Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đọc - hiểu các văn bản báo cáo, chiếu theo đặc trưng thể loại (KL03742)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.42 KB, 81 trang )


Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2
SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa 1 Líp: K33B - Ng÷ v¨n
ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN CÁO, CHIẾU THEO ĐẶC
TRƯNG THỂ LOẠI

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

2


LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, của các
thầy cô trong tổ phương pháp dạy học Ngữ Văn, đặc biệt là của thầy giáo,
Th.S - GVC Vũ Ngọc Doanh. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các
thầy giáo, cô giáo đã giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hoa













Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan việc lựa chọn đề tài của khóa luận và kết quả điều tra
nghiên cứu là kết quả của cá nhân tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn. Vì thế, khóa luận của tôi không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác.

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hoa















Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1
.
Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp của khóa luận

8. Cấu trúc của khóa luận
4
5
5
5
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
6
6
6
6
1.1.2. Hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học 9
1.1.3. Đọc – hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học 12
1.2. Cơ sở thực tiễn 14
CHƯƠNG 2: ĐỌC – HIỂU CÁC VĂN BẢN CÁO, CHIẾU THEO
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
2.1. Văn bản và văn bản nghị luận trung đại
2.1.1. Văn bản

16
16
16
2.1.2 Văn bản văn học 17
2.1.3. Văn bản nghị luận 18
2.1.4. Văn bản nghị luận trung đại
2.2. Đặc trưng của các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu
2.2.1. Các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu thường được viết bởi những


người có trọng trách lớn, có địa vị trong xã hội và đối tượng tiếp nhận
được xác định rõ ràng. Mỗi một văn bản thường đánh dấu một sự kiện
trong đại nào đó trong lịch sử dân tộc.

22
23



23
2.2.2. Các văn bản hành chính xưa nói chung và các văn bản thuộc thể

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

5

cáo, thể chiếu nói riêng mang tính quy phạm rất rõ. Mỗi một loại đều
chịu sự quy định của thể tài:

24
2.2.3. Các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu còn mang tính nghệ thuật.
Nó được thể hiện ở việc sử dụng các điển tích, điển cố; các hình ảnh
ước lệ, tượng trưng để tác động mạnh mẽ vào xúc cảm của người đọc.


25
2.2.4. Lời của các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu thường được cấu tạo

theo lối biền ngẫu, mỗi câu có hai vế cân đối nhau về số từ, giống nhau
về kết cấu ngữ pháp, đối nhau về ý và thanh điệu. Do đó làm cho lời
văn giàu nhạc tính, đem lại giá trị nghệ thuật cao.



27
2.3. Những khó khăn trong việc dạy các văn bản thuộc thể cáo, thể
chiếu trong nhà trường phổ thông hiện nay.
2.3.1. Khoảng cách thời gian
27

28
2.3.2. Khoảng cách về không gian
2.3.3. Khoảng cách về mặt tâm lí
28
28
2.3.4. Khoảng cách ngôn ngữ 29
2.4. Đọc – hiểu các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu cần phải chú ý đến
những vấn đề sau:
2.4.1. Đọc hiểu các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu cần phải chú ý đến
bối cảnh lịch sử ra đời của văn bản đó.

30

30
2.4.2. Tìm hiểu sơ lược về thể loại 31
2.4.3. Đọc – hiểu khái quát văn bản 32
2.4.4. Đọc phân tích, cắt nghĩa đánh giá hệ thống luận điểm, cách lập
luận của bài cáo, chiếu.


33
CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
44
BÀI 1: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ 45
Bài 2: CHIẾU CẦU HIỀN 59
KẾT LUẬN
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
74



Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

6

MỞ ĐẦU

1
.
Lí do chọn đề tài
Sau cách mạng tháng Tám, bộ môn Văn học được nhìn nhận như một
bộ môn có sức mạnh to lớn, có nhiệm vụ giáo dục một cách có hiệu quả cho
thanh, thiếu niên lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng, tinh thần dân tộc và ý
thức dân chủ, tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô
sản. Hòa bình lập lại năm 1954, lại được bổ sung, nhấn mạnh thêm về khía
cạnh nghệ thuật, khía cạnh thẩm mĩ bộ môn Văn đã phát huy tác dụng được

một thời gian khá dài. Cho đến nay, bộ môn Văn luôn giữ vị trí là một môn
học chính trong nhà trường phổ thông. Những nhà nghiên cứu hiện nay luôn
coi trọng việc dạy học Văn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Khi đi sâu vào
nghiên cứu, vấn đề này đã gặp không ít những khó khăn.
Chương trình Ngữ Văn mới hiện nay được biên soạn dựa trên một hệ
thống các nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc thể loại. Các tác phẩm, văn bản lựa
chọn sắp xếp theo thể loại và thông qua việc đọc – hiểu có thể cung cấp những
kiến thức, kĩ năng, năng lực tự đọc, giáo dục nhân cách cho học sinh. Vì vậy, cần
dạy một cách thật kĩ lưỡng để học sinh thấy được vẻ đẹp cụ thể của văn bản ấy,
nhưng đồng thời cũng giúp học sinh biết cách đọc, cách phân tích một bài ca
dao, một bài thơ, một truyện ngắn, hay một bài văn chính luận nào đó…Vì vậy,
vấn đề thể loại trong thực tế giảng dạy ở nhà trường phổ thông đặt ra không
những như một vấn đề tri thức mà còn là một vấn đề phương pháp.
Các văn bản văn học trung đại nói chung và các văn bản thuộc thể cáo,
thể chiếu nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình văn
học Việt Nam. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất hủ của dân tộc
và trên toàn thế giới. Những thể loại này thường gắn trực tiếp với đời sống
của quốc gia trong những thời điểm đặc biệt. Do thấy được tính nhật dụng của
các văn bản này, cho nên chương trình phân ban THPT hiện nay đã đưa chúng
vào việc dạy học Ngữ Văn.

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

7

Tuy nhiên, việc dạy và học các văn bản văn học trung đại Việt Nam
đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi những khoảng cách về ngôn ngữ, về
thời gian, về không gian một phần cũng do người dạy chưa nắm được những

đặc trưng thể loại. Hiểu được những văn bản đó chẳng phải là chuyện dễ dàng
gì; truyền thụ cái hay, cái đẹp của nó cho người học hiểu được lại càng khó
khăn hơn. Vấn đề có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào
cản về ngôn ngữ, bởi những tác phẩm ấy đều được viết bằng chữ Hán hay chữ
Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó,
người tiếp nhận văn bản ấy dù muốn hay không là phải có một nền kiến thức
khả dĩ, ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hóa trung đại, tư tưởng ý thức hệ
chính thống thời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học.
Do vậy, việc dạy các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu hiện nay vẫn
chưa đem lại kết quả như mong muốn. Thường thì người ta cứ dạy nó như
những văn bản thông thường mà không bám sát vào đặc trưng của từng thể
loại cụ thể. Từ đó, dẫn đến một hệ quả tất yếu là: gây ra cảm giác khô khan,
nhàm chán cho học sinh phổ thông. Trong phạm vi bài viết này, với những
vấn đề lí luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, rất mong sẽ đóng góp một
phần vào việc đem lại hiệu quả cho một giờ dạy các văn bản thuộc thể cáo,
thể chiếu.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về thể loại, về đọc – hiểu tác phẩm văn học trong nhà
trường là vấn đề không hoàn toàn mới mẻ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
đạt được những thành tựu, có tác dụng làm nền tảng mở ra nhiều con đường
tiếp nhận và giảng dạy khác nhau như:
* Các công trình nghiên cứu về giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc
trưng loại thể:
- Người đầu tiên đề cập đến là tác giả Trần Thanh Đạm trong công
trình nghiên cứu “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” đã đi sâu
vào nghiên cứu vấn đề thể loại và đưa ra các phương pháp giảng dạy theo đặc
trưng từng thể loại.

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2


SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

8

- Tiếp đó là tác giả Trần Đình Chung trong “Dạy học các văn bản
theo đặc trưng thể loại”
- Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng trong “Hiểu văn, dạy văn” đã đưa ra
phương pháp dạy theo đặc trưng thể loại.
- Cuốn “Thi pháp hiện đại” của Đỗ Đức Hiểu có nội dung quan trọng
là thi pháp truyện và giảng dạy truyện. Tuy nhiên, công trình này cũng chỉ là
mới thành công trên lĩnh vực nghiên cứu phê bình, chưa đề cập đến phương
pháp giảng dạy.
- Giáo trình “Lí luận văn học” của trường Đại học Sư phạm do giáo sư
Phương Lựu (chủ biên).
- Giáo trình “Lí luận văn học” của trường Đại học Sư phạm do giáo sư
Hà Minh Đức (chủ biên)
* Các công trình nghiên cứu về đọc – hiểu:
- “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa
lớp 10 THPT môn Ngữ Văn”
- “Đọc và tiếp nhận văn chương”_GS.TS Nguyễn Thanh Hùng.
- “Tiếp cận văn học”_Nguyễn Trọng Hoàn. Ở cuốn này, tác giả đã
trình bày lí thuyết tiếp nhận, sự tối ưu của phương pháp đọc – hiểu song mới
chỉ là khái quát.
- Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn “Rèn tư duy sáng tạo cho học sinh
trong dạy học tác phẩm văn chương” cũng đề cập đọc – hiểu là một phương
thức tiếp cận tác phẩm.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể loại, nghiên cứu về
đọc – hiểu. Điều đó cho thấy vấn đề thể loại là không hoàn toàn mới mẻ. Các
nhà nghiên cứu đã đạt được những thành tựu rực rỡ làm cơ sở cho việc giảng
dạy. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng các công trình nghiên cứu trên mới chỉ

nghiên cứu chung về thể loại, về đọc – hiểu một thể loại, một tác gia cụ thể. Với
tư cách một người giáo viên dạy văn tương lai, chúng ta có tinh thần tiếp thu,
học tập, kế thừa và vận dụng những thành tựu đó vào giảng dạy các tác phẩm

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

9

thuộc thể cáo, thể chiếu trong nhà trường. Để từ đó rèn luyện cho học sinh
những kĩ năng cần thiết để đọc – hiểu một tác phẩm chính luận nói chung.
 Các công trình nghiên cứu về thể cáo, thể chiếu:
- Lê Trí Viễn trong cuốn “Cơ sở Ngữ Văn Hán – Nôm” (tập 3) đã
nghiên cứu khá rõ về các thể như: cáo, biểu, hịch, chiếu…
- Giáo sư Trần Đình Sử với công trình “Mấy vấn đề thi pháp văn học
trung đại Việt Nam”
- Lại Nguyên Ân trong bài viết “Các thể tài chức năng trong văn học
trung đại Việt Nam” (Tạp chí văn học số 1/1997) cũng đã nghiên cứu về chức
năng của các thể tài trong văn học trung đại.
Các thể loại: cáo, chiếu đều có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc cổ
đại. Cho đến nay, cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các thể tài
này tuy nhiên vẫn chưa có tài liệu cụ thể nào nghiên cứu về việc “Đọc – hiểu
các văn bản cáo, chiếu theo đặc trưng thể loại”. Điều này dễ dẫn đến tình
trạng người dạy chưa nắm rõ được đặc trưng thể loại và việc vận dụng
phương pháp dạy học các văn bản Ngữ Văn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, người nghiên cứu muốn góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả của việc dạy học các thể loại cáo, chiếu ở nhà trường phổ
thông, trong đó có: “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi và “Chiếu cầu

hiền” của Ngô Thì Nhậm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy đọc – hiểu văn bản Ngữ Văn nói
chung, các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu nói riêng.
Từ việc xác định được đặc trưng thể loại, kiểu văn bản và nhiệm vụ dạy
học Văn theo hướng đổi mới để hướng dẫn học sinh “Đọc – hiểu các văn
bản cáo, chiếu theo đặc trưng thể loại” ở bậc THPT.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

10

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy đọc – hiểu các văn bản thuộc thể
cáo, thể chiếu ở THPT và thực nghiệm thiết kế bài soạn.
Phạm vi nghiên cứu: Văn bản “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi và
“Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp – khái quát
Phương pháp thực nghiệm
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận này hi vọng trên cơ sở những đặc điểm về thể loại, về đọc –
hiểu các văn bản thuộc thể cáo, thể chiếu sẽ góp phần nào vào việc đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ Văn hiện nay.
8. Cấu trúc của khóa luận

Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận








NỘI DUNG

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

11

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1.1.1. Vấn đề thể loại
* Thể loại là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt 2008, thể loại là “hình thức sáng tác văn học,
nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn
ngữ” [15; tr1159].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thể loại là “dạng thức của tác phẩm
văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát
triển của lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác
phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính
chất của các mối quan hệ của nhà văn đối với các loại hiện tượng đời sống
ấy” [3; tr299].
Thực chất, thể loại là một khái niệm kép bao gồm: khái niệm về thể và
khái niệm về loại.
Loại (loại hình, chủng loại): Chỉ hình thức tồn tại chỉnh thể duy nhất
của tác phẩm văn học. Nó cho người ta biết phương thức nhà văn sử dụng
chiếm lĩnh, tái hiện đời sống và thể hiện tư tưởng. Đồng thời, nó quy định
cách thức giao tiếp với tác giả thông qua tác phẩm.
Thể (thể tài, kiểu, dạng): là hình thức tổ chức ngôn ngữ và quy mô tác
phẩm.
Nếu loại hình văn học mang tính ổn định, bền vững, số lượng hữu hạn
thì thể thường xuyên vận động, biến đổi và có số lượng phong phú hơn.
Tóm lại, loại thể là hệ thống chỉnh thể của tác phẩm. Nó chỉ quy luật loại
hình của tác phẩm trong đó một nội dung tương ứng với một hình thức nhất

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

12

định. Trong một loại thể bao giờ cũng có sự thống nhất về đề tài, chủ đề, cảm
hứng, hệ thống nhân vật, hệ thống kết cấu lời văn.
* Phân loại
Dựa vào phương thức phản ánh hiện thực, Arixtot trong cuốn “Nghệ
thuật thi ca” đã chia tác phẩm văn học làm ba loại: Tự sự, trữ tình, kịch.

Trong mỗi loại bao gồm một số thể loại như thể loại tự sự có các thể truyện,
kí…Loại trữ tình có các thể như thơ ca, ngâm khúc…Loại kịch có các thể:
Chính kịch, bi kịch, hài kịch…Và trong mỗi thể lại có các thể nhỏ hơn như
trong thể kí có các thể: Phóng sự, kí sự, hồi bút, bút kí…
* Mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thể loại
Sự phân chia thể loại mang tính chất tương đối. Trong quá trình phát
triển văn học, các thể loại văn học luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Đó
không phải là những tác động loại trừ mà là tác động hỗ trợ, bổ sung cho
nhau. Trong thể loại này có chứa yếu tố của thể loại kia. Ví dụ, chúng ta có
thể tìm thấy yếu tố tự sự trong tác phẩm trữ tình như thơ trữ tình chính trị của
Tố Hữu hay yếu tố trữ tình trong một số tác phẩm tự sự như “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du.
* Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
Hoạt động tiếp nhận như là cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học,
thuộc về khoa học giáo dục. Vấn đề thể loại thuộc phạm trù lí luận văn học,
khoa học cơ bản của khoa văn học. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Mỗi loại văn mang trong mình một hình thức đặc thù và một nội dung,
nó quy định cách thức giao tiếp của bạn đọc với tác giả.
Lí thuyết về thể loại được sử dụng như công cụ quan trọng trong tiếp
nhận tác phẩm văn học. Thể loại là phương thức nhà văn sáng tạo tác phẩm.
Tiếp nhận tác phẩm không chỉ biết tác phẩm viết gì mà còn phải biết tác
phẩm sáng tạo bằng cách nào. Tức người đọc phải đi lại con đường tác giả sáng
tạo tác phẩm. Mỗi loại văn quy định cách tiếp nhận khác nhau. Chọn con

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

13


đường tiếp cận theo kiểu đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại tức người
giáo viên chỉ đạo học sinh cắt nghĩa, lí giải các khía cạnh của tác phẩm theo các
đặc trưng thể loại. Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi tập trung vào thể
loại cáo và chiếu. Đây chính là các thể văn chính luận có từ thời trung đại.
1.1.1.2. Thể cáo, chiếu
Các văn bản thuộc thể cáo, chiếu trước hết là những văn bản chính luận
(hành chính quan phương).
* Văn chính luận
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: văn chính luận là “thể văn nghị luận
viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau:
chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa….” [3; tr400]
Văn chính luận là một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống nhân
loại. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất hủ của từng dân tộc và
trên toàn thế giới. Là thể loại gắn trực tiếp với đời sống của từng quốc gia
trong những thời điểm đặc biệt.
Văn chính luận trung đại bao gồm nhiều thể như: Cáo, chiếu, điếu trần,
hịch, tựa, tiểu luận, tuyên ngôn, lời kêu gọi…Những tác phẩm dù khác nhau
về thời điểm ra đời, khác nhau về loại hình văn hóa nhưng chúng đều có sức
hấp dẫn đặc biệt bởi tính trí tuệ uyên bác và tình cảm sâu sắc của người chấp
bút.
* Cáo, chiếu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cáo “Là một thể văn thư có cội nguồn
từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ
trương, công bố kết quả một sự nghiệp” [3; tr45]. Cáo có thể được viết bằng
văn xuôi (tản văn) nhưng phần nhiều được viết theo thể văn biền ngẫu”.
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết bằng văn biền ngẫu.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Chiếu “Là một thể văn thư có cội
nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân” [3;

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2


SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

14

tr60]. Thể văn này có khi còn gọi là chiếu thư, chiếu chỉ. Chiếu có thể được
viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu”. “Chiếu cầu hiền” của Ngô
Thì Nhậm được viết bằng văn xuôi.
1.1.2. Hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1.2.1. Vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học
Theo Từ điển tiếng Việt 2008 tiếp nhận là “đón nhận cái từ người khác,
nơi khác chuyển giao cho”.[15; tr1225]
Theo giáo sư Nguyễn Thanh Hùng trong “Đọc và tiếp nhận tác phẩm
văn chương” cho rằng “tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình đem lại cho
người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố
và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và
năng lực cảm xúc của con người trong đời sống”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiếp nhận văn học là “hoạt động
chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự
cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan
niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu,
ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch,
chuyển thể….” [3; tr325]
Về thực chất, tiếp nhận tác phẩm văn học là một cuộc giao tiếp, đối
thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm với tất cả trái tim, khối óc,
hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo. Trong tiếp nhận văn học,
người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên mình, nhập thân vừa sống
và thể nghiệm nội dung của tác phẩm vừa phân thân, duy trì khoảng cách
thẩm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài, để thưởng thức tài nghệ hoặc
nhận ra điều bất cập, hoặc cắt nghĩa khác với tác giả.

Nếu trong đời sống việc tiếp nhận tác phẩm văn học thường do tính tự
phát bởi nhu cầu, thị hiếu của mỗi cá nhân cũng như mục đích tiếp nhận của
mỗi cá nhân là không giống nhau thì tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

15

trường trung học phổ thông là hoạt động mang tính tự giác và có mục đích rõ
ràng. Việc giảng dạy tác phẩm văn học thực chất là tổ chức cho người học
cách đọc các tác phẩm, do vậy mục đích của dạy học là giúp học sinh hiểu và
cảm nhận tác phẩm từ đó các em tự hoàn thiện nhân cách của mình.
1.1.2.2. Phương thức sáng tạo của nhà văn
Thời đại, tác phẩm, nhà văn, bạn đọc là bốn yếu tố tạo nên quá trình
sáng tác và thưởng thức văn học. Trong đó, nhà văn với tư cách là chủ thể
sáng tạo giữ vai trò quan trọng nhất.
Phương thức sáng tạo của nhà văn bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng
thẩm mĩ khách quan trong thời đại và quan sát nhu cầu thị hiếu của người
đọc. Mục đích của hoạt động sáng tạo là biến đối tượng thẩm mĩ khách quan
thành nhu cầu thẩm mĩ xã hội. Quá trình biến đổi ấy là quá trình sáng tác.
Nhưng trong quá trình sáng tác, nhà văn đã sử dụng phương thức nào để sáng
tạo tác phẩm?
Thể loại chính là phương thức nhà văn sáng tạo tác phẩm. Theo sự
phân chia thông thường, tác phẩm văn học gồm: tự sự, trữ tình, kịch.
Nếu tác phẩm trữ tình lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người làm
đối tượng thể hiện chủ yếu, tác phẩm kịch thông qua lời thoại và hành động
của các nhân vật để thể hiện những xung đột xã hội thì tác phẩm tự sự phản
ánh hiện thực cuộc sống bằng các hình ảnh khách quan.

Về phương diện triết học, khách quan ở đây phải được hiểu là khách
quan 2. Khách quan 1 chính là đời sống. Nhà văn nhận thức khách quan 1
phản ánh vào trong tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của mình trở
thành khách quan 2 chính là nội dung tác phẩm. Như vậy, trong tác phẩm văn
học có nội dung khách quan và nội dung chủ quan. Nói cách khác, khách
quan được phản ánh thông qua nhận thức, đánh gía của nhà văn. Như vậy, quá
trình sáng tác của nhà văn là khách quan 1  nhận thức  đánh giá  biểu
tượng khách quan 2 (tác phẩm tự sự).

Khóa luận tốt nghiệp Trờng ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Phạm Thị Hoa Lớp: K33B - Ngữ văn

16

Vic tỡm hiu phng thc sỏng to ca nh vn l iu kin, tin
cho vic tip nhn vn hc ỳng hng.
1.1.2.3. C ch hot ng tip nhn tỏc phm vn hc
C ch hot ng tip nhn tỏc phm vn hc gm bn bc: c, phõn
tớch, ct ngha, bỡnh giỏ. Cỏc tỏc phm cỏo, chiu cng da trờn c ch y.
* Hot ng c
ú l s khi u vic tip nhn vn bn, õy l hot ng sỏng to v
mang tớnh trc cm. Vn bn tn ti khỏch quan, l hỡnh thc ngụn ng c
t chc theo mt kiu, loi no ú tựy thuc vo chc nng nú thc hin hoc
b quy nh bi phng thc sỏng to m nh vn la chn. Mc ớch ca c
l hiu vn bn. Mi loi vn bn khỏc nhau cú cỏch c khỏc nhau. c bit
khi c cỏc vn bn thuc th cỏo, th chiu li khỏc so vi cỏc vn bn thuc
th loi t s hay tr tỡnh khỏc.
* Hot ng phõn tớch
L bc ngi c i khỏm phỏ ni dung v ngh thut ca tỏc phm.

Tuy nhiờn, cng khụng th i phõn tớch tt c cỏc yu t cu thnh tỏc phm m
ch cú th tin hnh vi mt s yu t. iu ny buc sau khi phõn tớch chia nh
i tng thnh cỏc phn nh cn thc hin thao tỏc la chn. Khi la chn phi
xõy dng h thng tiờu chớ phự hp. Tiờu chớ y c xỏc nh bi cỏc cn c
nh cht lng ca cỏi c la chn, c trng ca mi th loi.
* Hot ng ct ngha
L ging gii ý ngha chi tit, hỡnh nh tin ti ct ngha hỡnh tng,
cao hn l ct ngha tỏc phm. õy l quỏ trỡnh phõn tớch tng hp.
Hot ng ct ngha tỏc phm vn hc ngoi nhng hiu bit khoa hc
cn vn dng hiu bit xó hi, lch s, m hc gii quyt vn . õy l lỳc
ngi c thoỏt khi s rng buc vi thi i ca tỏc phm, vi tỏc gi v
vn bn ngh thut cú mt khung vn hc rng ln thng thc cỏi hay,
cỏi p ca tỏc phm. iu ú cng l quy lut ca c ch tip nhn vn

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

17

chương bao giờ cũng kèm theo đánh giá, bình giá tác phẩm với những quan
điểm tư tưởng và tiêu chuẩn thẩm mĩ đậm màu sắc cá nhân.
* Hoạt động bình giá
Hoạt động bình giá là hoạt động cuối cùng của quá trình tiếp nhận tác
phẩm. Bình giá là hoạt động dựa trên các căn cứ của hoạt động đọc, phân tích,
cắt nghĩa. Nó đòi hỏi tri thức sâu sắc, có hiểu biết phong phú về văn học nghệ
thuật, tấm lòng chính trực. Hoạt động bình giá giúp người đọc tiếp nhận tác
phẩm sâu sắc và trọn vẹn.
Tóm lại, tiếp nhận tác phẩm văn học bao gồm một hệ thống các hoạt
động đọc, phân tích, cắt nghĩa, bình giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và

trình tự hệ thống này không thể đảo ngược. Đọc là hoạt động định hướng cho
sự phân tích, hoạt động cắt nghĩa xác định tính chính xác của nội dung phân
tích, hoạt động bình giá mở rộng, đi sâu hơn vào giá trị tác phẩm bằng sự
phong phú và đầy cá tính của tiếp nhận tác phẩm.
Trên đây là cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn học. Có nhiều con đường để
người học đến với tác phẩm văn học, con đường đặc thù và có hiệu quả nhất
vẫn là thông qua hoạt động đọc. Hoạt động này không thể được thay thế bằng
bất kì một hoạt động nào khác như hoạt động nghe hoặc nhìn. Nhưng thực
chất, khi đọc văn, học văn, người học còn bắt gặp nhiều khó khăn cần được
giải quyết đặc biệt là khó khăn về khoảng cách.
1.1.3. Đọc – hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1.3.1. Quan niệm về đọc – hiểu
Đọc là hoạt động văn hóa đặc trưng của con người nhằm tiếp nhận
thông tin, hướng tới thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cuộc sống. Muốn đọc
thì phải học, phải biết chữ để nhìn vào kí hiệu ngôn ngữ, cách phát âm để
chuyển các kí hiệu thành tín hiệu âm thanh.
Đọc là hoạt động văn hóa vì đọc không chỉ chuyển các kí hiệu thành tín
hiệu âm thanh mà mục đích của đọc là tiếp nhận thông tin, hiểu được nội
dung thông tin từ văn bản. Do vậy, cần phải học để có một vốn văn hóa, vốn

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

18

hiểu biết nhất định ở mức phổ thông sau đó chuyên sâu vào lĩnh vực nào đó
có liên quan đến công việc, mục đích của mình.
Hiểu là mục đích trực tiếp của người học. Hiểu nghĩa là người học nắm
được thông tin chứa đựng trong văn bản, nhận ra bản chất thông tin đó, hiểu

ra ý đồ người cung cấp thông tin. Hiểu cần được xem xét trên một nghĩa rộng,
nó bao gồm nhiều cấp độ: nắm được thông tin, nhận ra các tầng ý nghĩa có
trong văn bản. Hiểu cũng có nghĩa là đặt các nội dung thông tin của các văn
bản ấy trong các mối quan hệ khác nhau: quan hệ với bản thân người đọc, môi
trường văn hóa lúc hoạt động đọc diễn ra, môi trường lịch sử để hiểu đúng nội
dung thông tin trong văn bản.
Hiểu là mục đích trực tiếp của việc đọc văn bản nhưng hiểu không phải
mục đích cuối cùng của việc dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ Văn. Hiểu chỉ là
điều kiện thực hiện mục tiêu của môn Văn. Tất cả những hiểu biết có được thông
qua đọc hiểu như tri thức, phương pháp, kĩ năng sẽ trở thành công cụ, phương
tiện để người học tiếp thu học tập, làm việc, sống một cách bình thường.
Tóm lại, đọc – hiểu là một hình thức tổ chức dạy học các văn bản Ngữ
Văn hay một kiểu dạy học. Để thực hiện được kiểu dạy này người ta bắt buộc
phải sử dụng các phương pháp đọc, diễn giải, thuyết trình, vấn đáp… để đạt
được mục tiêu chiếm lĩnh đối tượng, chuyển các đối tượng vốn tồn tại khách
quan bên ngoài mỗi cá nhân thành vốn hiểu biết mỗi cá nhân.
1.1.3.2. Đọc – hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm của sự sáng tạo và hư cấu
tưởng tượng. Vì vậy, để cảm được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học thì
trước tiên ta phải hiểu được nội dung tác phẩm. Do đó, đọc là con đường đặc
thù của việc dạy học tác phẩm văn chương. Chỉ thông qua đọc mới tiếp cận
được văn bản, từ đó tiếp nhận tác phẩm. Nên trong dạy học văn, giáo viên
phải dạy học sinh học đọc để học văn, từ đó hình thành năng lực đọc, rèn
luyện kĩ năng đọc, dần dần nâng cao thành văn hóa đọc cho học sinh.

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

19


Mặt khác, đọc hiểu văn bản không chỉ giúp học sinh tìm hiểu thế giới
nghệ thuật, nhận thức về đời sống mà còn tạo ra sự đồng điệu, đồng sáng tạo
giữa tác giả và bạn đọc từ đó rút ngắn khoảng cách giữa người đọc và nhà văn.
Như vậy, đọc hiểu chính là con đường đặc thù để tiếp nhận tác phẩm
văn học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Phúc Nguyên trong báo văn nghệ số 36 (9/9/2006) đã nhận xét thực
trạng dạy học văn hiện nay : “theo một lối mòn quá cũ giáo viên chỉ làm
nhiệm vụ rót kiến thức vào bình chứa học sinh” mà không cần biết các em có
“tiêu hóa” được kiến thức đó không, còn học sinh tiếp thu kiến thức một cách
thụ động để rồi trả lời thầy nguyên si như thế và làm theo những ý tưởng của
thầy học theo nhưng bài mẫu có sẵn. Cách dạy học theo kiểu này đã thủ tiêu
vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ văn, không khơi dậy những
tiềm năng văn học của học sinh”.
Lâu nay, việc dạy các tác phẩm văn học trong trường phổ thông nói
chung thường theo chủ đề, nội dung mà chưa thực sự chú ý đến đặc trưng
từng thể loại nên việc dạy tác phẩm vẫn theo lối xáo mòn, áp đặt, chưa có sự
bao quát và thấy được sự phối hợp giữa nội dung và hình thức của tác phẩm
để tạo nên một chỉnh thể tác phẩm hoàn chỉnh.
Mặt khác, tình trạng phổ biến của học sinh hiện nay là đọc văn bản
không nghiêm túc nên khó nắm vững nội dung tác phẩm. Bởi vậy, học sinh
chưa hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm. Do đó, cùng phương hướng đổi mới
phương pháp dạy và học thì dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và các
tác phẩm nghị luận trung đại trong trường trung học phổ thông theo đặc trưng
thể loại nói riêng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
trong việc tiếp nhận tác phẩm.
Các văn bản nghị luận trung đại chiếm một vị trí quan trọng trong tiến
trình văn học Việt Nam. Nó cũng góp phần tạo nên dòng chảy liên tục trong
toàn bộ nền văn học của dân tộc. Chương trình phân ban hiện nay thấy được


Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

20

tính nhật dụng của thể loại này nên đã đưa vào dạy học ở nhà trường phổ
thông nhiều văn bản đặc sắc với nhiều thể như: Cáo, chiếu, điếu trần, hịch,
tựa, tiểu luận, tuyên ngôn, lời kêu gọi…
Việc dạy và học các văn bản nghị luận trung đại đến nay vẫn còn gặp
nhiều khó khăn ở cả phía người dạy lẫn người học. Hiểu được những tác
phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng gì; truyền thụ cái hay, cái đẹp của nó
cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấp bội phần. Vấn đề có nhiều
nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản ngôn ngữ, bởi những tác
phẩm ấy đều được viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa
lạ với ngôn ngữ tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó người tiếp nhận
văn bản đó dù muốn hay không là phải có một nền kiến thức khả dĩ, ít nhiều
phải hiểu rõ môi trường văn hóa trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống
thời trung đại, điển tích điển cố, thể loại văn học.


















Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

21

CHƯƠNG 2
ĐỌC – HIỂU CÁC VĂN BẢN CÁO, CHIẾU
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

2.1. Văn bản và văn bản nghị luận trung đại
2.1.1. Văn bản
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản:
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Bất cứ đối tượng nào được phân
tích hoặc giải thích đều là văn bản” [3; tr394]. Nếu hiểu như vậy thì văn bản
là bất kì chuỗi kí hiệu nào có khả năng đọc ra nghĩa được, bất kể là có do kí
hiệu ngôn ngữ tạo thành hay không: một nghi thức, một điệu múa, một nét
mặt, một bài thơ…đều là văn bản.
“Từ điển từ và ngữ Hán Việt” cho rằng: “văn bản là tờ giấy có chữ ghi
nội dung một sự kiện” [7; tr768].
Theo “Từ điển tiếng Việt” thì: “Văn bản là một chuỗi kí hiệu ngôn ngữ
hay nói chung là những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó làm thành một
chỉnh thể mang nội dung ý nghĩa trọn vẹn”[15; tr1360].

Các tác giả trong SGV Ngữ văn, lớp 10, tập 1 quan niệm: Văn bản “là
một chỉnh thể ngôn ngữ về mặt nội dung và hình thức. Văn bản là sự nối tiếp
của nhiều câu, nhiều đoạn, chương, phần…Tuy nhiên những thành tố này
phải mang tính hệ thống nhất định và toàn văn bản phải có những đặc trưng
thống nhất”. Cụ thể là:
- Về mặt nội dung: Các câu, các đoạn gắn kết với nhau về nghĩa, cùng
tập trung thể hiện một chủ đề.
- Về mặt hình thức: Các câu trong văn bản có những mối quan hệ, liên
hệ nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ ấy tạo nên cấu trúc của văn bản.
Văn bản phải có tính mạch lạc. Nó thể hiện ở việc sử dụng các phương
tiện liên kết câu, các phần với nhau để tạo thành văn bản.

Khóa luận tốt nghiệp Trờng ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Phạm Thị Hoa Lớp: K33B - Ngữ văn

22

Mc dự cú nhiu quan nim khỏc nhau v vn bn nhng nhỡn chung
chỳng ta cú th hiu: Vn bn l sn phm ca hot ng giao tip, l mt tp
hp kớ hiu ngụn ng (núi vit) c t chc thnh mt h thng cht ch,
hon chnh v mt hỡnh thc v trn vn v mt ni dung.
2.1.2. Vn bn vn hc
Chỳng ta bit rt nhiu loi vn bn: miờu t, t s, thuyt
minhTrong ú cú mt s vn bn c gi l vn bn vn hc. Vy, vn
bn vn hc l gỡ? Mi thi i, mi quc gia cú th cú nhng quan nim
khỏc nhau. õy ngi vit xin dn ra quan nim v vn bn vn hc ca
SGK Ng vn lp 10, tp 2. Cỏc tỏc gi a ra mt s tiờu chớ sau nhn
din vn bn vn hc:
Tiờu chớ th nht: Vn bn vn hc (truyn c tớch, bi th, cun tiu

thuyt) l nhng vn bn i sõu phn ỏnh hin thc khỏch quan v khỏm
phỏ th gii t tng, tỡnh cm tha món nhu cu thm m ca con ngi.
Nhng ch nh: tỡnh yờu, hnh phỳc, bn khon au kh, khỏt vng vn
n chõn-thin-mthng tr i tr li vi nhng chiu sõu v sc thỏi khỏc
nhau trong vn bn vn hc.
Tiờu chớ th 2: Vn bn vn hc c xõy dng bng ngụn t ngh
thut, cú hỡnh tng,cú tớnh thm m cao. S dng nhiu phộp tu t (n d,
nhõn húa, so sỏnh, hoỏn d, tng trng). Vn bn vn hc thng hm
sỳc, gi lờn nhiu liờn tng, tng tng. Vn bn no cng phi cú ngha.
Vn bn vn hc cng vy. Nhng khi xỏc nh mt vn bn vn hc phi chỳ
ý n phm cht ca ngụn t din t.
Cú nhng vn bn lỳc ra i nhm nhng mc ớch thc tin, v sau li
c xem l vn bn vn hc, khi ý ngha cao sõu ó hi hũa vi cỏch din
t hon ho, tha món nhu cu thm m ca ngi c.
Tiờu chớ th 3: Vn bn vn hc c xõy dng theo mt phng thc
riờng. Kch bn cú hi, cú nh, cú li i thoi, c thoiTh thỡ cú vn
iu, lut, cú cõu th, cú kh thTruyn li cú nhng quy c v xõy dng
nhõn vt, kt cu, ct truyn, cỏc loi li vn

Khóa luận tốt nghiệp Trờng ĐHSP Hà Nội 2

SVTH: Phạm Thị Hoa Lớp: K33B - Ngữ văn

23

Vy, vn bn vn hc trc ht l mt vn bn mang y cỏc c
im ca mt vn bn: hon chnh v hỡnh thc, trn vn v ni dung. Tuy
nhiờn vn bn vn hc cng mang nhng c im riờng:
V mt ni dung: nú va phn ỏnh hin thc khỏch quan, va phn ỏnh
i sng tõm t, tỡnh cm ca con ngi qua lng kớnh ch quan ca ngi

ngh s.
V mt hỡnh thc: nú c xõy dng bng ngụn ng riờng ngụn ng
ngh thut.
V mt chc nng: Vn bn vn hc ngoi chc nng giao tip, cung
cp cỏc thụng tin thụng thng nú cũn cha ng thụng tin thm m. ú l
nhng t tng, tỡnh cm, nhng tri nghim trng i sõu sc ca cỏc nh
vn. Vỡ vy, nu khụng cú t tng, tỡnh cm ỳng, khụng ng cm vi
nim vui v ni au ca con ngi thỡ ngi c khú cú th hiu c cỏi
hay, cỏi p ca vn bn vn hc.
2.1.3. Vn bn ngh lun
2.1.3.1. Ngh lun l gỡ?
Theo T in t v ng Hỏn Vit: Ngh lun l dựng lớ lun phõn
tớch ý ngha phi trỏi [7; tr415].
GS: Nguyn Thanh Hựng trong cun Mt s vn v vn ngh lun
cp 2 cho rng Ngh lun l bn bc, phõn tớch, ng tỡnh hay phn bỏc
mt vn no ú tỡm hiu v thm nh giỏ tr lý lun v thc tin ca
nú.[4; tr10]
SGK Ng vn 11, tp 2 quan nim: Ngh lun l mt th loi vn hc
c bit, dựng lớ l, phỏn oỏn, chng c bn lun v mt vn no ú
(chớnh tr, xó hi, vn hc, ngh thut, trit hc, o c). Vn c nờu
ra nh mt cõu hi cn gii ỏp lm sỏng t. Lun l bn v ỳng hay sai,
phi hay trỏi, khng nh iu ny, bỏc b iu kia, ngi ta nhn ra chõn
lý ng tỡnh vi mỡnh, chia s quan im v nim tin ca mỡnh. [14; tr110]

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2

SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

24


Tóm lại, nghị luận là dùng lý lẽ để bàn bạc về một vấn đề nào đó mà
người viết có thể đồng tình hay phản bác, nhằm thuyết phục người khác tin
vào những điều mình nói, đồng tình với quan điểm của mình.
2.1.3.2. Văn bản nghị luận là gì?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn bản nghị luận:
Theo “Từ điển bách khoa toàn thư” của Mĩ: “Văn học là những sản
phẩm viết của xã hội bằng văn xuôi hoặc thơ. Theo nghĩa rộng, văn học bao
gồm tất cả các kiểu viết theo lối hư cấu hoặc không hư cấu”. Theo định nghĩa
này thì văn nghị luận được xem là thể loại thuộc dạng thức không hư cấu.
Như vậy nghĩa là: “Văn nghị luận không dùng đến một hoạt động cơ bản của
tư duy hình tượng mà dựa vào tư duy logic để trình bày tư tưởng, quan điểm
nào đó của người viết”.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 92 – 96, cũng đưa ra quan
niệm: “Văn nghị luận là loại văn bản nhằm bàn bạc, thảo luận với người
khác về thực tại đời sống xã hội bao gồm những vấn đề văn hóa, triết học,
đạo đức, lịch sử, chính trị, văn học, nghệ thuật…Văn học nghị luận xem trọng
năng lực lập luận dựa trên quy tắc logic và đặc điểm tư duy nhưng nó vẫn
không loại trừ hình thức mĩ cảm của tư tưởng…Nét nổi bật trong văn bản
nghị luận là lý lẽ và dẫn chứng đầy đủ, tiêu biểu để làm sáng tỏ một vấn đề
nào đó nhằm khêu gợi thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ vấn đề, tin
vào tính chất xác minh của sự lập luận và tán thành với quan điểm, tư tưởng
của người viết để người đọc có thể vận dụng chúng vào cuộc sống xã hội và
cá nhân”.[4; tr5]
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: “Văn bản nghị luận là một thể loại
nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một
cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống…nhưng lại trình
bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt
chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục”. [16; tr189]

Khãa luËn tèt nghiÖp Trêng §HSP Hµ Néi 2


SVTH: Ph¹m ThÞ Hoa Líp: K33B - Ng÷ v¨n

25

Văn nghị luận là thể loại đặc biệt của văn học (không dùng hư cấu
tưởng tượng). Nó đề cập đến những vấn đề của đời sống: chính trị, văn hóa,
triết học, đạo đức, lịch sử…nhằm trình bày quan điểm, thái độ của người viết
bằng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu cùng những lập luận chặt chẽ
thuyết phục. Văn nghị luận không loại trừ những hình thức ngôn ngữ mĩ cảm
nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ mà người viết
muốn đưa ra.
Văn nghị luận khác văn hư cấu, tưởng tượng. Xét hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng
tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và
những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen
lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu
ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…”
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Ví dụ 2 : “Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục
mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải đầu quân giặc mà không biết tức;
nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc trọi
gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú ruộng vườn;
hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn
bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc
Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc,
mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn
nhiều; tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc vả lại vợ con bìu díu, việc quân cơ
trăm sự ích chi; tiền của mua nhiều nhưng không mua được đầu giặc; chó săn

tuy khỏe nhưng không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho
giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng
các người sẽ bị bắt đau xót biết chừng nào?”
(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)

×