Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhận thức, nhu cầu và các yếu tố tác động đến lựa chọn trường cao đẳng - đại học của học sinh trung học phổ thông hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông Việt Yên 1 - Bắc Giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.64 KB, 9 trang )

Nhận thức, nhu cầu và các yếu tố tác động đến
lựa chọn trường cao đẳng - đại học của học sinh
trung học phổ thông hiện nay (Nghiên cứu
trường hợp tại trường trung học phổ thông Việt
Yên 1 - Bắc Giang)


Dương Ngọc Mai


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Xã hội học; Trường trung học phổ thông; Bắc Giang

Content
1. Lý do chọn đề tài
Nghề nghiệp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tuơng lai
của mỗi con người. Vì vậy để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp luôn là ước mơ của
rất nhiều các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Hiện nay có rất nhiều sự chọn lựa
cho các em sau khi tốt nghiệp THPT, học tiếp lên đại học, cao đẳng, học trung cấp chuyên
nghiệp, học nghề hay đi làm lao động phổ thông các em học sinh chọn hướng đi nào sau tốt
nghiệp? Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2010 - 2011 cả nước có khoảng 185.000 học
sinh tốt nghiệp THPT nhưng không đỗ vào đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp. Con
số này tăng lên trong năm sau là 290.000 em. Cộng với số học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp
THPT trong những năm qua thì ước tính mỗi năm có khoảng hơn 350.000 em không tiếp tục
được đào tạo, thiếu công ăn việc làm [28]. Kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp năm 2013, cả nước có 1,4 triệu thí sinh dự thi. Trong số đó chỉ có 20% thí sinh có


nguyện vọng thi vào các trường Cao đẳng, tỷ lệ vào trung cấp chuyên nghiệp lại càng hạn chế [29].
Những con số đó đã phần nào phản ánh rõ nét mong muốn cháy bỏng của các em sau 12 năm đèn sách
và tâm lý coi trọng làm “thầy” hơn “thợ”.
Hiện nay, để lựa chọn đúng đắn và thi đỗ vào trường đại học vẫn là mơ ước của đa số các
em học sinh. Bởi thực tế, trong một xã hội coi trọng bằng cấp như hiện nay thì đối với nhiều
người, tấm bằng đại học thực sự là tấm vé để nhiều bạn trẻ bước vào cuộc sống. Bên cạnh đó các
em cũng còn rất nhiều áp lực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, nhiều bạn trẻ có suy
nghĩ rằng, chỉ khi bước vào cổng trường Đại học thì mới có được một tương lai tốt đẹp. Liệu đây
có phải là lựa chọn duy nhất để có một nghề nghiệp ổn định sau này?
Chính suy nghĩ này dẫn đến thực tế là có sự chênh lệch khá lớn giữa chỉ tiêu tuyển sinh
vào đại học, cao đẳng và số hồ sơ đăng ký dự thi. Và không phải bất cứ học sinh nào cũng có đủ
năng lực để vượt qua được kì thi đại học đầy cam go và tính cạnh tranh cao như thế. Vậy lựa
chọn nào là phù hợp đối với các em có học lực ở mức trung bình, và đảm bảo cho các em có một
tương lai ổn định? Cuối cấp học, nhiều học sinh luôn đứng ở giữa các ngã rẽ, không biết mình
nên chọn trường CĐ-ĐH nào, thậm chí có nhiều học sinh không hề ý thức được mình sẽ làm gì
trong tương lai. Kỳ thi tuyển sinh vào CĐ - ĐH hàng năm luôn là sự kiện quan trọng bậc nhất đối
với mỗi học sinh. Thông tin tuyển sinh dù được đăng tải rất nhiều trên phương tiện truyền thông
nhưng vẫn chưa đủ để các thí sinh yên tâm lựa chọn. Thành công trong cuộc sống vốn là ước
muốn của mỗi người, thành công trong việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề là con đường
dẫn chúng ta đến với thành công trong cuộc sống. Trong quá trình lựa chọn trường CĐ - ĐH của
học sinh THPT, có nhiều yếu tố tác động tới các em. Vậy những yếu tố đó là gì? Các em chọn
trường CĐ - ĐH nào để dự thi? Dựa vào đâu để các học sinh chọn trường cho mình? giải pháp
nào để phù hợp với nghề nghiệp tương lai của các em? Tất cả những vấn đề nêu trên khiến tôi
quyết định chọn đề tài: “Nhận thức, nhu cầu và các yếu tố tác động đến lựa chọn trường Cao
đẳng - Đại học của học sinh THPT hiện nay”. Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao
nhận thức đúng đắn và lựa chọn nghề nghiệp, chọn trường phù hợp với học sinh THPT.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Có thể nói, những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổ đại,
tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia, phân cấp lao động tuỳ

thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi người trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp
đặt của giai cấp thống trị và sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội. Đến thế kỷ XIX,
khi nền sản xuất xãhội phát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng con người trên
khắp thế giới thì khoa học hướng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.
Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp được xem là một trong những
cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp [6]. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng
của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi
giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và
cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.
Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L. Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn
tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp.Tác giả đã chỉ ra rằng, tương ứng với mỗi kiểu
nhân cách nghề nghiệp là một số những nghề nghiệp mà cá nhân có thể lựa chọn để đạt được kết
quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L. Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực
tiễn hướng nghiệp trên thế giới.
Trên cơ sở các luận điểm về hướng nghiệp của C.Mác và V.I Lênin, các nhà giáo dục
Liên xô như B.F Kapêep, X.Ia Batưsep, X.A Sapôrinxki, V.A Pôliacôp trong các tác phẩm và
công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ giữa hướng nghiệp và các hoạt động sản
xuất xã hội. Họ cho rằng, nếu sớm thực hiện GDHN cho thế hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn
nghề đúng đắn, có sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội [6]. Đồng thời,
các tác giả này cũng đã trình bày những nguyên tắc, phương pháp thực hành lao động nghề
nghiệp cho học sinh phổ thông tại các cơ sở học tập - lao động liên trường.
Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer [26] đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển
xã hội nghề nghiệp (SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để khảo sát các yếu tố tác động đến
xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS trung học. Những phát hiện của nghiên cứu này đã
chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố như: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề
nghiệp, lợi ích và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của học sinh trung
học. Mối quan hệ của các yếu tố này có tính chất động. Vì vậy, để can thiệp thành công cần phải
xem xét mối quanhệ phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can thiệp ở mức
độ đa hệ thống. Các nhà tư vấn nên góp phần vào sự phát triển và thực hiện một chương trình
phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp HS phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động

học tập thiết thực.
Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton [23] được tiến hành trên cơ sở khảo sát 384 thanh
thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã đã đưa ra kết luận: Cả nhà
trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp
ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Giáoviên có thể xác định những năng
khiếu và khả năng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia
lao động hướng nghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất. Phụ huynh HS có ảnh hưởng rất
lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lưa chọn nghề nghiệp, ngoài ra
còn cósự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè.
Michael Borchert [22], trên cơ sở khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học
Germantown, bang Wisconsin đã đưa ra nhận xét: trong ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự
lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá
nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa nghề nghiệp của HS trung học.
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, giáo dục hướng nghiệp tuy được xếp ngang tầm quan trọng với các mặt giáo
dục khác như đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhưng bản thân nó lại rất non trẻ, mới mẻ cả về
nhận thức, lý luận và thực tiễn, rất thiếu về lực lượng, không mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy,
việc thực hiện không mang lại nhiều hiệu quả. Vấn đề hướng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và
được xã hội quan tâm khi nền kinh tế đất nước bước sang cơ chế thị trường với sự đa dạng của
các ngànhnghề và nhu cầu rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực.
Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác hướng nghiệp.Điều này được thể
hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện, các nguyên lý giáodục của Đảng và nhà nước. Có thể
lấy ví dụ như nghị định 126/CP ngày 19/03/1981 của Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong
trường phổ thông vàviệc sử dụng hợp lý HS các cấp THCS và THPT tốt nghiệp ra trường.Trong
văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã ghi rõ “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học
sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”.
Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT nhằm giúp cho học sinh củng
cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi vào cuộc sống laođộng”. Chiến lược phát triển giáo dục

năm 2001 - 2010 đã xác định rõ “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho
học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự
phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng
hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi tiếp sau khi tốt nghiệp”.
Về mặt nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia thì ngành
hướng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970, 1980.
GS.TS. Phạm Tất Dong là người có những đóng góp rất lớn cho GDHN Việt Nam. Tác giả này
đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn cho GDHN như xác định mục đích, ý
nghĩa, vai trò của hướng nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan
điểm, nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục hướng nghiệp
Điều này được thể hiện ở rất nhiều các báo cáo, bài báo, sách, giáo trình của ông như bài viết:
“Hướng nghiệp cho thanh niên”, đăng trên tạp chí Thanh Niên số 8 năm 1982; báo cáo: “Một
con đường hình thành lý tưởng nghề nghiệp cho học sinh lớn”; các tác phẩm như: “Nghề nghiệp
tương lai - giúp bạn chọn nghề” hay cuốn “Tư vấn hướng nghiệp - sự lựa chọn cho tương lai”.
Trong một công trình nghiêncứu gần đây, tác giả đã chỉ ra rằng: “Công tác hướng nghiệp góp
phần điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế”. Bởi vì
theo tác giả, đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
(CNH-HĐH), cơ cấu kinh tế sẽ chuyển theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công
nghiệp, dịch vụ. Xu hướng chọn nghề của thanh niên phù hợp với xu hướng chuyển cơ cấu kinh
tế là một yêu cầu tất yếu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
GS.TS. Nguyễn Văn Hộ cũng là một trong những người rất tâm đắc và nghiên cứu
chuyên sâu về GDHN. Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả đã đề cập đến vấn đề: “Thiết lập
và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam”. Tác giả đã xây dựng được luận
chứng cho hệ thống GDHN trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Gần đây, ông
cũng đã xuất bản cuốn sách: “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong
trường THPT” (2006). Cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí luận của GDHN,
vấn đề tổ chức GDHN trong trường THPT và giảng dạy kĩ thuật ở nhà trường THPT trong điều
kiện kinh tế thị trường và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay. Trong thời gian gần đây,
nhằm hiện thực hoá những phương hướng, mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề
ra về GDHN và phân luồng học sinh phổ thông, đã có rất nhiều những nghiên cứu về hướng

nghiệp ở nhiều cách tiếp cận khác nhau tạo nên một giai đoạn mới với sự đa dạng trong nghiên
cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của giảng viên Khoa Tâm lý - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã rút
ra kết luận: (1) Các hình thức hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự
phong phú và chưa được tổ chức thường xuyên. Nhiều hình thức hấp dẫn, có sức thuyết phục cao
như tham quan thực tế các cơ sở sản xuất địa phương, nghe các nghệ nhân nói chuyện về nghề
… ít được quan tâm thực hiện; (2) Nhu cầu tìm hiểu nghề là nhu cầu chính đáng của học sinh,
nhưng khi tìm hiểu về nghề thì các em gặp phải rất nhiều khó khăn như nhà trường ít tổ chức
hướng nghiệp, các nội dung hướng nghiệp thực hiện không đồng bộ; (3) Do vai trò tác động của
nhà trường trong việc hướng nghiệp chưa cao nên các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận
được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài nhà trường như từ cha mẹ, người thân, từ những
người đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác.
Nghiên cứu của tác giả Lê khắc Thìn (1996) về vấn đề “Tìm hiểu thực trạng lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT”. Đã nhấn mạnh đến
nguyện vọng chọn nghề của học sinh. Do nước ta mở cửa phát triển kinh tế nhiều thành phần,
hợp tác kinh tế với nhiều nước trên thế giới, vì vậy các em có xu thế hướng vào các trường thuộc
lĩnh vực kinh tế, công nghệ tiên tiến. Như vậy, sự định hướng của học sinh vào các trường cũng
phát triển theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, có nhiều em chọn nghề theo rung cảm từ
nhỏ, từ mẫu người lý tưởng, có em chọn nghề theo sự vui thích của cá nhân, theo yêu cầu của
cha mẹ Do đó có thể có sự không phù hợp giữa sở thích và nguyện vọng. Hầu hết các em đều
cho rằng nghề các em thích là phù hợp sở thích và khả năng của bản thân, hoặc yêu thích nghề vì
phù hợp với nguyện vọng được xã hội coi trọng. Có 7,38% học sinh cho biết là chưa hiểu rõ về
nghề nên không biết thích cái gì. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của học sinh về nghề định chọn là rất
ít, chưa sâu sắc, không rõ ràng, cụ thể. Những nguồn thông tin quan trọng nhất (cha mẹ, thầy cô,
các phương tiện thông tin đại chúng) để giúp cho các em có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp
thì chưa phát huy hết tác dụng. Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Khắc Thìn đã phản ánh khá
đầy đủ các khía cạnh của hoạt động chọn nghề của HS. Đặc biệt, dựa trên các nghiên cứu định
lượng, định tính và các phương pháp tiếp cận xã hội học đặc biệt là phương pháp thử nghiệm tác
động đối với các em HS, tác giả đã phân tích khá rõ vấn đề nhận thức nghề và dự định chọn nghề
của HS THPT.

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học
sinh phổ thông trung học” của nhóm tác giả Trần Văn Quý và Cao Thi Hào Trường Đại học
Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã xác định, đánh giá tác động của
các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT. Kết quả
phân tích 227 bảng hỏi đối với học sinh lớp 12 năm học 2008 – 2009 của 5 trường THPT tại
Quảng Ngãi đã cho thấy 5 yếu tố bao gồm: (1) cơ hội việc làm trong tương lai, (2) đặc điểm cố
định của trường đại học, (3) bản thân cá nhân học sinh, (4) cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định
của học sinh và (5) thông tin có sẵn, ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học.
Tác giả Phan Thị Tố Oanh nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu nhận thức nghề và dự định
chọn nghề của học sinh phổ thông trung học” (Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học sư phạm – tâm lý –
1996) [4] tiến hành nghiên cứu trên 497 học sinh 4 trường thuộc nội ngoại thành thành phố Hà Nội
và Huế đã cho rằng: HS ở các nhóm nghề đã có nhận thức về nghề nghiệp nhưng ở mức độ chưa
cao, chưa sâu sắc và đầy đủ. Trong ba mặt nhận thức về nghề HS nhận thức nhu cầu của xã hội
đối với nghề nghiệp mình định chọn cao hơn so với nhận thức về thế giới nghề nghiệp – yêu cầu
đặc trưng của nghề và nhận thức về đặc điểm cá nhân ( tương ứng là 0,98; 0,55; 0,375 điểm ).
Điều đó chứng tỏ những yếu tố khách quan của nghề nghiệp đối với cá nhân được HS nhận biết dễ
hơn những yêu cầu của nghề nghiệp về các đặc điểm tâm lý cá nhân.
Và trong ba trình độ nghề thì đa số HS dự định chọn trình độ cao: có tới 80,4% dự định thi
đại học; 36,9% dự định thi trung cấp; 7,3% thi vào sơ cấp và 5,5% không thi vào hệ nào.
Trên cở sở phân tích các yêu cầu của đề tài, tác giả đã đưa ra những nhận xét:
 Nhận thức nghề đang dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài chưa đi sâu tìm hiểu đặc
trưng riêng của nghề và đối chiếu yêu cầu đó với những đặc điểm thể chất và tâm lý của mình.
 Đa số HS chọn đại học, vào những nghề xã hội đánh giá cao, có khả năng tìm việc ổn
định và cần thiết xã hội.
Tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh cũng có bài viết về “Nhu cầu học nghề của học sinh trung
học phổ thông” đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục số 16, tháng 1/2007. Bài viết của tác giả đã
khẳng định rằng phần đông HS có nhận thức đúng đắn rằng vào đại học không phải là con đường
duy nhất để thành đạt (70% ý kiến được hỏi), nhưng lại có tới 70% lựa chọn con đường này sau
khi tốt nghiệp THPT. Theo bài viết này, các nhóm nghề được HS lựa chọn nhiều nhất là công
nghệ thông tin, điện, dệt may. Sự lựa chọn này phản ánh tương đối chính xác xu hướng phát triển

của thị trường lao động. Những nghề này, nhất là dệt may đang có nhu cầu lớn về lao động kĩ
thuật, HS những ngành này ra trường hầu hết tìm được việc ngay. Tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh
cũng chỉ ra rằng: đặc điểm giới tính có ảnh hưởng đến dự định chọn nghề của nam và nữ, và
nhận thức nghề và dự định chọn nghề của HS chưa có sự phù hợp cao, chọn nghề theo ý muốn
chủ quan.

Luận văn thạc sĩ của Trần Đình Chiến (2008) về “Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh lớp 12 trường THPT dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường” (khảo sát tại tỉnh Phú
Thọ) đã chỉ ra được thực trạng về xu hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 dưới sự ảnh hưởng
của nền kinh tế thị trường. Tác giả đã nhận thấy đa số học sinh chịu ảnh hưởng một cách thụ
động, không nhận thức được sự phù hợp của bản thân với nghề. Học sinh lớp 12 chủ yếu có xu
hướng, nguyện vọng thi vào các trường ĐH – CĐ và lựa chọn những ngành nghề đang được xã
hội quan tâm, đánh giá cao, những nghề có thu nhập cao và dễ tìm việc làm. Trên cơ sở nghiên
cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm hình thành xu hướng lựa
chọn nghề nghiệp tích cực, phù hợp của học sinh lớp 12 dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường hiện nay.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phương Toàn (2011) về “ Khảo sát các yếu tố tác động đến
việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Đề tài
tiến hành nghiên cứu trên 450 học sinh lớp 12 thuộc 8 trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang. Đề tài đã cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học
sinh từ mạnh đến yếu như sau: (1) yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; (2) yếu
tố về đặc điểm của trường đại học; (3) yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra
trường; (4) yếu tố về đặc điểm của trường đại học; (5) yếu tố danh tiếng của trường đại học. Đề
tài nghiên cứu cho kết quả có sự khác biệt giữa nhóm học sinh theo đơn vị trường THPT, theo
giới tính và theo học lực trong sự đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố khi quyết định chọn
trường đại học để dự thi.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên được thực trạng chọn nghề của học
sinh THPT (lý do chọn nghề, động cơ chọn nghề, nguyện vọng chọn nghề, các nhân tố ảnh
hưởng đến việc chọn nghề của học sinh, nhận thức về nghề nghiệp của học sinh), nêu lên được
thực trạng tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường THPT hiện nay cùng với nhu cầu tư vấn hướng

nghiệp của học sinh ở năm học cuối cấp. Đồng thời, các công trình nghiên cứu này cũng tổng
hợp được ý kiến của học sinh với mong muốn trong nhà trường có ban tư vấn hướng nghiệp để
giúp các em trong việc chọn nghề cho tương lai.
Tóm lại, nghiên cứu về đề tài định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT có nhiều tác
giả đã nghiên cứu, những kết quả đó làm tiền đề để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vào
thời điểm hiện tại. Vấn đề nghề nghiệp luôn đổi mới và phát triển theo xu hướng của thế giới,
cho nên nghiên cứu về vấn đề này vẫn luôn cần được cập nhật mới mẻ.
Nhưng nghiên cứu về đề tài chọn trường thi CĐ – ĐH của học sinh THPT là chưa nhiều.
Với địa bàn nghiên cứu tác giả chọn là một trường THPT thuộc tỉnh trung du miền núi phía Bắc
mà cụ thể chúng tôi tiến hành khảo sát tại trường THPT Việt Yên 1 – Bắc Giang, là điểm mới để
chúng tôi tìm hiểu những nhận thức và nhu cầu của học sinh tại địa bàn có điểm gì khác so với các
em học sinh THPT tại khu vực ở thành phố lớn và các địa bàn khác trên cả nước. Chúng tôi chọn
đề tài này để tìm hiểu nhận thức, nhu cầu của học sinh lớp 12 về lựa chọn trường CĐ - ĐH và tìm
hiểu xem những yếu tố nào tác động đến lựa chọn trường thi của HS. Đó là lý do mà chúng tôi
thực hiện nghiên cứu đề tài này.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu nhằm vận dụng phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên cứu và lý
thuyết Xã hội học vào mô tả, giải thích thực trạng nhận thức, nhu cầu và các yếu tố tác động đến
lựa chọn trường CĐ, ĐH của học sinh THPT hiện nay. Dựa trên kết quả thu được, nghiên cứu
cũng mong góp phần làm giàu thêm tri thức xã hội học trong lĩnh vực cụ thể làvấn đề chọn
trường thi CĐ - ĐH của học sinh.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, chúng tôi mong muốn nắm bắt kịp thời nhận
thức, nhu cầu đúng đắn/ sai lệch về lựa chọn trường CĐ - ĐH của học sinh THPT. Từ đó đưa ra
những khuyến nghị và giải pháp thiết thực nhằm tác động tích cực đến nhận thức của học sinh
THPT Việt Yên 1 trong việc lựa chọn trường CĐ- ĐH. Trong một chừng mực nào đó khuyến
nghị đó có thể suy rộng ra cho học sinh các trường THPT nói chung về nhận thức nghề nghiệp
trong tương lai từ đó có sự chọn lựa trường thi CĐ - ĐH phù hợp.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức, nhu cầu và các yếu tố tác động đến lựa chọn trường CĐ - ĐH của học sinh
THPT
4.2 Khách thể nghiên cứu
300 Học sinh lớp 12, phụ huynh học sinh và thầy cô giáo tại trường THPT Việt Yên 1.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
+Phạm vi không gian : Trường THPT Việt Yên 1
+Phạm vi thời gian : Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2013 đến tháng 05/2014
+Vấn đề nghiên cứu: Nhận thức, nhu cầu và các yếu tố tác động đến lựa chọn trường CĐ
- ĐH của HS THPT
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức, nhu cầu và những yếu tố tác động đến lựa chọn trường
CĐ – ĐH của học sinh THPT. Từ đó có thể đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp giúp học
sinh THPT có sự định hướng nghề nghiệp, lựa chọn trường thi CĐ – ĐH một cách phù hợp với
năng lực và nguyện vọng của mình.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1)Tìm hiểu nhận thức của học sinh về vấn đề chọn trường thi CĐ - ĐH. Nhận thức của
HS về sự cần thiết xác định trường dự thi CĐ - ĐH, thời điểm HS suy nghĩ về việc lựa chọn
trường CĐ - ĐH, tự đánh giá cơ hội và khả năng thi đỗ CĐ - ĐH của HS THPT
(2) Chỉ rõ những nhu cầu của HS trong việc chọn trường thi CĐ - ĐH
(3) Phân tích những yếu tố chính tác động đến lựa chọn trường CĐ – ĐH của học sinh
THPT.
6. Câu hỏi nghiên cứu
● Học sinh THPT hiện nay nhận thức như thế nào về lựa chọn trường CĐ - ĐH?
● Học sinh có nhu cầu gì trong quá trình lựa chọn trường CĐ - ĐH?
● Những yếu tố nào tác động đến lựa chọn trường CĐ - ĐH của học sinh THPT hiện
nay?
7. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Phần lớn học sinh THPT hiện nay đều có nhận thức tương đối đầy đủ và đúng đắn về

việc lựa chọn trường CĐ - ĐH để dự thi.
(2) Học sinh THPT đều có nguyện vọng dự thi vào các trường CĐ - ĐH, HS THPT hiện
nay có nhu cầu cao về việc được luyện thi CĐ - ĐH, tìm hiểu thông tin thi CĐ - ĐH, các hoạt động
hướng nghiệp phục vụ mục đích lựa chọn trường CĐ - ĐH.
(3) Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường CĐ - ĐH của học sinh THPT
ngoài bản thân mỗi cá nhân HS còn có các yếu tố như : gia đình, bạn bè, nhà trường, truyền
thông đại chúng, đặc điểm của trường CĐ - ĐH.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lấy lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử làm nền tảng cơ sở để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu trong một bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể
và trong sự vận động biến đổi, tác động qua lại của nó với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ nhân
quả. Theo đó, mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại độc lập mà luôn tương tác, ảnh
hưởng lẫn nhau. Do đó, khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng, một vấn đề xã hội nào chúng
ta cũng cần đặt chúng trong một bối cảnh xã hội cụ thể, trong một môi trường xác định,
nghĩa là cần xem xét hiện tượng, vấn đề xã hội đó trong mối quan hệ tương tác với các hiện
tượng, vấn đề xã hội khác.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn các hiện tượng xã hội trong một quá trình, nghĩa là
mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại một cách bất biến mà luôn luôn vận động, có sự
hình thành, phát triển và tiêu vong. Do đó, khi nghiên cứu một hiện tượng, vấn đề xã hội nào
thì cần xem xét nó trong một quá trình và đặt nó trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác - Lênin được xác định là kim chỉ
nam xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài, do đó nó trở thành phương pháp luận của đề tài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vấn đề nhận thức, nhu cầu và các yếu tố tác động
tới lựa chọn trường thi CĐ – ĐH của HS được nhìn nhận trong mối quan hệ qua lại tác động với
các yếu tố của môi trường xã hội chung (gia đình, nhà trường, bạn bè, các phương tiện truyền
thông đại chúng) và trong mối quan hệ với các yếu tố cá nhân của học sinh như (giới tính, học
lực)

8.2 Phương Pháp thu thập thông tin
8.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và một số công trình nghiên cứu về nội
dung liên quan đến đề tài nghiên cứu đã xuất bản và công bố. Qua đó, bổ sung thêm cho những
thiếu sót trong việc phân tích các số liệu định lượng thu được từ điều tra thông qua bảng hỏi.
8.2.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến
Phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được sử dụng nhằm mục đích thu thập những thông tin định
lượng cho đề tài nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, có
cân nhắc đến một số yếu tố như giới tính, kết quả học tập, nghề nghiệp của bố mẹ.
Chúng tôi tiến hành phát 325 phiếu khảo sát đối với học sinh khối 12 thu và về 300 phiếu
với cơ cấu mẫu như sau:
Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính, kết quả học tập của học sinh, nghề nghiệp
của cha mẹ và kinh tế gia đình
Tiêu chí phân loại
Số người
Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
138
46,0
Nữ
162
54,0
Kết quả học tập
Giỏi
17
5,7

Khá

201
67,0

Trung bình
80
26,7

Yếu
2
0,7
Nghề nghiệp của
bố mẹ
Viên chức NN
52
17,3
Nông nghiệp
77
25,7

Lao động tự do
47
15,7

Kinh doanh
90
30,0

Nghề khác
34
11,3

Kinh tế gia đình
Giàu có
19
6,3

Khá giả
72
24,0

Trung bình
152
50,7

Cận nghèo
35
11,7

Nghèo
22
7,3

8.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Để có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn về vấn đề nhận thức, nhu cầu và các
yếu tố tác động đến lựa chọn trường thi CĐ - ĐH của HS THPT chúng tôi tiến hành phỏng vấn
sâu 14 người gồm: 10 học sinh, 2 giáo viên, 2 phụ huynh học sinh. Thông tin phỏng vấn sâu
mang tính chất định tính, tập trung vào các khía cạnh liên quan đến lựa chọn nghề, chọn trường
thi, công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT hiện nay nhằm bổ sung những thông tin
mà phương pháp định lượng không thực hiện được.



References
1. Trần Đình Chiến (2008), “Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT
dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường”, (khảo sát tại tỉnh Phú Thọ), Luận văn thạc sĩ
Giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Thái Nguyên )
2. Phạm Huy Cường (2009), Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm
cuối các ngành khoa học xã hội (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn), Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại
học quốc gia Hà Nội
3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học đại cương, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội
4. Phạm Tất Dong (chủ biên) - Đặng Danh Ánh - Nguyễn Thế Trường - Trần Mai Thu - Nguyễn
Dục Quang, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004
5. Nguyễn Thị Vân Hạnh : Tạp chí khoa học giáo dục số 16, tháng 12/2007 : Nhu cầu học nghề
của học sinh phổ thông.
6. Nguyễn Văn Hộ (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hướng nghiệp và
giảng dạy kỹ thuật trong trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
7. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lí thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội
8. Nguyễn Hùng (chủ biên) (2008), Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề, Nhà xuất bản giáo
dục, Hà Nội
9 .Mai Quang Huy (2006), Hướng nghiệp và cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Tạp chí Dạy
và học ngày nay, số 2, tr 46 – 47
10. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
11. Trần Văn Quý, Cao Thi Hào (2009),“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại
học của học sinh phổ thông trung học”. Tạp chí phát triển KH&NC tập 12, số 15- 2009,
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TPHCM
12. Nguyễn Minh Ngọc (2008), Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT Dân tộc
nội trú tỉnh Bac Giang, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
13. Nguyễn Thanh Ngọc (2012), Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với

sinh viên tốt nghiệp Đại học, Luận văn thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
14. Phan Thị Tố Oanh (1996) “Nghiên cứu nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh
phổ thông trung học”, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học sư phạm – tâm lý học
15. Lê Khắc Thìn (1998) “Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lóp 12 và công tác
hướng nghiệp ở trường THPT ”, Luận văn thạc sĩ tâm lý học
16. Nguyễn Phương Toàn (2011) “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học
sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ” Luận văn thạc sĩ - đo lường và đánh giá
giáo dục, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội
17. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, ban hành kèm Quyết định 201/2001/QĐ-TTg
ngày 28/12/ 2001 của Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
18. Nghị định 126/CP ngày 19/03/1981 của Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường
phổ thông và việc sử dụng hợp lý học các cấp THCS và THPT tốt nghiệp ra trường
19.Trung tâm Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội -
1991)
20. Trung tâm Từ điển, “Từ điển tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1998
21.Trung tâm Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin - 1998)
22. Borchert M(2002), Career choice factorsof highschool students, University of Wisconsin-
Stout,USA.
23. Bromley H. Kniveton (2004), Influences and motivations on which students base their choice
of career, Loughborough University, UK.
24. ChapmanD.W(1981),“ A model of student college choice”, The Journal of Higher
Education, 52(5),490-505.
25. Joseph Sia Kee Ming (2010), “Institutional Factors Influencing Students’ College Choice Decision
in Malaysia: A Conceptual Framework”, International Journal of Business and Social Science,
Vol. 1 No. 3; December 2010
26. Mei Tang, Wei Pan, Mark D. Newmeyer (2008), Factors influencing High School student’s
career aspriations, University of Cincinnati, USA
22. Russayani ISMAIL (2010), Factors affecting choice for eduation destination: A case
study of international students at Universiti Ltara Malaysia, Department of Economics,

College of Arts and Sciences UNIVERSITI UTARA MALAYSIA.
27.RuthE.Kallio(1995), Factors influencing the college choice decisions of graduate students.
Researchin HigherEducation,Vol.36,No.1.
28.
29. />khon-don-188758.bld
30.
31. />fault.aspx


×