1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*********
TRẦN THỊ PHƯƠNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO
TRẺ MẪU GIÁO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:
Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
TH.S LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI - 2011
2
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt
nghiệp đại học.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - ThS. Lê Thị
Lan Anh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi
phát âm cho trẻ mẫu giáo”.
Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non
Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc và trường Mầm non Tiên
Dược - thị trấn Sóc Sơn - thành phố Hà Nội cùng các bạn sinh viên khoa
Giáo dục Tiểu học lời cảm ơn chân thành nhất.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Phương
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận là trung thực. Đề tài này
chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
(1) : trường Mầm non Hoa Sen
(2) : trường Mầm non Tiên Dược
Đ : đúng
S : sai
HC : hành chính
TP : thành phố
TT : thị trấn
STT : số thứ tự
MỤC LỤC
5
MỞ ĐẦU
6
1. Lí do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Mục đích nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6. Phương pháp nghiên cứu 10
7. Cấu trúc khóa luận 10
NỘI DUNG
11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
1.1. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 11
1.1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 11
1.1.2. Đặc điểm sinh lí của trẻ mẫu giáo 12
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 16
1.2.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 16
1.2.2. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt 21
1.3. Một số lỗi phát âm của trẻ 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 28
2.1. Vài nét khái quát về trường Mầm non Hoa Sen - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
và trường Mầm non Tiên Dược - Thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội 28
2.2. Điều tra thực trạng 30
2.3. Phân tích kết quả điều tra 31
6
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 47
3.1. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm ở trẻ mẫu giáo 47
3.1.1. Nguyên nhân chủ quan 47
3.1.2. Nguyên nhân khách quan 47
3.2. Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ 48
3.2.1. Sửa lỗi phát âm thông qua việc trò chuyện với trẻ hàng ngày 48
3.2.2. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ 51
3.2.3. Sửa lỗi phát âm thông qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học 59
3.2.4. Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan 64
KẾT LUẬN
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
67
MỞ ĐẦU
7
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
nó giữ vai trò nền tảng, đặt nền móng đầu tiên cho việc giáo dục hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non. Trẻ em không chỉ là niềm
vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào của
toàn xã hội. Để những mầm non lớn nên khoẻ mạnh, yêu đời, trở thành những
người công dân có ích cho đất nước thì ngay từ bây giờ chúng ta phải luôn
chú trọng tới việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có như vậy trẻ mới
phát triển đúng hướng và toàn diện về nhân cách để phù hợp với mục tiêu
chung của ngành giáo dục mầm non.
Trong mục tiêu chung của Giáo dục mầm non đã đặt ra rất nhiều kế
hoạch nhằm phát triển trẻ về mọi mặt: đạo đức, trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất,
thẩm mỹ để trẻ có vốn hiểu biết vững chắc khi rời khỏi trường mầm non và
bước vào môi trường mới đó là các bậc học phổ thông. Từ mục tiêu trên ta
thấy việc giáo dục cho trẻ trước tuổi đi học là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ
không được rèn luyện, chăm sóc, giáo dục và tiếp xúc với môi trường mầm
non - xã hội thu nhỏ đầu tiên đối với trẻ thì khi bước vào môi trường xã hội
lớn hơn, đòi hỏi năng lực của trẻ cao hơn, trẻ sẽ không thể đáp ứng được.
Chính vì vậy, Giáo dục mầm non không chỉ chú trọng phát triển nhân cách
cho trẻ mà qua đó còn chuẩn bị cho xã hội những người công dân luôn sẵn
sàng đáp ứng mọi yêu cầu của một xã hội tiên tiến. Với ý nghĩa to lớn ấy,
trong khi lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã nghĩ đến vai trò
vô cùng quan trọng của việc phát âm đúng của trẻ.
Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người,
trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Thật vậy, như một nhà
văn người Pháp nói: “ Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó”.
Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát
8
triển ngôn ngữ bởi lẽ ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, nó đóng vai
trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác. Với trẻ,
ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh
hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn
hoá của dân tộc và thế giới.
Trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn “siêu tốc” trong phát triển ngôn ngữ. Tần số
lời nói trong giao tiếp hằng ngày của trẻ tăng lên đáng kể. Đặc biệt là trẻ hay
đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của sự vật, hiện
tượng. Đồng thời trẻ ở lứa tuổi này thường xuất hiện một số lỗi ngôn ngữ, tiêu
biểu là lỗi phát âm nên đây là thời điểm tốt nhất để rèn luyện phát âm và phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
Với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu
các lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mầm non từ đó tìm ra nguyên nhân và các
biện pháp chữa lỗi phát âm đó là một việc vô cùng quan trọng, cần làm để đạt
được mục tiêu chung của ngành Giáo dục mầm non. Thông qua đó chúng tôi
có thêm điều kiện để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
bản thân. Hơn nữa chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu này có thể phần
nào nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong trường mầm non, giúp trẻ
phát triển toàn diện, đúng hướng. Bởi vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu, đi sâu tìm
hiểu đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo”.
2. Lịch sử vấn đề
Phát triển ngôn ngữ là một nội dung quan trọng nằm trong mục tiêu
chung của Giáo dục mầm non, là một nhiệm vụ đòi hỏi phải làm ngay, càng
sớm càng tốt nhằm giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Chính vì mức độ quan trọng của nó mà từ xưa tới nay đã có rất nhiều tác giả
nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam và phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ em.
9
Tác giả Phan Thiều trong cuốn Dạy nói cho trẻ trước tuổi lớp Một
(1979) và tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh trong cuốn Dạy phát âm và làm giàu
vốn từ cho trẻ mẫu giáo (1980) đã đưa ra những nội dung và phương pháp
dạy tiếng Việt ở nhà trường. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu chỉ mới dừng lại
ở sự giải thích, vận dụng các tri thức ngôn ngữ học, các thành tựu ngôn ngữ
về tiếng Việt vào nhà trường.
Trong cuốn giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo, năm 1997, Nxb Giáo dục, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra những
nhiệm vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm đúng cho trẻ. Tác giả đề
cập đến một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải. Các lỗi phát âm được
trình bày lần lượt theo cấu trúc âm tiết: lỗi thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm
đệm, âm cuối. Trong mỗi lỗi tác giả đều đề cập đến nguyên nhân mắc những
lỗi đó ở trẻ, qua đó tác giả cũng đã đưa ra một số trò chơi nhằm luyện cách
phát âm cho trẻ. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến các vấn đề khoa
học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện vào trong nhà trẻ, mẫu
giáo ở nước ta một cách toàn diện, có hệ thống và sát với nội dung nghiên cứu
trong đề tài này.
Ngoài tác giả Nguyễn Xuân Khoa, trong cuốn Phương pháp phát triển
lời nói cho trẻ, năm 2007, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tác giả Đinh Hồng Thái
cũng chú trọng đến dạy trẻ nói, phát triển ngôn ngữ thông qua các thành phần
của ngữ pháp tiếng Việt, đó là: giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, hình
thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển lời nói
mạch lạc, phát triển lời nói nghệ thuật cho trẻ qua thơ, truyện để tạo tiền đề
tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp một.
Trong cuốn Giáo dục Mầm non, lí luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn
Thị Ánh Tuyết (Nxb ĐHSPHN) đã đề cập tới một lỗi phát âm của trẻ mẫu
giáo, đó là tật nói lắp. Tác giả cho rằng, nói lắp là lỗi phát âm thường gặp ở
10
trẻ lên ba, nó mang tính di truyền và con trai thường bị nhiều hơn con gái, tuy
nhiên tật đó không phải là không sửa được. Cùng với đó, tác giả đã đưa ra hai
nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nói lắp ở trẻ và một số biện pháp chữa
tật nói lắp.
Có thể thấy rằng, rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu
về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết các tác giả
đều đã quan tâm tới vấn đề lỗi phát âm, tìm ra nguyên nhân và đưa ra được
một số biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi thì các
tác giả mới đưa ra vấn đề một cách chung chung, sơ lược, mang tính lí luận
mà chưa đi sâu tìm hiểu, gắn với thực tiễn. Đặc biệt là chưa đưa ra được
những biện pháp tối ưu nhất, mang tính thực tiễn nhất để sửa lỗi phát âm cho
trẻ. Chính vì lí do này mà chúng tôi càng có quyết tâm theo đuổi, nghiên cứu
đề tài “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo” với mong muốn
sẽ hoàn thiện hơn nữa những vấn đề mà các tác giả trước đây đã nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Điều tra thực trạng phát âm của trẻ mẫu giáo nhằm tìm hiểu các lỗi phát
âm thường gặp ở trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục
những lỗi phát âm đó một cách toàn diện, triệt để hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Một số lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo, nguyên nhân và các biện pháp
khắc phục.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm
thường gặp ở trẻ mẫu giáo nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép
nên chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở hai trường Mầm non:
11
- Trường Mầm non Hoa Sen - TP. Vĩnh Yên - T. Vĩnh Phúc
- Trường Mầm non Tiên Dược - TT. Sóc Sơn - TP. Hà Nội
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo.
- Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm của trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra (điều tra phỏng vấn, phiếu anket)
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm các
chương sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo
Chương 3. Nguyên nhân và một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo
1.1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo
12
Tâm lí của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh, dần dần trẻ học cách hành động
có chủ định theo mục đích đặt ra một cách có ý thức. Mầm mống của nhân
cách toàn diện đã hình thành: đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm,…
Hoạt động của trẻ mang tính trực quan, trừu tượng nên trẻ có khả năng
ghi nhớ rất tốt các sự việc cụ thể trong thực tế. Ở 5 - 6 tuổi khả năng ghi nhớ
và nhớ lại có chủ định của trẻ bắt đầu được phát triển, dần dần trẻ biết cách
ghi nhớ như đọc đi đọc lại, phân chia các vấn đề cần ghi nhớ.
Tư duy của trẻ phát triển trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính ngày càng
tăng, trong quá trình giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ các hình thức tư
duy cũng được hoàn thiện dần khi hiểu biết của trẻ càng mở rộng. Sự phát
triển tư duy của trẻ gắn chặt với phát triển ngôn ngữ và sự tăng vốn từ. Ở trẻ
các quá trình khái quát hoá và trừu tượng hoá cần thiết để hình thành các khái
niệm đã xuất hiện và phát triển.
Tình cảm và trí tuệ bắt đầu xuất hiện rõ rệt ở lứa tuổi này, tính tò mò,
ham hiểu biết, ngạc nhiên trước cái không mong đợi, cái chưa biết và cái lạ
xuất hiện, vui khi thoả mãn nhu cầu, không hài lòng khi gặp khó khăn. Tình
cảm nghĩa vụ này được này sinh và phát triển ở trẻ mẫu giáo, nó không tách
rời khỏi sự phát triển nhân cách của trẻ, có vai trò lớn trong hành vi và gắn
chặt với tình cảm đạo đức. Nhưng tất cả tình cảm nói trên đều chưa vững chắc
và cần phải được củng cố. Các tình cảm đó còn bộc lộ một cách ngây thơ và
còn biểu hiện dưới các hình thức tương đối sơ đẳng. Đây cũng là một biểu
hiện quan trọng chứng tỏ trẻ mẫu giáo đã xuất hiện tâm lí sẵn sàng đi học.
Ý chí của trẻ mẫu giáo được hình thành gắn liền với sự phát triển trí tuệ
và tình cảm đạo đức của trẻ. Trẻ bắt đầu nắm dần các tiêu chuẩn đạo đức, quy
tắc cư xử và hành động theo các tiêu chuẩn và quy tắc đó.
Đối với trẻ mẫu giáo bé, các hành động có tính hưng phấn chiếm ưu thế
rõ rệt, trẻ khó kiềm chế được nguyện vọng và tình cảm của mình. Còn trẻ mẫu
13
giáo lớn đã biết kiềm chế tốt hơn, biết làm chủ hơn với các quá trình tâm lí
của mình. Song trẻ cần có kích thích hấp dẫn, sinh động, có nhiệm vụ rõ ràng,
dễ hiểu.
Nhân cách với các nét tâm lí nhân cách của trẻ cũng bắt đầu hình thành ở
lứa tuổi này, trước tiên là xu hướng cá nhân. Các động cơ hành động mới có
nội dung xã hội được hình thành. Trẻ học cách xem xét hành vi của mình và
của bạn theo yêu cầu do người lớn đề ra và hành động theo yêu cầu đó. Tất
nhiên xu hướng xã hội của trẻ, ngay cả ở lứa tuổi mẫu giáo lớn còn chưa rõ
nét cần được cung cấp và phát triển
Như vậy, các đặc điểm tâm lí chung của tuổi mẫu giáo đang được hình
thành và phát triển mạnh mẽ.
1.1.2. Đặc điểm sinh lí của trẻ mẫu giáo
Trẻ em là một thực thể tự nhiên đang phát triển. Trẻ càng nhỏ thì tốc độ
phát triển càng nhanh, các cơ quan dần được hoàn thiện về cấu tạo và chức
năng, chúng ta có thể quan sát thấy trẻ khôn lớn từng ngày. Tuy nhiên không
phải là luôn luôn giống nhau và trùng nhau về mức độ phát triển mà còn tuỳ
thuộc vào từng cơ quan, hệ cơ quan và các giai đoạn phát triển. Quá trình hình
thành, phát triển và hoàn thiện của các cơ quan, hệ cơ quan có tác động lớn
đến tất cả các quá trình tâm lí của trẻ. Vì vậy tính thích nghi và khả năng hoạt
động khác của trẻ dễ bị thay đổi dưới những tác động khác nhau.
1.1.2.1. Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ
Hệ thần kinh điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phối
hợp và điều hoà sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể thích nghi được
sự thay đổi thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo nó. Nhờ có hệ thần
kinh mà con người có tư duy và có tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn
bộ hoạt động tâm lý của con người.
14
Ngay từ lúc sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên
chưa đủ khả năng để thực hiện chức năng của mình. Khi ra đời, não bộ của trẻ
chưa phát triển đầy đủ, mặc dù cấu tạo và hình thái không khác người lớn,
trọng lượng lúc sơ sinh là 370 - 392 gam, khi được 6 tháng trọng lượng tăng
gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3 và đến 9 tuổi thì nặng 1300 gam. Sự phát triển các
đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh và tăng lên theo từng lứa tuổi. Vì vậy sự
phát triển hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.
Chức năng của tất cả các cơ quan trong vỏ đại não, hoạt động thần kinh cao
cấp được phát triển cao hơn. Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh
chóng trong suốt giai đoạn tuổi mẫu giáo theo xu hướng tăng dần. Chức năng
điều khiển của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta
thấy hành vi của trẻ có tính tổ chức hơn. Trong mối quan hệ chức năng thì hệ
thần kinh mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lí diễn ra chưa đầy
đủ. Trẻ em từ 4 - 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có
khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân
biệt được các hiện tượng xung quanh. Hệ thần kinh có một tác dụng chi phối
và điều tiết đối với vận động cơ thể cải thiện tính không cân bằng của quá
trình thần kinh. Cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình
vận động của trẻ.
1.1.2.2. Đặc điểm hệ vận động
Hệ vận động bao gồm hệ xương và hệ cơ.
Quá trình phát triển hệ cơ xương diễn ra nhanh, xương vẫn còn tính chất
đàn hồi cao, xương sống và các xương khác còn mềm và yếu vì trong đó còn
chứa nhiều tính chất sụn. Thành phần hoá học trong xương của trẻ có chứa
nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn nên rất dễ cong và
gãy. Cấu tạo xương chưa kết thúc ở nhiều xương, mặc dù sự cung cấp máu
của trẻ tốt hơn người lớn.
15
Các khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gân còn yếu. Các
khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo,
tính vững chắc của khớp tương đối kém.
Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh,
thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ
nhanh mệt mỏi.
1.1.2.3. Đặc điểm hệ tuần hoàn
Hệ tim mạch của trẻ bắt đầu hoạt động sớm hơn các hệ khác và các mạch
máu của trẻ rộng hơn so với người lớn (về tỉ lệ) nên áp lực của máu vào thành
mạch yếu, để bù vào đó tần số co bóp của tim lại nhanh. Tim trẻ 5 tuổi nặng
gấp 4 - 5 lần trẻ sơ sinh. Hệ thống điều khiển hoạt động của tim vẫn tiếp tục
phát triển mạnh, mạch đập có chậm hơn trẻ 1 - 2 tuổi những vẫn còn nhanh
hơn người lớn rất nhiều. Mạch đập của trẻ 3 - 4 tuổi là 100 - 110 lần/phút, trẻ
5 - 6 tuổi là 90 - 100 lần /phút. Huyết áp tăng, số lượng hồng cầu trong máu
tăng, tỉ lệ huyết sắc tố trong máu tăng rõ nét. Sự điều hoà thần kinh tim còn
chưa hoàn thiện nên nhịp co bóp dễ mất ổn định và cơ tim rất nhanh mệt mỏi.
Tuy vậy khi thay đổi hoạt động theo xu hướng giảm dần thì tim trẻ lại phục
hồi rất nhanh.
1.1.2.4. Đặc điểm hệ hô hấp
Đường hô hấp của trẻ em tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp mềm
mại, mao mạch phong phú dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ em nhỏ,
không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí phổi kém.
Bộ máy hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu được những vận động quá sức
kéo dài liên tục. Tần số hô hấp của trẻ ở lứa tuổi này thường là 26 - 28 lần/phút.
1.1.2.5. Đặc điểm bộ máy phát âm
16
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm cũng
như khả năng điều khiển hoạt động của bộ máy này. Do đó đặc điểm của bộ
máy phát âm ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát âm của trẻ.
Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm gồm:
1.1.2.5.1. Bộ phận cung cấp làn hơi
Bao gồm hai lá phổi, được sự tác động của các cơ ngực, sườn, cơ hoành,
các mô, cơ bụng. Từ sơ sinh đến 8 tuổi, phổi phát triển chủ yếu bằng tăng số
lượng phế nang. Từ 8 tuổi trở đi chủ yếu do sự tăng kích thước của phế nang.
Phổi trẻ em có đặc điểm: nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ
chức đàn hổi, dặc biệt là quanh các phế nang và thành bạch mạch. Các cơ hô
hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên lồng ngực di động kém. Do những đặc
điểm trên nên trẻ càng nhỏ khả năng phát âm càng kém, chủ yếu chỉ là những
tiếng ê a ngắn gọn, chưa rõ ràng.
1.1.2.5.2. Bộ phận phát thanh
Bộ phận phát thanh (chỉ phát ra âm thanh chứ chưa phát ra tiếng, ra lời)
gồm 2 thanh đới nằm trong thanh quản. Thanh quản của trẻ có hình phễu mở
rộng ở phía trên. Ở trẻ bú mẹ, thanh quản nằm ở vị trí cao hơn 2 đốt sống so
với người lớn. Thanh quản phát triển từ từ nhưng đến tuổi dậy thì thì phát
triển mạnh. Dưới 6 - 7 tuổi, thanh môn hẹp, dây thanh đới ngắn. Vì vậy giọng
nói của trẻ em cao hơn người lớn. Từ 12 tuổi, thanh đới con trai dài hơn con
gái do đó giọng nói con trai trầm hơn.
1.1.2.5.3. Bộ phận truyền tăng âm
Gồm chủ yếu là cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc mũi.
Họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hình phễu, sụn mềm và nhẵn,
họng phát triển mạnh trong năm đầu và vào tuổi dậy thì. Niêm mạc họng
được phủ bằng lớp biểu mô rung hình trụ.
17
Các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra, được bộ phận truyền âm
gom lại và dẫn ra ngoài theo hai hướng miệng hoặc mũi. Cuống họng và
miệng không những truyền âm, mà còn góp phần khác quan trọng vào việc
tăng âm (đóng vai trò như một hộp cộng hưởng)
1.1.2.5.4. Bộ phận phát âm (nhả chữ)
Là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm
(hàm ếch mềm, cúa mềm, ngạc mềm). Chúng ta nhận ra giọng nói với ý nghĩa
của nó là nhờ vào hoạt động của các cơ quan trên. Ở trẻ, do sự hoạt động của
lưỡi, môi, hàm dưới, vòm mềm chưa linh động và răng phát triển chưa đủ nên
phát âm chưa chuẩn, chưa rõ ràng. Đối với những trẻ mắc các dị tật bẩm sinh
ở những cơ quan trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm và càng
khó khăn hơn để có thể phát âm chuẩn, đúng.
1.1.2.5.5. Bộ phận dội âm
Gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là các khoảng trống
trên đầu, trên mặt, gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng). Ngoài khoang họng
và khoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòm
mặt, xoang trán v.v chủ yếu có tính chất dội âm, tức là làm cho âm thanh
được cộng hưởng, âm vang và phát ra ngoài.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ
1.2.1.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo
Nhà tâm lí học người Nga đã nghiên cứu đặc điểm phát triển vốn từ của
trẻ mẫu giáo và ông đã chỉ rõ rằng: Trong vốn từ của trẻ mẫu giáo đầu tiên trẻ
em phản ánh những đặc trưng của sự vật hiện tượng, càng lớn trẻ càng có
nhiều vốn từ thể hiện đặc điểm của sự vật hiện tượng một cách chính xác
bằng từ ngữ. Tư duy trực quan hành động giải thích việc trẻ mẫu giáo bé và
mẫu giáo nhỡ chủ yếu có vốn từ biểu danh. Tư duy trừu tượng và tư duy logic
18
xuất hiện ở lứa tuổi thứ 5, cho phép trẻ em lĩnh hội những khái niệm như gia
súc, gia cầm, đồ dùng gia đình…
Vốn từ ngữ phong phú, chính xác giúp cho trẻ dễ dàng định hướng trong
không gian.
Trẻ có 3 loại vốn từ:
- Vốn từ chủ động: là vốn từ mà chủ thế nói năng sử dụng một cách tích
cực trong giao tiếp, vốn từ chủ động của trẻ mẫu giáo ít hơn vốn từ thụ động.
- Vốn từ thụ động: là vốn từ mà chủ thể nói năng có thể hiểu nhưng
không biết cách sử dụng trong giao tiếp. Vì vậy ở trẻ mẫu giáo phải chuyển
vốn từ thụ động sang vốn từ chủ động cho trẻ.
- Vốn từ cơ bản: là vốn từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp của
trẻ. Chính vì vậy dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là phát triển vốn từ cơ bản cho
trẻ vì chỉ khi đó trẻ mới có thể giáo tiếp bằng ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo phát triển rất nhanh theo từng độ
tuổi, được thể hiện ở các mặt sau:
Về mặt số lượng:
Trẻ 3 tuổi sử dụng được hơn 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ
và các loại từ khác. Danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con vật gần
gũi… Động từ chỉ hoạt động gần gũi với trẻ và những người xung quanh. Trẻ
4 tuổi có thể nắm được gần 700 từ, ưu thế vẫn thuộc về danh từ, động từ. Hầu
hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ . Từ 5 - 6 tuổi vốn từ của trẻ
tăng bình quân 1033 từ, tính từ và các loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn.
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi, cuối
3 tuổi so với đầu 3 tuổi tăng 17%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 40 - 58%;
cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10 - 40%.
Về mặt cơ cấu từ loại:
19
Các loại từ xuất hiện dần dần, ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến
động từ và tính từ, các loại từ khác xuất hiện muộn hơn.
Đến 3 - 4 tuổi về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy
nhiên tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ
chiếm 38%; động từ chiếm 32%; tính từ chiếm 6,8%; đại từ chiếm 3,1%; phó
từ 7,8%; tình thái từ 4,8%; quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện(số từ chiếm
2,5%; quan hệ từ chiếm 1,7%).
Giai đoạn từ 5 - 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ
loại trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (còn khoảng 50%)
nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên. Tính từ đạt tới 15%; quan
hệ từ lên đến 5,7%; còn lại là các loại từ khác.
Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáo:
Đối với trẻ mầm non khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh.
Theo FederenKhông (Nga) ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ
như sau:
- Mức độ zero (mức độ không): Mọi sự vật có tên gọi gắn với nó, trẻ
hiểu được ý nghĩa tên này: mẹ, bố, bàn, ghế…(nghĩa biểu danh).
- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung của các sự
vật cùng loại: bóng, cốc, búp bê, nhà…
- Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (quả cam,quả chuối, quả táo,…), xe (xe
đạp, xe máy, xe ô tô,…), con (con gà, con chó, con mèo,…)
- Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 - 6 tuổi nắm được: phương tiện
giao thông: ô tô, tàu thuỷ, xe máy; đồ vật: đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học
tập,…
- Mức độ 4: Khái quát tối đa những khái niệm trừu tượng: số lượng,
chất lượng, hành động…(học ở cấp phổ thông).
Trẻ ở tuổi nhà trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và mức độ 1).
Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn.
20
1.2.1.2. Đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ trẻ em
Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ em cũng thay đổi và phát triển
theo từng độ tuổi.
Trẻ từ 1 - 3 tuổi:
- Từ sau 12 tháng tuổi thì nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung
quanh ngày càng phát triển, trẻ không chỉ dùng những âm bập bẹ mà đã bắt
đầu nắm được một số từ. 15 tháng tuổi trẻ đã biết nói những câu đầu tiên, câu
một từ, câu gắn liền với văn cảnh cùng với ngữ điệu câu nói, nét mặt, cử chỉ
của trẻ.
Ví dụ trẻ muốn đi chơi hoặc uống nước trẻ sẽ nói đi hoặc nước người lớn
sẽ phải dựa vào văn cảnh để hiểu trẻ muốn gì.
Ngoài ra trẻ có thể nói được câu 2 từ như: Hoa đánh; Hùng khóc;…
Trẻ từ 3 - 4 tuổi:
- Trẻ đã nói được câu có đủ kết cấu chủ vị, câu của trẻ có thể có nhiều
chủ ngữ, vị ngữ đẳng lập. Ví dụ: Chị Hồng, anh Mạnh…là chủ ngữ đẳng lập.
- Các loại câu mà trẻ thường nói:
+ Loại câu có chủ ngữ là danh từ: thường là chỉ tên người, các sự vật
hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Ví dụ: Bố mẹ cháu dạy ở trường. Loại câu
có chủ ngữ là động từ, tính từ ít hơn.
+ Loại câu có vị ngữ là động từ (là loại câu phổ biến trong câu nói của
trẻ) chủ yếu là các hoạt động gần gũi. Danh từ, động từ, tính từ có thể phát
triển thành nhóm danh từ, nhóm động từ, nhóm tính từ.
VD: Bố làm con ngựa
Bố của bạn Hùng làm con ngựa
Câu có các thành phần trạng ngữ chiếm khoảng 20% trong tổng số lời
nói của trẻ và chủ yếu là trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm.
21
VD: Chiều nay mẹ nhớ đón con sớm nhé.
Nhưng trẻ hay nhầm trạng ngữ: từ rất lâu thuộc quá khứ thì gọi là hôm
qua, hồi xưa… những gì thuộc tương lai gọi là mai, ngày mai.
Các trạng ngữ chỉ phương tiện ít xuất hiện trong ngôn ngữ của trẻ.
VD: Bằng chiếc thước này, chị ấy đã đánh cháu.
Trẻ 5 - 6 tuổi
Trẻ đã sử dụng đa dạng các loại câu, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế
như: các hình thức câu ghép còn nghèo nàn, trẻ hay mắc lỗi khi có những câu
ghép có cấu trúc phức tạp; trẻ hay mắc lỗi khi gặp những đoạn đối thoại làm
cho nội dung của truyện không được rõ ràng và tính biểu cảm không cao.
Những phương tiện liên kết trong câu chuyện còn ít gặp làm cho chuyện
kể thiếu sự liên kết. Trẻ hay dùng các từ chêm xen như: xong, xong là, thì
là,… một cách tuỳ tiện làm cho câu chuyện thiếu hẳn mạch lạc. Vì vậy giáo
dục ngôn ngữ cho trẻ cần chú ý động viên trẻ nói những câu đơn giản mở
rộng, nói về một hoạt động, trạng thái, dạy trẻ nói các hình thức câu ghép
khác nhau giúp trẻ hiểu đúng quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, cách sử
dụng các từ liên kết.
1.2.1.3. Những đặc trưng của lời nói mạch lạc
Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu diễn đạt một cách vội
vàng. Ngôn ngữ lói nói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ 2 - 3 câu.
Trong lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sự phát triển lời nói mạch lạc chịu ảnh hưởng
lớn của việc tích cực hoá vốn từ, lời nói của trẻ trở nên mở rộng hơn, có trật
tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Ở độ tuổi này diễn ra sự phát
triển mạnh mẽ lời nói văn cảnh. Ở trẻ mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đã đạt
được trình độ khá cao, trẻ sử dụng câu tương đối chính xác, ngắn gọn và khi
cần thiết mở rộng để trả lời câu hỏi. Kỹ năng nhận xét lời nói và câu trả lời
của các bạn, bổ sung và sửa chữa các câu trả lời đó phát triển. 6 tuổi trẻ có thể
22
đặt các câu miêu tả hay theo một chủ đề nào đó cho trước một cách tương đối
tuần tự và rõ ràng nhưng trẻ vẫn cần đến mẫu lời nói của cô giáo. Kỹ năng
truyền đạt trong lời kể, thái độ xúc cảm của mình với các sự vật, hiện tượng
trong câu chuyện của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ.
1.2.2. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt
Là tính phân tiết cao, mỗi âm tiết đứng độc lập. Mỗi âm tiết bao giờ cũng
gắn liền với thanh điệu, cũng làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết. Vì vậy, lời nói
của con người bao giờ cũng là lời nói thành tiếng. Khi nói chúng ta phải phát
âm ra thành từ, thành câu, thành văn bản để truyền đạt lại nội dung thông báo.
Khi nghe chúng ta tiếp nhận các âm thanh của người nói phát ra, từ đó hiểu
được nội dung của lời nói. Trong âm thanh của lời nói do một cá nhân phát ra,
ngoài nhưng đặc điểm cụ thể còn có một cái chung nhất mang chức năng xã
hội đó là những âm thanh cụ thể của lời nói của mỗi cá nhân.
Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần được sắp xếp theo
sơ đồ sau:
Thanh điệu
(5)
Vần
Âm đầu
(1)
Âm đệm
(2)
Âm chính
(3)
Âm cuối
(4)
Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6 thanh
điệu:
- Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết
- Thanh huyền ( )
- Thanh sắc ( )
23
- Thanh nặng ( . )
- Thanh hỏi (
)
- Thanh ngã ( ~ )
Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm
Thành phần ở vị trí 2 là âm đệm / u / có hai con chữ thể hiện là o và u,
chẳng hạn: Toan, Tuân
Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm
chính là hạt nhân của âm tiết.
Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối do 6 phụ âm là /m/, /n/, /
/, /p/, /t/, /k/ và
2 bán âm là / i /, / u / đảm nhiệm.
Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là
phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có
thể có hoặc không.
- Âm tiết của tiếng Việt có cấu trúc chia làm hai bậc:
Âm tiết
Bậc 1: Thanh điệu Âm đầu Phần vần
Bậc 2: Âm tiết
Phần vần
Thanh điệu Âm đầu
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết: la, lá, lã đối lập với là, lả,
lạ. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát
âm với cao độ thấp.
Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những
âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao, trong
24
thời gian âm tiết “la” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng; còn
“lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng, âm điệu là những
đường nét biến thiên về cao độ.
Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói
âm phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở. Trong tiếng Việt có 16
nguyên âm, bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đơn:
+ 9 nguyên âm dài: a, ơ, u, e, ê, o, ô, i, ư
+ 4 nguyên âm ngắn: , ă, γ , ε
- Nguyên âm đôi là gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì
đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, lúc đầu mạnh, sau yếu hơn, do đó
âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có 3 nguyên
âm đôi, đó là:
+ uo: được thể hiện bằng hai con chữ : uô và ua (VD: muốn và múa)
+ wγ : được thể hiện bằng hai con chữ: ươ và ưa (VD: mướn và mưa)
+ ie : được thể hiện bằng 4 con chữ: iê, yê, ia và ya (VD: miến, chuyến,
mía và khuya)
Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt
bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị
cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi, có loại
bị cản ở răng, có loại bị cản ở thanh hầu. Về phương thức phát âm người ta
chia phụ âm thành:
- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t, s, c, k,
m, r, ng.
- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h.
- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh.
- Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, x, v, z, y, h.
25
- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có
rung hay không rung người ta chia ra:
+ Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung (d, v, y)
+ Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h)
- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành:
+ Phụ âm môi: p, b, v, m
+ Phụ âm lưỡi: d, t, s, z, l, n
+ Phụ âm hầu: h
Trong các âm lưỡi, sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi hẹp: r, t, s, l, n; đầu lưỡi
quặt: đ.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau
Ví dụ: âm tiết Toan: o là âm đệm; a là âm chính; n là âm cuối; oan là phần vần.
1.3. Một số lỗi phát âm của trẻ
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không
thể phân chia được nữa. Lúc đầu trẻ hình thành thính giác, âm thanh tức là sự
phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm
đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát
âm của trẻ.
Phát âm đúng là phát âm chính xác những thành phần âm tiết, không
ngọng, không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi
nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm được những đặc điểm
của văn hoá giao tiếp (ngữ điệu, tư thế, điệu bộ).
Phát âm chuẩn là phát âm theo chính âm tiếng Việt của phương ngữ Hà
Nội bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai vần ưu, ươu. Trong quá trình học phát
âm của trẻ, trẻ phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và
tái hiện lại nó bằng âm thanh của mình. Trẻ tiếp thu âm thanh của tiếng nói
một cách dần dần. Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của