Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
A_ Lời mở đầu........................................................................................2
B_ Nội dung............................................................................................3
I_ Lí luận......................................................................................................3
1. Khái niệm kinh tế tập thể .....................................................................3
1.1 Định nghĩa...............................................................................................3
1.2 Đặc điểm..................................................................................................3
1.3 Nguyên nhân............................................................................................4
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh của kinh tế tập thể....................4
1.5 Vai trò......................................................................................................4
2. Khái niệm hợp tác xã............................................................................5
2.1 Định nghĩa...............................................................................................5
2.2. Đặc điểm.................................................................................................5
2.3. Vai trò.....................................................................................................6
II_ Thực trạng.............................................................................................6
1.Trước 1986.............................................................................................6
1.1 Tình hình kinh tế .....................................................................................6
1.2 Thành tựu.................................................................................................7
1.3 Yếu kém, khuyết điểm...............................................................................7
2. Sau 1986 ...............................................................................................8
2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam......................................................................8
2.2 Thành tựu.................................................................................................8
2.3 Yếu kém..................................................................................................10
III_ Giải pháp............................................................................................11
1. Phương hướng của Đảng và nhà nước................................................11
2. Biện pháp thực hiện.............................................................................12
C_ Kết luận...........................................................................................14
D_ Tài liệu tham khảo..........................................................................15
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
A_ Lời mở đầu
Sau một thời gian dài đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đất nước Việt
Nam đã dành được độc lập. Bây giờ đất nước chúng ta đang dần chuyển mình
sang thời đại mới, thời đại của công bằng dân chủ văn minh. Để làm được
điều đó chúng ta phảI trảI qua thời kì quá độ từ chế độ tiền tư bản lên chế độ
xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Thời kì này là thời kì lâu
dài và vô cùng quan trọng, bởi lẽ sau chiến tranh nước ta còn nghèo, không có
đủ sức cạnh tranh với các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Vì vậy mà
nhiệm vụ phát triển kinh tế là vô cùng bức thiết. Nhưng làm sao để phát triển
kinh tế mạnh mẽ nhất mà vẫn giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, lại là
một câu hỏi lớn. Một trong những đáp án quan trọng đó là sự lớn mạnh của
thành phần kinh tế tập thể và thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế
nhiều thành phần. Vì thế mà em chọn đề tài: Phát triển kinh tế tập thể trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B_ Nội dung
I_ Lí luận
1. Khái niệm kinh tế tập thể
1.1 Định nghĩa
_Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do
người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lí theo nguyên
tắc tập trung, bình đẳng cùng có lợi.
1.2 Đặc điểm
_ Kinh tế tập thể thực chất là kinh tế hợp tác. Đầu tiên hình thức hợp tác
giản đơn chỉ là tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất. Nhưng khi kinh tế
phát triển, các hình thức trở nên đa dạng hơn, từ nhỏ tới lớn, từ đơn giản đến
phức tạp, không giới hạn quy mô và địa bàn; phân phối theo lao động, theo
vốn và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tự chịu
trách nhiệm.
_ Sự kết hợp, hợp tác của các cá nhân trong kinh doanh cả về vật chất
lẫn tinh thần tạo nên sức mạnh của kinh tế tập thể. Để kinh tế tập thể phát huy
sức mạnh của kinh tế tập thể thì nó phảI dựa trên sự tự nguyên của mỗi thành
viên. Cũng có nghĩa là các thành viên phảI nhận thức được lợi ích của họ khi
hợp tác. Và lúc đó hợp tác là nhu cầu thiết yếu.
_ Thực chất kinh tế tập thể là quá trình xã hội hoá sản xuất thông qua cấc
hình thức liên kết mềm dẻo linh hoạt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất bảo đảm lợi ích giưa các thành viên.
_ Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của từng
thành viên và lợi ích tập thể , đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của từng thành
viên, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giùa cho các thành viên.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
_ Kinh tế tập thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, như: nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp…
1.3 Nguyên nhân
_Trong họat động lao động sản xuất có nhiều công việc mà một cá nhân,
một tổ chức không thể làm được mà đòi hỏi phảI nhiều người hay một tập thể
cùng làm, nhiều tổ chức cùng làm. Cụ thể trong thời kì quá độ trình độ lực
lượng sản xuất thấp kém, vì thế cần sự hợp tác tập thể.
_ Các thành phần kinh tế luôn có sự mâu thuẫn ràng buộc lẫn nhau, vì
thế mà cần phải phát triển thành phần kinh tế tập thể để nó có thể kết hợp với
thành phần kinh tế nhà nước duy tri chế độ công hữu.
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh của kinh tế tập thể
_ Các hình thức được chia theo độ lớn của tập thể
* Tổ hợp tác
* Nhóm hợp tác
* Hợp tác xã
_ Phổ biến nhất là hình thái hợp tác xã.
1.5 Vai trò
_ Kinh tế tập thể hoạt động nhờ sự kết hợp giữa nhiều cá thể nên rất phù
hợp với lực lượng sản xuất thời kì quá độ.
_ Kinh tế tập thể tuy không làm nâng cao năng xuất lao động của từng cá
nhân nhưng lại tạo được sản lượng cao hơn nhiều so với tổng số lượng sản
phẩm từng công nhân làm ra.
_ Kinh tế tập thể có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ các thành
viên trong tập thể.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
_ Thành phần kinh tế tập thể kết hợp với thành phần kinh tế nhà nước tạo
nên nền kinh tế nòng cốt trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2. Khái niệm hợp tác xã
_ Hình thái thể hiện rõ nhất kinh tế tập thể là hình thái hợp tác xã. Hay
nói cách khác hợp tác xã chính là biểu tượng của thành phần kinh tế tập thể.
2.1 Định nghĩa
_ Hợp tác xã là tổ chức của những người tự trị tư nguyện liên hiệp lại để
đáp ứng các nhu cầu nguyện vọng chung của hộ về kinh tế, xã hội, văn hóa
thông qua xí nghiệp cùng sở hưu và quan lý dân chủ.
2.2. Đặc điểm
_ Có nhiều kiểu hợp tác xã, hợp tác xã có thể hình thành trong nhiều lĩnh
vực kinh tế sản xuất.
_ Cơ sở để thành lập hợp tác xã là dựa vào sự cùng góp vốn của các
thành viên, quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên
tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết, không phân biệt lượng vốn góp ít hay
nhiều.
_ Mục đích kinh doanh của hợp tác xã là nhằm trước hết đáp ứng đủ, kịp
thời về số lượng, chất lượng của dịch vụ cho xã viên. Đồng thời cũng phải
tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực
hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường.
_ Tiếp theo, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ và cùng có lợi.
_ Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên quan
đến xã viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và
cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh
doanh. Như vậy, trong mỗi thôn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hợp tác xã có nội dung kinh doanh khác nhau có số lượng xã viên không như
nhau, trong đó một số nông trại, trang trại đồng thời là xã viên của một vài
hợp tác xã.
2.3. Vai trò
_ Hợp tác xã là hình thức kinh tế tập thể của nhân dân vì vậy hoạt động
của hợp tác xã có tác động to lớn tích cực tới hoạt động sản xuất của hộ gia
đình. Nhờ có hoạt động của hợp tác xã các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ
cho hoạt động sản xuất được cung cấp kịp thời, đẩy đủ và bảo đảm chất
lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo đã làm cho hiệu quả sản
xuất của nhân dân được nâng lên. Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều
tiết sản xuất của hợp tác xã được thực hiện, sản xuất của hộ được thực hiện
theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung,
chuyên môn hoá, đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất.
_Thêm vào đó hợp tác xã còn là nơi tiếp nhận những trợ cấp của nhà
nước tới hộ gia đình, vì vậy hoạt động của hợp tác xã có vai trò cầu nối giữa
Nhà nước với hộ gia đình một cách có hiệu quả.
_Hợp tác xã còn có vai trò thúc đẩy các hộ gia đình áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời trong nhiều trường hợp hợp tác xã
còn là đối trọng với các tổ chức tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ cho hộ
gia đình buộc các đối tượng phải phục vụ tốt hơn cho người dân.
II_ Thực trạng
1.Trước 1986
1.1 Tình hình kinh tế
_ Sau khi đất nước ta dành được độc lập, tình hình chính trị bất ổn, Đảng
vừa phải lo đề ra chính sách phát triển đất nước, vừa phải dẹp yên sự chống
phá của bọn tư bản, nội gián. Trước tình hình đó việc phát triển kinh tế là nhu
cầu vô cùng bức thiết, vì chỉ có phát triển kinh tế mới làm cho cuộc sống
6