Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hiệu quả nghệ thuật của một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong tập thơ góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa (KL03765)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.55 KB, 68 trang )

Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
**************



NGUYỄN THU TRANG

HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT
SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TIÊU
BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TẬP
THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI”
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học
THS. NGUYỄN VĂN MỲ


Hà Nội – 2011
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
2



LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này được hoàn thành với sự chỉ bảo của các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học trường ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Mỳ.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả trong
khóa luận chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011
Sinh viên


Nguyễn Thu Trang
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các
thầy giáo, cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Giáo dục Tiểu học đã có những nhận xét quý báu, động viên, giúp đỡ em để
em hoàn thành khóa luận này trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới thầy Nguyễn Văn Mỳ đã tạo điều kiện
thuận lợi và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011
Sinh viên


Nguyễn Thu Trang
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
4

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Ngày nay Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân rất quan tâm đến bậc học
này. Bậc Tiểu học được coi là nền tảng cơ bản để học sinh có thể học lên các
bậc học tiếp theo. Ở bậc học này, học sinh bắt đầu được tiếp cận với hoạt
động học một cách có hệ thống. Các em chuyển dần từ tư duy trực quan cụ
thể sang tư duy trừu tượng. Mọi tri thức mà các em tiếp thu được đều có ý
nghĩa rất quan trọng. Bậc học này sẽ trang bị cho học sinh những tri thức cơ
bản nhất về tự nhiên, xã hội, con người, giúp các em có cái nhìn đúng đắn về
thế giới khách quan. Những tri thức sẽ được các em vận dụng vào học tập ở
các lớp trên và giải quyết những vấn đề liên quan trong cuộc sống. Đặc biệt
môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học đã thu hút sự quan tâm của mọi cấp, mọi
ngành. Môn Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp và tư duy của học sinh Việt
Nam. Nhiệm cụ cơ bản của môn Tiếng Việt là phát triển cho học sinh các kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường lứa tuổi.
Thông qua dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy
của các em . Môn Tiếng Việt ở Tiểu học cung cấp những kiến thức về tiếng
Việt, về văn hóa của đất nước Việt Nam và của cả các nước trên thế giới. Dạy
Tiếng Việt còn có ý nghĩa là bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt, hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt, đồng thời

góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam mới - con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa có đạo đức, tri thức, hiểu biết, năng động và sáng tạo.
Như vậy, bậc Tiểu học góp phần chuẩn bị hành trang cần thiết cho các em học
sinh bước vào đời.
Hiện nay, các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói
riêng đều được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Môn Tiếng Việt giúp các
em rất nhiều trong học tập cũng như trong giao tiếp. Cảm thụ văn học ở Tiểu
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
5

học là một vấn đề được các thầy giáo, cô giáo quan tâm. Việc hình thành và
rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh bậc Tiểu học cũng có nghĩa là
giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp qua từng bài tập đọc trong sách
giáo khoa. Mỗi bài văn, bài thơ sẽ được các em tiếp nhận với những hiểu biết,
cảm xúc khác nhau. Các em sẽ được thấy mình như được sống trong thế giới
huyền ảo của thơ văn. Các em có sự đồng cảm sâu sắc với nhân vật, với tác
giả và càng có niềm tin, tình yêu vào cuộc sống. Trí tưởng tượng của học sinh
Tiểu học còn ngây thơ, đậm chất hồn nhiên. Vậy nên, thế giới qua con mắt
học sinh Tiểu học rất trong lành, vẹn nguyên. Khi đã biết cảm nhận cái hay,
cái đẹp của văn chương học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập, đặc biệt là
trong viết văn. Từ đó, thôi thúc các em học sinh say mê tự tìm hiểu vẻ đẹp các
tác phẩm văn chương lớn có giá trị ở cả bên ngoài sách giáo khoa. Học sinh
được tiếp cận với cuộc sống qua văn chương, các em càng thêm yêu quý tiếng
Việt, càng có ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Ở lớp 1, 2, 3 vấn đề cảm thụ văn học chỉ đặt ra ở mức học sinh biết đọc
đúng và hiểu đúng nội dung bài tập đọc. Ở lớp 4, 5 khả năng cảm thụ văn học
của học sinh được nâng lên rõ rệt. Do vậy, cần phải nuôi dưỡng và phát triển
khả năng này của các em.
Tuy nhiên, trong nhà trường Tiểu học lâu nay khi phân tích, bình giá thơ

giáo viên và học sinh thường ít chú ý đến khai thác phương diện ngôn ngữ
của bài văn, bài thơ, cụ thể là ít khi chú ý phân tích các biện pháp tu từ về ngữ
âm, ngữ nghĩa, cú pháp. Đây là một thiếu sót đáng để chúng ta lưu tâm.
Mỗi biện pháp tu từ đều tạo nên giá trị riêng. Cái hay, cái đẹp của văn
chương một phần được thể hiện qua các biện pháp tu từ. Trong văn thơ, tác
giả văn chương sử dụng biện pháp tu từ đều nhằm diễn đạt những mục đích
nhất định. Khi phân tích mà bỏ qua các biện pháp tu từ thì việc phân tích,
bình giá thường nặng về cảm nhận chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Do đó, cần
phải chú ý đến các biện pháp tu từ thường gặp trong thơ văn. Khi nắm rõ yếu
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
6

tố này thì việc cảm thụ văn học của học sinh tiểu học sẽ được định hướng và
nâng cao, sự ham thích học văn của các em ngày càng được bộc lộ.
Để học sinh có những kĩ năng cơ bản cảm thụ văn học thì vai trò hướng
dẫn của người giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Vậy nên, giáo viên
phải có một tầm nhận thức, hiểu biết về các biện pháp tu từ. Đó là nắm vững
các kiến thức về biện pháp tu từ như: biện pháp tu từ là gì? Thế nào là nhân
hóa?Ẩn dụ? Hoán dụ? Chỉ khi nào giáo viên thuần thục các biện pháp tu từ
thì việc hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học mới hiệu quả. Giáo viên phải
đem hết vốn hiểu biết của mình để phục vụ cho công việc giảng dạy. Những
kiến thức cơ bản về văn học sẽ được học sinh tiếp nhận từ giáo viên, hình
thành cho các em kĩ năng cảm thụ văn học. Các em sẽ tiếp thu cái hay, cái đẹp
của văn chương để viết văn, làm thơ và đặc biệt là để giao tiếp trong xã hội.
Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa rất quen
thuộc với học sinh tiểu học. Đây là một tập thơ hay, gần gũi, phù hợp với độ
tuổi của các em không phải vì tập thơ có ngôn ngữ trau chuốt hay tập thơ
được viết ra bởi một người được mệnh danh là “thần đồng” thơ. Tập thơ được
các em yêu thích bởi ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm. Những

hình ảnh trong thơ dung dị, thân thương. Một điều độc đáo là tập thơ được
viết ra bởi một chú bé có tâm hồn nhạy cảm cùng với trí tưởng tượng cực kì
phong phú. Những vần thơ, những bài thơ đều ấm lên tình yêu, niềm tin vào
cuộc sống. Một thế giới qua con mắt trẻ thơ được tạo nên trong thơ. Chính vì
vậy, “Góc sân và khoảng trời” được đông đảo học sinh, đặc biệt là học sinh
tiểu học yêu thích.
Một trong những lý do nữa khiến tôi lựa chọn đề tài : “Hiệu quả nghệ
thuật của một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong tập thơ
“Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa” đó chính là tương lai tôi sẽ
trở thành một giáo viên tiểu học, tôi mong muốn được làm giáo viên thật trách
nhiệm, nắm vững chuyên môn và giàu lòng nhiệt tình. Tôi mong muốn sẽ góp
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
7

phần tác động đến niềm yêu thích thơ ca của các em, để từ đó các em tự tìm
đến thơ, đọc, hiểu thơ và cảm thụ nó. Đối với học sinh lớp 4, 5, đề tài này
giúp cho quá trình phân tích tác phẩm của các em tìm ra cái hay, cái đẹp của
thơ, từ đó bồi dưỡng các em cách cảm thụ, thưởng thức món ăn tinh thần đầy
bổ ích này.
II. Lịch sử vấn đề
Trần Đăng Khoa làm thơ từ rất nhỏ (8 tuổi với bài thơ đầu tay “Con
bướm vàng”). Tài năng Trần Đăng Khoa thực sự được thăng hoa khi anh mới
ở tuổi niên thiếu. Nhà thơ Xuân Diệu đã không ngần ngại coi thơ Khoa là
người đứng đầu trong số thi sĩ tí hon cùng thời đại khi ông ví: “Hàng vạn em
nhỏ cất tiếng gáy ò ó o…ở khắp nơi; Khoa ở trung tâm của cuộc đồng ca vang
tương lai ấy” (Xuân Diệu, Một em nhỏ làm thơ, Góc sân và khoảng trời, Nxb
Kim Đồng). Thơ Trần Đăng Khoa không chỉ được bạn đọc trong nước hâm
mộ mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Nga, Hunggari,
Pháp, Đức, Thụy Điển…Khoa thực sự là niềm tự hào của nền văn học thiếu

nhi nước nhà. Vậy mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về
thơ anh, có chăng chỉ là những nhận xét, nhận định khen ngợi tài năng thơ
anh.
Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh số 2 ngày 6/1/1990, tác giả Hà Văn
Thủy từng đánh giá rằng: “Ba mươi năm trước thơ Trần Đăng Khoa xuất hiện
như một thần đồng giữa những đứa trẻ làm thơ lúc đó. Khoa bộc lộ phẩm chất
đặc biệt, phẩm chất thần hay trạng…”. Phẩm chất thần, trạng mà tác giả nói ở
đây chính là khả năng thơ ca đặc biệt của một chú bé phản ánh thế giới riêng
của mình, một cái nhìn, nghe, cảm bằng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Trần
Đăng Khoa muốn thâu tóm toàn bộ vẻ đẹp trong cuộc sống, từ đó giới thiệu,
bày tỏ hết sức chân thành những gì mình cảm nhận được để tâm hồn trẻ thơ
của các em nhận được sự đồng cảm của mọi người.
Trong lời giới thiệu về tập thơ “Góc sân và khoảng trời” tái bản lần thứ
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
8

27 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, thầy giáo Nguyễn Văn Đức đã
viết: “Thời đánh Mỹ, thơ Trần Đăng Khoa đã chinh phục độc giả trong và
ngoài nước. Không mấy ai đã qua thời đó mà không lưu giữ trong tâm hồn đôi
dòng thơ Khoa. Người đọc thấy trong từng nụ thơ linh diệu của anh có vóc
dáng dân tộc Việt Nam ngàn đời, phẩm chất con người Việt Nam muôn
thuở…Có những câu thơ Khoa cô đọng quyết tâm chiến đấu và lạc quan của
cả một thời đại” (Nguyễn Văn Đức, Lời giới thiệu tập thơ “Góc sân và
khoảng trời” tái bản lần thứ 27, Sở GD – ĐT Hải Dương).
Thơ Khoa thể hiện sự hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ. Chính vì vậy,
các nhà thơ phương Tây đã chú ý ngay đến vẻ yêu đời của tiếng thơ Khoa khi
nó được cất lên trong chiến tranh. Nhà báo Madelene rifaud đã khẳng định:
“Nói tới Việt Nam anh hùng là nhắc tới Khoa, nhà thơ thiếu nhi Việt Nam,
những tiếng hát có sức mạnh hơn những quả bom”(Dẫn theo Madelene, Báo

Nhân đạo chủ nhật số 181 ngày 18.8.1967, Pari). Qua thơ Khoa, bạn đọc nước
ngoài cũng hiểu thêm phần nào phong vị Việt Nam, từ màu sắc đến âm thanh
đều mang đặc trưng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Trần Đăng Khoa đã chinh phục được độc giả bởi nét “trẻ thơ”, hồn
nhiên, yêu đời, gần gũi, chân thật. Tất cả những điều ấy xuất phát từ hồn thơ
tinh tế, nhạy cảm. Xuân Diệu đã viết trong lời đề tựa cho tập thơ “Góc sân và
khoảng trời”: “Có nhìn mảnh sân nhỏ nhà Khoa tôi mới thấy thấm thía, giác
ngộ hơn nữa cái sức mạnh của nội tâm. Chính nội tâm, chính tâm hồn bên
trong của con người quy tụ cảnh vật bên ngoài vào một cái trục, biến vật vô
tri thành ra xúc cảm, tình cảm. Tôi đã bước trên sân nhà em Khoa, đi qua đi
lại với thái độ trân trọng, tôi đang ở trong bầu thế giới đầu tiên của Khoa”
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Sở VH – TT Đồng Tháp, tái bản
1993).
Các sự vật trong thơ anh đầy sức sống và có hồn, cảm nhận rõ điều này,
Vân Thanh đã nhận xét: “Thơ Khoa nắm bắt được nhiều âm thanh, hương vị
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
9

của cuộc sống bên ngoài, của thiên nhiên hoa cỏ, của sinh hoạt quê hương
đồng nội. Em biết lắng nghe, nhìn kĩ những gì đã xảy ra quanh mình. Cảnh
vật dưới ngòi bút của Khoa có hình nét và có cả tâm hồn…Thế giới loài vật
trong thơ Khoa thật đa dạng với những nét độc đáo. Chỉ có trong mắt trẻ thơ
mới có những nhận xét đến kì lạ” (Uỷ ban KH – XH Nhà thơ Việt Nam hiện
đại, Nxb KH – XH Hà Nội, 1984).
Đúng như tập thơ đầu tay của anh, tuổi thơ Khoa gắn bó khăng khít với
góc sân và khoảng trời. Khoa đã nhìn, đã cảm, đã nghe, đã đưa vào thơ những
hình ảnh, âm thanh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam: một mảnh
vườn, một góc sân, những tiếng gà, tiếng ếch nhái…bình dị mà vẫn thú vị bất
ngờ bởi Khoa đã thổi vào chúng vẻ hồn nhiên, tinh nghịch của tâm hồn cậu bé

lớn lên cùng những trò chơi chăn trâu, thả diều, bắt cá…nhưng nếu thiếu sự
độc đáo, mới lạ, vẻ riêng của mình thì có lẽ thơ Khoa không thể có sức sống
lâu bền như vậy.
Chính vì lẽ đó, vấn đề cá tính sáng tạo trong thơ Khoa đã được đề cập
đến với nhiều ý kiến khác nhau . Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử nghiên cứu
đưa ra quan điểm của mình về thơ Khoa hồi nhỏ không có cá tính sáng tạo.
Trần Đình Sử cho rằng: “Khoa làm thơ vào lúc còn rất bé, nghĩa là vào lúc cá
tính còn chưa hình thành. Thế mà thơ lại hay. Nghĩa là có thể thơ hay khi
chưa hình thành cá tính sáng tạo” (Lại Nguyên Ân - Trần Đình Sử, Trần Đăng
Khoa trước con đường hình thành một cá tính thơ, Báo Văn nghệ 15/3/1986).
Cùng bàn về vấn đề này, Lại Nguyên Ân viết: “Ở cậu bé này nếu ta nói đến cá
tính chỉ là hai cá tính phổ quát, tức là một cá thể người nói chung với hành vi
và ý nghĩ lặp lại các chuẩn mực mà môi trường giáo dục xung quanh đang
truyền thụ và định hướng để hình thành nên được các em chứ chưa phải là
hành vi và ý nghĩa thực thụ của mình” (Lại Nguyên Ân – Trần Đình Sử, Trần
Đăng Khoa trước con đường hình thành một cá tính thơ, Báo Văn nghệ ngày
15/3/1986). Nói tóm lại, Lại Nguyên Ân cho rằng trong thơ Trần Đăng Khoa
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
10

hồi nhỏ “chỉ lặp lại những hành vi chuẩn mực”, những tình cảm chung chung
của hoàn cảnh đưa lại chứ chưa có cái riêng của mình. Khác với hai nhà phê
bình trên, Phạm Xuân Nguyên đưa ra ý kiến khẳng định: “Tôi cho rằng: rõ
ràng Khoa đã có một cá tính thơ từ những bài thơ viết lúc nhỏ, song có điều
nhà thơ đang đứng trên con đường hình thành cá tính thơ của mình” ( Phạm
Xuân Nguyên, Trên con đường hình thành một cá tính thơ, Báo Văn nghệ
ngày 9/8/1986).
Mười bảy năm sau, PGS – TS Trần Đăng Suyền cho rằng: “Quả là thời
kì niên thiếu, Trần Đăng Khoa đã tạo được một thế giới nghệ thuật thơ của

mình. Đặc sắc, một mình riêng một góc trời” (Trần Đăng Suyền, Thế giới
nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời kì niên thiếu, Tạp chí Văn học số
4/2003).
Những bài nghiên cứu, nhận định, những lời nhận xét đó chỉ nêu ra mà
chưa ai đi sâu khai thác nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là tập thơ
“Góc sân và khoảng trời”. Đề tài khóa luận: “Hiệu quả nghệ thuật của một số
thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong tập thơ Góc sân và khoảng
trời của Trần Đăng Khoa” không phải là một đề tài mới vì trước đó PGS – TS
Trần Đăng Suyền đã có bài: “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời
niên thiếu” nhưng ông cũng chỉ dừng lại ở một số bài viết ngắn trong đó có
những nhận xét khái quát: “Thời kì này không ít những em nhỏ làm thơ.
Nhưng Khoa vượt lên hẳn trở thành một hiện tượng độc đáo không chỉ vì đến
tận bây giờ vẫn còn dồi dào sức lực đeo đẳng nghiệp thơ mà ở số lượng nhất
là chất lượng sáng tác, tạo được một thế giới nghệ thuật của riêng mình”
(Trần Đăng Suyền, Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu,
Tạp chí Văn học số 4/2003). Vì vậy, một lần nữa với mong muốn hiểu sâu thủ
pháp nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa và hy vọng rằng mình sẽ có một số
đóng góp nhỏ khi tìm hiểu tập thơ “Góc sân và khoảng trời” thông qua việc
tìm hiểu một số thủ pháp nghệ thuật trong đó.
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
11

III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số thủ pháp tu
từ tiêu biểu trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng
Khoa như: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ và so sánh.
2. Phạm vi nghiên cứu
Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, NXB Văn hóa –

Thông tin, Hà Nội 2002.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
V. Cấu trúc khóa luận
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương 1: Những cơ sở hình thành thần đồng thơ Trần Đăng Khoa
Chương 2: Hiệu quả nghệ thuật của một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu
được sử dụng trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng
Khoa






Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH THẦN ĐỒNG THƠ
TRẦN ĐĂNG KHOA
“Thần đồng thi ca – có lẽ đây là từ thích hợp nhất để nói về nhà thơ Trần
Đăng Khoa với những bài thơ làm từ góc sân dạo ấy. Thần đồng thơ vì mới
học lớp hai, mới lên tám tuổi đầu, chữ nghĩa chả có bao nhiêu, mẹo luật câu
cú hẳn là ít ỏi. Vậy mà bé Khoa đã làm được thơ – làm được rất nhiều thơ.
Điều quan trọng để tôn vinh bé Khoa lên làm thần đồng chính là ở chỗ những

bài thơ đó rất lạ, rất hay. Lạ và hay ở mức những em bé cùng lứa tuổi với
Trần Đăng Khoa dù có làm thơ, có nổi tiếng cũng không thể đạt “cỡ” Trần
Đăng Khoa. Các nhà thơ người lớn đã thành danh lại càng không thể viết như
em Khoa, cháu Khoa được nữa. Hiện tượng Trần Đăng Khoa không chỉ là
hiện tượng của riêng Việt Nam mà còn là hiện tượng hiếm hoi của thế giới”
[11;11]. Vậy điều gì đã làm nên thần đồng thơ ấy? Có thể lý giải điều đó ở
một số điểm sau:
1.1. Quê hương
Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại làng Điền Trì, xã
Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chính vùng quê miền đồng
bằng chiêm trũng nghèo khó đã ươm mầm cho tài năng thơ Khoa nảy nở. Nhà
phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Làng quê đã tạo nên thơ Khoa
từ màu sắc đến linh hồn”. Quả thật, đọc “Góc sân và khoảng trời” ta có thể
thấy rõ được điều đó. Chẳng phải những vần thơ hay nhất, những hình ảnh
đẹp nhất trong tập thơ đều là những câu thơ, những hình ảnh viết về cảnh vật
và con người nông thôn đó sao? Tập thơ in đậm dấu ấn tuổi thơ – tuổi thơ
làng quê, tuổi thơ của một thời chiến tranh. Ở đây hồn thơ tuổi thơ xôn xao
trong từng câu chữ. Và hồn thơ ấy gắn bó với “Góc sân và khoảng trời” – nơi
chôn rau cắt rốn của Khoa. Cho nên, chúng ta hiểu vì sao tập thơ có tựa đề
“Góc sân và khoảng trời”. Nghĩa là hồn thơ này không phải từ trên trời rơi
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
13

xuống, hồn thơ ấy gắn chặt với quê hương, đất nước mình. Hay nói khác đi,
nó gắn với hiện thực đời sống xung quanh. Đúng như thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã từng nói về kinh nghiệm làm thơ văn: “Điều đầu tiên phải có gì
trong trí trước đã…” tức là văn thơ là sản phẩm của những gì mà ta quan sát,
lắng nghe, cảm nhận được. Chính vì thế, khi đọc “Góc sân và khoảng trời” ta
thấy cả một thế giới những sự vật gần gũi, quen thuộc của làng quê chứ không

phải một thế giới xa lạ, viển vông, không phải là sản phẩm của trí tưởng
tượng vu vơ. Ta có thể đọc được trong thơ Khoa hình ảnh một luống khoai,
những hàng chuối mật, những luống cà:
“Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật với hai luống cà”
(Vườn em)
Đi dạo một vòng quanh góc sân và khoảng trời ấy, bất cứ sự vật, hiện
tượng nào cũng gợi cho Khoa những rung động và khiến tâm hồn Khoa cất
lên những vần thơ. Đây là một đám ma bác giun sau vườn:
“ Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà

Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la cà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần…”
(Đám ma bác Giun)
Và đây là một cánh đồng chiều với cánh diều tuổi thơ:
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
14

“Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng


Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em - lưỡi liềm
Ai bỏ quên lại”
(Thả diều)
Khoa đã miêu tả một không gian tuyệt vời, thơ mộng của cánh đồng quê.
Cách diều cùng tiếng sáo đã tạo nên nét thanh bình, thư thái trong cảnh vật
thiên nhiên và tâm hồn người dân. Và cánh diều càng trở nên thân thương hơn
khi được ví với những hình ảnh quen thuộc xuất hiện hàng ngày trong cuộc
sống của người nông dân: ánh trăng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm…
Tâm hồn Khoa luôn hòa hợp với thiên nhiên, với quê hương nên anh bắt
được rất tài, rất nhạy thần sắc của nó. Hương đồng nội như thấm sâu vào tâm
hồn Khoa, Khoa có thể cảm nhận một cách tinh vi những mùi vị đặc trưng của
làng quê:
“Mùi bùn đang ngấu
Mùi phân đang hoai”
(Hương đồng)
Quê hương với tất cả những con người, những sự vật rất đỗi quen thuộc
đã cho Khoa những ý nghĩ sâu xa, lay động nhất:
“Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương”
(Về thăm cô Bưởi)
Có yêu quê, hiểu quê mới thấm thía và có cảm nhận tinh tế, sâu sắc đến
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
15

vậy. Có thể nói, chính quê hương đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao, bay xa.
Qua những vần thơ đó, người đọc không chỉ thấy hình ảnh một nông thôn

Việt Nam, mà còn thấy được một tình yêu sâu nặng của Khoa dành cho quê
hương với cách viết đầy sáng tạo.
1.2. Gia đình
Lớn lên trong một gia đình mọi người đều yêu thơ văn nên Khoa cũng
yêu thơ văn từ nhỏ. Ảnh hưởng trực tiếp từ người mẹ, người bà – một kho văn
hóa dịu dàng với những truyện cổ tích, những bài ca dao, những chuyện Nôm,
các làn điệu chèo…Trần Đăng Khoa đã lớn lên bằng nguồn sữa mẹ, và hồn
thơ em phong phú dạt dào nhờ nguồn sữa thơ ca dân gian. Theo lời kể của mẹ
Khoa: “Từ lúc nó hơi biết nó đã bắt tôi đọc ca dao. Nó lại bảo kể chuyện cổ
tích, chuyện nọ xọ chuyện kia, chuyện nào nó cũng thích. Nó chỉ khỏe hỏi
vặn, chả có sức đâu mà giải thích cho nó”. Và tối nào mẹ Khoa cũng kể. Thơ
ca dân gian, những câu chuyện cổ tích đã ngấm sâu vào con người Khoa, nên
hồn thơ đó in đậm dấu ấn của chúng là điều tự nhiên.
Trần Đăng Khoa làm thơ khi mới biết ít chữ, sức đọc chẳng được mấy.
Vốn liếng chủ yếu trông cậy vào năng khiếu và những gì gia đình cung cấp
cho em qua những khúc hát ru, những trò chơi dân gian, những câu chuyện
của bà, của mẹ. Ta có thể thấy trong “ Góc sân và khoảng trời” gần một nửa
các bài thơ được viết theo thể thơ lục bát – thể thơ dân gian, rất nhiều bài thơ
có kết cấu lặp vòng và ý thơ được sáng tạo từ những câu thơ dân gian. Người
xưa thường trò chuyện tâm tình với con trâu như người bạn:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Bởi thế Khoa cũng viết về con trâu đen lông mượt như là trò chuyện tâm
tình với người bạn:
“Trâu ơi ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
16



Trâu ơi, uống nước nhá
Đây rồi nước mương trong”
(Con trâu đen lông mượt)
Và ta nhiều lần bắt gặp hình tượng con cò của thơ ca dân gian trong thơ
Khoa. Đây vẫn là con cò lặn lội bờ sông:
“Trong giấc mơ em
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông”
(Tiếng võng kêu)
Đây là hình ảnh con cò đi đón cơn mưa:
“Khi cơn mưa đen rầm đằng đông
Khi cơn mưa đen rầm đằng tây
Khi cơn mưa đen rầm đằng nam, đằng bắc
Em thấy
Con cò
Trắng muốt
Bay ra đón cơn mưa…”
(Con cò trắng muốt)
Như vậy, từ những khúc hát ru, những câu chuyện được mẹ và bà kể
Khoa đã có một kho tư liệu quý báu làm chất liệu cho những sáng tác của
mình. Và điều quan trọng hơn là Khoa đã biết sử dụng chúng một cách sáng
tạo, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Ngoài mẹ và bà thì anh Minh – anh cả của Khoa là giáo viên cấp hai
(sau là nhà thơ sinh hoạt và làm việc ở hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh)
cũng đã tác động đến Khoa rất nhiều. Khoa luôn được anh động viên “Em cố
học đi, biết chữ thì tha hồ mà đọc”. Học xong lớp vỡ lòng (lớp 1) bấy giờ
Khoa đã bắt đầu đọc sách và được anh Minh cho vài quyển làm tủ sách riêng.
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc

17

Việc gia đình Khoa có sách và đặt báo là một hiện tương rất đặc biệt so với bà
con cùng thời đó. Anh Minh lại có tài xuất khẩu thành thơ. Mỗi khi đội sản
xuất hợp tác xã muốn phát động một phong trào gì đấy thường nhờ anh đặt
mấy bài thơ cổ động dễ nhớ, dễ thuộc. Anh thường đáp ứng chẳng mấy khó
khăn. Anh Minh đã trở thành một tấm gương để Khoa học hỏi và ganh đua.
Nhà thơ đã bí mật viết rất nhiều và độc giả đầu tiên là bé Giang. Những bài
thơ Khoa viết xong đều đọc cho bé Giang nghe, bé Giang thuộc thơ của anh
và lại đọc cho lũ trẻ trong xóm nghe. Bởi vần điệu dễ thuộc, dễ nhớ bọn trẻ
thích thú nghe và thuộc rất nhiều thơ Khoa. Và điều đó càng làm Khoa tích
cực làm thơ hơn. Những người thân trong gia đình luôn là nguồn cảm hứng để
Khoa sáng tác, và có rất nhiều bài thơ khiến ta phải xúc động như: Mẹ ốm,
Khi mẹ vắng nhà, Dặn em…Gia đình thân yêu là cái nôi nuôi dưỡng cho mầm
thơ Khoa lớn lên từng ngày.
1.3. Thời đại
Những năm tháng chiến đấu oanh liệt thống nhất đất nước đã tạo nên tính
chất sử thi của nền văn học hiện đại. Không khí chung của thời đại vang dội
vào trang thơ của thiếu nhi. Trong những năm 60 – 70 của thế kỉ này xuất
hiện một số tác giả nhỏ tuổi làm thơ và lập tức được công nhận là thơ hay. Và
trong dàn đồng ca ấy Khoa ở vị trí trung tâm.
Thế giới trẻ thơ của Khoa và các bạn cùng thời có biết bao niềm vui
nhưng cũng thật khốc liệt, trong hoàn cảnh chiến tranh với những suy nghĩ và
việc làm đến quá sớm, chính vì thế thơ Khoa không chỉ xuất hiện những cảnh
vật gần gũi với các em mà còn có cả tiếng súng, tiếng bom, những hy sinh,
mất mát và cả những tiếng thét căm hờn. Thiên nhiên trong thơ Khoa là một
thiên nhiên rõ dấu ấn của thời đại. “Hạt gạo làng ta” cho chúng ta một hình
ảnh nông thôn cần lao vất vả:
“Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba

Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
18

Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ”
Một nông thôn đang đổi mới:
“Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay”
Và một nông thôn gian khổ chiến đấu dồn tất cả sức người, sức của:
“Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa”
Đáng lẽ tuổi thơ là tuổi yêu thương, của sự nâng niu chiều chuộng,
nhưng tuổi thơ trong bom đạn thì sớm biết, sớm từng trải niềm căm thù và
không phải niềm căm thù bản năng mà là một tình cảm có chỉ dẫn lý chí, một
nhận thức có phân tích. Do vậy đi sâu được vào bản chất của sự vật. Nhưng
không làm theo cách của người lớn mà vẫn giữ nguyên vẹn giọng điệu trẻ
con. Những gì em viết là tình cảm trí tuệ của tâm hồn ngây thơ trong sáng,
viết hồn nhiên ca ngợi với tất cả niềm tin vào chiến thắng.
Trong nhiều trường hợp có thể nói sự bừng nở tài năng thơ ở tuổi thiếu
niên cùng đồng nghĩa với sự thăng hoa của một đời nghệ sĩ. Khoa đã viết
những điều xúc động nhất, sâu sắc nhất, những rung cảm sâu sắc nhất để rồi
sau này tiếp tục làm thơ cũng khó lòng vượt qua được chính mình thời thơ ấu.
1.4. Tài năng bẩm sinh
Có thể nói, ngoài cơ sở hình thành tài năng thơ ca Trần Đăng Khoa là
quê hương, gia đình, thời đại còn thấy dấu hiệu của tài năng bẩm sinh. Có
nhiều bài thơ Khoa như buột miệng nói ra. Trong một buổi chiều nấu cơm
trước cảnh con bướm vàng dập dờn bay lượn, Khoa thích thú reo lên:

“Con bướm vàng
Con bướm vàng
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
19

Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ…”
(Con bướm vàng)
Khi đó Khoa không có ý thức làm nghệ thuật mà chỉ ghi lại những điều
chợt nhìn thấy, ghi lại bằng chất giọng đầy trẻ thơ. Chỉ có điều tính trẻ thơ ấy
khác các trẻ thơ khác ở chỗ Trần Đăng Khoa có một sự rung cảm, một cái
nhìn tinh tế, độc đáo. Trong bài “Đêm Côn Sơn”, Khoa có một câu thơ mà
khiến ai cũng phải ngạc nhiên:
“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Khoa đã bao lần khiến người ta phải thốt lên: “Tại sao một cậu bé lại có
thể làm thơ hay đến thế?”. Điều đó có thể được lý giải, bởi Khoa có một tài
năng bẩm sinh, có một khả năng quan sát tinh tế và một trái tim yêu thương.
Tuy vậy, để trở thành một thần đồng thơ, ngoài tài năng thiên bẩm Khoa
cũng phải bền bỉ phấn đấu tích lũy ngay từ nhỏ. Mặc cho người đời coi Khoa
là thần đồng, Khoa cũng chỉ khiêm tốn nhận mình là một người làm thơ nên
có nhiều kĩ năng, kĩ xảo mà thôi. Trần Đăng Khoa làm thơ từ hồi còn học lớp
vỡ lòng (lớp 1 bây giờ) theo lối bắt chước những gì đã đọc được và viết theo
thể nhật kí, ghi chép các sự việc diễn ra hàng ngày. Được sự góp ý, chỉ bảo
tận tình của các nhà thơ lão thành như Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên,
Huy Cận…cùng vốn liếng văn học tích lũy được trong sách vở, Khoa đã vượt
qua những ấu trĩ ban đầu, bổ sung thêm cho hành trang của mình những kiến
thức bổ ích. Xuân Diệu đã nhận xét: “Cậu bé Trần Đăng Khoa có khiếu học
được cái tốt, tiếp thu tất cả những cái gì tốt đẹp của người khác, lấy cái đó từ

trong ca dao, truyền thuyết, thơ ca của các tác giả và biến những cái đó thành
của riêng mình. Những cuốn sách mà người anh đã chọn cho em đã giúp em
rất nhiều nhưng một điều không kém phần quan trọng là sự tự nhận thức thế
giới thông qua quan sát trực tiếp”. Vì vậy, Khoa luôn khiến ai tiếp chuyện
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
20

cũng phải ngạc nhiên vì những hiểu biết tường tận về văn chương nghệ thuật
của mình.
Với tài năng thiên bẩm và sự nỗ lực học hỏi của bản thân, Trần Đăng
Khoa đã viết lên những vần thơ đầy tính nghệ thuật, đầy cảm nhận sâu sắc về
cuộc sống khiến tất cả mọi người đều bị hấp dẫn và không khỏi thán phục tài
năng của cậu bé.























Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
21

CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ THỦ PHÁP
NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TẬP THƠ
“GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
Mỗi bài văn, bài thơ hay đều chứa đựng trong đó những nét riêng với
sức hấp dẫn mạnh mẽ. Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên
sự độc đáo của tác phẩm, nhưng cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ là các
phương tiện, các biện pháp tu từ. Theo Đinh Trọng Lạc thì: “Biện pháp tu từ
là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói, các phương tiện
ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để
tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ,
hoàn cảnh” [8;142]. Hay biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc
biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối
lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh, nhằm
mục đích diễn đạt lý trí. Sau đây là một số quan niệm về một số biện pháp tu
từ cụ thể.
2.1. Khái niệm
2.1.1. Biện pháp tu từ nhân hóa
Theo Đinh Trọng Lạc thì: “Nhân hóa (còn gọi là nhân cách hóa) là một
biến thể của ẩn dụ trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu
hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải

con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn
đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ tâm tư, thái độ của mình một
cách kín đáo” [8;63]
Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (chương trình mới) định nghĩa về phép tu từ
nhân hóa như sau: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng
những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, biểu thị những suy
nghĩ, tình cảm của con người.
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
22

Như vậy, cả hai quan niệm trên về biện pháp tu từ nhân hóa đều có
những điểm chung: Nhân hóa là một biện pháp tu từ trong đó người ta sử
dụng những động từ, tính từ chỉ hoạt động, thuộc tính của con người cho đối
tượng không phải là người nhằm diễn tả một cách sinh động, có hình ảnh
những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa đúng văn cảnh thì câu văn, câu thơ
càng trở nên sinh động, hấp dẫn. Biện pháp tu từ nhân hóa có chức năng nhận
thức và chức năng biểu cảm – cảm xúc.
2.1.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ
Theo Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa
hình tượng dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực
hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B
có tên gọi được chuyển sang dùng cho A” [8;52]
Trong “Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4 – 5”, Đinh
Trọng Lạc cũng nêu ra định nghĩa như sau: “Ẩn dụ tu từ là tên gọi thứ hai có
giá trị tu từ (tức là có khả năng gợi hình, gợi cảm…) của một sự vật A mà tên
gọi thứ hai này là kết quả của việc so sánh ngầm giữa sự vật đó (A) với một
sự vật khác B dựa trên sự tương đồng (giống nhau) giữa hai sự vật” [9;95]
Theo Hữu Đạt thì: “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người

tiếp nhận ví dụ khi tiếp nhận với phép ẩn dụ thì phải dùng năng lực liên tưởng
để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng
tồn tại ngoài văn bản. Như vậy, thực chất của ẩn dụ là dùng tên gọi này biểu
diễn sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc” [4;19]
Trong sách giáo khoa ngữ văn 6 (chương trình mới) nêu định nghĩa về
ẩn dụ như sau: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với
nó nhằm tăng sức gợi tình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Như vậy, chúng ta có thể quan niệm rằng ẩn dụ là phương thức chuyển
nghĩa tu từ trong đó một từ, một ngữ vốn được dùng để biểu thị đối tượng B
Trờng ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Trang K33A Khoa Giáo dục Tiểu học
23

c chuyn sang biu th i tng A trờn c s gia B v A cú nột ging
nhau no ú.
2.1.3. Bin phỏp tu t hoỏn d
Trong 99 phng tin v bin phỏp tu t Ting Vit, inh Trng Lc
nờu nh ngha v hoỏn d nh sau: Hoỏn d l nh danh th hai da trờn
mi liờn h hin thc gia khỏch th cú tờn gi c chuyn sang dựng cho
khỏch th c nh danh [7;66]. V trong V p ngụn ng vn hc qua
cỏc bi tp c lp 4 5 thỡ: Hoỏn d tu t l tờn gi th hai cú giỏ tr tu t
(tc cú kh nng gi hỡnh, gi cm) ca mt s vt (A) vi mt s vt khỏc
(B) da trờn s gn nhau gia hai s vt [9;98]
Hu t thỡ nh ngha nh sau: Hoỏn d l cỏch to tờn gi mi cho
i tng da trờn mi quan h gia b phn ton th nhm din t ni dung
thụng bỏo m ngi núi mun cp [4;20]
Theo sỏch giỏo khoa ng vn 6 (chng trỡnh mi): Hoỏn d l tờn gi
s vt, hin tng, khỏi nim bng tờn ca s vt, hin tng, khỏi nim khỏc
cú mi quan h gn gi vi nú nhm tng sc gi hỡnh, gi cm cho s vt.
Nh vy, cỏc quan nim trờn v hoỏn d u cú nhng nột ging nhau.

Ta cng cú th hiu v hoỏn d nh sau: Hoỏn d l bin phỏp chuyn ngha
tu t trong ú mt t, mt ng dựng biu th i tng B chuyn sang biu th
i tng A trờn c s gia hai i tng cú nột gn gi i ụi vi nhau trong
thc t khỏch quan.
2.1.4. Bin phỏp tu t ip ng
Cng vn theo inh Trng Lc thỡ ip ng l lp i lp li cú ý thc
nhng t ng nhm mc ớch nhn mnh ý, m rng ý, gõy n tng mnh
hoc gi ra nhng cm xỳc mnh trong lũng ngi c.
Chỳng ta cng nờn hiu v ip ng nh sau: ip ng l cỏch dựng lp
i lp li t ng nhm nhn mnh ni dung thụng bỏo v to nờn sc thỏi biu
cm nht nh trong cõu.
Trờng ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thu Trang K33A Khoa Giáo dục Tiểu học
24

2.1.5. Bin phỏp tu t so sỏnh
inh Trng Lc nh ngha v bin phỏp tu t so sỏnh nh sau: So sỏnh
(cũn gi l so sỏnh hỡnh nh, so sỏnh tu t) l mt bin phỏp tu t ng ngha,
trong ú ngi ta i chiu hai i tng khỏc loi ca thc t khỏch quan
khụng ng nht nhau hon ton m ch mt nột ging nhau no ú, nhm
din t bng hỡnh nh mt li tri giỏc mi m v i tng. Cn phõn bit so
sỏnh lý lun, trong ú cỏi c so sỏnh v cỏi so sỏnh l cỏc i tng cựng
loi v mc ớch ca s so sỏnh l xỏc lp s tng ng gia hai i tng.
Tỏc gi Hu t cho rng: So sỏnh l t hai hay nhiu s vt, hin
tng vo cỏc mi quan h nht nh tỡm ra s ging nhau v khỏc bit nhau
gia chỳng.
Theo sỏch giỏo khoa Ng vn 6 (chng trỡnh mi): So sỏnh l i chiu
s vt, s vic ny vi s vt, s vic khỏc cú nột tng ng lm tng sc
gi hỡnh, gi cm cho s din t.
Nh vy, cỏc quan im trờn u cú nột ging nhau, chỳng ta cng cú

th hiu v bin phỏp tu t so sỏnh nh sau: So sỏnh l em i chiu hai s
vt, hai i tng, hai c im khỏc loi, khỏc phm trự nhau nhng cú mt
nột chung ging nhau no ú nhm din t mt cỏch hỡnh nh v biu cm
hn v s vt, hin tng ú. S dng bin phỏp tu t so sỏnh s gúp phn
lm tng sc thụng bỏo, chc nng biu cm cm xỳc cho th vn.
Khi c Gúc sõn v khong tri ta thy ngụn ng trong tp th rt giu
hỡnh nh v cú sc gi cm ln. Tp th c cỏc em hc sinh, c bit l hc
sinh Tiu hc rt yờu thớch. iu lm nờn cỏi hay, cỏi p cho tp th ny
chớnh l cỏch tỏc gi s dng cỏc bin phỏp tu t an xen, pha trn vi nhau
mt cỏch khộo lộo. Mt s bin phỏp tu t ni bt lm nờn s hp dn ca tp
th ú l: Nhõn húa, n d, hoỏn d, ip ng, so sỏnh.
Trêng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
NguyÔn Thu Trang K33A – Khoa Gi¸o dôc TiÓu häc
25

2.2. Hiệu quả nghệ thuật của một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu
được sử dụng trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng
Khoa
2.2.1. Biện pháp tu từ nhân hóa
Dưới con mắt trẻ thơ và một trái tim yêu thương, tất cả mọi vật đều là
sinh thể có cuộc sống, ý nghĩ, tình cảm như con người. Vì vậy mà nhân hóa là
biện pháp nghệ thuật bao trùm trong “Góc sân và khoảng trời”. Với tài năng
bẩm sinh và óc quan sát tinh tường, Khoa đã thật tài tình, khéo léo nhân hóa
mọi vật khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên trước những gì tưởng chừng
như quen thuộc mà đầy mới mẻ, có đôi khi người đọc lại như được chứng
kiến cái vốn dĩ của nó.
Hãy xem cách Khoa gọi trăng trong bài “Trăng sáng sân nhà em”: “Ơi
ông trăng sáng tỏ”. Cách xưng hô nghe thật dễ thương. Trăng được nhân hóa
trở nên gần gũi, thân thiết. Từ một vật vô tri, vô giác, trăng trở thành một con
người. Ánh trăng tỏa sáng khiến “Con chim quên không kêu, Con sâu quên

không kêu”. Tại sao quên? “Quên” là động từ chỉ dùng cho con người vậy mà
được Khoa nhắc tới : “Con chim quên…Con sâu quên…”. Con chim, con sâu
sao giống những đứa trẻ quá.
Cách trò truyện của Khoa nghe thật dễ mến, đặc biệt là đối với trăng.
Trăng “nhoẻn miệng cười” khi nhìn thấy xôi, Khoa nhảy múa trăng cũng nhảy
múa theo. Hình ảnh “trăng thập thò ngoài cửa” trong bài “Trông trăng” rất ấn
tượng. Trăng hồn nhiên quá! Bất chợt ta nhớ đến câu thơ của Bác viết về
trăng giữa đêm xuân khi đang bàn việc nước:
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”
Trăng trong thơ Bác và trăng trong thơ Khoa đều có hồn, nhưng Khoa là
một em bé nên trăng qua cách nhìn của Khoa vừa giống như ông bụt hiền hậu
lại vừa có tính cách hồn nhiên, tinh nghịch và đáng yêu như trẻ con:
“Ông trăng cười những lợi

×