Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống bảo vệ môi trường nước ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS ÁI MỘ
Địa chỉ: Số 34 ngõ 289 đường Ngọc Lâm- Phường Ngọc Lâm
Quận Long Biên- Hà Nội
Điện thoại: 0975751236
Email:
Tên tình huống:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HÀ NỘI
Môn học chính được vận dụng để giải quyết tình huống: Sinh học
Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,
Hóa học, Công nghệ.
Thông tin nhóm học sinh:
1. Họ và tên: Dương Thị Minh Phương
Ngày sinh: 26/11/2000 Lớp: 9B
2. Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Anh
Ngày sinh: 28/6/2000 Lớp: 9B
1
1. Tên tình huống:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HÀ NỘI
Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam đã trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Đặc biệt, việc bảo vệ môi trường nước ở Thủ đô Hà Nội là rất quan
trọng.Thế nhưng ai trong chúng ta cũng thấy một thực trạng đáng buồn là môi
trường nước ở Hà Nội đang bị ô nhiễm nặng nề. Điều này không chỉ ảnh hưởng
đến mỹ quan của thủ đô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
dân và rộng hơn là ảnh hưởng tới thành phần tự nhiên của Trái Đất.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn để:
a) Về kiến thức:
- Hiểu biết vai trò của nước trong cuộc sống của con người.
- Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội.


- Hiểu biết về thực trạng của việc ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội.
- Bảo vệ môi trường nước ở Hà Nội.
b) Về kĩ năng
- Có ý thức để bảo vệ môi trường nước ở Hà Nội
- Biết tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường nước ở Hà Nội
- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường nước ở Hà Nội
c) Về thái độ
- Nhận thức đúng đắn vai trò của nước đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Yêu và bảo vệ môi trường nước và nguồn nước sạch
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để có thể giải quyết tình huống một cách hiệu quả ta cần áp dụng những kiến
thức liên môn sau:
* Về địa lý:
- Có hiểu biết về những sông và hồ ở Việt Nam (Sông và Hồ - Địa lý 6)
- Địa lý Hà Nội
- Môi trường nước đang bị ô nhiễm ở Hà Nội
* Về hóa học:
- Những phản ứng hóa học với nước cũng như các tác nhân hóa học gây ô
nhiễm nguồn nước (Bài “Nước” – Hóa học 8; Bài “Tính chất hóa học của ôxit –
Hóa học 9)
* Về lịch sử:
- Có hiểu biết về lịch sử địa phương Hà Nội.
* Về sinh học:
- Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước (Bài “Ô nhiễm môi trường” – Sinh
học 9)
- Những điều luật bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Việt
Nam (Bài “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” và “Luật Bảo vệ môi trường
– Sinh học 9)
- Những tác động của con người đối với thiên nhiên và môi trường xung quanh
(Bài “Tác động của con người đối với môi trường” – Sinh học 9)

2
* Về văn học:
- Đọc hiểu văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”. (Ngữ văn 8)
- Thông thạo cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. (Ngữ văn 9)
* Về giáo dục công dân:
- Những phẩm chất đạo đức của con người
-Ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Các điều luật về bảo vệ môi trường
* Về môn Công nghệ
- Những tác động của con người làm ô nhiễm nguồn nước ( Bài “Thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật – Công nghệ 7)
* Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội
- Ứng xử với thiên nhiên và môi trường xung quanh (Lớp 8)
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Viết bài phân tích về tác hại của việc làm ô nhiễm nguồn nước đối với tự
nhiên và sức khỏe con người
- Sưu tầm tranh ảnh có nội dung liên quan.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
* Tóm tắt quá trình thực hiện:
+ Xác định các ý chính
+ Tìm hiểu ở địa phương
+ Trao đổi với bạn bè, thầy cô.
+ Viết bài.
* Tư liệu sử dụng:
Sách giáo khoa Ngữ văn, sinh học, hóa học, giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp
9, tài liệu giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội.
* Ứng dụng công nghệ thông tin:
Phần mềm tìm kiếm google, báo mạng…
* Bước 1: Xác định các ý chính:
- Vai trò của nước đối với tự nhiên và đời sống con người

- Thực trạng môi trường nước hiện nay ở Hà Nội.
- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước.
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
* Bước 2: Tìm hiểu ở địa phương:
Chúng em đã đến cầu Long Biên- nơi có rất nhiều hàng quán bán vào
buổi chiều và là nơi mà những người đi xe máy, xe đạp thường đến để vứt rác
xuống sông.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của chúng em với một bác đi xe máy mang theo
túi rác đang chuẩn bị vứt xuống lòng sông:
- Cháu chào bác, cháu thấy bác đang cầm túi rác, bác định vứt nó xuống sông
ạ?
- Ừ, bác đang định vứt xuống sông cho sạch sẽ.
- Thế bác có nghĩ vứt rác xuống sông là gây ô nhiễm nguồn nước không ạ?
3
- Ôi dào, một túi rác thì có ăn thua gì, sông rộng mênh mông, nước lại chảy
suốt ngày đêm thì làm sao mà ô nhiễm được.
- Nhưng ai cũng nghĩ như bác mà vứt rác xuống sông thì nguy cơ ô nhiễm sẽ
cao lắm đấy ạ.
- Bác sống mấy chục năm ở đây rồi, có bao giờ thấy ai nói ô nhiễm nước đâu,
với lại việc ấy bác không quan tâm, việc này là của nhà nước.
- Thế bác thường vứt những gì xuống sông ạ?
- À, bác cũng không vứt nhiều đâu, một tháng đôi ba lần bác mang giấy đốt tiền
vàng hoặc hoa thắp hương, những đồ thờ cúng không dùng nữa.
- Thế tại sao bác lại không vứt ra xe rác, vừa đỡ mất công đi lại, vừa sạch sông
ạ?
- Cháu không biết đấy thôi, người Việt Nam thường quan niệm đồ thờ cúng phải
vứt xuống sông thì mới mát mẻ được, người ta vứt được thì bác cũng vứt thôi.
Mà cháu thấy cả cái bàn thờ trôi nổi kia kìa, người ta còn đem ra thả xuống
sông, bát hương cũng có mà có thấy ai nói gì đâu. Cháu nhìn mấy bà bán ngô

nướng đi, cả bao tải vỏ ngô cũng vứt xuống đấy.
- Vâng ạ, cháu hiểu rồi ạ, cháu cảm ơn bác!

* Bước 3: Trao đổi với bạn bè, thầy cô.
* Bước 4: Từ những ý kiến của thầy cô, bạn bè kết hợp với kiến thức liên môn
và những thông tin thu thập được để viết bài phân tích.
4
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HÀ NỘI
I. Vai trò của nước đối với tự nhiên và đời sống con người
1. Thành phần, sự phân bố và trạng thái tồn tại của nước
Nước là một hợp chất hóa học của ôxi và hiđrô, có công thức hóa học là H
2
O.
Tỉ lệ hóa hợp giữa hiđrô và ôxi về thể tích là 2:1, về khối lượng là 1:8.
Cấu tạo phân tử nước
Nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời
sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng
lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm
nước uống.
Nước
Nước có thể tồn tại ở ba trạng thái cơ bản: rắn (băng), lỏng (nước) và khí
(hơi nước). Khi chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, năng lượng
hay tiềm nhiệt bị hấp thụ hoặc tỏa ra.
Các trạng thái tồn tại của nước
5
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái
Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại
dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng
băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế
giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống.

2. Vai trò của nước đối với cơ thể người
Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người
không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58-67% trọng lượng cơ thể
người lớn và đối với trẻ em lên tới 70-75%, đồng thời nước quyết định tới toàn
bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Nước vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người
Nhu cầu về nước trong cơ thể con người phụ thuộc vào khả năng chuyển hóa và
vận động, do vậy đối với mỗi người nhu cầu nước là khác nhau:
− Trẻ bú mẹ cần từ 0,3 đến 1 lít nước (sữa)/ngày.
− Trẻ từ 1-15 tuổi cần từ 1 đến 1,8 lít nước/ngày.
− Người lớn cần từ 1,8 đến 2,5 lít nước/ngày.
− Và lượng nước thu nạp hàng ngày đó có tới 50% là nước uống, 40-45% là từ
thức ăn và phần còn lại là nước do chuyển hóa.
6
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và
Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất
điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước
do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có
tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém,
thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…
Nước cũng là một nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng cho cơ thể bởi nó hòa
tan khoáng chất như Flo, Iốt, kẽm, canxi…, là môi trường cho các phản ứng sinh
hóa và cũng là nguồn nuôi dưỡng, phát tán nòi giống sinh vật. Nước giúp cho cơ
thể duy trì nhiệt độ ổn định để chống chọi với thời tiết, giúp làn da tươi trẻ mịn
màng, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và đẹp hơn.
Không những vậy, nước còn là bộ phận quan trọng của hệ thống bài tiết, giúp cơ
thể thải loại những chất độc tích tụ hàng ngày qua hệ dinh dưỡng và hô hấp.
Việc cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp tránh được các bệnh nguy hiểm như sỏi thận,
viêm bàng quang, viêm cơ khớp, ung thư và các bệnh khác do độc tố tích lũy lâu
ngày sinh ra.

3. Vai trò của nước trong tự nhiên
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái
Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.
Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết.
Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các
dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ
vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài
vùng châu Âu.
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
7
4. Vai trò của nước đối với hoạt động kinh tế
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối
xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), như là chất trao đổi nhiệt. Ở
Việt Nam, có nhiều nhà máy thủy điện lớn như thủy điện Hòa Bình, thủy
điện Sơn La, thủy điện Y-a-li,…
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Sơn La
II. Thực trạng môi trường nước ở Hà Nội
* Theo báo cáo của Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội:
+ Theo báo cáo năm 2005 thì mỗi ngày cư dân và các nhà máy công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Hà Nội thải ra 300.000 tấn nước thải, mỗi
năm thải ra các sông, hồ khoảng 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ, hàng chục
tấn kim loại nặng, các chất dung môi và các chất kim loại khác.
+ Dự báo đến năm 2010 tại Hà Nội mỗi ngày cư dân vì thế các nhà máy công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ thải ra môi trường nước khoảng 510.000 m3
chất thải/ngày.
- Nước thải của Hà Nội chủ yếu được thải vào một số sông - hồ chính như: Hồ
Tây, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Thủ Lệ, Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu bốc mùi hôi
8
thối và rất khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người, đặc biệt là những cá

nhân sống xung quanh hồ và dọc theo các con sông, số còn lại ngấm xuống các
mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt tại một số
nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Một đoạn sông Hồng bị ô nhiễm do nước thải
Nước thải sinh hoạt của người dân làm ô nhiễm nước
- Một thực tế cho thấy ở các cống rãnh, sông hồ ở Hà Nội là ô nhiễm trầm trọng,
màu nước đen kịt, hôi thối các loại sinh vật như cá, tôm không thể nào sống
được, bên cạnh đó mùi hôi thối bốc lên theo luồng vào các khu vực cư dân sinh
sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người và
cảnh quan môi trường đô thị. Ở một số khu chợ lớn và các chợ. Các hoạt động
tại một số khu dân sinh sống thì tình trạng nước thải của các hàng giết mổ, các
đồ thực phẩm thải ra một cách bừa bãi gây ra mùi hôi thối, đây chính là môi
trường cho các vi trùng, vi khuẩn, vi sinh vật phát sinh tạo mầm mống dịch
bệnh.
- Một số điểm tập kích rác tại các khu dân cư để lâu ngày mà không được xử lý
hoặc vận chuyển đi nơi khác kịp thời khi mưa rác đùn ra đường và thoát vào một
số cống rãnh làm và tắc, ngập úng nước thải và không thoát được tạo thành
những vũng nước có màu đen gây nên tình trạng nước ngấm dần xuống mạch
nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con người. Một số nơi nguồn
nước bị ô nhiễm không thể sử dụng để nấu ăn, tắm giặt được và phải đi mua
nước ở nơi khác về dùng như khu Trung Hoà - Nhân Chính, phường Vĩnh Tuy -
Quận Hai Bà Trưng.
9
* Thực tế hiện nay ở Hà Nội, việc ô nhiễm môi trường nước đã lên tới mức báo
động. Ngay ở quận Long Biên nơi em sinh sống, việc xây dựng nhà cửa nhiều,
người ta vứt chất thải xuống cống rãnh, làm tắc đường cống, chỉ một trận mưa
dù rất nhỏ thì ở ngõ 67 đường Nguyễn Văn Cừ nước cũng ngập tràn lênh láng,
nước ngập ống xả xe máy là chuyện bình thường, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Hoặc dọc phố Ngọc Lâm nhiều ngõ nhỏ nước ngập tràn vào tận nhà làm hỏng đồ
dùng và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Sông Tô Lịch- rác ngập tràn
Một góc chân cầu Long Biên giáp bờ sông
Một góc công viên chỗ thoát nước thải
10
Vớt rác làm sạch môi trường (vớt bao giờ cho hết?)
II. Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
1. Nước thải
a) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia
đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá
trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh
hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ),
chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối
sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của
mỗi người trong một ngày là khác nhau. Vì vậy, mức sống càng cao thì lượng
nước thải và tải lượng thải càng cao. Ngoài ra, việc vứt rác bừa bãi ra các sông,
hồ gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
Một nhánh sông Hồng đen ngòm vì nước thải
Trong nghiên cứu được đăng tải trên Nature, tuần báo khoa học quốc tế, các nhà
khoa học đã tiến hành hàng loạt các xét nghiệm xung quanh làng Vạn Phúc nằm
sát sông Hồng cách Hà Nội khoảng 10 cây số. Các nhà thủy học muốn tìm hiểu
tại sao nồng độ thạch tín ở đây, vốn đo từ nước lấy từ các giếng nhà ở độ sâu
11
khoảng 40 mét, tại sao lại cao như vậy. Tại các hộ dân ở phía Tây làng, các
giếng nhà có nồng độ thạch tín chưa đến 10 microgram (1 microgram tương
đương một phần triệu gram) trong một lít nước – tức là thấp hơn nhiều so với
ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Nhưng ở phía Đông làng, nồng độ
thạch tín cao hơn từ 10 đến 50 lần.
Theo các nhà khoa học thì ở làng Vạn Phúc có hai tầng ngậm nước: một tầng là
đất có từ khoảng 5.000 năm trước có độ nhiễm thạch tín cao nằm đè lên một

tầng an toàn vốn có độ tuổi lên đến 12.000 năm.
Khi nước ở tầng an toàn này bị khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước tăng cao của người dân Hà Nội đã làm cho mực nước ở tầng này giảm đi
nhanh chóng. Và hậu quả là, nước từ tầng nhiễm thạch tín và từ sông Hồng gần
đó đã chảy vào tầng ít có thạch tín.
Sử dụng các biện pháp xác định niên đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng
trong vòng từ 40 đến 60 năm qua, nước từ tầng nhiễm thạch tín đã lan xa thêm
2.000 mét vào các khu vực khác.
Hàng trăm người dân sống tại khu nhà chung cư Mỹ Đình (từ N01 đến N05) đang hoang
mang khi nguồn nước bị nghi ngờ nhiễm độc Asen cao gấp 37 lần mức cho phép.
.
Kết quả xác nhận của mẫu nước ở chung cư Mỹ Đình
12
Ngoài ra, hàm lượng chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt quá dư thừa cũng làm
cho các quần thể sinh học không thể đồng hóa được, từ đó làm cho hàm lượng
ôxi trong nước giảm đột ngột, các khí CH
4,
CO
2,
H
2
S tăng lên, tăng độ đục của
nước và gây ra phú dưỡng nguồn nước, tảo nở hoa, nước mặt bị ô nhiễm nặng nề.
b) Nước thải công nghiệp
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước
là nước thải chưa qua xử lí của các nhà máy đổ thẳng ra sông. Nước thải công
nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà
phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.

Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn
các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn
có các kim loại nặng, sulfua,
Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật
khác. Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện
kim, hóa dầu. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết
nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp
chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá. Nhiều
loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I),
Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân.
Nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ thẳng ra sông Hồng
Xử lí nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Bao gồm các
quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm có chất thải
dạng lỏng an toàn với môi trường (hoặc xử lý nước thải) và chất thải rắn (hoặc
13
xử lý bùn) phù hợp để xử lý hoặc tái sử dụng (thường là phân bón cho nông
nghiệp). So với sự ô nhiễm do rác rưởi, sự ô nhiễm do hóa chất còn kinh khủng
hơn nhiều. Rác rưởi sau khi được vi sinh vật phân hủy, sẽ hết nguy hiểm. Nhưng
đa số các loại hóa chất không tự tiêu hủy trong môi trường tự nhiên, mà còn mãi
trong nước, do vậy chỉ cần một lượng rất nhỏ thôi cũng đủ gây ra hậu quả ghê
gớm. Vậy thì thử hỏi, hàng tấn hóa chất chứa trong nước thải công nghiệp đang
tàn phá sông hồ đến chừng nào?
Không chỉ vậy, nguồn nước còn bị ô nhiễm ngay từ trong vòng tuần hoàn.
Nước mưa rơi xuống đất, chảy ra sông và được ngăn giữ lại ở các đập nước hay
dẫn vào hồ chứa để phục vụ cho sản xuất, cung cấp nước uống và sinh hoạt. Vậy
nếu nước mưa bị nhiễm bẩn, hay chính xác hơn là những đám mây và hơi nước
trong không khí bị ô nhiễm thì nguồn nước đương nhiên cũng bị nhiễm bẩn
theo. Thế nhưng, chính con người lại đang làm ô nhiễm chính nguồn nước uống
của mình bằng khí thải công nghiệp độc hại và khói của hàng tỉ phương tiện
giao thông trên thế giới. Hãy thử tưởng tượng xem từng hạt nước bạn uống hàng

ngày chứa trong nó hàng ngàn độc tố, liệu bạn có khỏi rùng mình ghê sợ?
c) Nước thải y tế
Theo thống kê của Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện cả nước có
khoảng 13.000 bệnh viện có giường bệnh và phòng khám tư nhân. Mỗi ngày,
các bệnh viện thuộc tuyến trung ương thải ra khoảng hơn 7 tấn rác, bệnh viện
địa phương 38 tấn rác. Cùng với đó là nguồn nước thải khổng lồ với mức độ
30.000m3 - 100.000m3 ở tuyến trung ương, địa phương.
Nước thải chưa qua xử lí tại một bệnh viện ở Hà Nội
Nước thải từ bệnh viện mang theo nhiều loại vi rút nguy hại như tụ cầu
vàng, trực khuẩn mủ xanh, e.coli cùng nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,
vi rút bại liệt… có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, rau thủy canh.
Bệnh tật sẽ tấn công con người khi ăn phải các thực phẩm mang mầm bệnh.
Trên thực tế, môi trường ô nhiễm trong đó có sự “tiếp tay” của chất thải y tế
đang tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo cho con người.
14
Nước thải y tế, nước thải sinh hoạt chảy tràn lan gây ô nhiễm trong bệnh viện
d) Sản xuất nông nghiệp
Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và phân bón hoá
học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới.
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một lượng
đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và
và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong số phân bón chưa được cây sử dụng,
một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa hoặc
các công trình thủy lợi ra các ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần
thấm sâu xuống tầng nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Không chỉ
vậy, ngay trong bản thân một số loại phân bón cũng chứa một số chất độc hại
cho con người và các loài sinh vật như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật
gây hại, các chất kích thích sinh trưởng vượt quá mức quy định. Các loại kim
loại nặng thường có trong phân bón là Asen(As), Chì(Pb), thủy ngân(Hg) và

Cadimi(Cd): các vi sinh vật gây hại trong phân bón gồm: Ecoli, Coliform là
những loại vi sinh vật gây nên các bệnh đường ruột rất nguy hiểm.
Ô nhiễm nước do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học
Một trong những tác động tiêu cực của ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón là ô nhiễm nước, có tình trạng sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại,
người nông dân rửa bình bơm và đổ thuốc thừa ở bất cứ nơi nào mà không chú ý
15
đảm bảo an toàn tới nguồn nước; bao bì, chai lọ chứa hoá chất độc hại được
người dân vứt bỏ quanh nhà, quanh mương máng Điều đó đã làm ảnh hưởng
trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày và là tiền đề phát sinh các loại
bệnh tật mà người nông dân không thể nhận thấy ngay được.
Do tập quán và thói quen của người dân đã trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới môi
trường sống, đó cũng là nguyên nhân trực tiếp phát sinh và làm gia tăng bệnh
tật tại các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trên
địa bàn của tỉnh như các bệnh về đường ruột, đau mắt, viêm đường hô hấp, bệnh
ung thư đối với nhiều người dân nông thôn.
Bên cạnh đó phải kể đến chăn nuôi, vốn là một ngành rất quen thuộc,
bởi vì đã có từ rất lâu trên thế giới. Ban đầu chỉ ở quy mô gia đình nhằm đảm
bảo nguồn thực phẩm động vật hoặc sức kéo cho hộ hay nhóm gia đình nhỏ.
Nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đã phát triển ở mức độ sản xuất hàng hoá với
quy mô ngày càng lớn nhằm cung cấp một số lượng lớn thực phẩm động vật cho
nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Các tiến bộ khoa học liên tục
được áp dụng nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên từ quá
trình chăn nuôi tập trung cao độ này đã nảy sinh vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
Khó khăn trong việc thu gom, tồn trữ và xử lý các chất thải chăn nuôi là những
vấn đề đầu tiên gắn liền với chăn nuôi tập trung.
Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở chăn nuôi heo làm ô nhiễm sông
Theo chi cục Bảo vệ môi trường, nguồn nước thải từ chăn nuôi của các hộ
dân dù đã được hoặc chưa được xử lý qua hầm biogas cũng là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm tầng nước ngầm tại khu vực. Một chuyên viên phòng

Tài nguyên và môi trường khẳng định: “Ngay cả nước thải từ chăn nuôi đã xử lý
qua hầm biogas cũng đang làm ô nhiễm nguồn nước sông rạch”. Theo vị này,
việc xây dựng hầm biogas xử lý nước thải chỉ có thể xử lý tối đa được 80% chất
gây ô nhiễm; còn việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các hộ chăn
nuôi cá thể là điều không thể, khi mà chi phí cho một hệ thống xử lý này thấp
nhất cũng cả trăm triệu đồng. Không có hệ thống xử lí nước thải, nước sông
ngày càng bị ô nhiễm nặng nề.
16
e) Nước thải từ các làng nghề thủ công
Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn
là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc
sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất
là ở các làng nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm. Cho đến nay, phần
lớn nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử
lý nào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại
các làng nghề ngày càng tồi tệ hơn.
Nước thải chưa qua xử lí của làng nghề đổ thẳng ra sông
Nước thải chảy đen ngòm, cống rãnh đặc quánh váng nhôm và dầu mỡ ở
làng nghề đúc đồng Ngũ Xã
17
Lượng xỉ than, bột nhôm thải được người dân đổ ra ruộng, ao khiến diện tích nông
nghiệp dần thu hẹp, dòng sông Ngũ Huyện Khê gần như “chết”, các loại cá tôm không thể
sống trong môi trường nước ô nhiễm nặng nề…
Theo như một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi
trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học Công nghệ cho thấy, 100%
mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho
phép. Hầu như toàn bộ hệ thống nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.
Khảo sát tại 40 xã ở Hà Nội cho thấy khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các
hoạt động sản xuất. Xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Trì có hơn 30 hộ làm nghề
miến dong, bánh đa với công suất từ 30 đến 40 tấn mỗi ngày. Toàn bộ nước

thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi và sinh hoạt
hằng ngày đều chảy trực tiếp vào hệ thống cống rãnh của địa phương, rồi đổ
xuống dòng sông Nhuệ. Hai xã Phú Diễn và Thượng Cát của huyện Từ Liêm có
nghề sản xuất đậu phụ và tình trạng nước thải từ sản xuất đậu phụ đến nước thải
từ các chuồng lợn cũng đổ ra hệ thống cống chung của xã bốc mùi hôi và ô
nhiễm môi trường.
Người dân xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, khốn khổ vì môi trường ô nhiễm
do nguồn nước từ các làng nghề chưa qua xử lý xả xuống sông Đáy.
18
Trẻ em vô tư chơi đùa ở bãi rác phế thải bột nhôm mà không biết
sự độc hại tới chết người của nó.

2. Rác thải
a) Rác thải sinh hoạt
Ở Hà Nội, việc ô nhiễm môi trường nước ngày càng đặc biệt nghiêm trọng. Ở
đây, mật độ dân cư khá cao nên nguồn nước thải sinh hoạt hàng ngày rất lớn.
Hơn nữa ý thức của người dân cũng chưa được nâng cao, họ cho rằng cứ xả rác,
xả nước thẳng ra sông là sông sẽ cuốn trôi ra biển. Họ cho rằng nguồn nước là
vô tận nên các con sông lớn không bao giờ bị ô nhiễm. Chính vì thế, những ngày
rằm, mồng một, Tết ông Công, ông Táo người ta đua nhau vứt chân hương, hoặc
những đồ thờ cúng ra sông cho mát mẻ.
Chiếc bàn thờ bị quăng ra giữa sông đoạn cầu Long Biên
19
Con kênh rác
Trên đây là hình ảnh của một đoạn con sông Nhuệ, đoạn chảy huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Mới đây, Trung
tâm Quan trắc phân tích tài nguyên môi trường - Sở Tài Nguyên và Môi trường
Hà Nội đã phát hiện trong nước nhiều thành phần gây ô nhiễm ở khu vực sông
Nhuệ - sông Đáy. Đáng lưu ý là chất Amoni có nồng độ 21 mg/l-N vượt 210 lần;
COD cao hơn 1,5 lần giới hạn cho phép; BOD cao hơn 8,7; ôxy hòa tan ở mức

0,5 mg/l, nhỏ hơn 12 lần giới hạn cho phép loại A1. Những chất này đều được
tạo ra trong sinh hoạt hàng ngày của con người.
b) Rác thải công nghiệp
Rác thải của các nhà máy cũng bị đổ ra sông hồ mà trong đó đa số là bao bì ni
lông. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống rãnh, làm tắc các đường dẫn nước thải,
muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh, cộng thêm đặc tính không phân hủy của
plastic càng làm nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đoạn sông Nhuệ thuộc huyện Phú Xuyên
20
c) Rác thải y tế
Nghịch lý rằng hơn 46% bệnh viện tại Việt Nam không có hệ thống xử lý
rác thải y tế là con số được Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) đưa ra tại hội thảo
Bảo vệ môi trường và sức khỏe, diễn ra hôm 19/4.
Nhà xử lý chất thải y tế thô sơ và gây ô nhiễm của một đơn vị y tế tuyến quận,
huyện - Ảnh do Cục Quản lý môi trường cung cấp
Trong khi đó, chỉ mới có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước
thải y tế và 95% các đơn vị khám chữa bệnh có xử lý, phân loại chất thải rắn y
tế, còn lại hơn 46% bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải y tế.
Các bệnh viện đang thải ra môi trường một lượng lớn các tác nhân hóa học và vi
sinh qua nước thải như chất kháng sinh, tác nhân bị nhiễm tia X, phóng xạ, chất
tẩy uế, dược phẩm Trong đó, một số lượng lớn các hợp chất này hiện nay
không thể xử lý được bằng phương pháp xử lý nước thải thông thường, nhiều
dạng chất lỏng có nguy cơ lây nhiễm, truyền bệnh cao.
IV. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước
Trong vòng 4 năm vừa qua có 6 triệu người Việt Nam gặp phải những
bệnh dịch do nước bẩn gây nên và số tiền chữa trị lên đến 400 tỷ đồng Việt Nam
tương đương với 21 triệu dollar Mỹ. Đồng thời sự thay đổi khí hậu và mực nước
biển dâng cao cũng tác động đến nguồn nước tại Việt Nam. Việt Nam được xem
là quốc gia có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Tuy nhiên, việc
quản lý, sử dụng và bảo vệ chưa tốt khiến các nguồn nước mặt ngày càng bị ô

nhiễm do một lượng lớn chất thải công nghiệp và sinh hoạt gây nên, còn nguồn
nước ngầm bị nhiễm các chất hữu cơ khó phân hủy.
21
1. Đối với con người
a) Nước ô nhiễm d o kim loại nặng
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì
chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm
lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm
nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây
nên những làng ung thư như ở Thạch Thất, Đan Phượng (Hà Nội). Các ion kim
loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi
tử như nhóm –SCH3 và SH trong methionin và xystein. Các kim loại nặng có
tính độc cao như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Asen (As)…
Asen ( còn gọi là thạch tín) gây ra ba tác động chính tới sức khỏe con người là:
làm đông keo protein, kết hợp với asen(III) và phá hủy quá trình phốt-pho hóa.
Các biểu hiện của nhiễm độc asen đó là: gây ho, tức ngực và khó thở, mất thăng
bằng, đau đầu, nôn mửa, đau bụng, đau cơ (thể cấp tính). Nếu nhiễm xảy ra
thường xuyên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng lên móng
tay…
- Asen và các hợp chất của nó tác dụng lên sunfuahydryl (-SH) và các men phá
vỡ quá trình photphoryl hóa, kết hợp với co-enzyme ngăn cản quá trình sinh
năng lượng. Asen có khả năng gây ung thư biểu mô da, phế quản, phổi, xoang…
- Asen vô cơ có hóa trị III có thể làm sơ cứng ở gan bàn chân, ung thư da. Asen
vô cơ có thể để lại ảnh hưởng kinh niên với hệ thần kinh ngoại biên, một vài
nghiên cứu đã chỉ ra asen vô cơ còn tác động lên cơ chế hoạt động của AND.
Asen gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người
- Bệnh sạm da, mất sắc tố da, làm cứng da, và rối loạn tuần hoàn ngoại biên là
các triệu chứng do tiếp xúc thường xuyên với asen. Ung thư da và nhiều ung thư
nội tạng cũng do vậy. Các bệnh như tim mạch cũng được phát hiện có liên quan
đến thức ăn, nước uống có asen và do tiếp xúc với asen. Trong nghiên cứu số

người dân uống nước có nồng độ asen cao cho thấy, tỷ lệ ung thư gia tăng theo
liều lượng asen và thời gian uống nước.
Nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng đặc biệt là chì (Pb) có ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của chúng ta. Sự thâm nhiễm chì vào cơ thể con người từ rất
22
sớm ở tuần thứ 20 trở đi của thai kì và tiếp diễn suốt thời kì mang thai. Trẻ em
có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Chì tích tụ ở xương, cản trở
chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua kìm hãm sự
chuyển hóa vitamin D. Chì gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần
kinh ngoại biên.
Chì còn tác động lên hệ thống enzyme, đặc biệt là enzyme vận chuyển hiđro gây
nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy
xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng
chì, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn,
liệt, tai biến não nếu nặng có thể gây tử vong.
b) Nước ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ
Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao
gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,
các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền
sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường
mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Các hợp chất hữu cơ như:
các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu
DDT, linden(666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các chất tẩy rửa có hoạt
tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là
gây ung thư.
c) Nước ô nhiễm do do khuẩn trong nước thải
Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con
người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
Nước thải ô nhiễm làm cho một số điểm trồng rau quả sạch tại ven Hà Nội
không thể nào trồng được hoặc rau quả trồng xuống nhưng không đảm bảo được

chất lượng vì nguồn nước tưới bị nhiễm một số làm ảnh hưởng rất lớn đến việc
cung cấp rau sạch cho Hà Nội mỗi ngày, và cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ
của con người khi dùng những loại rau quả đó.
23
Mương nước thải sinh hoạt là nguồn nước tưới rau ở Từ Liêm
d) Nước bị ô nhiễm do túi nilông
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì nilông có thể gây nguy hại đối với
môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi
ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông , một phần được thu gom, phần lớn bị vứt
bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh
trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ
dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi, núi. Bao bì ni lông bị vứt
xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt
của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho
muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết
các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực
phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây
tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là
khi các bao bì ni lông thải bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-
xin (là hợp chất gồm hàng trăm các chất hóa học tồn tại bền vững trong
môi trường cũng như trong cơ thể con người, trong đó có 29 chất hóa học
đặc biệt nguy hiểm) có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu,
làm ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối
loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
24
Dòng sông tràn ngập túi ni lông thuộc huyện Ứng Hòa
2. Đối với các sinh vật
Cá chết hàng loạt ở hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng – Hà Nội)
Tình trạng cá chết đã xuất hiện tại hồ Thiền Quang trong một tuần trở lại đây

và được các báo chí đưa tin liên tục, cá chết nổi trắng mặt hồ. Xung quanh khu
vực các tuyến phố Quang Trung, Trần Nhân Tông, Trần Bình Trọng, Nguyễn
Du đều bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường vì hiện
tượng cá chết trên.
Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn Luật
sư Thành phố Hà Nội, cho rằng: “Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở Hồ
25

×