Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.84 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2
I . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của
thông tin tri thức. Thông tin và tri thức được coi là tài sản vô giá, là quyền lực
tối ưu của mỗi quốc gia. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và
công nghệ đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức của nhân
loại cũng như tốc độ ứng dụng vào đời sống xã hội tạo nên sự đa dạng của thế
giới. Tình hình đó đã làm thay đổi những quan niệm về giáo dục. Ngày nay
giáo dục được xem là chìa khóa vàng đề mỗi người, mỗi quốc gia tiến vào
tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể đong đếm được.
Giáo dục không chỉ có chức năng truyền tải những kinh nghiệm lịch sử của xã
hội trước cho xã hội sau quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp
học tập, tìm cách phát triển các năng lực của con người, phát triển tư duy,
thích ứng với xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người
học đáp ứng được những yêu cầu đó, việc cải cách và đổi mới giáo dục là một
việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó đổi mới phương pháp dạy học
là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đang là một cuộc
cách mạng lớn trong ngành giáo dục trên toàn quốc. Trong đó tất cả các
phương pháp dạy học theo hướng tích cực đều nhằm phát huy tính chủ động,
tích cực, sáng tạo của người học. Một trong những phương pháp dạy học theo
hướng tích cực là xây dựng các bài tập tình huống học tập cho từng bộ môn
để có thể giúp người học hiểu kiến thức sâu hơn phát huy năng lực thực hiện,
giải quyết các tình huống, các vấn đề liên quan.
Nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là một
trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta. Đảng và nhà nước cũng như
Bộ Giáo dục Đào tạo đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc


đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học.
3
“ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng
lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm
chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt học chay ”. Luật giáo dục nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Điều 5 khoản 2 ) đã ghi “ Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên ” và Bộ giáo dục đào tạo cũng có chỉ thị số
15/1999/CT – BGGDT yêu cầu các trường Sư phạm phải “ Đổi mới phương
pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động
học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự
nghiên cứu của người học, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc
tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò
chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học ”
Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm Phú Thọ là trường đào tạo
đa ngành nghề về kế toán, điện, tin, hóa, công nghệ thực phẩm theo hướng
thực hành nghề. Với đặc trưng của trường nghề nên trong quá trình dạy học,
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người
học, chú tâm vào các hoạt động thực hành của sinh viên nhằm phát triển các
năng lực của nghề nghiệp lại càng có ý nghĩa quan trọng.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng xây dựng các bài
tập nhằm giúp sinh viên nắm bắt kiến thức sâu hơn, vận dụng vào thực tiễn tốt
hơn là mối quan tâm của mỗi cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy bộ môn ở
trường. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Sử dụng bài
tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin
về kinh tế chính trị ”.
4
2. Lịch sử nghiên cứu.
Sử dụng bài tập trong dạy học đã được rất nhiều tác giả trên trong nước

và trên thế giới nghiên cứu , sử dụng ở rất nhiều những lĩnh vực, những bộ
môn khoa học khác nhau. Bài tập được sử dụng phổ biến ở những môn khoa
học tự nhiên như : toán học, vật lý, hóa học, … Còn đối với những môn khoa
học xã hội, bài tập cũng được sử dụng nhưng vẫn còn chưa phổ biến .
Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin là một môn
khoa học xã hội, việc sử dụng bài tập ở môn này nói chung và phần kinh tế
chính trị Mác – Lê nin nói riêng còn ít , rời rạc. Bài tập chưa được áp dụng
một cách đa dạng, phong phú. Từ lý do đó tôi tập trung nghiên cứu sử dụng
bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về
kinh tế chính trị để giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức, có khả năng vận
dụng thực tiễn .
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Xây dựng hệ thống bài tâp và vận dụng vào dạy học Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị .
4. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu : sử dụng bài tập kinh tế chính trị Mác – Lê
nin cho hoạt động dạy học
- Phạm vi nghiên cứu : Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng
công nghiệp thực phẩm Phú Thọ
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài
5.1 Những luận điểm cơ bản
Thứ nhất, nghiên cứu về khái niệm, phân loại các dạng bài tập, từ đó phân
tích làm rõ vai trò của sử dụng bài tập nói chung và sử dụng bài tập Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói riêng.
5
Thứ hai, làm rõ thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường
Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm Phú Thọ.
Thứ ba, đưa ra quy trình và điều kiện sử dụng bài tập trong dạy học

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị.
Thứ tư, thiết kế một số dạng bài tập cho chương IV và IV môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tiến hành thực nghiệm sư
phạm để kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng bài tập .
5.2 Đóng góp mới của tác giả
- Lý luận: góp phần làm phong phú lý luận về dạy học Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói chung và sử
dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê
nin về kinh tế chính trị nói riêng .
- Thực tiễn: góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị. Mặt khác, luận văn có
thể làm tài liệu tham khảo về sử dụng bài tập dạy học Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở các trường cao đẳng,
đại học
6. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn và sử dụng bài tập kinh tế chính trị trong dạy học
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin thì sẽ nâng cao chất
lượng của hoạt động dạy học cho giảng viên và sinh viên
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
6
Phân tích là chia nhỏ một chỉnh thể ra thành từng mặt, từng khía
cạnh, từng đặc tính khác nhau để xem xét.
Để hiểu sâu đối tượng thì chỉ dựa vào phân tích là chưa đủ. Để có cái
nhìn đầy đủ, thấy được tất cả các mối quan hệ giữa các thành phần riêng lẻ,
bộ phận được phân chia, chúng ta cần phải sử dụng phương pháp tổng hợp
nhằm mục đích xâu chỗi và khái quát những cái đã có khi phân tích.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát , trao đổi với sinh viên
- Dự giờ một số tiết giảng của giáo viên
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
- Thực nghiệm sư phạm
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Phân tích và sử lí kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học
8 . Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 10 tiết
7
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ.
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm bài tập
Theo nghĩa chung nhất , thuật ngữ “ bài tập ” ( tiếng anh là “ Exersie ” ,
tiếng Pháp là “ Exercie ” ) dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể
chất và tinh thần ( trí tuệ )
Theo Nguyễn Gia Cốc : “ Bài tập là một tình huống kích thích đòi hỏi
một lời giải đáp không có sẵn ở người giải tại thời điểm bài tập được đưa ra ”.
Định nghĩa này bao gồm ba ý chính :
- Chỉ có bài tập với người nào đó hay chính xác hơn là đối với trạng thái phát
triển nào đó của người giải .
- Lời giải đáp phải tương thích với tình huống bài tập .
- Lời giải đáp gắn liền với tình huống như một đặc trưng của tình huống mà
người giải đã quen thuộc .
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên bài tập là : “ Bài ra
cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học ”.
Theo Thái Duy Tuyên “ Bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm

những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học , đòi
hỏi người học một lời giải đáp mà lời giải đáp này về toàn bộ hay từng phần
không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đặt ra ”
Như vậy có thể hiểu rằng : “ Bài tập là một tình huống có vấn đề hoặc
một hệ thông tin xác định đòi hỏi chủ thể nhận thức phải giải quyết bằng
cách biến đổi chúng trên cơ sở những kiến thức đã học ”.
8
Bài tập được xem như là một phương tiện then chốt trong quá trình dạy
học , dùng bài tập trong quá trình hình thành kiến thức, khai thác kiến thức ,
phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho người học và kiểm tra, đánh
giá chất lượng học tập . Sử dụng bài tập trong dạy học là một trong những
yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo .
1.1.2 Khái niệm bài tập kinh tế chính trị
Từ khái niệm về bài tập, chúng ta có thể hiểu :
Bài tập kinh tế chính trị là tình huống có vấn đề hoặc những hệ thông
tin xác định về các hiện tượng, quá trình kinh tế đòi hỏi người học phải giải
quyết dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học về kinh tế chính trị Mác –
Lê nin .
Bài tập kinh tế chính trị là một “ vũ khí ” quan trọng trong dạy học, sử
dụng bài tập kinh tế chính trị sẽ giúp học sinh tiếp cận tốt những nội dung
của học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lê nin , từ đó hiểu được bản chất của
chủ nghĩa tư bản đồng thời hình thành nên những kiến thức, hiểu biết để vận
dụng vào thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế đất nước .
1.1.3 Khái quát về môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin .
Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin là một môn
khoa học xã hội bao gồm 3 nội dung cơ bản triết học Mác – Lê nin, kinh tế
chính trị Mác – Lê nin và chủ nghĩa xã hội khoa học .
Triết học Mác – Lê nin cung cấp những quan điểm cơ bản về thế giới
quan và phương pháp luận chung nhất , bao gồm những nội dung cơ bản của
chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan

khoa học ; phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ
phổ biến và sự phát triển , về những quy luật chung nhất của sự vận động ,
phát triển của tự nhiên , xã hội , tư duy ; chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách
là sự vận dụng , phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc
nghiên cứu các lĩnh vực của đời sống xã hội .
9
Chủ nghĩa xã hội khoa học , đó là những quan điểm cơ bản về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ;
những vấn đề có tính quy luật của quá trình hình thành , phát triển hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và những định hướng cho hoạt động của
giai cấp công nhân trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình .
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin , đó là những quan điểm cơ bản của học
thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư
bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; khái quát những quy
luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn
hình thành đến giai đoạn phát triển cao và tất yếu suy tàn của nó; đồng thời
phát sinh phương thức sản xuất mới – phương thức cộng sản chủ nghĩa .
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài , tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
về sử dụng bài tập trong dạy học kinh tế chính trị Mác – Lê nin .
1.1.4 Tác dụng của sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị.
* Đối với sinh viên
Về nhận thức :
- Thông qua việc giải các bài tập, người học sẽ hiểu rõ hơn các khái niệm, quy
luật , quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa ; từ đó củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động ,
hấp dẫn .
- Thực tế cho thấy nếu chỉ tập trung giảng giải các khái niệm, quy luật mà
không sử dụng bài tập thì học sinh sẽ khó hiểu , không thấy được sự liên quan
giữa những hiện tượng, quá trình kinh tế từ đó dẫn đến chán nản, không hứng

thú với môn học . Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị sẽ giúp sinh viên ôn tập, hệ thống
hóa kiến thức một cách tích cực và hiệu quả nhất .
10
- Rèn kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn . Bài tập về
kinh tế chính trị Mác – Lê nin rất gần gũi với các hiện tượng , quá trình kinh
tế đang diễn ra trong đời sống hàng ngày. Do vậy thông qua các bài tập , sinh
viên sẽ rút ra được bản chất , liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn .
- Trong khi giải bài tập , sinh viên sẽ dễ dàng nắm bắt những ngôn ngữ, thuật
ngữ của kinh tế chính trị
Về phương pháp :
- Khi giải bài tập kinh tế chính trị Mác – Lê nin , sinh viên sẽ phải tư duy, liên
hệ, suy luận, để tìm ra cách giải và trình bày theo hướng quy nạp hoặc diễn
dịch , từ đó hình thành nên phương pháp tư duy logic, cách tiếp cận, giải đáp
khoa học .
- Giải bài tập kinh tế chính trị Mác – Lê nin cũng giúp học sinh hình thành
nên phương pháp luận để có thể giải đáp được các bài tập của các bộ môn liên
quan và phương pháp tư duy thực tế các vấn đề kinh tế , xã hội đang diễn ra
hàng ngày .
Về giáo dục :
- Khi giải các bài tập kinh tế chính trị sẽ giúp học sinh hình thành nên tính
kiên nhẫn, trung thực trong học tập , tính sáng tạo khi xử lý, vận dụng các vấn
đề đã học .
- Giải đáp được các bài tập các vấn đề phát sinh của môn kinh tế chính trị Mác
– Lê nin cũng góp phần khẳng định tính khoa học, tính đúng đắn của bộ môn,
từ đó hình thành nên sự say mê, hứng thú với môn học .Góp phần hình thành
nên thế giới quan cách mạng, niềm tin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta .
* Đối với giáo viên :
- Sử dụng bài tập kinh tế chính trị góp phần giúp giáo viên tái hiện, đào sâu

kiến thức của bản thân .
11
- Giúp giáo viên quản lý được nội dung dạy học , kiểm tra được nội dung dạy
học có phù hợp vơí người học hay không , sinh viên có nhận thức được nội
dung dạy học hay không , từ đó có những điều chỉnh theo năng lực người
học .
1.1.5 Phân loại bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị .
Có rất nhiều những cách thức để phân loại bài tập kinh tế chính trị , dựa
vào những mục đích, yêu cầu khác nhau sẽ có những dạng bài, kiểu bài tập
khác nhau :
- Dựa vào cách thức kiểm tra có :
+ Bài tập trắc nghiệm
+ Bài tập tự luận .
- Dựa vào nội dung kiến thức có :
+ Bài tập tính tổng giá trị
+ Bài tập tính giá trị một hàng hóa
+ Bài tập tính lợi nhuận biểu hiện bề ngoài
+ Bài tập tính giá bán
+ Bài tập tính địa tô
- Dưạ vào mục đích sử dụng có :
+ Bài tập củng cố kiến thức
+ Bài tập ôn luyện, tổng kết .
+ Bài tập kiểm tra, đánh giá
- Dựa vào chức năng của bài tập có :
+ Bài tập tái hiện kiến thức ( hiểu, biết )
+ Bài tập rèn luyện kỹ năng ( phân tích, tổng hợp đánh giá )
- Dựa vào khối lượng kiến thức có :
+ Bài tập cơ bản
+ Bài tập tổng hợp

- Dựa vào các bước của quá trình dạy học có
+ Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học
+ Bài tập vận dụng khi giảng bài mới
12
+ Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức
+ Bài tập về nhà
+ Bài tập kiểm tra
1.1.6 Vị trí của bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị .
Bài tập kinh tế chính trị có vai trò quan trọng đối với quá trình dạy học
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị , nó
giúp cho giáo viên dễ dàng đạt được mục đích dạy học, giúp người học tiếp
cận những khái niệm trừu tượng tốt hơn , hiểu rõ bản chất của vấn đề và hình
thành nên tư duy logic , khả năng phân tích, tổng hợp đánh giá các hiện
tượng, quá trình, quy luật kinh tế .
Trong thực tế dạy học hiện nay , nhiều giáo viên chưa nắm rõ được vị
trí của bài tập kinh tế chính trị trong quá trình dạy học . Họ thường sử dụng
bài tập để kiểm tra kiến thức , hoặc cuối giờ học , cuối chương, cuối kì để ôn
tập . Quan niệm đó chưa thật đúng, làm giảm tác dụng của việc sử dụng bài
tập khi dạy học .
Giáo viên có thể sử dụng bài tập ở nhiều nơi, nhiều công đoạn khác
nhau của quá trình dạy học như dùng bài tập để dẫn dắt đến kiến thức mới,
dùng bài tập để làm ví dụ giúp học sinh hiểu rõ nội dung trừu tượng, nhằm
thỏa mãn nhiệm vụ và mục đích dạy học . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng
có thể tùy tiện sử dụng bài tập , phải có sự lựa chọn và căn cứ vào nội dung
chương trình, đối tượng , điều kiện dạy học .
Bài tập kinh tế chính trị không phải là nội dung, nhưng nó chứa đựng
nội dung dạy học .Bài tập phải phù hợp với nội dung dạy học, với năng lực
nhận thức của học sinh và phục vụ được ý đồ của giáo viên muốn truyền tải .
Khi ra bài tập phải xác định đúng vị trí của nó để bài tập trở thành một bộ

phận hữu cơ của hệ thống kiến thức cần truyền thụ .
13
1.1.7 Yêu cầu của việc sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị.
- Xác định được mục tiêu dạy học .
Về kiến thức :
Giúp sinh viên hiểu được các khái niệm, quy luật kinh tế của sự vận
động của xã hội tư bản chủ nghĩa và sự hình thành, phát triển và suy tàn của
những quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa .
Về kỹ năng :
+ Giúp sinh viên rèn luyện tư duy logic và có phương pháp nghiên cứu
khoa học .
+ Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn .
ề thái độ :
+ Củng cố niềm tin về tính đúng đắn, chân thực của học thuyết kinh tế
chính trị Mác – Lê nin .
+ Hình thành nên lối sống lành mạnh, đạo đức cho sinh viên.
- Bài tập kinh tế chính trị Mác – Lê nin phải bám sát vào những nội dung dạy
học .Khai thác được bản chất của các nội dung kiến thức. Tránh tình trạng đưa
những bài tập không có trong chương trình môn học, những bài tập không
liên quan đến nội dung môn học vào dạy học .
- Căn cứ vào đối tượng , trình độ của người học để lựa chọn và xây dựng những
bài tập . Do đặc điểm của mỗi lớp học, sinh viên có nhận thức, thái độ khác
nhau do vậy phải chú ý vận dụng bài tập một cách linh hoạt, đúng đối tượng ,
phù hợp với trình độ nhận thức của người học .
- Bài tập phải phong phú, đa dạng . Khi sinh viên giải càng nhiều những bài tập
khác nhau thì sẽ càng giúp tăng khả năng nhận thức, hiểu biết nhiều hơn, sâu
sắc hơn và biết cách giải nhiều dạng bài khác nhau .
- Ngôn từ phải trong sáng, dễ hiểu. Dữ liệu bài tập đưa ra phải đầy đủ, chính
xác, khoa học .

14
- Bài tập phải liên hệ được kiến thức đã học với thực tiễn . Đảm bảo tính thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lê nin . Tăng khả năng
vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống
- Kiểm tra đánh giá phải trung thực , khách quan .Đánh giá đúng được trình độ
của sinh viên , đồng thời hiểu được quá trình tiếp thu tri thức của sinh viên,
trên cơ sở đó có những điều chỉnh về nội dung và phương pháp để đạt hiệu
quả tốt trong hoạt động dạy học .
1.2. Cơ sở thực tiễn .
1.2.1 Sơ lược về trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm - Phú Thọ .
Tên tiếng việt : CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Tên tiếng Anh : FOOD INDUSTRIAL COLLEGE
Tên giao dịch quốc tế viết tắt : FIC
Địa chỉ : Phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .
Số điện thoại : 0210 3 849 674 - 0210 3 846 331
Website : www.fic.edu.vn.
Lịch sử thành lập
Trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm được hình thành trên cơ sở
Trường trung học kỹ thuật công nghiệp thực phẩm được thành lập tháng 5/1967
theo quyết định số 446/ CNN – TCCB của Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ
Tiền thân của trường là ngành thực phẩm và phân tích thực phẩm của
trường Trung học kỹ thuật công nghiệp nhẹ Hà Bắc.
Hơn một phần ba thế kỷ, qua 5 lần tách nhập thuộc các bộ chủ quản
khác nhau . Sau 2 lần đổi tên trường , nhà trường đã và đang đào tạo được 48
khóa học . Học sinh từ Gia Lai, Kon Tum, Đà Nẵng trở ra các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc . Phục vụ cho các xí nghiệp lương thực, thực phẩm trung
ương và địa phương . Học sinh ra trường phục vụ cho các xí nghiệp thuộc
Tổng công ty Chè Việt Nam, Liên hiệp mía đường , Liên hiệp rượu bia, các xí
15
nghiệp bánh mứt kẹo Trung ương và địa phương , các Sở công nghiệp và thủ

công nghiệp Quảng Ninh , Phú Thọ, Hà Nội, Tuyên Quang ,
Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm đào tạo đa bậc học và đa
ngành nghề cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phục vụ
cho nền kinh tế đất nước . Quy mô nhà trường ngày càng mở rộng . Hiện nay
nhà trường là một cơ sở đào tạo có uy tín của các tỉnh trung du và miền núi
phía Bắc .
Chức năng, nhiệm vụ
Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm là cơ sở đào tạo công lập ,
nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam . Trường có chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật hệ Cao đẳng, Trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề . Đồng thời là cơ sở nghiên cứu , triển khai
khoa học phục vụ cho sản xuất kinh doanh , phục vụ cho nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực phát triển kinh tế ngành của xã hội .Trường chịu sự lãnh đạo
và quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương , sự quản lý nhà nước về giáo dục
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hoạt động theo điều lệ trường Cao đẳng
công lập ban theo thông tư : Số : 14/2009/TT – BGDĐT ngày 28/05/2009 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Cơ cấu tổ chức
16
Ngành nghề đào tạo
1 .Công nghệ thực phẩm với chuyên ngành :
- KTSX rượu bia nước giải khát
- KTSX bánh, kẹo , sữa
- KTSX chè, cà phê
- KTSX đường
- KCS
- Kỹ thuật bảo quản và kiểm nghiệm lương thực
17
2 . Kế toán
3. Quản trị kinh doanh

4. Tài chính – ngân hàng
5. Công nghệ kỹ thuật hóa học với chuyên ngành :
- Hóa phân tích công nghiệp
- Hóa dầu
- Kỹ thuật môi trường
6. Công nghệ sinh học
7. Tin học ứng dụng
8. Công nghệ thông tin
9. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
10. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
1.2.2. Thực trạng sử dụng bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng công nghiệp thực
phẩm Phú Thọ .
1.2.2.1. Mục đích điều tra khảo sát :
Điều tra thực trạng sử dụng bài tập dạy học Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị .
1.2.2.2. Nội dung tổ chức điều tra, khảo sát
* Về đội ngũ giáo viên dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin về kinh tế chính trị của trường
- Số lượng giáo viên: 3 giáo viên
- Trình độ đào tạo: 3 thạc sĩ .
Như vậy, việc dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê
nin về kinh tế chính trị Mác – Lê nin là tốt (xét về hình thức) so với nhiều
trường khác trong tỉnh. Vậy tại sao việc dạy và học môn này nói chung lại
chưa đạt được kết quả như mong muốn.
18
Để hiểu rõ hơn, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng dạy học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị
* Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập của GV trong dạy học


STT NỘI DUNG
SỬ DỤNG
TX
ÍT SỬ
DỤNG
KHÔNG
SỬ DỤNG
SL Tỉ lệ
(%)
SL Tỉ lệ
(%)
SL Tỉ lệ
(%)
1 Xây dựng hệ thống bài
tập cho môn học
3 100 0 0 0 0
2 Sử dụng bài tập trong
dạy học
1 33,3 2 66,6 0 0

Như vậy qua tìm hiểu bảng trên chúng tôi nhận thấy: các GV đã biết
xây dựng hệ thống bài tập trong quá trình dạy và học của mình. Tuy nhiên,
việc sử dụng bài tập vào giảng dạy thì không phải tất cả các GV đều sử dụng
mà chỉ có 1 GV thường xuyên sử dụng và 2 GV ít sử dụng bài tập mà thôi.
Điều này chứng tỏ, các GV biết được rằng bài tập có vị trí và vai trò to lớn,
đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học, nhưng do nhận thức chưa
cao, đa phần chỉ là sử dụng mang tính chất đối phó để có chút đổi mới
phương pháp dạy học mà thôi. Ngoài ra, còn do đa phần GV không nắm vững
các yêu cầu để thiết kế một bài tập như thế nào và cách sử dụng bài tập vào
giảng dạy sao cho phù hợp. GV thường chỉ sử dụng bài tập vào trong kiểm

tra, củng cố, mà không biết được rằng việc sử dụng bài tập vào các phần như
mở bài, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới có vai trò hết sức to lớn đối với hiệu quả
dạy và học của thầy và trò.
* Tìm hiểu vấn đề sử dụng bài tập trong dạy học
19
STT NỘI DUNG
SỬ DỤNG
THƯỜNG
XUYÊN
ÍT SỬ DỤNG KHÔNG SỬ
DỤNG
SL Tỉ lệ
(%)
SL Tỉ lệ
(%)
SL Tỉ lệ
(%)
1 Nhận thức 2 66,6 1 33,3 0 0
2 Tự luận 2 66,6 1 33,3 0 0
3 Trắc nghiệm 1 33,3 2 66,6 0 0
4 Tình huống 1 33,3 2 66,6 0 0
* Nhận xét:
Bảng số liệu trên cho thấy việc sử dụng bài tập vào giảng dạy chủ yếu
và sử dụng thường xuyên là bài tập nhận thức và tự luận, chiếm tỷ lệ 66,6%;
trong khi đó trắc nghiệm, tình huống chỉ chiếm 33,3%. Còn ít sử dụng bài tập
trắc nghiệm, tình huống thì có 2 GV, chiếm 66,6%; tự luận và nhận thức
chiếm 33,3%.
Như vậy, ta thấy rằng GV sử dụng bài tập mang tính truyền thống vẫn
nhiều, vì những loại bài tập này dễ thiết kế hơn. Nếu sử dụng đúng nghĩa hai
loại bài tập tự luận và nhận thức thì kết quả đưa lại vẫn rất cao. Tuy nhiên,

trong thực tế, GV sử dụng nhiều cho hai loại bài tập này vì lý do thiết kế
nhanh nhưng không đảm bảo chất lượng, chủ yếu là GV hỏi những kiến thức
có trong sách giáo khoa, những gì GV cho SV gi chép trong vở mà thôi, chứ
không phát huy được tư duy, óc sang tạo của SV
20
* Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc cần thiết tăng cường áp
dụng bài tập trong dạy học
MỨC ĐỘ SỐ
LƯỢNG
TỈ LỆ
(%)
Rất cần thiết 1 33,3
Cần thiết 1 33,3
Bình thường 1 33,3
Không cần thiết 0 33,3
* Nhận xét:
Như vậy, phần lớn GV (66,6%) đều cho rằng việc tăng cường áp dụng
bài tập trong giảng dạy học là rất cần thiết. Chỉ có 1 GV cho là bình thường
và không có GV nào cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế GV
lại ít khi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực vào giảng dạy.
Hay nói cách khác, từ nhận thức đến thực tiễn còn một khoảng cách quá xa.
Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy, mặc dù có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết
của việc sử dụng bài tập vào dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin về kinh tế chính trị . Đa số GV đều cho rằng họ phải làm sao
truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn tới SV, do đó chỉ thuyết trình, đàm thoại
cũng đã chiếm hết thời gian, còn thời gian đâu mà lồng ghép bài tập cho SV
được. Vì vậy, vấn đề sử dụng bài tập vào giảng dạy vẫn chưa được chú ý nhiều.
* Tìm hiểu sự cần thiết phải sử dụng bài tập trong quá trình học tập
của sinh viên
Phát phiếu điều tra cho 100 SV khóa 5 thuộc các lớp Kế toán, Điện

,Tin, Thực Phẩm.
MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ (%)
Rất cần thiết 8 8
Cần thiết 62 62
Bình thường 27 27
Không cần thiết 3 3
21
* Nhận xét:
Qua số liệu trên cho thấy, phần lớn SV ( 70%) đều cho rằng việc sử
dụng bài tập vào giảng dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lê nin là rất cần thiết và cần thiết; 27 % SV cho rằng bình thường, 3 % SV
cho là không cần thiết.
Tìm hiểu thêm, các em cho rằng, so với các giờ học mà GV dạy theo
PPDH truyền thống thì việc GV đổi mới bằng cách sử dụng bài tập vào giảng
dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế
chính trị giúp các em thích thú, tích cực hoạt động hơn, thiết thực hơn. Nó
giúp SV có thể tự giải quyết được những tình huống trong đời sống kinh tế
hàng ngà
1.2.2.3. Nguyên nhân.
- Thời lượng giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lê nin về kinh tế chính trị còn ít, khối lượng kiến thức tương đối nhiều nên áp
dụng bài tập còn hạn chế .
- Nội dung kiến thức tương đối khó , trừu tượng nên việc xây dựng và
áp dụng bài tập chưa nhiều.
- Một số giáo viên chưa tự tin về kiến thức, ít tìm tòi, đọc tài liệu, tham
khảo để áp dụng bài tập vào dạy học
- Sinh viên còn chưa hứng thú với môn học , tâm lý học đối phó, học
cho xong nên không chịu làm bài tập, lười suy nghĩ tìm tòi vận dụng .
1.2.3. Sự cần thiết phải sử dụng bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị.

Theo chúng tôi, sự cần thiết phải sự dụng bài tập vào dạy học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói chung
và dạy học cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm – Phú Thọ
nói riêng xuất phát từ những căn cứ sau :
22
Thứ nhất : Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
trong đó nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học .
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của
Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu
cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Trong đó phương pháp
giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.
Để khắc phục điều đó đòi hỏi phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy
học để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất, đáp ứng được với nhu cầu phát
triển của đất nước .
Từ trước đến nay, việc học tập những môn khoa học Mác – Lê nin ở
các trường cao đẳng , đại học còn ít được chú ý, giáo viên vẫn sử dụng chủ
yếu các phương pháp truyền thống thấy đọc, trò chép, dẫn đến tình trạng học
chay, học vẹt, không nắm được bản chất của vấn đề . Điều đó dẫn đến yêu cầu
phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao , trong đó
phương pháp sử dụng bài tập trong dạy học là rất cần thiết đối với giáo viên
trong quá trình dạy học.
Thứ hai : Xuất phát từ vai trò của việc sử dụng bài tập trong dạy học
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị
Nghiên cứu về sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lê nin , chúng ta thấy được vai trò quan trọng của nó đối
với hoạt động dạy học của giáo viên và sinh viên . Sử dụng bài tập sẽ giúp

cho sinh viên có điều kiện mở rộng, đào sâu tri thức và phát triển khả năng tư
duy logic, phương pháp làm bài khoa học .
23
Thứ ba : Xuất phát từ thực tế giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị
Trong thực tế giảng dạy , giáo viên thường ít sử dụng bài tập trong dạy
học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin về kinh tế chính trị ,
nó do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Điều này đã dẫn đến
tình trạng sinh viên khó tiếp thu kiến thức, không hiểu bài, chán nản và không
hứng thú với môn học .
Chính vì những lí do đó, việc sử dụng bài tập trong dạy học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị là hết sức
cần thiết , phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục .
24
Kết luận chương 1
Sử dụng bài tập vào dạy học nói chung và sử dụng bài tập trong dạy
học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị
nói riêng là một vấn đề phức tạp, rộng lớn và đang được quan tâm hiện nay.
Trong phạm vi chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của việc sử
dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê
nin về kinh tế chính trị; nêu lên được vai trò cũng như thực trạng sử dụng bài
tập hiện nay. Chúng tôi cũng đã tiến hành quan sát, điều tra thực trạng này
đối với trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm – Phú Thọ; tìm hiểu nhận thức
của giáo viên và sinh viên về tầm quan trọng, những khó khăn và thuận trong việc
sử dụng bài tập để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài.
Mặt khác, trong chương 1 này chúng tôi còn trình bày sự cần thiết
của việc sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị. Dựa vào những kết quả nghiên cứu
trên về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi xây dựng quy
trình và vận dụng bài tập vào dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác – Lê nin về kinh tế chính trị.
25

×