Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa giáo dục tiểu học
*********
Nguyễn Thị Thu Hương
tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục
đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4 - 5 tuổi)
thông qua tổ chức trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở một số
trường mầm non khu vực thành phố
vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành:
Giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học:
Th.s nguyễn thị xuân lan
Hà Nội - 2011
5
LỜI CẢM ƠN
Q trình tìm hiểu, nghiên cứu khố luận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của Th.S Nguyễn Thị Xuân Lan, em đã từng bước tiến hành và hồn
thành khố luận với đề tài: Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) thơng qua tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ở một
số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Xuân Lan,
các giáo viên của trường Mầm Non Hoa Sen, trường Mầm non Tích Sơn,
trường Mầm non Ngơ Quyền, trường Mầm Non Hoa Hồng, cùng các thầy cô
giáo, các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo
trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hồn
thành khố luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương
6
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong khố luận là trung thực.
Đề tài của tơi chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa
học nào khác.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương
7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MN
: Mầm non
ĐVTCĐ
: Đóng vai theo chủ đề
Nxb
: Nhà xuất bản
GV
: Giáo viên
8
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
1. Lý do chọn đề tài
5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
7
3. M c đích nghiên c u
9
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
9
5. Phạm vi nghiên cứu
9
6. Giả thuyết khoa học
9
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
9
8. Phương pháp nghiên cứu
10
9. Cấu trúc khoá luận
10
NỘI DUNG
11
Chương 1: Cơ sở lý luận
11
1.1. Một số đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ
11
(4-5 tuổi)
1.2. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
18
1.2.1. Khái niệm “ Đạo đức - Giáo dục đạo đức”
18
1.2.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ mẫu
19
giáo (4-5 tuổi)
1.2.3. Con đường và phương tiện giáo dục đạo đức
21
1.2.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)
23
1.3. Trị chơi đóng vai theo chủ đề
26
1.3.1. Khái niệm trị chơi đóng vai theo chủ đề
26
1.3.2. Vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ
26
mẫu giáo (4-5 tuổi)
1.3.3. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề
29
1.3.4. Cấu trúc trị chơi đóng vai theo chủ đề
30
9
1.4. Giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua trị chơi đóng vai
34
theo chủ đề
1.4.1. Vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc
34
giáo dục đạo đức
1.4.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)
37
thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề
1.4.3. Phương pháp tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề
41
cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-
45
5 tuổi) thông qua tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ở
một số trường mầm non khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục
46
đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) thơng qua trị chơi đóng
vai theo chủ đề
2.2. Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ
47
mẫu giáo nhỡ thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề
2.3. Thực trạng việc lập kế hoạch để tổ chức và hướng dẫn
49
trẻ chơi trị chơi đóng vai theo chủ đề
2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị để tổ chức cho trẻ
51
chơi trị chơi đóng vai theo chủ đề
2.5. Thực trạng về việc thực hiện các yêu cầu để giáo dục
52
đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) thơng qua trị chơi đóng
vai theo chủ đề
2.6. Ngun nhân và giải pháp
56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
62
Kết luận
62
Một số đề xuất và kiến nghị
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
65
10
65
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai"
Câu nói này đã nhắc nhở chúng ta rằng : Trẻ em sinh ra có quyền được
chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng
đồng. Trẻ em chính là tương lai của đất nước, vì vậy giáo dục mầm non có
một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là bậc học đặt nền
móng cho sự phát triển nhân cách, đạo đức của con người. Hồ Chí Minh đã
dạy “Dạy cũng như học phải biết coi trọng cả tài lẫn đức”. Trong đó Người
nhấn mạnh: “Đức là cái gốc rất quan trọng”, là nền tảng của nhân cách con
người. Vì thế việc giáo dục đạo đức cần phải bắt đầu ngày từ tuổi nhà trẻ,
mẫu giáo và phải coi đây là một vấn đề trung tâm.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhân cách bắt đầu hình thành. Tuy chưa hồn
thiện nhưng nó là cơ sở tương đối ổn định trong việc tiếp tục phát triển và
hồn thiện nhân cách. Các cơng trình nghiên cứu về tâm lí học nhận thấy
những nét tính cách cơ bản trong nhân phẩm trẻ được hình thành chính trong
thời kỳ này và thường ảnh hưởng đến đạo đức sau này của trẻ mẫu giáo mà
giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng trong giáo dục nhân cách con người
phát triển tồn diện. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non nói riêng thì việc tìm ra phương thức
giáo dục đạo đức đạt hiệu quả là vấn đề cần thiết, rất quan trọng, cần được
quan tâm chú ý một cách đặc biệt trong trường mầm non hiện nay.
11
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non có thể theo nhiều con đường khác
nhau. Song con đường giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thơng qua trị chơi
đóng vai theo chủ đề là một trong những con đường cơ bản và đạt hiệu quả
cao nhất. Trong trò chơi đóng vai "xã hội trẻ em" được hình thành thơng qua
các chủ đề khác nhau. Ở đây trẻ học cách ứng xử giao tiếp và khẳng định cái
tôi trong các quan hệ qua các vai. Từ đó các chuẩn mực đạo đức, các phẩm
chất tâm lý cá nhân được hình thành trong vui chơi.
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học không phải là vấn đề mới được
đặt ra mà ngay đầu thể kỷ XX, nhà tâm lí học Thuỵ Sĩ J.Paget đã rất quan tâm
đến phương pháp này “ Thông qua hoạt động vui chơi để tiền hành hoạt động
học tập”. Năm 1974, trong Tạp chí Văn học ở Trường Mat-cơ-va số 2 (trang
53) B. C. Giê- nhi- xkai- a đã cho rằng “Chúng ta không những phải tạo ra
cho trẻ thì giờ chơi mà cịn phải tạo cho tồn bộ cuộc sống của trẻ bằng trị
chơi”. Trong cuốn “Tâm lý học trẻ em” PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết cũng đã
khẳng định: “Khi tham gia vào trị chơi đóng vai theo chủ đề đứa trẻ trải
nghiệm được những thái độ đạo đức và tập dượt những hành vi ứng xử đối
với người xung quanh bằng việc nhập vai của mình, qua đó mà trẻ học làm
người”. Cũng trong cuốn “Tâm lý học trẻ em” bà cũng từng so sánh: “Nếu trị
chơi là trường học của cuộc sống thì trước hết đó phải là trị chơi đóng vai
theo chủ đề”. Đây là loại trị chơi có vị trí quan trọng đối với sự phát triển tâm
lí của trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách
(lứa tuổi mẫu giáo, từ 3-6 tuổi ).
Trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi nhu cầu hình thành một "xã hội trẻ em" là nhu
cầu bức bách. Trẻ thích chơi với nhóm bạn và đã biết thiết lập những quan hệ
rộng rãi và phong phú với các bạn chơi.Ở lứa tuổi mẫu giáo - đặc biệt là mẫu
giáo nhỡ- nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang là thời kỳ phát cảm, tức là đang
phát triển rất mạnh. Từ đó những "xã hội trẻ em" thực sự được hình thành. Vì
12
vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ 4 - 5 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo
chủ đề rất cần được quan tâm.
Qua đó, ta thấy trị chơi đóng vai theo chủ đề có vai trị hết sức quan
trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ cũng như trẻ mẫu
giáo nói chung. Chính vì vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài "Tìm hiểu thực trạng
về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi) thơng qua tổ chức trị
chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh
Yên- tỉnh Vĩnh Phúc" để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục đạo đức luôn được coi là vấn đề rất quan tâm và chú ý của
toàn xã hội, ở mọi quốc gia, ở mọi khu vực. Do vậy, đến nay đã có rất nhiều
cơng trình khoa học trong nước và ở ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này.
Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngồi:
Có thể kể đến như: Francois Jullien với “Xác lập cơ sở đạo đức” đã tìm
ra nguyên vật liệu để tạo nền tảng, cơ sở cho sự hình thành đạo đức của con
người.
Trong cuốn “Đạo đức học”, G. Ban - đê - lát - de đã chỉ ra những quan
điểm, luận điểm khoa học về đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học
khác, sự hình thành phát triển và vị trí của nó trong giáo dục nói chung.
Tác giả A. N. Leonchiep lại nói về tác động của giá trị đạo đức và hoạt
động, ý thức với sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong cuốn
“Hoạt động, ý thức. nhân cách”.
Ngoài ra còn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
“Những cảm xúc của con người” của K. Izard, “Tâm lí học tình cảm” của tác
giả P. M. Iacovson, “Trí tuệ cảm xúc” của Daniel Goleman… Mỗi tác giả tìm
hiểu cụ thể vào từng khía cạnh, nội dung đạo đức.
Một số nghiên cứu của tác giả trong nước:
13
Ở nước ta cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đạo đức nói
chung và việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non nói riêng như: “Giá trị đạo
đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non” của Ngơ Cơng
Hồn, tìm hiểu về phạm trù giá trị đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho trẻ
mầm non, thực trạng của nó tại một số trường mầm non khu vực phía bắc.
PGS. TS. Nguyễn Ánh Tuyết, đứng trên phương diện là một nhà giáo
dục, một nhà tâm lý, tác giả đã nghiên cứu về trị chơi đóng vai theo chủ đề
đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Qua cuốn “Giáo dục mầm non những
vấn đề lí luận và thực tiễn”, tác giả đưa ra nhận định của mình về hoạt động
vui chơi, trị chơi đóng vai theo chủ đề, những đặc điểm, vai trị, tầm quan
trọng của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển chung của trẻ,
đây là một hoạt động tác động mạnh mẽ đối với trẻ mầm non.
Nguyễn Văn Tuân, “Sự hình thành các giá trị đạo đức ở trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi”, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997.
Muôn thị Xuyến, “Nghiên cứu mức độ lĩnh hội một số kinh nghiệm đạo
đức quy tắc hành vi của trẻ mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi”, Đại học Sư phạm Hà Nội,
1998.
Dương Thị Ngát, “Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua
các tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, 2009.
Trong cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2007, Nguyễn Ánh Tuyết cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của
trị chơi đóng vai theo chủ đề với trẻ mầm non nhưng tác giả chưa đi sâu vào
vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thơng qua trị chơi đóng vai theo
chủ đề.
Như vậy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu về
những ảnh hưởng của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ, về sự tồn tại
14
và phát triển của trị chơi đóng vai theo chủ đề trong đời sống của trẻ em.
Nhưng về cơ bản chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể việc giáo
dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5
tuổi) thông qua tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm
non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đề xuất một số biện
pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của trị chơi này cho
trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi nói riêng.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)
thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề
5. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu và nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)
thông qua tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non
khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc:
- Trường Mầm non Hoa Sen
- Trường Mầm non Ngô Quyền
- Trường Mầm non Tích Sơn
- Trường Mầm non Hoa Hồng
6. Giả thuyết khoa học
Nếu phát hiện được đúng thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo (4-5 tuổi) thơng qua tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề và đề xuất
những biện pháp hợp lí thì sẽ nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi nói riêng.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
15
- Tìm hiểu các vấn đề lý luận về đạo đức, giáo dục đạo đức, trị chơi
đóng vai theo chủ đề.
- Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5
tuổi) thông qua tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm
non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp tác
động nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ
thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp thống kê toán học
9. Cấu trúc khoá luận
Mở đầu
Nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)
thông qua tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non khu vực
Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Nguyên nhân và biện pháp
Kết luận và kiến nghị.
16
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
Một số đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
1.1.1. Hồn thiện hoạt động vui chơi và hình thành xã hội trẻ em
Ở tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi đã phát triển mạnh, đặc biệt là
sự phát triển của trò chơi ĐVTCĐ. Tuy nhiên phải đến tuổi mẫu giáo nhỡ thì
trị chơi đó mới đạt tới dạng chính thức.
Suốt cả cuộc đời, từ bé đến già, ở độ tuổi nào con người cũng đều tham
gia vào hoạt động vui chơi, nhưng chỉ ở tuổi mẫu giáo và đặc biệt là tuổi mẫu
giáo nhỡ thì hoạt động vui chơi mới mang ý nghĩa đầy đủ nhất của nó. Trong
các hoạt động vui chơi của trẻ thì trị chơi đóng vai theo chủ đề chiếm một vị
trí quan trọng và ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ thì nó đạt tới dạng chính thức. Có
thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo đang phát triển tới mức
hoàn thiện, được thể hiện ở những đặc điểm sau:
1.1.1.1.Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện rõ tính tự
lực, tự do và chủ động
Tính tự lực, tự do của trẻ được biểu hiện như sau:
Trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi: Do đã có ít nhiều vốn
sống nhờ việc tiếp xúc hàng ngày với thế giới đồ vật, giao lưu rộng rãi với
những người xung quanh, qua các cuộc đi chơi, xem ti vi, tranh ảnh hay nghe
kể truyện, hơn nữa trước mặt trẻ là cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo điều
kiện cho trẻ tự do lựa chọn chủ đề chơi và phản ánh vào trị chơi những mảng
hiện thực mà mình quan tâm.
Trong việc lựa chọn các bạn cùng chơi: Vào tuổi mẫu giáo nhỡ do thế
giới nội tâm đã bắt đầu phong phú nên cá tính trẻ được bộc lộ rõ rệt, mỗi đứa
17
có mỗi tính, mỗi nết. Khi chơi là phải phối hợp hành động nhưng khơng phải
mọi đứa trẻ đều có thể chơi với nhau một cách êm thấm được. Do đó trẻ cần
phải lựa chọn các bạn “tâm đầu ý hợp” với mình như vậy chơi mới được lâu bền.
Trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút
ra khỏi những trị chơi mà mình đã chán:
Sở dĩ trẻ thể hiện rõ tính tự lực, tự do và tính chủ động trong khi chơi là
vì nhiều lẽ: thứ nhất là bản thân hoạt động vui chơi là một hoạt động khơng
mang tính bắt buộc, do đó nó hồn tồn chấp nhận được tính tự do và tự lực
của trẻ. Hơn nữa giữa trò chơi và cơng việc lao động thực sự khơng có những
mối liên hệ trực tiếp cho dù có mơ phỏng lại công việc lao động của người
lớn.
1.1.1.2. Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết thiết lập
những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi. Một “xã hội trẻ
em” được hình thành.
Hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ là loại hoạt động
cùng nhau đầu tiên của trẻ. Khơng có sự phối hợp với nhau giữa các thành
viên thì khơng thành trò chơi. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé sự phối hợp giữa trẻ em
với nhau trong trò chơi tuy đã bắt đầu nhưng trẻ em vẫn còn chưa quen và do
đó các mối quan hệ giữa trẻ cịn nghèo nàn và lỏng lẻo. Đến tuổi mẫu giáo
nhỡ việc chơi của trẻ đã tương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm
bạn bè đã trở thành một nhu cầu bức bách. Một trò chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ
thường có nhiều vai chơi hơn là trẻ mẫu giáo bé mặc dù là cùng chủ đề.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức
bách. Nếu người lớn khơng thấy được nhu cầu đó của trẻ tạo điều kiện cho
chúng chơi với nhau thì đó là một sai lầm lớn trong giáo dục, vì ở lứa tuổi
mẫu giáo đặc biệt là mẫu giáo nhỡ - nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang ở thời
kỳ phát cảm. Từ đó những “xã hội trẻ em” thực sự được hình thành.
18
Những “xã hội trẻ em” này còn khác rất xa với xã hội người lớn. Hợp
rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và thực, đó là tính độc đáo của cái xã
hội ấy. Nhưng chính những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè
này lại có một ý nghĩa rất lớn lao đối với cả đời người sau này. Ở đây trẻ em
vừa là sản phẩm, vừa là người tạo ra những mối quan hệ đó. Trẻ mẫu giáo
nhỡ mong muốn hồ mình vào nhóm bạn bè để nhận ra mình trong đó. Điều
này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách.
Cái xã hội này bao gồm toàn thể trẻ em nhưng cấu trúc của nó khơng
phải đơn giản. Trong cái “xã hội trẻ em” ấy mỗi đứa đều có một vị trí nhất
định. Ở nhiều nhóm trẻ mẫu giáo nhỡ đã bắt đầu xuất hiện vai trị “ thủ lĩnh”.
Đó là đứa trẻ được tôn sùng và vị nể nhất. Vì nó thường có nhiều sáng kiến và
khả năng tổ chức trị chơi; nó chỉ huy việc phân các vai và hướng dẫn hành
động chơi những đứa trẻ khác. Hiện tượng thủ lĩnh xuất hiện trong nhóm bạn
bè là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm, không nên để tình trạng
ln ln chỉ có một em đứng ra chỉ huy cịn những đứa trẻ khác thì biết phục
tùng một cách thụ động.
“Xã hội trẻ em” dần dần cũng hình thành những dư luận chung. Dư
luận chung thường bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ em,
cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau. Dư luận chung ảnh hưởng khá lớn
đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm và
qua đó ảnh hưởng đến nhân cách của từng trẻ.
Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻ
em, do đó người lớn cần tố chức tốt hoạt động của nhóm trẻ ở lớp mẫu giáo
cũng như ở gia đình, khu tập thể, xóm dân cư, để tạo ra một mơi trường lành
mạnh có tác dụng giáo dục tích cực đối với trẻ.
19
1.1.2. Giai đoạn phát triển mạnh tư duy trực quan hình tượng
Cùng với sự hồn thiện hoạt động vui chơi và sự phát triển các hoạt
động khác (như vẽ, nặn, kể chuyện, xây dựng, đi chơi, đi dạo…) vốn biểu
tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ được giàu lên thêm nhiều, chức năng ký hiệu phát
triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng rõ rệt. Đó là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy trực quan - hình tượng và đây cũng là
thời điểm kiểu tư duy đó phát triển mạnh mẽ nhất - tất nhiên nó vẫn chưa thể
tách rời những hoạt động vật chất và hoạt động thực tiễn của trẻ (vì đó là
nguyên tắc cơ bản của hoạt động con người).
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ em phải giải những bài toán ngày càng phức
tạp và đa dạng, đòi hỏi phải tách biệt và sử dụng những mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng và hành động. Trong hoạt động hàng ngày trẻ em không
những chỉ đơn giản sử dụng những kinh nghiệm ấy để thu nhận những kết quả
mới hơn. Các em có nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật
và hiện tượng như quan hệ giữa độ ẩm và độ mềm của đất nặn, giữa độ cao
được nâng lên với chiều dài của mỗi phần của chiếc cầu bập bênh, giữa độ lăn
xa với sức búng của ngón tay vào hịn bi v.v… Tư duy đang trên đà phát triển
mạnh khiến đứa trẻ dự kiến được hành động và lập kế hoạch cho hành động
của mình.
Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh cho phép trẻ em ở độ tuổi
mẫu giáo nhỡ giải được nhiều bài toán thực tiễn mà trẻ thường gặp trong đời
sống. Nhưng vì chưa có khả năng tư duy trừu tượng nên trẻ chỉ mới dựa vào
những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những
vấn đề mới. Vì vậy, trong khá nhiều trường hợp chúng chỉ dừng lại ở các hiện
tượng bên ngoài mà chưa đi được vào bản chất bên trong. Do đó nhiều khi trẻ
giải thích các hiện tượng một cách ngộ nghĩnh. Một cháu bé đi tắm biển, nếm
thấy nước biển mặn liền hỏi: “Ai cho muối vào biển thế?”.
20
Khi tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh, đó là điều kiện thuận
lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựng
nên trong các tác phẩm văn học nghệ thuật do các văn nghệ sĩ xây dựng nên
bằng những hình tượng đẹp. Đồng thời cần giúp trẻ tạo ra những tiền đề cần
thiết để làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy trừu tượng. Loại
tư duy này sẽ được phát triển ở giai đoạn sau và chỉ có thể phát triển một cách
lành mạnh khi nó có chỗ dựa là những hình tượng rõ ràng, đa dạng và đúng đắn.
1.1.3. Sự phát triển đời sống tình cảm
Trong lứa tuổi ấu nhi cũng như lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm thống trị
tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của đứa trẻ; nhưng đặc biệt ở độ tuổi
mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình cảm của đứa trẻ có một bước chuyển biến
mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước đó. Ở độ tuổi
mẫu giáo nhỡ quan hệ của trẻ với những người xung quanh được mở rộng ra
một cách đáng kể, do đó tình cảm của trẻ cũng được phát triển về nhiều phía
đối với những người trong xã hội. Có thể coi đây là nguồn cảm xúc mạnh mẽ
nhất và quan trọng nhất trong đời sống tình thần của trẻ mẫu giáo nhỡ.
Còn hơn cả trẻ em lứa tuổi nhỏ, trẻ mẫu giáo nhỡ rất thèm khát sự trìu
mến thương yêu, đồng thời rất lo sợ trước những thái độ thờ ơ lạnh nhạt của
những người xung quanh đối với mình. Nó thực sự vui mừng khi được bố mẹ,
cô giáo, bạn bè yêu thương, khen ngợi và cũng thực sự đau buồn khi bị người
lớn ghét bỏ hoặc bạn bè tẩy chay. Nhu cầu yêu thương của trẻ mẫu giáo nhỡ
thật là lớn, nhưng điều đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm của chúng rất
mạnh mẽ đối với những người xung quanh mà trước hết là bố mẹ, anh chị, cơ
giáo…và sau đó là bạn bè. Trẻ mẫu giáo nhỡ tuy chưa có tình bạn ổn định
như ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ thường kết bạn tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, nhưng
do được chơi trong nhóm bạn bè nên trẻ cũng đã bắt đầu quan tâm đến bạn
trong nhóm có thể sẵn sàng chia sẻ đồ chơi hay quà bánh của mình cho bạn và
21
thể hiện sự đồng cảm của mình khi bạn gặp khó khăn. Một biểu hiện tình cảm
đặc biệt nữa của trẻ mẫu giáo nhỡ là trẻ rất quan tâm đến những em bé. Cũng
có thể là do muốn đóng vai mẹ, người anh hay người chị để trông nom em bé
giống như người lớn, nên trẻ rất muốn đến gần các em bé và muốn chăm sóc
chúng.
Có thể nói tình yêu thương của trẻ mẫu giáo nhỡ đối với những người
thân xung quanh được bộc lộ khá rõ ràng và nồng thắm. Tình cảm đó cũng dễ
dàng được trẻ chuyển vào những nhân vật trong truyện cổ tích hay các truyện
kể khác. Đứa trẻ thông cảm với nỗi bất hạnh của những nhân vật trong truyện
chẳng khác gì nỗi bất hạnh có thực của mình. Tình cảm của trẻ khơng chỉ biểu
lộ với người thân thích hay nhân vật trong truyện mà còn đối với cả động vật,
cỏ cây, đồ chơi, đồ vật và các hiện tượng trong thiên nhiên.
Như vậy, ở lứa tuổi mẫu giáo nhất là mẫu giáo nhỡ tình cảm của trẻ
phát triển mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con
người và cảnh vật xung quanh. Đây là một thời điểm rất thuận lợi để giáo dục
lòng nhân ái cho trẻ. Tuy nhiên ở đứa trẻ sống trong một hoàn cảnh bất lợi lại
chịu ảnh hưởng của lối giáo dục sai lầm thì cũng dễ nảy sinh tính ích kỷ, tham
lam, độc ác và những tình cảm tiêu cực khác cho dù đó chỉ là những biểu hiện
rất thơ thiển. Ở thời điểm mà nhân cách vừa mới bắt đầu được hình thành thì
những dấu ấn khơng tốt đẹp vẫn có thể để lại những di chứng cho các giai
đoạn phát triển sau này nên cần phải uốn nắn kịp thời.
1.1.4. Sự phát triển động cơ hành vi và sự hình thành hệ thống thứ bậc các
động cơ
Những hành vi của trẻ được biến đổi một cách căn bản trong suốt thời
kỳ mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo bé hành động gần giống với trẻ ấu nhi do ảnh
hưởng của xúc cảm, ý muốn hoặc do tình huống cụ thể thúc đẩy một cách bột
phát. Cuối tuổi mẫu giáo bé trong hành vi của trẻ đã xuất hiện các loại động
22
cơ khác nhau nhưng những động cơ ấy hãy còn mờ nhạt, yếu ớt và tản mạn.
Đến tuổi mẫu giáo nhỡ các động cơ đã xuất hiện trước đây như muốn tự
khẳng định, muốn được sống và làm việc giống như người lớn, muốn được
nhận thức sự vật hiện tượng… đều được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt những
động cơ đạo đức thể hiện thái độ của trẻ đối với những người khác có một ý
nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi. Những động
cơ này gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực về những quy
tắc đạo đức hành vi trong xã hội.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ những động cơ xã hội - muốn làm một cái gì đó
cho người khác, mang lại niềm vui cho người khác bắt đầu chiếm vị trí ngày
càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Trong thời kỳ này trẻ đã hiểu rằng
những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho những người khác và
chúng bắt đầu thực hiện những cơng việc vì người khác theo sáng kiến riêng
của mình. Nhưng muốn vậy người lớn cần phải nói cho trẻ hiểu để trẻ có thể
hình dung được những việc mình làm quả là có đem lại niềm vui cho những
người mà mình quan tâm. Sự hình thành những động cơ xã hội ở trẻ mẫu giáo
nhỡ đánh dấu một bước trưởng thành so với trẻ mẫu giáo bé.
Trong động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ cịn có thêm yếu tố thi đua
giữa mình với các bạn, giữa tổ mình với các tổ khác. Yếu tố thi đua kích thích
trẻ hoạt động một cách tích cực. Những lời nhắc nhở như “Ai làm nhanh
hơn”, “Tổ nào giỏi hơn”… đối với trẻ mẫu giáo nhỡ có một sức động viên
khiến cho trẻ thực hiện cơng việc tốt hơn bình thường. Tuy nhiên người lớn
không nên biến tinh thần thi đua của trẻ thành tính ganh đua.
Sự biến đổi động cơ hành vi trong tuổi mẫu giáo nhỡ không chỉ thể
hiện ở mặt nội dung của động cơ và sự xuất hiện nhiều loại động cơ mới mà
điều cần lưu ý là trong lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc
23
theo thứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc động cơ. Đó là
một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.
Hệ thống thứ bậc các động cơ được hình thành ở lứa tuổi này khiến cho
hành vi của trẻ nhằm theo một xu hướng nhất định. Đây là điểm khác nhau
trong hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ so với hành vi của trẻ mẫu giáo bé. Hành
vi của trẻ mẫu giáo bé thường không xác định được phương hướng chủ yếu.
Đứa trẻ vừa mới cho bạn kẹo bây giờ lại giành đồ chơi của bạn. Một đứa trẻ
khác vừa mới hăng hái giúp mẹ dọn dẹp trong phòng chỉ vài phút sau lại rủ
bạn đến xả rác lung tung… Từ những phân tích trên đây, có thể nói rằng hành
vi của trẻ mẫu giáo nhỡ là hành vi mang tính xã hội rõ nét, hay cịn gọi là
hành vi mang tính nhân cách.
1.2. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
1.2.1. Khái niệm "Đạo đức - Giáo dục đạo đức"
Đạo đức là tổng hợp những tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, những
tiêu chuẩn sinh hoạt chung trong xã hội nhằm điểu chỉnh ứng xử của con
người trong mọi lĩnh vực của đời sống, đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất
định cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nó.
Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu xã hội, điều hoà và thống nhất các mâu
thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Để giải quyết các mâu thuẫn đó, xã
hội đề ra các yêu cầu dưới dạng chuẩn mực giá trị được mọi người công nhận
và được củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận, lương
tâm… chính vì thế đạo đức hay pháp quyền khơng dựa vào sức mạnh của dư
luận xã hội, của lương tâm, của những quan niệm mang tính chất đánh giá
như: thiện - ác, vinh - nhục… để đảm bảo trật tự xã hội. Nó mang tính lịch sử
và tính giai cấp.
Giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm
trang bị cho trẻ những hiểu biết về quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức,
24
rèn cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội mà
trẻ đang sống. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức,
những nét tính cách của con người Việt Nam mới.
1.2.2. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức với trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Việc hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người được bắt
đầu ở ngay lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Giáo dục mẫu giáo là khâu đầu tiên của
việc đào tạo nhân cách con người mới có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những
cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới tạo tiền đề cho toàn bộ sự phát
triển về sau. Sự phát triển về mặt đạo đức của trẻ phần lớn phụ thuộc vào kết
quả thực hiện quá trình đức dục. Giáo dục học và tâm lý học mác xít kiên
quyết phủ nhận sự tồn tại của những phẩm chất đạo đức bẩm sinh (lười biếng,
yêu lao động, thiện hay ác…) và khẳng định rằng những phẩm chất ấy được
hình thành trong quá trình sinh sống dưới tác dụng của giáo dục và toàn bộ
hiện thực xã hội xung quanh. Tất nhiên là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao
biểu hiện trong khí chất mà con người thừa hưởng được ở cha mẹ cũng in một
dấu vết nhất định đến hành vi con người. Song bản thân khí chất khơng quyết
định xu hướng của hành vi, khơng quyết định khuynh hướng thiên về tốt hay
xấu, thiện hay ác, chân thực hay giả dối. Một người nhân hậu, dũng cảm có
thể là người nóng nảy, điềm đạm, hăng hái hay ưu tư… Như vậy những khác
biệt bẩm sinh trong các hiểu hoạt động thần kinh cấp cao không quyết định
trước sự phát triển của những phẩm chất đạo đức. Bởi vậy trong điều hiện xã
hội - xã hội chủ nghĩa nếu có phương pháp giáo dục đúng đắn và bằng tác
động sư phạm tích cực có thể đảm bảo hình thành những phẩm chất đạo đức
phù hợp với những mục đích và nhiệm vụ giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho
con người.
Ở tuổi mẫu giáo nói chung cũng như tuổi mẫu giáo nhỡ nói riêng được
sự hướng dẫn của người lớn, trẻ tiếp thu những kinh nghiệm đầu tiên (về hành
25
vi, về quan hệ với người thân, bạn bè, với các đồ vật thiên nhiên…). Việc lĩnh
hội các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội mới thơng qua các hình thức hoạt động
khác nhau có thể hình thành tốt phương thức điều khiển tự giác hành vi của
mình, tính tích cực và tính độc lập, sự quan tâm đến quan hệ xã hội… Trong
các tổ chức đầu tiên của xã hội trẻ em, giữa nhóm trẻ đã hình thành những
mối quan hệ qua lại. Và dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục ở trẻ hình thành
tình cảm bạn bè, tình yêu thương nhau trong tập thể, một xã hội thu nhỏ ban
đầu mà chúng giao tiếp, chung sống.
Những ấn tượng đầu tiên của thời thơ ấu để lại dấu vết trong suốt cả
cuộc đời sau này. So với việc giáo dục thì việc cải tạo (hay giáo dục lại) là
một q trình lâu dài và khó khăn hơn nhiều. Giáo dục đúng đắn sẽ hạn chế
sự tích luỹ kinh nghiệm tiêu cực của trẻ, ngăn cản sự phát triển các kỹ xảo và
thói quen, hành vi xấu mà có thể có ảnh hưởng khơng tốt đến sự hình thành
những phẩm chất đạo đức của trẻ.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân
cách tồn diện, nó ln có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác:
+ Đối với giáo dục trí tuệ: Nó là tiền đề để cần thiết để mở rộng hiểu
biết về các quan hệ đạo đức (quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với
tập thể). Hình thành phát triển kỹ năng nhận xét, đánh giá các thái độ, hành vi
đạo đức của bản thân và người khác.
+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Trình độ phát triển đạo đức có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mỹ. Những xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực
những hành vi văn minh là cơ sở của giáo dục thẩm mĩ.
+Đối với giáo dục thể chất và lao động: Việc giáo dục cho trẻ những
thói quen hanh vi sạch sẽ, văn minh, thích làm những cơng việc vừa sức như
tự xúc ăn cơm, lấy thìa, đũa, rổ đồ chơi, cất bát khi ăn xong… góp phần phát
triển thể lực và giáo dục thói quen lao động cho trẻ.
26
1.2.3. Con đường và phương tiện giáo dục đạo đức
1.2.3.1. Con đường giáo dục đạo đức
Đạo đức tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người.
Nó có thể tồn tại ở dạng ý thức xã hội bao gồm các tri thức, khái niệm, chuẩn
mực, phẩm chất đạo đức, các xúc cảm, tình cảm và cách con người đánh giá
về một chuẩn mực, phẩm chất đạo đức. Với tư cách là một mặt hoạt động xã
hội, đạo đức bao gồm các hành vi đạo đức đó là những hành động do động cơ
đạo đức thúc đẩy như làm từ thiện, giúp đỡ người khác… Kết quả của hành vi
đạo đức được đánh giá theo các phạm trù đạo đức xã hội như tốt, xấu, thiện,
ác,… Dù đạo đức tồn tại dưới hình thái nào nếu được cá nhân ý thức đầy đủ
và có định hướng đúng, biết thể hiện, vận dụng vào các quan hệ đạo đức (với
xã hội, với người khác, với bản thân) đều có tác động đến sự hình thành mặt
đạo đức của con người.Từ sự tồn tại của đạo đức như vậy nên việc giáo dục
đao đức có thể được thực hiện bằng hai con đường cơ bản như sau:
Thứ nhất: Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức làm phát
triển ý thức công dân của học sinh thông qua dạy học nhất là các mơn có liên
quan như văn học, lịch sử, giáo dục cơng dân.
Ví dụ: học sinh sẽ học tập được các nét tính cách tốt đẹp của các nhân
vật trong lịch sử, văn học, các nhà khoa học, các tấm gương về đức hy sinh
dũng cảm trong chiến đấu, lao động bảo vệ Tổ quốc,… Đồng thời các em có
thái độ lên án, phê phán những hánh vi tiêu cực, phản diện, trái đạo đức xã
hội trong lịch sử trong các tác phẩm văn học như: sự hiếu thảo của cậu bé
trong truyện “Sự tích củ khoai lang”, hay đức hy sinh, dũng cảm của Thánh
Gióng; lên án ông địa chủ tham lam trong truyện “Quả bầu tiên”… Mơn giáo
dục cơng dân thì lại cung cấp cho học sinh những tri thức về chuẩn mực đạo
đức, các phạm trù đạo đức cơ bản, các quan niệm, đường lối chính sách của
27
Đảng, pháp luật của Nhà nước làm cho người học có nhận thức đúng đắn để
rút ra kinh nghiệm và bài học cho riêng mình.
Thứ hai: Xây dựng những hành vi, thói quen đạo đức thơng qua tổ chức
đời sống, các hoạt động và giao lưu để thực hiện các mối quan hệ, tích lũy
kinh nghiệm đạo đức
Tập luyện và rèn luyện các hành vi đạo đức chủ yếu thông qua các hoạt
động giao lưu để thực hiện các mối quan hệ, tích luỹ kinh nghiệm đạo đức,
thơng qua các hoạt động sản xuất, thể dục thể thao, văn hoá - văn nghệ, học
tập, tham quan… Qua các hoạt động này, học sinh có dịp thực hành các tri
thức đạo đức đã tiếp thu được vào thực tế đời sống, tích luỹ được kinh nghiệm
đạo đức đã tiếp thu được vào thực tế đời sống, hình thành nên thói quen đạo
đức cá nhân.
1.2.3.2. Phương tiện giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng hai con đường nêu trên thường sử
dụng các phương tiện chủ yếu như sau: các thành tựu văn hóa - văn nghệ, các
loại hình hoạt động và giao lưu của học sinh, rèn luyện trong thực tiễn đời
sống để hình thành và tích lũy tri thức, kinh nghiệm đạo đức
Các con đường và phương tiện giáo dục đạo đức khi được sử dụng phải
chú ý khai thác như thế nào để làm phát triển nhu cầu đạo đức của học sinh.
Có nhu cầu đạo đức học sinh sẽ hứng thú, tích cực tìm hiểu và thể hiện hành
vi đạo đức ở mọi nơi, mọi lúc một cách tự nguyện.
Trong giáo dục đạo đức cần chú ý việc khai sáng về đạo đức và rèn
luyện các hành vi, thói quen đạo đức, khơng nên dùng các hành vi bạo lực,
ngăn cấm, răn đe thô bạo để buộc trẻ phải từ bỏ những mong muốn theo cách
hiểu của chúng. Giáo dục đạo đức cho trẻ phải hướng vào việc tổ chức các
hoạt động và tổ chức đời sống để làm thoả mãn nhu cầu đạo đức của chúng.
Do vậy việc sử dụng phối hợp giữa con đường và phương tiện giáo dục đạo
28
đức hợp lý có vai trị quan trọng trong việc tăng hiệu quả giáo dục nói chung
và giáo dục đạo đức nói riêng.
1.2.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Khơng nằm ngồi chương trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nói
chung, giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ cũng gồm 3 nội dung cơ bản sau:
1.2.4.1. Hình thành những tình cảm đạo đức ban đầu cho trẻ
Những tình cảm cần giáo dục đạo đức cho trẻ đó là tình thương u con
người, yêu quê hương đất nước mình, yêu lao động, ghét cái ác..., nội dung cụ
thể là:
Giáo dục tình thương yêu con người: Tình yêu thương con người là cốt
lõi đạo đức của mỗi con người.
+ Trước hết là giáo dục cho trẻ biết yêu quý những người thân trong gia
đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em. Cần làm cho trẻ hiểu rằng mọi người
trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần thường xun sống
hồ thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình ai cũng có cơng
việc và học tập đó là những việc nghiêm túc có ích cho gia đình và xã hội cần
được tôn trọng, không được quấy rầy, vòi vĩnh khi bố mẹ đang làm việc, anh
chị đang học…
+ Giáo dục tình thương yêu và thái độ quan tâm mọi người gần gũi
xung quanh. Yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ cô giáo, quan tâm giúp đỡ người
gái yếu, nhường nhịn chăm sóc trẻ nhỏ.
+ Ở tuổi mẫu giáo cần quan tâm giáo dục cho trẻ những tình cảm bạn
bè: Ở tuổi nhà trẻ, trẻ thường chơi một mình. Sang tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu
cùng chơi với nhau. Mối quan hệ giữa các trẻ với nhau bắt đầu được hình
thành và phát triển. Mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình
thành bộ mặt đạo đức cho mỗi trẻ.Vì vậy cần chú ý giáo dục tình cảm bạn bè
(u thương, đồn kết, nhường nhịn...), song tùy theo từng độ tuổi mà có nội
29