Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Truyện đồng thoại Võ Quảng với việc giáo dục trẻ mẫu giáo (KL03769)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.63 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐINH THỊ MINH THƠM

TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG VỚI VIỆC
GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Hà Nội – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐINH THỊ MINH THƠM

TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG VỚI VIỆC GIÁO
DỤC TRẺ MẪU GIÁO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học
TH.S. NGUYỄN NGỌC THI

HÀ NỘI – NĂM 2011



LỜI CẢM ƠN
Khố luận này được hồn thành tại Trường ĐHSPHN2, dưới sự hướng dẫn của
TH.S. Nguyễn Ngọc Thi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TH.S. Nguyễn Ngọc Thi, người đã luôn
quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện khố
luận này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDTH của Trường
ĐHSPHN2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực nghiên cứu có hạn, đề tài này khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo và các bạn sinh viên.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Đinh Thị Minh Thơm

năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là những nghiên cứu của bản thân tôi, chưa được
công bố bất cứ nơi nào khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam
đoan này.

Hà Nội, ngày


tháng

năm

Tác giả

Đinh Thị Minh Thơm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ 1
1.1 Lý do khoa học ................................................................................ 1
1.2 Lý do sư phạm ................................................................................. 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài ................................................................ 4
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 5
7. Kết cấu khóa luận............................................................................... 5

NỘI DUNG CHÍNH .................................................................. 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI ....................... 6
1.1 Khái niệm truyện đồng thoại ............................................................ 6
1.1.1 Nguồn gốc khái niệm .................................................................... 6
1.1.2 Khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam ...................................... 7
1.2 Đặc điểm truyện đồng thoại............................................................ 11
1.2.1 Nghệ thuật truyện đồng thoại ....................................................... 11
1.2.2 Nội dung truyện đồng thoại .......................................................... 11

1.2.3 Nhân vật trong truyện đồng thoại ................................................. 13
1.3 Phân loại truyện đồng thoại............................................................. 13
1.3.1 Siêu nhiên thể đồng thoại ............................................................. 14
1.3.2 Nghĩ nhân thể đồng thoại ............................................................. 14
1.3.3 Thường nhân thể đồng thoại......................................................... 14
1.4 Quá trình hình thành và phát triển truyện đồng thoại ở Việt Nam.... 14
1.5 Truyện đồng thoại với việc giáo dục trẻ mẫu giáo ........................... 17
1.5.1 Truyện đồng thoại với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo... 17


1.5.2 Truyện đồng thoại với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu
giáo ...................................................................................................... 17
1.5.3 Truyện đồng thoại với trị chơi đóng kịch của trẻ mẫu giáo......... 19
Chương 2: TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÕ QUẢNG VỚI VIỆC GIÁO
DỤC TRẺ MẪU GIÁO ........................................................................ 20
2.1 Đặc điểm truyện đồng thoại Võ Quảng........................................... 20
2.1.1 Truyện đồng thoại Võ Quảng mang đậm chất dân gian................ 20
2.1.2 Mở rộng chức năng phản ánh hiện thực ....................................... 23
2.1.3 Mang dáng dấp truyện ngụ ngôn.................................................. 24
2.1.4 Truyện đồng thoại Võ Quảng thường ngắn gọn, ngơn từ giàu
hình ảnh ................................................................................................ 25
2.2 Truyện đồng thoại với tâm lý trẻ mẫu giáo ..................................... 25
2.3 Truyện đồng thoại Võ Quảng với việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu
giáo....................................................................................................... 28
2.3.1 Truyện đồng thoại Võ Quảng giúp các em hiểu biết về thế giới
xung quanh ........................................................................................... 28
2.3.2 Truyện đồng thoại Võ Quảng giúp các em hiểu biết về cuộc sống
thực tại và các mối quan hệ trong cuộc sống ......................................... 32
2.4 Truyện đồng thoại Võ Quảng với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mẫu giáo ............................................................................................... 36

2.5 Truyện đồng thoại Võ Quảng với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ
mẫu giáo ............................................................................................... 39
2.5.1 Truyện đồng thoại Võ Quảng tình yêu thương, thái độ quan tâm
đến mọi người và lối sống có trách nhiệm cho trẻ mẫu giáo.................. 39
2.5.2 Truyện đồng thoại Võ Quảng góp phần giáo dục tình u thiên
nhiên, q hương đất nước cho trẻ mẫu giáo......................................... 40

KẾT LUẬN ....................................................................................... 43


M U
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Lý do khoa học:
“Hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ và tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ
bước vào đời” [12; 33]. Đó là những tâm sự của nhà thơ, nhà văn Võ Quảng –
một trong những cây bút hiếm hoi đã dành trọn cuộc đời sáng tác của mình chỉ
để viết cho thiếu nhi và ông đã thực sự nêu gương đó trong cả cuộc đời mình,
trong những trang văn như là sự kết tinh toàn bộ tài năng và tâm hồn ông. Võ
Quảng là một nhà văn, nhà thơ rất thân quen với bạn đọc nhỏ tuổi qua những tác
phẩm trong trẻo, đôn hậu cho tuổi thơ, bởi ông là một nhà văn, nhà thơ đã dành
cả cuộc đời và tấm lịng của mình cho thiếu nhi. Tồn bộ sức lực, thời gian, tinh
hoa của ông đã dồn trọn vẹn vào những trang văn, dòng thơ, những bộ phim
hoạt hình cho lớp trẻ. Dù viết ở thể loại nào, Võ Quảng đều cho chúng ta thấy
được tài năng và tâm huyết đối với nghề của mình trong lĩnh vực hoạt động
nghệ thuật. Ơng thực sự đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng trong
làng Văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng và nền Văn học Việt Nam hiện đại
nói chung. Có ai đó nói nhà văn là nghệ sĩ về tư tưởng và nghệ sĩ về ngôn ngữ.
Đọc các tác phẩm của Võ Quảng, ta sẽ bắt gặp hai phẩm chất ấy trong thơ và
văn của ông.
Khác với những cây đa cổ thụ trong làng Văn học viết cho thiếu nhi như:

Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ… bởi các nhà văn, nhà thơ này còn
sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả ở mọi lứa tuổi khác, với nhà văn Võ
Quảng thì tồn bộ tác phẩm của ông đều cho một lứa tuổi duy nhất: thiếu nhi nhi đồng. Làm được công việc như ông quả là có một khơng hai trong nền Văn
học hiện đại của chúng ta. Suốt con đường dằng dặc có hơn nửa thế kỷ, nhà văn
đã chứng minh đúng cái điều mà ông hằng tâm huyết: “Viết cho thiếu nhi là tình
u và lẽ sống của tơi’’. Bởi mang trong mình tâm huyết ấy mà Võ Quảng đã
đem lại cho các em một niềm vui thực sự.


Không chỉ gần gũi với thơ, Võ quảng cũng đã dành hết tâm hồn và tài
năng của mình vào những tác phẩm văn xuôi. Văn xuôi cho thiếu nhi của Võ
Quảng khá phong phú. Bên cạnh các tiểu thuyết nổi tiếng như: Quê nội, Tảng
sáng…thì mảng truyện đồng thoại của ông lại bao gồm những thiên đồng thoại
nhỏ nhắn và xinh xắn, hồn nhiên và đậm đà sự sống vui, làm gắn bó được nhu
cầu ham hiểu biết và hướng về điều thiện của thế hệ trẻ thơ. Đồng thoại là một
loại hình văn học rất hợp với tuổi thơ. Với thuộc tính cơ bản là sự tung hồnh
của trí tưởng tượng, truyện đồng thoại dễ tác động trực tiếp vào trí tưởng tượng,
làm cho các em dễ hiểu, dễ xúc động. Tuy vậy, sự tưởng tượng của đồng thoại
cho dù có bay bổng đến đâu cũng phải bắt nguồn từ thực tế dù rất xa xơi hoặc
một thói quen tập tục nào đó chứ khơng phải tưởng tượng tùy hứng.
Những truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong các tập:
Những chiếc áo ấm (1970), Bài học tốt (1976), Vượn hú (1993) với những
truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai, Bài học tốt, Trong một hồ nước, Hòn
đá, Mèo tắm, Trăng thức, Anh Cút lủi, Trai và ốc gai…
Đến với các tập truyện đồng thoại của Võ Quảng, với góc độ nghiên cứu
về phương diện nghệ thuật, tác giả khóa luận mong muốn sẽ tiếp cận với tên
tuổi của một nhà văn đã gắn nửa cuộc đời của mình với thiếu nhi để chỉ viết
riêng về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi, ông viết truyện đồng thoại theo cách
cảm cách nghĩ của trẻ nhỏ, nhằm làm sáng rõ và góp phần nâng cao những giá
trị nghệ thuật ấy.

1.2. Lý do s­ ph¹m:
Truyện đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, nó có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng. Nhân vật chính thường là
động vật, thực vật và những vật vơ tri nhưng được mang tính cách của con
người. Nội dung của truyện đồng thoại thường ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, có
nhiều yếu tố bất ngờ, dễ thuộc, dễ nhớ. Những đặc điểm đó làm cho đồng thoại
gần gũi với trẻ thơ. Ở đó trẻ tìm thấy những nét quen thuộc trong cuộc sống của
mình và thấy sự thân thương bầu bạn. Đồng thoại có khả năng đem đến cho trẻ


những ước mơ bay bổng, những xúc cảm thẩm mỹ về một thế giới thiên nhiên
huyền ảo, lý giải cho trẻ những lý tưởng trong sáng, góp phần giáo dục cho trẻ
một thái độ đúng trong cuộc sống hàng ngày,giúp các em vững vàng hơn trong
q trình hồn thiện nhân cách của mình. Là một giáo viên mầm non trong
tương lai, tơi mong muốn mình khơng chỉ làm cho các em có thêm nhiều hiểu
biết mà cịn giúp cho các em biết thưởng thức cái hay cái đẹp của những truyện
đồng thoại, giúp các em thấy được chính mình trong các tác phẩm đồng thoại,
từ đó giúp đánh thức trong các em những tình cảm tốt đẹp: tình yêu thiên nhiên,
quê hương, đất nước và những con người xung quanh các em, giúp cho tâm hồn
các em nảy nở, làm cho những “mầm non” trỗi dậy, vén mây nhìn vào khoảng
trời mới. Vì vậy tơi đã chọn đề tài: Truyện đồng thoại Võ Quảng với việc giáo
dục trẻ mẫu giáo
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả khác
nhau nhận định về văn xi Võ Quảng nói chung và về các tập truyện đồng
thoại nói riêng . Với các tập truyện đồng thoại: Những chiếc áo ấm, Bài học tốt,
Vượn hú… cũng có nhiều đánh giá, nhận xét khác nhau tuy nhiên còn tản mạn.
Trong bài “Đồng thoại qua ngịi bút của Võ Quảng”, Vũ Ngọc Bình đã
viết: “Phần lớn truyện cấu trí trên những sự tích dân dã. Câu văn anh thường
ngắn và động bởi có lắm động từ. Chỉ vài nét phác họa, anh đã dựng lên một

cảnh trí, một tình huống trong đó màu sắc, âm thanh, ý nghĩ và hành động cùng
xôn xao, quẫy cựa lên để rồi sau đó tất cả lại lặng tắt đi, trầm lắng sau cái ngụ
ý, cái ngôn náu bên trong câu, chữ. Phải chăng vì thế mà một số đồng thoại của
anh mang dáng dấp những ngụ ngôn. Tự nhiên tôi nghĩ cách viết truyện của Võ
Quảng khác nào công phu một con trai trong Trai và Ốc Gai đã chắt lọc ánh
sáng màu sắc của Mặt trời và Mặt trăng, của sao đêm và biển cả để làm nên
ngọc quý. Nếu tư tưởng và ngôn ngữ được chắt lọc thành những tia sáng và
gam màu tinh diệu – rút ra từ cuộc sống và lao động sáng tạo – thì có thể xem
đó là văn chương - ngọc quý” [3; 5].


Phong Lê có viết: “Sau Dế Mèn phiêu lưu ký của Tơ Hồi, chúng ta thật
sự được hưởng một niềm vui trẻ thơ mà không hời hợt hoặc khiên cưỡng trong
mỗi truyện của Võ Quảng[…] Đọc truyện đồng thoại của Võ Quảng ta như
càng chứng minh được khả năng tung hồnh của tưởng tượng – điều mà chính
ơng cũng đã từng khẳng định: khơng có chỗ nào gọi là xa xơi, khơng có vấn đề
gì gọi là cao siêu mà truyện đồng thoại không vươn tới được” [10; 358].
Trong Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh có viết
“Một đặc điểm đáng quý trong truyện đồng thoại Võ Quảng là anh rất nghiêm
túc trong cách viết. Ngôn ngữ của anh trong sáng, ngắn gọn, ít có những đoạn
rườm rà kéo dài [...] Truyện không những phải giáo dục các em lý tưởng, chắp
cánh cho cánh cho các em bay bổng, giúp các em mở rộng tri thức, thực hiện
những ước mơ mà còn phải dạy các em trau dồi lời ăn tiếng nói hàng ngày”
[19; 158].
Như vậy những lời nhận xét, đánh giá mới chỉ dừng lại ở những nhận
định bao quát, chưa đi sâu nghiên cứu vai trò của truyện đồng thoại Võ Quảng
đối với trẻ mẫu giáo trong các tập truyện đồng thoại: Những chiếc áo ấm, Bài
học tốt, Vượn hú một cách cụ thể.
Mỗi tác giả đưa ra một ý kiến nhận định riêng về phương diện: giá trị nội
dung, tư tưởng. Qua đó các tác giả khẳng định được tài năng, tấm lòng vì trẻ thơ

của Võ Quảng. Bản thân tơi cũng muốn đóng góp thêm một số ý kiến để khẳng
định Võ Quảng là một nhà văn đã dành cả đời văn để sáng tác cho thiếu nhi với
đề tài “Truyện đồng thoại Võ Quảng với việc giáo dục trẻ mẫu giáo”.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Tỡm hiu truyn ng thoi ca Võ Quảng.
- Đánh giá vai trò của truyện đồng thoại Võ Quảng với việc giáo dục trẻ
Mẫu giáo. Đồng thời nâng cao năng lực của bản thân, phục vụ cho việc giảng
dạy truyện đồng thoại Võ Quảng trong trường Mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Truyn ng thoi Vừ Qung với việc giáo dục trẻ Mẫu giáo.


5. Phạm vi nghiên cứu:
Các tập truyện đồng thoại:
-Những chiếc áo ấm - NXB Kim Đồng(1970)
-Bài học tốt - NXB Kim Đồng(1976)
-Vượn hú - NXB Kim Đồng(1993)
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp thống kê, khảo sát.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
7. Kết cấu khóa luận:
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
*Chương 1: Kh¸i qu¸t về truyện đồng thoại
*Chng 2: Truyn ng thoi Vừ Qung với việc giáo dục trẻ mẫu giáo


NỘI dung chÝnh
CHƯƠNG 1:
KHÁI QT VỀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI

1.1.Kh¸i niƯm truyện đồng thoại:
1.1.1. Nguồn gốc khái niệm:
Theo Hoàng Vân Sinh, t ng thoi ở Trung văn được du nhập từ Nhật
Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu tiên của nó
là bộ Tựng th ng thoi do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ n thư quán xuất
bản năm 1909 [18; 1].
ở Nhật, truyện kể cho trẻ em được gọi là: Dowa, dch sang Hán ngữ là:
ng thoi.
Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi tác phẩm
có tính kể chuyện cho trẻ em. Về sau, đến thời Ngũ Tứ, người ta mới xem đồng
thoại là văn học viễn tưởng có tính đặc thù, trở thành một thể loại độc
lập[18;1], có địa vị quan trọng trong văn học nhi đồng. Cách hiểu này được duy
trì từ đó cho đến nay.
Theo nghiên cứu của Lê Nhật Ký, lý thuyết Trung Hoa cho rằng, đồng
thoại nảy sinh từ trong dân gian và được tiếp nối trong thời hiện đại. Vì vậy,
kho tàng đồng thoại Trung Hoa gồm có đồng thoại dân gian và đồng thoại hiện
đại. Đồng thoại dân gian là những sáng tác của quần chúng nhân dân, “phản ánh
những yêu cầu bức thiết của nhân dân trong xã hội cũ và nguyện vọng thốt
khỏi ách áp bức bóc lột, mưu cầu tự do hạnh phúc” (Vương Kiến Huy – Dịch
Học Kim, 2004, tr.1156). Đồng thoại hiện đại là những sáng tác của các nhà văn
dựa trên cơ sở của đồng thoại dân gian, hoặc là chất liệu, hoặc là nguyên tắc
nghệ thuật. Ở Trung Hoa, đồng thoại hiện đại được bắt đầu với vai trò của Diệp
Thánh Đào. Trong hai năm 1921, 1922, Diệp Thánh Đào đã sáng tác liên tiếp 23
tác phẩm, tiêu biểu có Con Bù nhìn rơm, Chiếc thuyền trắng nhỏ… Đến 1923,


ông xuất bản thành tập Con Bù nhìn rơm, gây được tiếng vang lớn trong dư
luận.
Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ
thuật. Hầu hết các tài liệu đều khẳng định, “đồng thoại tràn đầy viễn tưởng và

đó là đặc trưng chủ yếu của đồng thoại (…) Hình tượng của đồng thoại tự do và
rộng rãi hơn nhiều so với các tác phẩm văn học khác. Từ mây gió tuyết sương,
ngày tháng đến trời mây trăng sao, từ côn trùng, chim, cá, thú dữ đến hoa lá, cỏ
cây, từ những vật hữu sinh đến vơ sinh, từ vật hữu hình đến vơ hình, từ khái
niệm trừu tượng đến vật chất cụ thể đều có thể được nhân cách hóa trở thành
nhân vật có tư tưởng, có tính cách, có hành động và lời nói xuất hiện trong đồng
thoại. Đây lại là một đặc trưng nữa của đồng thoại” (Vương Kiến Huy – Dịch
Học Kim, 2004, tr.1156).
Căn cứ vào những nội dung trên đây, có thể nhận thấy truyện đồng thoại
trong cách hiểu của người Trung Hoa thực chất là truyện cổ tích. Nói cách khác,
khái niệm đồng thoại được sử dụng ở Trung Hoa có nội hàm là “truyện cổ tích”.
Rất tiếc, lâu nay, độc giả Việt Nam ít biết về điều này; vì vậy, chúng ta gần như
khơng thấy khái niệm đồng thoại từ Trung Hoa vào Việt Nam đã “trải qua một
độ khúc xạ, và do đó chịu một độ lệch” (Phan Ngọc, 2002, Bản sắc văn hóa Việt
Nam, tr.204).
1.1.2. Khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam:
Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên
bởi công trình Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản,
1932). Rất nhiều năm sau đó, nó mới được sử dụng vào việc đặt tên cho một
tuyển tập văn học. Đó là cuốn: Cổ kim đồng thoại do Lê Văn Chỏnh biên soạn
dựa trên nguồn tư liệu phương Tây, sách do nhà xuất bản Minh Tân ấn hành vào
năm 1952. Phi i thêm gần 10 năm nữa, nó mới chính thức được xác lập làm
khái niệm, trở thành thuật ngữ công cụ phục vụ hoạt động nghiên cứu, phê bình
văn học – nhất là văn học thiếu nhi.


Hoàn cảnh đưa đến sự ra đời của khái niệm là việc sau khi miền Bắc
được hồn tồn giải phóng, chúng ta bắt tay xây dựng nền văn học nghệ thuật
phục vụ thiếu niên nhi đồng. Nhằm thúc đẩy phong trào chung, nhà xuất bản
Văn học đã tổ chức dịch, giới thiệu một số tài liệu nước ngồi nói về lí luận và

kinh nghiệm sáng tác cho các em. Đó là các cuốn: 1/ Kinh nghiệm viết cho các
em (Nhiều tác giả, 1960); 2/ Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác (Kim
Cận, 1963); 3/ Làm thơ cho các em (Nhiều tác giả, 1961). Theo nhà nghiên cứu
Nam Mộc, những tài liệu này đã thể hiện được một số vấn đề cơ bản của văn
học thiếu nhi, nêu lên được những ý kiến cơ bản về lí luận và thực tiễn sáng tác
phục vụ lớp bạn đọc nhỏ tuổi.
Vào thời điểm này, văn học Việt Nam hãy còn xa lạ với lý thuyết về
truyện đồng thoại. Cho đến năm 1961, trên báo Văn nghệ số tháng 9, nhà văn
đồng thời là nhà phê bình văn học thiếu nhi Vũ Ngọc Bình có bài viết Những
thiếu xót cần khắc phục trong sáng tác cho thiếu nhi. Nội dung bài viết là đánh
giá những thành tựu cũng như hạn chế của văn học thiếu nhi qua mấy năm đầu
xây dựng CNXH. Trong bài có một đoạn nói về truyện đồng thoại như sau:
“Cịn đồng thoại là một thể loại khơng xa lạ gì lắm đối với con em chúng ta. Dế
Mèn phiêu lưu ký của Tơ Hồi trước kia và Cái tết của Mèo con của Nguyễn
Đình Thi gần đây đã chứng tỏ truyện đồng thoại là một loại truyện khá đặc sắc
cho thiếu nhi. Với sức tưởng tượng dồi dào và nguồn nhân vật rộng rãi từ người
đến súc vật, cỏ cây... đồng thoại có khả năng phản ánh hiện thực qua mọi không
gian thời gian” [2; 8]. Với bài viết này, Vũ Ngọc Bình đã trở thành cây bút đầu
tiên ở Việt Nam sử dụng khái niệm truyện đồng thoại. Qua cách diễn đạt của
ông, chúng ta thấy, truyện đồng thoại được xem là truyện về loài vật nhân cách
hóa.
Theo thời gian, khái niệm được sử dụng theo hướng ngày càng mở rộng.
Theo một thống kê chưa đầy đủ, khái niệm xuất hiện trong hàng trăm bài viết,
chuyên luận, giáo trình về văn học thiếu nhi nói chung, truyện đồng thoại nói
riêng. Hệ quả là, khái niệm giờ đây đã khơng cịn xa lạ với nhiều người. Nó


phản ánh cách nhìn, cách nghĩ của cộng đồng văn chương Việt Nam về một
hiện tượng văn học, cụ thể là truyện đồng thoại cho trẻ em.
Hầu hết các bộ Từ điển Hán – Việt, Từ điển Tiếng Việt đều có mục từ

“đồng thoại”. Sớm nhất là Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh. Trong cơng
trình này, từ đồng thoại được giảng là truyện chép cho trẻ em. Về sau một số từ
điển khác cũng giảng theo nghĩa y. Riờng Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn
ngữ học xem đồng thoại là một thể loại văn học: Đồng thoại: thể truyện cho trẻ
em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá,tạo nên một thế giới
thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của các em (Viện ngôn ngữ học, 2001, T
in ting Việt, tr.344).
Trong bài viết Tìm hiểu đặc điểm của truyện đồng thoại, Vân Thanh đã
đưa ra định nghĩa như sau: “Đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng. Ở đây, tác giả thường
dùng nhân vật chính là động vật, thực vật và những vật vô tri, lồng cho chúng
những tình cảm của con người. (Cũng có khi nhân vật là người). Qua thế giới
không thực mà lại thực đó, tác giả lồng cho chúng những tình cảm và cuộc sống
của con người. Tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương đó chính là những yếu tố
khơng thể thiu c trong ng thoi [20; 282].
Sau những phát biểu tản mạn, nhà văn Võ Quảng đà có bài viết riêng về
truyện đồng thoại, đăng trên Tạp chí Văn học số 1/1982. Bi viết có tên Lại nói
về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi. Lại nói, nghĩa là nói thêm, nói
tiếp, cũng là nói lại cho rõ một ý nào đó đà được phát biểu từ trước. Chủ yếu
là ông nói tiếp: Ông cho rằng, truyện đồng thoại thuộc số những thể loại phản
ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực, giàu tưởng tượng, gần gũi với truyện
cổ tích và ngụ ngônVề nhân vật, ông thừa nhận cã sù tham gia cña con ng­êi,
nh­ng chñ yÕu vÉn lµ loµi vËt. “Nhân vật của đồng thoại và cuộc sống trong
đồng thoại mở ra đa dạng hơn. Nhân vật của đồng thoại khơng chỉ là người mà
cịn đủ các lồi vật, lồi có xương sống, hoặc khơng có xương sống, biết nhảy,
biết bay, biết đi , biết lội... Nhân vật đồng thoại cịn là các lồi cỏ cây hoa quả


mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả từ cây kim, sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu
sắt đều có thể biến thành nhân vật của đồng thoại” [16]. Đóng góp của ông

trong bài viết này là đà chỉ ra mối quan hệ họ hàng của truyện đồng thoại và cổ
tích, dù sự phân biệt còn dừng lại ở mức sơ lược.
Trên báo Văn nghệ số 14/1986 nhà văn Nguyễn Kiên có bài viết V sc
tng tng ca ng thoi. Mở đầu bài viết, nhà văn có một giới thuyết ngắn
gọn về đồng thoại như sau: Theo tụi hiu thì đồng thoại, như ta gọi một cách
quy ước với nhau như vậy, là một thể tài hiện đại nảy sinh trên cơ sở kế thừa và
phát triển trực tiếp từ một số thể loại văn học dân gian như truyện cổ tích, ngụ
ngơn, truyền thuyết, chuyện vui dân gian...” [6]. XÐt trong ngn t­ liƯu hiƯn cã,
chóng t«i thÊy, Nguyễn Kiên là người đầu tiên đà khái quát được cách dùng khái
niệm truyện đồng thoại của người Việt ở khía cạnh một thể tài hiện đại.
Một ý kiến khác ý kiến của nhà văn Trần Hoài Dương: “Từ đồng thoại
vốn là từ vay mượn của Trung Quốc. Theo đúng nghĩa của họ để chỉ “những
truyện chép cho trẻ em”, nhất là với lứa tuổi nhỏ, cho nhi đồng. Nhưng lâu nay
ở ta, đồng thoại được hiểu là loại truyện viết mang tính nhân cách hóa lồi vật,
đồ vật, mang nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn... Tôi dùng truyện tưởng tượng là khơng
muốn dùng một khái niệm nước ngồi đã bị hiểu sai đi, mang một nghĩa khác
nhiều với nguyên ý ban đầu của nó”. Đoạn văn trên được trích trực tiếp từ bức
thư do nhà văn trực tiếp gửi cho Viện văn học Việt Nam, thư đề ngày
13.03.2007. Theo ông, khái niệm truyện đồng thoại đã không được sử dụng
đúng như cái “nguyên ý ban đầu của nó”. Đúng là, đồng thoại khởi đầu được
hiểu là “truyện chép cho trẻ em”, nhưng qua thời gian, nó đã được quy c li.
Từ những ý kiến trên đây, tôi thấy có thể kết luận về cách sử dụng truyện
đồng thoại ë ViƯt Nam. Cịng nh­ ë Trung Hoa, néi hµm khái niệm có sự co
dÃn, nhưng căn bản, nó được sư dơng chđ u theo nghÜa hĐp. Theo ®ã, trun
®ång thoại là một thể loại hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng loài vật, đồ vật và
các vật vô tri được nhân cách hoá làm nhân vật chính, có quan hệ gần gũi với
nhiều thể loại, nhất là cổ tích và ngụ ngôn


1.2. Đặc điểm truyện đồng thoại:

1.2.1. Nghệ thuật truyện đồng thoại:
Nhân cách hoá - sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa trí tưởng tượng
với tình cảm của con người là thủ pháp sáng tạo chủ yếu của truyện đồng
thoại, làm cho nó vừa giàu màu sắc xúc cảm vừa giàu tính ước mơ nờn c tr
em tip nhn một cách nhẹ nhàng, tự nhiên như đi vào cuộc sống của bản thân,
tạo ra một sức mạnh nội tâm độc đáo vốn được tình u và trí tưởng tượng cng
hng li m thnh.
Truyện đồng thoại mang đậm chất dân gian, chất dân gian thể hiện qua
việc các tác giả thường sử dụng kiểu bố cục tác phẩm theo kiểu hai phần trước
sau rõ ràng. Mỗi phần có một chức năng riêng, cụ thể: phần diễn truyện mô tả
sự việc, phần kết truyện nêu lên hệ quả sự việc. Lối bố cục này là hồn tồn phù
hợp với tầm đón nhận của các em, nhất là các em tuổi nhi đồng.
Truyện đồng thoại chứa đựng những triết lý sống vµ giu tình yêu thương.
Ngôn ngữ truyện đồng thoại là một thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ.
Không như truyện kể dân gian chỉ dừng lại ở việc trần thuật khái quát , sơ lược,
truyện đồng thoại vươn tới xu hướng miêu tả sự vật, sự việc một cách cụ thể. Vì
vậy, ngôn ngữ trong đồng thoại không chỉ là ngôn ngữ kể mà còn có ngôn ngữ
tả. Các biện pháp tu từ, nhất là so sánh, nhân hoá, hệ thống các từ láy, tính từ,
động từ được khai thác tối đa.Tả cảnh núi đồi mùa thu, Võ Quảng đà sử dụng
biện pháp so sánh khiến câu văn rất giàu hình ảnh: Núi đồi hiện ra như một
đàn rïa lãp ngãp” (Bµi häc tèt). ViÕt Linh viÕt vỊ Ông Than Đá: Ông Than Đá
sung sướng đến phát khóc lên, nhưng tiếc rằng than đá không có nước mắt. Sở dĩ
có thể nhận ra được ông khóc là vì nước da đen óng ánh hẳn lên (Ông Than
Đá), Những trang miêu tả thiên nhiên với một hệ thống ngôn từ giàu cảm xúc
góp phần tạo nên chất thơ cho truyện đồng thoại.
1.2.2. Nội dung của truyện đồng thoại:
Truyn ng thoại thuộc số những thể loại phản ánh cuộc sống khơng
theo quy luật tả thực. Nó là truyện tưởng tượng, sử dụng tưởng tượng để khái



qt cuộc sống thơng qua việc miêu tả hình tượng theo nguyên tắc kết hợp các
mặt tự nhiên và xã hội, loài vật và trẻ em. Nhờ sự kết hợp này mà ý nghĩa của
hình tượng được nới rộng, người đọc khơng chỉ tiếp nhận bức tranh đời sống
lồi vật mà còn cảm nhận được cuộc sống con người.
Trước hết, truyện đồng thoại thường dùng để ca ngợi cuộc sống mới, con
người mới. Những thành công về loại này khá nhiều, ví dụ: Chim chích lạc rừng,
Những mẩu chuyện nhỏ của Tô Hoài, Cái mai của Võ Quảng, Hải đảo xa xôi
của Hải Hồ
Mục đích của loại này là nhằm gây cho các em lòng yêu mến cuộc sống
mới, lòng tự hào về con người mới, về đất nước tươi đẹp ang trên đà phát triển
không ngừng. Nói về sự đổi thay nhanh chóng của quê hương dưới hình thức
đồng thoại, Tô Hoài kể cho các em: Thế rồi, dây điện ở đâu xô về, chằng qua
cánh đồng đan chi chít như mắc võng. Đàn chim ri tính nhút nhát cứ hoảng hốt
bay nhảo bay nhào, bay đâm cả vào dây điện, thế là cu cậu tưởng bị mắc lưới,
liền cuống cuồng bay bùng lên.
Truyện đồng thoại cũn có thể được dùng để mô tả một cách sinh động
sinh hoạt cđa c¸c em nh­: C¸i TÕt cđa mÌo con cđa Nguyễn Đình Thi, Chú đất
nung của Nguyễn Kiên, Con mèo rét của Lê Minh, Hoa nào đẹp nhất (kịch thơ
đồng thoại) của Minh Tâm, Văn Biển,Trăng rơi xuống giếng của Đào Vũ, ánh
sáng trong rừng hạnh phúc của Hoàng Anh Đường, Cuộc phiêu lưu của mèo con
và chó con của Chu Hồng Hải, Cô trăng khó tính của Nguyễn Quỳnh, Bác sĩ Sơn
dương (tranh truyện) của Xuân Vinh, Ngô Đình Chương. Các truyện trên đây
nói chung đều được viết bằng bút pháp dí dỏm
Nó có thể được dùng để miêu tả một nội dung khoa học, nhằm trang bị
kiến thức mới cho các em như: Ông Than Đá của Viết Linh, Lũ bướm đêm của
Thế Vũ, Đỗ con của Thuỳ Dương, Những kẻ thù nhỏ bé của Trần Quán Anh, Cô
kiến trinh sát của Vũ Kim Dũng
Ngoài các đề tài kể trên, còn phải chú ý loại đề tài này mà lâu nay người
ta vẫn nghi hoặc: không biết đồng thoại có phản ánh được những con người mới,



những tấm gương lao động anh hùng trong cuộc sống sản xuất và chiến đấu của
nhân dân ta hay không? Cô bê 20 của Văn Biển, Chú gà trống choai của Hải Hồ
đà bước đầu giải quyết được những băn khoăn đó, đóng góp một phần thành tích
đáng kể trong nền văn học thiếu nhi. Tác giả Cô bê 20 quả đà tìm được cách giải
quyết độc đáo cho cuốn s¸ch viÕt trùc tiÕp vỊ mét anh hïng cã thËt. Chú gà
trống choai của Hải Hồ lại là một bài thơ ca ngợi các chiến sĩ lái xe tuy sống vất
vả gian khổ nhưng rất lạc quan.
Truyện đồng thoại không chỉ đề cập đến cái thiện, cái ác mà còn giáo dục
đủ loại tình cảm cách mạng, tạo thành con người có bản lĩnh, làm tròn nghĩa vụ
công dân, nghĩa vụ làm người.
1.2.3. Nhân vật trong truyện đồng thoại:
Nhân vật trong đồng thoại không chỉ là người mà còn đủ các loài vật,
những vật vô tri, là các loài cỏ cây hoa quả mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả từ cây
kim sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu sắtTác giả gán cho chúng những tình
cảm của con người, tác giả đồng thời chú ý đến đặc điểm riêng về sinh hoạt của
bản thân chúng để rồi sau đó cả hai lại phải hài hòa với nhau.
Nhân vật đồng thoại đồng thời là hình tượng trẻ em. Đồng thoại miêu tả
loài vật nhưng thực chất là hướng vào trẻ em như một đối tượng phản ánh. Đọc
Võ sĩ Bọ Ngựa của Tô Hoài, chúng ta dễ dàng nhận ra thế giới trẻ em qua nét
tính cách hiếu động và hiếu thắng của chú Bọ Ngựa. Hay truyện Mùa xuân trên
cánh đồng (Xuân Quỳnh) là hình ảnh những đứa trẻ trong ngày hội mùa xuân.
Sự giận hờn giữa Sẻ Đồng và Ong Đất cũng rất trẻ con, Nhân vật đồng thoại là
nhân vật có cá tính. Khi miêu tả, nhà văn thường hướng vào tìm tòi các nét cá
biệt của nhân vật, những dấu ấn trẻ con, khiến cho hình tượng thêm phần sinh
động
1.3. Phân loại truyện đồng thoại:
Loại hình tác phẩm đồng thoại khá đa dạng. Theo Lê Nhật Ký trong bài
viết Về cách hiểu truyện đồng thoại ở Việt Nam (2009), trên trang web
phongdiep.net. Căn cứ vào nhân vật người ta chia đồng thoại thành ba tiểu lo¹i:



1.3.1. Siêu nhiên thể đồng thoại:
Sử dụng hình thượng nhân vật thần kì, thần tiên, ma quỷ
1.3.2. Nghĩ nhân thể đồng thoại:
Sử dụng hình thức nhân cách hóa loài vật, đồ vật và những vật vô tri khác.
Đây là hình thức rất phổ biến trong đồng thoại.
1.3.3. Thường nhân thể đồng thoại:
Thường lấy con người là nhân vật chính
1.4. Quá trình hình thành và phát triển truyện đồng thoại ở Việt Nam
ở nước ta trước Cách mạng, Tô Hoài đà vết Dế mèn phiêu lưu ký không
những trẻ em thích mà cả người lớn cũng say mê. Thiên truyện kể về cuộc đời
vô cùng sôi nổi nhưng đầy sóng gió cđa mét chó dÕ mÌn trỴ ti, nã vốn là hình
ảnh sinh động của cả một lớp tuổi trẻ. Trong mt hon cnh ti tm của xà hội
cũ, tác giả cũng đà gửi gắm vào đấy những ước mơ của lớp trẻ muốn thoát ra
khỏi cuộc sống ngột ngạt đương thêi. Theo hồi ức của một số nhà văn, Dế Mèn
phiêu lưu ký gây ấn tượng mạnh với họ. Trong Chuyện văn, chuyện đời, nhà văn
Ngô Văn Phú cho biết: “Khoảng năm 1944, 1945, tôi được đọc Dế mèn phiêu
lưu ký. Quả thật tôi bị mê hoặc. Cái chú Dế Mèn nghịch ngợm đủ điều, có đủ
nết hay tính xấu mà đứa trẻ nào cũng cảm thấy mình có chút gì đó trong tính
cách của chú Dế Mèn. Tơi thích cuộc phiêu lưu đầy ý vị của Dế Mèn” (Ngô
Văn Phú, 2004, Chuyện văn, chuyện đời, tr.272). Nhà văn Nguyễn Kiên đọc
truyện Tơ Hồi và cảm thấy ln “mơ màng đến bước phiêu lưu, vượt ra ngoài
lũy tre làng, y như anh bạn Dế Mèn” (Nguyễn Kiên, 1995, Ký ức mt thi hc
vn, tr.85).
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, trong sự phát triển chung rất mạnh
mẽ của văn học thiếu nhi, đồng thoại cũng có những đóng góp ®¸ng kĨ. Theo
Nhà xuất bản Kim Đồng thì trong 20 năm qua, trong số sách viết cho đối tượng
nhi đồng, tỉ lệ sách truyện đồng thoại chiếm tới 74 %. Số nhà văn viết đồng
thoại ngày càng đông đảo. Tô Hồi sau Dế mèn phiêu lưu ký được đơng đảo bạn

đọc yêu thích, vẫn tiếp tục cho ra nhiều truyện đồng thoại có chất lượng như:


Con mèo lười, Chim chích lạc rừng, Những mẩu chuyện nhỏ…Nguyễn Đình
Thi với Cái tết của mèo con; Võ Quảng với Những chiếc áo ấm, Cái mai; Phạm
Hổ với Bê và Sáo; Nguyễn Kiên với Chú đất nung; Lê Minh với Con mèo rét;
Hải Hồ với Truyện chú gà trống choai; Trần Hoài Dương với Cuộc phiêu lưu
của những con chữ; Văn Biển với Cô Bê 20, cùng với nhiều tác giả như Phong
Thu, Hoàng Anh Đường, Viết Linh, Xuân Quỳnh, Vân Long, Vũ Duy Thơng,
Bùi Minh Quốc... đã có những đóng góp làm chho cái vốn đồng thoại của chúng
ta ngày càng đa dạng hơn trước. Trên trang thiếu nhi của các báo hàng tuần và
trong buổi phát thanh dành cho các em thiếu nhi của đài phát thanh, đồng thoại
cũng tham gia cung cấp món ăn tinh thần cho các bạn đọc và các bạn nghe nhỏ
tuổi.
Đång tho¹i có thể phản ánh trc tip v cuc sng mi, con người mới,
trên đất nước ta. Tiêu biểu như Cô Bê 20 của Văn Biển, Cái mai của Võ Quảng,
Truyện chú trống choai của Hải Hồ…
Bên cạnh mảng truyện trên là một mảng truyện không trực tiếp viết về
hiện thực cuộc sống – những câu chuyện ở đây chủ yếu là những truyện tưởng
tượng – nhưng vẫn phản ánh và đem đến cho các em những tư tưởng tình cảm
mới, những nét của tâm hồn con người mới trong xã hội mới của chúng ta. Ví
dụ: Bê và Sáo, Lật đật và Phồng phềnh là những truyện về tình bạn trong sáng.
Mẹ (trong Cây gạo) là hình ảnh về sự hi sinh của người mẹ vì hạnh phúc của
các con. Nếu Những chiếc áo ấm, Cuộc phiêu lưu của những con chữ giáo dục
tinh thần tập thể trong lao động thì Con mèo lười phê phán thói xấu lười biếng
và ăn bám…
Chỉ qua một số tác phẩm kể trên, chúng ta cảm thấy được rằng đồng thoại
của chúng ta có khả năng thực hiện tốt chức năng phản ánh và chức năng giáo
dục, và trong thực tế, những năm qua, rõ ràng nó khơng những đã thực hiện tốt
chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, và cả chức năng phản ánh

hiện thực cuộc sống mới, mµ còn có thể đem lại cho nội dung đó hơi thở của
thời đại.


Để cho công bằng cần phải nói thêm là, bên cạnh những truyện đồng
thoại tốt như kể trên, chúng ta cũng còn những truyện chưa hp dn, cha đáp
ứng được nội dung giáo dục cho các em như Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan
tướng công của Vũ Tú Nam, Chuyện vỊ mét con mÌo cđa Vị ThÞ Th­êng.
Chuyện về một con mèo của Vũ Thị Thường viết trên báo Văn nghệ số
517, ngày 28-9-1973, không thuộc loại trên nhưng nếu chú ý đến u cầu giáo
dục các em, thì có khía cạnh cần bàn bạc. Từ trước đến nay, có nhiều truyện
đồng thoại viết về mèo như Con mèo lười của Tơ Hồi, Cái tết của mèo con của
Nguyễn Đình Thi, Con mèo rét của Lê Minh, Cuộc phiêu lưu của chó con và
mèo con của Chu Hồng Hải. Khơng phải ngẫu nhiên mà “nhân vật” mèo lại
được nhiều tác giả chọn làm nhân vật chính. Có thể vì mèo là con vật thân thiết,
gần gũi với các em. Các em yêu mèo, nâng niu, vuốt ve, nhiều khi kéo đi
hoặc đùa nghịc với nó.
Con mèo lười trong truyện của Tơ Hồi có cái mũi đỏ, thích ăn ngon ngủ
kỹ mà lại khơng thích làm. Nhưng nhờ có tình u thương, chăm sóc của các
bạn nên mèo đã dần dần sửa được khuyết điểm. Ở những truyện khác “nhân
vật” mèo, mỗi truyện mỗi vẻ, hoặc được khen ngợi vì dũng cảm, xơng xáo, hoặc
bị phê phán vì lười, tham lam.
Thế nhưng con mèo trong Chuyện về một con mèo thì lại khác… Nó cũng
lười, nhưng xung quanh nó khơng có ai u thương nó cả. Khi nó khơng làm
được việc thì bị mọi người mắng nhiếc, sỉ vả, bị xách gáy quẳng ra tận ngồi xa.
Họ cịn bắt con mèo con nhịn ăn đến run lẩy bẩy, hoa cả mắt.
Thế nhưng sau khi mèo con cắn được một con chuột xù to thì mọi người
lại cuống quýt lên, thay đổi hẳn thái độ, phủ định luôn cả những đánh giá trước
đây của mình. Thành ra đối với mèo con, khuyết điểm thì bị xử phạt q nghiêm
khắc, cịn ưu điểm thì lại được thổi phồng lên quá cao.

Chuyện về một con mèo quả có gây ra ít nhiều băn khoăn về nội dung
giáo dục của nó. Bài học đối nhân xử thế chưa có tác dụng đối với các em mà
còn ẩn chứa những tác động xấu đối với tâm hồn các em.


1.5. Truyện đồng thoại với việc giáo dục trẻ mẫu giáo
1.5.1. Truyện đồng thoại với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
Cã thĨ nãi, gi¸o dơc thÈm mü giữ vị trí trung tâm trong hệ thống giáo dục
mẫu giáo, bởi lẽ, với lứa tuổi này, nhận thức thông qua con đường cụ thể, trực
tiếp, cảm tính, gắn liền với những xúc cảm, tình cảm, hay nói cách khác là thông
qua con đường thẩm mỹ. Về phương diện này, văn học, đặc biệt đồng thoại có
khả năng chiếm ưu thế (riêng đối với trẻ mẫu giáo), viết cho các em cần đẹp,
vui, mà truyện đồng thoại là loại truyện có cơ hội tung hoành nhất về mặt đó.
Một yếu tố không thể thiếu được trong truyện đồng thoại là trÝ t­ëng t­ỵng
phong phó bay bỉng. TrÝ t­ëng tượng cđa trẻ linh hoạt, kì ảo và bất ngờ nhưng
đều hợp lý. Những sự bất ngờ trong đồng thoại như sự trái ngược về hình ảnh (to
bé, béo gầy); sự lạ lùng (kiến thắng voi, ốc chạy nhanh hơn hổ), hoặc sự
vô lý mà công nhận được (cá thờn bơn hay chế nhạo bạn mà bị méo mồm, ác
quá hoá cọp, lươn sống không trung thực nên phải lẩn dưới bùn đen, chuột hợm
hĩnh nên bị chết) đều được trẻ em thích thú. Sống trong đồng thoại, các em
được sống hết mình với bản chất thật của mình, được phát huy trí tưởng tượng vô
tận mà các em đà có. Đó là cơ sở để trẻ có thể rung động và cảm nhận được mọi
vẻ đẹp trong cuộc sống. Mặt khác, bản thân của trẻ rất giàu xúc cảm, đặc biệt là
những xúc cảm thẩm mỹ, nên trẻ dễ xúc cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên hay
trước những việc làm tốt. Mảng đề tài thiên nhiên lộng lẫy kỳ ảo trong đồng
thoại với những con chim gáy hiền lành béo nục, đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ
ngác nhìn xa, những con chim chích hai chân bằng hai chiếc tăm, những
đàn cá rô ron nô nức lội ngược nước mưa Có thể nói trong tâm hồn chưa bận
việc đời, khoảng trời thiên nhiên ấy sẽ thấm vào các em như một niềm say mê,
làm phong phú tâm hồn, làm giàu thêm những xúc cảm thẩm mỹ và năng lực

cảm thụ cái đẹp cho các em.
1.5.2. Truyn ng thoi vi vic giáo dục lịng nhân ái cho trẻ mẫu giáo
ViƯc gi¸o dục lòng nhân ái cho trẻ là cơ sở hàng đầu giúp trẻ xác lập được
mối quan hệ tích cực với môi trường xung quanh và cuộc sống để từ đó trẻ có
thể phát triển nhân cách một cách thuận lợi và tốt đẹp. Trẻ thơ rất nhạy cảm và


sống bằng tình cảm, dễ rung động, dễ đặt mình trong hoàn cảnh của người khác
để cảm thông và bộc lộ thái độ một cách rõ ràng, dứt khoát giữa hai mặt: xấu
tốt, ghét yêu, buồn vui, chán thích, nhớ quên,... Chính vì thế,giáo dục
lòng nhân ái cho con người phải được bắt đầu từ lứa tuổi thơ - đây là thời điểm
thuận lợi nhất và hiệu quả cao nhất.
Bao trùm lên các truyện đồng thoại là lòng nhân ái. Đối với trẻ thơ, lòng
nhân ái không phải là cái gì cao siêu mà trước hết thể hiện ở tình yêu thương đối
với những người thân thiết ruột thịt như: tình mẹ con, lòng yêu thương, kính
trọng, hiếu thảo của con đối với cha mẹ, tình cảm anh em, bạn bè, tình yêu thiên
nhiên... Truyện đồng thoại, trước hết giáo dục cho trẻ tình yêu thương, thái độ
quan tâm đến mọi người, và lối sống có trách nhiệm. Trong thế giới đồng thoại,
tất cả cỏ cây hoa lá, động vật và những vật vô tri đều có một tâm linh. Cuộc
sống thực mà hư; hư mà thực với những sự việc cảm động mà ai cũng như đÃ
gặp đâu đó trong cuộc sống. Đó là tình yêu thương sâu sắc vô bờ bến của cha mẹ
đối với con cái (Chim cuốc - Đức Hậu); tấm lòng biết ơn và sự hiếu thảo của con
đối với cha mẹ (Bồ nông có hiếu Phong Thu...); tình bạn đẹp đẽ và cảm động
(Đôi bạn dưới biển san hô- Nguyễn Như Mai, Có một bầy hươu của Vũ Hùng,
Bác gấu đen và hai chú thỏ- Dương Đình Hy...) Sự độ lượng bao dung, nghiêm
khắc với mình, nhân hậu với người, sự hy sinh, biết sống vì nhau... đó là ngọn
nguồn của những tình cảm lớn lao như tình yêu thương đồng loại mà ngay từ bé
trẻ đà được hấp thụ. Mỗi câu chuyện với những nét độc đáo khác nhau giúp trẻ
nhìn vào đó như soi vào những chuẩn mực đạo đức. Mới đầu có thể chỉ là sù b¾t
ch­íc theo thãi quen, nh­ng rÊt cã thĨ sau sẽ trở thành ý thức, thành phương

châm ứng xử, thành một cách sống của trẻ.
Bên cạnh việc định hình và hướng tới cho trẻ một cách sống đầy lòng
nhân ái với con người, truyện đồng thoại còn góp phần giáo dục tình yêu thiên
nhiên cho trẻ. Với mảng đề tài thiên nhiên sinh động và hấp dẫn, truyện đồng
thoại đà thức dậy trong các em những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh và sự yêu
thương tha thiết với đời. Trẻ dễ dàng hoà mình với những trang viết nên thơ tươi
mát ấy, hoà mình với thế giới thiên nhiên thể đồng thoại để nghe tiếng rì rào của


con suối, để bay lên tri i chi cựng git nước tí xíu” , nghe tiếng hót của
chim hồng yến hay đi xuống lòng biển, phiêu lưu trong thế giới huyền diệu của
san hơ... Một tình u thiên nhiên như thế thật đáng quý trong việc nuôi dưỡng
những giấc mơ, những khát khao vươn tới cái đẹp, cái cao cả cuộc đời.
1.5.3. Truyện đồng thoại với trị chơi đóng kịch của trẻ mẫu giáo
Với đặc trưng và ưu thế của thể loại, truyện đồng thoại dễ được các em
“nhập vai” nhanh chóng, các em dễ đặt mình trong những hồn cảnh cụ thể của
các nhân vật, suy nghĩ và hành động theo các nhân vật. Chính vì thế có thể tổ
chức trị chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo theo truyện đồng thoại. Đây là loại trò
chơi rất phù hợp cho tr mẫu giáo và bất cứ cháu nào cũng có thể chơi được.
Việc tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo thông qua truyện đồng thoại
vừa giúp các em khắc sâu nội dung truyện để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm
mỹ và giáo dục lòng nhân ái, vừa giúp trẻ có khả năng phát huy một cách toàn
diện những năng lực sáng tạo của mình (về ngôn ngữ, thơ ca, múa, nhạc, tạo
hình)
Mt khỏc, thụng qua trị chơi đóng kịch, trẻ có dịp giao tiếp với nhau
khơng chỉ là sự giao tiếp bình thường mà là sự nhập vai với nhân vật, là đặt
mình vào hồn cảnh nhân vật để cảm hiểu đến sâu sắc cuộc đời của chúng. Từ
việc cảm hiểu cuộc đời của nhân vật trong đồng thoại đến việc cảm hiểu cuộc
đời của những người trong cuộc sống xung quanh là một khoảng cách, nhưng
khơng thể nói là khơng chịu ảnh hưởng một cách nghiêm túc. Do vậy, nếu tổ

chức thành công những trị chơi ấy, truyện đồng thoại sẽ càng có ý nghĩa tích
cực trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo.


×