Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 74 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**********


NGUYỄN THỊ THU


KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học
TS. BÙI NGỌC THẠCH



HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt


kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường cũng như
trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi Ngọc Thạch đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
khoá luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người
thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và
bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể
tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo,
cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng, nỗ lực tìm
hiểu, nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Bùi
Ngọc Thạch.

Công trình này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu


















MỤC LỤC


Mở đầu 1
Chương 1: Khái quát kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trước
năm 1986 6

1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống sản xuất nông nghiệp
của nhân dân huyện Lập Thạch 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.2. Điều kiện dân cư 9
1.1.3. Truyền thống sản xuất nông nghiệp của nhân dân huyện Lập
Thạch 12
1.2. T×nh h×nh kinh tÕ n«ng nghiÖp huyÖn LËp Th¹ch tríc n¨m 1986 17
1.2.1. Kinh tÕ c«ng th¬ng nghiÖp, thñ c«ng nghiÖp 17
1.2.2. Thùc tr¹ng kinh tÕ n«ng nghiÖp 18
Chương 2: Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 23
2.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kì đổi mới
của huyện Lập Thạch 23
2.1.1. Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng ta 23
2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và
huyện Lập Thạch 25
2.2. Thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời
kì đổi mới (1986 - 2009) 33
2.2.1. Ngành trồng trọt 33
2.2.2. Ngành chăn nuôi 38
2.3. Hạn chế của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi
mới 41


2.3.1. Quá trình đô thị hoá 41
2.3.2. Sự bùng nổ dân số 42
2.3.3. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn 44
2.3.4. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật còn hạn chế 46
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp huyện
Lập Thạch trong thời kì đổi mới (1986 - 2009) 48

3.1. Đặc điểm 48
3.1.1. Sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng
bộ, hợp lí 48
3.1.2. Diện tích nông nghiệp bị thu hẹp, đời sống nông dân còn nhiều
khó khăn 50
3.1.3. Sản xuất nông nghiệp mang tính chất tự thu, tự tiêu, thị trường
khó khăn 51
3.2. Vai trò 52
3.2.1. Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội của huyện Lập Thạch 52
3.2.2. Là cơ sở để phát triển kinh tế công thương nghiệp và thủ công
nghiệp của huyện Lập Thạch 53
3.2.3. Đảm bảo đời sống nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường thế trận
an ninh quốc phòng 56
3.3. Một số biện pháp tổ chức sản xuất nông nghiệp những năm tới 57
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 60
Phụ lục 63






MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế có vai trò, vị trí hết sức quan trọng
đối với nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để phát triển công nghiệp, cung cấp
nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp, tiêu thụ hàng hóa cho công nghiệp,

đồng thời góp phần đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Để xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp vững mạnh, Đảng ta chủ
trương: Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân, đồng thời phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ
cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nói trên, kinh tế nông nghiệp
huyện Lập Thạch đã có bước phát triển vững mạnh, bộ mặt kinh tế - xã hội có
nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, nhiều
khó khăn, thách thức cũng đang đặt ra cho huyện Lập Thạch cần phải khắc
phục như: Vấn đề đô thị hoá, vấn đề dân số, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, vật nuôi, cây trồng, vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,…
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch
trong thời kì đổi mới có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc:
Về mặt lí luận, góp phần làm sáng tỏ đường lối đổi mới của Đảng về
kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, đồng thời làm rõ mối quan
hệ giữa kinh tế nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Mặt khác, nghiên cứu
vấn đề trên còn làm sáng tỏ các vấn đề đầu tư, kinh tế thị trường, mối quan hệ
giữa các thành phần kinh tế,…
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu về vấn đề này nêu rõ những thành tựu mà
huyện Lập Thạch đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp,


những tiến bộ trong việc cải tiến công tác quản lí, cơ cấu giống cây trồng,
nâng cao năng suất lao động; những khó khăn, hạn chế về kinh tế - xã hội ở
huyện Lập Thạch đang đặt ra cần phải giải quyết.
Trong vấn đề này có ý nghĩa to lớn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một công trình khoa học nào nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập
Thạch trong thời kì đổi mới. Do đó, việc nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp
huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới là yêu cầu rất cần thiết. Trên cơ sở đó,

tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009” làm đề tài khoá
luận tốt nghiệp.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kinh tế nông nghiệp đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học
giả trong nước và ngoài nước. Trước hết phải kể đến cuốn sách “Lịch sử
Đảng bộ huyện Lập Thạch, tập III”, do Đảng bộ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc xuất bản năm 2000. Nó đề cập đến nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội nói
chung ở huyện Lập Thạch từ năm 1976 đến năm 2000, trong đó kinh tế nông
nghiệp được giới thiệu một cách khái quát.
Tiếp đến là cuốn sách “Lập Thạch anh hùng”, do Huyện uỷ - Hội đồng
nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch xuất bản năm 2002 và cuốn
sách “Địa chí huyện Lập Thạch”, do Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban
nhân dân huyện Lập Thạch xuất bản năm 2005. Lĩnh vực nông nghiệp của
huyện được nói đến như: truyền thống sản xuất nông nghiệp, một số thành tựu
trong sản xuất nông nghiệp đạt được từ năm 2000 đến năm 2005…
Đặc biệt, qua cuốn sách của TS. Đặng Kim Sơn (2008),“Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu lên thực trạng các vấn đề về nông nghiệp,


nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay; những thành tựu cũng như những
khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.
Bên cạnh đó, trên các Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử, Tạp chí Kinh tế - xã
hội, Báo Vĩnh Phúc qua các năm cũng đăng tải nhiều bài viết về nhiều khía
cạnh khác nhau của kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có huyện
Lập Thạch.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu

riêng về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch. Vì vậy, việc
nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ
năm 1986 đến năm 2009 là vấn đề rất cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ, khách quan về
kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến
năm 2009.
Nêu bật thành tựu và hạn chế của kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch
trong thời kì đổi mới. Đồng thời, rút ra đặc điểm, vai trò và bài học kinh
nghiệm của kinh tế nông nghiệp Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986
đến nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày cơ sở, điều kiện tự nhiên của huyện Lập Thạch trong quá
trình phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Nêu rõ những thành tựu, hạn chế trong việc phát triển kinh tế nông
nghiệp của huyện Lập Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm
2009.
- Rút ra đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập
Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009.


3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Khoá luận nghiên cứu kinh tế nông nghiệp huyện Lập
Thạch từ năm 1986 đến năm 2009.
- Về không gian: Nghiên cứ toàn bộ phạm vi huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Khoá luận khai thác các nguồn tư liệu:

- Tài liệu thông sử như: Đảng bộ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
(2000), “Lịch sử Đảng bộ huyện Lập Thạch ” 3 tập; Huyện uỷ - Hội đồng
nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch (2005), “Địa chí huyện Lập
Thạch” ; Đào Duy Anh (2005), “Đất nước Việt Nam qua các đời”, NXB Văn
hoá thông tin;…
- Tài liệu chuyên sâu như: Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban
nhân dân huyện Lập Thạch (2002), “Lập Thạch anh hùng”; Tạp chí; Báo V

ĩnh Phúc…
Ngoài ra, khoá luận còn khai thác các nguồn tài liệu lí luận, tài liệu
thông số, tài liệu các Văn kiện, Báo cáo chính trị, Nghị quyết, Tổng kết của
các kì Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện Lập Thạch từ năm 1986 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kết hợp giữa phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp như: Sưu tầm, thu thập,
xử lý tư liệu, thống kê, phân tích và đối chiếu so sánh để xác minh sự kiện,
nội dung lịch sử.


5. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong thời kì đổi
mới (1986 - 2009) có những đóng góp cả về mặt lí luận và thực tiễn sâu sắc.
Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế nông nghiệp của
huyện Lập Thạch. Đồng thời, rút ra đặc điểm, vai trò của kinh tế nông nghiệp
huyện Lập Thạch trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2009. Qua đó làm
sáng tỏ đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế nói chung, nhất là kinh tế nông
nghiệp.

Khóa luận phản ánh thực trạng nền kinh tế nông nghiệp của huyện Lập
Thạch trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 và tác động của nó
đối với đời sống kinh tế - xã hội ở huyện Lập Thạch hiện nay.
6. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trước năm
1986.
Chương 2: Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009.
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp huyện Lập
Thạch trong thời kì đổi mới (1986 - 2009).









Chương 1
KHÁI QUÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN LẬP THẠCH TRƯỚC NĂM 1986

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHÂN DÂN HUYỆN LẬP THẠCH
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lập Thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc. Có vị trí chiến
lược quan trọng: Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, phía

Đông Bắc giáp huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, phía Đông và Đông Nam
giáp với huyện Tam Dương và Vĩnh Tường, phía Tây giáp huyện Phù Ninh,
phía Tây Nam giáp với thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ [20, tr.13].
Với vị trí này, huyện Lập Thạch nằm trong tọa độ là từ 105°30′ đến
105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ độ Bắc.
- Điểm cực Bắc tại xã Đạo Trù, nằm trên vĩ tuyến 21°30′ Bắc.
- Điểm cực Nam tại xã Sơn Đông, nằm trên vĩ tuyến 21°10′ Bắc.
- Điểm cực Tây tại xã Bạch Lưu, nằm trên kinh tuyến 105°30′ Đông.
- Điểm cực Đông tại xã Đạo Trù, nằm trên kinh tuyến 105°45′ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 41205,8 ha (chiếm 30% diện tích
tỉnh Vĩnh Phúc), trong đó:
- Đất nông nghiệp là 16.796,57 ha chiếm 40,30% diện tích đất tự nhiên. - Đất
lâm nghiệp là 13.228,44 ha chiếm 31,80% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng là 4.261,58 ha chiếm 10, 20% diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở là 939,14 ha chiếm 2,30% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá là 6.396,75 ha chiếm 15,40% diện
tích đất tự nhiên.
Tính đến năm 2004, huyện Lập Thạch có 1 thị trấn và 38 xã.


Với vị trí địa lý và diện tích đất đai như trên Lập Thạch là vùng đất có
điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp về mọi mặt, giao lưu buôn
bán với các vùng khác trong cả nước. Đồng thời, đây là nơi hội tụ của nhiều
loại động vật, thực vật khác nhau tạo ra hệ sinh thái đa dạng, phong phú về
giống loài. Lập Thạch cũng là nơi thiên di của nhiều dân tộc khác nhau đến
sinh sống, vì thế đã diễn ra quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa làm cho
nền văn hóa ở Lập Thạch đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lập Thạch là một huyện miền núi nên có địa hình khá phức tạp, xen kẽ
gò đồi là những dải ruộng hẹp, khe lạch, núi non, làng mạc. Khái quát địa
hình Lập Thạch có thể chia ra làm 3 vùng chính là: Vùng núi, vùng đất giữa

và vùng đất trũng. Lập Thạch còn là huyện có cấu tạo địa tầng cổ nhất ở tỉnh
Vĩnh Phúc. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lí, Bắc
Bình, Liễn Sơn, ở hữu ngạn sông Phó Đáy có hàng chục km
2
độ tuổi Đại
nguyên sinh. Vùng ven rìa trước núi Tam Đảo thuộc xã Đạo Trù có độ tuổi
Đại trung sinh. Chính bởi thế, mà huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất
vững vàng, rất cổ xưa nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm.
Chính những yếu tố địa hình và cấu tạo địa tầng đã làm cho huyện Lập
Thạch là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản mà chủ yếu là các loại phi kim
làm vật liệu xây dựng như:
- Than bùn: Có ở Văn Quán, Đồng Ích, Đầm Đông, Đồng Thịnh… có
tổng trữ lượng khoảng vài nghìn tấn.
- Sét gạch ngói: Có ở Long Cương, thị trấn Lập Thạch có trữ lượng
khoảng 32 triệu m
3
.
- Đá ốp lát: Có ở Núi Sáng, Quang Yên… chưa tính ra trữ lượng.
- Cremrit (loại sét làm vật liệu nhẹ trong xây dựng): Có ở thị trấn Lập
Thạch, Tử Du,…


- Cát cuộn sỏi: Có ở sông Lô, sông Phó Đáy thuộc xã Triệu Đề, xã Cao
Phong,…
- Mica: Đồng Quế, Lãng Công.
- Đá mĩ nghệ và đá xây dựng: Có ở Hải Lựu, Bạch Lựu.
Nguồn khoáng sản vô cùng phong phú đó là cơ sở để Lập Thạch phát
triển các ngành công nghiệp.
Lập Thạch có rất nhiều sông suối và hồ lớn mà tiêu biểu là sông Phó
Đáy và sông Lô. Hai con sông này hàng năm đã cung cấp một khối lượng phù

sa lớn bồi đắp cho các vùng đồng bằng ở Lập Thạch thêm màu mỡ, tạo điều
kiện phát triển kinh tế nông nghiệp về mọi mặt. Đồng thời, hai con sông này
còn cung cấp thực phẩm quan trọng cho đời sống của nhân dân trong vùng đó
là các loại tôm, cá, cua…
Hơn nữa, Lập Thạch lại là nơi tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc và Tây
Bắc Việt Nam nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều vào
mùa hè và khô hanh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22°c -
23°c (nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào tháng 12, 1, 2).
Số giờ nắng trung bình vào mùa hè là 6 - 7 giờ/ngày, mùa đông từ 3 - 4
giờ/ngày, tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 1450 - 1550 giờ. Lượng
mưa trung bình hàng năm ở Lập Thạch là 1500 - 1800 mm.
Nguồn thủy văn và khí hậu ấy là điều kiện thuận lợi cho người dân nơi
đây tiến hành sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa
dạng, phong phú về giống loài.
Những yếu tố về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn nêu
trên đã làm cho Lập Thạch là nơi hội tụ của nhiều loài động, thực vật khác
nhau đến sinh sống.
Về thực vật: Trên các cánh rừng đại ngàn, thực vật tạo thành tầng tầng
lớp lớp với rất nhiều loại cây quý hiếm như: Lim, chẹt, trò chỉ, muồng đen,


sấu, de hương… Dưới tán cây cổ thụ là lớp cây dây leo cho quả như: Gắm,
nắm cơm, cùng với các loại chuối rừng, sa nhân đến rừng giang, rừng nứa,
rừng rặt, rừng vầu, song mây. Tất cả tạo thành thảm thực vật dày đặc giữ cho
đất đỡ bị xói mòn vào mùa mưa, đồng thời giữ độ ẩm và tạo nguồn sinh thủy
trong những tháng mùa khô.
Về động vật: Với thảm thực vật phong phú nêu trên động vật rừng ở
Lập Thạch cũng khá phong phú. Lớp thú gồm có: Hổ, lợn rừng, cheo cheo,
cáo, nhím, cầy hương, hoẵng, voi, khỉ, culi, sóc đỏ bụng… Lớp chim thì có
rất nhiều loài như: Gà rừng, bìm bịp, cò trắng, cò lửa, cò vằn, khướu, họa mi,

gõ kiến, tu hú, vàng anh, yểng… Lớp bò sát có: Tắc kè, kì đà, các loài rắn,
thằn lằn, trăn gió, ba ba, rùa vàng…
Với thảm thực vật và động vật phong phú và đa dạng như trên là điều
kiện thuận lợi để cư dân Lập Thạch phát triển ngành du lịch sinh thái. Hiện
nay, rừng cò ở Hải Lựu đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Lập
Thạch.
Như vậy, ta có thể thấy vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở Lập Thạch
khá thuận lợi cho sự sinh sống của con người. Bên cạnh những điều kiện
thuận lợi trên, thiên nhiên Lập Thạch cũng khá khắc nghiệt, hàng năm nơi đây
thường xảy ra lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô; địa hình thì rất đa
dạng xen kẽ đồng bằng là gò đồi và núi nên việc sản xuất nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn. Vì thế, để tồn tại và phát triển cư dân Lập Thạch phải không
ngừng cải tạo và làm chủ thiên nhiên.
1.1.2. Điều kiện dân cư
Ngay từ xa xưa Lập Thạch là vùng núi cao, rừng rậm, có vị trí địa lý
đặc biệt là nơi tiếp giáp với đỉnh của tam giác đồng bằng châu thổ sông Hồng,
đất đai ở Lập Thạch màu mỡ, rừng lại có nhiều lâm sản quý, giao thông
đường thủy thuận lợi… nên ở Lập Thạch sớm có sự sinh sống của con người.


Dân cư Lập Thạch có nhiều nguồn gốc khác nhau. Trước hết là người
Việt cổ cư trú ở Lập Thạch từ hàng ngàn năm trước. Vào cuối năm 1964 đầu
năm 1965, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành (đợt 1) “Kiểm kê phổ thông di tích
lịch sử”, ngành Khảo cổ học đã xác định ở Lập Thạch có di chỉ thời đại đồ đá
mới ở xã Đôn Nhân, thôn Đồng Xuân xã Xuân Hòa tại hai di chỉ đó đã tìm
thấy những lưỡi rìu bằng đá của người Việt cổ. Điều đó đã khẳng định, người
Việt cổ đã cư trú ở Lập Thạch từ hàng ngàn năm nay.
Từ cuối thế kỉ thứ II đến đầu thế kỉ I trước Công nguyên trở về sau, dân
cư Lập Thạch đã có nhiều biến đổi qua các thời kì, do các cuộc chiến tranh
một bộ phận dân cư bị phiêu tán cũng như do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

có nhiều thuận lợi, nhất là đất đai phì nhiêu, sản xuất nông - lâm nghiệp có
điều kiện phát triển nhanh trong khi đó dân cư thưa thớt nên nguồn nhập dân
cư nhập vào vùng đất Lập Thạch ngày càng nhiều.
Theo truyền thuyết và thần phả ở một số đình làng ven sông Lô phía
Tây Bắc huyện vào cuối thế kỉ thứ II, đầu thế kỉ thứ I trước Công nguyên,
Thừa tướng Lữ Gia (cha là người Hán - Trung Quốc, mẹ là người Việt) của
nhà Triệu không chịu thuần phục nhà Hán đã bị quan quân nhà Hán đánh bại.
Lữ Gia đã chọn con đường hướng Nam, nương nhờ dân Âu Lạc. Ông đã đưa
quan quân cùng thân tộc về xây dựng căn cứ ở vùng Tây Bắc Lập Thạch (các
xã Bạch Lựu, Hải Lựu, Quang Yên, Nhân Đạo ngày nay) rồi chung sống,
đồng hóa với nhân dân địa phương.
Những năm đầu thế kỉ I sau Công nguyên, nổ ra cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng (40 - 43) chống quân xâm lược nhà Hán, vùng đất Lập Thạch là
một trong những căn cứ rộng lớn của cuộc khởi nghĩa. Ở vùng Đông Bắc
huyện có các căn cứ và địa bàn hoạt động của nghĩa quân do các thủ lĩnh chỉ
huy như: Đạo Trù có bà Chúa Bầu; ở xã Hợp Lý có ba anh em Nguyễn Trĩ,
Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lĩnh; ở Thái Hòa có vợ chồng ông Nguyễn Tuấn bà


Thục Nương; ở thôn Thản Sơn xã Liễn Sơn có bà Quế Lan (thường gọi là
Quý Lan Nương).
Bản anh hùng ca ngắn ngủi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau ba
năm được giải phóng đất nước ta lại bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ.
Sau cuộc khởi nghĩa này, nhiều nghĩa quân của các thủ lĩnh của Hai Bà Trưng
đã ở lại trên đất Lập Thạch và đồng hóa với dân bản địa.
Thế kỉ XIII - XIV, nhiều vương hầu, công chúa của nhà Trần được
phong đất ở các nơi như quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đã đem con cháu, nô
tì, nông nô lên nhập điền trang ở Bạch Hạc (Vĩnh Tường) rồi sau lập điền
trang tại thôn Đa Cai (xã Sơn Đông) ngày nay. Vì vậy, dân cư Lập Thạch thời
kì này tăng lên nhanh chóng.

Vào những năm 20 của thế kỉ XVII, dân tộc Cao Lan (còn có tên là Sán
Chay) là một dân tộc nhỏ bé sống tập trung ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc)
bị nhà Minh đàn áp, bóc lột, đói rách, cực khổ đã tìm đường sang Việt Nam
(năm 1624), lúc đầu họ ở Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên… Quá trình làm ăn sinh sống lâu đời được nhân dân ở các địa
phương đùm bọc, giúp đỡ họ di cư sâu vào các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hòa
Bình, Phú Thọ, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Đến cuối thế kỉ XIX, người Cao Lan
nhập cư vào Lập Thạch tập trung thành các thôn bản tại xã Quang Yên.
Cuối thế kỉ XVII đời nhà Thanh (Trung Quốc) người Sán Dìu (còn gọi
là dân tộc Trại hay Mán quần cộc…) ở Quảng Đông, Quảng Tây (Trung
Quốc) vì không chịu nổi ách áp bức dã man của bọn phong kiến thống trị họ
đã nổi dậy đấu tranh và bị đàn áp tan cửa, nát nhà, bản làng bị thiêu dụi, phiêu
bạt khắp nơi. Số người sống xót đã tập trung lại và tìm đường sang Việt Nam
sinh sống tại xã Đạo Trù - Lập Thạch.


Năm 1898, có trên 100 người đủ mọi lứa tuổi cả nam lẫn nữ thuộc dân
tộc Dao (Mán quần chẹt) từ tỉnh Hòa Bình nhập cư vào Lập Thạch đã lập lên
bản người Dao ở thôn Thành Công xã Lãng Công.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ nhân dân Lập Thạch
cùng với nhân dân cả nước tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 -
1954) và chống Mĩ (1954 - 1975) giành lại độc lập, tự do hoàn toàn cho dân
tộc, thống nhất nước nhà. Và trong suốt quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội,
công cuộc đổi mới hôm nay dân cư ở Lập Thạch tăng nhanh về số lượng. Tuy
nhiên, thành phần dân cư chính của Lập Thạch cho đến nay vẫn bao gồm 4
dân tộc là: Kinh, Cao Lan, Sán Dìu và Dao. Trong đó, người Kinh là thành
phần chủ yếu, chiếm khoảng 93,2% dân số toàn huyện.
Ngoài 4 dân tộc chính trên, Lập Thạch còn là nơi cư trú, sinh sống của
nhiều dân tộc thiểu số khác như: Tày, Nùng, Thái, Hoa,… [20, tr.22-26].

Tất cả các dân tộc ấy sinh sống hòa hợp với nhau, tạo ra một cộng đồng
dân cư ổn định và thống nhất trên vùng đất Lập Thạch.
1.1.3. Truyền thống sản xuất nông nghiệp của nhân dân huyện Lập
Thạch
Lập Thạch là vùng đất tối cổ nằm liền kề đỉnh tam giác của đồng bằng
Bắc Bộ, từ ngàn đời nay người dân Lập Thạch sống chủ yếu bằng nghề nông
và luôn được thừa hưởng một nền nông nghiệp truyền thống của tổ tiên truyền
lại với những giống cây, con bản địa rất phong phú về chất lượng và loài.
Nhìn chung, đất đai, khí hậu, nguồn nước ở Lập Thạch thuận lợi cho việc
canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.
Từ năm 60 của thế kỉ XX đến nay, nhất là từ thời kì đổi mới nhờ phát
minh của khoa học kĩ thuật, cộng với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó
áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và những kinh nghiệm trong công


tác, chăn nuôi cổ truyền, với những giống cây, con bản địa mà ông cha để lại
đã đưa năng suất các loại cây lương thực, thực phẩm, các loại gia cầm, gia
súc, các giống thuỷ sản lên cao góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sản
xuất, nâng cao đới sống sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân mà hàng
đầu là cây lúa và một số cây lương thực điển hình.
Người nông dân Lập Thạch đã tiếp thu cách canh tác lúa nước cùng các
cây, con vào địa phương như sau:
 Ngành trồng trọt
- Cây lương thực: Lúa là một loại cây lương thực được con người sử
dụng từ lâu, việc tìm hiểu cây lúa cổ đến nay vẫn còn những bí ẩn. Theo các
nhà nghiên cứu văn hoá, các nhà khảo cổ học và các nhà khoa học nghiên cứu
về nông nghiệp thì cây lúa ở Việt Nam là cây bản địa, có nguồn gốc từ Hoà
Bình, được con người phát hiện từ thời hái lượm đem về trồng cấy, chăm sóc,
thuần hoá, trở thành những giống lúa truyền thống đến tận ngày nay. Thời kì
đầu là giống lúa hoang dại, mọc tự nhiên, sau đó người dân đem về gieo

trồng, thuần hoá và phát triển rộng rãi đã trở thành cây nông nghiệp chính.
Trong thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy than của lúa ở nhiều nơi, trong
đó ở Đồng Đậu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc). Những năm 50, nhiều nơi trong
huyện Lập Thạch vẫn trồng những giống lúa cả nếp và tẻ có lớp vỏ chấu và
cám dày, đầu hạt lúa có lông cứng, gân của vỏ chấu nổi rõ.
Đất canh tác và ruộng ở Lập Thạch: Lập Thạch ở thể bán sơn địa, có độ
cao phía Tây Bắc thấp dần về phía Nam, xen giữa khu ruộng là đồi gò và các
làng mạc. Các sông suối chủ yếu bắt nguồn từ dãy núi Sáng chạy qua nhiều
làng xóm đồi nương đổ ra hai con sông Lô và sông Phó Đáy rất thuận lợi cho
việc đắp các phai đập ngăn dòng chảy lấy nước vào đồng ruộng để canh tác.
Đất canh tác ở Lập Thạch có thể chia ra làm 5 loại:
+ Nương: Được khai phá ở đồi và núi.


+ Ruộng dộc: Loại ruộng được vỡ hoang nằm giữa hai khu đồi hoặc
chân núi nối liên tiếp với nhau có thế bậc thang thấp.
+ Ruộng giữa: Là những khu nằm dưới ruộng dộc, tương đối bằng
phẳng bao lấy các đồi và làng mạc, có ao hồ xen lẫn, 1 năm cấy 2 vụ.
+ Ruộng chiêm: Là những vùng đồng thấp ở phía Nam huyện, hàng
năm bị ngập từ tháng 5 đến tháng 9 nên chỉ cấy được 1 vụ chiêm.
+ Ruộng lầy: Thường nằm dưới các chân núi, chân đồi, rừng do có
những mạch nước chảy ngầm gặp khe nứt phun lên làm cho đất phía dưới
nhão thành bùn, phía trên mặt có vỏ cây đan xen và nắng chiếu vào làm săn
lại, đất ở thế bùng nhùng.
+ Đất soi: nằm ở ven các con sông là vùng đất lộ ra về mùa cạn. Loại
đất phù sa pha cát rất tốt nên người ta thường trồng ngô, rau, khoai lang. Mùa
cạn ở giữa dòng sông nổi lên những cồn đất gọi là bãi soi.
Những kinh nghiệm dân gian được nhân dân Lập Thạch sử dụng để
canh tác nghề lúa:
Do gắn cả cuộc đời với mảnh đất, cây lúa, với thiên nhiên, người nông

dân Lập Thạch đã rút ra những kinh nghiệm làm nghề nông, để cho dễ nhớ và
áp dụng trong canh tác họ đã chuyển thành những câu nói có vần điệu, những
câu tục ngữ:
Khoai đất lạ, mạ đất quen.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
Thứ nhất cày ải, thứ nhì giải phân…
Những giống lúa cổ truyền đã trồng trên đồng ruộng Lập Thạch: Lập
Thạch đã trồng các giống lúa truyền thống với thời gian rất dài theo 2 vụ
chiêm, mùa. Vụ chiêm có: Chiêm tép, chiêm tranh, chiêm giang, chiêm cút,
chiêm bầu, chiêm trắng… Nếp chiêm có: Nếp ngoi, nếp đỏ, nếp vàng. Vụ


mùa lúa tẻ có:Tám lùn, tám cao cây, tám xoan… Nếp mùa có: Nếp cẩm, nếp
cái, nếp hoa vàng. Lúa trồng trên nương: Nếp nương, gié đồi, lúa lốc.
Một số giống lúa đặc sản như: Nếp cẩm, tám xoan, nếp cái, nếp hoa
vàng. Đó là những giống lúa được coi như giống bản địa của Lập Thạch từ
năm 1960 trở về trước.
Từ năm 1968 đến cuối những năm 1980, ta nhập từ nước ngoài một số
giống lúa, các nhà khoa học đã lai tạo được một số giống lúa mới như: IR 8
với đặc tính thấp cây chịu nước, được trồng ở đồng ruộng Lập Thạch một thời
gian dài. Năm 1990 đến nay, ta nhập một số giống lúa như: Bao thai, mộc
tuyền, khang dân… Đặc biệt, những năm gần đây các giống lúa mới được
trồng rộng rãi trên đồng ruộng Lập Thạch như: Khang dân, Q5, các giống dài
ngày có: Xi21, Xi23, NX30, DT10 đều phù hợp đồng chiêm trũng , đưa năng
suất lúa ở Lập Thạch từ 30 - 42 tạ/ha.
- Cây hoa màu:
+ Cây ngô: Là cây lương thực có vị trí đứng sau cây lúa, thuộc loại cây
lương thực ngắn ngày. Ngô dùng để chế biến thực phẩm, lương thực cho con
người và chăn nuôi, ngô giàu chất dinh dưỡng có lượng tinh bột cao. Trước

năm 1980, Lập Thạch chỉ trồng ngô nếp và ngô tẻ là những cây ngô truyền
thống ở địa phương ăn ngon nhưng năng suất thấp, chỉ đạt trung bình 90
kg/sào.
Ngô được trồng trên núi, đồi, ruộng cao, soi, bãi sông đều được. Trước
đây, trên đất Lập Thạch thường trồng hai vụ ngô là vụ xuân và vụ hè trồng
nhiều ở đất bãi ven sông. Sau này những giống ngô mới được đưa vào trồng ở
Lập Thạch đó là: TSB2, TSB49, P11… Nhìn chung, các giống ngô này đều
cho năng suất cao.
+ Cây sắn: Thuộc loại cây dài ngày, Lập Thạch là huyện trồng nhiều
sắn nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Sắn là loại cây lương thực quan trọng trong đời sống


con người. Sắn cho củ tinh bột, sắn vừa là cây lương thực vừa là cây công
nghiệp. Các loại sắn truyền thống ở Lập Thạch gồm: Sắn ta, sắn huế, sắn
trắng, sắn nghệ vàng, sắn chuối… từ năm 1960 có thêm sắn dù. Sắn được
trồng trên đồi, chân núi.
+ Khoai: Các giống khoai ở Lập Thạch từ xa xưa là khoai lang, khoai
sọ thuộc giống cây lương thực vừa ngắn ngày vừa dài ngày.
+ Một số cây công nghiệp thực phẩm: Cây lạc, cây vừng. Cây chè, cây
dâu tằm đều thuộc giống cây công nghiệp.
- Các loại rau: Phong phú về chất lượng và số lượng hội tụ gần đầy đủ
các loại rau có ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong cả 4 mùa. Rau vụ đông:
Cải bắp, cải củ, cải thìa, cải canh, súp lơ, su hào, xà lách, dưa chuột… Rau vụ
thu hè: Rau dền, rau muống, rau đay, rau mồng tơi… Có loại trồng hai vụ:
Húng chó, lá lốt, tía tô, xương sông… Rau dễ trồng, chiếm vị trí quan trọng
đời sống con người.
- Các loại cây ăn quả: Lập Thạch có nhiều giống, nhiều loài như: Cây
tai chua, trám, hồng xiêm, vải thiều… Ở Lập Thạch 4 mùa đều có các loại quả
phục vụ con người.
 Chăn nuôi:

Cũng như cây lúa, cây hoa màu, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi là
nghề chính không thể thiếu đối với người dân Lập Thạch. Sản phẩm của chăn
nuôi phục vụ thiết thực cuộc sống và mang lại lợi nhuận khá cao cho người
dân. Các loài động vật hiện nay có: Trâu, bò, lợn. gà, ngan, vịt… rất phong
phú [20, tr.152-162].
Như vậy, ở Lập Thạch các giống cây trồng và vật nuôi rất đa dạng, có
truyền thống sản xuất lâu đời. Bên cạnh những giống cây trồng, vật nuôi có
nguồn gốc bản địa còn có cả những giống lai tạo.


1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH
TRƯỚC NĂM 1986
1.2.1. Kinh tế công thương nghiệp, thủ công nghiệp
Lập Thạch là huyện thuần nông của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài nghề nông
ra người dân nơi đây còn có nhiều nghề thủ công truyền thống như: Nghề đan
tre ở Triệu Xá (xã Triệu Đề), nghề đục đá ở Hải Lựu, nghề làm giát giường ở
Hoàng Chung (xã Đồng Ích). Các sản phẩm như: Giát giường, thúng, mủng,
nia, rổ, giá… được sản xuất từ các vùng này là những sản phẩm có chất
lượng, đạt thẩm mĩ cao đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ngoài
ra, ở Lập Thạch còn nhiều nghề phụ gia đình như: Nghề rèn, mộc, nề… được
làm vào lúc công việc đồng áng nhàn rỗi, đem lại nguồn thu nhập phụ cần
thiết cho các gia đình.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Lập Thạch là vùng tự do. Trong
thời kì này, Lập Thạch đón nhiều cơ quan của Đảng, Chính phủ, Tỉnh và
huyện bạn về sơ tán tại địa phương. Trong đó có nhiều cơ sở công nghiệp
như: Xưởng quân giới (1948 - 1949), xí nghiệp in Trung ương (1948 - 1949),
xưởng dệt Trung ương (1948 - 1953), sở bào chế thuốc Việt Bắc 1951 -
1952), nhà in Vĩnh Yên (1945). Các nghề thủ công ở địa phương như: Đan
lát, thợ mộc… được khuyến khích phát triển đã đáp ứng một phần nhu cầu
của nhân dân trong huyện và để đấu tranh kinh tế với địch.

- Thời kì (1954 - 1965): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết
thúc thắng lợi, nhân dân Lập Thạch cùng với nhân dân miền Bắc bước vào
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp tuy có quy mô
không lớn, trong 5 năm (1961 - 1965) toàn huyện có 12,5% số hợp tác xã có
tổ cải tiến nông cụ, trang bị cơ khí nhỏ cho các hợp tác xã nông nghiệp đạt
65%. Hoạt động của các tiểu thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu của


nhân dân địa phương, các nghề phụ trong gia đình hầu như không phát triển
được.
- Thời kì (1965 - 1975): Đây là thời kì sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp cũng như nhiều ngành nghề kinh tế khác gặp nhiều khó khăn do
chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ. Hai công trình được
đưa vào sử dụng là nhà máy tinh bột Liễn Sơn có công suất 300 tấn/năm và
xưởng cơ khí Lập Thạch. Năm 1967, tỉnh đầu tư xây dựng xưởng mari và chế
biến nông sản, ngoài ra còn chỉ đạo xây dựng 19 điểm cơ khí nhỏ trong các
hợp tác xã nông nghiệp để sửa chữa và lắp ráp, cải tiến các công cụ sản xuất.
Tổng giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1967 đạt
2.870.014 đồng, so với năm 1965 tăng 33%.
- Thời kì (1976 - 1985): Chiến tranh biên giới và mùa màng thất bát
triền miên đã gây nhiều khó khăn về đời sống cho công nhân và thợ thủ công,
về cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp phát huy làng nghề truyền thống địa phương, cố gắng sử dụng nguyên
vật liệu tại chỗ, khai thác nguồn hàng, phát triển thêm ngành nghề góp phần
giải quyết việc làm cho hành ngàn lao động như: Đan lát mây tre ở Triệu Đề,
Văn Quán; đồ đá ở Hải Lựu; vôi ở Yên Thạch… nhờ đó, đời sống nhân dân ở
các xã giảm bớt khó khăn [20, tr.190-192].
Như vậy, thời kì trước năm 1986 kinh tế công thương nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp ở Lập Thạch nhìn chung chưa phát triển. Đời sống của công
nhân, nông dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn.

1.2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp
 Kinh tế nông nghiệp đối với đời sống nhân dân huyện Lập Thạch trong
lịch sử
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng


chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng
được biết đến bởi những người dân, trong khi đó các nhà khoa học, những
nhà phát minh thì cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kĩ thuật để làm
tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi
nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và
nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như: Trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
Trong nông nghiệp có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai: Là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hoá trong nông
nghiệp sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được môn
hoá trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy
móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả
việc sử các hoá chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống,
nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hoá. Sản phẩm đầu ra chủ yếu
dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hoá bán ra trên thị trường hay xuất
khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố

gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các
sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,
loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm


thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài
lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác
như: Sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mêtan, dầu sinh học…
), cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hoá học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa
thông), lai tạo giống, các chất nghiện cả hợp pháp và không hợp như (thuốc
lá, cocaine… ).
Thế kỉ XX đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là sự cơ giới hoá trong nông nghiệp và ngành sinh hoá trong nông
nghiệp. Các sản phẩm sinh hoá nông nghiệp gồm các hoá chất để lai tạo, gây
giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm.
 Việc sử dụng ruộng đất và phát triển nông nghiệp qua các thời kì
- Thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Phần lớn đất đai nằm trong tay bọn địa chủ, phú nông. Từ khi thực dân
Pháp xâm chiếm, nhất là khi chúng thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
2 vào đầu thế kỉ XX, bọn thực dân không chỉ khuyến khích bọn địa chủ người
Việt cướp đất của nông dân lập đồn điền bóc lột theo kiểu phong kiến, mà
chúng còn trắng trợn bao chiếm đất đai lập các đồn điền lớn kinh doanh kiểu
tư bản chủ nghĩa.
Tổng số ruộng đất bị bọn chúng chiếm giữ lên tới trên 2000 ha. Vì vậy,
người nông dân Lập Thạch phần lớn không có đất đã trở thành lao động làm
thuê cho chủ đồn điền.
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954):
Trong thời kì này huyện Lập Thạch là căn cứ địa kháng chiến của toàn
tỉnh, là hậu phương trực tiếp của chiến trường sau lưng địch. Thực hiện chủ

trương khôi phục sản xuất, đảm bảo nhu cầu lương thực cho kháng chiến. Thi
hành chủ trương của Hội đồng tạm cấp ruộng đất tỉnh, Lập Thạch đã chia toàn
bộ số ruộng đồn điền Rier ở Bắc Bình cho nông dân cày cấy. Đồng thời hội

×