PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG THCS LÊ THANH
=========
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề: Nước và môi trường.
2. Môn học chính của chủ đề: Hóa học 8.
3. Các môn được tích hợp: Giáo dục công dân, Giáo dục môi
trường, Địa lý, Vật lý, Sinh học, Công nghệ (Kĩ thuật nông
nghiệp).
Năm học: 2014 - 2015
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
1. Kiểm tra đánh giá học sinh
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn được
sử dụng trong bài.
- Thời gian 5 phút.
- Cách thức đánh giá:
+ Đánh giá cách biểu đạt sơ đồ tư duy theo từng cấp độ.
+ Kết quả phiếu học tập.
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
31,5% 56,8% 11,7% 0% 0%
- Qua quá trình thử nghiệm tiến trình dạy học của học sinh, bản thân tôi nhận
thấy kết quả học tập của học sinh đạt kết quả cao hơn so với việc không kết hợp
liên môn với các môn học khác trong bài học.
2. Các sản phẩm của học sinh
* Học sinh làm thí nghiệm.
2
* Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của Hs:
3
* Kết quả phiếu học tập:
4
5
6
7
Ngày soạn: 08/10/2014
Tiết 55 – Bài 36:
NƯỚC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS biết và hiểu:
- Tính chất vật lý của nước: Nước là chất hòa tan được nhiều chất khác trong đó
chất lỏng, chất khí và chất rắn.
- Tính chất hóa học của nước: tác dụng với một số kim loại, tác dụng với một số
oxi bazơ, oxit axit.
- HS biết được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Biết được nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước và đưa ra các biện pháp phòng chống ô nhiễm.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm.
- Rèn kĩ năng viết phương trình hóa học và kỹ năng giải các bài tập hóa học.
3. Thái độ
- Có niềm tin vào khoa học, yêu thích môn học.
- Có ý thức tuyên truyền cho mọi người xung quanh hiểu được tầm quan trọng
của nước, bảo vệ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.
II. Chuẩn bị
1. Gv
* Hoá chất: quì tím, Natri, đinh sắt, vôi sống, P
đỏ
.
* Dụng cụ:
- Cốc thuỷ tinh 250ml (4
C
), muôi sắt (1
C
), lọ thủy tinh (1
C
).
- Chén sứ (4
C
), kéo (1
C
), diêm, đèn cồn (4
C
).
* Tài liệu tham khảo, phiếu bài tập.
2. Hs:
- Chuẩn bị tiếp bài Nước.
- Các nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Vai trò của nước đối với đời sống con người.
+ Nhóm 2: Vai trò của nước trong sản xuất.
+ Nhóm 3: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước.
+ Nhóm 4: Hậu quả của ô nhiễm nước và biện pháp bảo vệ nguồn
nước không bị ô nhiễm.
III. Hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi ô chữ.
- Phổ biến luật chơi: Có 4 từ hàng ngang, các em có thể chọn bất kì 1 trong 4 từ
hàng ngang nghe câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Hs có thể trả lời từ chìa khóa khi
chưa trả lời hết 4 từ hàng ngang.
- Câu hỏi
1. Chất do một nguyên tố hóa học tạo nên gọi là gì?
2. Quá trình nước chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng gọi là gì?
3. Nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là gì?
8
4. Chất do nghiều nguyên tố hóa học tạo nên gọi là gì?
Gợi ý từ chìa khóa: ? 70% cơ thể bạn là chất nào?
- Đáp án: 1. ĐƠN CHẤT (Chữ cái có trong từ chìa khóa: Ơ)
2. NGƯNG TỤ (Chữ cái có trong từ chìa khóa: Ư)
3. HỖN HỢP (Chữ cái có trong từ chìa khóa: N)
4. HỢP CHẤT (Chữ cái có trong từ chìa khóa: C)
Từ chìa khóa: NƯỚC.
3.Vào bài mới
Như các em đã biết nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên
trái đất.? Vậy nước có những tính chất vật lí và tính chất hóa học như thế nào?
Nước có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Nguyên nhân, hậu quả
và biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước?. Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ
tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của nước
GV: Cho Hs quan sát 1 cốc nước, và nêu
những tính chất vật lý của nước mà em
biết?
HS: Trả lời.
Gv: Ở nhiệt độ thấp nước có thể bị đóng
băng như ở Bắc cực và Nam cực. Nhưng
do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ
trái đất ngày càng nóng lên, đã làm cho
băng ở hai cực là: Bắc cực và Nam cực
tan chảy nhiều, mực nước biển ngày càng
dâng cao làm cho: diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp, nhiều vùng ven biển bị
ngập chìm trong nước, đe dọa đến đời
sống người dân và các công trình văn hóa
ven biển.
1. Tính chất vật lý
- Nước là chất lỏng, không màu,
không mùi và không vị.
- Sôi ở 100
0
C, nhiệt độ hóa rắn 0
0
C,
có D
Nước
= 1 g/ml.
- Nước là chất hoà tan nhiều chất
khác như: Chất rắn, chất lỏng, chất
khí…
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của nước
Gv hướng dẫn Hs làm thí nghiệm 1:
- Nhúng quì tím vào 2 cốc nước. Quan
sát và nhận xét.
Hs: Giấy quỳ không đổi màu.
Gv: Hướng dẫn tiếp:
- Cho
diện các nhóm báo cáo kết quả thí
nghiệm đinh sắt vào cốc 1.
- Cho mẩu Na vào cốc 2.
- Sau đó, nhúng mẩu giấy quì vào 2 cốc?
Hs: Làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.
+ Cốc 1: Không có hiện tượng gì, chất
lỏng trong cốc 1 không làm cho giấy
2. Tính chất hoá học
a/ Tác dụng với kim loại (mạnh)
* Thí nghiệm:
- Cho đinh sắt vào nước (Cốc 1)
- Cho mẩu natri vào nước (Cốc 2)
* Nhận xét:
- Cốc 1: Không có hiện tượng gì.
- Cốc 2: Mẩu Na nóng chảy tạo
thành giọt tròn chạy trên mặt nước,
tan dần đồng thời có khí thoát ra.
PTHH:
2Na + 2H
2
O → 2NaOH + H
2
9
quỳ đổi màu.
+ Cốc 2: Viên Na nóng chảy tạo thành
giọt tròn chạy trên mặt nước, tan dần
đồng thời có khí thoát ra. Chất lỏng sau
phản ứng làm giấy quỳ chuyển thành
màu xanh.
Gv: Hợp chất tạo thành trong nước làm
giấy quì chuyển sang xanh có tên gọi là
Natri hiđroxit (NaOH) thuộc loại hợp
chất bazơ.
? Viết phương trình hoá học ?
Hs: Viết PTHH của phản ứng.
2Na + 2H
2
O → 2NaOH + H
2
Gv giới thiệu: Không phải kim loại nào
cũng tác dụng được với nước, chỉ có
một số kim loại rất mạnh giống với Na
như: K, Ca, Ba,
Bài tập 1: Hãy viết PTHH khi cho K và
Ba tác dụng với nước?
Hs: Viết PTHH
2K + 2H
2
O → 2KOH + H
2
Ba + 2H
2
O → Ba(OH)
2
+ H
2
Gv: Chuẩn hóa kiến thức.
Gv: Hướng dẫn các nhóm Hs làm thí
nghiệm 2:
+ Cho một miếng vôi nhỏ vào chén sứ.
+ Rót một ít nước vào vôi sống.
+ Nhúng một mẫu giấy quì tím vào
trong nước sau phản ứng?
- Các em hãy quan sát và nhận xét hiện
tượng xảy ra.
Hs: Tiến hành thí nghiệm
Hs: Báo cáo kết quả.
+ Vôi sống bị nhão ra và tỏa nhiệt.
+ Nhúng mẩu giấy quỳ vào phần nước
có trong chén sứ thấy giấy quỳ chuyển
sang màu xanh.
Gv: Vậy hợp chất tạo thành là gì? Viết
công thức hóa học của sản phẩm?
Hs: Trả lời.
+ Hợp chất tạo thành chuyển giấy quỳ
sang màu xanh (giống với thí nghiệm 1).
Chứng tỏ hợp chất tạo thành là bazơ.
Gv: Sản phẩm của phản ứng là Ca(OH)
2
.
? Hãy viết PTPƯ?
* Kết luận
1số kim loại + Nước →dd bazơ + H
2
↑
(Na,K,Ca,Ba)
Tổng quát:
2M + 2nH
2
O → 2M(OH)
n
+ nH
2
↑
b/ Tác dụng với một số oxit bazơ
Nhận xét:
- Mẩu vối sống nhão ra và tỏa nhiệt.
- Dung dịch sau phản ứng làm đổi
màu
quì tím thành xanh.
PTHH: CaO + H
2
O → Ca(OH)
2
(bazơ)
* Kết luận:
1 số oxit bazơ+ Nước → dd Bazơ
(Na
2
O, K
2
O, BaO, CaO…)
* Tổng quát:
R
2
O
n
+ nH
2
O → 2R(OH)
n
* Kết luận: (SGK)
10
Hs: Viết PTHH của phản ứng.
CaO + H
2
O → Ca(OH)
2
Gv giới thiệu: Ngoài ra nước còn hoá
hợp với nhiều oxit bazơ khác nữa
(Na
2
O, K
2
O, BaO…)
Bài tập 2: Hãy viết PTHH xảy ra khi
cho K
2
O và BaO tác dụng với nước.
Hs: Viết PTHH
K
2
O + 2H
2
O → 2KOH
BaO + H
2
O → Ba(OH)
2
Gv: Chuẩn hóa kiến thức.
Gv: Biểu diễn thí nghiệm 3:
- Đốt P trong bình oxi xuất hiện khói
trắng là P
2
O
5
, sau đó rót một ít nước vào
bình cho khói trắng tan hết, lắc đều.
- Nhúng quì tím vào dung dịch thu được
trong bình thủy tinh.→ Các em hãy
quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
Hs nêu hiện tượng quan sát được:
+ Khói trắng P
2
O
5
tan trong nước.
+ Nhúng giấy quỳ vào phần chất lỏng
trong bình thấy giấy quỳ chuyển sang
màu đỏ.
Gv giới thiệu: Dung dịch làm giấy quì
hoá đỏ là dung dịch axit. Sản phẩm của
phản ứng là axit photphoric H
3
PO
4
.
? Viết PTHH của phản ứng ?
Hs: Viết PTHH của phản ứng.
P
2
O
5
+ 3H
2
O → 2H
3
PO
4
Gv giới thiệu: Nước hoá hợp với nhiều
oxit axit khác: SO
2
, SO
3
, N
2
O
5
… tạo
dung dịch axit tương ứng.
Bài tập 3: Viết PTHH xảy ra khi cho
SO
2
và SO
3
vào nước?
Hs: Viết PTHH
SO
2
+ H
2
O → H
2
SO
3
SO
3
+ H
2
O → H
2
SO
4
Gv: Chốt kiến thức.
c/ Tác dụng với một số oxit axit
Nhận xét:
- Khói trắng của P
2
O
5
tan trong nước.
- Dung dịch sau phản ứng làm quỳ
tím chuyển thành màu đỏ.
PTHH:
P
2
O
5
+ 3H
2
O
→
2H
3
PO
4
(axit)
* Kết luận:
Một số oxit axit +Nước → dd Axit
(SO
2
, SO
3
, N
2
O
5
)
* Kết luận: (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của nước
? Nước có vai trò như thế nào trong
đời sống?
* Nhóm 1: Trả lời.
+ Nước giúp điều hòa thân nhiệt, là
chất hòa tan và chuyên trở chất dinh
III. Vai trò của nước trong đời sống
và sản xuất. Chống ô nhiễm.
11
dưỡng để nuôi tế bào.
+ Nước giúp chuyển hóa thực phẩm thành
năng lượng cần thiết cho các chức năng
trong cơ thể.
+ Nước có vai trò loại bỏ các chất thải của
cơ thể qua đường tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
+ Nước là chất nhờn giúp cho xương khớp
cử động trơn tru hơn, làm ẩm không khí để
sự hô hấp diễn ra dễ dàn hơn.
+ Nước là thành phần cấu tạo rất quan trọng
trong các bộ phận: não (85% nước), xương
(22% nước), nước (chiếm 75% cơ bắp),
trong máu chiếm 92% là nước.
Gv khẳng định: Nước có vai trò quan trọng
đối với sự sống trên trái đất. Nếu không có
nước sẽ không có sự sống. Ngoài ra, nước
mang lại nguồn vui chơi giải trí, thăm quan
du lịch giúp cho cuộc sống của con người
hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn.
* Vai trò của nước.
Nước có vai trò rất quan trọng
trong đời sống và sản xuất.
- Cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày, các hoạt động vui chơi giải
trí.
- Cần thiết cho các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng,…
- Cung cấp điện năng.
? Nước có vai trò gì trong sản xuất?
* Nhóm 2: Trả lời.
- Nông nghiệp: Trong các ngành sản xuất thì
ngành nông nghiệp sử dụng nước nhiều
nhất.
Xưa kia, các cụ đã truyền khẩu kinh nghiệm
canh tác cho đời sau là: Nhất nước – Nhì
phân – Tam cần – Tứ giống. Điều đó chứng
tỏ vai trò của nước trong nông nghiệp.
+ Nước dùng chủ yếu trong việc tưới tiêu
cho cây trồng, nuôi dưỡng và giúp trao đổi
các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây nông nghiệp.
+ Nước giúp hoa màu cây cối hấp thụ dinh
dưỡng hòa tan và quá trình chuyển hóa
thành các chất cần thiết cho sự sống của cây.
- Công nghiệp: Nước là tài nguyên quan
trọng đối với ngành kinh tế công nghiệp.
+ Nước được dùng trong quá trình trao đổi
phản ứng hóa học.
+ Dùng để thau rửa, đánh bóng các mặt
hàng kim loại,
+ Dùng trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Ngư nghiệp:
+ Nước cung cấp nguồn thủy sản dồi dào.
12
+ Nuôi trồng thủy hải sản.
Gv: Tài nguyên nước có vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của ngành nông
nghiệp, công nghiệp.
Ngoài ra, nước còn có một số vai trò khác:
+ Nguồn sản xuất điện năng rất lớn. Ở Việt
Nam có một số nhà máy thủy điện Sơn La,
nhà máy thủy điện Hòa Bình,
+ Nguyên liệu trong trong xây dựng.
+ Diện tích mặt nước cũng góp phần vào sự
phát triển và đa dạng của ngành giao thông
vận tải, lưu thông hàng hóa. Hình thành
những khu chợ nổi lớn giúp giao lưu buôn
bán mang lại giá trị kinh tế cao.
Gv giới thiệu một số hình ảnh về vai trò của
nước trong đời sống và sản xuất.
Gv: Nguồn nước sạch có vai trò rất quan
trọng trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên
hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước
nước đang trở thành vấn nạn rất lớn mang
tính thời sự trên toàn thế giới. Hãy cho biết:
? Thế nào là ô nhiễm nước?
Hs: Trả lời.
- Ô nhiễm nước là sự biến đổi về thành
phần, tính chất và chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước. Nước bị ô nhiễm sẽ gây
nguy hiểm: cho con người và sự sống trên
trái đất; cho công – nông – ngư nghiệp,
? Nước chiếm ¾ diện tích trái đất, tuy nhiên
lượng nước ngọt chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhiều
nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng nề.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự ô nhiễm nguồn
nước?
* Nhóm 3: Trả lời.
Ô nhiễm nước có hai nguyên nhân chính:
- Ô nhiễm tự nhiên:
+ Do đặc điểm các thành địa chất, nên trong
mạch nước ngầm chứa một số chất gây độc
hại đến sức khỏe và cuộc sống của con
người như: Asen (thạch tín), Cadimi, Niken,
Benzen,
+ Do hoạt động của núi lửa, động đất, do
mưa, gió, bão, tuyết tan đã đưa vào trong
nước những chất thải bẩn.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước.
- Ô nhiễm tự nhiên:
+ Do đặc điểm các thành địa
chất, mạch nước ngầm chứa một
số chất gây độc hại đến sức khỏe
và cuộc sống của con người như:
Asen (thạch tín), Cadimi, Niken,
Benzen,
+ Do hoạt động của núi lửa, động
đất, do mưa, gió, bão, tuyết tan
đã đưa vào trong nước những
chất thải bẩn.
+ Do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật và xác chết của
chúng.
- Ô nhiễm nhân tạo: Quá trình xả
thải chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như:
+ Các chất thải sinh hoạt.
+ Các chất thải từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, ngư nghiệp, giao thông
vận tải đường thủy, y tế và hoạt
động từ các khu chăn nuôi và
giết mổ gia súc, gia cầm.
13
+ Do các sản phẩm hoạt động sống của sinh
vật và xác chết của chúng.
- Ô nhiễm nhân tạo: Quá trình xả thải chất
độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như:
+ Các chất thải sinh hoạt và ý thức chưa tốt
trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường của
người dân.
+ Các chất thải từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, khai thác khoáng sản; từ các lò
nung và chế biến hợp kim,
+ Các chất thải y tế.
+ Các chất thải từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp: do rác thải nông nghiệp, do sử dụng
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
chưa đúng cách đã làm ô nhiễm nặng nề
nguồn nước.
+ Các chất thải từ việc nuôi trồng thủy sản.
+ Chất thải từ các khu chăn nuôi và giết mổ
gia súc, gia cầm.
+ Chất thải từ các phương tiện giao thông
đường thủy.
Ngoài ra, khí thải của các nhà máy ra ngoài
môi trường chủ yếu là các khí độc hại như:
CO
2
, SO
2
, khi gặp trời mưa sẽ gây ra hiện
tượng mưa axit gây ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống của con người và động thực vật.
PTHH xảy ra: SO
2
+ H
2
O → H
2
SO
3
Gv: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ô
nhiễm nguồn nước, làm cho chất lượng
nước bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Hãy
cho biết: ? Hậu quả của việc sử dụng nguồn
nước bị ô nhiễm?
* Nhóm 4: Trả lời.
- Hậu quả: Việc sử dụng nước bị ô nhiễm
gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc
sống của con người và động thực vật, như:
+ Bệnh ngoài da, ung thư, bệnh lây truyền
qua nguồn nước, như: Tiêu chảy, dịch tả,
thương hàn, đau mắt đỏ,
+ Bệnh do sinh vật sống, sinh sản trong
nước gây ra: Bệnh vàng da, giun sán, sốt
xuất huyết,
+ Động thực vật không phát triển được hoặc
bị chết do nhiễm độc.
* Hậu quả: Việc sử dụng nguồn
nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống
của con người và động thực vật,
như:
+ Thiếu nước sinh hoạt và sản
xuất.
+ Bệnh ngoài da, ung thư,
+ Bệnh lây truyền qua nguồn
nước, bệnh do sinh vật sống hoặc
sinh sản trong nước gây ra.
+ Động thực vật không phát triển
được hoặc bị chết do nhiễm độc.
+ Diện tích nuôi thủy sản và sản
xuất nông nghiệp bị thu hẹp.
+ Hiện tượng sa mạc hóa.
14
+ Diện tích nuôi thủy sản và sản xuất nông
nghiệp bị thu hẹp.
Gv bổ sung: Ngoài ra, ô nhiễm tài nguyên
nước còn gây ra một số hậu quả như:
- Thiếu nước ngọt trong sinh hoạt.
- Nguồn nước ao, hồ, sông, suối ngày càng
cạn kiệt và ô nhiễm.
- Hiện tượng sa mạc hóa diễn ra ngày càng
rộng, thiếu đất nông nghiệp. Làm cho sự
sống trên trái đất ngày càng khó khăn hơn.
Gv: Nước là chất thực hiện chu trình tuần
hoàn trong tự nhiên. Hiện nay, nước không
còn là tài nguyên vô tận nữa. Do nguồn
nước hiện nay bị ô nhiễm nặng nề và đã trở
thành vấn nạn mang tính thời sự trên toàn
thế giới.
? Biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô
nhiễm?
* Nhóm 4: Trả lời.
Biện pháp bảo vệ nguồn nước không bị ô
nhiễm.
- Xử lý nguồn nước ngầm trước khi đưa vào
sử dụng, như:
+ Loại bỏ các chất độc hại như Asen,
Cadimi, Niken, Benzen,
+ Loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi nước
như: Chì, Sắt, Kẽm, Kali, Lưu huỳnh,
- Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào ao,
hồ, sông, biển,
- Thu gom, phân loại và xử lý rác thải theo
đúng quy trình.
- Sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm.
* Biện pháp
- Xử lý nguồn nước ngầm trước
khi đưa vào sử dụng, như:
+ Loại bỏ các chất độc hại như
Asen, Cadimi, Niken, Benzen,
+ Loại bỏ các kim loại nặng ra
khỏi nước như: Chì, Sắt, Kẽm,
Kali, Lưu huỳnh,
- Xử lý nước thải sinh hoạt, nước
thải công nghiệp trước khi cho
nước thải chảy vào ao, hồ, sông,
biển,
- Không vứt rác thải xuống
nguồn nước. Rác thải phải được
phân loại, xử lý theo đúng quy
trình.
- Thu gom và xử lý rác thải ở các
ao, hồ, sông, suối,
3.4. Củng cố - Luyện tập
- Yêu cầu Hs tóm tắt nội dung chính của tiết học hôm nay dưới dạng sơ đồ.
- Gv phát phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Nước hòa tan được những chất nào ?
A. Chất lỏng.
B. Chất rắn.
C. Chất khí.
D. Cả chất lỏng, chất khí, chất rắn.
Câu 2. Nước tác dụng với dãy chất nào sau đây tạo thành dung dịch bazơ?
A. K, Na, Ca, Ba.
15
B. Cu, Fe, CaCO
3
, Ag, Al.
C. SO
2
, SO
3
, P
2
O
5
, CO
2
.
D. K
2
O, Na
2
O, BaO, CaO.
Câu 3. Nước tác dụng với dãy chất nào sau đây tạo thành dung dịch axit?
A. K, Na, Ca, Ba.
B. Cu, Fe, CaCO
3
, Ag, Al.
C. SO
2
, SO
3
, P
2
O
5
, CO
2
.
D. K
2
O, Na
2
O, BaO, CaO.
Câu 4. Cho 5,5 g hỗn hợp gồm Na và Cu tác dụng với nước dư. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được 1,12 ℓ khí H
2
(đktc) và x (g) chất rắn. Giá trị của x?
A. 2,3g B. 3,2g C. 1,15g D. 4,35g
Câu 5. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước?
A. Môi trường lây truyền bệnh.
B. Động thực vật bị nhiễm độc và chết.
C. Khan hiếm nước sinh hoạt.
D. Làm cho cây cối xanh tươi.
E. Rất tốt cho sức khỏe con người.
Câu 6. Nước bị ô nhiễm nhân tạo, do?
A. Nước thải sinh hoạt, y tế.
B. Nước thải công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải.
C. Bão, gió, lũ lụt, băng tan.
D. Do cấu tạo thành địa chất, nước ngầm.
Câu 7: Bảo vệ nguồn nước?
A. Loại bỏ các chất gây hại ra khỏi nguồn nước.
B. Thu gom rác thải, vệ sinh môi trường.
C. Xử lí nước thải sinh hoạt, y tế, công – nông – ngư nghiệp.
D. Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lí.
E. Tất cả đều đúng.
3.5. Dặn dò
- Ôn lại khái niệm, cách đọc tên, phân loại của Ôxit.
- Đọc trước bài: Axit – Bazơ – Muối.
- Làm bài tập 1, 5 SGK/125.
16
THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
Máy chiếu, máy tính, hình ảnh minh họa, giấy A
4
,
2. Học liệu
- Sách giáo khoa và sách giáo viên của các môn học như:
+ Hóa học 8.
+ Giáo dục công dân 7.
+ Sinh học 6, 7, 9.
+ Địa lý 7, 9
+ Vật lý 6.
+ Sách giáo dục bảo vệ môi trường.
- Sách tham khảo Hóa 8.
3. Đồ dùng dạy học
* Hoá chất: quì tím, Natri, đinh sắt, vôi sống, P
đỏ
.
* Dụng cụ:
- Cốc thuỷ tinh 250ml (4
C
), muôi sắt (1
C
), lọ thủy tinh (1
C
).
- Chén sứ (4
C
), kéo (1
C
), diêm, đèn cồn (4
C
).
* Phiếu bài tập.
4. Mô tả thí nghiệm
* Thí nghiệm 1
- Nhúng quì tím vào 2 cốc nước. Quan sát và nhận xét.
- Cho đinh sắt vào cốc 1.
- Cho mẩu Na vào cốc 2.
- Sau đó, nhúng mẩu giấy quì vào 2 cốc?
* Thí nghiệm 2
+ Cho một miếng vôi nhỏ vào chén sứ.
+ Rót một ít nước vào vôi sống.
+ Nhúng một mẫu giấy quì tím vào trong nước sau phản ứng?
- Các em hãy quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
* Thí nghiệm 3
- Đốt P trong bình oxi xuất hiện khói trắng là P
2
O
5
, sau đó rót một ít nước vào
bình cho khói trắng tan hết, lắc đều.
- Nhúng quì tím vào dung dịch thu được trong bình thủy tinh.
→ Các em hãy quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
17
18