Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bài dự thi dạy học chủ đề tích hợp liên môn đạt giải quốc gia bài ô nhiễm môi trường không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.67 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN- TP HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS ÁI MỘ
… *****……
PHIẾU MÔ TẢ BÀI DỰ THI CẤP QUỐC GIA
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS NĂM
HỌC 2013 – 2014
Tên chủ đề:
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Môn học chính được vận dụng để dạy chủ đề: Hóa học
Các môn học tích hợp: Sinh học,Vật lí, Địa lý,Giáo dục nếp sống văn
minh thanh lịch, Giáo dục công dân.
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà Tổ: Sinh – Hóa – Địa
Ngày sinh: 26/09/1978 Môn: Hóa học
Điện thoại: 0914.362.456;
Email:
Hà Nội 2015
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (4 tiết)
A. MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
Học xong chủ đề này học sinh đạt được các mục tiêu sau:
- Nêu được khái niệm ô nhiễm không khí (Hóa học 8- Bài 28: Không khí-
sự cháy. Địa lí 7- bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. Sinh học 9- Bài 54:
Ô nhiễm môi trường)
- Hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (Hóa học 8- Bài 28:
Không khí-sự cháy, bài 36: Nước. Địa lí 7- bài 17: Ô nhiễm không khí ở đới ôn
hòa. Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8,9- Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự
nhiên. Hóa học 9- Bài 41: Nhiên liệu. Sinh học 9- Bài 54: Ô nhiễm môi trường.
Sinh học 6- Tiết 56: Thực vật góp phần phần điều hòa khí hậu.).
- Hiểu được hậu quả của ô nhiễm không khí đỗi với tự nhiên và đời sống


con người (Hóa học 8- Bài 28: Không khí-sự cháy. Địa lí 7- bài 17: Ô nhiễm
không khí ở đới ôn hòa. Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8, 9- Tiết 4: Ứng xử
với môi trường tự nhiên. Hóa học 9-Bài 1: Tính chất hóa học của oxit, bài 41:
Nhiên liệu. Sinh học 9- Bài 54: Ô nhiễm môi trường. Sinh học8- Bài 22: Vệ
sinh hệ hô hấp.
- Đề ra được các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí (Hóa học 8- Bài
28: Không khí-sự cháy, bài 36: Nước. Địa lí 7- bài 17: Ô nhiễm không khí ở đới
ôn hòa. Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8, 9- Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự
nhiên. Hóa học 9- Bài 41: Nhiên liệu. Sinh học 9- Bài 55: Ô nhiễm môi trường,
bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bài 61: Luật bảo vệ môi trường.
Sinh học 6- Tiết 56: Thực vật góp phần phần điều hòa khí hậu.).
II. Kỹ năng: Qua dạy học chủ đề:
- Phát triển cho học sinh các năng lực: năng lực làm việc độc lập, tích
cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
2
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
vụ cá nhân (Biết phát triển các ý tưởng cá nhân về năng lượng - nhiên liệu theo
sơ đồ tư duy).
- Phát triển năng lực hợp tác: Biết thảo luận chia sẻ ý tưởng với các thành viên
trong nhóm và hợp tác để lập một sơ đồ tư duy mới chung của nhóm về năng
lượng, nhiên liệu trên cơ sở tổng hợp ý tưởng của các thành viên trong nhóm.
- Biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xử lí các thông tin
thu nhận được (Phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ ) rút ra những nhận xét về vấn
đề cần tìm hiểu về ô nhiễm không khí.
III. Thái độ:
- Học sinh có ý thức chăm sóc, giữ gìn sức khỏe bản thân và người thân (Sinh
học 8- Bài 22: Vệ sinh hệ hô hấp.
- Học sinh có ý thức tham gia bảo vệ, tuyên truyền người thân và cộng đồng
cùng có ý thức bảo vệ môi trường không khí nói riêng và môi trường nói chung

(Giáo dục công dân 7- Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tài
liệu thanh lịch văn minh lớp 8,9- Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự nhiên.
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ.
1. Khái niệm ô nhiễm không khí.
2. Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
3. Hậu quả ô nhiễm không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
4. Một số giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
5. Liên hệ ô nhiễm không khí tại địa phương.
C. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu phát tay cần giới thiệu cho học sinh.
- Máy chiếu đa phương tiện.
- Giấy A0, A4, bảng nhóm, bút dạ, kéo, băng dính…để hoc sinh thảo
luận, xác định chủ đề cần tìm hiểu, ghi kết quả thảo luận nhóm.
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
3
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
- Địa chỉ internet hoặc nguồn để tìm kiếm và thu thập thông tin. Thực tiễn
địa phương, sách báo, tranh ảnh, thông tin, hình ảnh trên mạng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, các tư liệu cần tìm hiểu, chuẩn bị
các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được, sẵn sàng nhận sự phân công của
nhóm.
- Thiết bị chụp ảnh, ghi âm để thực hiện chủ đề học tập.
D. HÌNH THỨC TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp dạy học:
- Dạy học theo chủ đề.
- Dạy học nêu vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Hình thức dạy học: kết hợp dạy học nội khóa và ngoại khóa.
E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1: Xác định nội dung của chủ đề - xây dựng lựa chọn tiểu chủ đề
và kế hoạch làm việc.
- GV đưa ra chủ đề chung để học sinh cùng tìm hiểu: “Ô nhiễm không khí”
- GV yêu cầu học sinh xác định các nội dung chính cần tìm hiểu của chủ đề.
- GV chốt các nôin ding chính cần nghiên cứu là:
+ Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
+ Hậu quả ô nhiễm không khí đối với tự nhiên và đời sống con người.
+ Một số giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
+ Liên hệ ô nhiễm không khí tại địa phương.
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
4
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
- Giáo viên cùng học sinh xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở các nội dung chính
của chủ đề và định hướng của giáo viên về các vấn đề học sinh hứng thú.
- Học sinh đã xác định các tiểu chủ đề như sau:
+ Tiểu chủ đề 1: Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
+ Tiểu chủ đề 2: Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên và đời sống
con người.
+ Tiểu chủ đề 3: Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
+ Tiểu chủ đề 4: Ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Tiểu chủ đề 5: Ô nhiễm không khí ở quận Long Biên.
- Sau khi xác định các tiểu chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn tiểu chủ đề
theo sở thích và yêu cầu các học sinh cùng sở thích về một tiểu chủ đề tạo thành một
nhóm.Các nhóm bầu nhóm trưởng để điều hành các bước hoạt động tiếp theo của
nhóm:
+ Nhóm 1: Lựa chọn chủ đề: “Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí”,
+ Nhóm 2: Lựa chọn chủ đề: “Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên

và đời sống con người”.
+ Nhóm 3: Lựa chọn chủ đề: “Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí”
+ Nhóm 4: Lựa chọn chủ đề: “Ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu toàn
cầu”.
+ Nhóm 5: Lựa chọn chủ đề: “Ô nhiễm không khí ở quận Long Biên”
Hoạt động 2: Các nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch làm việc.
1. Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên, đã thảo
luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên
cứu.
- Tiểu chủ đề 1: “Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí” cần giải quyết các vấn
đề:
+ Nguyên nhân do tự nhiên.
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
5
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
+ Nguyên nhân do con người là chủ yếu: các hoạt động sống và sản xuất cảu
con người.
- Tiểu chủ đề 2: “Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên và đời sống con
người” cần giải quyết các vấn đề:
+ Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với tự nhiên.
+ Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với đời sống con người .
• Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
• Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
• Tác hại của ô nhiễm không khí với nuôi trồng thủy sản…
• Tác hại của ô nhiễm không khí đối với công trình giao thông, di
sản văn hóa…
- Tiểu chủ đề 3: “Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí” cần giải quyết các vấn
đề:
+ Giảm lượng khí thải: công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt.Tìm hiểu các

văn bản, nghị định trong nước và thế giới về giảm lượng khí thải.
+ Qui hoạch: các khu đô thị, các khu công nghiệp, bãi rác…
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Ý thức cộng đồng.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu. Thuốc bảo vệ thực vật.
+ ……….
- Tiểu chủ đề 4: “Ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu” cần giải quyết các vấn đề:
+ Mưa axit.
+ Hiệu ứng nhà kính.
+ Nóng kên toàn cầu.
+ Thủng tầng ozon.
+ Gia tăng lũ lụt, hạn hán, mua, bão, động đất, sống thần….
- Tiểu chủ đề 5: “Ô nhiễm không khí ở quận Long Biên” cần giải quyết các vấn đề:
+ Thực trạng ô nhiễm không khí.
+ Nguyên nhân ô nhiễm.
+ Các giải pháp cần làm để giảm ô nhiễm không khí
2. Giáo viên và học sinh các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác
và nơi có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện chủ đề: thư viện (sách, báo, tạp
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
6
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
chí), Internet, thực tế trong cộng đồng Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá
trình thực hiện chủ đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và
trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu Với tài liệu sách, báo in cần
ghi rõ: Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với tài liệu khai
thác trên Internet cần ghi rõ ngày của bài báo
3. Lập kế hoạch:
a. Học sinh thảo luận lập kế hoạch thực hiện chủ đề.
b. Sau khi xây dựng được qui mô nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các

nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong
nhóm ai sẽ làm gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện và sản phẩm theo
mẫu:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề:
Nhóm:
Tên thành viên:
Nhiệm vụ:
Phương tiện:
Thời hạn hoàn thành:
Dự kiến sản phẩm:
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
7
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Tiết 2: Học sinh trình bầy kế hoạch làm việc của nhóm.
* Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch thực hiện của
nhóm, các nhóm khác và giáo viên bổ sung ý kiến, học sinh chỉnh sửa và hoàn thiện
kế hoạch.
* Học sinh tiến hành thực hiện chủ đề ( 1tuần)
a. Thu thập thông tin: Học sinh tiến hành thu thập các thông tin theo nhiệm vụ được
giao đảm bảo mục tiêu của chủ đề: từ sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực
nghiệm.
b. Xử lí thông tin: Các thông tin thu thập được tiến hành xử lí, có thể sử, các tranh
ảnh được chọn lọc, bình luận; các số liệu được so sánh, bình luận, giải thích. Các
thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề,
kiểm tra tiến độ. Trong qua trình xử lí thông tin, các nhóm đã tiến hành xin ý kiến giáo
viên nhờ đó các nhóm được giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của chủ
đề.
c. Xây dựng sản phẩm: Tập hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm
cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau.

Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
8
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Tiết 3:Giới thiệu sản phẩm trước lớp
- Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, thành viên
khác trong nhóm có thể bổ sung.
- Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn vấn đề cần tìm
hiểu.
- GV chính xác hóa các nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi.
+ Nhóm 1 thực hiện tiểu chủ đề 1: Trình bầy dưới dạng đoạn phim.
+ Nhóm 2 thực hiện tiểu chủ đề 2: Trình bầy bằng cách trình chiếu Powerpoint.
+ Nhóm 3 thực hiện tiểu chủ đề 3: Trình bầy bằng cách làm đoạn phim.
+ Nhóm 4 thực hiện tiểu chủ đề 4: Trình bầy bằng trình chiếu Powerpoint.
+ Nhóm 5 thực hiện tiểu chủ đề 5: Trình bầy bằng đoạn phim.
- Giáo viên phát phiếu đánh giá, yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành để tiết 4
đánh giá.
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
9
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Tiết 4: Đánh giá- tổng kết chủ đề
- Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
về quá trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
Phiếu đánh giá
Nội dung đánh giá
Các mức độ
Đánh dấu x vào ô tương ứng
Mức độ 1
( Trung bình)
Mức độ 2

( Khá)
Mức độ 3
( Tốt)
Mức độ 4
( Rất tốt)
Tính sáng tạo.
Tính khoa học.
Tính chính xác.
Nội dung phong phú
Tạo ấn tượng cho
người xem( hấp dẫn,
mới lạ)
Cảm tưởng sau khi
xem nhóm bạn trình
bày.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và
kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm, về:
năng lực thu thập và xử lí thông tin của học sinh; năng lực giao tiếp, biểu đạt; năng lực
sáng tạo; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm, thực hiện chủ đề
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
10
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
1. Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự có mặt các chất lạ trong không khí hoặc
sự biến đổi các thành phần không khí làm cho nó không sạch: bụi, mùi khó chịu
hoặc giảm tầm nhìn.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
- Nguyên nhân do tự nhiên:
+ Động đất.
+ Núi lửa.

+ Cháy rừng…
Nguyên nhân do con người là chủ yếu:
+ Khí thải công nghiệp.
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông.
+ Khí thải sinh hoạt: đun nấu, thiết bị làm lạnh….
+ Sử dung tràn lan thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Vứt rác, đốt rác bừa bãi.
3. Hậu quả của ô nhiễm không khí:
- Gia tăng các bệnh về đường hô hấp, dịch bệnh.
- Gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
+ Băng tan ở hai cực.
+ Gây biến đổi khí hậu làm gia tăng các thiên tai: lũ lụt, hạn hán, động đất,
sống thần….
- Gây ra hiện tượng mưa axit.
+ Gia tăng các bệnh về da.
+ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
+ Làm hỏng các công trình giao thông, di sản văn hóa…
- Thủng tầng ozon.
4. Các giải pháp làm giảm ô nhiễm không khí.
- Xử lí khí thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường.
- Xây dựng khu công nghiệp ở xa khu dân cư.
- Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư và khu công nghiệp.
- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Chôn lấp đốt rác một cách khoa học.
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
11
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí

- Tuyên truyền để nâng cao ý thức mọi người cùng bảo vệ môi trường không
khí.
- Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, xử phạt nghiêm khắc các cơ quan, tổ chức
có ý vi phạm
PHỤ LỤC
1. Nội dung các bài liên quan
a. Môn Sinh học:
* Lớp 6:
- Bài 21: Quang hợp.
- Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu.
- Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
* Lớp 8:
- Bài 22: Vệ sinh hệ hô hấp.
* Lớp 9:
- Bài 54: Ô nhiễm môi trường
- Bài 55: Ô nhiễm môi trường.
- Bài 58: Sử dung hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
b. Môn Hóa học.
* Lớp 8:
- Bài 28: Không khí- sự cháy.
- Bài 36: Nước.
* Lớp 9:
- Bài 1: Tính chất hóa học của oxit.
- Bài 3: Tính chất hóa học của axit.
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
12
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
- Bài 27: Cacbon.
- Bài 28: Các oxit của cacbon.

- Bài 36: Metan
- Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên.
- Bài 41: Nhiên liệu.
c. Môn Địa lí.
* Lớp 6:
- Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực lên bề mặt trái đất.
- Bài 17: Lớp vỏ khí.
- Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.
- Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất
- Bài 20: Hơi nước trong không khí.
*Lớp 7.
- Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
- Bài: Hoạt đông nông ngiệp và công nghiệp ở đới ôn hòa và đới nóng.
d.Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8,9.
- Bài 4: Ứng xử với môi trường tự nhiên.
e. Môn GDCD.
* Lớp 7:
- Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
g. Môn Vật lí:
* Lớp 7: Bài: Bức xạ ánh sáng.
* Lớp 8:
- Bài: Bức xạ nhiệt.
- Bài: Đối lưu.
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
13
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
- Bài:Sự nổi.
2. Tài liệu phát tay
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan

trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó
chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự
nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí
quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh
vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử
dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một
khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà
máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.Ô
nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường
khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn
tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo
ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng
nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó
đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%,
hơi nước ở tầng bình lưu là 3% Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng
hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m
(Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ
sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt
độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng
0,30 °C.Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái
Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí
hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ
tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục
hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
14
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động
của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm

ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở.
Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Environmental
Research Letters, cho biết ô nhiễm không khí do con người gây ra có thể là nguyên
nhân gây ra cái chết của hơn 2 triệu người trên thế giới mỗi năm.Theo nghiên cứu trên,
ước tính có khoảng 470.000 người bị chết mỗi năm do sự gia tăng lượng khí ozone,
khoảng 2,1 triệu ca tử vọng do sự gia tăng các hạt vật chất nhỏ bé trong không khí có
thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và bệnh đường hô hấp khác, mà các sự gia
tăng này đều do con người gây ra. Nhà khoa học Jason West thuộc Đại học Bắc
Carolina, đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí là một trong
những nhân tố rủi ro môi trường quan trọng nhất đối với sức khỏe con người, và trong
số các ca tử vong vì nguyên nhân này thì khu vực Đông Á và Nam Á chiếm nhiều nhất
do có dân số đông và mức đô ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây
tại Đức đã cho thấy ô nhiễm không khí và tiếng ồn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim
cho con người.
3. Tài liệu tham khảo
1. />%B0%E1%BB%9Dng
2. />nhiemkhong-khi/20137/206626.vnplus
3. />138960p1c31.htm
4. />%E1%BB%93n
5. />Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
15
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Tiết 1: Giáo viên giới thiệu chủ đề
Học sinh thảo luận xây dựng kế hoạch làm việc
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
16
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Tiết 2: Học sinh trình bày kế hoạch làm việc của nhóm
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
17

Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Tiết 3: Học sinh giới thiệu sản phẩm trước lớp
Nhóm 1: Trình bày nguyên nhân ô nhiễm không khí
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
18
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Nhóm 2: Trình bày hậu quả ô nhiễm không khí
Nhóm 3: Trình bày giải pháp giảm ô nhiễm không khí
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
19
Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Ô nhiễm không khí
Nhóm 4: Trình bày ô nhiễm không khí với biến đổi khí hậu
Nhóm 5: Trình bày thực trạng ô nhiễm ở Quận Long Biên
Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
20

×