Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.08 KB, 64 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1





















TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
********






BÙI THẾ ANH



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị


Người hướng dẫn khoa học :
Th.S TRẦN THỊ HOA LÝ




HÀ NỘI - 2011

Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 4
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….5
2. Tình hình nghiên cứu ………………………………………………… 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………… 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….6
6. Kết cấu của khoá luận ………………………………………………….7
PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………….8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………….8
1.1. Thành phần kinh tế tư nhân …………………………………………… 8
1.1.1 Khái niệm kinh tế tư nhân ………………………………………8
1.1.2. Kết cấu của kinh tế tư nhân ……………………………………11
1.2. Sự cần thiết thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam hiện nay ………………………………………………… 13
1.2.1. Khái niệm công nghiệp, hoá hiện đại hoá …………………….13
1.2.2 Tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam hiện nay ………………………………………… 14
1.3. Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở nước ta hiện nay …………………………………………………… 16
1.3.1. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động …………… 17
1.3.2. Huy động nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển,

đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương góp phần vào
xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ………………19
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT

Trường ĐHSP Hà Nội 2
3

1.3.3. Tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất, thực hiện dân chủ hoá kinh tế ………………………21
1.3.4. Kinh tế tư nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hợp lý, hiệu quả và hiện đại ……………………………21
1.3.5. Kinh tế tư nhân góp phần mở rộng quạn hệ kinh tế đối ngoại,
hiện đại hoá sản xuất ………………………………………… 23
1.3.6. Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng
vào việc phát triển xã hội ………………………………………24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………25
2.1. Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam ……………………….25
2.1.1 Kinh tế tư nhân thời kì trước 1986 …………………………… 25
2.1.2 Kinh tế tư nhân thời kì sau 1986 ……………………………….27
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay …………………………………… 30
2.2.1. Thành tựu ………………………………………………………30
2.2.2 Một số hạn chế yếu kém ……………………………………….36
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên …………………………40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………… 44
3.1. Quan điểm chỉ đạo và phương hướng phát triển kinh tế tư nhân
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đảng
và nhà nước ta ………………………………………………………….44
3.1.1 Quan điểm chỉ đạo của đảng và nhà nước …………………… 44


Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
4

3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay ………… 46
3.2. Một số giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển ………………48
PHẦN KẾT LUẬN ……………………………………………………… 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………62























Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế quốc dân, trong sự phát triển nền kinh tế nhiều thành định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Kinh tế tư nhân phát triển sẽ góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước. Vì vậy, phát triển kinh tế tư nhân là
một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta bởi
vi:
- Thứ nhất: với trình độ phát triển như hiện nay của lực lượng sản xuất
ở nước ta, sự tồn tại của kinh tế tư nhân vẫn là một nhu cầu khách quan.
- Thứ hai: kinh tế tư nhân đã và đang chứng tỏ được vai trò động lực
của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Thứ ba: sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian vừa qua đã
đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất
nước như: huy động nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, an ninh – quốc phòng.
Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các
thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở
nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít,
công nghệ sản xuất còn lạc hậu, trình độ quản lí còn yếu kém, hiệu quả sức

cạnh tranh còn thấp…chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
6

hoá, hiện đại hoá. Để kinh tế tư nhân phát huy được vai trò trong phát triển
kinh tế đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chính sách biện pháp quản lí phù
hợp, không làm mất vai trò của nó nhưng cũng không để nó vận động một
cách tự phát. Vì thế, tôi đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát
triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Việt Nam hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu.

Phát triển kinh tế tư nhân là một vấn đề nổi bật trong quá trình chuyển
đổi nền kinh tế ở Việt Nam. Trước kia kinh tế tư nhân không được coi trọng
phát triển, thậm chí còn bị xoá bỏ, vì thế nền kinh tế của nước ta đã lâm vào
cuộc khủng hoảng. Vì vậy, khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì kinh
tế tư nhân được đặc biệt quan tâm, đã có rất nhiều nhưng bài báo, những công
trình khoa học… nghiên cứu về kinh tế tư nhân như:
Nguyễn Anh Dũng: “phát triển khu vực kinh tế tư nhân – thực trạng
nguyên nhân và giải pháp”.
PGS. TS Trịnh Thị Mai Hoa: “kinh tế tư nhân việt nam trong tiến trình
hội nhập”
Nguyễn Thanh Tuyền: “thành phần kinh tế tư nhân và quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Tuy nhiên các bài viết trên vẫn chưa phân tích một cách đầy đủ thực
trạng và giải pháp để kinh tế tư nhân phát triển. Do đây luôn là một vấn đề
mang tính cấp bách và luôn mang tính thời đại đối với sự phát triển kinh tế
Việt Nam hiện nay. Vì vậy, em đi sâu tìm hiểu, phân tích đầy đủ thực trạng và
đưa ra các giải pháp cần thiết, thiết thực để thúc đẩy kinh tế tư nhân nói riêng

và kinh tế đất nước nói chung phát triển theo định hướng XHCN.


Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a, Mục đích
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lí luận và quan điểm về kinh tế tư
nhân, thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện
nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư
nhân ở nước ta hiện nay.
b. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề về lí luận và quan điểm về kinh tế tư nhân, vai
trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta.
- Chỉ ra thực trạng (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại)
- Đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát
triển.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu khu vực kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
b. Phạm vi nghiên cứu.
Do khuân khổ có hạn của đề tài nên phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung
vào thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghệp tư nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh…dựa trên các nguồn tài liệu

thu thập được về kinh tế tư nhân.



Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
8

6. Kết cấu của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của khoá luận gồm có ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.



















Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
9

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Thành phần kinh tế tư nhân
1.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 – 1945 thành công, nhận định về vai trò
của kinh tế tư nhân ở Việt Nam lúc bấy giờ. Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã
tuyên bố “… để giành lấy nền độc lập của nước nhà thì giới công thương phải
hoạt động và xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng, thịnh vượng.
Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới công thương trong cuộc
kiến thiết này…”. Vì vậy, từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho
tới nay, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “kinh tế tư nhân”, tùy
theo từng quan điểm và cách nhìn nhận về sở hữu nên trên thực tế, khái niệm
kinh tế tư nhân thuờng mang tính chất tương đối và không thống nhất.
- Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu toàn bộ hay đại
bộ phận tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân và lao động làm thuê, người

chủ chiếm đoạt giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra. Với cách hiểu này,
kinh tế tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần (do tư nhân nắm tỷ lệ cổ phiếu khống chế) quan niệm kinh tế
tư nhân như vậy đã không bao gồm các cơ sở kinh tế cá thể.
- Kinh tế tư nhân gồm các đơn vị kinh tế mà phần lớn vốn do một hoặc
một số tư nhân góp lại, huy động cổ phần (nhưng do một hoặc một nhóm tư
nhân nắm cổ phần chi phối), thuê lao động sản xuất kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
10

- Kinh tế tư nhân bao gồm các công ty doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở
kinh tế cá thể. Nó còn bao gồm cả các hợp tác xã do tư nhân đội lốt, các
doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc bao gồm các hộ kinh tế gia đình, tiểu
chủ và tiểu tư nhân có phân biệt theo giá trị tài sản và số lao động làm thuê.
Nghĩa là, kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế dựa trên sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất.
- Kinh tế tư nhân bao gồm các cơ sở kinh tế ngoài kinh tế nhà nước (kể
cả kinh tế hợp tác xã và kinh tế gia đình).
Kinh tế tư nhân cũng có thể được hiểu là khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh. Cách nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành ba khu vực kinh tế:
khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy việc đưa khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi khu vực kinh tế tư nhân trong nước sẽ
không đánh giá đúng tiềm năng, cũng như vai trò của khu vực kinh tế này cho
sự phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong nền kinh tế mở, từng bước tiến
tới hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Trong các văn kiện của Đảng ta, kinh tế tư nhân thường được hiểu là một
thành phần kinh tế. Nghị quyết 16 Bộ chính trị và nghị quyết hội nghị TW lần
thứ 6 (khóa VI) nêu quan niệm: kinh tế tư nhân là đơn vị kinh tế do người có

vốn, tài sản lập ra, sản xuất, kinh doanh theo pháp luật, bao gồm các hình thức
xí nghiệp kinh doanh, công ty tư doanh, công ty cổ phần…
Trong văn kiện lần thứ VII của Đảng, kinh tế tư nhân được hiểu là các cơ
sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Trong văn kiện có đoạn
viết: “kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất theo sự
hướng dẫn quản lý của nhà nước; trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm
vi hoạt động tương đối rộng ở những đơn vị chưa có điều kiện tổ chức kinh tế
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
11

tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà
nước dưới nhiều hình thức”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định nền kinh tế ở
nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể;
kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của
BCHTW Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể tiểu chủ
và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể và các
loại hình doanh nghiệp tư nhân”.
Trong văn kiện lần thứ X của Đảng khẳng định: nền kinh tế nước ta có
5 thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân(cá
thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền
kinh tế.
=> Từ những quan điểm trên cho thấy, nếu căn cứ vào quá trình ra đời,
phát triển của kinh tế tư nhân và căn cứ vào quan điểm của Đảng ta về kinh tế
tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần có thể hiểu: kinh tế tư nhân là một

khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (hoặc vốn) với các
hình thức tổ chức doanh nghiệp, công ty tư nhân và các cơ sở kinh tế cá thể.
Để hiểu rõ hơn về bản chất của kinh tế tư nhân, ta cần xem xét nó trên
các quan hệ kinh tế cơ bản sau:
Thứ nhất, về quan hệ sở hữu: kinh tế tư nhân thể hiện quan hệ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất (hoặc vốn) cũng như của cải vật chất được tạo ra nhờ
sản xuất (hoặc vốn) ấy. Trong quá trình phát triển của sản xuất xã hội, sở hữu
tư nhân đã trải qua hai trình độ, phát triển từ thấp tới cao. Trình độ thấp là sở
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
12

hữu tư nhân nhỏ. Đây là sở hữu của những người lao động tự do sản xuất ra
sản phẩm từ lao động của chính mình và các thành viên trong gia đình. Trình
độ cao là sở hữu tư nhân lớn. Sở hữu này phát triển từ tư nhân nhỏ, song khi
nó được hình thành thì nó lại là cơ sở nảy sinh mâu thuẫn về giai cấp - mâu
thuẫn giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
Thứ hai, về quan hệ quản lý: xuất phát từ quan hệ sở hữu của kinh tế tư
nhân trong quan hệ quản lý của khu vực kinh tế này gồm các quan hệ quản lý
dựa trên sở hữu tư nhân lớn - đây là quan hệ quản lý giữa chủ sở hữu và
người lao động, giữa quản lý và bị quản lý.
Thứ ba, về quan hệ phân phối: trong kinh tế tư nhân, quan hệ phân phối
được dựa trên sở hữu tư nhân, do chủ tư nhân thực hiện. Đối với các cơ sở tư
nhân mà người sở hữu đồng thời là người lao động, không thuê mướn công
nhân, thì phân phối kết quả sản xuất được thực hiện trong nội bộ gia đình.
Còn các cơ sở sản xuất tư nhân lớn, chủ sử dụng lao động của lao động làm
thuê thì phân phối kết quả sản xuất thì căn cứ vào giá trị sức lao động của lao
động làm thuê để trả công cho họ, còn phần thặng dư thuộc về người sở hữu.
Tất nhiên, trong các phương thức sản xuất khác nhau thì quan hệ phân phối
của kinh tế tư nhân cũng có sự khác biệt nhất định.

1.1.2. Kết cấu của kinh tế tư nhân.
a, Bộ phận kinh tế cá thể, tiểu chủ
Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động.
Kinh tế tiểu chủ cũng chính là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ
về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ
yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân gia đình.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành
nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh tiềm năng về vốn
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
13

sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng lao động. Do đó, việc mở rộng
sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ cần được khuyến khích.
Hiện nay, ở nước ta thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới
hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng lớn, có vị
trí quan trọng, lâu dài. Đối với nước ta, cần phải phát triển mạnh mẽ thành
phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, vừa
giải quyết nhiều việc làm cho người lao động - một vấn đề cấp bách hiện nay
của đời sống kinh tế xã hội.
Trong những năm gần đây, thành phần kinh tế này phát triển nhanh
chóng trong nông lâm - ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần quan
trọng vào các thành tựu kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, kinh tế
cá thể tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không loại bỏ được hạn chế
vốn có như: tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật. Do đó Đảng ta chỉ
rõ: cần giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ, giải quyết các vấn đề khó khăn về
vốn, về khoa học công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “kinh tế cá thể tiểu chủ ở cả nông thôn và
thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để

phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh
cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn” [10, 31], phát triển các loại
hình thông tin với qui mô phù hợp trên từng địa bàn.
b, Bộ phận kinh tế tư bản tư nhân.
Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa
trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột
sức lao động làm thuê.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa tư bản như hiện nay, thành phần
kinh tế này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản
xuất, xã hội hóa sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
14

hội. Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động nhạy bén với kinh tế thị
trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân bước đầu có sự phát
triển, nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh
doanh bất động sản, đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích tư bản tư nhân bỏ
vốn vào đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu của dân cư. Nhà nước bảo
hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ: xóa bỏ định kiến và tạo điều kiện
thuận lợi về tín dụng, về khoa học công nghệ, về đào tạo cán bộ- cho thành
phần kinh tế này.
Tuy nhiên,đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao.Trong văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “khuyến khích
phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất,
kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về
chính sách pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định
hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích

chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lạo động, liên
doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, xây dựng
quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp và người lao động.”[ 10, 31]
1.2. Sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay.
1.2.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là một khái niệm đã được đưa ra ngay
khi cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 diễn ra ở Tây âu, khi đó công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được hiểu :là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao
động sử dụng máy móc. Tuy nhiên, đây là một khái niệm mang tính lịch sử xã
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
15

hội, tức là luôn luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội, của khoa học - công nghệ.
Kế thừa có chọn lọc những tri thức của nhân loại những bài học kinh
nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời,
cũng từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1960) ở Việt Nam
và tại đại hội Đảng lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam xác định: công
nghiệp hóa ,hiện đại hóa là quá trinh chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ va quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức
lao động bằng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa
trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm tạo
ra năng suất lao động cao.
1.2.2. Tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trên
thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để thực hiện

mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ". Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là
quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với các lĩnh vực của đời sống xã hội
(kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ…) làm cho xã hội phát triển lên một
trạng thái mới về chất. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, là phải xây
dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, trong đó có công nghiệp
và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Chính vì vậy muốn
thực hiện thành công nhiệm vụ trên thì nhất thiết phải tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa tức là chuyển kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành kinh tế
công nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
16

Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, thì cũng cần có một nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cân
phải xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới nhất tiên tiến nhất của khoa
học và công nghệ.Cơ sở vật chất kỹ thuật đó phải tạo ra được một năng suất
lao động xã hội cao. Do đó chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa để tạo nền tảng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp kém, trình độ của lực lượng
sản xuất chưa phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập,
chưa hoàn thiện. Vì vậy, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất cần
thiết.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công
nghệ, sản xuất, tăng năng suất lao động công nghiệp hoá hiện đại hoá chính là
thực hiện xã hội hoá nhiều mặt, góp phần ổn định, ngày càng nâng cao đời

sống vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các
ngành, các vùng trong phạm vi mỗi nước và các nước với nhau, nâng cao
trình độ quản lý kinh tế của nhà nước nâng cao khả năng tích luỹ mở rộng sản
xuất.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng nâng cao vai trò của
nhân tố con người trong nền sản xuất và đặc biệt trong nền sản xuất lớn hiện
đại, kỹ thuật cao. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá
mới có khả năng thực hiện và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn
diện nhân tố con người.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố
và tăng cường tiềm lực quốc phòng khả năng đảm bảo an ninh và quốc phòng,
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
17

các yếu tố vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đó, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá có tác dụng trực tiếp và chủ yếu trong việc tạo ra tiềm lực to lớn cho quốc
phòng.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tạo nhiều khả năng cho việc thực
hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học, công nghệ văn
hoá xã hội v.v
1.3. Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta hiện nay.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, sự tăng
trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và sự phát triển của cộng
đồng là gắn liền với nhau.Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển
của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực luợng sản xuất, thúc đẩy phân
công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng công nghiệp hóa
hiện đại hóa phát triển kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa, thực

hiện các chủ truơng về xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục… đem lại thu nhập
cao hơn cho nguời lao động. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp thu nhập cao
hơn nghĩa là thị trường rộng lớn hơn, sức khỏe và giáo dục tốt hơn thì lực
lượng lao động có năng suất cao hơn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì
vậy, kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của
đất nước nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra
hết sức mạnh mẽ như hiện nay. Đồng thời nhờ có kinh tế tư nhân chúng ta sẽ
hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo huớng hiện
đại vào năm 2020. Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được thể hiện trong nhiều mặt của đời sống xã hội.

1.3.1. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
18

Khu vực kinh tế tư nhân phát triển khắp các vùng của cả nước tạo khả
năng to lớn trong việc giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người lao
động (nhất là trong hoàn cảnh thất nghiệp như hiện nay).
Theo báo cáo của viện nghiên cứu kinh tế trung ương(CIEM), tổng số
lao động làm việc tại các doanh nghiệp năm 2006 là 6722,2 ngàn người, tăng
3184,7 ngàn người so với năm 2000. Trong đó, số lao động làm việc trong
DNNN đã giảm mất 181,5 ngàn người; trong đó doanh nghiệp tư nhân tăng
thêm 2329 ngàn người và trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(DNFDI) tăng thêm 1037,7 ngàn người. Như vậy, DNNN trong 7 năm qua
không tạo thêm công ăn việc làm mới cho người lao động; mà ngược lại, đã
mất đi hơn 181 ngàn chỗ làm việc. Ngược lại, số lao động làm việc trong
doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng hơn 3 lần trong những năm 2000-
2006, từ hơn 1 triệu lên hơn 3 triệu người. Tương tự, số lao động làm việc
trong các DNFDI đã tăng hơn 3 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng

lên hơn 1,4 triệu người năm 2006. Số lao động làm việc trong các doanh
nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 28% tổng số lao động trong doanh nghiệp,
giảm hơn một nửa (59,1%)so với 2000.[15, 135]
Trong khi đó, tỷ trọng lao động của DNTN trong nước và DNFDI đã
tăng lên tương ứng từ 50,1% và 21,5% vào năm 2006 lên 57,5% và 22,4%
năm 2008. Thành quả về tạo công ăn việc làm của các DNNN hoàn toàn
không tương xứng với những nguồn lực to lớn mà DNNN sử dụng. Nếu so
với tổng số lao động của cả nước là 43,35 triệu lao động, thì số lao động trong
các DNNN chỉ chiếm dưới 4,4% trong năm 2006. Tuyệt đại bộ phận người
lao động (trên 95,6%) gồm nông dân, những người lao động tự do và những
người lao động trong các DNTN và DNFDI sử dụng khoảng ½ tổng đầu tư
của xã hội
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
19

Chính sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế tư nhân, đã tạo ra một
luợng lớn công ăn việc làm cho xã hội. Việc làm không phải chỉ do nhà nước
tạo ra cho người lao động, mà người lao động sẽ tự tạo việc làm, tự kiếm sống
và tự làm giàu. Lao động trước đây, chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm- ngư-
nghiệp nay dần chuyển sang các ngành nghề khác như: công nghiệp, dịch
vụ…để từ đó hình thành nên cơ cấu lao động hợp lý giữa các ngành, các vùng
theo hướng hiện đại, hiệu quả .
Trong giai đoạn hiện nay, để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp đòi
hỏi phải có một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có năng lực
phẩm chất. Do đó, kinh tế tư nhân không chi góp phần giải quyết một lượng
lớn lao động mà còn làm tăng sự lựa chọn của người lao động khi tham gia thị
trường lao động. Những người chuẩn bị tham gia thị trường lao động việc làm
sẽ lựa chọn lĩnh vực và thành phần kinh tế trên cơ sở cân nhắc các yêu cầu và
khả năng của họ. Còn những người đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh

doanh sẽ có điều kiện di chuyển, thay đổi nơi làm việc một cách tự do không
bị ràng buộc bởi các cơ chế. Như vậy, tính cạnh tranh trên thị trường lao động
sẽ gay gắt hơn và chính sự cạnh tranh đó sẽ làm chất lượng lao động được
nâng cao.
Tính đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã giải quyết trên 5 triệu việc làm
mới, bình quân 800.000 lao động/năm, chiếm 50% số lao động tăng thêm của
cả nước. Giai đoạn 2000 - 2008, cả nước có 330.490 doanh nghiệp đăng ký
hoạt động, gần 4 triệu hộ kinh doanh cá thể. Trong 3 năm gần đây, số doanh
nghiệp thành lập mới tăng gấp 1,5 lần về số lượng và gấp 5 lần về số vốn
đăng ký so với giai đoạn 2000 - 2005. Với trình độ lao động ngày càng cao
tay nghề ngày càng khéo léo hơn, góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp
cho xã hội. [15, 134]
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
20

Như vậy, kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm
nghèo cải thiện đời sống cho nhân ở thành thị cũng như nông thôn. Theo thực
tế khảo sát, thu nhập của người lao động ở khu vực kinh tế tư nhân thường có
mức lương cao hơn thu nhập trồng lúa ở nông thôn cùng địa bàn.
1.3.2. Huy động nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển,
đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương, góp phần vào xây dựng
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Là một bộ phận hợp thành của kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư
nhân đã góp phần khai thác tổng thể các nguồn lực của nền kinh tế quốc gia.
Thông qua việc huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho phát triển. Trong
những năm qua vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng nhanh
trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội. Năm 1990 mới có 3544 tỷ đồng,
năm 1999 là 21.000 tỷ đồng, đặc biệt trong những năm qua tư khi có luật
doanh nghiệp ra đời (từ 2000-2003) thì tổng số vốn mà các doanh nghiệp tư

nhân đăng kí đạt 145.000 tỷ đồng cao gấp 4 lần so với tổng vốn đầu tư của
doanh nghiệp tư nhân 9 năm trước cộng lại. tính đến tháng 12 năm 2008 thì cả
nước ta có 330.490 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng kí là 2.110.440 tỷ
đồng so với năm 2000 thì số doanh nghiệp tư nhân tăng 4,5 lần về số lượng và
41 lần về vốn đăng kí.[15, 134]
Năm 2004 vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể đạt 43.2 nghìn tỷ đồng,
năm 2005 là 62.2 nghìn tỷ đồng, năm 2007 là 104.6 nghìn tỷ đồng.
Các địa phương tăng mạnh vốn sử dụng thực tế của doanh nghiệp Hà
Nội từ 10.164 tỷ đồng (năm1999) tăng lên 16.573 tỷ đồng (năm 2000), tăng
63,05%; tương ứng thành phố Hồ Chí Minh từ 36.954 tỷ đồng tăng lên 52.353
tỷ đồng, tăng 41,67%
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
21

Trong năm 2007 , khu vục kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ
tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 24,5% năm 2000 lên 35,4% năm
2007.
Khu vực kinh tế tư nhân có mặt rộng khắp cả nước, hoạt động hầu hết
ở các ngành kinh tế, tạo ra lượng sản phẩm lớn, đa dạng, phong phú, đáp ứng
phần cơ bản đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Những năm qua, chính sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã
góp phần quyết định trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của các vùng dân cư và toàn xã hội, đồng thời góp phần không nhỏ và
ngày càng tăng nguồn thu ngân sách và GDP.
Theo số liệu thống kê của tổng cục thuế năm 2002, khu vực kinh tế tư
nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước: năm 2000 là 11.003 tỷ đồng chiếm
11.6% tổng thu nhân sách; năm 2001 là 11.075 tỷ đồng chiếm 14.8% tổng thu
ngân sách. Theo số liệu thống kê thì tính đến tháng 11 năm 2010 thì kinh tế tư
nhân đã đóng góp 830.292 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

Các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp vao ngân sách nhà
nước với tỷ lệ ngày một tăng: năm 2001 là 6.4% năm 2002 là 7% năm 2007
là 10.6% tổng thu ngân sách. Ngoài việc đóng góp vào ngân sách nhà nước thì
kinh tế tư nhân còn đóng góp vào ngân sách của địa phương, chẳng hạn như:
TP.Hồ Chí Minh là 38%, Tiền Giang là 24%, Đồng Tháp là 16% Ngoài ra,
các doanh nghiệp tư nhân còn góp phần không nhỏ vào các phong trào đền ơn
đáp nghĩa, ủng hộ để xây dựng các công trình công cộng: cầu, cống, trường
học, trạm xá, khu văn hóa, thể thao, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, quỹ
khuyến học…ở các địa phương.


Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
22

1.3.3. Tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất,
thực hiện dân chủ hóa kinh tế.
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển đa dạng về các hình thức sở hữu với
các trình độ xã hội hóa về sở hữu, về quản lý và về phân phối, tạo nên sự phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các ngành, các lĩnh vực
sản xuất,tư đó tạo ra khả năng huy động rộng rãi, tiêm năng nguồn lực, động
lực, trong toàn xã hội để đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều của cải làm giàu
cho mình và cho đất nước ( khắc phụ tình trạng trì trệ trong nền kinh tế tập
trung bao cấp trước đây).
Các loại hình tổ chức của kinh tế tư nhân được khuyến khích đầu tư sản
xuất kinh doanh và tự do phát triển, được nhà nước tạo điều kiện, pháp luật
bảo hộ và là biểu hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế trong đời sống xã hội ở
nước ta. Tứ đó, nó khơi dậy và phát huy tính năng động, nhạy bén, cần cù,
sáng tạo của quần chúng nhân dân trong lao động và sản xuất, thúc đẩy kinh
tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng quan hệ kinh

tế đối ngoại. Mặt khác, quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế được mở rộng
nói trên sẽ tác động và đòi hỏi sự cải tiến về tổ chức, quản lý của nhà nước
theo hướng hiện đại, văn minh, tiến bộ cũng thúc đẩy, nâng cao đời sống văn
hóa, dân trí và tinh thần trong toàn xã hội.
1.3.4. Kinh tế tư nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hợp lý, hiệu quả và hiện đại.
Một trong những nội dung quan trọng của tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam là cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tiến bộ về khoa
học và công nghệ nhằm nâng cao nội lực từng bước hội nhập bình đẳng với
hệ thống kinh tế quốc tế. Trong quá trình đó có sự tham gia tích cực và có
hiệu quả của kinh tế tư nhân bằng việc xác lập cơ cấu đầu tư cho phù hợp với
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng thời kì phát triển. Do ưu
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
23

thế nổi trội của các doanh nghiệp tư nhân là năng động nhạy bén, linh hoạt
trong đầu tư kinh doanh và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, cho nên
họ luôn tìm kiếm phát hiện ngành, lĩnh vực, mặt hàng mà xã hội đang thiếu để
có thể đầu tư. Theo số liệu, năm 2007 có 1151 doanh nghiệp hoạt động trong
ngành nông – lâm nghiệp và năm 2008 có 7266 doanh nghiệp; năm 2007 có
1296 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thuỷ sản và năm 2008 có 1353
doanh nghiệp… kinh tế tư nhân chiếm đại bộ phận của ngành nông, lâm, ngư
nghiệp như phân vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới
hóa sản xuất, phát triển công nghiệp, chế biến nông sản, điện khí hóa nông
thôn. Kinh tế tư nhân còn tham gia đầu tư vào các ngành khác như thương
mại dịch vụ và cả trong công nghiệp như công nghiệp may, thực phẩm, sản
phẩm từ cao su, da giày…
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP qua các năm( Đơn vị tính: %)


Năm
Tổng sản phẩm
trong nước(tỷ
đồng)

Nông nghiệp
Công nghiệp
và xây dựng


Dịch vụ
1990 41.995 38.74 22.67 38.59
1995 228.892 27.18 28.76 44.06
2000 441.646 24.53 36.73 38.74
2008 1477.717 22.1 39.73 38.17
2009 1645.481 20.66 40.24 39.1
(Nguồn: Tổng cục thống kê-Niên giám thống kê 2009)
Như vậy là kinh tế tư nhân đã góp phần to lớn vào việc thực hiện đường
lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
24

1.3.5. Kinh tế tư nhân góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hiện
đạ hóa sản xuất.
Với sự phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ của quá trình hội nhập
quốc tế, các phạm trù giao dịch quốc tế ngày càng mở rộng như giao dịch
hàng hóa, dịch vụ, thông tin, đầu tư, tài chính… và Việt Nam đang mở rộng

cửa hợp tác kinh doanh quốc tế theo nguyên tắc đa phương hóa, đa dạng hóa.
Trong đó, kinh tế tư nhân cũng góp phần đáng kể với việc tạo ra khối lượng
lớn về hàng xuất khẩu (nông, lâm, thủy, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ).
Năm 2010 cà phê xuất khẩu đạt 1.851.358 USD, gạo đạt 3.247.860 USD, gỗ
và sản phẩm từ gỗ đạt 3.435.574 USD… đồng thời mở rộng khả năng đầu tư
từ nước ngoài vào Việt Nam, nhập về máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để
qua đó vận dụng và phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế trong
nước. Việt Nam đang trong quá trình mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, tham gia ngày càng sâu rộng và đầy đủ vào các tổ chức
kinh tế thế giới như: AFTA, APEC và WTO, nên không thể thiếu được vai trò
của khu vực kinh tế tư nhân. Với sự linh hoạt nhạy bén phù hợp với sự phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế khu vực này đã mang lại một nguồn lợi lớn
cho đất nước. Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp
gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong quá trình hội
nhập, kinh tế tư nhân đã liên doanh liên kết với nước ngoài hoặc làm môi giới
với nhiều hình thức đa dạng và linh hoạt nhằm tạo điều kiện thu hút ngoại lực,
tận dụng kinh nghiệm quản lý cũng như tiếp thu công nghệ mới cho tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Thực tế có nhiều công ty của người
Việt Nam ở nước ngoài đang muốn đầu tư về quê hương, theo ước tính của ủy
ban người Việt Nam ở nước ngoài thì hiện nay đang có trên 4 triệu người Việt
Nam đang sinh sống và làm ăn tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, nếu
nhà nước có chính sách cởi mở về phát triển kinh tế tư nhân và tạo môi trường
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT
Trường ĐHSP Hà Nội 2
25

an toàn, tin cậy, hấp dẫn đối với họ thì đây là một nguồn lực không nhỏ góp
phần vào phát triển kinh tế, hiện đại hóa sản xuất. Đến nay có khoảng 3.200
dự án của kiều bào đầu tư về trong nước với tổng số vốn là 3.200 tỷ USD.
Trong đó có tới 60% dự án là đầu tư có hiệu quả. Kiều hối gửi về nước không

ngừng tăng lên từ 3 tỷ USD năm 2004 lên 7,4 tỷ USD vào năm 2008 và 6.8 tỷ
USD năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 2.4 tỷ USD năm 1990 lên
14.6 tỷ USD năm 2000, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 19.843 tỷ USD
lên 64.8 tỷ USD vào năm 2008, đứng vào hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo,
cà phê, hồ tiêu…Trong đó kinh tế tư nhân góp phần chủ yếu.
1.3.6. Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào việc phát triển xã hội.
Mục tiêu của phát triển xã hội là tạo ra sự công bằng về cơ hội cho tất
cả các thành viên trong xã hội bất kể vị thế kinh tế và xã hội của họ thông qua
các dự án xã hội. Những dự án này bao gồm giáo dục và đào tạo, sức khỏe,
nhà ở, trợ giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Về trách nhiệm xã hội, nhiều công ty thuộc kinh tế tư nhân xem trách
nhiệm xã hội là trách nhiệm của họ, hành động với tư cách như những công
dân tốt trong xã hội, nhằm đảm bảo những mối quan tâm của xã hội như: môi
trường an toàn của khách hàng, an toàn của người lao động…, Sẽ được đảm
bảo và quan tâm một cách thích đáng trong kế hoạch kinh doanh và trong quá
trình hoạt động. Tại một số quốc gia, các doanh nghiệp tư nhân thường tuân
thủ tốt hơn những quy định về mặt môi trường so với các doanh nghiệp nhà
nước.




×