Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945 (KL03848)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.75 KB, 74 trang )


Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**********

NGUYỄN THỊ BÍCH HUỆ

KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN Ở BẮC KỲ
TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1945

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
Th.S CHU THỊ THU THỦY


HÀ NỘI - 2011

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
2
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài " Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm
1897 đến năm 1945" được thực hiện tại trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
dưới sự hướng dẫn của giảng viên Chu Thị Thu Thủy.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô Chu Thị


Thu Thủy - người đã hướng dẫn tận tình, đầy hiệu quả, thường xuyên dành
cho tôi sự chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, các thầy cô giáo trong khoa và toàn thể
các bạn trong lớp K33 Cử Nhân Lịch Sử đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp
đỡ Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như học tập tại trường.


Hà Nội ngày ….tháng…năm 2011.

Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Bích Huệ





Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
3
LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận tốt nghiệp "Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến
năm 1945" được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Cô Chu Thị Thu
Thủy.
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng Tôi,
không trùng với bất kỳ kết quả nào của các tác giả khác.

Hà Nội ngày…tháng….năm 2011.


Tác giả khóa luận.








Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bằng việc kí hiệp ước Patơnôte (1884) của nhà Nguyễn đã đưa Việt
Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Với mục đích là biến nước ta trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và
nơi cung cấp nguyên vật liệu, tài chính cho chính quốc, nên khi hoàn thành
công cuộc bình định quân sự trên đất nước ta (1896), thực dân Pháp bắt đầu
thực hiện chương trình khai thác thuộc địa với quy mô lớn trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam và Đông Dương.
Do nước ta có những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát
triển sản xuất nông nghiệp nên các nhà tư bản Pháp đựơc sự khuyến khích
ủng hộ của chính quyền thuộc địa đã tập trung đầu tư vốn để phát triển kinh tế
nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế đồn điền, lĩnh vực đem lại lợi nhuận lớn cho
chính quốc.
Để thực hiện đựợc mục đích đó, thực dân Pháp đã ra sức chiếm đất,
giành quyền sở hữu ruộng đất của nhân dân ta, biến nhân dân ta thành những
người lao động làm thuê ngay trên chính mảnh đất của mình.

Vậy công cuộc chiếm đất, khẩn hoang ấy được tiến hành ra sao? Những
đất đai chiếm được đó thì thực dân Pháp khai thác như thế nào? Ảnh hưởng
của việc khai thác đó tới nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn Bắc
kỳ như thế nào thì còn là vấn đề chúng ta cần làm rõ hơn.
Việc tìm hiểu vấn đề khai thác đất nông nghiệp của thực dân Pháp đó
giúp chúng ta đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện về chính sách cai
trị và đô hộ của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa. Đồng thời cung
cấp những tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử
Việt Nam thời cận đại ở truờng đại học, cao đẳng và phổ thông trung học.

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
5
Chính vì những ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên nên tôi
quyết định chọn đề tài: “Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1897 đến năm
1945” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc
đặc biệt là nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp đã thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tuy nhiên phần lớn những đề tài này thường đề cập đến từng khía cạnh
khác nhau của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Cụ thể như: “Trồng lúa ở
đồng bằng Bắc kỳ” của Rene'dumomt(1935). “Kinh tế nông nghiệp Đông
Dương” của Y.Henry(1932). “Vấn đề kinh tế Đông Dương” của P.Bernard
(Paris,1935). “Sử dụng ruộng đất ở Đông Dương thuộc Pháp” của P.Grourou
(1940).
Và giai đoạn gần đây đã có một số công trình khảo cứu đề cập đến một
hay vài lĩnh vực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn thuộc Pháp
như: “Nền kinh tế làng xã Việt Nam” của Vũ Quốc Thúc (1950). “Những thủ
đoạn bóc lột của Đế quốc Pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Đạm (1957).

“Đồn điền của người Pháp ở Bắc kỳ 1884-1918” và “Việc nhượng đất khẩn
hoang ở Bắc kỳ từ 1919 đến 1945” của Tạ Thị Thúy.
Hai tác phẩm của Tạ Thị Thúy có đề cập đến kinh tế đồn điền ở Việt
Nam thời Pháp nhưng được lồng ghép với rất nhiều vấn đề khác nữa.
Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
cụ thể, hệ thống về kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ thời thuộc địa từ năm 1897 đến
năm 1945.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và nghiên cứu về “Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1897 đến
năm 1945” để hiểu rõ hơn về những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế đồn

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
6
điền, thực trạng kinh tế đồn điền của thực dân Pháp, biết một cách toàn diện
về nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc.
Từ đó có những đánh giá khách quan và khoa học về quá trình khai
thác đất nông nghiệp ở Việt Nam của thực dân Pháp.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những chủ trương và chính sách phát triển kinh tế đồn
điền ở Bắc kỳ của thực đân pháp.
- Nghiên cứu về kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ thời thuộc địa ở 2 giai đoạn
từ năm 1897 đến năm 1918 và từ năm 1919 đến năm 1945.
- Đánh giá được những tác động tích cực của sự phát triển kinh tế đồn
điền ở Bắc kỳ đến nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời thuộc địa.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian là nghiên cứu kinh tế đồn điền trong phạm vi Bắc kỳ.
Thời gian là nghiên cứu kinh tế đồn điền giai đoạn 1897 – 1945.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu
Thực hiện đề tài này tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
- Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin, văn kiện của
Đảng, Nhà nước về vấn đề kinh tế nông nghiệp để làm cơ sở lí luận, phương
hướng cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế nông nghiệp trong luận văn.
- Tư liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia
Hà Nội, Phòng lưu trữ Viện sử học, Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội, Thư
viện trường Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, đây là những tư liệu gốc để xây dựng luận văn.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
7
Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp khác nhau như phân tích, so sánh,
thống kê…để đánh giá các nguồn sử liệu để có những kết luận khoa học.
5. Đóng góp khóa luận
Việc nghiên cứu đề tài ''Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1897 đến
năm 1945” góp phần làm sáng tỏ hơn về kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ thời thuộc
địa cũng như thấy được nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời pháp thuộc.
Qua đó có những đánh giá toàn diện hơn về công cuộc khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp ở nước ta, thấy được những tác động tích cực cũng như
tiêu cực của chính sách phát triển kinh tế đồn điền đối với nền kinh tế nước ta.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
bao gồm hai chương
Chương 1: Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1987 đến năm 1918
Chương 2: Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1919 đến năm 1945













Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
8
NI DUNG
Chương 1
KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

1.1 ĐỒN ĐIỀN DƯỚI THỜI NGUYỄN (1802 - 1858)
1.1.1 Đồn điền dưới thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị (1802 - 1847)
Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam. Kể từ khi triều Nguyễn được thiết lập 1802 đến khi
thoái vị 1945, triều Nguyễn tồn tại 143 năm, trải qua 13 đời Vua. Thời gian
tồn tại triều Nguyễn không phải là dài nhất so với các triều đại phong kiến
khác của Việt Nam song triều Nguyễn có một vị trí quan trọng trong tiến trình
lịch sử dân tộc.
Năm 1802, Gia Long lên ngôi, thiết lập ra triều Nguyễn, Gia Long phải
đối mặt với bao khó khăn của buổi đầu thiết lập vương triều. Nhiệm vụ của
Gia Long là phải nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Để làm được

điều đó, việc đưa nông dân trở về với ruộng đất là một nhiệm vụ quan trọng
mà Gia Long - vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn cần phải giải quyết.
Kế thừa kinh nghiệm khẩn hoang của các vương triều trước đồng thời củng cố
việc thực hiện chính sách đồn điền thời kỳ ở Gia Định, Gia Long tiếp tục thực
hiện chính sách này với quy mô rộng lớn hơn.
Vào thời điểm này đất nước thống nhất trên một dải lãnh thổ rộng lớn
từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Để những vùng đất hoang hóa không gây
nguy hiểm đối với giai cấp thống trị, những vùng biên giới thường là nơi kẻ
thù lợi dụng làm chỗ dựa xâm lược. Với việc lãnh thổ mở rộng, chính sách
đồn điền có điều kiện thi hành trên phạm vi cả nước chứ không chỉ dừng lại ở
một số tỉnh như thời kỳ Nguyễn Ánh ở Gia Định. Đồng thời đây cũng là biện
pháp Nhà nước đảm bảo quyền thống trị của mình trên những vùng đất mới.

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
9
Năm 1802, Gia Long đã giải ngũ một số quân đội, cho họ ruộng đất và
lập đồn điền. Khi có chiến tranh hoặc xã hội bất ổn, họ sẽ có nhiệm vụ chiến
đấu khi có lệnh triệu tập của Nhà nước.
Tháng 4 năm 1804, Gia Long quyết định phát triển đồn điền loại thứ
nhất ra toàn tỉnh Quảng Ngãi “Sai Lê Văn Duyệt và Lê Quang Định biên binh
và dân Quảng Ngãi làm 10 kiên cơ” [13, tr.601].
Các kiên, cơ binh lính phải đi vỡ hoang, cày cấy 2 vụ 1 năm.
Đối với đồn điền loại thứ 2, Gia Long cho giảm thóc sưu bớt đi 2 phần
10, có lúc 5 phần 10. Đối với dân đồn điền mỗi năm chỉ phải nộp 2 hộc thóc,
điền chủ người Hoa nộp 5 hộc thóc.
Đồn điền loại 1 tiếp tục được mở rộng ở vùng Tiền Giang. Tuy nhiên
đồn điền dân sự thì lại không thực sự chú trọng, bởi vì dân đồn điền được
trưng tập và bổ sung vào quân số của địa phương nhằm mục đích quốc phòng.
Năm 1810 khi tình hình biên giới bất ổn, đồn điền loại 2 ở toàn vùng

Gia Định (Nam Kỳ) bị quân sự hóa. Mỗi đồn điền phải trích ra một nửa số
dân làm hương binh tại chỗ: “Huống nay Chân Lạp và Xiêm La hiềm khích
nhau, thì việc võ bị ở biên cương không thể thiếu được. Nếu lại điều động
binh ở nơi khác đến thì không quen phong thổ quyết không bằng dân thổ
trước các ngươi biết rõ tình thế biên cương hoãn cấp thế nào mà có thể sai
được. Vậy hạ lệnh số dân các phủ, huyện, tổng, xã thôn phường cùng số dân
đồn điền, biệt nạp đều lấy một nửa làm hương binh, biên thành đội ngũ, có
việc thì làm lính, không việc thì làm ruộng. Đó là thượng sách để cùng nhau
giữ gìn yên ổn” [13, tr.198].
Như vậy thời Gia Long, ông tập trung phát triển thêm đồn điền loại 1,
đồng thời quân sự hóa đồn điền loại 2. Trong giai đoạn này nhiều quyết định
lập đồn điền được đưa ra nhưng số lượng đồn điền lập được lại không lớn.
Trên thực tế, có một số đồn điền bị giải tán như trường hợp đồn điền ở Gia

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
10
Định vào năm 1815: “Thả cho lính mới kén ở đồn điền Gia Định về làm
ruộng. Chánh phó quản cơ và cai đội đều rút về thành” [13, tr.909]. Tuy
nhiên ở đây sự giải tán các đồn điền không thể nảy sinh các làng mới.
Nếu tổ chức đồn điền dưới thời Nguyễn Ánh ở Gia Định chỉ là để giải
quyết những khó khăn trước mắt thì vào thời điểm này chính sách đồn điền đã
được xây dựng thành kế hoạch với mục đích cụ thể hơn, chính sách đồn điền
tiếp tục được duy trì và phát triển hơn so với thời Nguyễn Ánh ở Gia Định.
Điểm nổi bật dưới thời Nguyễn Ánh là các đồn điền loại 2 được quân sự hóa
rõ rệt.
Gia Long mất, Minh Mệnh lên kế vị từ 1820 - 1840. Tiếp tục sự nghiệp
của vua cha, Minh Mệnh cũng rất chú trọng đến công tác khẩn hoang. Dưới
thời Minh Mệnh chính sách đồn điền được thực hiện một cách quy củ hơn với
mục đích chủ trương rõ ràng hơn.

Trước tiên chính sách đồn điền Minh Mệnh với mục đích là góp phần
ổn định tình hình xã hội. Đồn điền phần nào đem lại ruộng đất cho nông dân
cày cấy, khắc phục nạn dân phiêu tán, giúp họ ổn định cuộc sống, đồng thời
đồn điền cũng là biện pháp tốt nhất để cải tạo các tù nhân, kẻ giang hồ, biến
họ thành người có ích cho xã hội.
Chính sách đồn điền còn nhằm tăng cường củng cố an ninh quốc gia,
đặc biệt là khu vực biên giới, tránh sự dòm ngó, xâm lược từ bên ngoài. Khi
thành Trấn Tây mới được thiết lập Minh Mệnh đã ý thức được không chỉ là
phải củng cố trật tự bên trong : “Nhân nay vô sự, tìm cách sửa sang, mới là
cái kế lâu dài, việc cần thứ nhất đối với dân Man thì vỗ về chiêu tập để cho
họ được an cư lạc nghiệp, yên tĩnh lâu dài. Đối với bọn quan phiên thì tùy tái
bổ sung, người nào tài giỏi thì tâu xin liệu cho quan chức khiến họ mộ đạo
nghĩa, theo phong hóa đều biết cảm kích phấn khởi” [15, tr.701] mà còn chú ý
vấn đề an ninh nơi biên thùy. Việc thiết lập đồn điền ở đây sẽ giúp Minh

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
11
Mệnh giải quyết được những lo lắng đó của mình: “việc thứ 2 là chứa thóc
lúa, làm đồn điền cũng là việc cần” [15, tr.701].
Vấn đề vùng biên giới luôn là vấn đề phức tạp và dành nhiều sự quan
tâm của các vua triều Nguyễn. Vùng biên giới có ổn định thì đất nước mới
yên bình. Vì vậy chính sách đồn điền đồng thời giải quyết được nhiều công
việc cùng một lúc. Trong đó việc bảo vệ biên giới là một trong những lợi ích
mà đồn điền mang lại. Chính sách đồn điền ngoài việc giải quyết đồng thời
các nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, xã hội còn góp phần giải quyết
vấn đề lương thực cho binh lính. Binh lính vừa luyện tập, vừa sản xuất lương
thực tự túc vấn đề lương ăn.
Lực lượng tham gia:
Để thực hiện thành công việc khẩn hoang theo hình thức đồn điền,

Minh Mệnh đã phát huy tối đa sức lực của các thành phần xã hội vào công
cuộc khẩn hoang.
Lực lượng binh lính là lực lượng đầu tiên được nhà nước sử dụng triệt
để trong việc thiết lập các đồn điền, họ thường khai hoang ở những nơi đóng
quân hoặc là ở những vùng biên giới. Họ làm đồng thời một lúc hai nhiệm vụ
vừa sản xuất cày cấy vừa phải làm nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh lực lượng binh lính, lực lượng tù phạm cũng là một trong
những thành phần chiếm số lượng đông đảo góp sức vào việc thiết lập các
đồn điền. Nhằm tận dụng sức lao động bỏ không của lực lượng tù phạm, năm
1836 nhà nước chủ trương huy động phần lớn lực lượng tù phạm ở 6 tỉnh
Nam kỳ đến lao động trong các đồn điền ở thành Trấn Tây.
Lực lượng thứ 3 và cũng là lực lượng khá đông tham gia thành lập các
đồn điền là thành phần dân nghèo những người nông dân phiêu tán: “Ất Mùi,
Minh Mệnh năm thứ 16 (1835) mùa xuân, tháng 3. Lập đồn điền ở tỉnh Hà
Tiên… lại mộ nhiều dân nghèo khai khẩn cày cấy” [14, tr.563].

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
12
Lực lượng dân nghèo, bản thân nhà nước đứng ra chiêu mộ hoặc cho
phép các tư nhân có khả năng tình nguyện đứng ra chiêu mộ. Việc tập hợp các
lực lượng dân nghèo tham gia việc thiết lập các đồn điền đã góp phần mang
lại ruộng đất cho họ, đưa họ trở lại với sản xuất. Việc nhà nước đứng ra chiêu
mộ dân lập đồn điền đã được thực hiện vào năm 1790 dưới thời Nguyễn Ánh.
Cách thức này tiếp tục duy trì dưới thời Minh Mệnh.
Như vậy dưới triều Minh Mệnh đã cùng một lúc kết hợp sử dụng nhiều
nguồn nhân lực khẩn hoang, tận dụng triệt để mọi nguồn nhân lực để đạt kết
quả tốt nhất có thể. Mỗi một lực lượng có một vai trò, vị trí riêng góp phần
vào sự thành công của chính sách đồn điền.
Đồn điền được thiết lập hàng loạt ở các tỉnh Nam kỳ, đồn điền dưới

triều Minh Mệnh đa phần được thiết lập ở các tỉnh biên giới, hải đảo như ở
Trấn Ninh (1828) Hà Tiên (1835)… Đây là những địa điểm trọng yếu liên
quan đến biên giới trên bộ, biển của Việt Nam. Vì thế Minh Mệnh rất coi
trọng việc thiết lập hệ thống đồn điền ở đây.
Đồn điền dưới thời Thiệu Trị không được chú ý, thậm chí có thể bị giải
tán hầu hết. Triều Thiệu Trị là giai đoạn mờ nhạt không có gì đặc biệt so với
các vua Nguyễn khác, giai đoạn này không hề có một quyết định nào về việc
duy trì hay phát triển đồn điền.
1.1.2 Đồn điền dưới thời Tự Đức (1848-1858)
Dưới thời Tự Đức, nhà nước phải đối phó với nhiều vấn đề khó khăn
hơn các giai đoạn trước. Đất nước lâm vào giai đoạn khủng hoảng xã hội sâu
sắc, tài lực trong nhân dân cũng ngày càng cạn kiệt dần. Trước thực trạng ấy
Tự Đức đã kế thừa chính sách đồn điền của các triều đại trước, coi đó như là
một trong những biện pháp chấn hưng nền kinh tế, ổn định nền sản xuất.
Một trong những yếu tố thúc đẩy Tự Đức thực hiện chính sách đồn điền
ở giai đoạn này là do có những điều kiện thuận lợi cho quá trình khẩn hoang.

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
13
ở Nam Bộ hệ thống thủy lợi được chú trọng, nhiều con kênh được đào, nối
thông nhau, cung cấp đủ nước ngọt cũng như góp phần vào việc thau chua rửa
phèn. Tiêu biểu là con kênh Vĩnh Tế. Hàng loạt con kênh lớn nhỏ khác cũng
được xây dựng. Những điều kiện thủy lợi kể trên đã củng cố quyết tâm cho
việc thi hành chính sách đồn điền dưới triều Tự Đức.
Vua Tự Đức cử Nguyễn Tri Phương vào làm kinh lược xứ đất Nam kỳ.
Nguyễn Tri Phương đã dâng xớ xin thực hiện 13 việc trong đó điều khoản đầu
tiên là “Họp dân làm đồn điền để giúp sinh kế”, nó mang hình thức đồn điền
loại 2 trước kia, với mục đích là để “giúp sinh kế cho dân nghèo” thì triều
đình không chấp nhận nhưng đến năm 1853 khi mục đích lập đồn điền được

nêu lên gắn liền với vấn đề biên giới thì được triều đình ủng hộ. Như vậy triều
Tự Đức cho lập đồn điền vì vấn đề biên giới là chủ yếu, bên cạnh đó các ích
lợi kinh tế khác không phải không quan trọng. Tính chất quân sự ở đồn điền
này vẫn rất rõ rệt, ngoài việc dân đồn điền phải vào đội ngũ như quân đội, họ
còn được cấp áo, mũ và hàng năm phải tập luyện quân sự. Được thành lập
song song với chính sách lập ấp khai hoang, đồn điền có nhiều điểm giống
với thôn ấp.
Chế độ đồn điền thời Tự Đức thu được một số kết quả, sáu tỉnh Nam kỳ
đều thành lập được đồn điền, đồn điền được mùa, thóc gạo thừa ăn. Tổ chức
đồn điền được dân nghèo hưởng ứng nhiệt liệt.
Bên cạnh những kết quả đạt được chính sách đồn điền dưới thời Tự
Đức trong quá trình thực hiện cũng gặp phải rất nhiều khó khăn hạn chế.
Người dân lao động trong các đồn điền phải chịu nhiều cực nhọc và vất vả
hơn người dân khai hoang lập các làng ấp khác. Vì thế một số lính đã bỏ trốn
khiến cho quân số trong đồn điền không ổn định.
Đến năm 1858, cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã làm xáo trộn tình
hình Việt Nam. Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định. Sau đó,

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
14
chúng bắt triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho chúng.
Việc 3 tỉnh Đông nam kỳ rơi vào tay Pháp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc thực hiện chính sách đồn điền ở đây. Điều đó đồng nghĩa với việc dân
đồn điền và lính đồn điền phải di nhượng sang khu vực khác.
Nhìn chung lại đồn điền có những lợi ích như sau với Nhà nước
phong kiến:
- Củng cố và phát triển quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất.
- Mở rộng diện tích và sản lượng nông nghiệp.
- Bảo đảm trị an và tăng cường sức đề kháng tiến công miền biên giới.

- Một biện pháp cai trị.
- Giảm bớt việc cấp tiền gạo khẩu lương cho quân đội và tù phạm.
Như vậy đồn điền đóng vai trò quan trọng có tác dụng về nhiều mặt:
kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự, sở hữu nhà nước về ruộng đất đặc biệt
quan trọng trong việc bảo vệ biên giới. Chính sách phát triển đồn điền hoàn
toàn phù hợp với đường lối ruộng đất của triều Nguyễn.
1.2 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI BẮC KỲ
*Địa lý hành chính - tự nhiên Bắc kỳ.
Dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nước ta bị chia thành 3 kỳ với 3
chế độ chính trị khác nhau là Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
Bắc kỳ là xứ “nửa bảo hộ” gồm 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng,
20 tỉnh dân sự là : Ninh Bình, Hà Nam. Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng, Hà Đông, Phúc Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Thái Nguyên,
Sơn Tây, Hưng Hóa, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và
Lai Châu.
Về điều kiện tự nhiên thì đồng bằng Bắc kỳ được biểu hiện như một
hình tam giác mà đỉnh là Việt Trì và 2 cạnh là Quảng Yên và Ninh Bình. Gồm
các tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng ngày nay như: Hà Nam,

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
15
Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương…được hình thành do sự bồi đắp phù sa của
sông Hồng và sông Thái Bình. Khu vực này có sự đa dạng về địa hình và khí
hậu nên đất đai của vùng có nhiều loại đất đai khác nhau.
Đất mặn ở vùng duyên hải cửa sông Hồng, đất phèn hạ lưu sông Thái
Bình, đất mặn thích hợp cho việc trồng cói. Đất phèn và đất mặn tập trung ở
phía Bắc sông Trà Lý. Đất cát ở đồng bằng châu thổ sông Hồng ít do phù sa
sông Hồng mịn, nhiều bùn, diện tích đất cát khoảng 6.000 ha. Đất phù sa ở
vùng trung tâm đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều loại trong đó phù sa

sông Hồng chiếm gần 71%, còn lại đất ở các con sông khác chiếm 19 %. Đất
phù sa sông Hồng màu mỡ tươi tốt.
Với nền thổ nhưỡng đa dạng với sự nổi trội là đất phù sa là điều kiện để
hình thành những đồn điền trồng lúa.
Vùng trung du của Bắc kỳ gồm các tỉnh như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Yên Bái… với nhóm đất Fe-ra-lit đỏ vàng có tính axit, thành phần cơ giới
trung bình, chất hữu cơ trung bình, địa hình thoai thoải dốc nên quá trình rửa
trôi, xói mòn diễn ra mạnh. Nhóm đất Fe-ra-lít này thuận lợi cho việc trồng
các loại cây công nghiệp, cây ăn quả như: Chè, hồi, quế…là điều kiện thuận
lợi cho việc hình thành những đồn điền có diện tích lớn trồng các loại cây có
giá trị cao xuất khẩu.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đầy đủ đặc trưng của 4 mùa, nhiệt độ
trung bình là 23-25
0
C, biên độ nhiệt lớn khoảng 13 - 14
0
C, lượng mưa lớn
1500 - 2000mm/ năm, cán cân bức xạ nhiệt luôn dương. Với nền khí hậu này
tạo nên sự đa dạng về cây trồng, cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển
quanh năm đặc biệt là thuận lợi cho cây lúa nước.
Sông ngòi của Bắc kỳ dày đặc với 2 con sông lớn là sông Hồng và sông
Thái Bình. Mạng lưới sông ngòi dày đặc được hình thành từ sự liên kết giữa
các nhánh khác nhau của hệ thống các phân lưu nên nguồn nước rất phong

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
16
phú không bao giờ cách quá xa khu vực đất cần được tưới. Bên cạnh nguồn
nước mặt của hệ thống sông ngòi thì còn có hệ thống nước ngầm hết sức
phong phú, là điều kiện để cung cấp đầy đủ nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho

cây trồng.
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú đó, thực
dân Pháp có thể tiến hành khai thác đất đai phục vụ cho sự phát triển một nền
nông nghiệp làm giàu cho chính quốc.
*Xã hội.
Sau khi hoàn thành căn bản công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân
sự (1896), thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa. Để phục vụ
kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế, thực dân Pháp
đã chú ý đến 2 yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng Người Việt trị người
Việt”. Chúng chia nước ta thành 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau. Theo
đó thì Bắc kỳ là xứ “nửa bảo hộ” do phủ Thống sứ, đứng đầu là viên Thống
sứ quản lý. Còn hệ thống quan lại người Việt do triều Huế điều hành. Thống
sứ Bắc kỳ sẽ thông qua viên kinh lược xứ Bắc kỳ để chỉ đạo các quan lại
người Việt. Giúp việc cho viên thống xứ và phủ Thống xứ Bắc kỳ là các
phòng thương mại, phòng canh nông, hội đồng bảo hộ Bắc kỳ.
Từ khi đến Việt Nam, thực dân Pháp tìm cách mở rộng diện tích để
chiếm đất, lập đồn điền trên phạm vi cả nước nói chung và ở Bắc kỳ nói
riêng. Chính điều này làm cho 6 triệu dân số Bắc kỳ lúc đó không có đất canh
tác, nông dân phải đi làm thuê trên chính mảnh đất của mình cũng không đủ
ăn, kết quả là những trận đói dưới thời Pháp thuộc đã diến ra, đó là những
năm 1896, 1916, 1919, 1929.
Báo Tương Lai Bắc kỳ, số ra ngày 22 - 4 - 1896 tả lại: “Quanh các
làng, các chợ, dọc các đường xá, đầy cả những người nghèo khổ những kẻ ăn
mày, không còn một chút gì để ăn hết. Bị đẩy tới nạn đói từng đám đông

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
17
người phải rời khỏi túp lều của họ sau khi đã bán hết và đi ăn xin từ nơi này
qua nơi khác cho đến lúc kiệt sức, họ ngã xuống chết đói bên một bức

tường…” [16, tr.210].
Chính tình hình xã hội này cùng với những chính sách áp bức bóc lột
của thực dân Pháp nhằm biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và
nơi cung cấp nguyên liệu và tài chính cho nước Pháp là nguyên nhân sâu xa
dẫn tới những cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt trong xã hội Bắc kỳ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX.
1.3 CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở
BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
1.3.1 Chính sách về việc nhượng đất nông nghiệp của thực dân Pháp
Bắc kỳ có diện tích khoảng 105.000 km
2
. Vùng đồng bằng chiếm
chừng 16.000 km
2
. Phần còn lại thuộc vùng trung du và thượng du. Trên
tổng diện tích này chỉ có một tỷ lệ nhỏ được canh tác vào khoảng 1.500.000
ha, Theo ước tính của các học giả Pháp cũng như học giả Việt Nam. Như vậy
còn rất nhiều đất đai chưa được khai khẩn, trồng cấy và với trình độ sản xuất
thấp kém lúc đó diện tích canh tác trên không đủ nuôi sống số dân đông đúc
của Bắc Kỳ vào khoảng 6 triệu cùng với mật độ dân số cao nhất Đông Dương.
Do tình trạng kinh tế và dân cư như vậy, vấn đề đặt ra ở Bắc kỳ là phải
mở rộng diện tích cấy trồng và dãn bớt dân ở Trung châu.
Trong lịch sử Việt Nam để giải quyết vấn đề này đồng thời để củng cố
sở hữu nhà nước về ruộng đất, giảm nhẹ chi phí quân sự và bảo vệ lãnh thổ
nhà nước phong kiến đã thực hiện chính sách khai khẩn đất hoang ở vùng
đồng bằng ven biển Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình dưới triều Minh Mạng.
Tuy nhiên tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang vẫn không giảm đi, trái lại ngày
một tăng lên.



Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
18
Ở các thuộc địa khác như Angieri, Madagascar, Công gô ngay khi đặt
chân tới, người Pháp tuyên bố quyền làm chủ ngay tức khắc đối với tất cả
những ruộng đất mà người bản xứ không sử dụng
Ở Công gô, điều 9 nghị định 26 - 9 - 1891 của Toàn quyền Pháp ở
Công gô khẳng định:
“Đất hoang và đất bị bỏ hoang nếu quyền sở hữu không bị khiếu nại thì
được coi là thuộc về Nhà Nước và là một bộ phận của tài sản thuộc địa. Được
gọi là hoang những đất không bị chiếm giữ một cách hợp pháp, cũng như
không do ai sử dụng thực sự” [11, tr.22].
Một nghị định của Toàn quyền Dohomay nhấn mạnh:
“Tất cả những bất động sản không bị khiếu nại đều thuộc về tài sản của
thuộc địa” [11, tr.22].
Nhưng ở Bắc kỳ không giống như vậy, vì chế độ chính trị ở đây là bảo
hộ. Trên danh nghĩa đất công vẫn do chính quyền Nam triều quản lý. Tuy
nhiên bằng việc ban hành các văn bản pháp lý về việc quản lý đất công, người
Pháp đã dần dần nắm được quyền sử dụng đối với loại đất này.
Hiệp ước Patơnôte (1884) cho phép công dân Pháp và những người
được Pháp bảo hộ tự do mua tậu tài sản trên toàn cõi Bắc kỳ.
“Các công dân nước Pháp và những người được pháp bảo hộ trên toàn
bộ lãnh thổ Bắc kỳ, các cảng ở Trung kỳ có thể tự do đi lại, buôn bán, mua
tậu tài sản, động sản bất động sản và sử dụng chúng ”[11, tr.23].
Nghị định 5 - 9 - 1888 thực dân Pháp xác lập chính thức quyền quản lý
đất công ở Bắc kỳ “Đất hoang thuộc về Nhà nước có thể được nhượng cho
những người Pháp nào muốn xin ” [11, tr.23].
Những đạo dụ, nghị định, thông tư khác tiếp tục được ban hành để
khẳng định quyền hạn và quy chế hóa chế độ nhượng đất.


Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
19
Tuy nhiên ở Bắc kỳ cho đến 1897 bên cạnh chính quyền bảo hộ vẫn
còn chức kinh lược xứ, đại diện cho triều đình Huế với chức năng được quy
định vì thế những văn bản pháp lý liên quan đến việc nhượng đất nông nghiệp
là do toàn quyền Đông Dương ban hành nhưng phải có sự phê chuẩn của quan
kinh vệ xứ kèm theo, dù điều đó chỉ là hình thức.
Đạo dụ 26 - 7 - 1897 xóa bỏ kinh lược xứ, chính quyền thuộc địa toàn
quyền quản lý, sử dụng những đất gọi là thuộc “Quốc gia công điền, công
thổ”.
Đất công nông nghiệp là một bộ phận thuộc khối Tài sản chung của
Đông Dương. Nghị định 15 - 1 - 1903 về “Tổ chức lại tài sản ở Đông Dương
” thì tài sản của Đông Dương được chia thành 4 khu vực: Tài sản công, tài sản
của Nhà nước, tài sản thuộc địa, tài sản cấp xứ. Từ đây đất hoang và đất vô
chủ được chuyển từ tài sản thuộc địa sang tài sản cấp xứ.
Về quyền quản lý thì những người đứng đầu các xứ có quyền đại diện
cho khối tài sản này, được phép kí kết phê chuẩn các loại giấy tờ liên quan
đến đơn xin cấp nhượng, văn tự mua bán hay ban hành những văn bản pháp lý
nhằm cụ thể hóa các quy định về nhượng bán.
Về việc sử dụng thì nghị định 15 - 1 - 1903 đưa ra hai hình thức
nhượng bán đối với các bất động sản thuộc khối tài sản cấp xứ là bán thuận
mãi và bán đấu giá.
Để khuyến khích việc xin đất lập đồn điền, nhượng (không mất tiền) là
chính sách của chính quyền thuộc địa. Nhà nước nhượng cho các nhà thực
dân đất công, đổi lại các nhà thực dân này phải chịu một số nghĩa vụ được
quy định theo quy chế nhà nước.
Theo văn bản Nghị định 05 - 09 - 1888 thì diện tích được nhượng cho
mỗi điền chủ không quá 100 ha nhưng trên thực tế chính quyền thuộc địa luôn
luôn nhượng bộ các nhà thực dân. Ngay khi nghị định 1888 còn hiệu lực, nó


Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
20
đã cấp nhiều đồn điền quá 100 ha, thậm chí có những đồn điền có diện tích
hàng ngàn ha nhưng lại chỉ có một tỷ lệ nhỏ được khai thác.
Bước vào năm 1896, thực dân Pháp nôn nóng mở rộng công cuộc khai
thác thuộc địa. Chính quyền thuộc địa sẵn sàng trao cho các điền chủ cả
những vùng rộng lớn bao gồm nhiều làng, tổng, huyện và bỏ mặc chúng được
toàn quyền đối với người lao động bản xứ. Giảm thiểu tất cả những nghĩa vụ
bắt buộc theo quy chế và lược bỏ tất cả những quy định chặt chẽ của nghị
định 5 - 9 - 1888 với mục đích duy nhất là tạo thuận lợi cho việc chiếm đất
của các nhà thực dân.
Về đối tượng được xin cấp nhượng đất thì quyền xin nhượng đất của
người bản xứ rất hạn chế, diện tích mà họ được xin không quá 5 ha và phải
được khai thác toàn bộ trong thời hạn một năm. Sau hai năm những phần
chưa được trồng cấy sẽ được nhà nước thu hồi. Để hạn chế sự phát triển của
sở hữu lớn về ruộng đất của người bản xứ và sự chuyển nhượng quyền sở hữu
cho người nước ngoài trong một số hợp đồng nhượng đất cho người Pháp
chính quyền buộc các điền chủ phải cam kết không bán lại những ruộng đất
đã được nhượng cho người bản xứ hay người Hoa.
Đối tượng chính được hưởng quy chế nhượng đất nông nghiệp ở Bắc
kỳ là cá nhân, các hiệp hội và các công ty tư bản người Pháp. Giá nhượng bán
là 1france/1ha, đây là một loại giá rất thấp, trên thực tế đây là hình thức
nhượng không mất tiền, bên cạnh đó các điền chủ chỉ phải nộp một khoản gọi
là địa tô năm là 1france cho 1 đồn điền bất kể diện tích là bao nhiêu.
Qua đây ta thấy rằng trong giai đoạn từ 1897 đến 1918, chính quyền
thuộc địa đã cố gắng đưa ra một quy chế nhượng đất công nông nghiệp với
mục đích khuyến khích việc cấp nhượng đất và khai thác thuộc địa trên lĩnh
vực nông nghiệp ở Bắc kỳ.



Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
21
1.3.2. Sự thành lập phòng canh nông Bắc kỳ
Do sự phát triển về nông nghiệp và các đồn điền của người Âu và do sự
cần có “… một đại diện chính thức cho quyền lợi của những nhà nông nghiệp
Pháp ” đã dẫn đến việc thành lập phòng canh nông Bắc kỳ năm 1894 [11, tr.60]
Năm 1897, với việc tổ chức lại về hành chính của Paul Doumer, sở
canh nông Bắc kỳ được thành lập. Cơ quan này phụ thuộc phủ thống xứ Bắc
kỳ về hành chính, tổ chức vào nha canh nông và thương mại Đông Dương về
kỹ thuật chuyên môn.
Nha này sau đó đổi thành Nha nông, lâm và thương mại Đông Dương
vào năm 1901 và thành sở kinh tế Đông Dương vào năm 1911.
Với tư cách là đại diện cho quyền lợi của các nhà canh nông Pháp, đại
đa số thành viên của phòng canh nông Bắc kỳ là các nhà thực dân ở xứ này.
Phòng canh nông bao gồm 6 thành viên người Pháp do giới điền chủ
bầu lên và một thành viên người bản xứ do kinh lược xứ chỉ định, đến năm
1897 nâng số thành viên người Pháp lên 10. Mười thành viên đó được chọn
từ các nhà trồng trọt và chăn nuôi người Pháp, hai thành viên người bản xứ do
thống sứ Bắc kỳ chỉ định.
Phòng canh nông được thành lập với mục đích là “(…) đem đến cho
nông nghiệp của người Pháp cũng như của người bản xứ những thuận lợi cho
sự phát triển, những tiến bộ trong việc sử dụng sản phẩm” [11, tr.62].
Phòng canh nông có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả những vấn đề mà
chính quyền phải thiết lập quy chế như quy chế nhượng đất, quy chế sử dụng
nhân công, những biện pháp phải sử dụng để bảo đảm an toàn cho các nhà
thực dân, các điền chủ, việc thành lập hệ thống tín dụng nông nghiệp và xây
dựng các hệ thống thủy nông.

Với tư cách là đại diện của các nhà thực dân, phòng canh nông thu thập
ý kiến, nguyện vọng của giới điền chủ qua Xanh-đi-ca các nhà trồng trọt Bắc

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
22
kỳ thành lập vào những năm 1890 để chuyển lên cho chính quyền thuộc địa,
đồng thời cung cấp cho chúng những thông tin, những chỉ dẫn về việc trồng
trọt, chăn nuôi…
Phòng canh nông Bắc kỳ đã dành mọi hoạt động cho các nhà thực dân,
cho công cuộc khai thác thuộc địa về nông nghiệp của người Pháp.
Trong phần mở đầu của Nghị định 5 - 9 - 1888 có đoạn:
“Xét vì tầm quan trọng của việc phải tạo thuận lợi bằng tất cả mọi
phương tiện cho việc khai thác đất đai, cho nên phải sử dụng những biện
pháp để ngăn chặn việc các nhượng địa bị biến thành những hoạt động đầu
cơ tích trữ…” [11, tr.30].
Vừa mới ra đời nghị định đã bị các nhà thực dân, thông qua Phòng canh
nông Bắc kỳ và sau đó là cả “Liên đoàn các nhà trồng trọt Bắc kỳ” phản đối
về diện tích được cấp nhượng bị xem là quá ít ỏi, về thủ tục phiền phức, tốn
kém…khiến chính quyền thuộc địa phải nhượng bộ và kết quả là số lượng
đồn điền đã tăng lên nhanh chóng.
Cùng với sự giúp đỡ của Nha canh nông và Thương mại Đông Dương,
phòng canh nông Bắc kỳ đã tiến hành những thí nghiệm cải tạo chất đất,
thuần hóa giống cây trồng và vật nuôi để phục vụ cho việc trồng trọt và chăn
nuôi trên các đồn điền.
Năm 1899, trường Canh nông Hà Nội chuyển thành vườn Bách thảo
trực thuộc cơ quan nông nghiệp Bắc kỳ, vừa là 1 cơ sở thí nghiệm, vừa là 1
vườn ươm để cung cấp giống cây trồng cho các nhà thực dân.
Từ năm 1903, Nha canh nông và thương mại Đông Dương đã lập ra 1
số trạm thí nghiệm để nghiên cứu các loại cây trồng như:

Trạm Phú Thụy chuyên trồng thử đay, gai, mía…và thí nghiệm dùng
phân chuồng, phân xanh đối với các cây trồng bản xứ.

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
23
Trạm Thanh Ba trồng thử các cây bản xứ như: Cây sơn, cây lấy dầu,
cây làm giấy… trạm này cũng quan tâm đến việc trồng các loại cây được đưa
vào từ nước ngoài như chè Ấn Độ, cao su Madagascas.
Mặt khác trạm này còn theo sát những thí nghiệm được các điền chủ
tiến hành ở xung quanh như việc trồng mía, cao su, chè nhằm:
“… theo dõi việc làm của họ, động viên bằng tiền và hướng dẫn họ.[
11, tr.65]
Các trạm thí nghiệm cũng giúp các điền chủ Bắc kỳ những kỹ thuật về
chăn nuôi, kỹ thuật về sử dụng đất, lai tạo giống cây trồng trên quy mô lớn.
Bên cạnh Phòng canh nông Bắc kỳ trong giai đoạn này còn có một số
cơ quan khác được thành lập để hỗ trợ việc khai thác Nông nghiệp của Người
Âu như: Hội đồng cải tiến chăn nuôi 1904, phòng thí nghiệm phân tích hóa
chất và công nghiệp Bắc kỳ 1899, cơ quan thanh tra nông nghiệp Bắc kỳ lập
1910, sở thú y lập 1901…
Để khuyến khích việc trồng trọt cũng như chăn nuôi, chính quyền thuộc
địa đã tổ chức những cuộc hội chợ, triển lãm, những cuộc thi. Năm 1903,
triển lãm Hà Nội được tổ chức, từ 1905 trở đi, chính quyền thuộc địa tổ chức
hàng năm những cuộc thi ở các tỉnh về trồng trọt và chăn nuôi.
1.4 KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
1.4.1 Số lượng và diện tích đồn điền được khai thác
Sự ra đời và phát triển những đồn điền nông nghiệp của người Pháp ở
Bắc kỳ gần như tương ứng với tiến trình bình định và khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp với những thăng trầm qua từng giai đoạn nhỏ dưới tác động
của những thay đổi về chính trị, quân sự, tư tưởng thuộc địa, phương thức

khai thác và sự tồn tại của đất công có thể được cấp nhượng.
Từ năm 1897, khi tình hình chính trị dường như yên ổn, người Pháp
chuyển sang giai đoạn khai thác lần thứ nhất trên quy mô lớn. Từ năm 1898

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
24
nhờ sự hưng thịnh tương đối của ngân quỹ Bắc kỳ, Paul Doumer đã cho xây
dựng các công trình thủy nông tu bổ đê điều ở Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phúc Yên,
xây dựng cống thoát có van ở Vĩnh Yên và dọc đê sông Hồng vào năm 1900.
Một số công trình lớn ban đầu được khởi công từ đầu thế kỷ XX ở Kép, sông
Cầu và Vĩnh Yên.
Những tuyến đường sắt (Phủ Lạng Thương – Lạng Sơn, Hải Phòng –
Vân Nam) cũng như những tuyến đường bộ, đường ô tô Hà Nội – Việt Trì –
Tuyên Quang, Hà Nội – Đà Nẵng…và những tuyến đường sông được xây
dựng.
Từ năm 1897 đến năm 1900, đồn điền và diện tích đồn điền tăng lên
nhanh chóng. Tổng cộng trong 4 năm đó có 183 đồn điền được thiết lập với
53 đồn điền có diện tích trên 1000 ha.
Sau năm 1900, số đơn xin đất có chiều hướng giảm dần cho đến năm
1907. Đất có thể cấp nhượng và dễ khai thác ban đầu cạn dần ở một số tỉnh
như báo cáo của chính quyền địa phương, một số khác nằm ở xa trung tâm
hay các trục đường giao thông.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX những vụ tranh tụng đất đai đã diễn ra ở khắp
nơi phong trào chống chiếm đất, những vụ đụng độ giữa những người làm
công và điền chủ ngày càng nhiều và ngày ngày càng trở nên quyết liệt. Trước
tình hình đó một số điền chủ tiến vào rừng núi, xin đất để khai thác những sản
phẩm sẵn có như tre, nứa, chuối dạị.
Từ năm 1911, việc nhượng đất giảm nhanh chóng, nhất là trong chiến
tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Chiến tranh tác động đến giới điền

chủ. Nó ngăn trở những nhà thực dân ở chính quốc sang Đông Dương và đầu
tư vào nông nghiệp.
Trong những năm 1911 trở đi, mỗi năm chỉ có vài trăm thậm chí vài
chục hecta được cấp nhượng so với hàng chục, hàng trăm ngàn hecta mỗi năm
trong giai đoạn trước.

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy
25
Sau năm 1918, việc nhượng đất ở Bắc kỳ chậm hẳn so với sự phát triển
nhanh chóng của các nhượng địa nông nghiệp lớn ở Nam kỳ và Nam trung kỳ.
Đến năm 1918, thì vùng trung du luôn luôn giữ vị trí số một trong việc
nhượng đất. Trước năm 1896 vùng này chiếm 51,8% số đồn điền và 70% tổng
diện tích đồn điền cả Bắc kỳ, phần lớn các đồn điền ở đây là các đồn điền lớn,
diện tích trung bình mỗi đồn điền ở đây là 1.051 ha.
Ở vùng đồng bằng từ năm 1897 đến 1918 chỉ có 20% đồn điền và 11%
diện tích đồn điền của Bắc kỳ phân bố ở đây, đồng bằng không có những
đồng bằng quá lớn, diện tích trung bình mỗi đồn điền khoảng 488 ha.
Ở vùng thượng du 90% đồn điền được thành lập từ năm 1897 khi các
điền chủ bắt đầu quan tâm đến vùng đất này, do sự vơi cạn dần của đất ở vùng
trung du nhất là vùng đồn bằng.Từ năm 1897 đến năm 1918 có 50 đồn điền
tức 13% tổng số đồn điền với 51.296ha tức 15% tổng số diện tích đồn điền ở
Bắc kì nằm ở vùng thượng du .
Tóm lại, sự phát triển không đều của các đồn điền trên các tỉnh và các
vùng phản ánh những khác biệt về điều kiện địa lí, chính trị và dân số giữa
những đơn vị hành chính và các vùng địa dư.
Ở vùng đồng bằng và trung du, đồn điền xuất hiện sớm và với số lượng
lớn do cuộc bình định bằng quân sự kết thúc sớm, đất được nhượng dễ khai
khẩn, giao thông thuận tiện dễ kiếm nhân công .
Vùng thượng du không có những điều kiện tương tự. Đất hoang nhiều

nhưng khó khai thác xa trung tâm, giao thông không thuận lợi, nhân công
khan hiếm, trước nhiều khó khăn như vậy các điền chủ không muốn tiến vào
vùng này .
*Số lượng điền chủ:
Cũng như tình hình chung của việc nhượng đất, cho đến nay chưa có
một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu về giới điền chủ ở Bắc kỳ

×