Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.75 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
  




HOÀNG THỊ XUÂN HOÀ




PHÁT TRIỂN VỐN THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt


Người hướng dẫn khoa học
Th.S. Lê Thị Lan Anh




HÀ NỘI - 2011
3

Lời cảm ơn



Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận này, chúng tôi gặp
rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của thạc sĩ Lê
Thị Lan Anh, chúng tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khoá luận với
đề tài: “Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học”. Chúng tôi
xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô!
Qua đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa
Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Hoàng Thị Xuân Hoà

4

Lời cam đoan

Tôi xin khẳng định đề tài “Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học
sinh tiểu học” là kết quả nghiên cứu của riêng mình, đồng thời đề tài này
không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.



Sinh viên

Hoàng Thị Xuân Hoà




5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

BT : bài tập
HS : học sinh
SGK : sách giáo khoa
NXB : nhà xuất bản
T : tập
TV : Tiếng Việt




6

MỤC LỤC
Mở đầu 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 7
7. Cấu trúc đề tài 8
Nội dung
9 99

Chương 1. Cơ sở lí luận 9
1.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ 9
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý nói chung của học sinh tiểu học 16
Chương 2. Thống kê và phân loại thành ngữ, tục ngữ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt ở tiểu học 23
2.1. Thống kê và phân loại thành ngữ, tục ngữ 23
2.2. Phân loại ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ 37
Chương 3. Các biện pháp phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh
tiểu học 44
3.1. Tổ chức cho học sinh giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ 44
3.2. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá 48
Kết luận 55
Tài liệu tham khảo 57
Phụ lục 58

7

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh
các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu
kiến thức ở các lớp trên. Qua tìm hiểu và thống kê chúng tôi thấy môn Tiếng
Việt có một khối lượng các câu thành ngữ, tục ngữ khá lớn, phong phú và đa
dạng cả về mặt cấu tạo cũng như nội dung. Trong quá trình dạy học môn
Tiếng Việt ở trường tiểu học, khi dạy cho học sinh về thể loại thành ngữ, tục
ngữ đòi hỏi người giáo viên đầu tư rất nhiều trong tiết dạy để học sinh có thể
hiểu sâu, hiểu đúng về nội dung và ý nghĩa của nó. Chúng tôi thấy rằng thành

ngữ, tục ngữ rất quan trọng trong ngôn ngữ mà chúng ta lại sử dụng ngôn ngữ
để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, dạy học thành ngữ, tục ngữ
cho học sinh tiểu học như thế nào để đạt hiệu quả là điều rất cần thiết đối với
người giáo viên tiểu học.
Hằng ngày, trong quan hệ giao tiếp, người Việt Nam ta thường sử dụng
thành ngữ, tục ngữ để vận vào lời ăn tiếng nói của mình nhằm minh hoạ, nhấn
mạnh một số sự vật, sự việc hoặc hiện tượng đang nói tới. Như chúng ta đã
biết thành ngữ, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống của con người,
từ thói quen sử dụng từ ngữ có hình ảnh, vừa khái quát vừa cụ thể những sự
vật, sự việc trong cuộc sống. Ý nghĩa quan trọng của thành ngữ, tục ngữ là sự
vận dụng. Trong đời sống người ta thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ như là
một lối nói, một lối ứng xử. Vì vậy, để học sinh nhận thức đúng đắn những
cái hay, cái đẹp của các câu thành ngữ, tục ngữ thì chúng ta cần giúp cho các
em hiểu rõ tất cả những giá trị ấy thông qua việc phân tích các thành ngữ, tục
ngữ. Hơn nữa dạy thành ngữ, tục ngữ cho học sinh là chúng ta đã dạy về
8

những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt qua việc cách sử dụng ngôn
ngữ một cách sáng tạo. Từ đó chúng ta có thể rèn luyện cho các em cách sử
dụng từ ngữ thật chính xác và đúng đắn trong mọi hoàn cảnh, góp phần làm
cho bản sắc của tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp.
Nhưng trong thực tế, không ít giáo viên chưa hiểu thấu đáo nghĩa của các
câu thành ngữ, tục ngữ, mà chỉ biết ở phạm vi nghĩa bóng, chứ chưa hiểu
được cái gốc của nó từ đâu. Do vậy, có thể sẽ dẫn đến việc dạy sai kiến thức
cho học sinh, có thể các em sẽ không hiểu được hết ý nghĩa và vận dụng các
câu thành ngữ, tục ngữ vào lời ăn, tiếng nói một cách bừa bãi. Ngoài ra, do
đặc điểm về tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn hạn
chế mà các em còn gặp rất nhiều khó khăn trong khi học về các thành ngữ, tục
ngữ. Phần lớn học sinh khi học về các bài tập giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ
bằng định nghĩa các em chỉ hiểu được nghĩa đen mà không hiểu được nghĩa

thực, nghĩa bóng của các câu thành ngữ, tục ngữ.
Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề dạy học thành ngữ, tục ngữ cho học sinh
tiểu học vẫn chưa được ai quan tâm, tìm hiểu. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
của việc dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển
vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học” để tìm hiểu và nghiên cứu
trong khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua việc thực hiện khóa luận này
với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc
nâng cao chất lượng dạy học các thành ngữ, tục ngữ trong môn Tiếng Việt nói
riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung cho học sinh
tiểu học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên cơ sở thống kê rất cụ thể của các công trình nghiên cứu đi trước,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho
học sinh tiểu học”. Đây là một đề tài khoa học khá mới mẻ và có nhiều điểm
9

khác so với các công trình nghiên cứu trước đó. Sở dĩ người thực hiện đề tài
này khẳng định điều đó bởi qua sự tìm hiểu, thống kê chúng tôi thấy vấn đề
này đã được tác giả đi trước mới nghiên cứu ở những vấn đề sau:
Thứ nhất: Tập hợp và giải thích các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Đây
là công trình nghiên cứu của các tác giả làm từ điển. Tác giả cuốn Thành ngữ
- tục ngữ Việt Nam (2007) đã tập hợp được rất nhiều các câu thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng đã thể hiện được vốn từ phong phú,
vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc được truyền miệng từ đời này qua đời
khác, qua hàng nghìn năm lịch sử. Các tác giả cuốn Từ điển Thành ngữ - tục
ngữ Việt Nam (2007), NXB Văn hoá thông tin do Đặng Hồng Chương (chủ
biên) cũng đã tập hợp được số lượng những câu thành ngữ, tục ngữ quen
thuộc của nước ta và giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ đó.
Các câu thành ngữ, tục ngữ này là một kho báu của văn hoá dân tộc, đã thể
hiện được những đặc trưng độc đáo của tư duy dân tộc, quan điểm thẩm mỹ

đạo lý làm người, luật đối nhân sử thế, thái độ đối với cái thiện, cái ác
Thứ hai: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ, tục ngữ. Chẳng
hạn theo Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh tác giả cuốn sách Giáo trình Tiếng
Việt 2 đã đưa ra khái niệm và đặc điểm của cụm từ cố định. Theo tác giả cụm
từ cố định được sử dụng tương đương như từ, có thể thay thế hoặc kết hợp với
từ để tạo câu. Vì vậy, cụm từ cố định cũng được coi là một loại đơn vị từ vựng
(bên cạnh các từ) và là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học”. Đặc điểm của
cụm từ cố định cũng giống như từ ghép, nghĩa của cụm từ cố định có tính chất
mới chứ không bằng tổng số nghĩa của các yếu tố cấu thành, nghĩa vốn có của
các yếu tố cấu thành bị mờ đi.
Thứ ba: Nghiên cứu các phương diện cụ thể của thành ngữ, tục ngữ.
Chẳng hạn như một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ:
10

“Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí” của Giáo sư
Nguyễn Đức Dân có đề cập đến vấn đề cách sử dụng các câu thành ngữ, tục
ngữ trong cuộc sống. (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(2004)).
“Triết học trong tục ngữ so sánh” của Giáo sư Nguyễn Đức Dân nói về
các câu tục ngữ so sánh và vận dụng phương pháp xác định triết lí trong tục
ngữ so sánh. (Tạp chí ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004)).
“Con trâu trong ngôn ngữ ca dao, tục ngữ” của Tiến sĩ Lê Dức Luận
cũng nói về hình ảnh con trâu trong ca dao, tục ngữ, đó là hình ảnh dùng để so
sánh, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, việc đời và
rút ra các mối quan hệ nhân sinh. (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, Hội ngôn
ngữ học Việt Nam (2009)).
“Một số biểu hiện của văn hoá qua các thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Vân
Đông cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua
một số hiện tượng ngôn ngữ. Đó là các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian Anh,

Việt có các từ chỉ bộ phận cơ thể người và giải thích ý nghĩa của nó nhằm
mục đích giúp người nước ngoài học tiếng Việt và làm quen với các từ chỉ bộ
phận cơ thể người thường gặp để tiếp cận với văn hoá người Việt qua ngôn
ngữ tiếng Việt. (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, Hội ngôn ngữ học Việt Nam
(2008)).
Rõ ràng là chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về phát
triển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học. Trong đề tài, chúng tôi
thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV tiểu học và đưa ra
một số biện pháp giúp học sinh phát triển vốn thành ngữ, tục ngữ của mình.
Chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn tìm hiểu tính chất và ý nghĩa của
các thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hoá dân gian cực kỳ phong phú và
11

đa dạng của dân tộc. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các
thành ngữ, tục ngữ trong môn TV ở tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm thống kê và phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV
ở tiểu học. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển vốn thành
ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
trong nhà trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học.
- Thống kê và phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK TV ở tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về thành ngữ, tục ngữ.
- Tìm hiểu một số đặc điểm về tâm sinh lý nói chung của HS tiểu học.
- Thống kê các thành ngữ, tục ngữ có trong SGK TV ở tiểu học.
- Phân loại các thành ngữ, tục ngữ có trong SGK TV ở tiểu học.
- Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phát triển vốn thành
ngữ, tục ngữ.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp hệ thống
12

7. Cấu trúc đề tài
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Thống kê và phân loại các thành ngữ, tục ngữ trong SGK
TV tiểu học
Chương 3. Các biện pháp phát tiển vốn thành ngữ, tục ngữ cho học
sinh tiểu học

Phần 3: Kết luận
13

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ
Khi nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ đã có rất nhiều tác giả đưa ra các
quan điểm khác nhau. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu mà chúng tôi sưu
tầm được:
1.1.1. Thành ngữ

1.1.1.1. Khái niệm

Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
người đã quen dùng nhưng tự nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. [9; 3]

Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm, ví
dụ: Ăn xổi ở thì; Ba vuông bảy tròn; Cơm sung cháo dền; Nằm xương gối
đất [8; 3]
Thành ngữ là tổ hợp những từ giàu hình ảnh, hình tượng, có khả năng
biểu cảm và gợi cảm rất cao. Nghĩa của nó không thể giải thích một cách đơn
giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó mà thường mang nghĩa bóng, mang tính
ám chỉ. [2; 3]
Thành ngữ là một tổ hợp cố định, bền vững về hình thái cấu trúc hoàn
chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường
ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ. Ví dụ: “Lẩn như chạch”. [5; 3]
Thành ngữ là một nhóm những từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của
nó thường khó giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên câu
đó. Theo cụ Lê Gia thì thành ngữ là một phần nhỏ của tục ngữ. Thành ngữ là
những câu nói, cụm từ quen thuộc của một lớp người trong xã hội, có thể bắt
14

nguồn ở thời điểm hiện nay hoặc từ thời trước, dùng để chỉ một hiện tượng,
sự việc, [3; 5]
Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tình nguyên khối về ngữ nghĩa,
tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của
các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ
riêng biệt trong câu. (Thuật ngữ ngôn ngữ học)
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng,
(1977) cho rằng: Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của
nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ
tạo nên nó.
Theo từ điển Bách khoa: Thành ngữ hoặc là những cụm từ mang ngữ

nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp)
(không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ
hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong
việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh.
Sau khi xem xét các khái niệm khác nhau về thành ngữ, chúng tôi nhận
thấy thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì
nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ.
Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học
luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thương mang chức năng thẩm mỹ
chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức
năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho
nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ. Ví dụ câu thành ngữ “mặt hoa da phấn”
chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được
một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được
diền đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên
không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào
15

thuộc về quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng
giáo dục).
1.1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ
1.1.1.2.1. Tính biểu trưng
Hầu hết tất cả các ngữ cố định dù có tính thành ngữ cao (như: đi guốc
trong bụng) hay thấp (như: Thẳng như kẻ chỉ; Ăn đói mặc rét ) đều là những
bức tranh nho nhỏ về những vật thực, việc thực cụ thể, riêng lẻ được nâng lên
để nói về cái phổ biến, khái quát, trừu tượng. Chúng là các ẩn dụ, so sánh hay
các hoán dụ.
Ngữ cố định lấy những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc
điểm, tính chất, hoạt động, tình thế phổ biến khái quát. Đặc biệt là các ngữ
cố định biểu thị các tình thế có tính chất biểu trưng cao.

1.1.1.2.2. Tính dân tộc
Tính dân tộc ở các ngữ cố định hiện ra thứ nhất ở chính nội dung của
chúng. Như đã nói, ngữ cố định phản ánh các biểu hiện, các sắc thái khác
nhau của sự vật, hiện tượng đã có tên gọi hoặc chưa có tên gọi. Thấy được
biểu hiện nào, sắc thái nào đáng chú ý để ghi giữ chúng lại. Điều này tuỳ
thuộc vào đời sống, kinh nghiệm và cách nhìn của từng dân tộc. Thứ hai ở các
tài liệu tức là các vật thực, việc thực mà ngữ cố định đã dụng làm biểu trưng
cho nội dung của chúng.
Tất cả hình ảnh trong ngữ cố định đều là những tài liệu mang đậm màu
sắc quê hương, xứ sở Việt Nam trong xã hội nông nghiệp xưa được quan sát
một cách tài tình, liên hệ một cách độc đáo, đúng đắn mà tinh tế với những
hiện tượng nhân sinh. Những tài liệu này của ngữ cố định Việt Nam khiến cho
chúng không thể lẫn được với bất cứ ngữ cố định nào của các dân tộc khác.
16

1.1.1.2.3. Tính hình tượng và tính cụ thể
Tính hình tượng của thành ngữ là kết quả tất yếu của tính biểu trưng.
Do chỗ tài liệu của các ngữ cố định là sự vật, sự kiện, cảm giác quan sát được,
cho nên nhắc đến một ngữ cố định trước hết là tái hiện lại những hình ảnh các
sự vật, hiện tượng tài liệu đó. Nhờ tính hình tượng mà ngữ cố định thường
gây ra những ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột tác động của chúng đậm đà và sắc.
Do có tính hình tượng nên ngữ cố định là cụ thể. Do ý nghĩa của ngữ cố
định thường vượt ra khỏi ý nghĩa trực tiếp của các sự vật, hiện tượng nên
chúng có giá trị phổ biến, khái quát. Như vậy dường như trong ngữ cố định có
sự trái ngược giữa tính cụ thể và tính khái quát, phổ biến.
Thực ra tính phổ biến, khái quát của ý nghĩa các ngữ vẫn bị chi phối
bởi tính cụ thể và tính cụ thể vốn gắn liền với tính hình tượng. Tính cụ thể ở
đây thể hiện ở tính quy định về phạm vi sử dụng. Thứ nhất, tuy có ý nghĩa
phổ biến, khái quát song các ngữ cố định không phải có thể dùng ở bất cứ sự
vật, hiện tượng nào miễn là nó có tính chất hay đặc điểm mà ngữ biểu thị.

Tính quy định về sắc thái làm cho nghĩa của các ngữ cố định hẹp lại, do
đó tính cụ thể tăng lên. Mà các sắc thái mà ngữ cố định có được lại được suy
ra từ các tài liệu – tức là các sự vật, sự việc được sử dụng làm biểu trưng. Cho
nên muốn hiểu được thật chắc, đúng đắn tinh tế các ngữ cố định, cần phải
hiểu thật thấu đáo chính những tài liệu thực tế được đưa vào ngữ cố định.
1.1.1.2.4. Tính biểu thái
Nói các ngữ cố định không thể dùng cho bất cứ hạng người nào cũng
được thì cũng tức là nói đến tính biểu thái của chúng. Các ngữ cố định thường
kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, có thể nói lên hoặc lòng kính trọng,
hoặc sự ái ngại hoặc xót thương, hoặc sự không tán thành, lòng khinh bỉ, thái
độ chê bai, sự phủ định của chúng ta đối với người, vật hay việc được nói
17

tới. Không chú ý đến các sắc thái biểu cảm khác nhau thì việc dùng các ngữ
cố định có khi làm hỏng các nội dung “trí tuệ” của câu nói.
1.1.2. Tục ngữ
1.1.2.1. Khái niệm
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng
(1977) cho rằng: Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết từ
trí thức kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. Ví dụ: “Đói cho
sạch, rách cho thơm”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”,
Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một luân lý, có khi là một phê phán. [9; 3]
Tục ngữ là những câu ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh, có vần điệu,
mang tính tổng kết và tính triết lí sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau vốn liên
quan chặt chẽ tới đời sống sinh hoạt của con người. [2; 3]
Tục ngữ là những câu nói, cụm từ (thường có vần điệu) đó là kinh
nghiệm được đúc kết từ bao đời của cha ông ta, truyền qua các thế hệ con
cháu về sau. Có thể là kinh nghiệm về cuộc sống, về con người, thiên nhiên,
Ví dụ: “Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn”. [3; 5]

Theo chúng tôi, tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn
một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống,
cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được
coi là “một tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức
năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức
năng giáo dục. Ví dụ như câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông
cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống
và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ
chồng. Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người
hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm
18

với nhau. Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và
người theo hướng tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ
xã hội nói chung. Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên
người ta đã dùng cách nói cường điệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị
thuyết phục và tiếp thu.
1.1.2.2. Nội dung và hình thức của tục ngữ
1.1.2.2.1. Nội dung của tục ngữ
Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc
cảm. Tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở
cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả.
Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con
người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy
vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã dược đúc kết qua nhiều thế hệ của
con người.
Ví dụ:
Quá mù ra mưa
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Cái sảy nảy cái ung
Cõng rắn cắn gà nhà

1.1.2.2.2. Hình thức của tục ngữ
Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi tai hợp lý, sau dần mới trở
thành câu đối có vần vè, gọn gàng hơn.
Ví dụ:
Làm phúc phải tội
Có ở trong chăn mới biết chăn có rận
19

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm

Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối:
No nên bụt, đói nên ma
Bút sa, gà chết

Còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ:
May tay hơn hay thuốc
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm

Hoặc thể thơ lục bát:
Cá tươi thì xem lấy mang
Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai
Tóm lại xét về sự phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta
có thể thấy tục ngữ rất phát triển.
1.1.3. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Theo chúng tôi, ý nghĩa của tục ngữ tương đương với câu và ý nghĩa
của thành ngữ tương đương với từ hoặc cụm từ. Thành ngữ nêu ra một tình

huống, một hoàn cảnh, một đặc điểm, một phẩm chất
Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” đồng nghĩa với nghĩa
của từ tiết kiệm; “Múa rìu qua mắt thợ” có thể diễn đạt bằng cụm từ: Khoe tài
tầm thường của mình trước những người đáng bậc thầy mình…
Thường tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm,
tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có
nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
20

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động
sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân
gian của dân tộc.
Ví dụ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” nêu kinh nghiệm và lời khuyên
“Chuột sa chĩnh gạo” nêu ra một hoàn cảnh may mắn…
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý nói chung của HS tiểu học
Dưới đây là những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản nhất của HS tiểu học:
1.2.1. Đặc điểm về mặt cơ thể
Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,
xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo,
gẫy dập,… Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy
cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm,
hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò
chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa
các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm
bảo sự an toàn cho trẻ.
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy
của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư
duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui
trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên

cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng
2kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104
cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này
chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4 - 5 cm, cân nặng
có thể xê dịch từ 1 - 2 kg. Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút,
21

mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa
hoàn chỉnh.
1.2.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
1.2.2.1. Hoạt động của HS tiểu học
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến
tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ
hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt
động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ
vật sang các trò chơi vận động.
+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản
thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra, trẻ còn
còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng
hoa,
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào
của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,
1.2.2.2. Những thay đổi kèm theo
+ Trong gia đình: Các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có
thể tham gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất
trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,
các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.
+ Trong nhà trường: Do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học

đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương
pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý
thức học tập tốt.
+ Ngoài xã hội: Các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội
mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt
22

là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết
đến mình.
1.2.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
1.2.3.1. Nhận thức cảm tính
1.2.3.1.1. Các cơ quan cảm giác
Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang
rong quá trình hoàn thiện.
1.2.3.1.2. Tri giác
Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính không ổn định: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động
trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích
quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã
mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết
lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ
đến khó, ).
1.2.3.2. Nhận thức lý tính
1.2.3.2.1. Tư duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng
khái quát.
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu
biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức

còn sơ đẳng ở phần đông HS tiểu học.
1.2.3.2.2. Tưởng tượng
23

Tưởng tượng của HS tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ
mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.
Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền
vững và dễ thay đổi.
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ
những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng
tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát
triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các
em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm,
những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm
của các em.
1.2.3.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của HS tiểu học
Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt
đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt
đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát
triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và
tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng
tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể
đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
1.2.3.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức của HS tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm
soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định

chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến
24

những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều
tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý
của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị
phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú
ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự
nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công
thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện
giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho
phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng
thời gian quy định.
1.2.3.5. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của HS tiểu học
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ -
logic.
Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm
ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều HS chưa biết tổ chức việc ghi
nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách
khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng
cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi
nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập
trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình
cảm hay hứng thú của các em
1.2.3.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức của HS tiểu học
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào
yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo
khen, quét nhà để được ông cho tiền, ). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với

25

việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực
hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người
lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền
vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn
chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi
trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35
phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá.
Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật,
nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững
của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết, Tất cả đều là thử
thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự
quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về
tri thức khoa học.
1.2.4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền
với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế
cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện
cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi tuy vậy so
với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của HS tiểu học luôn
luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các
năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và
bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không
làm thui chột năng khiếu của trẻ.
26


1.2.5. Sự phát triển nhân cách của HS tiểu học

Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi
trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi,
mạnh dạn Sau 5 năm học, “tính cách học đường” mới dần ổn định và bền
vững ở trẻ.
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HS tiểu học mang những
đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và
hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư
tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay
thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực,
tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích
ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn
mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một
sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn
diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng
với tiến trình phát triển của mình.

×