Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Khái niệm, ý nghĩa và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.71 KB, 12 trang )

 Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh
tế. Đó là hoạt động bỏ vốn với hi vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế-xã
hội trong tương lai.
 Ngày nay, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được
thực hiện theo dự án.
 Trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà
nước ta đã và đang triển khai, thực hiện nhiều dự án đầu tư nhằm phát triển
các lĩnh vực kinh tế-xã hội.
 Để chọn ra phương án đầu tư nào có thể sử dụng tối đa các nguồn lực một
cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của quá trình đầu tư, trước hết
Nhà nước phải thực hiện tốt công tác Thẩm định dự án đầu tư.
 Đó cũng là nội dung bài thuyết trình của nhóm chúng mình trong buổi học
ngày hôm nay: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
Bài thuyết trình của nhóm mình bao gồm 4 nội dung như sau:
I/ Khái niệm, ý nghĩa và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư của Nhà
nước
1. Khái niệm
2. Mục đích
3. Ý nghĩa
II/ Quy trình thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước
III/ Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước
1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
4. Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, thực hiện dự án
5. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
6. Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của dự án

IV/ Liên hệ thực tế
I/ Khái niệm, ý nghĩa và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư của Nhà
nước


1. Khái niệm
• Dự án đầu tư:
+ Xét về mặt hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ được trình bày một cách có hệ
thống và chi tiết kế hoạch các hoạt động, chi phí bỏ ra để đạt được những mục tiêu
nhất định trong một tương lai xác định
+ Xét về mặt nội dung, DAĐT được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên
kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai các mục tiêu
nhất định với nguồn lực và thời gian xác định
 Dự án đầu tư bao gồm những nội dung chính sau:
 Mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án
 Các hoạt động cần thực hiện trong dự án
 Các nguồn lực dành cho dự án: tài chính, con người
• Dự án đầu tư của Nhà nước là các dự án sử dụng vốn đầu tư từ các tài
khoản của các cơ quan thuộc hệ thống nhà nước
• Nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự
án thực hiện cả hai chức năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là
chủ đầu tư và quản lý dự án với chức năng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà
nước)
• Ví dụ: Dự án lắp đặt đèn đường Hà Nội thì chủ đầu tư là sở xây dựng Hà
Nội
• Thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá
một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so
sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp
lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó, Nhà nước có những quyết
định đầu tư và cho phép đầu tư
• Người ta thường tiến hành thẩm định dự án trên các mặt chính sau:
- Cơ sở pháp lý, sự cần thiết của dự án
- Phương diện kỹ thuật – công nghệ
- Sản phẩm, thị trường và khả năng cạnh tranh của dự án
- Phương thức tổ chức, quản lý, thực hiện dự án

- Phương diện môi trường, lợi ích kinh tế-xã hội
- Phương diện tài chính của dự án
- Phân tích rủi ro của dự án
- Phương án cho vay và thu nợ đối với dự án
• Trên thực tế, phần lớn các dự án thực hiện dở dang, thất bại là do đã không
được thẩm định một cách kĩ lưỡng trước khi thực hiện, còn mang tính chủ
quan của người lập dự án.
• Do vậy, khi có những thay đổi thực tế ngoài dự kiến, các chủ đầu tư thường
lâm vào tình thế lúng túng và bị động
 Vì thế, Thẩm định dự án là khâu vô cùng quan trọng, không thể thiếu được
trước khi tiến hành đầu vào dự án, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư của
Nhà nước
2. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước
• 3 mục tiêu cơ bản của việc Thẩm định dự án:
- Đánh giá tính khả thi của dự án
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án
- Đánh giá tính hợp lý của dự án
 Đây đồng thời cũng là những yêu cầu chung đối với mọi dự án đầu tư nếu
muốn được đầu tư và tài trợ
• Mục đích cuối cùng của thẩm định dự án Nhà nước phụ thuộc vào chủ
thể thẩm định dự án:
- Nhà nước thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư
- Các định chế tài chính thẩm định dự án khả thi để quyết định cho vay vốn
- Cơ quan quản lý Nhà nước các dự án đầu tư thẩm định dự án để xét duyệt
cấp giấy phép đầu tư
3. Ý nghĩa công tác Thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước
 Các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính hợp lý của dự án đứng
trên giác độ hiệu quả kinh tế xã hội
 Nhà nước lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất theo quan điểm hiệu quả
tài chính, kinh tế - xã hội và khả thi của dự án

 Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất đồng vốn của Nhà nước
 Mọi người nhận thức và xác định rõ những cái lợi, cái hại của dự án trên các
mặt để có biện pháp khai thác và khống chế
 Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư
II/ Quy trình thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước
Quy trình thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước được tiến hành theo trình tự
sau:
1. Tiếp nhận hồ sơ dự án
2. Thực hiện công việc thẩm định
3. Lập báo cáo kết quả thẩm định
4. Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư
III/ Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước
Bao gồm 6 nội dung chủ yếu sau:
1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
4. Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, thực hiện dự án
5. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
6. Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của dự án
1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch xây dựng
- Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư
- Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước,
các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi
- Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, giải phóng mặt bằng
2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
 Xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu
thị trường về sản phẩm của dự án
 Lưu ý đối với các sản phẩm xuất khẩu

3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Đánh giá công suất của dự án
- Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn
- Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án
- Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án
- Phân tích, đánh giá các giải pháp xây dựng
- Thẩm định ảnh hưởng dự án tới môi trường
4. Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, thực hiện dự án
- Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án
- Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án
- Đánh giá nguồn lực của Dự án:
+ Số lao động
+ Trình độ kỹ thuật tay nghề
+ Kế hoạch đào tạo
+ Khả năng cung ứng
5. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
• Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn
• Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án
• Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án
• Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án
• Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án
• Thẩm định dòng tiền của dự án
• Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
• Kiểm tra độ an toàn trong thanh tra nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng
trả nợ của dự án
6. Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của dự án
• Các dự án đầu tư tư nhân, chủ đầu tư thường quan tâm đến hiệu quả tài
chính hơn hiệu quả kinh tế xã hội
• Đối với các dự án đầu tư của Nhà nước cần phải được thẩm định về phương
diện hiệu quả kinh tế-xã hội mà dự án mang lại ngoài phương diện tài chính

của dự án
• IV/ Liên hệ thực tế
Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất
- Tên dự án: Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
- Chủ đầu tư: Tổng công ty dầu khí Việt Nam
- Hình thức đầu tư: Việt Nam tự đầu tư
- Địa điểm xây dựng: Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
- Diện tích chiếm đất và mặt biển: 816,03ha
- Dự kiến thời gian hoàn thành: Hoàn thành 2009
- Dự án hoàn vốn đầu tư trong 10 năm
• Cơ hội đầu tư: Phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu là chủ trương đã
có từ lâu của Nhà nước ta. Việc đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu cho phép
chúng ta chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng
lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài,
góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
• Cơ sở pháp lý: Căn cứ luật khuyến khích đầu tư, luật đầu tư trong nước và
các văn bản quy phạm pháp luật khác
• Mục tiêu của dự án: Với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương
148.000 thùng/ngày, dự án dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu ở Việt Nam.
• Thị trường:
- Nhu cầu:
+ Theo dự báo rất dè dặt của các nhà kinh tế Việt Nam thì đến năm 2010,
cả nước cần 19 triệu tấn xăng dầu và đến năm 2020 cũng mới chỉ đạt 31
triệu tấn xăng dầu các loại, tức là chỉ bằng một nửa mức trung bình thế giới
hiện nay.
+ Cho rằng dự báo trên là hiện thực và xăng dầu sản xuất trong nước cần
đáp ứng 6 tháng nhu cầu - theo tiêu chuẩn dự phòng chiến lược quốc tế - thì
ta phải có 3 nhà máy lọc dầu, công suất mỗi nhà máy 6 triệu tấn/năm. Còn
nếu lấy mức nhu cầu 70 triệu tấn/năm thì cần đến 6 nhà máy.

- Đối thủ cạnh tranh: Nếu dự án được triển khai thì nhà máy lọc dầu Dung
Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta
• Sản phẩm: dự kiến đến tháng 8 năm 2009 sẽ đạt 100% công suất để sản
xuất ra các sản phẩm khí hóa lỏng (gas) LPG (900-1.000 tấn/ngày) xăng
A90 (2.900-5.100 tấn/ngày) và A92-95 (2.600-2.700 tấn/ngày), dầu Diesel
(7.000-9.000 tấn/ngày), LPG và các sản phẩm khác như Propylene (320-
460 tấn/ngày), xăng máy bay Jet-A1 và nhiên liệu cho động cơ phản lực
(650-1.250 tấn/ngày) và dầu đốt lò F.O (1.000-1.100 tấn/ngày). Trong giai
đoạn 1, nhà máy sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và trong giai đoạn 2, sẽ
chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ(85%) và dầu chua từ Dubai (15%)
• Địa điểm xây dựng: Việc chọn Dung Quất làm địa điểm xây dựng dự án xét
về nhân tố chính trị - xã hội thì hợp lý, nhưng trên góc độ hiệu quả kinh tế
thì không có lợi, do dầu thô của nước ta được khai thác chủ yếu ở thềm lục
địa ngoài khơi Vũng Tàu và phải nhập khẩu từ Trung Đông một số lượng
nhất định để trộn với dầu của Việt Nam, vừa xa thị trường tiêu thụ vì miền
Nam là thị trường lớn nhất về xăng dầu
• Quy mô xây dựng: 816,03ha
- Nhà máy chính : 110 ha
- Khu bể chứa dầu thô : 42 ha
- Khu bể chứa sản phẩm : 40 ha.
- Tuyến ống lấy nước biển và xả nước thải : 4 ha.
- Hành lang an toàn cho tuyến ống dẫn sản phẩm : 40 ha.
- Cảng xuất sản phẩm : 135 ha (đất và mặt biển).
- Hệ thống phao rót dầu không bến (SPM), đường ống ngầm dưới biển và
khu vực vòng quay tàu: 336 ha (mặt biển).
• Tổng mức đầu tư: 40.000 tỉ đồng, gồm vốn trong nước, các khoản vay
nước ngoài, lãi vay trong thời gian xây dựng, phí thu xếp tài chính (không
bao gồm vốn đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào).
• Hiệu quả kinh tế-xã hội:
- Việc đầu tư xây dựng NMLD cho phép chúng ta chế biến dầu thô trong

nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào
nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Tuy nhiên, 7.000 hộ gia đình phải tái định cư ở nơi khác trước năm 2015 để
có chỗ cho khu kinh tế Dung Quất. Tiếng động phát ra từ nhà máy sẽ gây
ảnh hưởng đến các sinh vật biển
 KẾT LUẬN:
• Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất được triển khai sẽ từng bước
cung ứng các nguồn nhiên liệu cho giao thông và công nghiệp. Bên cạnh đó,
dự án này mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội, mặc dù nó đem lại cho lợi
ích kinh tế là tương đối, nhưng qua các chỉ số tài chính thì dự án này vẫn khả
thi. Do đó, nó vẫn được đầu tư.
• Hơn nữa, nó cũng giải quyết được một phần nhu cầu việc làm góp phần ổn
định cuộc sống cho một bộ phận dân số, làm giảm mức giá xăng dầu và các
nhiên liệu khác trong nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
• Nhưng điều quan trọng ở đây là, trong điều kiện nước ta không thuộc loại
giàu tài nguyên về dầu khí, việc xây dựng nhà máy lọc dầu sẽ góp phần làm
giảm tổn thất và sử dụng nguồn tài nguyên dầu khí một cách hiệu quả hơn.
Đồng thời, góp phần bảo đảm an toàn năng lượng quốc qia, phát triển bền
vững, lâu dài.
Trên đây là bài thuyết trình về đề tài: THẨM ĐỊNH DƯ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ
NƯỚC của nhóm 3. Do đây là một đề tài khá phức tạp, nên bài thuyết trình của
nhóm chúng mình khó tránh khỏ những thiết sót. VÌ vậy rất mong nhận được sự
góp ý của Cô giáo, các anh trị khóa trên và các bạn.

×