Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 (KL03838)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.53 KB, 87 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**********

NGUYỄN THỊ DUYÊN

QUÁ TRÌNH DU NHẬP PHƯƠNG THỨC
SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀO
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
Th.S CHU THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2011

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn sinh
viên trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, tơi đã hồn thành


khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài: “Quá trình du nhập phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858
đến năm 1945”
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.s Chu Thị Thu
Thủy – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy,cô trong khoa Lịch sử và
các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để khóa luận của tơi được hồn thành.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, song khóa luận vẫn khơng
tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thấy
cơ và các bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xn Hịa, tháng 05 năm 2011

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Duyên

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


3

LỜI CAM ĐOAN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của cơ giáo hướng dẫn – Th.s Chu Thị Thu Thủy
cùng các thầy cô trong khoa Lịch sử. Trong q trình tiến hành nghiên cứu,
tơi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong

đề tài của mình. Tuy nhiên, tơi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này là của riêng tơi. Nó khơng trùng với kết quả của những tác
phẩm khác.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Xn Hịa, tháng 05 năm 2011

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Duyên

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................. 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 4
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 5
6. Kết cấu của khóa luận............................................................................... 5
NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về kinh tế nông nghiệp Việt Nam dưới triều
Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858
1.1.Điều kiện tự nhiên- xã hội .................................................................... 6
1.1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 6

1.1.2.Điều kiện xã hội............................................................................. 10
1.2. Kinh tế nông nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn thống trị từ năm
1802 đến năm 1858

................................................................................. 11

1.2.1. Chính sách nơng nghiệp của triều Nguyễn................................... 11
1.2.1.1.Chính sách ban cấp ruộng đất ................................................. 11
1.2.1.2.Chính sách khai khẩn đất hoang ............................................. 12
1.2.1.3.Chính sách đối với ruộng đất cơng làng xã ............................. 14
1.2.1.4.Chính sách đối với ruộng đất tư .............................................. 15
1.2.1.5. Chính sách phục hóa, khơi phục sản xuất............................... 17
1.2.1.6. Cơng tác trị thủy và thủy lợi .................................................. 18
1.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất .......................................................... 19
1.2.2.1.Tình hình sở hữu ruộng đất Nhà nước..................................... 19
1.2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư nhân ....................................... 21
1.2.3. Phương thức canh tác .................................................................... 22
Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


5

1.2.4. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi............................................................. 24
1.2.4.1. Cơ cấu cây trồng.................................................................... 24
1.2.4.2. Cơ cấu vật nuôi...................................................................... 26
Chương 2: Qúa trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945
2.1. Quá trình xâm lược và thống trị của Pháp –Nhật từ năm 1858 đến

năm 1945

................................................................................................. 28

2.2. Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh
tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 ........................... 31
2.2.1. Chính sách nơng nghiệp của thực dân Pháp ................................ 31
2.2.2. Sở hữu ruộng đất............................................................................ 35
2.2.2.1. Sở hữu ruộng đất Nhà nước ................................................... 35
2.2.2.2. Sở hữu tư nhân ...................................................................... 36
2.2.3. Phương thức canh tác .................................................................... 39
2.2.3.1. Sự phát triển của hệ thống thủy lợi ........................................ 39
2.2.3.2. Sự du nhập phân bón và giống cây trồng, vật nuôi vào
nước ta ............................................................................................ 42
2.2.3.3. Chuyển biến về kỹ thuật canh tác .......................................... 46
2.2.4. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi.............................................................. 47
2.2.4.1. Cơ cấu cây trồng.................................................................... 47
2.2.4.2. Cơ cấu vật nuôi...................................................................... 54
2.2.5. Kinh tế đồn điền.............................................................................. 60
2.2.5.1. Mục đích thành lập các đồn điền............................................ 60
2.2.5.2. Qúa trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào
kinh tế đồn điền Việt Nam............................................................................ 61

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


6


2.3. Tác động của sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đến
kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn Việt Nam thời thuộc địa (18581945) .......................................................................................................... 67
2.3.1. Tác động của sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời thuộc địa ............................ 67
2.3.2. Tác động của sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đến xã hội nông thôn Việt Nam thời thuộc địa................................. 72
KẾT LUẬN....................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 80

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi hoàn thành cơng cuộc bình định Việt Nam về mặt qn sự
(1896), thực dân Pháp bắt tay vào tiến hành khai thác thuộc địa trên quy mô
lớn. Thông qua các hoạt động đầu tư khai thác, chủ nghĩa tư bản Pháp đã du
nhập vào Việt Nam phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đã tạo ra những
biến đổi trong nền tảng kinh tế - xã hội. Kết quả của quá trình du nhập
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thời kỳ này là sự ra đời và phát triển
của một số ngành kinh tế, lực lượng xã hội mới, và sự chuyển biến theo xu
hướng mới của các thành tố cũ, từ đó làm chuyển động mơ hình kinh tế - xã
hội cổ truyền, hướng nó đi vào quỹ đạo mới tiến bộ hơn: sản xuất hàng hóa tư
bản chủ nghĩa.
Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp
trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Qúa trình khai thác thuộc địa

của thực dân Pháp đã thúc đẩy nông nghiệp thuộc địa có nhiều chuyển biến,
từ nền kinh tế nơng nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp đã chuyển sang nền
kinh tế có yếu tố hàng hóa của tư bản chủ nghĩa.
Nghiên cứu về quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản vào kinh
tế nông nghiệp thời Pháp thuộc giúp chúng ta có cái nhìn khách quan và tồn
diện về những biến đổi của kinh tế nơng nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh
sở hữu ruộng đất, phương thức canh tác, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế
đồn điền…từ đó, đánh giá được tác động của sự du nhập phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa đến kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn thời thuộc
địa.
Nghiên cứu về vấn đề này giúp ta có cái nhìn tồn diện về chủ nghĩa
thực dân Pháp trong q trình khai thác thuộc địa ở nước ta. Trước đây, với
Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


8

cách nhìn nhận cũ, nhiều người chỉ tập trung nghiên cứu và chỉ ra mặt tiêu
cực của chủ nghĩa thực dân mà chưa quan tâm tìm hiểu và đánh giá một cách
khách quan những ảnh hưởng và tác động có tính chất tích cực của tư bản
Pháp.
Đồng thời, nghiên cứu vấn đề này cịn góp phần cung cấp tư liệu về
kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn này, đồng thời làm tư liệu phục vụ trong
công tác giảng dạy. Trong điều kiện tư liệu về mảng này còn thiếu, công tác
nghiên cứu chưa nhiều, việc bổ sung những kiến thức về vấn đề này càng
thêm ý nghĩa.
Với mong muốn được đi sâu tìm hiểu bức tranh tồn cảnh về nông
nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quá trình du

nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp
Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước năm 1945 và nhất là sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc
(năm 1954) đến nay, đã xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu về tình hình
kinh tế- xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
Dưới thời Pháp thuộc có một số học giả người Pháp đã tiến hành
nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam từ các góc độ và chun mơn
khác nhau, ví dụ như: Y. Henry với Kinh tế nơng nghiệp Đông Dương (Hà
Nội, 1932), Rene’ Dumont với Trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kỳ (Paris, 1935),
P.Bernard với Vấn đề kinh tế Đông Dương (Paris, 1934)… Trong các tác
phẩm này, tác giả tập trung phân tích tình hình sở hữu ruộng đất, canh tác
nông nghiệp, sử dụng nhân công trong kinh tế nông nghiệp ở Đông Dương.
Sau cách mạng tháng Tám, nhất là sau năm 1954 đã có một số cơng
trình khảo cứu đề cập tới một vài lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội Việt Nam

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


9

ở giai đoạn Pháp thuộc. Đó là cơng trình: Nền kinh tế làng xã Việt Nam (Vũ
Quốc Thúc, Hà Nội, 1950), Những thủ đoạn bóc lột của đế quốc Pháp ở Việt
Nam (Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội, 1954)…
Đặc biệt, có những cơng trình chun khảo về cơ cấu kinh tế - xã hội,
nông nghiệp nông thôn nước ta thời Pháp thuộc được cơng bố như: Tình hình
ruộng đất và đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn (Trương Hữu Quýnh, Đỗ

Bang chủ biên, Huế, 1997); Cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp
1858-1945 (Nguyễn Văn Khánh, Hà Nội, 1999).. Với nguồn tài liệu phong
phú này, các cơng trình đã phản ánh trung thực và khách quan về kinh tế Việt
Nam thời Pháp thuộc.
Trên cơ sở kế thừa, kết quả nghiên cứu của nhiều người đi trước cả về
tư liệu lẫn cách tiếp nhận, tôi xin làm nổi bật đề tài mà mình đã chọn: Qúa
trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp
Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiêm cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu “Qúa trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945” nhằm làm
sáng tỏ tác động quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đến tình hình
kinh tế nơng nghiệp Việt Nam, từ đó giúp ta có cách đánh giá khách quan về
cơng cuộc thực dân hóa ở nước ta, góp phần hiểu thêm về chế độ thuộc địa ở
nước ta.
Đề tài dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng
dạy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài tập trung tìm hiểu quá trình xâm lược và thống trị của thực dân
ở nước ta từ năm 1858 đến năm 1945.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


10

- Tìm hiểu các chính sách của thực dân Pháp đối với nền kinh tế nông

nghiệp ở nước ta.
- Thông qua các chính sách, biện pháp mà thực dân Pháp thực hiện ở
nước ta để thấy được quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa vào kinh tế nơng nghiêp về: tình hình sở hữu ruộng đất; về phương thức
canh tác; về cơ cấu cây trồng, vật ni; về kinh tế đồn điền…
- Từ việc tìm hiểu quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa vào kinh tế nông nghiệp để thấy được sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và xã hội nông thôn thời thuộc địa như thế nào.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: khóa luận tập trung nghiên cứu quá trình du nhập
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ
năm 1858 đến năm 1945.
- Về không gian: nghiên cứu trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thời Pháp
thuộc.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Các bộ chính sử Việt Nam nhất là các bộ sử ký lớn của triều Nguyễn
như: Đại Nam nhất thống chí, Phủ biên tạp lục…
- Các sách do cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước viết về kinh tế - xã
hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
- Các bài nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp thời Pháp thuộc đăng trên
tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
- Các luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế của Việt
Nam.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử



11

4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản về hình thái kinh tế- xã hội, về
lịch sử kinh tế nước ta thời Pháp thuộc.
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic. Ngồi ra,
cịn sử dụng các phương pháp liên quan như: phương pháp phân tích, phương
pháp thống kê, so sánh…
5. Đóng góp của khóa luận
Cung cấp cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về quá trình du nhập
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa về kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ
năm 1858 đến năm 1945, từ đó khóa luận có những đóng góp nhất định về
mặt nghiên cứu lịch sử.
Khóa luận đã hồn thành nhiệm vụ khoa học từ đề tài, từ những nội
dung tìm hiểu ta có cách nhìn khách quan về cơng cuộc khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp, bên cạnh những mặt hạn chế thì ta khơng thể phủ nhận
những chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực kinh tế, trong đó có kinh tế
nơng nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần cung cấp thêm chút tư
liệu, bổ sung mảng kiến thức này cho bạn đọc.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về kinh tế nông nghiệp Việt Nam dưới triều
Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858.
Chương 2: Qúa trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945.


Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của một lãnh thổ là một yếu tố có ý nghĩa
quan trọng chi phối các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó.
Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở rìa đơng bán đảo Đơng Dương,
gần trung tâm Đơng Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp với
Lào và Campuchia, phía Đơng và phía Nam giáp với biển Đơng.
Trên đất liền, điểm cực Bắc của Việt Nam ở vĩ độ 23023’ tại xã Lũng
Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’ tại xã Đất
Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã
Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông ở kinh độ
102024’Đ tại xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Với vị trí đó, tạo cho nước ta ưu thế lớn trong việc giao lưu kinh tế với
các xứ thuộc liên bang Đơng Dương và các quốc gia trên thế giới.
*Địa hình: Đặc điểm của địa hình ở Việt Nam khá đa dạng:
-Miền núi: Địa hình đồi núi chiếm tới3/4 diện tích đất đai, làm cho
thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều
đồi núi. Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích của cả nước. Địa hình núi chia

làm 4 vùng: Đơng Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


13

+ Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn:
cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều. Địa hình núi thấp
chiếm phần lớn diện tích của vùng.
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc (Thuộc Bắc Trung Bộ): giới hạn từ phía
Nam sơng Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên. Khối
núi Kom Tum và khối núi cực nam Tây Bắc được nâng cao và đồ sộ. Tuy
nhiên, các bề mặt cao nguyên badan ở Plâyku, Đăk Lăk, Mơ Nông… tương
đối bằng phẳng.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa
miền núi và đồng bằng là bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du. Bán
bình ngun thể hiện rõ ở Đơng Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao
khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m. Địa hình đồi trung
du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi dòng chảy. Dải trung du
rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sơng Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven
biển.
- Khu vực đồng bằng: đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 diện tích
lãnh thổ, được chia làm 2 loại đồng bằng: Đồng bằng châu thổ sông và đồng
bằng ven biển:
+ Đồng bằng châu thổ sông: tiêu biểu là đồng bằng sông Hồng và đồng

bằng Sông Cửu Long.
+ Đồng bằng ven biển: Dải đồng bằng ven biển miền Trung có tổng
diện tích khoảng 15.000km2, biển đóng vai trị chủ yếu trong sự hình thành
dải đồng bằng này, đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành
nhiều đồng bằng nhỏ.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


14

Như vậy, địa hình của nước ta khá đa dạng, với sự phân hóa phức tạp
như vậy một mặt gây khó khăn trong việc canh tác ở những vùng đồi núi, mặt
khác lại tạo điều kiện cho một nền nông nghiệp đa dạng phát triển, những cơ
cấu cây trồng thích hợp với từng loại địa hình.
*Khí hậu: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định bộ mặt của
cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí hậu có tác động đến sự
hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, động vật và chế độ thủy văn. Đặc
điểm chung của khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, hàng năm nhận được lượng
bức xạ lớn, nhiệt độ trung bình năm trên tồn quốc khoảng 200C, nhiều nắng,
số giờ nắng tùy từng nơi từ 1400 đến 3000h/năm.
Về lượng mưa: Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước
ta lượng mưa lớn, trung bình từ 1.500 đến 2000 mm, ở những sườn đón gió
biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên tới 3000 đến
4000 mm, độ ẩm khơng khí của nước ta khoảng 80%.
Nói chung, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều mặt tới sản
xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông

nghiệp, nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát
triển nền nơng nghiệp lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật ni…Tuy nhiên,
tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt
động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ trong sản xuất nơng nghiệp.
* Đất đai: đất đai có quan hệ chặt chẽ với con người, tài nguyên đất là
đối tượng sản xuất nơng nghiệp, ở nước ta có nhiều loại đất khác nhau, sau
đây là 3 nhóm đất chủ yếu:
- Đất phù sa: Diện tích khoảng 3.400.000 ha chiếm 10,8% diện tích đất
Việt Nam, độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào đặc tính phù sa các sơng bồi
đắp nên châu thổ. Các sơng lớn, có lưu vực rộng thì lượng phù sa nhiều, điểm

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


15

hình là sơng Hồng và sơng Cửu Long. Đặc điểm của đất phù sa là mang lại sự
phì nhiêu, màu mỡ cho đất, rất tốt cho trồng các loại cây, đặc biệt là các loại
cây như lúa, ngô, khoai, sắn…
- Đất feralit: Chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của nước ta, loại đất này chia
làm nhiều nhóm khác nhau: Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá ba-zơ; Đất đỏ
bazan là loại đất tốt vì có độ tơi xốp, thống khí, giàu đạm, loại đất này thuận
lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả; Đất đỏ đá vơi có
màu đỏ và vàng, loại đất này có thể trồng các loại cây như cây ngơ, đỗ lạc…
Đất feralit vàng đỏ, chiếm một diện tích lớn vùng trung du và miền núi thấp ở
nước ta, loại đất này thích hợp với việc trồng cà phê, chè, cao su…
- Đất mùn núi cao: Do núi thấp ở nước ta chiếm một tỷ lệ diện tích khá
lớn, nên diện tích đất mùn có trên 3.000.000 ha, chiếm hơn 11% diện tích đất

tự nhiên.
Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao, đất có hàm lượng mùn và
đạm ở tầng mặt đất khá. Hướng sử dụng loại đất này là trồng những loại cây
ăn quả, các lồi rau có nguồn gốc ôn đới, các cây công nghiệp như quế, hồi…
*Sơng ngịi: Sơng ngịi Việt Nam có mạng lưới dày đặc, nguồn nước
phong phú, nhiều phù sa. Việt Nam có tới trên 2.360 con sơng lớn nhỏ, có
chiều dài từ 10 km trở lên.
Sông suối đa dạng tạo lên một mạng lưới sông dày đặc trên khắp mọi
miền đất nước, với mật độ trung bình khoảng 0,66 km/1km2 diện tích lãnh
thổ. Nơi có mạng lưới sơng ngịi thấp là các vùng núi đá (chủ yếu là miền
Bắc), và vùng có khí hậu khơ cạn (Nam Trung Bộ), nơi có mật độ sông suối
dày đặc là các khu vực miền núi cao có sườn đón gió.
Đại bộ phận sơng ngịi Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam
và các con sông đều đổ ra biển Đông, tiêu biểu là sông Chảy, sông Hồng,
sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu…

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


16

Việt Nam có mật độ sơng ngịi dày đặc, lượng phù sa tương đối lớn,
khả năng bồi đắp phù sa cho đồng bằng là khá lớn. Tuy nhiên, vào mùa lũ thì
nạn vỡ đê, lụt lội thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú đó, thực dân
Pháp có thể khai thác các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển của
thực dân, đồng thời cũng tạo ra những chuyển biến trong nền kinh tế nơng
nghiệp ở nước ta.

1.1.2. Điều kiện xã hội
Từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã có mặt trên mảnh đất của
nước ta. Trải qua thời gian, một cộng đồng cư dân được hình thành, đa dạng
về tộc người: người Việt, người Mường, người Thái…
Người Việt chiếm hơn 90% dân số của cả vùng, định cư thành xóm
làng bền vững, phân bố ở vùng châu thổ, đồng bằng ven biển. Cuộc sống của
họ chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa nước. Trải qua q trình lịch sử, họ có
nhiều kinh nghiệm trong canh tác, sản xuất nông nghiệp.
Về vấn đề phân bố dân cư: Tỷ lệ dân thành thị rất thấp, khoảng 8% đến
10% dân số. Theo Guru thì “Bắc Bộ dân số thành thị chiếm 5%, ở Trung Bộ
dưới 3,5% và Nam Bộ là 14%” [10,tr.94].
Đại bộ phận dân cư nông thôn nước ta sống quần tụ trên một phần lãnh
thổ, vào năm 1931 dân số nước ta có gần 20 triệu người, những nơi quần tụ
đơng đảo nhất là các vùng đồng bằng. Cũng theo số liệu năm 1931 thì:
“Đồng bằng Bắc Bộ: 7.500.000 dân, sống trên 15.000km2
Đồng bằng Trung Bộ: 4.550.000 dân, sống trên 15.000 km2
Đồng bằng Nam Bộ: 1000.000 dân, sống trên 20.000 km2”.
Nơi tập trung cao nhất là đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, tỷ lệ dân thành
thị chỉ chiếm 4 - 5%. Ở Trung Bộ, dân cư nông thôn cũng tập trung ở các
đồng bằng với mật độ khá cao. Ở các vùng này, có 4.394.000 người sống trên

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


17

14.560 km2, mật độ khoảng 302. Như vậy, 80% dân số sống tập trung vào
10% diện tích của xứ này. Ở Nam Bộ, theo con số điều tra 1/1/1963, có

4.483.000 người sống trên 64.743 km2, mật độ trung bình khoảng 69 người.
Đây là mật độ thấp hơn cả trong các miền đồng bằng cả nước.
Nhìn qua sự phân bố dân cư nơng thơn nước ta, chúng ta thấy ngay có
sự chênh lệch, không đều giữa các miền đồng bằng với rừng núi, giữa xứ này
với xứ khác và ngay giữa các vùng đồng bằng. Hầu hết, dân cư tập trung ở
các đồng bằng,nơi có điều kiện về phát triển kinh tế nơng nghiệp.
1.2. KINH TẾ NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
THỐNG TRỊ TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858
1.2.1. Chính sách nơng nghiệp của triều Nguyễn
1.2.1.1. Chính sách ban cấp ruộng đất
Về cơ bản dưới triều Nguyễn chỉ còn lại một loại ruộng đất ban cấp là
ruộng thờ (tự điền), các hình thức ban cấp ruộng đất khác đều bị bãi bỏ.
Việc ban cấp ruộng thờ được thực hiện rải rác trong nhiều năm, chủ
yếu dưới thời Gia Long (thời Minh Mệnh chỉ có hai lần ban cấp tự điền vào
năm 1824 và 1829). Kết quả thống kê các lần ban cấp ruộng thờ cho thấy tính
chất hạn chế của chính sách này: “Trong suốt nửa thế kỷ số ruộng ban cấp chỉ
có 14.330 mẫu, dưới thời Lê Sơ một thân vương cũng được cấp tới 1.790 mẫu
ruộng lộc” [8,tr.89].
Người được cấp tự điền là một vài thân vương, các tướng công, hầu
(16%), hai họ Lê Trịnh (72%), các lăng miếu, chùa chiền (12%). Ruộng đất
để ban cấp quan điền, quan trại thì người được ban cấp có quyền sử dụng như
ruộng đất tư hữu và có thể miễn hay không được miễn tô thuế tùy theo sự ưu
đãi của Nhà nước. Bộ phận có nguồn gốc là ruộng cơng làng xã thì được ban
cấp chỉ có quyền thu tơ thuế.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử



18

Việc nhà Nguyễn bãi bỏ các hình thức ban cấp ruộng đất khác và chỉ
duy trì ở mức độ hạn chế hình thức ban cấp tự điền là xuất phát từ quỹ ruộng
đất công ở nửa đầu thế kỷ XIX đã bị thu hẹp và đặc biệt là do chủ trương
chung của Nhà nước nhằm ngăn chặn quá trình tư hữu hóa ruộng đất cơng bắt
đầu từ việc ban cấp ruộng đất vốn đã có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam.
1.2.1.2. Chính sách khai khẩn đất hoang
Các vua nhà Nguyễn rất quan tâm đến việc khai hoang, phục hóa. Từ
năm 1802 -1858, đã ban hành 46 quyết định về khai khẩn đất hoang. Công
việc khai hoang được thực hiện dưới nhiều biện pháp, dưới nhiều hình thức
phong phú:
Nhà nước chiêu mộ dân nghèo, cấp tiền, nơng cụ, thóc giống đưa đến
một số địa phương cần thiết để khai hoang lập nghiệp.
Nhà nước cho phép tất cả mọi người dân trong nước đều có quyền làm
đơn xin chỗ nào tùy thích. Sau 3 năm, đo đạc ruộng đất khai hoang được ghi
vào sổ của nhà nước, tiếp theo 3 năm. Đây là một hình thức khai hoang khá
phổ biến lúc bấy giờ.
Để thúc đẩy việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích gieo trồng,
Nhà nước ban hành lệ thưởng phạt đối với quan lại và nhân dân sở tại, nhằm
bắt buộc bọn quan lại địa phương phải tích cực động viên nhân dân khẩn
hoang.
Dưới triều Nguyễn, bắt đầu từ năm 1828 cịn thêm một hình thức khai
hoang mới mẻ do Nguyễn Công Trứ đã đề ra và được Minh Mạng có thực
hiện, đó là hình thức doanh điền. Để tạo điều kiện cho dân nghèo khai hoang,
triều đình họ Nguyễn đã giúp đõ họ tiền công xây dựng nhà cửa, mua trâu,
bò… Sau khi khai khẩn thành ruộng vườn thì người khai hoang được sử dụng
hồn tồn các thứ đã cấp phát. Nhờ sự giúp đỡ kinh phí đáng kể của Nhà nước
và tài năng của Nguyễn Công Trứ thì nhân dân đã tích cực tham gia hưởng


Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


19

ứng, kết quả là năm 1828 đã khai hoang được 18.970 mẫu, lập ra 2 huyện mới
là: Tiền Hải và Kim Sơn.
Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh trong phạm vi cả nước dưới
hình thức khai hoang tự động của nhân dân, của doanh điền… Ở Nam Kỳ,
nhà Nguyễn cũng rất chú ý động viên quan lại, nhân dân khai khẩn đất hoang.
Đối với vùng đất hoang Nam kỳ, nhà nước đã thực hiện một vài biện pháp để
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương khẩn hoang như việc đào
sơng, cấp thóc gạo, miễn phí thuế, lao dịch cho nhân dân đi khai hoang.
Nửa đầu thế kỷ XIX, công cuộc khai hoang trong cả nước được đẩy
mạnh và đạt được kết quả rõ rệt, đáng kể. Nhiều làng ấp mới được ra đời,
nhiều làng ấp cũ không ngừng được mở rộng. Một số lượng đáng kể nhân
đinh phiêu tán, hoặc khơng có ruộng đất, phương tiện sinh sống được chiêu
tập sinh sống, khai khẩn đất hoang, có chính sách ổn định, góp phần phát triển
kinh tế.
Tuy nhiên, xét về mặt chủ trương, chính sách khai hoang của Nhà nước
nửa đầu thế kỷ XIX cho thấy còn bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó mặt hạn chế
cơ bản nhất là thực hiện quyền sở hữu ruộng đất khai hoang được thuộc về
Nhà nước. Những người dân khai hoang không được Nhà nước cho quyền
làm chủ thực sự ruộng đất công do họ khai phá, mặt khác chế độ tô thuế
ruộng đất lại nặng hơn nhiều so với tô thuế ở bộ phận ruộng đất tư.
Chủ trương bảo vệ chế độ công điền trong bộ phận ruộng đất khai
hoang nói riêng, ra sức duy trì và mở rộng chế độ cơng điền nói chung của
triều Nguyễn đã lỗi thời, trở lên lạc hậu, không tạo nên động lực thúc đẩy nền

kinh tế nông nghiệp, không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử lúc bấy
giờ, đã làm cản trở sự tiến triển của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


20

1.2.1.3. Chính sách đối với ruộng đất cơng làng xã
Nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX tỏ rõ một thái độ nhất quán trong
việc duy trì, bảo vệ và mở rộng ruộng đất công làng xã.
Năm 1803 Nhà nước cấm các làng xã không được bán đứt hay cầm cố
ruộng đất công “Nếu xã thôn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ, mua bán riêng
với nhau, việc phát giác ra, thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm
văn khế, người cùng đứng tên trong văn khế và những người làm chứng đều
bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong văn khế vẫn truy trả dân, lại theo lệ
lấy một mẫu ruộng để thưởng cho người tố cáo hưởng hoa lợi” [13,tr.114].
Đồng thời với chủ trương trên nhà Nguyễn thi hành nhiều biện pháp
nhằm tăng cường quỹ ruộng đất công. Từ Gia Long đến đầu Tự Đức, Nhà
nước đã ban hành 24 quyết định mở rộng quỹ công điền, lấy từ ruộng đất do
Nhà nước quản lý trực tiếp, từ kết quả khai hoang và từ ruộng đất của tư nhân.
Tỉnh Bình Định đến cuối thời Minh Mệnh là nơi có tỷ lệ ruộng đất cơng
thấp, bằng khoảng 10% ruộng đất tư. Đến năm 1839 sau nhiều lần cân nhắc,
Minh Mệnh mới quyết định cho thi hành phép chia lại ruộng ở Bình Định,
buộc tất cả các chủ sở hữu phải bỏ ra 50% ruộng đất sung công quỹ quân cấp.
Kết quả là “Nay lấy một nửa tư điền làm cơng điền thì cơng điền phải được
trên 4 vạn mẫu”. Số công điền này cộng với số công điền cũ thành ra tỷ lệ
công điền vượt hẳn tư điền.

Ở Nam Bộ chế độ công điền công thổ cũng được dần dần áp dụng.
Năm 1837 Minh Mệnh cho thi hành phép chia ruộng ở Nam Kỳ, tuy nhiên tỷ
lệ ruộng đất công ở Nam Kỳ rất thấp.
Nhà Nguyễn đã dùng chính sách ép nơng dân để mở rộng cơng điền
(Bình Định), mặc khác thể hiện tham vọng áp đặt chế độ công điền công thổ ở
một vùng đất hầu như chỉ có ruộng đất tư (Nam Bộ), điều đó đã làm bộc lộ

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


21

thái độ chủ quan của nhà Nguyễn trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở nửa
đầu thế kỷ XIX.
Đồng thời các biện pháp trên, nhà Nguyễn đã ban hành chính sách quân
điền vào năm 1804, việc ban hành chính sách quân điền là một biện pháp duy
trì và bảo vệ ruộng đất cơng làng xã, lấy nó là cơ sở để giải quyết những vấn
đề kinh tế - xã hội và ổn định tình hình đất nước. Phép quân điền quy định các
đối tượng nhận ruộng, khẩu phần ruộng đất của từng đối tượng và thời hạn
chia lại ruộng. Quan lại vẫn là đối tượng được ưu đãi hơn cả, đến năm 1840
Minh Mệnh quyết định rút nhiều khẩu phần của quan lại, binh lính xuống
bằng khẩu phần của dân đinh. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là theo Minh
Mệnh không giống như vào đầu thời Gia Long, lúc này quan lại có lương
bổng.
Nhìn chung, chính sách quân điền thời Nguyễn chỉ có tác dụng ở một
số vùng, một số địa phương nhất định cho quỹ ruộng công đã thu hẹp lại phân
bố không đều. Tuy nhiên, qua đây cũng thấy những biện pháp duy trì, bảo vệ
và mở rộng ruộng đất công đã bộc lộ rõ thái độ chủ quan của nhà Nguyễn.

1.2.1.4. Chính sách đối với ruộng đất tư hữu
Trước thực trạng ruộng đất nửa đầu thế kỷ XIX, thái độ của nhà
Nguyễn đối với ruộng đất tư nhìn chung là phức tạp, thể hiện mâu thuẫn trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa sở hữu công và sở hữu tư nhân.
Về đại thể ruộng đất tư được Nhà nước tôn trọng. Chẳng hạn, khi xây
dựng các cơng trình thủy lợi, đường sá, thành lũy…nếu mở rộng đất tư Nhà
nước đều đền bù với mức giá cao hơn ruộng đất công. Hoặc đối với dân phiêu
tán quyền sở hữu ruộng đất của họ được đảm bảo trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp nhà Nguyễn lại tỏ thái độ can thiệp sâu sắc
vào loại hình sở hữu này.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


22

Trường hợp đặc biệt thể hiện sự can thiệp sâu sắc đến các quan hệ
ruộng đất là việc Nhà nước sử dụng áp chế hành chính tước đoạt một bộ phận
ruộng đất tư bổ sung vào quỹ ruộng đất công. Biện pháp này được đề xuất từ
thời Gia Long. Năm 1803, các quan cai trị Bắc Thành đã dâng sớ xin thi hành
phép quân điền và đề nghị các chủ tư hữu chỉ được giữ lại 30% ruộng đất của
mình, số còn lại phải dồn hết vào sổ dân để quân ấp. Chủ trương này là mạnh
mẽ, mặc khác lại vào lúc triều Nguyễn vừa được thành lập đang lo củng cố
nền thống trị còn phải tránh né những biện pháp gay gắt gây phản ứng với địa
chủ Bắc Hà nên không được thực hiện.
Đến thời Minh Mệnh, ông cũng cân nhắc nhiều khi quyết định phép
chia ruộng ở Bình Định, ông ý thức được vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh khi thực
hiện phép chia ruộng, tuy thế ông và cả phần lớn triều đình lúc này đều khơng

nhìn ra một con đường nào khác vượt qua tư tưởng phục hồi và mở rộng sở
hữu cơng cộng và Bình Định là nơi thí điểm đầu tiên.
Bình Định là nơi có tỷ lệ ruộng cơng thấp so với nhiều địa phương
khác, nội dung phép chia ruộng là những thôn ấp nào có ruộng tư điền nhiều
hơn ruộng cơng thì cắt lấy 30% ruộng tư sung vào ruộng công. Kết quả, sau
khi chia lại ruộng tỷ lệ ruộng công điền vượt q 30% tổng diện tích, nơng
dân nghèo khơng ruộng được lợi nhất trong phép chia ruộng, đối với chủ sở
hữu nhỏ tuy bị chưa cắt mất 50% ruộng đất nhưng bù lại họ được tăng thêm
số ruộng công khẩu phần, đối tượng thiệt thòi nhất là sở hữu trung và lớn, sở
hữu càng lớn mức thiệt càng nhiều. Biện pháp chia ruộng ở Bình Định rõ ràng
nhằm ngăn cản quá trình tập trung ruộng đất trong tay giai cấp địa chủ, tăng
cường sở hữu ruộng công làng xã. Giai cấp địa chủ bị tấn công nên đã phản
ứng gay gắt, lợi dụng chỗ yếu của Nhà nước là không quản lý chặt chẽ được
lãng xã, lũng đoạn việc chia ruộng đất.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


23

Ở Nam Kỳ, tình trạng tập trung ruộng đất diễn ra ở trình độ khá cao và
đặc biệt ruộng đất công ở đây không đáng là bao, Minh Mệnh quyết định chỉ
những xã thôn nhiều ruộng cày cấy không xuể thì mới trích 50% hoặc 3040% sung cơng. Biện pháp này có tính chất nửa vời và khơng được thực hiện
kiên quyết như ở Bình Định. Bởi lẽ, nó chỉ được áp dụng trong những trường
hợp đặc biệt, và dường như chỉ dựa trên cơ sở tự nguyện.
Nhìn chung, thơng qua những chính sách cụ thể của mình nhà Nguyễn
đã bộc lộ rõ thái độ với vấn đề ruộng đất. Thái độ đó rõ ràng vẫn khơng vượt
ra khỏi tư tưởng phục hồi ruộng đất công cho dù các điều kiện kinh tế-xã hội

ở nửa đầu thế kỷ XIX đã có nhiều thay đổi. Kết quả của việc làm này chứng
tỏ rằng tư tưởng phục hồi ruộng đất công đã trở nên không thực tế và tham
vọng củng cố quyền lợi của Nhà nước đối với ruộng đất bằng các biện pháp
chuyên chế truyền thống đến lúc này không thể thực hiện được.
1.2.1.5. Chính sách phục hóa, khơi phục sản xuất nơng nghiệp
Cùng với việc đẩy mạnh chính sách khai hoang, triều Nguyền cịn chủ
trương phục hóa trên vùng đất bỏ hoang với ba hình thức như khuyến khích
nhân dân phục hóa ruộng đất làng mình, cho phép người có khả năng trưng
ruộng hoang, giao cho quan quân nơi sở tại phục hóa, khi dân lưu tán chở về
thì giao lại cho dân…
Việc phục hóa ít nhiều có tác dụng phục hồi sản xuất, nhưng vẫn khơng
khắc phục được tình trạng ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều. Theo số liệu
của sử sách triều Nguyễn thì “Trong 20 năm (1820-1840), diện tích do khai
hoang phục hóa làm cho diện tích tăng thêm được 210.121 mẫu, nhưng đến
năm 1854 số ruộng đất bỏ hoang vẫn còn 395.488 mẫu” [15,tr.145].
Thực trạng ruộng đất bỏ hoang, hóa nhiều, giai cấp địa chủ, cường hào
của các làng xã ra sức kiêm tính ruộng đất, chiếm công điền làm tư điền, cùng

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


24

với tình trạng thiên tai liên tiếp, nhân dân bỏ làng phiêu tán ngày càng nghiên
trọng, nên nền nông nghiệp bị đình đốn, trì trệ ngày càng nặng nề.
1.2.1.6. Cơng tác trị thủy và thủy lợi
Đây là việc làm xuyên suốt thời Nguyễn, mặc dầu ở miền Trung cũng
có nhiều lần nước lúc dâng tràn, cuốn trôi cửa nhà, nhưng cho tới năm 1803

Gia Long mới được chứng kiến một nạn lụt lớn do vỡ đê Bắc thành gây ra.
Thấy rõ mối quan hệ giữa công tác thủy lợi và nông nghiệp, Gia Long lập tức
ban dụ về vấn đề đê: “Bọn người, người thì sinh nơi đó, người thì làm việc
nơi đó, vậy đắp đê hay bỏ đê, cách nào lợi cách nào hại, cho được bày tỏ ý
kiến, lời nói mà có thể thực hành sẽ được nêu thưởng” [11,tr.153]. Cuộc thảo
luận về đê ở Bắc Thành được phát động mặc đầu Nhà nước vẫn tiếp tục sửa
đê, đắp đê mới. Riêng trong thời Gia Long, Nhà nước đã 11 lần cấp kinh phí
cho địa phương làm việc này, mỗi lần từ 7-9 quan tiền. Hơn 47km đê được tu
sửa, nhưng nạn vỡ đê, lụt lội vẫn diễn ra.
Năm 1833, Minh Mạng lại hiểu dụ các quan lại kiến nghị về phương
pháp trị thủy, thế nào cho nước lớn thuận dịng chảy xi, đê sơng được bền
vững mãi mãi. Trong thời gian trị vì, Minh Mạng đã cấp 14 lần kinh phí cho
việc đắp đê điều, đào kênh, sông.
Năm 1809, Gia Long cho đặt các chức Tổng lý và Tham lý đê chính lo
việc đê điều ở Bắc Thành, năm 1828 theo đề nghị của các quan Minh Mạng
cho thành lập Nha đê chính, giao mọi việc cho các tỉnh phụ trách.
Cùng với sự hình thành của các quan, viên chức phụ trách thủy lợi, nhà
nước chia làm hai loại đê: đê công ở các sông lớn do Nhà nước quản lý và đê
tư ở các sông nhánh do địa phương quản lý. Do thiếu sự phối hợp và quy
hoạch chung, do tác động của môi trường sinh thái, lụt lội vỡ đê vẫn liên tiếp
xảy ra.

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử


25

Công tác trị thủy và thủy lợi được tiếp tục trong những năm sau, nhưng

nói chung kết quả khơng có gì khả quan. Nhà Nguyễn tỏ rõ sự bất lực.
1.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất
Nhìn chung, nửa đầu thế kỷ XIX vẫn tồn tại hai loại sở hữu ruộng đất
chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân.
1.2.2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất Nhà nước
Sở hữu Nhà nước bao gồm 2 loại: loại do Nhà nước trực tiếp quản lý và
ruộng đất công làng xã.
*Loại ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý: Bị thu hẹp rất nhiều so
với thời kỳ trước. Ba hình thức chủ yếu còn tồn tại ở nửa đầu thế kỷ XIX là
tịch điền, quan điền quan trại và đồn điền.
- Tịch điền: Là loại ruộng đất có tính chất lễ nghi được sử sách chép
đến từ thời Lê Hoàn (thế kỷ X) và được một số triều đại sau này noi theo.
“Năm 1802, Minh Mạng quyết định thành lập tịch điền ở kinh đô Huế với số
lượng 4,4 mẫu thuộc đất hai phường An Trạch và Hậu Sinh. Năm 1832, mở
rộng tịch điền ra các địa phương trên toàn quốc, mỗi tỉnh 3 mẫu, lấy ruộng ở
khu vực phía Tây tỉnh thành” [12, tr.24].
Về nguồn gốc tịch điền có thể là ruộng cơng, cũng có thể là ruộng tư,
khi mở rộng thì Nhà nước miễn thuế hoặc đền tiền. Người cày ruộng tịch điền
là các làng xã lân cận, có thể được trả lương hoặc miễn thuế thân và giao dịch.
Sản phẩm thu hoạch một phần để giống còn lại nộp cho Nhà nước dùng
chi phí trong việc tiến hành các nghi lễ nông nghiệp hàng năm. Do số lượng
tịch điền trên tồn quốc ít nên loại ruộng đất này hầu như khơng gây tác dụng
gì đến chế độ ruộng đất đương thời.
- Quan điền quan trại: Là loại ruộng đất đã có từ các thời vua
trước.Đây vốn là các loại ruộng ngụ lộc, thưởng lộc, chế lộc, quan điền, quan
điền trang, quan đồn điền, quan trại…dưới thời Trịnh Nguyễn, sau đó nhà Tây

Nguyễn Thị Duyên

K33 – Lịch Sử



×