ Yếu tố kinh tế
+ Yếu tố chính trị
+ Yếu tố lịch sử, xã hội và nhân văn
+ Yếu tố quốc tế
+ Yếu tố pháp luật – hành chính
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của môi
trƣờng đầu tƣ để từ đó thấy đƣợc những tác động của môi trƣờng này đến
hoạt động thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của tỉnh Nam Định trong thời gian
qua.
- Căn cứ vào mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố nói chung cũng nhƣ hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài nói riêng của thành phố trong những năm tới; và đƣa ra những giải pháp
nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trong hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài cho tỉnh Nam Định.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần Nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn tỉnh nhằm thu
hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
5
Chƣơng 3: Thực trạng cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục cải thiện môi trƣờng
thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về FDI
và môi trƣờng đầu tƣ. Các công trình chủ yếu chú trọng vào tình hình thu hút
nguồn vốn FDI tại một số quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn
vốn FDI, vai trò nguồn vốn FDI đến nƣớc chủ đầu tƣ và nƣớc nhận đầu tƣ,
ảnh hƣởng của một số khía cạnh của môi trƣờng đầu tƣ đến thu hút FDI và
xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN).
1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về FDI trong đó có đề cập đến
môi trường đầu tư
Vấn đề đầu tƣ nƣớc ngoài cả đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp đã
đƣợc nghiên cứu từ lâu, trên mọi phƣơng diện, nhƣng ý nghĩa, vai trò của đầu
tƣ nƣớc ngoài luôn là vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn
toàn cầu hóa hiện nay.
Bài báo: Foreign direct investment and economic growth: Evidence
from Malaysia. Tác giả: Shaari, Mohd Shahidan Bin; Hong, Thien Ho;
Shukeri, Siti Norwahida. Nguồn: International Business Research, 2012. Đã
trình bày đƣợc kết quả của mối quan hệ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tăng
trƣởng kinh tế dựa trên tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Malaysia từ
năm 1971 đến năm 2010. Three essays on foreign direct investment and
economic growth in developing countries. Tác giả: Saha, Nitesh. Trƣờng:
7
Utah State University, 2005. Đây là ba tiểu luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài và tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc đang phát triển.
Trƣớc đây trong tác phẩm “ Chủ nghĩa Đế quốc, giai đoạn tột cùng của
Chủ nghĩa Tƣ bản”, V.I.Lênin đã nói tới vấn đề xuất khẩu tƣ bản, theo ông đó
là một khách quan kinh tế và cũng theo tƣ tƣởng của ông thì xét về tính chất
hoạt động xuất khẩu có hai loại cơ bản là xuất khẩu trực tiếp (còn gọi là đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài – FDI) và xuất khẩu tƣ bản gián tiếp – FPI nhƣ ODA,
vay thƣơng mại, đầu tƣ cổ phiếu, hoặc trái phiếu….Nhƣ vậy trong tác phẩm
này Lênin cũng đã đề cập tới những vấn đề cơ bản về đầu tƣ nƣớc ngoài.
Một số lý thuyết của các tác giả liên quan tới nguồn vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài, sự hình thành khu vực FIE (kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài) nhƣ lí thuyết của Harrod – Domar việc huy động và sử dụng nguồn
vốn FDI mang tính khách quan đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia
đang phát triển.
Giải thích của K.Kojima về nguyên nhân xuất hiện đầu tƣ nƣớc ngoài,
đó là do sự khác nhau về tỷ xuất lợi nhuận giữa các quốc gia, sự chênh lệch
này đƣợc bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao
động quốc tế dựa trên bốn loại động lực là đầu tƣ hƣớng về thiên nhiên, đầu
tƣ hƣớng về nguồn lực dồi dào, đầu tƣ hƣớng về thị trƣờng có rào cản thƣơng
mại và đầu tƣ theo định hƣớng thị trƣờng độc quyền.Theo cách giải thích này
thì sự hình thành đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu xét tới yếu tố môi trƣờng đầu
tƣ….
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trường đầu tư
Rashmi Banga (2003), Impact of government policies and Investment
agreements on FDI inflow, Ủy ban của Ấn Độ nghiên cứu các quan hệ kinh tế
quốc tế đã đề cập tới đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của 15 nƣớc Đông, Nam và
Đông Nam Á cùng với lƣợng hóa tác động của chính sách đầu tƣ và môi
8
trƣờng đầu tƣ quốc tế tới dòng chảy vốn FDI vào các nƣớc tới năm 2001.
Ngoài chính sách đầu tƣ thì nghiên cứu này không chú trọng tới các yếu tố
khác của môi trƣờng đầu tƣ của các nƣớc nhận đầu tƣ.
“Báo cáo phát triển thế giới 2005: Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi
người” ấn phẩm quan trọng này của WB – Ngân hàng thế giới tại Việt Nam,
đã bàn về tính chất then chốt của môi trƣờng đầu tƣ tốt, giải thích sự chậm
chạp trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, vai trò của can thiệp có chọn lọc và
các thoả thuận quốc tế trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, sự giúp đỡ của cộng
đồng quốc tế đối với các nƣớc đang phát triển để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.
Vi Nít San Say (2011), Tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài ở Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào, trình bày một cách hoàn thiện cơ sở lý luận và
thực tiễn tạo lập môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài ở Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào. Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài
cho phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1.Sách, báo, tạp chí
* Những công trình nghiên cứu FDI
- TS. Đinh Văn Ân và TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh đồng chủ biên cuốn
sách: “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập
WTO. Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Cuốn
sách nhận dạng các yếu tố của hai nhóm yếu tố có ảnh hƣởng đến triển khai
thực hiện và hoạt động của dự án sau khi Việt nam gia nhập WTO: Nhóm 1 –
nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và nhóm 2 – một yếu tố nội tại
của nền kinh tế. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế ảnh hƣởng đến thực hiện
dự án đầu tƣ đƣợc đánh giá thông qua kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thực
hiên dự án FDI.
9
- Nguyễn Khắc Thân – Chu Văn Cấp (1/1996), Những giải pháp chính
trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung chính dựa trên thực trạng thu
hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam trong thời gian từ năm 1988
đến năm 1995, tác giả đƣa ra những đề xuất kinh tế, chính trị nhằn thu hút
hiệu quả vốn FDI vào Việt Nam.
- Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của
Ban biên tập Luật đầu tƣ chung đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng vốn
FDI kể từ cuối năm 1987 cho đến năm 2004, đồng thời đƣa ra những kết quả
đạt đƣợc và tồn tại của tình hung thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI để làm
tài liệu tham khảo cho việc ban hành Luật đầu tƣ chung. Tài liệu không quá
chú trọng tới yếu tố của MTĐT và ảnh hƣởng của MTĐT đến FDI.
- Trƣớc những tác động của nguồn vốn FDI với kinh tế nƣớc ta đang
trong thời kỳ công nghiệp hóa, Nguyễn Văn Tuấn (2005) viết cuốn sách “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế Việt Nam”
- Lê Minh Toàn (9/2004), Tìm hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã cung cấp cho ngƣời đọc những
khái niệm cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, các hình thức đầu tƣ và đặc
điểm của nó.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp, tạp chí
cộng sản, số 1/1998.
- Một số tác giả khác cũng đề cập tới vấn đề thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài ở Việt Nam, vai trò, thực trạng và giải pháp trong việc thu hút
FDI vào nƣớc ta trong giai đoạn hiện tới, nhƣ tác giả Trần Thu Thủy – “Giải
pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; tác giả Bùi Đăng
Phú – “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
10
* Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trường đầu tư, cải
thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI
- PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn - TS. Nguyễn Quốc Việt (đồng chủ
biên), Môi trường đầu tư hướng tới sự phát triển bền vững tại Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia. Cuốn sách tập hợp 14 bài viết có giá trị của các nhà khoa
học, các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế, nêu ra những ý kiến, quan điểm
khoa học liên quan đến môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam trên con đƣờng
hƣớng đến phát triển bền vững: Phần thứ nhất của cuốn sách đề cập đến thực
trạng môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam hiện nay, tập trung vào các môi trƣờng
thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực, so sánh, xem xét trong mối
liên quan với các nƣớc trong khu vực. Phần thứ hai của cuốn sách đề cập đến
các khía cạnh của môi trƣờng đầu tƣ hƣớng đến phát triển bền vững trong một
số ngành, lĩnh vực cụ thể nhƣ: quản lý nguồn nƣớc, khai thác hải sản, thƣơng
mại, đầu tƣ công và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
- Ngoài các tạp chí, sách báo, có rất nhiều trang web viết về vấn đề cải
thiện môi trƣờng đầu tƣ thu hút FDI vào Việt Nam cũng nhƣ vào các tỉnh, các
vùng kinh tế…nhƣ “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tích cực vào
thành công của công cuộc đổi mới đất nước 20 năm qua”, www.mofa.gov.vn,
hay bài viết trên webside của Chính phủ “ Những thách thức thu hút FDI khi
Việt Nam trở thành thành viên WTO”, “Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường
đầu tư”…
- Trên địa bàn nghiên cứu cũng có nhiều bài viết về vấn đề này, nhƣng
thừơng mới đƣợc đề cập ở mức báo cáo của các cơ quan chức năng , các bài
viết trên các trang web nhƣ:
+
+
+
11
1.1.2.2. Đề tài, luận văn, luận án
* Những công trình nghiên cứu FDI
- Bùi Huy Nhƣợng (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai
thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội. Ngoài lý thuyết và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trung
trình bày về tình hình triển khai các dự án FDI và đƣa ra các giải pháp nhằm
thúc đẩy thực hiện các dự án FDI. Lý thuyết và thực trạng MTĐT cũng nhƣ
ảnh hƣởng của MTĐT không thuộc phạm vi luận án nên tác giả không tập
trung trình bày.
- Đề tài cấp bộ, TS. Phạm Văn Hùng chủ nhiệm (2008), Tác động của
minh bạch hóa hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam do đề câp đến lý thuyết, thực trạng minh bạch hóa hoạt động kinh tế và
tác động của nó đến thu hút FDI của Việt Nam. Từ đó đề tài đƣa ra giải pháp
tăng cƣờng minh bạch hóa hoạt động kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn
vốn FDI.
* Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trường đầu tư, cải
thiện môi trường đầu tư thu hút FDI
- Luận án tiến sĩ Kinh tế: Lê Thị Thúy Nga (2013), Hoàn thiện môi
trường đầu tư ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tại Học
Viện Chính trị Hành chính. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng quan
điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ ở Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế “Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng
trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam” 2011 tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đánh giá quá trình cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ở các tỉnh trung du, miền núi
12
phía Bắc. Qua đó đề xuất quan điểm, định hƣớng về cải thiện môi trƣờng đầu
tƣ và các giải pháp cho khu vực này giai đoạn 2011-2020
- Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Môi trường đầu tư với
hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đánh giá đƣợc
quá trình cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng
đầu tƣ tới quá trình thu hút và triển khai thực hiện các dự án FDI ở Việt Nam.
Từ đó rút ra các tồn tại cơ bản nhằm đƣa ra giải pháp khắc phục những khó
khăn trọng yếu nhằm cải thiện các yếu tố rào cản của MTĐT đến quá trình thu
hút và giải ngân nguồn vốn này.
- Luận văn thạc sĩ Lý Xuân Hƣng (2006), Môi trường đầu tư và vấn đề
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai, tại trƣờng Đại học kinh tế
tp Hồ Chí Minh đã trình bày một cách rõ nét về vấn đề FDI và vấn đề cải
thiện môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh Đồng Nai.
Trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của ngƣời đi trƣớc, đề tài tập trung
nghiên cứu việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài vào địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay, qua
đó thấy đƣợc thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trên địa bàn, từ đó
có những giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào tỉnh Nam Định.
1.2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về môi trƣờng thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư
Theo giáo trình Kinh tế đầu tƣ thì đầu tƣ là sự bỏ ra, sự hi sinh
cácnguồn lực ở hiện tại. Nguồn lực này có thể là tiền, sức lao động, trí
tuệ…nhằm đạt đƣợc những kết quả có lợi cho ngƣời đầu tƣ trong tƣơng
13
lai.Vốn đầu tƣ là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật
chất trong một thời kỳ nhất định.Vốn đầu tƣ thƣờng thực hiện qua các dự án
đầu tƣ và một số chƣơng trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ
sung tài sản cố định và tài sản lƣu động.(Theo niên giam thống kê)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình
thức đầu tƣ dài hạn của cá nhân hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nƣớc ngoài đó
sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất này.
Tổ chức thƣơng mại thế giới đƣa ra định nghĩa FDI nhƣ sau: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư của một nước (ở nước chủ đầu
tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ phân biệt FDI với công cụ
quản lý tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, nhà đầu tư được gọi là
“công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay là các “chi nhánh
công ty”.
Theo Ủy ban thƣơng mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) năm
1996 trong Báo cáo đầu tƣ thế giới đã khẳng định: “ Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp
nhân hoặc thế nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đôi
với một doanh nghiệp có một nền kinh tế khác”.
Năm 1997, Quỹ tiền tệ thế giới IMF (International Moneytary Fund)
đƣa ra định nghĩa FDI nhƣ sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi
ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư)
không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với
mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”.