!"#$
%&'()*+*,
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………… Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu Trang 2
3. Phạm vi nghiên cứu Trang 3
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Trang 3
5. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm Trang 3
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn Trang 7
CHƯƠNG II. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ TRONG VIỆC “
KHAI THÁC KÊNH HÌNH VÀ SƯU TẦM TƯ LIỆU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNH DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 BAN CƠ BẢN”
1.Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh ……………………… Trang 10
2. Nội dung giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình và sưu tầm tư liệu học
tập !" # $ % / 0 !" # &' () +
*122222222222222222222222 Trang 12
2.1 Trước hết tôi giúp học sinh phân loại các kênh hình Trang 12
2.2 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình Trang 13
2.3. Biện pháp tiến hành cụ thể Trang 14
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trang 53
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận………………………………………………………… Trang 56
2. Khuyến nghị…………………………………………………… Trang 57
PHẦN IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………… Trang 59.
3/435.33 3/(
!"#$
%&'()*+*,
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Môn lịch sử là một trong những môn quan trọng trong trường phổ
thông, qua môn này học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất
nước. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn
phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê hương,
đất nước. Học sinh học lịch sử không phải là để biết quá khứ, hay để biết
những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “lịch
sử là tấm gương soi”. Trong việc hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay
chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình “khép lại quá khứ chứ không thể
quên quá khứ”.
Tuy nhiên thực trạng hiện nay ở các trường phổ thông cho thấy môn
lịch sử không được quan tâm, chú trọng đúng mức. Tình trạng hiện nay đã
dẫn đến báo động đỏ là học sinh rất mơ hồ, kiến thức lịch sử của học sinh quá
kém khi được hỏi về lịch sử dân tộc .
Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện
tượng đã xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, nó tồn tại độc lập khách
quan với ý muốn của con người. Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận
thức lịch sử, học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với sự kiện lịch sử. Việc
nhận thức lịch sử phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Do đó việc tạo biểu tượng lịch sử là một điều
kiện để nhận thức lịch sử đúng như nó tồn tại. Trên cơ sở biểu tượng mới hình
thành được khái niệm và hiểu biết lịch sử một cách khoa học.
Có nhiều phương tiện, phương thức để tạo biểu tượng lịch sử cho học
sinh, trong đó đồ dùng trực quan có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc
khôi phục, tái tạo lại quá khứ lịch sử.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm
nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh ảnh, các phương tiện trực quan quy ước như
3/435.33 3/6
!"#$
%&'()*+*,
bản đồ, đồ thị, niên biểu, sơ đồ,… Các loại đồ dùng trực quan này góp phần
không nhỏ vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy,
cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng
thực hành…Vì vậy, sách giáo khoa lịch sử hiện nay đã dành cho phần kênh
hình một tỉ lệ khá cao. Đây vừa là nội dung minh họa bài học vừa là một bộ
phận kiến thức cần hình thành cho học sinh. Kênh hình không chỉ sử dụng khi
trình bày kiến thức mới mà còn dùng để ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động
ngoại khóa và thực hành.
Trong sách giáo khoa lịch sử, kênh hình bao giờ cũng gắn liền với nội
dung bài viết, câu hỏi, bài tập. Do đó kênh hình đã thay thế một phần nội
dung đáng kể của bài học. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu
nội dung kênh hình, khai thác triệt để kênh hình qua đó nhận thức được sự
kiện đang học một cách hứng thú, sinh động, sâu sắc mà nhớ lâu, học sinh sẽ
yêu thích lịch sử từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học lịch sử.
Những kiến thức lịch sử cơ bản có trong sách giáo khoa chỉ là những
yêu cầu tối thiểu đối với học sinh. Để nâng cao được hiệu quả dạy học bộ
môn không phải chỉ cần học sinh ghi nhớ những kiến thức cơ bản đó mà học
sinh phải yêu thích lịch sử để tìm kiếm và chủ động, ý thức tự giác học tập.
Do đó, để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, yêu
cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác triệt để những kênh hình
trong sách giáo khoa kết hợp với việc tự tìm tòi hoặc giáo viên cung cấp một
số tư liệu, hình ảnh cho học sinh tìm hiểu kiến thức và nhận thức lịch sử. Đó
là lý do tôi chọn chuyên đề “Khai thác kênh hình và tư liệu để nâng cao hiệu
quả giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi thực hiện chuyên đề này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng
dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, tạo hứng thú học tập cho học sinh và
thông qua nội dung kênh hình giáo dục cho học sinh kỹ năng quan sát, khai
3/435.33 3/7
!"#$
%&'()*+*,
thác tranh ảnh để nhận thức lịch sử. Từ những nhận thức lịch sử, giáo viên
giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức cho học sinh biết quý trọng, giữ gìn và
phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Lớp 10 chương trình chuẩn.
- Áp dụng: Trường THPT Kiệm Tân.
- Nội dung nghiên cứu: tập trung khai thác những nội dung kênh hình đã
cung cấp cho học sinh trong sách giáo khoa lịch sử và hướng dẫn học sinh sưu
tầm thêm về tư liệu lớp 10 cơ bản phần lịch sử Việt Nam .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc khai thác
kênh hình và sưu tầm tài liệu liên quan trong bộ môn Lịch sử Trường THPT.
- Phân tích thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học: khai thác kênh hình và sưu
tầm tài liệu của giáo viên và học sinh ở trường phổ thông.
- Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn khai thác kênh hình và sưu tầm tài
liệu …. Trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Kiệm Tân.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích, tổng kết, so sánh qua các bài có sử dụng, khai thác các kênh hình
và sưu tầm tài liệu có liên quan tới bài dạy.
- Có thể giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh, tư liệu liên quan tới bài
học thông qua đó làm rõ nội dung của bài và giáo dục ý thức và tư tưởng cho
học sinh.
6. Cấu trúc của đề tài.
Đề tài gồm có 3 phần :
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3/435.33 3/8
!"#$
%&'()*+*,
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận.
Đai – ri, nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói : “ Dạy lịch sử cũng như
bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không
phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”. Như vậy
mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường không chỉ giúp cho học sinh hình
dung được quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà
quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự
kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh, việc sử dụng các thao tác logic có
ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu
như so sánh (để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện),
phân tích và tổng hợp( giúp học sinh khái quát các sự kiện), quy nạp, diễn
dịch…Để thực hiện những thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều
phương tiện khác nhau( đồ dung trực quan, tài liệu giải thích…), song việc
hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh, đưa lại kết quả tốt.
Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp các em hiểu sâu sắc lịch sử
hơn, phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập.
N.G. Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1973, đã nêu lên yêu cầu học tập lịch sử đối với học sinh
“học tập lịch sử không phải chỉ chờ vào trí nhớ mà còn phải dựa vào tư duy
logic và sự phán đoán” [5, 22]. Từ đó, ông đề xuất một số biện pháp phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy và học lịch sử.
T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội
1973 đã đưa ra một số biện pháp sư phạm như: phương pháp làm việc với
sách giáo khoa, phương pháp học tập ở phòng thí nghiệm, phương pháp luyện
tập, ôn tập đặc biệt là phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học
sinh.
3/435.33 3/9
!"#$
%&'()*+*,
Nghị quyết TW 2 khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục
và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo
cho người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá
trình dạy – học, bảo đảm thời gian và điều kiện tự học tự nghiên cứu cho học
sinh”. “Trong nhà trường, điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò
một mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là
giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương
pháp diễn tả, rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương
pháp giải quyết vấn đề”(Phạm Văn Đồng, “Hãy tiến mạnh trên mặt trận khoa
học và kỹ thuật”, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1969).
Những chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo: Nghị quyết trung ương
4 khóa VII về việc phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường
xuyên và rộng khắp trong nhân dân.
Cải tiến , đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là việc tích lũy, phát
triển kinh nghiệm giáo dục, mà điều quan trọng hơn là tiến hành trên cơ sở
nghiên cứu khoa học. Bởi phương pháp dạy học là một trong những yếu tố
quan trọng nhất trong quá trình dạy học và quá trình nhận thức.Vì vậy không
thể coi nhẹ phương pháp dạy học , xem đó là kinh nghiệm, thủ thuật của cá
nhân.
Việc bồi dưỡng về phương pháp dạy học là điều cần thiết và cấp thiết
nhằm làm cho việc dạy học Lịch sử thu được nhiều kết quả đáp ứng được nhu
cầu cải cách giáo dục hiện nay và góp phần phát triển bộ môn.
Các nhà giáo dục lịch sử hiểu rằng: phương pháp dạy học lịch sử là con
đường , cách thức hoạt động của thầy và trò trong một quá trình thống nhất
giảng dạy (giáo viên) và học tập nhận thức (học sinh), nhằm truyền thụ và tiếp
thu kiến thức lịch sử (về sự kiện, lý thuyết, thực hành).
Phương pháp dạy học lịch sử không chỉ là một phương pháp đơn nhất,
mà bao gồm một hệ thống các phương pháp có quan hệ chặt chẽ, tác động, hỗ
3/435.33 3/:
!"#$
%&'()*+*,
trợ nhau trong quá trình dạy học như: phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử,
phương pháp nhận thức lịch sử; phương pháp tìm tòi, nghiên cứu…
Hệ thống phương pháp này được thực hiện thông qua nhiều phương pháp,
biện pháp, cách dạy học cụ thể, chủ yếu là trình bày miệng, sử dụng đồ dùng
trực quan (và các phương tiện dạy học hiện đại như vi deo, chiếu bóng…)
Như vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn lịch sử
giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp nhằm phát huy tính tự tin, tích
cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập
của học sinh: khai thác kênh hình trong sách giáo khoa (SGK), hướng dẫn cho
học sinh sưu tầm những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) vào thiết kế, xây dựng bộ câu hỏi học tập, các bài tập
thực hành, đố vui lịch sử, thư viện thông tin… cho học sinh, hướng dẫn học
sinh tự học, sử dụng sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy trong giảng dạy…
Việc học tập lịch sử thông qua các biện pháp trên nói chung và việc
khai thác kênh hình, sưu tầm tài liệu nói riêng sẽ tạo nhiều hứng thú cho các
em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài
học lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng
thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật
mà thầy cô thuyết giảng thì với việc học trên bài giảng điện tử, khai thác các
kênh hình, tìm tòi và nghiên cứu học sinh đã được trực quan sinh động với
những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư
duy của học sinh. Từ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn
và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em, giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn,
hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều
học sinh và học sinh sẽ thực sự chủ động quá trình dạy học, giáo viên có thể
hoàn thành vai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bền vững hơn. Qua
thực tế việc khai thác kênh hình và sưu tầm tư liệu trong giảng dạy trong lịch
sử lớp 10 ban cơ bản đã tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi học sinh có thể tự
3/435.33 3/;
!"#$
%&'()*+*,
khai thác, tự tìm tòi, khám phá những kiến thức lịch sử cho mình dưới sự
hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Vì vậy tôi xin đưa ra đề tài: “Khai thác kênh hình và sưu tầm tư liệu để
nâng cao hiệu quả giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản”
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Một số thực trạng chung của việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ
thông
Tài liệu giảng dạy của giáo viên ngoài sách giáo khoa Lịch sử, còn có
sách giáo viên, Tư liệu Lịch sử và những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
Trung học môn Lịch sử (Bộ giáo dục và đào tạo - xuất bản tháng 7 năm 2007)
… các tác giả khi viết sách đã cung cấp cho giáo viên lý luận chung về đổi
mới giáo dục phổ thông, một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử ở trường phổ thông, một số biện pháp nâng cao năng lực giáo viên
dạy học lịch sử ở trường trung học. Ngoài ra những lớp bồi dưỡng dạy
chương trình thay sách mới, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì đã được tổ
chức, các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cũng tập trung bàn bạc về
những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhiều, điển hình tiên
tiến về PPDH môn lịch sử đã xuất hiện trong những hội thi giáo viên giỏi,
nhiều tiết học diễn ra sinh động, hiệu quả theo yêu cầu đổi mới nhưng không
mang tính đại trà. Một bộ phận giáo viên Lịch sử chưa nỗ lực vượt qua kiểu
dạy học theo lối mòn trước đây nên đã chủ yếu dùng phương pháp trình bày
miệng, bằng lời nói sinh động, giàu hình ảnh giáo viên thông qua tường thuật,
miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử …kết hợp với giới
thiệu các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ … , sử dụng thêm vài câu hỏi, học sinh
nhìn qua loa vào sách giáo khoa và trả lời, khoảng 10-15 lần như thế là xong
tiết học. Bằng phương pháp này, giờ học lịch sử đã trở thành giờ kể chuyện
lịch sử, các sự kiện, hiện tượng lịch sử được trình bày một cách trừu tượng,
qua loa, chưa đạt tới mức độ có thể giúp học sinh hình dung về quá khứ, các
3/435.33 3/<
!"#$
%&'()*+*,
kĩ năng thực hành bộ môn, khả năng quan sát, suy luận, trình bày các vấn đề
lịch sử… của học sinh đã không được chú trọng theo đúng yêu cầu đổi mới
của mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp
dạy học. Với việc sử dụng đó đồ dùng trực quan, khai thác kênh hình chỉ có
giá trị được dùng để minh họa cho lời giảng của giáo viên nên giá trị sử dụng
của đồ dùng trực quan trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học không cao
hoặc không cần thiết (không sử dụng cũng được). Đây chính là kiểu dạy học
“cầm tay chỉ việc” có tính cách “học hộ” và áp đặt, làm cho người học trở nên
thụ động, mất khả năng và hứng thú tìm tòi, sáng tạo.
Phương pháp dạy học truyền thống vẫn tiếp tục được áp dụng. Hiện
tượng thuyết giảng một chiều, thầy đọc, trò chép diễn ra khá phổ biến trong
các giờ học môn lịch sử. Đồ dùng dạy học chưa sử dụng triệt để, đôi khi trong
tiết dạy giáo viên chỉ đưa ra một số bức tranh, sơ đồ minh hoạ không đủ sức
cuốn hút, hấp dẫn học sinh. Đôi khi các sơ đồ lược đồ được sử dụng không
đảm bảo tính sư phạm.
Sách giáo khoa lịch sử hình ảnh để minh họa cho bài học màu sắc
không sinh động (đen - trắng). Giáo viên lịch sử lại không chú trọng việc
hướng dẫn học sinh khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa để các em
hiểu biết kĩ hơn về kiến thức có liên quan tới bài học và ít hướng dẫn các em
sưu tầm tư liệu thêm để giúp bài học thêm sinh động.
Phân phối chương trình bộ môn lịch sử chỉ có 1,5 tiết / tuần, mà kiến
thức lịch sử trong SGK lại rất giàn trải, và đặc biệt với số lượng thời gian ít
nên không có tiết sửa bài kiểm tra. Giáo viên ra đề kiểm tra lại chưa hình
thành đáp án rõ ràng.
Phương thức lĩnh hội chủ yếu của học sinh là nghe và ghi nhớ, kĩ năng
học tập lịch sử của học sinh đang còn rất mơ hồ, đơn điệu về lịch sử. Tổ chức
hoạt động cho học sinh học tập theo nhóm, thảo luận, trình bày theo sơ đồ tư
3/435.33 3/=
!"#$
%&'()*+*,
duy không sinh động mang tính hình thức, học sinh thường là đọc lại sách
giáo khoa để trả lời, thiếu sự khai thác bản chất vấn đề.
Việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa và dặn dò các em về nhà làm bài tập, đi sưu tầm những tài liệu có
liên quan tới bài học cũng rất ít xảy ra, và chỉ xảy ra ở một số giáo viên có sự
chuẩn bị, có tâm huyết với nghề, với bộ môn của mình.
Hiện nay, xã hội và nhà trường xem nhẹ môn lịch sử đã là một khó
khăn, giáo viên dạy môn lịch sử chưa thật sự yêu nghề, đồng lương chưa đảm
bảo cuộc sống, giáo viên còn làm thêm việc khác để cải thiện đời sống gia
đình họ chưa đem hết lòng tận tuỵ với học sinh. Vì thế chưa tận dụng hết thời
gian để nghiên cứu nắm bắt tình hình thời sự chính trị, biến đổi về địa lý, kinh
tế tài chính, điều mà mỗi giáo viên môn lịch sử cần kịp thời nắm bắt ở thông
tin báo chí, trên internet….
2.2 Thực trạng học tập lịch sử của học sinh
Có thể nói, đối tượng các em học sinh lớp 10, là lớp đầu cấp 3 nên các
em có nhiều thay đổi môi trường học, phương giảng dạy của nhiều thầy cô
mới, cần có một thời gian để thích nghi hình thành cách học mới.
Hiện nay tâm lý giới trẻ trong thời kỳ công nghiệp hoá các em thiên về
các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội khiến nhiều
học sinh không có hứng thú đối với môn lịch sử, việc học tập môn học này
chưa được các học sinh thực sự say mê và muốn khám phá, tìm tòi. Đặc biệt
gia đình không quan tâm, không ủng hộ các em (ví dụ như năm học 2012-
2013 tôi có ôn thi học sinh giỏi lớp 12, có một trường hợp phụ huynh khi tôi
gọi điện xin cho em học sinh đó đi ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử thì phụ
huynh này không ngần ngại và nói thẳng với tôi rằng “học cái môn không ra
gì đó để làm gì cô”.
Chương trình lịch sử hiện nay còn nặng, còn nhiều về ghi nhớ số liệu,
sách giáo khoa môn lịch sử quá nhấn mạnh sự kiện, con số, ngày tháng, hình
3/435.33 3/()
!"#$
%&'()*+*,
ảnh chưa phong phú “không gợi nhớ”, học sinh có cảm giác mệt mỏi khi phải
học và nhớ, đọc sau sẽ quên trước. Nhưng một thực trạng hiện nay là học sinh
thiếu động cơ học lịch sử bởi việc nhớ quá nhiều sự kiện là ác mộng với nhiều
học sinh và nhớ một cách máy móc, đa số học sinh học vẹt chiếm tỷ lệ cao.
Với việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sưu tầm thêm tư
liệu thì học sinh chỉ biết nhìn vào đó thấy có những hình ảnh, những lược đồ
của trận đánh, hình ảnh những nhân vật lịch sử… có thể để cười, hoặc có một
số em còn vẽ thêm lên những hình ảnh đó. Các em cũng không biết phải trình
bày như thế nào nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong xã hội hiện nay, công nghệ thông tin rất phát triển nhưng ít có
học sinh giành thời gian lên Internet vào những trang lịch sử mà truy cập, để
tìm hiểu và khám phá thêm về lịch sử nước nhà, mà đa số các em đi vào các
trang mạng xã hội khác.
Với những thực trạng trên, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
nói chung là rất cấp thiết, cần phải nhanh chóng khắc phục sự xem nhẹ bộ
môn lịch sử trong xã hội. Trước sự du nhập nhiều luồng văn hóa cần phải
hình thành cho các em lòng tự hào dân tộc để các em có bản lĩnh trụ vững,
để đấu tranh không cho cái xấu xâm nhập vào mình.
Hiện nay, việc sử dụng và khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa
và việc sưu tầm thêm tài liệu trong mỗi bài giảng Lịch sử đã nhiều thay đổi
và theo hướng tích cực, cần phải có nhiều tiết học sử dụng kênh hình: hình
ảnh, lược đồ……các tài liệu liên quan cùng với những lời giảng của thầy cô
sẽ tạo được sự hứng thú, tích cực, sự tìm tòi và sáng tạo của học sinh, tạo ra
khả năng nâng cao chất lượng học tập lịch sử.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ TRONG VIỆC “ KHAI
THÁC KÊNH HÌNH VÀ SƯU TẦM TƯ LIỆU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢNH DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 BAN CƠ BẢN”
1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.
3/435.33 3/((
!"#$
%&'()*+*,
(2(>?&@
Giáo viên là người tổ chức tiết học, dẫn dắt học sinh chinh phục tri thức,
nhất là với đặc điểm môn lịch sử, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đưa
phương tiện hiện đại vào giảng dạy thì việc khai thác kênh hình là việc cần
thiết vừa làm phong phú bài giảng vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Để
tiết học đạt hiệu quả và nâng cao được hiệu quả học tập, giáo viên cần làm
những việc sau đây:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, đọc và trả lời các câu hỏi sách
giáo khoa.
- Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học và
tự khai thác kênh hình (quan sát, mô tả, nhận xét).
- Trong tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
sách giáo khoa và tư liệu cùng những hình ảnh học sinh tự tìm và hình ảnh
do giáo viên cung cấp để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức bài học và
mở rộng thêm những nội dung có liên quan.
Trên cơ sở có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đồ dùng dạy
học, cơ sở lý luận về đổi mới giáo dục trong việc sử dụng khai thác kênh hình
của giáo viên, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân qua quá trình dạy học xin
được trình bày phương pháp sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học lịch
sử một cách có hiệu quả:
- $'ABC
*&@
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh, ảnh, lược đồ để xác định một
cách khái quát nội dung tranh, ảnh cần khai thác.
Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh, lược đồ
3/435.33 3/(6
!"#$
%&'()*+*,
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh, lược
đồ sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của Giáo viên và tìm hiểu nội dung trong
bài học.
Bước 4: Nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội
dung khai thác tranh, ảnh cho học sinh.
- Giáo viên phải hiểu được nội dung cần khai thác từ kênh hình của
SGK.
- Giáo viên phải đặt ra được những tình huống có vấn đề để hướng dẫn,
tổ chức học sinh khai thác tìm ra
- Giáo viên thay thế các kênh hình đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ
cho các kênh hình của sách giáo khoa.
(26>?&D@
Trước tiên học sinh cần có thái độ học tập nghiêm túc, có cái nhìn đúng
đắn đối với môn học, có sự chuẩn bị cho bộ môn trước khi bài học bắt đầu
như trả lời trước câu hỏi trong sách giáo khoa, trong bài có những kênh hình
nào, có nhắc đến những địa danh nào, nhân vật lịch sử nào hoặc những lược
đồ, bản đồ……. thì học sinh tự tìm tư liệu tham khảo để khai thác kênh hình
đó, chủ động tiếp nhận tri thức.
2. Nội dung giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình và sưu tầm
tư liệu học tập !"#$%/0!"#&'
()+*12
2.1 Trước hết tôi giúp học sinh phân loại các kênh hình: Trong sách
giáo khoa Lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn có rất nhiều kênh hình, có thể
phân thành ba loại sau đây :
E3/F"#@ Là kênh hình có khả năng khôi phục lại hình ảnh của
những con người, đồ vật, sự kiện lịch sử, biến cố một cách cụ thể sinh động
và khá xác thực.
3/435.33 3/(7
!"#$
%&'()*+*,
E!AG"#@ Là kênh hình nhằm xác định địa điểm của những sự kiện
trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời giúp học sinh suy nghĩ và
giải thích các hiện tượng Lịch sử về mối quan hệ liên hệ nhân quả, có tính
quy luật và trình độ phát triển của quá trình Lịch sử, giúp các em học sinh ghi
nhớ những kiến thức đã học.
EHG@ Là kênh hình dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của
một sự kiện Lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài
học. Biểu đồ thường được biểu diễn trên trục hoành (ghi thời gian1 và trục
tung (ghi sự kiện).
2.2 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình.
3IJ@ Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu về kênh hình,
tôi chuẩn bị thật kĩ. Tôi tìm hiểu, nắm vững nội dung của kênh hình đó bằng
việc đọc sách tham khảo, báo, mạng Internet, ti vi
3I@ Để chuẩn bị cho một giờ học mới, tôi yêu cầu học sinh đọc trước
bài ở nhà, tự tìm hiểu về kênh hình trong bài học đó.
3I*@ Khi giảng dạy, tôi yêu cầu các em học sinh quan sát kênh hình để
xác định một cách khái quát nội dung kênh hình cần khai thác.Tôi giải thích
bảng chú giải trong kênh hình, đặt câu hỏi để các em thảo luận, tự trình bày
về sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Sau đó tôi nhận xét, bổ sung nội dung trả lời
của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác kênh hình cung cấp cho học sinh.
Đồng thời qua nghiên cứu, tìm hiểu kênh hình sẽ dễ dàng giáo dục tư tưởng,
tình cảm, đạo đức cho học sinh. Khi học sinh trả lời câu hỏi đúng, tôi cho
điểm luôn vào sổ để khích lệ tinh thần học tập của các em.
6262(>?&/F!"#@Đây là một bộ phận quan trọng trong kênh
hình của sách giáo khoa, giúp cho học sinh làm việc với sách giáo khoa.
-Về tranh, ảnh lịch sử: Tôi hướng dẫn học sinh quan sát và đưa ra các
câu hỏi để phát huy tính tích cực, thông minh sáng tạo của các em.
3/435.33 3/(8
!"#$
%&'()*+*,
- $KL!"#@ Tôi không chỉ cho học sinh
quan sát, miêu tả hình dạng bên ngoài mà còn hướng dẫn các em phân tích nội
tâm, tài, đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật
- $KB"#@ Tôi hướng dẫn học sinh quan sát, tìm
hiểu thông tin, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá.
626262>?&AG@ Trước tiên tôi yêu cầu học sinh quan sát lược đồ. Tôi
giới thiệu khái quát lược đồ, giải thích các ký hiệu trên bảng chú giải. Sau đó
tôi đặt câu hỏi yêu cầu học sinh lên bảng trình bày những kiến thức thể hiện
trên lược đồ. !AGKMNO: Đây là lược đồ diễn tả những
sự kiện riêng lẻ hay một mặt của quá trình lịch sử.
2.3. Biện pháp tiến hành cụ thể. !"#$%/0
!"#&'()+*12
* Tiết thị phạm : Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc( tiếp theo), phần II, mục 2.
Trong bài này có 2 kênh hình để khai thác: hình 34- đền thờ Hai Bà Trưng ở
Mê Linh (Vĩnh Phúc) trong mục khởi nghĩa Hai Bà Trưng đây là loại kênh
hình tranh ảnh lịch sử và hình 35- Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938
trong mục d, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đây là loại kênh
hình lược đồ lịch sử.
E PFNO5H3/N'6Fmột số cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu tôi đã hướng dẫn cho học sinh khai thác hình 34 - đền thờ
Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Vĩnh Phúc) trong sách giáo khoa.
3/435.33 3/(9
!"#$
%&'()*+*,
Hình 34- Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh( Vĩnh Phúc)
Tôi hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh “đền thờ Hai Bà Trưng” ở
Mê Linh (Vĩnh Phúc), đặt câu hỏi đàm thoại, gợi mở để học sinh suy nghĩ trả
lời. Đó là: Em biết gì về đền thờ Hai Bà Trưng?
Quan sát bức tranh em cảm nhận được điều gì?
Sau khi học sinh trả lời, tôi nhận xét, bổ sung và chốt ý về hình ảnh
“đền thờ Hai Bà Trưng”: ảnh trong sách giáo khoa chụp đền thờ Hai Bà
Trưng tại làng Hạ Lôi, xã Mê Linh,Vĩnh Phúc. Ban đầu đền được dựng bằng
tre lá. Đến thời nhà Đinh (968-979) đền được xây lại bằng gạch. Năm 1889,
đền được trùng tu lớn và đổi hướng như ngày nay.
3/435.33 3/(:
!"#$
%&'()*+*,
Cùng với với việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tôi hướng
dẫn để học sinh sưu tầm thêm một số hình ảnh liên quan tới đền thờ Hai Bà
Trưng như:
Đền thờ Hai Bà Trưng ngày nay (ảnh minh họa)
Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, xung quanh là
tường gạch. Khu sân rộng 9000m2, cửa đền nhìn ra hướng tây là tam quan.
Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý, trong đó đặc biệt là ba mươi
đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Từ thời Lê Cảnh Hưng
(1787-1788) đến thời Khải Định (1916-1925). Các sắc phong cho Hai Bà
Trưng cũng chỉ cho nhân dân Hạ Lôi nói riêng và toàn nhân dân ta nói chung
phải biết chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.
3/435.33 3/(;
!"#$
%&'()*+*,
Qua việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trên có ý nghĩa giáo
dục cao đối với các em tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của
dân tộc ta, vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẻ vang của
dân tộc lời thề Trưng Trắc vẫn còn lưu truyền đến ngày nay:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Trích: “Thiên Nam ngữ lục”.
E%&QCRS &Q
D@
+ Các hình ảnh và tư liệu Hai Bà Trưng. Trước khi cung cấp tư liệu về Hai Bà
Trưng, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời:
Câu hỏi: Em biết gì về cuộc đời và công lao của Hai Bà Trưng đối với
lịch sử dân tộc?
Học sinh trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét và kết luận, cung cấp tư
liệu cho học sinh.
- Tư liệu về Hai Bà Trưng:
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày mồng một
tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc
tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện.
Hai Bà mất mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi nấng, dạy cho
nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn
luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng
huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang
cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo
ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị
3/435.33 3/(<
!"#$
%&'()*+*,
khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân
dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động
cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện
Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
(Theo Thiên Nam ngữ lục)
- Khi dạy mục b. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn
Xuân.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí
năm 542. Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên nhận xét và cung cấp
thêm cho học sinh hình ảnh và tư liệu về Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do ông
lãnh đạo.
Lý Bí là một hào trưởng địa phương, quê ở huyện Thái Bình (có lẽ
thuộc vùng hai bên bờ sông Hồng, phía trên thị xã Sơn Tây). Có tài,
Chân dung Lý
Bí(tranh vẽ)
Võ giỏi mưu cao,
ông còn là người rất
mực yêu nước,
thương dân
Một thời gian, Lý
Bí có giữ một chức
quan nhỏ, coi việc
quân ở Châu Đức
3/435.33 3/(=
!"#$
%&'()*+*,
(Hà Tĩnh). Nhận thấy tình cảnh cơ cực của dân, ông đem lòng chán ghét chính
quyền đô hộ. Cuối cùng, ông từ chức về quê nhà, mưu tính việc lớn. Nhân
lòng oán hận quân Lương của mọi người, Lý Bí đã chiêu mộ được nhiều
quân, trữ được nhiều lương thực. Ông còn liên kết với hào kiệt các nơi chuẩn
bị cùng nổi dậy.
Theo sử cũ, bấy giờ Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ở vùng Chu Diên
hưởng ứng đầu tiên. Tiếp theo là Tinh Thiều, Phạm Tu cùng hào kiệt nhiều
nơi khác. Tinh Thiều cũng quê ở Thái Bình. Học giỏi, văn hay, nhưng vì
không thuộc dòng dõi quý tộc nên Tinh Thiều chỉ được phong chức "canh
cổng thành". Bất bình, ông không nhận chức, về quê cùng Lý Bí mưu tính
khởi nghĩa. Lão tướng Phạm Tu, người Thanh Trì (Hà Nội), bấy giờ đã ngoài
sáu mươi, vẫn cùng lớp trai làng hăng say việc nước.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh
chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các
quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong -
Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định
tình hình mọi mặt. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh
cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho
quân mai phục đánh tan.
Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Bọn
tướng chỉ huy quân Lương lúc này vừa khiếp sợ, vừa mệt mỏi, đang còn dùng
dằng chưa dám tiến quân, Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo
Hợp Phố (bấy giờ thuộc châu Giao). Quân Lương mười phần chết đến bảy,
3/435.33 3/6)
!"#$
%&'()*+*,
tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.
- Khi dạy mục c . Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
Giáo viên gợi ý cho học sinh về cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo bằng cách
đặt câu hỏi: Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ? Em biết gì về
ông?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viê nhận xét, chốt ý, cung cấp tư liệu về Khúc
Thừa Dụ cho học sinh.
Khúc Thừa Dụ (? - 907) dựng nền độc lập
Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết : "Họ Khúc là một
họ lớn lâu đời ở Hồng Châu (*). Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương
người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào
trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ ". Mở đầu chính sách ngoại
giao khôn khéo trong ứng xử với triều đình phong kiến phương Bắc: "độc lập
thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa", Khúc Thừa Dụ, sau khi đã nắm được
quyền lực thực tế trên miền đất đai "An Nam" cũ trong tay, vẫn giữ danh
nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận sự
đã rồi. Ngày 7-2-906 vua Đường phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ
sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Khúc Thừa Dụ phong cho
con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu" tức là
chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha nắm quyền hành Tiết độ sứ.
Tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường, về thực chất,
Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ bãi bỏ quan lại chế độ cũ
3/435.33 3/6(
!"#$
%&'()*+*,
kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương
Bắc.
Lịch sử ghi nhớ công lao của Khúc Thừa Dụ như là một trong những
người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc. Ngày 23-7-907, Khúc Thừa Dụ mất
. Mặc nhiên, Khúc Hạo nối nghiệp cha.
- Khi dạy mục d. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Trong sách giáo khoa hình 35 có Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm
938.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc và giải thích bảng chú giải trong lược
đồ, đặt câu hỏi để các em thảo luận, tự trình bày về trận đánh trên sông Bạch
Đằng.
Câu 1: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô
Quyền lãnh đạo?
Câu 2: Đánh giá công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành
độc lập thời Bắc thuộc?
Câu 3: Nêu những hiểu biết của em về anh hung dân tộc Ngô Quyền?
Học sinh thảo luận và lên trình bày, giáo viên nhận xét và chốt ý, cung
cấp kênh hình và tư liệu cho học sinh.
Ngô Quyền sinh vào năm Mậu Ngọ (898) niên hiệu Càn Ninh thứ năm
hoặc Quang Hóa, năm đầu đời Đường Chiêu Tông ở xứ Đường Lâm
(nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Cha Ngô Quyền là Ngô
Mân, làm chức Châu mục ở châu Đường Lâm. Họ Ngô của ông là dòng
họ hào trưởng có thế lực, đời đời là quí tộc.
3/435.33 3/66
!"#$
%&'()*+*,
Chân dung Ngô Quyền( tranh minh họa).
Năm 938, Ngô Quyền cùng với Dương Tam Kha (con trai Dương Đình
Nghệ) và Đỗ Cảnh Thạc đem quân ra Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn
khi quân Nam Hán còn chưa kịp vào thành. Thành Đại La trở thành
trung tâm đầu não và chỉ huy của Ngô Quyền để nhanh chóng tổ chức
kháng chiến chống quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Trước mưu đồ
xâm lược trở lại của phong kiến Trung Quốc, ngọn cờ cứu nước của
Ngô Quyền trở thành ngọn cờ đoàn kết của cả dân tộc. Đội quân Ngô
Quyền, từ một đội binh Ái Châu đã nhanh chóng trở thành một đội
quân dân tộc. Truyền thuyết dân gian còn ghi nhớ chuyện 38 chàng trai
làng Gia Viễn (Hải Phòng) do Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận dẫn đầu,
đã tự vũ trang, xin theo Ngô Quyền phá giặc. Trai tráng các làng Lâm
Động
(Thủy Nguyên, Hải Phòng), Đằng Châu (Kim Động, Hải Hưng), người mang
vũ khí, kẻ mang chiến thuyền, tìm đến cửa quân xin diệt giặc. Ba anh em Lý
Minh, Lý Bảo, Lý Khả ở Hoàng Pha (Hoàng Động, Thủy Nguyên), ông tổ họ
Phạm ở Đằng Giang (An Hải, Hải Phòng) cũng chiêu mộ dân binh, hăng hái
tham gia kháng chiến.
3/435.33 3/67
!"#$
%&'()*+*,
Sơ đồ trận chiến Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 trưng bày tại BTLSQG.
3/435.33 3/68
!"#$
%&'()*+*,
Mô hình Trận thủy chiến lịch sử Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy
tại hệ thống trưng bày BTLSQG.
3/435.33 3/69