Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.77 KB, 56 trang )

.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
*


ĐINH THỊ PHƯƠNG NHUNG


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học


Người hướng dẫn khoa học
Giảng viên: Chu Thị Diệp



HÀ NỘI - 2011
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================


Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
chính trị, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt quá trình rèn luyện tại trường, cũng như trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Chu Thị Diệp đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo điều
kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với
phương pháp nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Phương Nhung
Lớp k33A GDCD, khoa GDCT
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2






.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi khẳng định kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện
tại trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, hoàn toàn không trùng lặp hoặc sao chép kết
quả của người khác, các số liệu trong khóa luận là trung thực. Nếu sai, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011.
Người cam đoan

Đinh Thị Phương Nhung













.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….… 1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài…………………………………………………….3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………… 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………… 5
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu……………………………… 6
6.Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………………… 6
7. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………….6
NỘI DUNG ……………………………………… …………………… 7
Chương 1. Giới tính và vai trò của giáo dục giới tính…………
7

1.1. Một số quan điểm về giới tính và vai trò của giáo dục giới tính………… 7
1.1.1. Một số quan điểm về giới tính……………………………………………7
1.1.2. Một số quan điểm về giáo dục giới tính……………………………… 8
1.2. Vai trò của giáo dục giới tính…………………………………………… 11
1.3. Các nhân tố tác động đến giáo dục giới tính…………………………… 13
1.3.1. Gia đình đối với vấn đề giáo dục giới tính…………………………… 14
1.3.2. Nhà trường đối với vấn đề giáo dục giới tính………………………… 17
1.3.3. Xã hội với vấn đề giáo dục giới tính……………………………… 18
Chương 2. Thực trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay. Một số
giải pháp……………………………………………………………

21
2.1. Thực trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay: …………………… 21
2.1.1. Giáo dục giới tính trong gia đình……………………………………… 24
2.1.2. Giáo dục giới tính trong nhà trường…………………………………….28
2.1.3. Vấn đề giáo dục giới tính trong xã hội………………………………….32
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên…………………………………… 35
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

5

2.2.1. Nguyên nhân nhận thức……………………………………………… 35

2.2.2. Nguyên nhân kinh tế……………………………………………… 37

2.3. Một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam
hiện nay……………………………………………………………………… 39

KẾT LUẬN …………………….…………………………………………….48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………….…………
49


































.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================


Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐCS: Đảng cộng sản.
GDĐH: Giáo dục đại học.
GS.TS: Giáo sư, tiến sĩ.
HĐGD: Hội đồng giáo dục.
NSNN: Ngân sách nhà nước.
NXB: Nhà xuất bản.
PGS.TS: Phó giáo sư, tiến sĩ.
THCS: Trung học cơ sở.
THPT: Trung học phổ thông.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.











MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

7

Trong xu thế đổi mới, con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. vấn đề con người là một trong
những vấn đề luôn được xã hội quan tâm và coi trọng ở mọi thời đại. Trong giai
đoạn đổi mới hiện nay của đất nước ta, việc coi trọng chất lượng cuộc sống của
con người Việt Nam đã và đang trở thành mục tiêu, động lực của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội.
Theo Thông cáo báo chí của Tổng cục thống kê về Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009 tính đến 0h ngày 01/04/2009 tổng dân số của Việt Nam là
85.846.997 người. Trong đó số người trong độ tuổi vị thành niên khoảng 24 triệu
người, chiếm xấp xỉ 31% dân số [Tổng cục thống kê Việt Nam].
Vị thành niên là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất trong
cuộc đời của mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những
thay đổi, bao gồm, sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi tâm lí và các quan hệ xã
hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lí so với
lứa tuổi khác…
Là một lực lượng to lớn và nòng cốt của đất nước, trong những năm qua,
thanh thiếu niên đã được dành sự quan tâm đặc biệt trong xã hội. Chúng ta đã
chứng kiến nhiều hoạt động của toàn xã hội nhằm hướng tới lứa tuổi này như các
chương trình, hội thảo về học tập, giới tính, sức khỏe, đời sống tâm lí, tình cảm
Đặc biệt là trong hoạt động giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. Trong những
năm gần đây, vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam đã được chú trọng đẩy mạnh.
Tuy nhiên kết quả của nó chưa thực sự khả quan. Nam nữ thanh thiếu niên đang
đứng trước sự đe dọa và thách thức về nhiều mặt. Đó là bệnh tật, sự tổn thương về
thể trạng và tinh thần, sự thiếu hiểu biết về thông tin giới tính, tâm sinh lí lứa tuổi,

an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

8

Một điểm nổi bật hiện nay là sự phát triển không cân đối và hài hòa giữa sự
trưởng thành về mặt cơ thể với sự phát triển về mặt tâm lí, tư tưởng của thanh thiếu
niên. Xã hội nổi lên các hiện tượng sống thử, nạo phá thai, hiện tượng các bà mẹ
14-15 tuổi, tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực giới, bạo lực học đường, tệ
nạn xã hội cũng như tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên vẫn không ngừng gia
tăng…. Thực trạng này đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của gia đình, nhà
trường và xã hội.
Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt ra
những yêu cầu bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục Việt nam nhằm tạo ra lớp
người Việt Nam vừa cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng
về đạo đức, vừa đạt đến tầm cao trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn
minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững. Yêu cầu đó đặt ra cho sự
nghiệp giáo dục, trong đó có giáo dục giới tính, phải không ngừng đổi mới, hoàn
thiện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, tri thức hóa, toàn cầu
hóa mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta nên có sự nhìn
nhận đúng đắn hơn, đầy đủ hơn, khách quan hơn về vai trò của giáo dục giới tính
trong sự nghiệp giáo dục để từ đó có chiến lược và kế hoạch đầu tư thỏa đáng cho
giáo dục giới tính, một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách con người
nhằm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện cả đức và tài.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện
nay” cho khóa luận của mình. Hi vọng có thể góp một phần nhỏ công sức vào sự
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ nói riêng của đất

nước.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

9

Trước đây, giáo dục giới tính ở Việt Nam rất ít được quan tâm, chỉ đến những
năm đầu thế kỉ 21, vấn đề này mới thực sự được quan tâm đúng mức ở nước ta.
Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục giới tính đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu và cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết chưa có tài liệu nào rõ ràng,
cụ thể nghiên cứu về vấn đền này ở nước ta. Đa số các sách chỉ nói chung chung, ít
đề cập trực diện về giáo dục giới tính. Có rất ít sách dành riêng cho trẻ vị thành
niên, sách chuyên về giáo dục giới tính lại càng hiếm. Một số giáo sư, bác sĩ, dược
sĩ tâm huyết về vấn đề này đa phần là dịch các sách của Trung Quốc, Ấn Độ và
một số nước phương Tây rồi viết bài đăng báo.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả như:
- PGS.TS Bùi Ngọc Oánh(2006), Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính,
NXB Giáo dục.
- Nguyễn Quang Mai(2002), Giới tính và đời sống gia đình, NXB Đại học
Quốc gia.
- Trần Thị Quế(1999), Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt
Nam, NXB Thống kê.
Các công trình trên được coi là có nghiên cứu sâu về vấn đề giáo dục giới tính
nhưng chưa được phổ biến rộng rãi trong xã hội.
Gần đây, một số tác giả cho xuất bản những tác phẩm mang tính chất tự sự,
trao đổi kinh nghiệm sống… như:

- Phạm Thị Thùy Linh, Tôn Thất Thiên Nhân, Ồ thế mà mình không biết, ,
2006, NXB Trẻ.
- Lê Thúy Tươi(2006), Bí ẩn tuổi dậy thì, NXB Trẻ.
- Helen Greathead(2007), Làm chủ cảm xúc, NXB Trẻ.
- Vân Anh biên dịch(2004), Nói với tuổi mới lớn, NXB Trẻ .
Hay các cuốn:
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

10

- Tuấn Anh biên dịch(2006), Nói với con về giới tính và tình yêu như thế
nào?, NXB Phụ nữ.
- Carol Weston(2006), Những điều con gái ngại hỏi mẹ, NXB Phụ nữ.
- Ân Sơn(2006), Hành trang người con gái vào đời, NXB Phụ nữ.
Những cuốn sách này thực sự cần thiết với các bậc cha mẹ và trẻ vị thành
niên, bởi nó cung cấp một lượng kiến thức đáng kể về giáo dục giới tính, cụ thể:
Cuốn sách “Những điều con gái ngại hỏi mẹ” giúp trẻ em gái hiểu về thân
thể, tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình và cả an toàn tình dục.
“Bí ẩn tuổi dậy thì” tập hợp những kiến thức về cơ thể, bộ phận sinh duc, các
hiên tượng sinh lí giới tinh….
“Ồ thế mà mình không biết” trình bày sinh động, dễ hiểu với những chỉ dẫn
khá cụ thể về sinh lí giới tính, về cơ thể nữ giới.
Đặc biệt, hai cuốn sách được coi là hai hồi chuông cảnh báo đối với thực trạng
giáo dục giới tính ở Việt Nam, đó là cuốn “Hoa hồng giấu trong cặp sách” của
NXB Kim Đồng và “Nhật ký Nancy” của NXB trẻ, được xuất bản từ những năm
2006. Tuy hai cuốn sách trên không đưa ra được những chỉ dẫn khoa học cụ thể
theo kiểu sách giáo khoa về vấn đề giới tinh nhưng nó lại đáng quý ở chỗ đã gióng

lên hồi chuông bi thiết nhắc nhở tất cả các bậc cha mẹ, hay nói cách khác, là gia
đình, nên quan tâm đến con em mình nhiều hơn nữa. Và nó là lời nhắc nhở các độc
giả vị thành niên để các em suy nghĩ chín chắn hơn khi quyết định tiến tới thực
hiện những hành vi giới tính của mình.
Bên cạnh đó, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều website thực sự bổ ích
đối với trẻ vị thành niên và cả cha mẹ, thầy cô, trong công tác giáo dục giới tính
như:
- Gioitinhtuoiteen.org.com.
- Tuvantuoihoa.com.vn.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

11

- Tamsubantre.org.
- Ykhoa.net / Ykhoanet.com.
- Girlspace.com.
- Hiv.com.
- Haigioitinh.com.
Ngoài ra, hiện nay, trong xã hội cũng xuất hiện nhiều trung tâm tư vấn tin cậy
đối với thanh thiếu niên như: Trung tâm tư vấn Linh Tâm, Chương trình “Cửa sổ
tình yêu” của Đài tiếng nói Việt Nam, hay các trung tâm tư vấn tâm lí học đường,
trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành
niên (số điện thoại 1800585808)….
Khóa luận “Vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay” rất hi vọng sẽ
là sự đóng góp nhỏ của tác giả vào nỗ lực giáo dục giới tính chung của toàn xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu

niên ở Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Thông qua thực trạng giáo dục giới tính, khóa luận đưa ra một số giải pháp
nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục giới tính ở Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận phải làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, gồm: khái niệm giới tính
và giáo dục giới tính.
Thứ hai, xác định được vai trò của giáo dục giới tính và các nhân tố tác động
đến hiệu quả của giáo dục giới tính là gia đình, nhà trường và xã hội.
Thứ ba, làm rõ thực trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng giáo dục giới tính
ở nước ta.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

12

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta
về giới tính và giáo dục giới tính.
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp
phân tích-tổng hợp, logic-lịch sử, thống kê, điều tra….
6.Ý nghĩa của đề tài:
Thông qua thực trạng giáo dục giới tính ở Việt Nam, khóa luận bước đầu đưa
ra một số giải pháp nhằm khắc phục sự thiếu hụt kiến thức về giới tính và phát huy
vai trò của giáo dục giới tính giúp cho thế hệ trẻ có được những định hướng đúng
đắn về giới tính của bản thân và những người xung quanh.

7. Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, khóa
luận gồm 2 chương, 6 tiết.










NỘI DUNG
Chương 1: Giới tính và vai trò của giáo dục giới tính.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

13

1.1. Một số quan điểm về giới tính và vai trò của giáo dục giới tính:
1.1.1. Một số quan điểm về giới tính:
Ngày nay, quan hệ xã hội đã có nhiều thay đổi, nhận thức về mỗi giới cũng
khác hơn trước, bổ sung thêm nhiều giá trị tốt đẹp hơn.Quan hệ nam nữ bình đẳng
hơn trên nhiều khía cạnh. Quan điểm về giới tính cũng có nhiều biến đổi, tập trung
ở một số quan điểm sau:
Thứ nhất, theo Trần Thị Quế, “Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới

ở Việt Nam”: “Giới là một phạm trù chỉ vai trò, phẩm chất và mối quan hệ xã hội
giữa nam giới và phụ nữ. Nói đến giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa
nam giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt các vấn đề về thể chế và xã hội chứ
không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay phụ nữ nào” [19, tr.20].
Thứ hai, theo quan điểm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, giới tính là sự
khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất
mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được.
Thứ ba, quan điểm Xã hội học cho rằng giới tính là một khái niệm sinh vật
học chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên
quan đến quá trình tái sản xuất con người và duy trì nòi giống.
Thứ tư, theo quan điểm Sinh vật học, giới tính là khái niệm dùng để chỉ kiểu
hình của một cá thể nào đó dựa trên đặc điểm sinh học của cá thể đó.
Nhìn chung, dù theo cách nào thì khái niệm “giới tính” cũng được hiểu là sự
khác biệt về mặt sinh học không thể thay đổi được giữa nam và nữ. Tất nhiên
không xét đến tính nhân tạo.
Giới tính có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người.
Giới tính tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao lưu trực tiếp giữa hai
người khác giới, làm cho con người trở nên ý tứ, tế nhị, duyên dáng hơn, thận
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

14

trọng hơn trong quan hệ và lịch sự hơn trong giao tiếp xã hội, giúp con người phát
triển nhân cách hài hòa hơn.
Những đặc điểm giới tính quy định hoặc chi phối phạm vi hoạt động, lĩnh vực
hoạt động và phần nào chi phối hoạt động của con người. Do sự khác biệt giới tính
không mang tính chất loại trừ nhau, đối lập nhau mà phối hợp, bổ sung cho nhau

nên hoạt động của con người sẽ thuận lợi hơn nếu như có quan hệ cân bằng, hài
hòa với người khác giới. Đó là một trong những cơ sở khoa học của bình đẳng
giới.
Nhìn chung, giới tính có quan hệ mật thiết đến đạo đức, phong tục tập quán xã
hội. Nó ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động của con người trong xã hội. Bởi
vậy, giáo dục giới tính là vô cùng quan trọng.
1.1.2. Một số quan điểm về giáo dục giới tính:
Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đã được xem xét từ lâu. Vào thời kỳ tiền
khoa học, người ta xem xét giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm của tôn
giáo và đạo đức thời đó. Việc giáo dục giới tính ít nhiều được chính thức hóa. Các
em gái được chú ý dạy dỗ theo mô hình giống bà và mẹ, còn các em trai được dạy
dỗ theo mô hình giống ông và bố.
Ở các nước Phương Đông, giáo dục giới tính thể hiện điển hình nhất qua Nho
giáo với mô hình nữ thì phải tuân thủ “Tam tòng, tứ đức”, nam thì phải học theo
“Tam cương, ngũ thường”. Quan hệ giao tiếp nam nữ rất khắt khe, nam nữ “thụ
thụ bất thân”, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy….
Ở các nước phương Tây và Mỹ, giáo dục giới tính đã được chú ý và đề cao.
Người ta tiến hành giáo dục giới tính, nghiên cứu về giáo dục giới tính và cho rằng
cần phải tiến hành giáo dục giới tính trong nhà trường trên cơ sở khoa học và cần
giáo dục giới tính ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

15

Hiện nay, quan điểm về giáo dục giới tính có khác nhau về nội dung và
phương pháp giáo dục. Nhưng tất cả đều thống nhất một quan niệm là cần phải
giáo dục giới tính cho thế hệ đang lớn lên.

Theo A.Macarenco, nhà giáo dục vĩ đại của Liên Xô, giáo dục giới tính là hệ
thống các biện pháp tâm sinh lí nhằm giáo dục thế hệ trẻ có thái độ đúng đắn với
các vấn đề về giới tính. Nhiệm vụ của giáo dục giới tính là tạo điều kiện cho sự
phát triển hài hoà của thế hệ trẻ, cho sự hình thành đầy đủ giá trị chức năng sinh
sản, cho việc nâng cao những kiến thức về tình dục học, góp phần củng cố hôn
nhân và gia đình. Giáo dục giới tính có tác dụng làm cho trẻ hiểu được ý nghĩa xã
hội của các quan hệ qua lại giữa hai giới, đối tượng được giáo dục có nhu cầu và
hoạt động phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, có thái độ kiên quyết chống
lại những hành động và suy nghĩ thiếu lành mạnh, dễ dãi về tình dục, sống buông
thả, coi thường giá trị đạo đức….
Ở Việt Nam, nhìn chung, khái niệm giáo dục giới tính được tập trung ở một số
quan điểm sau:
Thứ nhất, theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh:
Giáo dục giới tính gồm 4 vấn đề chủ yếu sau:
Một là, những tri thức về tâm sinh lí người, những đặc điểm về sinh lí tính
dục, kinh nguyệt, sinh nở, phát triển cơ thể, kiến thức về sức khỏe giới tính, các
bệnh lí tình dục (Các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV…)
Hai là, những đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội , thẩm mĩ, cách cư xử với
mọi người, với bạn khác giới, tác phong, tư thế và phẩm chất theo giới tính riêng,
quan điểm cái đẹp giới tính, những vấn đề về pháp luật liên quan đến cuộc sống
giới tính và gia đình.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

16

Ba là, những quan hệ với bạn khác giới và tình yêu nam nữ, bản chất của tình
yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựng một tình yêu

chân thực, chân chính.
Bốn là, những vấn đề hôn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hôn
nhân, điều kiện để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của cuộc sống gia
đình.
Thứ hai, theo tiến sĩ tâm lí huỳnh văn sơn:

Giáo dục giới tính, theo nghĩa rộng, gồm nhiều nội dung: Giáo dục giới tính
của mình với người khác, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới
tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn, tình yêu, tâm sinh lí, hôn nhân gia đình….
Thứ ba,

theo bách khoa toàn thư mở (Wikipedia Tiếng Việt):
Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng, miêu tả việc giáo dục về giải phẫu
sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan hệ tình cảm,
quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai và các khía cạnh khác của thái độ
tình dục loài người. Những cách giáo dục thông thường là qua cha mẹ, người chăm
sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khỏe cộng đồng.
Như vậy, giáo dục giới tính chính là giáo dục về những kiến thức liên quan
đến sự phát triển tâm sinh lí con người, các vấn đề liên quan đến đời sống tình dục,
đến việc hình thành một nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực đối với vấn đề giới
tính, sức khỏe sinh sản và tình dục. Đối tượng giáo dục chủ yếu là thế hệ đang lớn
lên, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nội dung giáo dục phải phù hợp với bản sắc văn
hóa dân tộc và đảm bảo tính giáo dục một cách khoa học. Phương pháp giáo dục
chủ yếu là thông qua gia đình, nhà trường và xã hội, đây là những nhân tố tác động
lớn đến hiệu quả của giáo dục giới tính.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD


17

Tuy nhiên cần phân biệt giáo dục giới tính với giáo dục sức khỏe sinh sản và
tình dục. Đó chỉ là hai phần nhỏ của giáo dục giới tính. Do đó, không thể coi giáo
dục giới tính chỉ là giáo dục tình dục mà phải đặt nó trong tổng thể.
1.2. Vai trò của giáo dục giới tính:
Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách con
người. Nó có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ đang phát triển.
đặc biệt là trẻ vị thành niên. Không có phần nào trong cuộc sống con người lại
không chịu sự ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác về giới tính.
Đối với mỗi cá nhân, giáo dục giới tính giúp hình thành những quan điểm,
phẩm chất đúng đắn về giới, tạo đà cho sự phát triển nhân cách, biết điều chỉnh
hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với giới tính của mình trong xã hội. Do những đặc
điểm giới tính, do những quy ước xã hội, giữa nam và nữ thường có một khoảng
cách nhất định. Khoảng cách này rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa hai
người. Nếu là mối quan hệ quen biết, bạn bè, thì khoảng cách này khá lớn (đối xử
với nhau theo đúng phép giao mà xã hội đã quy ước); nếu là mối quan hệ tình yêu
hay vợ chồng thì khoảng cách này nhỏ hơn nhiều (cư xử thân mật, âu yếm, gần
gũi…).
Nhờ có sự khác biệt giới tính mới có mối quan hệ tình yêu lành mạnh, vợ
chồng hạnh phúc. Giới tính có mối quan hệ mật thiết với đạo đức và phong tục tập
quán xã hội. Đạo đức và phong tục tập quán xã hội chi phối những biểu hiện của
giới tính, và ngược lại, giới tính góp phần hình thành phong tục tập quán, đạo đức.
Nhiều biểu hiện, nhiều đặc điểm của giới tính được coi là yếu tố của đạo đức, trở
thành phong tục tập quán của xã hội, hoặc góp phần tạo nên những phẩm chất đạo
đức, những nếp sống văn hoá xã hội nhất định. Những phẩm chất đạo đức, nếp
sống văn hoá xã hội này lại chi phối hành vi cư xử của con người về phương diện
giới tính. Giới tính ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của con người trong xã hội.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================


Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

18

Những đặc điểm giới tính ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, nhất là tính
độc đáo của tính cách. Nói cách khác, giới tính chính là cơ sở tự nhiên của cá tính
con người, nó là tiền đề, là yếu tố tạo nên những phẩm chất nhân cách hoặc nhứng
đặc điểm cá tính. Trong xã hội có những lĩnh vực mà nam giới dễ đạt hiệu quả hơn,
và ngược lại, có những công việc phù hợp với nữ hơn. Do đó, trên cơ sở giới tính
cần có sự phân công lao động thích hợp trong xã hội, trong gia đình phải có sự
giúp đỡ lẫn nhau của hai giới. Mỗi giới đều có những quan hệ với kia, không thể
tồn tại bình thường nếu như chỉ có một giới. Đó cũng là một trong những cơ sở
khoa học của bình đẳng giới.
Bởi vậy, đối với xã hội, giáo dục giới tính góp phần giảm dần và xoá bỏ
những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến xã hội như bất bình đẳng giới, bạo lực gia
đình, các tệ nạn xã hội…, tạo nên một xã hội văn minh, lành mạnh.
Đối với trẻ vị thành niên, đối tượng chính của giáo dục giới tính, giáo dục
giới tính trang bị cho trẻ những quan điểm tích cực về giới; cung cấp những kĩ
năng, những thông tin nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về
giới tính của bản thân và những người xung quanh. Qua đó
,
trẻ có được thái độ và
hành vi đúng chuẩn mực, hiểu biết và có trách nhiệm với những quyết định của
mình, tạo nên sự thận trọng trong quan hệ khác giới. Trong bài báo “Đưa giáo dục
giới tính vào trường học: Cách nào?” đăng trên báo Dân trí ngày 25/08/2010, Tiến
sĩ y học Nguyễn Thu Hà còn đánh giá: “Giáo dục giới tính không chỉ đem lại cho
lớp trẻ sự tự tin, vững vàng về tâm lí, tế nhị về thái độ giao tiếp với bạn bè cùng
giới cũng như khác giới, các kiến thức để tự bảo vệ và phòng tránh, mà hơn thế, sẽ
lưu giữ lại trong mỗi thanh thiếu niên một khát khao giữ gìn sự lành mạnh về thể

chất cũng như tinh thần”.
Giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội trên cả hai phương diện: Nâng cao chất
lượng giống nòi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu được giáo dục đúng mức,
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

19

giáo dục giới tính sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu biết về an toàn tình dục, góp phần định
hướng đúng đắn cho các em về vấn đề giới tính sinh sản, sinh con khỏe mạnh, an
toàn tình dục, kiểm soát và làm chủ được bản thân, góp phần thực hiện tốt hơn các
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước ta, xây dựng
một xã hội lành mạnh, văn minh.
Như vậy, giáo dục giới tính là việc làm vô cùng thiết thực, là một vũ khí chiến
lược góp phần điều chỉnh những sai lệch trong nhận thức về giới, tình dục và sức
khỏe sinh sản,

tạo tiền đề cho việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.3. Các nhân tố tác động đến giáo dục giới tính:
Đối tượng chính của giáo dục giới tính là thanh thiếu niên.Trong giai đoạn
này, cùng với sự tăng trưởng về mặt cơ thể, thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ vị
thành niên, có khuynh hướng tách khỏi cha mẹ và gia đình, muốn gần gũi và thân
cận với các bạn bè cùng giới, cùng lứa tuổi. Các em quan tâm đến cơ thể, vóc
dáng, đến sự thay đổi của cơ thể và rất chú ý đến người khác giới; có rất nhiều thắc
mắc nhưng các em thường cảm thấy lúng túng, không an tâm, có thể thử nghiệm về
tình dục với người khác phái hoặc cùng phái. Phần lớn các em muốn chứng tỏ bản
thân, muốn độc lập với cha mẹ, thường có xung đột về quan niệm với cha mẹ,

thích làm giống với bạn bè, bắt đầu biết mơ mộng, yêu đương. Thiếu niên có khả
năng suy nghĩ trừu tượng nhưng không có đầy đủ ý thức trách nhiệm về hành động
của mình, do đó, các em dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, dễ sa vào những hoạt động nguy
hiểm như dùng các chất kích thích, quan hệ tình dục không an toàn, cư xử không
tốt với những người xung quanh. Đặc biệt, trẻ vị thành niên còn có thể có những
sai lệch trong nhận thức về giới tính của mình, như việc trẻ tự nhận mình là người
đồng tính, không nhận thức đúng về giới tính của mình, gây ảnh hưởng xấu đến
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

20

việc hình thành nhân cách cá nhân và không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của
xã hội.
Bởi vậy, để định hướng cho thanh thiếu niên có được thái độ, lối sống tích
cực, hiểu được giá trị của bản thân thì ngoài nỗ lực của chính các em còn cần có
sự chung tay giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục cho thanh
thiếu niên, đặc biệt là trong giáo dục giới tính.
1.3.1. Gia đình đối với vấn đề giáo dục giới tính:
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người. Trong đó, bố mẹ là
những người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nhân cách của con cái.
Sự đầm ấm, hoà thuận trong yêu thương, mối quan hệ chan hoà trong gia đình sẽ
là cái nôi để mỗi thành viên trong gia đình phát triển và hoàn thiện. Từ đó mỗi cá
nhân sẽ dần dần hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp, đúng chuẩn mực với
những người xung quanh, góp phần làm cho xã hội ngày một văn minh hơn, lành
mạnh hơn.
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn xã hội phát triển lành mạnh thì từng gia
đình phải lành mạnh. Nền tảng giáo dục của gia đình có vai trò quyết định đến sự

hình thành nhân cách và lối sống của trẻ. Đặc biệt là giáo dục giới tính trong gia
đình
Giáo dục giới tính trong gia đình là hoạt động cung cấp cho các thành viên
trong gia đình những thông tin khoa học về giới tính, về cách ứng xử trong quan hệ
với người khác giới, trong tình bạn, tình yêu, tình dục và hôn nhân gia đình nhằm
thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với giới tính của bản thân, xây dựng
giới tính sao cho phù hợp với khuôn mẫu của xã hội, xây dựng các hành vi biết làm
chủ bản thân và biết tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình
dục, trong đó có cả HIV – AIDS góp phần xây dựng xã hội lành mạnh và gia đình
hạnh phúc.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

21

Trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò chính trong việc giáo dục giới tính cho
con cái mình. Trước khi trẻ học từ bạn bè hay những người lớn tuổi khác thì chính
cách cư xử giữa các thành viên trong gia đình sẽ là những bài học sớm nhất đối với
trẻ về cách ứng xử giữa một người nam và một người nữ, cách ứng xử với những
người xung quanh. Trẻ sẽ tiếp thu dần dần những kiến thức giới tính từ chính gia
đình mình. Theo năm tháng, những hành vi, thái độ mang tính chất giới (nam hay
nữ) được xã hội chấp nhận sẽ được hình thành trong trẻ. Những thành viên trong
gia đình, bao gồm: ông bà, cha mẹ, anh chị… sẽ là những tấm gương để trẻ noi
theo. Bởi vậy, giáo dục giới tính trong gia đình không chỉ dành riêng cho trẻ mà
còn phải bao gồm cả việc trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính cho tất cả
các thành viên trong gia đình để giáo dục giới tính thực sự đem lại hiệu quả.
Nhìn chung việc giáo dục giới tính trong gia đình được thể hiện qua các vai
trò cụ thể sau:

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính:
Thứ nhất, cha mẹ đóng vai trò là người giáo dục. Cha mẹ tiến hành giáo dục
cho con cái về giới tính, sinh lí, sinh sản, giao tiếp, ứng xử

là một quá trình giáo
dục từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tùy thuộc vào sự
phát triển dần dần tâm lí của trẻ theo lứa tuổi mà các bậc cha mẹ có cách thức, nội
dung sao cho phù hợp với từng lứa tuổi. Cha mẹ từ những hiểu biết của mình dạy
cho con sự chuẩn bị tâm lí để đón nhận sự thay đổi của cơ thể như có kinh nguyệt
ở con gái, sự phát triển cơ bắp và mộng tinh ở con trai… Những điều đó giúp trẻ
tránh hoang mang do sự thay đổi căn bản sinh lí của trẻ, hạn chế sự ảnh hưởng
không tốt tới quá trình hoạt động học tập và giao tiếp xã hội của trẻ.
Thứ hai, cha mẹ đóng vai trò là người đồng hành cùng con cái, chia sẻ với
chúng

những thắc mắc trong cuộc sống và những “biến cố”, “khủng hoảng” của
tuổi mới lớn. Nếu cha mẹ biết cách chia sẻ những thắc mắc của con cái trong quá
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

22

trình phát triển thì sẽ giúp trẻ nâng cao năng lực và sức mạnh bản thân, có thái độ
và hành vi đúng mực, đặc biệt là khả năng tự chịu trách nhiệm trước hành vi tình
dục của bản thân. Đồng thời giúp cho trẻ đứng vững bằng những kiến thức và hiểu
biết của chính mình trước khi lập gia đình.
Đồng thời, giáo dục giới tính trong gia đình sẽ làm cho mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình thêm chan hòa, cởi mở, bình đẳng hơn trước; góp phần

làm cho gia đình trở thành những tế bào tốt nhất, lành mạnh nhất của xã hội.
Vai trò của ông bà trong việc giáo dục giới tính:
Xét về cơ cấu, hiện nay, gia đình hai thế hệ chiếm 2/3 số hộ, gia đình ba thế
hệ trở lên chiếm 1/3 số hộ gia đình trong cả nước. Như vậy, vai trò của ông bà
trong việc giáo dục thế hệ trẻ là hết sức quan trọng. Việc quan tâm dạy dỗ của ông
bà đối với con cháu không nhất thiết phải ở cùng gia điình hay không. Tuy nhiên,
nếu ông bà ở cùng con cháu thì tốt hơn. Sự quan tâm giáo dục của ông bà chủ yếu
tập trung vào việc dạy các cháu ngoan ngoãn, lễ phép với người trên, hòa thuận với
bạn bè, quản lí và hướng dẫn các cháu vui chơi, giải trí, nghỉ nghơi. Khi các cháu
mắc khuyết điểm, ông bà khuyên nhủ các cháu phân biệt đúng sai…. Vai trò của
ông bà trong giáo dục con cháu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cha mẹ chúng với
ông bà. Nếu trong gia đình, ý kiến của ông bà không được tôn trọng thì vai trò của
ông bà đối với con cháu bị hạn chế và ngược lại.
Vai trò của anh chị em trong việc giáo dục giới tính:
Giáo dục giới tính trong gia đình không những là trách nhiệm của ông bà, cha
mẹ, mà còn là trách nhiệm giữa các anh chị em với nhau:
“Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Như vậy, vai
trò của anh chị trong gia đình là to lớn, góp phần tạo nên sự bền vững của gia đình.
Thông thường, có hai loại tác động tích cực và tiêu cực tùy theo nếp sống từng gia
đình cũng như sự gương mẫu của anh chị. Trong gia đình truyền thống, với tư
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

23

tưởng con trưởng có quyền cao sau cha. Do đó, quan hệ anh em là bất bình đẳng.
Nhưng ngoài ra, mối quan hệ trong gia đình này vẫn thể hiện được tình anh em
đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là những giá trị tốt đẹp

mà xã hội hiện đại vẫn rất cần. Trong gia đình hiện nay, quan hệ anh em vẫn được
coi trọng và giữ gìn, anh chị vẫn có ảnh hưởng, có vai trò to lớn trong việc giáo
dục, giúp đỡ em lớn lên.
Giáo dục giới tính trong gia đình sẽ giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình thêm chan hòa, cởi mở hơn trước, góp phần làm cho gia đình trở
thành tế bào tốt nhất, lành mạnh nhất của xã hội.
1.3.2. Nhà trường đối với vấn đề giáo dục giới tính:
Ngoài gia đình thì nhà trường là môi trường xã hội hóa thứ hai của trẻ, là nơi
cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội. Đồng thời với việc trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học, nhà
trường còn góp phần to lớn cùng với gia đình và xã hội tham gia vào quá trình hình
thành nhân cách cho trẻ.
Mục đích của giáo dục giới tính trong nhà trường là nhằm trang bị cho học
sinh những kiến thức về tâm sinh lí, đặc điểm giới tính của mỗi giới, về hoạt động
tình dục, sức khỏe sinh sản của học sinh, sinh viên, hướng vào việc hình thành ở
lớp trẻ những quan niệm về hạnh phúc lứa đôi, trách nhiệm, niềm tin khi làm vợ,
làm chồng, làm cha mẹ. Đồng thời hình thành ở họ thái độ và kĩ năng giao tiếp ứng
xử lịch sự, văn minh trong quan hệ với người khác giới, trong hoạt động và đời
sống xã hội.
Giáo dục giới tính trong nhà trường chủ yếu được tiến hành qua các buổi
ngoại khóa cho học sinh, một số nội dung được lồng ghép vào các môn học như
Sinh học, Khoa học và Giáo dục công dân.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD

24

Nếu được tiến hành có hiệu quả trong nhà trường, giáo dục giới tính sẽ có

những vai trò vô cùng to lớn, cụ thể:
Sự hiểu biết của học sinh về những gì có liên quan đến giới tính và những vấn
đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình… có tác
động định hướng cho các em trong quan hệ với bạn bè khác giới, với các vấn đề
như pháp luật về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó việc xây dựng gia đình, việc đảm
bảo hạnh phúc gia đình, tế bào của xã hội sẽ được cải thiện hơn.
Sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề có liên quan đến tuổi dậy thì, đến
sinh hoạt tình dục và các bệnh lây lan qua đường tình dục sẽ định hướng cho các
em về việc vệ sinh tuổi dậy thì, sự biến đổi tâm sinh lí, việc quan hệ tình dục an
toàn, sinh sản an toàn…. Đồng thời, nó có tác động định hướng cho học sinh trong
việc hiểu biết, tin tưởng, ủng hộ, tôn trọng và hành động đúng theo tinh thần và nội
dung của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng như vấn đề bình đẳng
giới ở nước ta.
Giáo dục giới tính không những là giáo dục những hiểu biết chung về giới
tính, sức khỏe, về hôn nhân, gia đình… mà nó còn giáo dục việc thực hiện trách
nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến đặc thù của mỗi giới. Bởi vậy, giáo dục giới tính
góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đồng thời xóa bỏ dần
những nhận thức sai lệch cũ về giới tính.
Như vậy, giáo dục giới tính trong nhà trường là vô cùng cần thiết và quan
trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, hướng tới sự phát triển toàn diện của cả đức -
trí -thể -mĩ theo đúng tinh thần của Đảng và Nhà nước ta.
1.3.3. Xã hội với vấn đề giáo dục giới tính:
Cùng với gia đình và nhà trường, xã hội cũng có vai trò không nhỏ tác động
tới hiệu quả của giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, mà cụ thể là thanh thiếu niên ở
nước ta hiện nay.
.Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
===============================================================

Sinh viên Đinh Thị Phương Nhung Lớp k33A GDCD


25

Trong những năm gần đây, giáo dục giới tính ở Việt Nam được coi là một vấn
đề “nóng” của xã hội. Nhưng không giống với gia đình và nhà trường, xã hội thực
hiện giáo dục giới tính thông qua những “kênh” khác nhau, bao gồm: qua các
phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi, internet…), qua bạn bè của trẻ,
qua dư luận xã hội xung quanh môi trường sống của trẻ, qua các chiến dịch sức
khoẻ cộng đồng, qua hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội….
Mục đích chính của giáo dục giới tính trong xã hội là nhằm trang bị cho mọi
người những kiến thức đầy đủ, đúng đắn, khách quan về giới tính, tình yêu, tình
dục, hôn nhân, gia đình, sức khoẻ, tâm lí…. Với thanh thiếu niên, giáo dục giới
tính không chỉ cung cấp cho họ những kiến thức để giải đáp thắc mắc của bản thân
mà còn tạo cho họ sự tự tin, vững vàng trong giao tiếp, ứng xử với những người
xung quanh, nhất là với bạn bè cùng trang lứa. Cụ thể:
Thứ nhất, khi trẻ dậy thì, sự tò mò và khao khát khám phá những thay đổi của
cơ thể là một nhu cầu và việc giáo dục giới tính sẽ giúp giải quyết nhu cầu này.
Thứ hai, khi đã hiểu được một phần nào đó về giới tính, trẻ sẽ có kinh nghiệm
tự chăm sóc bản thân, nhất là những bộ phận giới tính.
Thứ ba, từ những hiểu biết đó, trẻ sẽ tự tin và xây dựng những mối quan hệ
giới tính lành mạnh và phù hợp với chuẩn mực xã hội, đồng thời, đấu tranh chống
lại các hiện tượng tiêu cực về giới như: tình trạng bạo hành trong gia đình, những
tư tưởng bất bình đẳng giới (trọng nam khinh nữ)…
Với các bậc phụ huynh và thầy cô, những người trực tiếp tham gia vào quá
trình giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, thông qua xã hội có được những
thông tin đúng đắn về giáo dục giới tính, từ đó, xây dựng cho mình những định
hướng khách quan, phù hợp khi tham gia giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ.

×