Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.45 KB, 73 trang )

1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
********






VI THỊ LẠI






KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY Ở LẠNG SƠN
HIỆN NAY



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết Học

Người hướng dẫn khoa học :
TS. VI THÁI LANG






HÀ NỘI - 2011
2

LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới T.S Vi Thái Lang đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn các thầy, cô trong trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy, cô khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy em
trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hoàn thành khóa luận.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân,
khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy,
cô cũng như các bạn sinh viên.

Em xin chân thành cảm ơn!



Tác giả khóa luận


Vi Thị Lại










3

LỜI CAM ĐOAN



Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.S
Vi Thái Lang. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.



Sinh viên
Vi Thị Lại

























4

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận chung về kế thừa và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc 8
1.1 Một số khái niệm 8
1.1.1 Văn hóa 8
1.1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc 13
1.1.3 Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 16
1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn 21
1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành nên bản sắc văn hóa

dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 21
1.2.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn 25
Chương 2: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày
ở Lạng Sơn hiện nay – Thực trạng và nguyên nhân 32
2.1 Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Tày ở Lạng Sơn hiện nay 32
2.2 Nguyên nhân của thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 47
Chương 3: Một số giải pháp nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 55
3.1 Một số định hướng chung nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 55
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 58
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã
hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới
tương lai cũng từ văn hóa. Là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổng hợp,
văn hóa như chất keo dính kết các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội… tạo
nên hình hài và bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa
tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có
bản sắc riêng của mình được kết tinh với hàng ngàn năm văn hiến. Cùng với
dòng chảy của thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân

tộc cũng vận động, biến đổi theo những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa
đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ
để làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên
âm hưởng văn hóa chung của cả cộng đồng người Việt.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi mặt của đời sống xã
hội, đã tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới cơ hội để phát
triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập, có cơ hội giao lưu và tạo thêm
nhiều giá trị văn hóa mới làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, vận hội của sự phát triển là nguy cơ phân
hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa. Hơn nữa, các
thế lực thù địch vẫn tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình, đặc biệt là trên mặt
trận văn hóa - tư tưởng, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Do
vậy, khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc đang là vấn đề cấp thiết vừa có tính
thời sự vừa lâu dài đối với đất nước ta. Đây là vấn đề không mới, rất nhiều
văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ trương, giải pháp
6

cụ thể việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc đặc biệt là
vùng văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương năm, (khóa VIII) Đảng chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ
thống các chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc
thiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong cộng đồng đa dân tộc, dân tộc Tày là dân tộc thiểu số đông
người nhất ở Việt Nam. Cộng đồng người Tày cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc
Đông Bắc và một phần Tây Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh như: Lạng Sơn,
Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang… Trong đó, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều
đồng bào Tày cư trú nhất. Sự phong phú về cảnh quan, môi trường của Xứ
Lạng đã tác động rất lớn đến đời sống văn hóa người Tày ở đây, làm nên một
đời sống văn hóa dân gian cổ truyền phong phú, độc đáo và đặc sắc như lễ
hội, trang phục, thơ, ca, tín ngưỡng đậm tính triết lý nhân sinh. Phần lớn

những giá trị đó đến nay vẫn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật của cư
dân người Tày. Chúng còn tương đối nguyên vẹn hoặc đã biến dạng, thay đổi
ít nhiều. Thậm chí có những giá trị bị mai một hoàn toàn, chỉ còn lại dưới
hình thức bào tàng hoặc nằm sâu trong lớp kí ức của người già ở vào lứa tuổi
“xưa nay hiếm”. Điều đó gây nhiều ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển văn
hóa dân tộc nói riêng và mục tiêu phát triển tỉnh Lạng Sơn nói chung. Do vậy,
kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn là một vấn đề
hết sức cần thiết.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Kế thừa và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay" làm khóa luận tốt nghiệp
chuyên ngành Triết học.


7

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc
độ khác nhau.
Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu như:
PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam",
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Phan Ngọc, "Bản sắc văn hóa Việt
Nam", Nxb Văn học, “2006. Hồ Bá Thâm, Bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Văn
hóa Thông tin, 2003
Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có:
Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, viện dân tộc học, “Các dân tộc ít
người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)”,Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội 1978.
Lò Giàng Páo, "Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 1997. Ngô Văn Lệ, "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày có các công trình:

Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, “ Văn hóa Tày Nùng”, Nxb Văn Hóa 1984.
Viện khoa học xã hội Việt Nam, viện dân tộc học , “Các dân tộc Tày Nùng ở
Việt Nam”, Hà Nội 1992. “Ai lên xứ Lạng”Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội
1994. Hoàng Quyết – Ma Khánh Bằng – Hoàng Huy Phách – Công Văn
Lược – Vương Toàn, “Văn hóa truyền thống Tày Nùng” Nxb Văn hóa dân
tộc 1993. Hoàng văn Páo (chủ biên), “Lượn Tày Lạng Sơn” , Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội 2003. La Công Ý, “Đến với người Tày và văn hóa Tày” ,
Nxb khoa học xã hội, Hà Nội 11/2010.
Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những
đặc điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của
dân tộc Tày ở nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở
việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Tày (nói
8

chung), người Tày ở Lạng Sơn (nói riêng) nhằm giới thiệu về người Tày;
những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Tày. Một số đề tài,
công trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm
hiểu một số nét văn hóa cụ thể; đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp
cho sự phát triển văn hóa dân tộc Tày nhưng cũng chỉ là những giải pháp
mang tính định hướng chung cho các dân tộc thiểu số; chủ yếu nghiên cứu về
văn hóa dân tộc Tày ở góc độ văn hóa, chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách
có hệ thống dưới góc độ triết học, chưa bàn nhiều tới vấn đề kế thừa và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn một cách khái quát. Chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề: "Kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay"
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay, khóa luận đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm

kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày Lạng Sơn
3.2 Nhiệm vụ
Khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Tày và tính tất yếu khách
quan của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày.
Hai là, đánh giá thực trạng vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng
Ba là, đề ra một số định hướng và giải pháp cơ bản, nhằm kế thừa và
phát huy bản sắc dân tộc Tày ở Lạng Sơn.


9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, khóa luận xác
định đối tượng nghiên cứu là văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn trên góc độ triết
học.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng
và phong phú. Khóa luận không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn
hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống,
ở khía cạnh triết học những giá trị văn hóa tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân
tộc Tày ở Lạng Sơn nhằm kế thừa và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này, khóa luận chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một

số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo tài liệu có liên quan đến
nội dung được đề cập trong khóa luận.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy
nạp và diễn dịch, điều tra, so sánh nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt
ra.



10

6. Đóng góp khoa học của đề tài
Khóa luận góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của tộc Tày ở Lạng
Sơn; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Tày dưới
góc độ triết học. Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế
thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn trong giai đoạn
hiện nay.
7. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ
lý luận về văn hóa, bản sắc văn hóa và vấn đề kế thừa nó; đồng thời góp phần
khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng
Sơn theo hướng: Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc.
Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
và giảng dạy các bộ môn: Triết học, Văn hóa, Dân tộc học ở các nhà trường,
làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở
Lạng Sơn.
8. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,

nội dung của khóa luận gồm 3 chương, 6 tiết








11

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Văn hóa
Văn hóa - Cho đến nay, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với
nhau về định nghĩa. Từ cổ chí kim, trong lịch sử loài người, xuất phát từ cách
tiếp cận và nhận thức khác nhau mà hình thành các định nghĩa về văn hóa.
Năm 1952, các nhà dân tộc học người Mỹ đã thống kê được hơn 300 định
nghĩa mà các tác giả thuộc nhiều nước khác nhau đó phát biểu về văn hóa, các
định nghĩa ấy đã khai thác vấn đề văn hóa dưới từng góc độ, từng mặt khác
nhau, nhưng ở khía cạnh nào đó cũng có sự thống nhất hoặc bổ sung cho nhau
trong sự nhận thức về văn hóa.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhìn nhận văn hóa như là một sản phẩm của
lịch sử, là sản phẩm của quá trình lao động cải tạo tự nhiên của các thế hệ
người. Do vậy, trình độ phát triển của văn hóa phụ thuộc vào trình độ nhận
thức và sức sáng tạo của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn của họ.
Nếu tách văn hóa ra khỏi đời sống của con người và xã hội loài người thì văn
hóa chẳng còn ý nghĩa gì cả.

Con người được sinh ra và sống trong giới tự nhiên. Nhưng con người
không bị hòa tan hay lệ thuộc vào giới tự nhiên mà ngày càng tách mình ra
khỏi giới tự nhiên và rồi quay lại giới tự nhiên, cải tạo nó, làm cho nó trở
thành giới tự nhiên thứ hai, giới tự nhiên của chính mình, đồng thời qua đó cải
biến chính bản thân mình - Đó chính là văn hóa. C.Mác viết:
“Cố nhiên, con vật cũng sản xuất… Nhưng súc vật sản xuất cái mà bản
thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến diện, trong
khi con người sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối
12

bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi không bị
nhu cầu thể xác ràng buộc, và chỉ khi không bị nhu cầu đó ràng buộc thì con
người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của từ đó; Con vật chỉ tái sản xuất ra
bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” [6, tr.137].
“Con người là một thực thể có ý thức, sống, hoạt động trên cơ sở hiểu
rõ bản thân, hiểu rõ đối tượng định tác động, từ đó tự chịu trách nhiệm về
mục tiêu, thái độ, hành vi, phương hướng tác động đến đối tượng. Sự tự ý
thức của con người được thể hiện rõ nột trong đời sống tinh thần, trong sáng
tạo nghệ thuật, họ sản xuất và xây dựng theo các quy luật cái đẹp” [7, tr.137],
điều đó thể hiện rõ đầu óc chiến lược, năng lực phân tích, tổng kết, dự báo,
gắn với tầm nhìn và nhãn quan văn hóa của chủ thể hành động.
Trong thế giới tự nhiên chỉ có duy nhất con người sống và hoạt động
với tư cách là chủ thể của bản thân mình, làm chủ giới tự nhiên, hòa vào giới
tự nhiên nguyên sơ, để tạo nên một “thiên nhiên thứ hai” nhằm thỏa mãn
những nhu cầu, ham muốn chinh phục tự nhiên, xã hội …của bản thân con
người - Đó là văn hóa. C.Mác cho rằng, xét đến cùng, văn hóa có nguồn gốc
từ lao động. Bởi lẽ, mọi hoạt động sáng tạo của con người nhằm cải biến tự
nhiên và xã hội đều bắt đầu từ lao động. Chính lao động đó sáng tạo ra con
người và xã hội loài người, làm cho con người ngày càng thoát ra khỏi bản
năng động vật, tiến dần đến trình độ trưởng thành về nhân cách, trình độ

trưởng thành về văn hóa của mỗi cá nhân.
Như vậy, theo C.Mác, văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở
sự hình thành và phát triển con người. Thước đo của sự tiến bộ và phát triển
này chính là mức độ hình thành và phát triển bản chất người trong quá trình
con người chinh phục và biến đổi tự nhiên, trong mối quan hệ giữa con người
với cộng đồng, mà bao trùm là quan hệ giữa đời sống tinh thần và không gian
sống vật chất của con người và của xã hội loài người. Nếu môi trường đầu
13

tiên cho con người sự hình thành và phát triển, quyết định sự tồn tại của con
người là sản xuất vật chất, thì môi trường thứ hai cho con người bộc lộ, phát
huy những năng lực và bản chất người trong các hoạt động sống, đó chính là
sản xuất văn hóa.
Quan niệm của V.I.Lênin về văn hóa khá rộng và bao quát. Từ cách
tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội, V.I.Lênin cho rằng: Sự phát triển của văn
hóa gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, mỗi một hình
thái kinh tế - xã hội có một nền văn hóa tinh thần đặc trưng (như một giá trị
lịch sử), khi hình thái kinh tế - xã hội thay đổi, thì nền văn hóa tương ứng với
nó cũng có sự thay đổi nhất định. Đây không có nghĩa là sự đứt đoạn hay
đoạn tuyệt với các giá trị văn hóa truyền thống, mà trong quá trình chuyển
hóa, nền văn hóa mới luôn kế thừa những di sản, thành tựu của nền văn hóa
trước đó, đồng thời bổ sung những yếu tố mới phù hợp với những đặc điểm
và quan hệ của hình thái kinh tế – xã hội mới. V.I.Lênin khẳng định: Ở đâu có
hoạt động của con người thì ở đó có văn hóa và văn hóa không chỉ dừng lại ở
văn hóa tinh thần mà còn bao hàm cả văn hóa vật chất. Người coi văn hóa là
phương tiện quan trọng nhất trong tất cả các loại hình hoạt động của con
người và là kết quả của quá trình hoạt động đó. Vì vậy, trong quá trình xây
dựng nền văn hóa mới, V.I.Lênin nhấn mạnh nguyên tắc tính đảng, tính nhân
dân, tính dân tộc, tính nhân loại trong văn hóa, cách mạng văn hóa, trước hết
là cách mạng trong trí tuệ, trong ý thức của quần chúng. Lênin khẳng định:

hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa phải là “của” nhân dân, chứ không
phải “cho” nhân dân. Người viết: “Chủ nghĩa xã hội được xây dựng không
phải bằng mệnh lệnh từ trên. Tinh thần của nó xa lạ với bộ máy nhà nước
quan liêu; Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo, tức là sáng tạo của chính
quần chúng” [31, tr.464].
14

Theo V.I. Lênin, muốn xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn hóa vô
sản có khả năng phát triển toàn diện năng lực và bản chất người, cần phải kế
thừa có phê phán các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại, đồng thời phát
triển nó lên một tầm cao mới, mang đậm chất liệu văn hóa và bản chất người.
Người nói rằng:
“Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải
là do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra…
văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài
người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội Tư bản, địa chủ và của xã hội quan
liêu” [31, tr.402].
Cũng như các bậc tiền bối của chủ nghĩa Mác, quan niệm về văn hóa
của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh cũng rất rộng; xuất phát từ chủ nghĩa yêu
nước, từ truyền thống văn hiến ngàn đời của dân tộc Việt Nam, với tầm nhìn
bao quát, Người đưa ra khái niệm về văn hóa như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [19, tr.431].
Quan điểm trên của Người đã khái quát được nội dung rộng nhất của
phạm trù văn hóa. Chỉ ra văn hóa không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần

của con người mà còn bao hàm trong đó cả những hoạt động vật chất. Người
cũng chỉ ra nguồn gốc sâu xa của văn hóa đó chính là nhu cầu sinh tồn của
con người, với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội. Nó biểu hiện
sự thống nhất của yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội trong con người, biểu hiện
15

khả năng và sức sáng tạo của con người. Nghĩa văn hóa mà nhà văn hóa lớn
Hồ Chí Minh đề cập được trải rộng trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần, nhưng việc phân định hai lĩnh vực văn hóa như trên chỉ có
tính chất tương đối, vì trên thực tế mỗi kết quả của hoạt động lao động của
con người đều bao hàm trong đó cả hai giá trị vật chất và tinh thần.
Người cho rằng: văn hóa là tinh hoa của dân tộc, văn hóa phải góp phần
khẳng định vị thế của dân tộc và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Cho nên:
“Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa
đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc
và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền
văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [18, tr.173].
Thấm nhuần lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng và Nhà
nước ta đã có sự đổi mới nhận thức về văn hóa trên mọi phương diện. Nghị
quyết bốn Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII); và đặc biệt, đến nghị
quyết Trung ương năm (khóa VIII) đã đề cập đến toàn bộ các vấn đề văn hóa
liên quan đến quốc tế dân sinh, đến xây dựng đời sống tinh thần cho con
người. Trong năm quan điểm chỉ đạo cơ bản của nghị quyết, quan điểm thứ
nhất đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”[10,tr.55].
Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều định
nghĩa khác nhau: “Văn hóa là tất cả những sản phẩm vật chất và không vật
chất của hoạt động con người, là giá trị và phương thức xử thế được công
nhận, đã khách thể hóa và thừa nhận trong một cộng đồng truyền lại cho một
cộng đồng khác và cho các thế hệ mai sau” [16, tr.11]. Hay “Văn hóa là khái

niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chất người trong tất cả các
dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị - cả giá trị vật chất và
16

giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn và lịch sử
xã hội của mình.” [15, tr.13-14]
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Lịch sử văn hóa là lịch
sử của con người và loài người: Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho
con người trở thành người. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến
con người, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi
là văn hóa. Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần,
là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực
sản xuất tinh thần của con người. Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực
cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ
có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ
là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần
không phải bao giờ cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường
được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất. Ngoài ra, còn các giá trị
tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất
khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối
sống, phong tục tập quán…
1.1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc
Theo từ điển Tiếng Việt, bản sắc chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạo thành
phẩm cách đặc biệt của một vật.
Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một
nền văn hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa một
dân tộc. Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với
chính điều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai
đoạn phát triển khác nhau của một dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy, cho dù

có trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những không mất
17

đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù
hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóa
dân tộc mình, làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác. Khi nói đến một
trong những nét đặc trưng văn hóa ấy, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là
dân tộc nào mà không cần phải gọi tên.
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Nó
là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này
qua đời khác. Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình:
“Một dân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào
đó có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ
được tiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và
phát triển được bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong
tay chìa khóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập” [5, tr. 48].
Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của
cái riêng (văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại). Mỗi dân tộc
trong quá trình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào
kho tàng văn hóa chung. Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá
trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái đồng nhất đó chính là bản sắc văn
hóa của một dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiện
nhất thời, nó có mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời
sống văn hóa dân tộc.
Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông
qua văn hóa. Vì vậy, có thể coi bản sắc dân tộc của văn hóa hoặc bản sắc văn
hóa dân tộc: “Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn
hóa nào cũng được xếp vào bản sắc. Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa
nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng văn hóa
khác là bản sắc” [34, tr.13].

18

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản trong
sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ
thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ
tư tưởng… trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó.
Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tới
bản sắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi
của bản sắc dân tộc. Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ
và rõ nét hơn ở văn hóa. Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định
sự tồn tại của một dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy.
Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị. Giá trị tinh thần bên trong
và biểu hiện bên ngoài của bản sắc dân tộc có mối quan hệ khăng khít củng cố
thúc đẩy nhau phát triển. Văn hóa không được rèn đúc trong lòng dân tộc để
có bản lĩnh, trở thành sức mạnh tiềm tàng bền vững thì bản sắc dân tộc của
văn hóa sẽ mờ phai. Ngược lại, nếu văn hóa tự mình làm mất đi những màu
sắc riêng biệt, độc đáo của mình, sẽ làm vơi chất keo gắn kết tạo thành sức
mạnh bản lĩnh của văn hóa.
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc có thể do nhiều yếu tố
như: hoàn cảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức
hoạt động kinh tế. Nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, không thể không xuất phát
từ những yếu tố tạo thành dân tộc. Vì thế hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân
tộc phải hiểu theo khái niệm phát triển, khái niệm mở. Nó không chỉ là hình
thức mà còn là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ các
dân tộc Việt Nam. Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ V khóa VIII của
Đảng đã chỉ rõ:
“Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí
19


tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia
đình - làng xã - Tổ quốc… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” [11, tr.56].
Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gồm nhiều loại hình, nhiều
tầng, nhiều lớp, nhiều sắc màu, nhiều mức độ và quy mô khác nhau, tạo nên
giá trị to lớn là nền tảng bền vững của bản sắc dân tộc. Nguồn nuôi dưỡng vô
tận tâm hồn và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc. Đây là kho của
cải vô giá, di sản vô cùng quý báu của văn hóa Việt Nam. Việc nhận diện
đúng về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc và các dân tộc thành viên là việc làm hết
sức có ý nghĩa. Bởi lẽ, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc phải có sự chặt chẽ, hài hòa và thực hiện theo định hướng, đường lối của
Đảng, Nhà nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân.
1.1.3 Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Kế thừa là một trong những vấn đề có tính quy luật của phủ định biện
chứng, là cầu nối giữa cái cũ và cái mới. Với ý nghĩa đó tìm hiểu vấn đề kế
thừa có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Theo từ điển tiếng Việt: Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục
phát triển những cái có giá trị tinh thần [29, tr. 509]. ‘‘Phát huy’’ là làm cho
cái hay, cái tốt có tác dụng.
Bách khoa thư triết học xem “Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai
đoạn hay nấc thang phát triển khác nhau, mà bản chất của mối liên hệ đó là
bảo tồn những yếu tố này hay yếu tố khác của chỉnh thể” [1, tr. 360]
Đại học bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) cho rằng: “Kế thừa là mối
liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình phát triển trong đó có cái mới lột
bỏ cái cũ, giữ lại trong mình một số yếu tố của cái cũ” [12, tr. 360]
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan đều luôn nằm trong quá trình vận động, biến
20


đổi và phát triển không ngừng theo những quy luật nhất định. Một trong
những quy luật chung, biểu hiện khuynh hướng của sự phát triển, là quy luật
phủ định của phủ định mà kế thừa là một đặc trưng cơ bản. Tính kế thừa thực
chất chính là “mối liên hệ tất yếu khách quan giữa mới và cũ trong quá trình
phát triển” [28, tr. 269]. Trong mối quan hệ đó, cái mới luôn ra đời, thay thế
và phủ định cái cũ, nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ khăng khít với nhau,
đó là sự kế thừa của cái mới đối với cái cũ. Ăngghen khẳng định: “Phủ định
trong phép biện chứng, không phải chỉ có ý nghĩa giản đơn là nói: không,
hoặc giả là tuyên bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá hủy sự vật ấy theo
một cách nào đó” mà “sự phủ định trong đó có sự phát triển” [8, tr. 201]. Quá
trình phủ định diễn ra không phải là sự phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn
mà là sự phủ định biện chứng, đó là “quá trình tự thân phủ định, tự thân phát
triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so
với cái cũ bị phủ định” [14, tr. 333]. Phủ định biện chứng mang hai đặc trung
cơ bản, đó là: tính khách quan và tính kế thừa.
Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ: phủ định là
kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật, chứ không
phải do sự áp đặt từ bên ngoài. Phủ định biện chứng là sự phủ định mang tính
kế thừa. Với nghĩa đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Giá trị của kế
thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới.
Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô. Nhờ việc giữ lại những nhân tố tích
cực của cái bị phủ định - tức là nhờ có kế thừa - mà cái mới có tiền đề cho sự
xuất hiện của mình.
Phát triển chính là sự vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến
cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ lạc hậu đến tiến bộ. Kết quả
của quá trình vận động đó là sự ra đời của sự vật mới hoàn thiện hơn sự vật
cũ. Trong quá trình này, những yếu tố tích cực của cái cũ được giữ lại, cải
21

biến để tham gia vào sự vật. Phát triển không phải là bước đi thuần túy mà là

một khuynh hướng trải qua nhiều giai đoạn bao hàm trong nó những bước đi
quanh co, phức tạp. Tuy nhiên, sự phát triển đó không phải diễn ra theo
đường thẳng mà theo đường xoáy ốc. Đề cập đến vấn đề này, V.I. Lênin viết:
“Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua nhưng dưới một hình
thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có
thể
Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói
chung. Không có một sự phát triển nào lại được bắt đầu từ con số “0”. Mọi sự
phát triển luôn luôn là quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực
của cái cũ bao giờ cũng được giữ lại, kế thừa và phát triển trong sự ra đời của
cái mới. Sự phát triển của những giá trị tạo thành bản sắc văn hóa của một dân
tộc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là di
sản vô cùng quý giá; đó là tinh hoa, cốt lõi và là linh hồn của chính dân tộc
đó. Tuy nhiên, những giá trị tạo nên bản sắc đó, không phải là bất biến và
tuyệt đối như nhau trong mọi thời đại. Khi điều kiện lịch sử đã có sự thay đổi
thì cần phải có sự chọn lọc, kế thừa, bổ sung và đổi mới đối với những giá trị
đó.
Việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và
củng cố cộng đồng các dân tộc, vì sự phát triển toàn diện cho mỗi dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (trong đó có dân tộc Tày ở Lạng Sơn),
là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và nhà
nước ta hiện nay. Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là vấn đề
trung tâm của chính sách dân tộc về văn hóa.
Văn hóa không phải là một hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt
và ban phát cho con người, cũng không phải do ý muốn chủ quan của con
22

người, mà nó hình thành dựa trên nhiều những nhân tố khác nhau như kinh tế,
chính trị - xã hội…Chính vì lẽ đó mà không phải bất kỳ một giá trị văn hóa

nào, hay một nét văn hóa nào cũng đều phù hợp với mọi chế độ xã hội, và đều
được con người chấp nhận và tiếp thu. Cũng không phải giá trị văn hóa nào
cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
Ngược lại, có những giá trị văn hóa lại làm cản trở sự phát triển vì nó đã lỗi
thời, không còn phù hợp với thời kỳ mới. Thậm chí, ngay trong một giá trị
văn hóa, có mặt còn là nhân tố thúc đẩy, nhưng mặt khác lại là nhân tố cản
trở. Vì vậy, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân
tộc Tày ở Lạng Sơn là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.
Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Tày đã có từ xa xưa. Chúng ta chỉ nên và cần kế
thừa những nét văn hóa thực sự có giá trị, những nét văn hóa còn phù hợp với
yêu cầu của xã hội và với giai đoạn hiện tại, nhưng đang đứng trước nguy cơ
bị mai một.
Kế thừa những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày, mà những nét
văn hóa đó mặc dù trải qua nhiều những thăng trầm, biến cố của lịch sử xã hội
nó vẫn trường tồn, không mất đi nét độc đáo, riêng có của dân tộc Tày. Kế
thừa bản sắc văn hóa của dân tộc Tày là kế thừa những nét văn hóa đặc trưng
nhất, mà người ta có thể dựa vào đó để phân biệt cộng đồng tộc người Tày với
các dân tộc khác. Những đặc trưng văn hóa này không bị pha trộn, mặc dù
luôn có sự giao thoa rất mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, của các cộng đồng
tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng sơn là sự thừa
hưởng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đã được hình thành từ rất
lâu đời cùng với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Tày hàng ngàn
23

năm nay. Với đặc điểm của tự nhiên và môi trường sinh tụ của dân tộc đã tạo
cho văn hóa Tày nói chung, văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn nói riêng,
những điểm độc đáo tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Tày ở Lạng

Sơn.Việc giữ gìn một nền văn hóa như nó vốn có đã khó, nhưng tìm những
cái hay, cái tốt, cái phù hợp với giai đoạn mới và phát triển nó, làm cho nó
phát huy tác dụng mà không làm mất đi bản sắc, cái cốt lõi của nền văn hóa
đó là việc làm còn khó hơn nhiều.
Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn là kế
thừa những nét văn hóa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân
và xã hội. Vì vậy, nói kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở
Lạng sơn hiện nay thì trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng địa
phương mà lựa chọn, để có thể đưa ra những phương hướng và giải pháp khả
thi trên thực tế.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra
nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để các tỉnh miền núi
như Lạng Sơn phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện
mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Quá trình
vận động, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH đẩy mạnh của
cả nước cũng như của khu vực miền núi phía Bắc sẽ tác động sâu sắc và toàn
diện đến sinh hoạt văn hóa, đến bản sắc và bản lĩnh văn hóa từng dân tộc.
Bản sắc dân tộc luôn mang tính lịch sử cụ thể và luôn tạo lập các giá trị
mới, để thích ứng với yêu cầu phát triển chung của thời đại. Vì vậy, bản sắc
văn hóa dân tộc phải được hiểu trong xu thế phát triển, và phát triển là điều
kiện để giữ gìn bản sắc. Với chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi
của Đảng, chúng ta cần phải bảo lưu, khai thác cả cái cũ và mới trong những
vùng dân cư mới để biến Lạng Sơn thành tỉnh giàu mạnh của đất nước với
24

một bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo trong sự thống nhất của nền văn hóa
Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đồng bào các dân tộc ở tỉnh Lạng
Sơn, trong đó có dân tộc Tày chủ động tham gia vào quá trình CNH, HĐH
vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa khai thác nó tạo

động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa
miền núi với miền xuôi và với các vùng khác trong cả nước. Để làm được
điều đó ngoài việc tạo các tiền đề phát triển kinh tế, xã hội vững chắc thì việc
gìn giữ và kế thừa các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa các dân tộc là
một vấn đề hết sức cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn
mới hiện nay.
1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn
1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội hình thành nên bản sắc văn hóa dân
tộc Tày ở Lạng Sơn
Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam;
bao gồm 1 thành phố và 10 huyện; dân số là 831.887 người, có 7 dân tộc anh
em, trong đó số người dân tộc Tày chiếm 35,92%.
Tộc người Tày làm ăn sinh sống ở Lạng Sơn đã rất lâu. Sự biến đổi về
môi sinh, quá trình lịch sử và dân số… đã tác động mạnh đến nếp sống và
phong tục tập quán của người Tày ở Lạng Sơn, khiến cho sắc thái văn hóa của
họ vừa có những nét chung của văn hóa Tày, và những nét riêng, độc đáo.
- Về vị trí định canh, định cư:
Người dân tộc Tày ở Lạng Sơn cư trú ở hầu hết các địa phương của
tỉnh. Sự xen kẽ giữa người Tày và người Việt trong các địa phươg này cũng
diễn ra theo nhiều cấp độ khác nhau, những xã gần huyện lỵ thì người Tày và
người Việt sống xen kẽ nhưng thành từng làng hoặc chòm xóm riêng biệt, ở
những nơi vùng sâu, vùng xa thì mức độ xen kẽ là ngay trong cùng một làng
nhưng tỷ lệ người Việt ít hơn.
25

- Tính đặc thù trong kinh tế:
Người Tày ở Lạng Sơn sống định canh, định cư nên trong sản xuất
nông nghiệp, chủ yếu canh tác lúa nước, sản xuất nhỏ theo kiểu tự túc, tự cấp;
ngoài việc cấy lúa nước họ còn phát nương trồng lúa. Sau năm 1999, với dự
án 135 hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, đã tạo

ra những bức đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của
đồng bào Tày, nhờ đó mà mức sống và thu nhập của người dân được cải
thiện.
Cơ chế thị trường đã tác động rất lớn đến tập quán canh tác và chăn
nuôi của cư dân Tày, việc trao đổi, mua bán hàng hóa trong các bản, làng
cũng diễn ra phong phú và nhộn nhịp không khác gì các chợ miền xuôi, đây là
điều kiện thuận lợi để người dân thoát dần ra khỏi tập quán canh tác cũ, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Nghề thủ công truyền thống của người Tày chủ yếu là dệt vải, nhuộm
chàm, nghề mộc, đan lát. Trước đây, gia đình người Tày nào cũng có khung
cửi, họ tự trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải, người phụ nữ làm ra
những vuông vải cho mình, cho những người trong gia đình và làm của hồi
môn đem đến nhà chồng. Sự khéo léo thể hiện trong những vuông vải trở
thành một trong những tiêu chuẩn về giá trị của người phụ nữ Tày. Người Tày
có một câu ca dao với nội dung răn dạy con gái phải chăm chỉ, siêng năng
trong việc dệt vải, nhuộm chàm: “Bìm bịp bước đủng đỉnh trên bờ ruộng, đàn
bà lười dệt vải biến thành con hổ” (Nốc côt tuấy cằn nà đoải đoải, mẻ nhình
chạn tắm phải pền slưa) .Mặc dù rất khéo léo nhưng nghề mộc của người Tày
chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ, giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm
đuống, cối giã gạo hoặc phục vụ cho sản xuất vui chơi chứ không chuyên
mộc, không làm hàng hóa; việc đóng các đồ gia dụng, làm gạch, xây nhà…chỉ
phổ biến trong thời gian gần đây.

×