Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học bài Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường, chương trình Trung học Phổ thông lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 66 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2




NGUYỄN THỊ DUNG




NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
BÀI “CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN
VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG”,
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG LỚP 12.



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng















HÀ NỘI, 2011

2

LI CM N

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trung tá. ThS: Hà
Mạnh Hùng đã dành nhiều thời gian hớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong
suốt thời gian em thực hiện khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc
phòng Hà Nội 2 và các thầy giáo trong Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà
Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian em làm khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh
lớp 11 Trờng THPT Xuân Hoà đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho
em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.


H Ni, ngy 10 thỏng 05 nm 2011
Sinh viờn


Nguyn Th Ngc nh






3

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan những nội dung em trình bày trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của riêng bản thân, không trùng với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên


Nguyễn Thị Ngọc Ánh





4

MỤC LỤC

Phần 1. Mở đầu 01
1. Lí do chọn đề tài 01

2. Lịch sử vấn đề 02
3. Mục đích nghiên cứu 03
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 03
5. Phương pháp nghiên cứu 03
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 05
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 05
Phần 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 06
Chương 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc dạy - học môn GDQP –
AN 06
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về công
tác GDQP ở nhà trường THPT 06
1.2. Vị trí, ý nghĩa nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 07
1.3. Một số khái niệm liên quan nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng
tiểu liên AK 08
1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 09
Chương 2. Thực trạng dạy - học nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên
AK 12
2.1. Về chương trình 12
2.2. Về đối tượng học tập 13
2.3. Về giáo viên giảng dạy 14
2.4. Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy nội dung kỹ thuật bắn
súng tiểu liên AK 15
2.5. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học 19
5

2.6. Thực trạng chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 19
Chương 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng
tiểu liên AK 22
3.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy
môn GDQO – AN 22

3.2. Nghiên cứu đối tượng học tập, chương trình môn học 23
3.3. Đảm bảo số lượng, chất lượng giáo viên, thiết bị cơ sở vật chất
giảng dạy bài “Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK” 24
3.4. Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học kỹ thuật bắn
súng tiểu liên AK 29
3.5. Lập kế hoạch, nội dung, tổ chức học ngoại khoá bài kỹ thuật bắn
súng tiểu liên AK 49
3.6. Tổ chức thực nghiệm, đánh giá kết quả giảng dạy 50
Phần 3. Kết luận và kiến nghị 56
Tài liệu tham khảo 57
6

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ



Bảng 1: Bảng tiêu chí đánh giá chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu
liên AK 10
Bảng 2: Kết quả học tập nội dung kỹ thuật bắn súng năm 2008 –
2009 của trường THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc 17
Bảng 3: Kết quả học tập nội dung kỹ thuật bắn súng năm 2010 –
2011 của 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh
Phúc .17 - 18
Bảng 4: Kết quả học tập động tác nằm chuẩn bị bắn 20
Bảng 5: Kết quả kỹ thuật ngắm bắn 20
Bảng 6: Vật chất cần đảm bảo cho dạy - học nội dung kỹ thuật bắn
súng tiểu liên AK 28
Bảng 7: Nội dung, thời gian luyện tập bài kỹ thuật bắn súng tiểu liên
AK 47
Bảng 8: Nội dung kiểm tra sau mỗi buổi tập 48

Bảng 9: Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi
thực hiện tại trường THPT Xuân Hoà 52
Bảng 10: Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau
khi thực hiện tại trường THPT Bến Tre 53
Bảng 11: Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau
khi thực hiện tại trường THPT Hai Bà Trưng 54
Sơ đồ 1: Sơ đồ luyện tập xoay vòng đổi tập 45

7

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Kết quả bắn đạt điểm giỏi 11
Hình 2: Đường ngắm cơ bản 30
Hình 3: Đường ngắm đúng 31
Hình 4: Điểm ngắm đúng 31
Hình 5: Đường ngắm cơ bản sai lệch chính giữa đỉnh đầu ngắm thấp
hơn và cao hơn điểm chính giữa mép trên khe ngắm 32
Hình 6: Chính giữa mép trên đầu ngắm vừa cao vừa lệch trái và vừa
cao vừa lệch phải so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm. 32
Hình 7: Chính giữa đỉnh đầu ngắm lệch sang trái so với điểm chính
giữa mép dưới khe ngắm 33
Hình 8: Chính giữa đỉnh đầu ngắm lệch sang phải so với điểm chính
giữa mép trên khe ngắm .33
Hình 9: Chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch trái và lệch
phải do với điểm chính giữa mép trên khe ngắm. 33
Hình 10: Điểm ngắm sai 34
Hình 11: Động tác nằm chuẩn bị bắn 36
Hình 12: Động tác bắn có bệ tỳ: Giương súng, tỳ vai, áp má, ngưng

thở, bóp cò 37
Hình 13: Bảng ngắm trúng, chụm 39
Hình 14: Bia đồng tiền 39
Hình 15: Điều kiện bãi bắn mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK 41

8

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

GDQP: Giáo dục quốc phòng
GDQP – AN : Giáo dục quốc phòng – an ninh

SGK: Sách giáo khoa
THPT: Trung học phổ thông
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
Bộ GD & ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
NXB: Nhà xuất bản
TB: Trung bình
N

Đ-CP: Nghị định - Chính phủ
CT: Chỉ thị
TW: Trung Ương
CNH – HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá




















9

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi
mỗi người phải nỗ lực phấn đấu để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Điều này đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) trọng trách là
phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Trong đó công tác Giáo
dục quốc phòng - an ninh (GDQP – AN) cho học sinh, sinh viên nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng - an ninh.
Môn học GDQP - AN được các văn bản của Chính phủ, Nhà nước quy
định là môn học chính khoá cấp trung học phổ thông (THPT). Trong giai
đoạn hiện nay công tác GDQP - AN cho học sinh, sinh viên đã có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ; tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa đạt hiệu quả

cao đặc biệt là nội dung thuộc kỹ năng thực hành kỹ thuật bắn súng tiểu liên
AK, lớp 11. Nguyên nhân là do bố trí thời gian học không hợp lí, hầu hết các
trường tổ chức cho học sinh học tập trung vào đầu kỳ học nội nên đa số học
sinh chưa nhận thức đầy đủ về môn học, kèm theo đó là đội ngũ giáo viên
giảng dạy thiếu nhiều về cả số lượng và chất lượng.
Nâng cao chất lượng dạy và học tốt nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên
AK trong chương trình GDQP - AN, lớp 11 là một hướng nghiên cứu nội
dung với mục đích nâng cao chất lượng môn học và đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục của Ngành GD&ĐT, góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN).
10

Xuất phát từ những lí do trên, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng
cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK đối với học sinh lớp 11,
trung học phổ thông”.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
cho học sinh lớp 11 cấp THPT, mới đang ở giai đoạn bắt đầu.
Hiện nay đã có một số tác giả nghiên cứu về một số lĩnh vực như:
“Nghiên cứu xây dựng tư liệu điện tử để trợ giúp giảng dạy một số bài kỹ
thuật trong chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh, lớp 11” của tác giả
Nguyễn Văn Phước (bảo vệ thành công năm 2009). Đề tài nghiên cứu xây
dựng thư viện tư liệu và ứng dụng phần mềm tin học có sự hỗ trợ của phương
tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy một số bài kỹ thuật trong chương trình
GDQP - AN cho học sinh lớp 11.
Đề tài: “Nghiên cứu hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy bài
kỹ thuật trong chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh, lớp 11” của tác
giả Trần Thị Hà (thực hiện năm 2010); đề tài đã nghiên cứu hình thức tổ chức
và phương pháp dạy học cho một số nội dung thuộc kỹ năng thực hành cho
đối tượng học sinh lớp 11, cấp THPT.

Đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành sử dụng lựu đạn
của học sinh trung học phổ thông khối lớp 11” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
(thực hiện năm 2010); đề tài đã nghiên cứu phương pháp dạy - học, có ý
nghĩa tích cực đến quá trình dạy học nội dung kỹ thuật nói chung.
Có thể thấy, trong các công trình của các tác giả đã phần nào đưa ra
một số giải pháp nâng cao chất lượng môn học GDQP – AN, để góp phần
nâng cao chất lượng toàn diện môn học Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK đối với học sinh lớp 11,
THPT”
11

Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
cho học sinh lớp 11chưa có công trình nào đề cập tới. Đề tài tiếp thu lý thuyết
về kỹ thuật bắn súng nói chung và ứng dụng nghiên cứu kỹ thuật bắn súng
tiểu liên AK nói riêng cho học sinh lớp 11, không trùng với các công trình đi
trước.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn nội dung “Kỹ thuật bắn súng tiểu liên
AK” trong chương trình GDQP - AN lớp 11, từ đó đề xuất một số biện pháp
nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK đối với học sinh lớp 11,
trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn hình thức tổ chức việc dạy - học
kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK trong chương trình GDQP - AN lớp 11, trường
THPT.
- Khảo sát, thống kê, phân loại kết quả thực hành kỹ thuật bắn súng tiểu
liên AK của học sinh lớp 11, một số trường THPT, từ đó tìm ra những tác
động ảnh hưởng đến kết quả học tập kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK.
- Tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên
AK cho học sinh lớp 11, trường THPT.

- Tổ chức thực nghiệm đánh giá tính khả thi của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu tài liệu giáo trình dạy học, phương pháp dạy học GDQP -
AN có liên quan đến hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập các nội
dung thực hành bài “Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK” đối với chương trình
GDQP – AN cấp THPT, từ đó xác định được cơ sở lí luận để tổ chức quá
trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn học.
12

Phân tích nội dung chương trình GDQP – AN, SGK lớp 11 đặc biệt là
bài “Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK”.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Tiến hành điều tra thực trạng công tác giảng dạy nội dung “Kỹ thuật
bắn súng tiểu liên AK” đối với học sinh lớp 11, ở một số Trường THPT hiện
nay, bằng các hình thức như dự giờ, phát phiếu điều tra nhằm thu thập các
thông tin nghiên cứu.
5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu được sử dụng nhằm tham
khảo các tài liệu khoa học, các văn kiện, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo
dục và Đào tạo về định hướng phát triển công tác GDQP - AN thông qua đó
rèn luyện tính tổ chức và kỉ luật cho học sinh. Sử dụng phương pháp phân tích
và tổng hợp tài liệu có liên quan tới vấn đề nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn
súng tiểu liên AK đối với học sinh lớp 11, THPT.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Các vấn đề nghiên cứu chỉ có thông qua thực tiễn kiểm chứng bằng
thực nghiệm sư phạm mới đủ tin cậy. Để giải quyết việc xác định vấn đề có
cơ sở khoa học hay không, sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp luyện
tập tích cực với nhóm thực nghiệm. Để đánh giá chất lượng dạy - học tiến
hành kiểm tra, trên cơ sở đó so sánh kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng và

nhóm thực nghiệm, làm sáng tỏ đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng
kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK đối với sinh lớp 11, Trường THPT.
5.5. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến đánh giá nhận xét của giảng viên trong Trung tâm GDQP
Hà Nội 2 và giáo viên chủ nhiệm lớp về các hình thức tổ chức và phương
pháp luyện tập áp dụng đối với học sinh lớp 11 khi học nội dung “Kỹ thuật
bắn súng tiểu liên AK”, chương trình GDQP - AN.
13

5.6. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này sử dụng để xử lí số liệu thu thập được trong đề tài.
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK đối với học sinh lớp 11 trong
chương trình sách giáo khoa GDQP - AN, cấp THPT.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Trường THPT Xuân Hoà
Trường THPT Bến Tre
Trường THPT Hai Bà Trưng
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
đối với học sinh lớp 11, THPT” nhằm cung cấp những thông tin, tài liệu nâng
cao chất lượng dạy - học nội dung “Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK” cho học
sinh lớp 11, từ đó góp phần tích cực đến quá trình dạy - học nâng cao chất
lượng môn GDQP - AN.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu thành công là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo
viên dạy học môn GDQP – AN ở các trường THPT và sinh viên học chuyên
Ngành GDQP – AN.







14

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 1
.
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC DẠY – HỌC MÔN
HỌC GDQP – AN

1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác
giáo dục quốc phòng ở nhà trường trung học phổ thông
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ “Giáo dục nước ta còn
nhiều mặt yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là chất lượng ít hiệu
quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và bảo vệ Tổ Quốc, thực hiện sự
nghiệp CNH – HĐH đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy
phải nâng cao chất lượng GD &

ĐT, để nâng cao chất lượng việc đầu tiên
phải làm đó là đổi mới phương pháp GD & ĐT, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học.
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc
phòng - an ninh toàn dân trong tình hình mới và Kế hoạch số 28-KH/TU ngày
09 tháng 12 năm 2007 của Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-
CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác GDQP - AN trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng, và các trường đại
học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông đã triển khai
thực hiện, đạt được những kết quả nhất định.
Ngành GD &

ĐT tỉnh Vĩnh Phúc quán triệt các Chỉ thị của Đảng về
công tác GDQP - AN toàn dân trước tình hình mới, thực hiện Nghị định
116/2007/NĐ-CP, ngày 10/07/2007 của Chính phủ về GDQP – AN. Thực
hiện Quyết định số 79/2007/BGD&ĐT, ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
15

GD&ĐT, chương trình GDQP - AN đã được triển khai học chính khóa ở cấp
THPT gồm 105 tiết / năm cho cả cấp THPT (mỗi khối lớp có 35 tiết/năm
học), nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK học trong 6 tiết.
GDQP - AN với vị trí là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một
nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân;
góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm
tự hào và trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân
tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có ý thức cảnh giác trước
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kỹ năng quân sự, an ninh cần
thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân.
Chương trình GDQP - AN đã được thực hiện ở các trường THPT, các
nhà trường liên hệ với Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, thành phố để mời giáo
viên thỉnh giảng giảng dạy môn học GDQP – AN theo hình thức tập trung
theo từng đợt, thời gian 1 tuần vào tháng 9 của năm học.
1.2. Vị trí, ý nghĩa nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
Nội dung bắn súng tiểu liên AK nằm trong chương trình GDQP lớp 11,
cấp THPT đây là môn học có những yêu cầu cao hơn so với môn học khác,
nội dung này yêu cầu phải học ngoài thao trường bãi tập rất vất vả đối với lứa

tuổi học sinh THPT,

đòi hỏi người học phải cố gắng trong học tập và rèn
luyện, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ để nâng cao nhận thức đồng thời rèn luyện
để hình thành kỹ năng quân sự.
Nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK rèn luyện tính cụ
thể, tỉ mỉ, kiên nhẫn và tập trung, nâng cao trình độ ngắm bắn, đảm bảo độ
chính xác, nhanh chóng, nâng cao năng lực toàn diện, nâng cao ý thức trách
nhiệm, làm cơ sở để tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường và xã hội.
Nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK có ý nghĩa quan trọng đối
16

với các lực lượng vũ trang, trang bị tri thức, kỹ năng cho thế hệ trẻ sẵn sàng
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Nâng cao chất lượng học tập là nâng cao kết quả học tập của người học,
phát huy tác dụng của môn học, bài học đó vào thực tiễn đặc biệt trong thời
đại hiện nay khi đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH - HĐH.
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK là một nội dung học tập ngoài thao
trường, bãi tập bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành dưới sự
hướng dẫn của người dạy. Hiện nay, hầu hết các trường THPT đã thực hiện
giảng dạy nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK trong chương trình GDQP
– AN lớp 11, theo quy định của Bộ GD & ĐT, thực tế chất lượng học tập nội
dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu đề
ra. Vì vậy, nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK là một việc
làm rất cần thiết, nhằm trang bị cho người học nắm vững những kiến thức cơ
bản về lí thuyết bắn và thực hành bắn đạt được mục tiêu, đáp ứng yêu cầu.
1.3. Một số khái niệm liên quan nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng
tiểu liên AK
1.3.1. Chất lượng giáo dục

Chất lượng là toàn bộ sản phẩm đạt được nhằm đáp ứng nhu cầu đề ra.
Chất lượng giáo dục là sản phẩm của người dạy và người học, được
đánh giá thông qua kết quả học tập của người học đạt được.
1.3.2. Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng hoạt động có ý thức khi lựa chọn động tác cần
thiết, là năng lực thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động nào
đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp
với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho.

17

1.3.3. Luyện tập
Luyện tập là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần
thiết đối với học sinh. Khi học thực hành kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK làm
thế nào để học sinh bắn được chính xác mục tiêu yêu cầu bài học.
1.3.4. Thực hành
Là quá trình thực hiện động tác chính xác đúng nội dung yêu cầu.
1.3.5. Đường ngắm cơ bản
Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính
giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.
1.3.6. Điểm ngắm đúng
Điểm ngắm đúng là điểm ngắm đã được xác định từ trước sao cho
khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng
trên mục tiêu.
1.3.7. Đường ngắm đúng
Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản được gióng vào điểm đã
được xác định với điều kiện mặt súng phải bằng.
1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
Việc đánh giá chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK cho đối tượng
học sinh lớp 11, THPT là một nội dung quan trọng. Để đạt hiệu quả cao khi

học tập nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK cần thực hiện tốt các yêu cầu:







18

Bảng 1: Bảng tiêu chí đánh giá chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu
liên AK
Số
tt
Nội dung Yêu cầu nắm được Điểm

1 Nắm chắc nội
dung lý thuyết
kỹ thuật bắn
súng tiểu liên
AK
Đường ngắm cơ bản.
Điểm ngắm đúng.
Đường ngắm đúng.

2 Biết cách ngắm
trúng và ngắm
chụm.
- Đây là bước cơ bản của động tác ngắm bắn
giúp học sinh có cách ngắm đúng.

- Yêu cầu nắm chắc các yếu tố về ngắm bắn,
ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.

3 Tính chính xác
trong quá trình
thực hiện các
động tác thực
hành bắn súng
- Nằm chuẩn bị bắn; tay giữ súng sao cho súng
không bị nghiêng, giữ súng chắc vào vai.
- Động tác giương súng phải đạt được 4 yêu
cầu: Bằng (mặt súng thăng bằng), chắc(hai tay
nắm chắc súng, hai khuỷu tay tì chắc xuống
đất, giữ súng chắc chắn vào vai, người và súng
thành một khối vững chắc), đều (sức giữu súng
của hai tay phải bằng nhau) và bền (khi bắn
lực giữ súng của hai tay không tăng lên cũng
không giảm đi).
- Động tác ngắm bắn: Áp má vào báng súng
vừa phải, mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải
ngắm qua khe ngắm tới đầu ngắm, hai tay điều
chỉnh súng lấy đường ngắm cơ bản sau đó

19

gióng đường ngắm cơ bản vào điểm định ngắm
mục tiêu.
Khi ngắm phải đảm bảo độ thăng bằng của
súng, không để súng nghiêng.
- Động tác bóp cò: Bóp cò êm, đều, thẳng trục

nòng súng về sau cho tới khi đạn nổ.
4 Thời gian bắn Ngắm và bắn trong 5 phút được tính từ khi kết
thúc khẩu lệnh bắn đến hết 5 phút.

5 Kết hợp lí
thuyết với thực
hành
Nắm chắc lí thuyết bắn, kết hợp lí thuyết đã
học vào thực hành động tác.

6 Kết quả kiểm
tra
Đạt điểm giỏi 3 điểm chấm trên bảng lọt vào
vòng có đường kính 2mm.
30








Hình 1: Kết quả bắn đạt điểm giỏi



20

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG DẠY – HỌC NỘI DUNG KỸ THUẬT BẮN
SÚNG TIỂU LIÊN AK

2.1. Về chương trình
Quy định của Bộ GD&ĐT số 6684/VP ngày 09/08/1997 về biên chế
năm học 1997 – 1998. Sở GD&ĐT hướng dẫn việc mở lớp và thực hiện các
loại chương trình đã ban hành, môn học GDQP - AN gồm có 32 tiết tương
đương với 1 tuần GDQP - AN cho học sinh. Với số lượng học sinh đông,
lượng kiến thức môn học nhiều, hơn nữa môn học GDQP - AN có nhiều nội
dung khó đòi hỏi phải có nhiều thời gian ôn tập và ngoại khoá, đặc biệt là nội
dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK thế nhưng việc học tập lại tổ chức học
theo kiểu cuốn chiếu cho xong; dẫn đến chất lượng môn học chưa đạt yêu cầu
đề ra.
Hiện nay theo quyết định số 79/2007/QĐ – BGDĐT ngày 24/12/2007
của Bộ GD & ĐT, chương trình GDQP – AN cấp THPT có 105 tiết, trong đó
chương trình lớp 11 là 35 tiết với thời lượng 1 tiết/1 tuần học, lớp 11 có 15
tiết lí thuyết và 20 tiết thực hành. Nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
trong chương trình GDQP - AN lớp 11, cấp THPT được dạy trong 6 tiết 1 tiết
lí thuyết và 5 tiết thực hành.
Qua quá trình điều tra nghiên cứu về công tác giảng dạy nội dung kỹ
thuật bắn súng tiểu liên AK ở một số trường THPT khu vực thị xã Phúc Yên:
Trường THPT Xuân Hoà, trường THPT Bến Tre, trường THPT Hai Bà Trưng
chúng tôi thấy hiện nay các trường vẫn tổ chức học GDQP – AN cho học sinh
vào đầu năm học, không tổ chức học rải đều 1 tiết/1 tuần như những môn học
khác theo quy định. Tình trạng lược bớt nội dung chương trình học vẫn diễn
21

ra; chương trình GDQP – AN cho học sinh gồm 35 tiết nhưng thực chất khi
giảng dạy giáo viên được quán triệt giáo viên giảng dạy nội dung GDQP –
AN có thể lược bớt nội dung theo điều kiện môn học do nhà trường chưa có

đầy đủ phương tiện phục vụ cho dạy và học môn GDQP – AN: Tiêu biểu
trường THPT Xuân Hoà khi giảng dạy nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên
AK, giáo viên chỉ lên lớp 1 tiết lí thuyết và 3 tiết còn lại cho học sinh ra sân
tập ngắm bia số 4 mà không tổ chức cho học sinh ngắm trúng ngắn chụm dẫn
đến chất lượng học tập chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
2.2. Về đối tượng học tập
GDQP – AN là môn học chính khóa cấp THPT. Đối tượng học tập nội
dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK là học sinh lớp 11. Học sinh đã học hết
35 tiết môn GDQP - AN ở lớp 10, nội dung các em được học chủ yếu về điều
lệnh đội ngũ, rèn luyện tư thế tác phong là chủ yếu chưa học nội dung về kỹ
thuật nhưng ít nhiều các em cũng đã phần nào có ý thức, trách nhiệm trong
học tập và đó là bước đầu làm điểm tựa để các em học tập tốt những nội dung
tiếp theo.
Bước sang lớp 11 tất cả các em đều học nội dung kỹ thuật bắn súng, về
mặt tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 11 đây là thời kì đạt được sự trưởng thành về
mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của
người lớn.
Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc
bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Điều đó tạo
tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích và tổng hợp… Đây
là điều kiện thuận lợi để học tập đạt hiệu quả.
Chương trình môn học GDQP - AN quy định học rải đều trong một
năm, 1 tiết / tuần, trên thực tế phần lớn các trường chưa thực hiện đúng số tiết
học theo quy định: Trường THPT Xuân Hoà tình trạng dạy tập trung vào đầu
22

khoá, vẫn diễn ra, về phía học sinh một số em coi đây là môn phụ không cần
phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và kinh phí cho môn học này, trong
những giờ học GDQP- AN hầu như các em học với thái độ chống chế, hay
đến lớp học với hình thức chỉ để có mặt. Về mặt nội dung kiến thức đa phần

học sinh chưa nắm được.
2.3. Về giáo viên giảng dạy
Giáo viên giảng dạy nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK trong
chương trình GDQP – AN cấp THPT hiện nay tập trung nhiều đối tượng khác
nhau. Hầu hết đội ngũ giáo viên giảng dạy GDQP – AN chưa được bồi dưỡng
kiến thức quân sự, kỹ năng quân sự, nhiều giáo viên chưa biết cách soạn giáo
án, chưa biết cách trình bày nội dung trên lớp học hoặc trên thao trường, chưa
có kiến thức và phương pháp dạy phù hợp.
Giáo viên giảng dạy GDQP ở các trường THPT còn thiếu nên phải sử
dụng giáo viên kiêm nhiệm: Giáo viên thể dục, giáo viên mời giảng gồm cả sỹ
quan quân đội đang tại chức hoặc nghỉ chế độ, thậm trí cả giáo viên toán,
lý…Không có phương pháp chuyên môn dẫn đến kết quả giảng dạy còn hạn
chế.
Qua khảo sát thực tế ở một số trường THPT khu vực thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc bằng phương pháp thăm quan và đối thoại trực tiếp chúng tôi
nhận thấy: Số lượng giáo viên GDQP - AN của các trường THPT Bến Tre,
THPT Hai Bà Trưng, THPT Xuân Hoà rất ít so với yêu cầu, thậm chí không
có giáo viên chuyên trách giảng dạy GDQP – AN, nếu có cũng chỉ được 2 đến
3 giáo viên đảm nhiệm giảng dạy cho cả 3 khối; mặt khác do số học sinh
đông, nhiều lớp học cùng một thời gian nên giáo viên thường xuyên phải dạy
ghép nhiều lớp, thời gian lên lớp giảng dạy hạn chế giáo viên chỉ hướng dẫn
qua nội dung cơ bản cho lớp trưởng, lớp phó của các lớp sau đó lớp trưởng,
lớp phó của các lớp về phổ biến lại cho lớp và tự tập luyện, cán sự lớp không
23

quản lí được và cũng do số lượng học sinh đông nên sự quan tâm giúp đỡ của
giáo viên tới từng học sinh là rất khó.
Khi giảng dạy nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK giáo viên chưa
tổ chức cho học sinh tập ngắm trúng, ngắm chụm mà đã tổ chức cho học sinh
ngắm bia số 4. Khi giảng dạy giáo viên còn hạn chế trong khâu làm mẫu động

tác, động tác thiếu chính xác, ít sử dụng các mô hình dụng cụ giảng dạy, tổ
chức duy trì luyện tập, kiểm tra theo dõi, uốn nắn và sửa tập chưa được
thường xuyên.
Nội dung kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK là một nội dung yêu cầu học
ngoài thao trường bãi tập rộng rãi, nhưng hiện nay ở các trường THPT tổ
chức cho các khối học GDQP - AN cùng học trong một thời gian, sân tập nhỏ
hẹp với số lượng học sinh đông rất dễ gây mất tập trung cho cả người dạy và
người học khiến cho chất lượng môn học chưa đạt yêu cầu.
2.4. Hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy nội dung kỹ
thuật bắn súng tiểu liên AK
Để nâng cao chất lượng kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và nâng cao
chất lượng môn học GDQP - AN, giải pháp duy nhất là đổi mới hình thức tổ
chức và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó việc tổ chức học rải đều trong
một năm với 1 tiết/1 tuần là một việc làm cần thiết, vì nếu tổ chức cho học
sinh học tập rải đều như các môn học khác, học sinh sẽ có nhiều thời gian
ngoại khoá và ôn luyện được vậy chất lượng môn học sẽ được nâng lên.
* Về hình thức tổ chức:
Hiện nay các trường THPT đang thực hiện chương trình giảng dạy, học
tập môn GDQP – AN cho học sinh theo quy định của Bộ GD & ĐT, sở GD &
ĐT. Tuy nhiên hiệu quả, chất lượng học tập của các em hiện nay chưa cao,
việc tổ chức giảng dạy còn tập trung vào đầu năm học hoặc đầu kỳ học nhằm
“thanh toán chương trình” vẫn tồn tại.
24

Một số trường thuộc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2010 –
2011: Trường THPT Ngô Gia Tự, Trường THPT Triệu Thái; thì trường
THPT Ngô Gia Tự đã tổ chức học rải đều môn GDQP - AN cho học sinh theo
chương trình 35 tiết /1 năm và 1 tuần học 1 tiết và nội dung kỹ thuật bắn súng
tiểu liên AK được học trong 6 tiết. Còn trường THPT Triệu Thái do điều kiện
phục vụ cho giảng dạy và học tập chưa đáp ứng đủ nên trường vẫn tổ chức

cho học sinh học tập trung vào đầu khoá với thời gian là một tuần.
Qua khảo sát năm 2008 – 2009 ở trường THPT Xuân Hoà, THPT Bến
Tre, THPT Hai Bà Trưng cho thấy: Các trường tổ chức học GDQP - AN cho
học sinh tập trung vào đầu khoá học, đối với nội dung lí thuyết tập trung với
số lượng lớn 400 em thường là học theo khối, giáo viên giảng bài lí thuyết
cho học sinh qua loa phát thanh. Nội dung thực hành bố trí 1 đến 2 giáo viên
đảm nhiệm giảng dạy 4 đến 6 lớp, do đó giáo viên không quan sát và sửa sai
được những động tác sai cho học sinh… Dẫn đến chất lượng môn học chưa
cao.
Năm học 2010 – 2011 trường THPT Bến Tre, THPT Hai Bà Trưng tổ
chức cho học sinh học GDQP - AN vào tuần đầu tiên của kỳ học như năm học
2008 – 2009 và 2009 – 2010, kết quả học tập chưa cao. Trường THPT Xuân
hoà việc tổ chức cho học sinh học GDQP - AN tập trung vào đầu khoá học
vẫn diễn ra, với hình thức giảng dạy theo đơn vị lớp, bố trí có 1 đến 2 giáo
viên giảng dạy; tuy trường đã có giáo viên dạy theo từng lớp, nhưng giáo viên
giảng dạy là do nhà trường liên kết với trung tâm GDQP - AN nhận giáo sinh
thực tập chuyên ngành GDQP - AN về đảm nhiệm giảng dạy toàn bộ nội
dung GDQP - AN trong nhà trường. Tuy giáo sinh đã được đào tạo, huấn
luyện phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm, nhưng về trình độ tay
nghề còn non trẻ, khi giảng dạy không tránh khỏi thiếu sót (cả về phần lí
25

thuyết và kỹ năng thực hành). Chất lượng môn học có phần tiến bộ hơn một
số năm trước tuy nhiên kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Dưới đây là bảng điều tra kết quả học tập nội dung kỹ thuật bắn súng
tiểu liên AK học sinh khối 11 của 3 trường THPT Bến Tre, THPT Xuân Hoà
và trường THPT Hai Bà Trưng: Tổng số 1500 em học sinh, mỗi trường có
500 em.
Bảng 2: Kết quả học tập nội dung kỹ thuật bắn súng năm 2008 –
2009 của 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

Kết quả Tên trường Số học
sinh
Năm
học
Giỏi % Khá% TB% Yếu%
THPT
Xuân Hoà
500

50=10% 243=48,6%

190=38%
17=3,4%
THPT Bến
Tre
500

16=3,2%

173=34,6%

285=57% 26=5.2%

THPT Hai
Bà Trưng
500


2008


2009


16=3,2%

185=37% 280=56% 19 =
3,8%

Bảng 3: Kết quả học tập nội dung kỹ thuật bắn súng năm 2010 –
2011 của 3 trường THPT trên địa bàn thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả Tên trường Số
học
sinh

Năm
học
Giỏi % Khá% TB% Yếu%
THPT Xuân
Hoà
500

50=10% 245=49% 192=38,4%
13=2,6%
THPT Bến
Tre
500

16=3,2%

175=35% 285=57% 24=4,8%


THPT Hai
Bà Trưng
500

2010

2011



16=3,2%

194=38,8%

280=56% 16=3,2%

×