Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

dạy học chủ đề tích hợp tên tình huống raising wolves – nuôi dạy sói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.4 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC
TIỂN
Trường: THPT M. V. Lô-mô-nô-xốp
Địa chỉ: Khu đô thị Mỹ Đình II – Quận Nam Từ Liêm – HàNội
Điện thoại: 0437870353
Email:
Tên tình huống: Raising Wolves – Nuôi dạy sói
Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Tiếng Anh
Các môn tích hợp: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Mỹ Thuật
Thông tin học sinh tham dự:
Họ và tên: Trần Mai Thi
Ngày sinh: 06/08/1997 Lớp:12D
Họ và tên: Đinh Thái Hà
Ngày sinh: 25/10/1997 Lớp:12D
RAISING WOLVES
Nu«i d¹y sãi
T×nh huèng
Trong cuộc sống hiện nay, mỗi bậc phụ huynh đều mong muốn những điều tốt nhất cho con, đặc
biệt là một môi trường học tập, rèn luyện và phát triển thật tốt. Tuy nhiên, những mong muốn tốt
đẹp đó đã gây ra một áp lực nặng nề lên học sinh khi mà các bậc phụ huynh áp đặt lên con cái họ
bắt buộc phải làm theo ý kiến của mình, lời nói của mình chứ không cho con cái họ lựa chọn
những bước đi, lựa chọn mình cần phải làm gì cho cuộc đời của mình, lựa chọn con đường của
mình. Bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng có biết bao điều khó khăn, thử thách, những định kiến
xã hội không chỉ mỗi học sinh mà còn các bậc cha mẹ cần phải đối mặt. Vở kịch “Raising
wolves” được viết kịch bản bằng tiếng Anh và dựng cảnh bởi nhóm chúng em cho cuộc thi
English Festival như một lời tâm sự, thể hiện lời nói của thế hệ học trò ngày nay tới các bậc phụ
huynh.
Môc tiªu gi¶i quyÕt t×nh huèng


Giúp các bậc phụ huynh và học sinh nhận thức được quan điểm của mỗi người, để trân trọng và
rút ngắn lại khoảng cách về bất đồng quan điểm giữa hai thế hệ. Đồng thời gửi đến xã hội một
thông điệp về cái nhìn khoan dung, không khắt khe với những hoàn cảnh đặc biệt
Tæng quan vÒ c¸c nghiªn cøu liªn quan ®Õn viÖc gi¶i
quyÕt t×nh huèng
Cách đây không lâu, trên báo chí đã đăng tin về hiện tượng căng thẳng trong học tập, Minh (lớp
8) đã có ý định tự sát và từng rạch tay hàng chục lần.Kết quả thống kê sơ bộ của dự án nghiên
cứu stress thanh thiếu niên được Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng thực hiện năm 2014 tại 3 trường
THPT trên địa bàn, có 20% học sinh nam bị rối loạn tâm lý, tỷ lệ này chiếm khoảng 10% ở nữ
giới. Nguyên nhân khiến học sinh mắc chứng bệnh này chủ yếu là áp lực học tập. Gần 58% học
sinh được khảo sát cho biết bị cha mẹ la mắng vì không học tốt tại trường; hơn 59% học sinh nói
kết quả học tập không như ý muốn.Bệnh viện Tâm thần TP HCM trong năm 2011 có 25.000 lượt
trẻ trong độ tuổi đi học (từ 3-15) đến khám và điều trị. Năm 2012 con số này là 28.000, năm
2013 hơn 32.000 và từ đầu năm nay số lượng bệnh nhân là học sinh đến khám tăng liên tục.
Trong số này có nhiều học sinh giỏi, học trường chuyên.
Cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị
chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục.
RAISI
NG
WOLV
ES |
2
Kết quả điều tra toàn quốc về gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Tổ
chức UNICEF công bố, có khoảng 2,5% dân số sống độc thân, trong đó chủ yếu là nữ giới và đa
phần trong số họ chấp nhận nuôi con một mình.Làm mẹ đơn thân là một thử thách lớn trong cuộc
sống của người phụ nữ, chị em đang phải chịu áp lực từ nhiều phía. Áp lực tinh thần từ phía dư
luận xã hội với nhiều quan niệm, người cảm thông, người lại dè chừng, và không ít kẻ chê bai,
đàm tiếu. Bên cạnh đó, gánh nặng về kinh tế mà những bà mẹ đơn thân phải một mình đối mặt
trong thời kỳ "bão giá" thật không đơn giản và dễ dàng. Chưa kể áp lực từ việc một mình nuôi
dạy chăm sóc con cái với họ đôi khi thật khó khăn, phức tạp.

Nguyên nhân chính cho các hiện tượng và số liệu ở trên là do sự thiếu giao tiếp, thấu hiểu cho
nhau.
Gi¶i ph¸p gi¶i quyÕt t×nh huèng
Xây dựng một vở kịch dài 10 phút phản ánh thực trạng.Phân tích chuyên sâu hoàn cảnh và nội
tâm của bốn nhân vật chính. Bên cạnh đó, dùng những kiến thức Tiếng Anh, Ngữ văn, Hội họa
và Lịch sử để làm thông điệp gần gũi hơn với người đọc.
ThuyÕt minh tiÕn tr×nh gi¶i quyÕt t×nh huèng
Vở kịch “Raising wolves” không chỉ khơi dậy ở mỗi học sinh sức sáng tạo nghệ thuật mà còn thể
hiện khả năng văn học khi xây dựng cốt truyện đầy kịch tính và sâu sắc. “Raising wolves” là câu
chuyện về một gia đình gồm cha mẹ và hai người con nhưng điều đặc biệt ở đây là người cha là
một người sói sống giữa loài người. Một ngày kia, người cha bỗng hóa sói và chạy trốn vào
trong rừng, bỏ lại hai đứa con cho người mẹ chăm sóc, nuôi nấng. Ngày qua ngày, hai đứa con
ngày một khôn lớn và đã đến tuổi đi học. Tuy nhiên, đối lập với sự háo hức được đi học của
người em gái thì dường như, mỗi ngày đi học lại là một ngày hành hạ của người anh trai bởi
những trò đùa tai quái của bạn bè cùng lớp. Câu chuyện được đẩy lên cao trào là khi người em
gái và người mẹ chạy vào rừng tìm người anh trai đã bỏ đi vào rừng tìm cha, lựa chọn cuộc sống
RAISI
NG
WOLV
ES |
3
thật với sở thích của bản thân, được vui chơi thoải mái thay vì cuộc sống loài người. Vở kịch đã
có kết thúc mở với lời hứa hẹn của người cha và người mẹ là hằng năm, cứ vào ngày chia ly này,
cả gia đình sẽ gặp lại nhau.
Bốn nhân vật chính của vở kịch, bốn hình ảnh đại diện cho bốn tính cách khác nhau. Hẳn rằng
khi ai đó nghe qua nội dung vở kịch sẽ cảm thấy khó hiểu khi tại sao người mẹ khi lấy người cha
lại không phát hiện ra anh ta là người sói? Người cha đã che dấu người mẹ bí mật của mình, lo
sợ rằng bí mật ấy sẽ phá vỡ hạnh phúc gia đình, sẽ gây nguy hiểm đến cho gia đình nhỏ của
mình. Dường như, người cha đã cố gắng kìm hãm sự trỗi dậy của dòng máu người sói nhưng bản
năng là bản năng, một ngày kia người cha đã không kìm hãm được nữa, bản năng ấy trỗi dậy một

cách đột ngột, không thể che dấu. Nhưng trước khi mất đi lý trí vì hóa sói, người cha đã chạy
trốn khỏi gia đình của mình, trở lại với khu rừng quen thuộc, bảo vệ người thân, bảo vệ những
người quan trọng nhất của mình khỏi sự phá hủy, nguy hiểm của mình. Hình ảnh người cha bảo
vệ gia đình ấy như gợi ra cho người xem suy ngẫm về xã hội hiện nay vẫn tồn tại những người
chồng, người cha không trân trọng tổ ấm gia đình của mình, đánh đập vợ con mỗi khi say rượu,
thua lô đề cờ bac, lăng mạ, sỉ nhục người thân thiết nhất của mình. Thật đáng thương làm sao
cho những ai là con cái, là vợ của họ khi bị bạo hành tâm lý và thân thể một cách quá đáng như
vậy.
RAISI
NG
WOLV
ES |
4
Đồng hành cùng với người cha trong vở kịch là hình ảnh người mẹ truyền thống với sự hi sinh
cao cả, gian khổ những cũng đầy mạnh mẽ được thể hiện rất rõ ràng từ khi người cha bỏ đi và để
lại hai đứa con cho người mẹ chăm sóc, nuôi nấng, từ một người phụ nữ hạnh phúc với gia đình
có chồng, có con trở thành một người mẹ đơn thân. Nhưng có ai biết rằng đằng sau vẻ mạnh mẽ
của một bà mẹ đơn thấy ấy là sự dũng cảm vượt lên con mắt của xã hội, đảm bảo cho những
người con của mình đầy đủ không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần, đảm bảo cuộc sống đầy đủ,
vừa làm cha, vừa làm mẹ, gánh nặng trách nhiệm dường như không chỉ nhân hai mà thậm chí
còn nhân ba, nhân bốn lần lên đôi vai của người mẹ. Và khi đến kết thúc vở kịch, khi người con
trai chọn lựa đi theo cha, trở thành một người sói, sống thật với bản thân, thay vì ngăn cản, cấm
đoán người con trai, người mẹ lại ủng hộ người con trai của mình đến tận cùng. Với người cha,
hạnh phúc là bảo vệ gia đình nhỏ khỏi bản năng của mình; với người con trai, hạnh phúc là khi
được sống thật với bản thân, trở thành một người sói; với người mẹ, hạnh phúc là khi những đứa
con của mình tìm được hạnh phúc của chính mình; với người con gái, hạnh phúc là có cuộc sống
yên bình bên mẹ. Mỗi người có một định nghĩa hạnh phúc khác nhau, lối sống khác nhau mà
cũng đầy nghịch lý khi người mẹ đã dành cho người con trai tình cảm lớn lao, ủng hộ con trên
con đường con đã lựa chọn, nhưng cũng chính tình yêu này, sự ủng hộ này giúp đứa con trưởng
thành, rời xa người mẹ và trở nên hoàn toàn độc lập. Sự hy sinh, vất vả, chăm sóc con là một đức

tính đáng khâm phục của người phụ nữ truyền thống, trong “Raising Wolves”, người mẹ không
chỉ đại diện cho người mẹ truyền thống mà còn hình ảnh của một bà mẹ đơn thân hiện đại, mạnh
mẽ, bất chấp dư luận xã hội vẫn còn những định kiến, ý kiến trái chiều, bất chấp gian khó nuôi
con một mình mà vẫn vừa đảm bảo cuộc sống ấm
no, vừa đảm bảo hướng phát triển tốt nhất dành
cho con mình. Victo Hugo (tác giả của cuốn sách
Những người khốn khổ) đã nói: “Khổ đau cũng
như hoa quả. Chúa không khiến nó mọc trên
những cành quá yếu ớt để chịu nổi nó”.
Một nhân vật có thể coi là mấu chốt của vở kịch –
người con trai với suy nghĩ người cha là một
người anh hùng, một thần tượng lớn và luôn mong
rằng một ngày nào đấy sẽ trở thành một người sói
vĩ đại như cha mình. Với suy nghĩ đó, cậu luôn bị
bạn bè trêu chọc, gọi là thằng điên, dở hơi và gọi
những sở thích, ước mơ của cậu là quái đản, vớ
vẩn, viển vông, điều đó khiến cho trường học như
là một địa ngục với cậu. Benjamin Franklin (một
trong những người đã sáng lập nên nước Mỹ) đã
có một câu nói: “Chúng ta gọi họ là những kẻ mọi
rợ, bởi cách thức của họ khác với chúng ta”.
Trong lịch sử, có biết bao nhiêu người bị cho là
điên rồ, có những suy nghĩ khác với xã hội, trái
ngược lại với góc nhìn của người đương thời. Vậy mà, chính những người dám sống thật với bản
thân ấy, tin vào lý tưởng, con đường của mình ấy đã thay đổi toàn bộ thế giới như Galileo với
MÑ d¾t hai con – Picasso
RAISI
NG
WOLV
ES |

5
câu “Dù sao trái đất vẫn quay” hay Abraham Lincoln là người đã giải phóng nô lệ cho nước Mỹ -
một điều không tưởng trong những năm của thế kỷ 19. Một trong những vĩ nhân đấy là Steve
Jobs – người đã sang lập ra Apple, một trong những thương hiệu danh giá nhất thế giới – đã có
câu: “Here’s to the crazy ones, the misfits, the rebels, the troublemakers, the round pegs in the
square holes, the ones who see things differently – they’re not fond of rules. You can quote them,
disagree with them, glorify or vilify them, but the only thing you can’t do is ignore them because
they change things, they push the human race forward. And while some may see them as the
crazy ones, we see them as genius because the ones who are crazy enough to think that they can
change the world, are the ones who do.” (Đây là để ca ngợi những người điên rồ, lạc lõng, phản
kháng, đầy rắc rối, những ô tròn trong những ô vuông, những người có cách nghĩ khác biệt – họ
không ưa luật lệ. Bạn có thể trích dẫn họ, không tán đồng với họ, vinh danh hoặc lăng mạ họ,
nhưng điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi vì họ thay đổi trật tự, họ thúc đẩy nhân loại đi
lên phía trước. Và trong khi một số người thấy họ là điên rồ, chúng tôi thấy những thiên tài vì chỉ
có những kẻ đủ điên nghĩ mình có thể thay đối thế giới mới là những người làm được điều đó).
Hình tượng người con trai trong vở kịch có lẽ khiến không ít người phải suy nghĩ rằng, trong xã
hội hiện nay, có bao nhiêu bạn trẻ có đủ niềm tin vào bản thân để lựa chọn con đường riêng của
mình, thay vì làm theo những suy nghĩ, áp đặt của bố mẹ? Có bao nhiêu người có đủ tự lập, dám
chịu trách nhiệm cho những hành động, suy nghĩ của bản thân mình? Có bao nhiêu bạn trẻ dám
sống thật với sở thích, với phong cách mà mình yêu thích? Người con trai như đại diện cho
những người dám nghĩ dám làm, sáng tạo và liều lĩnh, dám sống thật với chính bản thân
mình.Một hình tượng thế hệ trẻ đang cố
gắng vươn tới.
Nhưng không phải ai cũng mong muốn
một cuộc sống phiêu lưu, mạo hiểm,
đầy thử thách, có những người như cô
con gái – muốn một hạnh phúc giản dị
và bình yên. Câu chuyện của người con
gái nhẹ nhàng hơn anh trai của mình, cô
cố gắng sống hòa nhập với bạn bè, với

mọi người và cứ dần dần như thế bản
năng sói của cô phai nhạt dần theo thời
gian. Người con gái đã quyết định ở lại với mẹ, ở lại với thế giới con người êm đềm, đầy tình
yêu thương. Đây có lẽ là sự an ủi cho người mẹ trước sự ra đi của người con trai. Đó cũng là một
cách sống trong xã hội đầy xô bồ và biến động này. Theo biến động của lịch sử, chúng ta đã
được biết đến Nguyễn Trãi – một vị thi nhân nổi tiếng – đã rời chốn quan trường, về sống những
ngày yên bình tại Côn Sơn và cũng tại đây ông đã sáng tác “Côn Sơn Ca”. Sự bình yên của nội
tâm cũng đã được khắc lại trong hội họa, nổi tiếng là nữ họa sĩ phái gây ấn tượng Marry Cassatt
– người thường đưa lên tranh vẽ của mình những người phụ nữ gia đình bình dị nhưng vẫn tràn
ngập hạnh phúc. Ở cảnh cuối cùng, khi hai người con đã lựa chọn con đường riêng của mình,
người mẹ đã nói: “In the end, we cannot say which way is right and which is wrong because
everyone has their own definitions of happiness” (Và cho cùng chúng ta không thể nói cách sống
của ai đúng và sai vì mỗi người có một định nghĩa hạnh phúc của riêng mình). Hay một câu nói
RAISI
NG
WOLV
ES |
6
khác của nhà văn Jane Austen – tác giả của Kiêu hãnh và định kiến:” One half of the world
cannot understand the world of the other” (Một nửa thế giới không thể hiều hạnh phúc của người
khác)
Ý nghÜa cña viÖc gi¶i quyÕt
t×nh huèng
“Raising wolves” là lời nhắn nhủ cho đến tất cả
mọi người. Với những ai là người con, hãy hiểu
cho những người làm cha, làm mẹ vì những đứa
con của mình đã hi sinh thầm lặng rất nhiều điều
mà chúng ta không thể biết hết và hiểu hết được.
Tất cả những gì cha mẹ làm đều mong muốn sự
tốt đẹp nhất dành cho chúng ta.Với những ai là

cha mẹ, đã đến lúc cần lắng nghe tiếng nói của
con mình và tin tưởng vào quyết định của con
thay vì gạt bỏ chúng rồi áp đặt suy nghĩ của
mình. Bên cạnh đó, xã hội chúng ta cũng cần
phải mở rộng cách nhìn, cảm thông cho những
hoàn cảnh bất hạnh thay vì vùi dập và đay
nghiến họ.
Every person has the power to make others
happy.
Some do it simply by entering a room - others by leaving the room.
Some individuals leave trails of gloom; others, trails of joy.
Some leave trails of hate and bitterness; others, trails of love and harmony.
Some leave trails of cynicism and pessimism; others trails of faith and optimism.
Some leave trails of criticism and resignation; others trails of gratitude and hope.
What kind of trails do you leave?
(Mỗi người đều có quyền năng đem lại hạnh phúc cho người khác
Có người làm điều đó chỉ đơn giản bằng cách bước vào phòng; người khác bằng cách rời khỏi
phòng.
Có người để lại sau lưng những bước chân ủ dột; người khác, dấu vết của niềm vui.
Có người để lại sau lưng vệt hận thù và cay đắng; người khác, dấu vết của tình yêu và sự hài
hòa.
Có người để lại sau lưng những hoài nghi và bi quan; người khác, dấu vết của niềm tin và sự lạc
quan.
T¸ch trµ - Marry Cassatt
RAISI
NG
WOLV
ES |
7
Có người để lại sau lưng những chỉ trích và bỏ cuộc; người khác, dấu vết của lòng biết ơn và hy

vọng.
Còn bạn, bạn để lại gì sau lưng mình?)
RAISI
NG
WOLV
ES |
8

×