Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và trí tuệ của học sinh từ 12 – 18 tuổi ở các trường chuyên tại Quận Hà Đông Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.95 KB, 114 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn PGS.TS Trần Thị Loan – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về
mặt chuyên môn, hướng nghiên cứu, cách tổ chức, triển khai nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Sinh lý
người và động vật, khoa Sinh học và phòng Sau đại học, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh trường chuyên Trung học cơ sở Lê Lợi và trường chuyên Trung học
phổ thông Nguyễn Huệ Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội cùng tất cả bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trịnh Thị Hồng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả,
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trịnh Thị Hồng
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
A Cảm xúc về tính tích cực
BMI Body mass index ( chỉ số khối cơ thể)
C Cảm xúc về sức khỏe
Cs Cộng sự
CDC National Center for Chronic Disease Prevention and Health
Promotion ( Trung tâm quốc gia phòng bệnh mạn tính và tăng
cường sức khỏe)
GTSH Giá trị sinh học người Việt Nam


H Cảm xúc về tâm trạng
HSSH Hằng số sinh học người Việt Nam
IQ Itelligence Quotient ( chỉ số thông minh)
Nxb Nhà xuất bản
SD Standard Diviation ( độ lệch chuẩn)
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TS Tổng số
Tr Trang
WHO Word health organization ( tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

4

NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THỂ LỰC CỦA HỌC SINH

5
1.2. NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH

12
1.3. NGHIÊN CỨU TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH

16
1.4. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHÚ Ý CỦA HỌC SINH

18
1.5. NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI CẢM XÚC CỦA HỌC SINH

21
1.6. NGHIÊN CỨU HỌC LỰC CỦA HỌC SINH

24
CHƯƠNG II 25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực 25

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu năng lực trí tuệ 28
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trí nhớ 29
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu khả năng chú ý 30
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trạng thái cảm xúc 30
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu học lực của học sinh 31
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

31
CHƯƠNG III 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 33
3.1. CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH

33
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh 33
3.1.2. Cân nặng của học sinh 36
3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh 39
3.1.4. Chỉ số pignet của học sinh 42
3.1.4.1. Chỉ số pignet của học sinh 42
3.1.4.2. Phân bố học sinh theo thể lực 44
3.1.5. BMI của học sinh 46
3.1.5.1. Chỉ số BMI của học sinh 46
3.1.5.2. Phân bố học sinh theo thể trạng 48
3.2. TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH

51
3.2.1. Chỉ số thông minh của học sinh 52
3.2.2. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ 53
3.3. TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH

57

3.3.1. Trí nhớ thị giác của học sinh 58
3.3.2. Trí nhớ thính giác của học sinh 59
3.3.3. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh 60
3.4. KHẢ NĂNG CHÚ Ý CỦA HỌC SINH

62
3.4.1. Độ tập trung chú ý của học sinh 62
3.4.2. Độ chính xác chú ý của học sinh 64
3.5. TRẠNG THÁI CẢM XÚC CỦA HỌC SINH

65
3.5.1. Trạng thái cảm xúc chung của học sinh 66
3.5.2. Trạng thái cảm xúc về sức khỏe của học sinh 67
3.5.3. Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh 68
3.5.4. Trạng thái cảm xúc về Hnh Hch cực của học sinh 69
3.6 . MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

71
3.6. 1. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ 72
3.6. 1.1. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác 72
3.6. 1.2. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác 74
3.6. 2. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý 75
3.6. 3. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với trạng thái cảm xúc 76
3.6. 4. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với học lực 77
3.6. 5. Mối liên quan giữa chỉ số độ tập trung chú ý với học lực 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1. PHÂN BỐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
BẢNG 2.2. PHÂN LOẠI THỂ LỰC THEO CHỈ SỐ PIGNET 26

BẢNG 2.3. PHÂN LOẠI MỨC TRÍ TUỆ THEO IQ 29
BẢNG 3.1. CHIỀU CAO ĐỨNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 33
BẢNG 3.2. CÂN NẶNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 36
BẢNG 3.3. VÒNG NGỰC TRUNG BÌNH CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 39
BẢNG 3.4. CHỈ SỐ PIGNET CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 43
BẢNG 3.5. PHÂN LOẠI THỂ LỰC CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ 44
BẢNG 3.6. CHỈ SỐ BMI CỦA HỌC SINH 46
BẢNG 3.7. PHÂN LOẠI THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 48
BẢNG 3.8. PHÂN LOẠI THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ BẬC HỌC 50
BẢNG 3.9. CHỈ SỐ IQ CỦA HỌC SINH THEO LỨA TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 52
BẢNG 3.10. TỈ LỆ HỌC SINH NAM VÀ NỮ THEO MỨC TRÍ TRÍ TUỆ 54
BẢNG 3.11. BẢNG PHÂN BỐ MỨC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THEO BẬC HỌC 55
BẢNG 3.12. TRÍ NHỚ THỊ GIÁC CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 58
BẢNG 3.13. TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC CỦA HỌC SINH 59
BẢNG 3.14. SO SÁNH TRÍ NHỚ THỊ GIÁC VÀ TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC CỦA HỌC SINH 61
BẢNG 3.15. ĐỘ TẬP TRUNG CHÚ Ý CỦA HỌC SINH 63
BẢNG 3.16. ĐỘ CHÍNH XÁC CHÚ Ý CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 64
BẢNG 3.17. CẢM XÚC CHUNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 66
BẢNG 3.18. TRẠNG THÁI CẢM XÚC VỀ SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 67
BẢNG 3.19. TRẠNG THÁI CẢM XÚC VỀ TÂM TRẠNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 68
BẢNG 3.20. CẢM XÚC VỀ TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 69
BẢNG 3.21. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 72
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 2.1. CHỈ SỐ BMI CỦA TRẺ EM TỪ 2 – 20 TUỔI 27
HÌNH 3.1. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN CHIỀU CAO ĐỨNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 34
HÌNH 3.2. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TỐC ĐỘ TĂNG CHIỀU CAO ĐỨNG CỦA HỌC SINH 34
HÌNH 3.3. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN CÂN NẶNG CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 37
HÌNH 3.4. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TỐC ĐỘ TĂNG CÂN NẶNG CỦA HỌC SINH 38
HÌNH 3.5. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN VÒNG NGỰC TRUNG BÌNH 40
CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 40

HÌNH 3.6. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TỐC ĐỘ TĂNG VÒNG NGỰC TRUNG BÌNH CỦA HỌC SINH 41
HÌNH 3.7. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN CHỈ SỐ PIGNET CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 43
HÌNH 3.8. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TỈ LỆ HỌC SINH THEO CÁC LOẠI THỂ LỰC 45
HÌNH 3.9. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN BMI CỦA HỌC SINH 47
HÌNH 3.10. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC PHÂN BỐ THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH THEO GIỚI TÍNH 49
HÌNH 3.11. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC PHÂN BỐ THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH THEO BẬC HỌC 50
HÌNH 3.12. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN CHỈ SỐ IQ CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 53
HÌNH 3.13. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÂN BỐ HỌC SINH THEO MỨC TRÍ TUỆ VÀ GIỚI TÍNH 55
HÌNH 3.14. BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN MỨC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH THEO CẤP HỌC 56
HÌNH 3.15. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TRÍ NHỚ THỊ GIÁC CỦA HỌC SINH 58
HÌNH 3.16. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC CỦA HỌC SINH 60
HÌNH 3.17. BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TRÍ NHỚ THỊ GIÁC VÀ THÍNH GIÁC CỦA HỌC SINH 61
63
HÌNH 3.18. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN ĐỘ TẬP TRUNG CHÚ Ý CỦA HỌC SINH 63
HÌNH 3.19. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN ĐỘ CHÍNH XÁC CHÚ Ý CỦA HỌC SINH 65
HÌNH 3.20. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TRẠNG THÁI CẢM XÚC CHUNG CỦA HỌC SINH 67
HÌNH 3.21. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN ĐIỂM CẢM XÚC VỀ SỨC KHỎE 68
CỦA HỌC SINH THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 68
HÌNH 3.22. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN CẢM XÚC VỀ TÂM TRẠNG (ĐIỂM) 69
HÌNH 3.23. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN CẢM XÚC VỀ TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 70
THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH 70
HÌNH 3.24. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 73
VỚI TRÍ NHỚ THỊ GIÁC HỌC SINH THCS 73
HÌNH 3.25. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 73
VỚI TRÍ NHỚ THỊ GIÁC HỌC SINH THPT 73
HÌNH 3.26. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 74
VỚI TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC HỌC SINH THCS 74
HÌNH 3.27. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 74
VỚI TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC HỌC SINH THPT 74
HÌNH 3.28. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ VỚI 75

ĐỘ TẬP TRUNG CHÚ Ý HỌC SINH THCS 75
HÌNH 3.29. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ VỚI 76
ĐỘ TẬP TRUNG CHÚ Ý HỌC SINH THPT 76
HÌNH 3.30: ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 76
VỚI TRẠNG THÁI CẢM XÚC CỦA HỌC SINH THCS 76
HÌNH 3.31: ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 77
VỚI TRẠNG THÁI CẢM XÚC CỦA HỌC SINH THPT 77
HÌNH 3.32: ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 77
VỚI HỌC LỰC CỦA HỌC SINH THCS 77
HÌNH 3.33. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ IQ 78
VỚI HỌC LỰC CỦA HỌC SINH THPT 78
HÌNH 3.34. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ TẬP TRUNG CHÚ Ý 79
VỚI HỌC LỰC CỦA HỌC SINH THCS 79
HÌNH 3.35. ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘ TẬP TRUNG CHÚ Ý 79
VỚI HỌC LỰC CỦA HỌC SINH THPT 79
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, đóng vai trò quan
trọng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng các yêu cầu của thời đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói
riêng và của toàn xã hội nói chung theo tiêu chí giáo dục toàn diện cho học
sinh cả về thể chất và tri thức ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, thể trạng và sức khỏe
của người Việt Nam còn thua kém xa so với chuẩn quốc tế. Vì vậy, trong “Đề
án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 –
2030” của thủ tường chính phủ đã đề ra mục tiêu là “phát triển thể lực, tầm
vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng
cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam”.
Hiện nay, các quốc gia đã và đang chú trọng đầu tư cho giáo dục nhằm đào
tạo đội ngũ lao động có sức khỏe tốt và trình độ chuyên môn sâu, đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Đại hội X, Đảng ta đã đưa ra
mục tiêu phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006-2010: “ Về giáo dục
và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học – công nghệ
thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn bộ giáo dục là đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt
Nam”[102]. Để hoàn thành mục tiêu này cần phải tạo điều kiện phát triển lực
lượng sản xuất, đặc biệt là nguồn nhân lực một cách hoàn diện cả về thể lực
và trí tuệ nhằn nâng cao năng suất lao động là cơ sở vững chắc cho sự phát
triển. Vì vậy, việc nâng cao thể lực và trí tuệ cho thế hệ trẻ, những chủ nhân
tương lai của đất nước là cần thiết và cấp bách hiện nay.
1
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải dựa vào việc nâng cao chất
lượng dạy và học. Thực tế cho thấy, phải dựa vào những hiểu biết về thể trạng
và năng lực trí tuệ của học sinh mới có thể đề xuất được các biện pháp đúng
đắn, hữu hiệu đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong những năm gần
đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh Việt
Nam ở các địa bàn khác nhau. Sự đóng góp của các công trình này là kết quả
nghiên cứu đã được lưu lại và trình bày trong các tạp chí, tài liệu chuyên
ngành. Đặc biệt là nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ của
học sinh” do GS. TSKH Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [12], [13], [14],
[15]…. và một số tác giả khác [16], [17], [18]…. Kết quả nghiên cứu của các
công trình đã cho thấy năng lực trí tuệ của con người thay đổi theo lứa tuổi,
điều kiện xã hội và vùng miền địa lý. Qua đó còn giúp cho việc đánh giá thể
trạng liên quan đến chất lượng cuộc sống, chất lượng con người sinh học.
Điều này nhận thấy rõ đối với học sinh THCS và THPT. Vì thế việc nghiên
cứu các đặc điểm sinh học và trí tuệ của học sinh phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục ở tất cả các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội.
Hà Đông là một trong những quận mới nhưng lại nằm ở vị trí trung tâm
hình học của thành phố Hà Nội, là quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội, sau
quận Long Biên. Quận Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế

và quân sự, vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một
trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội. Về giáo
dục, có đến 10 trường đại học đóng tại quận Hà Đông.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên và với mong muốn đóng góp
một phần công sức của mình vào sự phát triển của quê hương, đất nước,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và trí tuệ của
học sinh từ 12 – 18 tuổi ở các trường chuyên tại Quận Hà Đông - Hà nội”
2
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng một số chỉ số sinh học của học sinh từ 12 – 18
tuổi ở các trường chuyên tại quận Hà Đông – Hà Nội (chiều cao đứng, trọng
lượng cơ thể, vòng ngực, chỉ số pignet và thể lực, chỉ số BMI và thể trạng).
- Xác định được các chỉ số trí tuệ của học sinh từ 12 – 18 tuổi ở các
trường chuyên tại quận Hà Đông – Hà Nội ( chỉ số thông minh, trí nhớ ngắn
hạn, khả năng chú ý, trạng thái cảm xúc, kiểu hình thần kinh).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển thể chất và trí
tuệ đối với học sinh ở các trường chuyên tại Quận Hà Đông – Hà Nội.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực của học sinh 12 - 18 tuổi
(chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số BMI).
- Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh 12 - 18 tuổi (chỉ số IQ, trí
nhớ ngắn hạn, khả năng chú ý, trạng thái cảm xúc và kiểu hình thần kinh).
- Nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là học sinh từ 12 - 18 tuổi tại các trường
chuyên THCS Lê Lợi và THPT Nguyễn Huệ - Quận Hà Đông - Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số chỉ số sinh học, năng lực trí
tuệ, khả năng chú ý, kiểu hình thần kinh, trạng thái cảm xúc và mối liên quan
giữa các chỉ số nghiên cứu của học sinh ở trường chuyên THCS Lê Lợi và
trường THPT Nguyễn Huệ tại quận Hà Đông - Hà nội.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Các chỉ số sinh học được xác định theo các phương pháp đã chuẩn
hóa hiện hành.
- Năng lực trí tuệ được xác định bằng test Raven.
- Trí nhớ ngắn hạn được xác định bằng phương pháp Nechaiev.
3
- Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon.
- Trạng thái cảm xúc được xác định bằng phương pháp tự đánh giá CAH.
Kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý trên máy tính bằng chương
trình Microsoft Excel.
6. Những đóng góp của đề tài
- Là đề tài đầu tiên xác định được một số chỉ số sinh học và trí tuệ của
học từ 12 – 18 tuổi ở các trường tại quận Hà Đông - Hà Nội, đặc biệt là của
học sinh hệ phổ thông chuyên.
- Nghiên cứu được mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu của học sinh.
- Các số liệu trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu
cho việc nghiên cứu về các chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh ở giai đoạn
từ 12 – 18 tuổi và có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu và
giảng dạy ở trường THCS và THPT, đặc biệt là đối với học sinh hệ phổ thông
chuyên, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu hình thái thể lực của học sinh
Thể lực là khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể, liên quan
chặt chẽ tới thể trạng, hình thái, sức khỏe, sức lao động, thẩm mỹ và là khả
năng, năng lực vận động của mỗi con người. Vì vậy, từ lâu đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm.
Cùng với sự phát triển của y học và sinh học người, các công trình

nghiên cứu hình thái, thể lực được bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử và đến nay
vẫn là vấn đề thời sự khoa học về con người, nên việc nghiên cứu hình thái
thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong số những biểu hiện cơ bản
của thể lực là số đo về kích thước cơ thể. Trong đó, chiều cao, cân nặng, vòng
ngực là những chỉ số đặc trưng cơ bản để phản ánh thể lực của con người. Từ
ba chỉ số này có thể tính thêm các chỉ số khác biểu hiện mối liên quan giữa ba
chỉ số đó như chỉ số pignet, chỉ số khối cơ thể (BMI)… Các chỉ số này có ý
nghĩa cao trong việc đánh giá sự phát triển của con người [53].
Chiều cao cơ thể là dấu hiệu được lựa chọn sớm nhất trong hầu hết các
lĩnh vực ứng dụng nhân trắc học. Với những số liệu về chiều cao, người ta đã
bỏ ra nhiều công sức để tìm mối liên hệ giữa phát triển cơ thể người với các
yếu tố môi trường tự nhiên (địa lý, khí hậu…) và xã hội (văn hóa, tâm lý, giáo
dục…) đặc biệt là loại hình chủng tộc trên thế giới. Ludman Nold và Volanski
(theo [92]) đã có nhiều minh chứng cho ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý đến
sự tăng trưởng chiều cao. Ý nghĩa phổ biến hơn cả của chiều cao là chỗ được
coi như biểu hiện của thể lực và nó là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá thể lực
trong công tác tuyển chọn vào quân đội, tuyển học sinh, tuyển thợ…(theo
5
[92]). Sự phát triển chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong cơ thể
như di truyền, hoocmon… và các yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, điều kiện
kinh tế, văn hóa xã hội… Các yếu tố này tác động lên sự phát triển chiều cao
một cách dần dần, liên tục và không đồng nhất (theo [66]).
Những người đầu tiên lưu ý tới số đo vòng ngực của những năm 20 thế
kỷ trước là các bác sỹ lâm sàng khi họ nhận thấy mối liên quan giữa mức độ
phát triển lồng ngực và các bệnh của cơ quan hô hấp. Dần dần đến cuối thế kỷ
XIX, vòng ngực trở thành một chỉ tiêu đánh giá thể lực quan trọng sau chiều
cao trong các cuộc tuyển chọn binh lính, nhân công lao động… Khi người ta
khẳng định tầm quan trọng của việc gia tăng lượng ôxi đưa vào phổi thì độ
giãn nở của lồng ngực cũng được lưu ý thêm qua số đo vòng ngực hít vào và
thở ra. Vòng ngực chỉ tăng nhanh vào giai đoạn dậy thì và phát triển đến một

giai đoạn nhất định thì dừng lại. Ở nữ, tuổi dậy thì (11 - 13 tuổi) đến sớm hơn
ở nam (13 - 15 tuổi) [53].
Cân nặng của cơ thể đã được nhắc tới trong công trình của Tenon từ thế
kỷ 18 (theo [92]). Bước vào thế kỷ 19, cân nặng của cơ thể được coi là tiêu
chuẩn thứ ba không thể thiếu được trong công tác tuyển mộ binh lính [92]. So
với chiều cao, cân nặng của cơ thể ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền hơn, mà
liên quan chủ yếu tới chế độ dinh dưỡng [3], [76]. Cân nặng tăng không đồng
đều trong quá trình phát triển của con người. Ngoài ra, cân nặng còn phụ
thuộc vào các yếu tố địa lý. Ở các châu lục khác nhau, cân nặng của cơ thể
con người cũng khác nhau và trong cùng một nước ở mỗi vùng miền cũng có
sự khác nhau [33].
Trong khi tiếp tục khảo sát những đặc điểm hình thái có liên quan đến
việc đánh giá mức độ tăng trưởng và phát triển thể lực, người ta dần dần nhận
ra rằng, ở mức độ khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, với các loại
hình cơ thể khác nhau, các chỉ tiêu hình thái có tương quan với nhau theo
6
nhiều mức độ. Thể lực không thể hiện đồng nhất ở từng loại chỉ tiêu riêng rẽ,
ngược lại là tổng hòa của một số yếu tố cấu thành. Người ta bắt đầu suy nghĩ
đến việc tính các chỉ số dựa trên những chỉ tiêu quan trọng nhất và phương
pháp đánh giá thể lực bằng các chỉ số ra đời [92].
Pignet là chỉ số đánh giá mối tương quan giữa chiều cao với cân
nặng và vòng ngực. Chỉ số pignet đã được quốc tế thừa nhận từ lâu và
được dùng để đánh giá thể lực của con người. Đây là một chỉ số dễ vận
dụng phổ cập để phân loại sức khỏe cho nhiều đối tượng nên đã được
nhiều tác giả nghiên cứu [8], [11], [16], [25], [28], [38], [66] …
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Thế
giới (FAO) đã công nhận chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ số được dùng để
đánh giá mức độ gầy hay béo của một người, còn chỉ số pignet để đánh giá
mức độ khỏe hay yếu.
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao

và cân nặng của trẻ em là của Mondiere (1875) và sau này là của Huard P và
Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (cộng tác với Huard) (1943) với cuốn "Hình thái
học và giải phẫu học mỹ thuật" (theo [68]). Tuy nhiên, những công trình này
còn lẻ tẻ, phương pháp còn đơn giản.
Từ năm 1954 đến nay, đã có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu
về các đặc điểm sinh học của người Việt Nam. Đến năm 1975, cuốn “Hằng số
sinh học của người Việt Nam” [94] do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng, làm chủ
biên được xuất bản lần đầu tiên ở nước ta. Đó là một công trình nghiên cứu
tương đối công phu, khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý, sinh hóa
của người Việt Nam. Các chỉ số sinh học của trẻ em Việt Nam từ sơ sinh đến
15 tuổi được nghiên cứu tương đối toàn diện và được coi là mốc đánh dấu
trong lịch sử nghiên cứu sinh học người Việt Nam. Sách được dùng làm tài liệu
tham khảo cho nhiều công trình khoa học trong nước và nước ngoài.
7
Sau đó, các chỉ số sinh học của người Việt Nam lại tiếp tục được thể hiện
qua tập “Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động" của tập
thể tác giả do Võ Hưng chủ biên [39]. Atlat đã cung cấp số liệu về hình thái
người lao động Việt Nam ở cả ba miền đất nước theo giới tính và nhiều lứa
tuổi khác nhau. Các dẫn liệu trong Atlat còn gợi mở một nhận xét về các qui
luật phát triển hình thái, thể lực người lao động Việt Nam ở cả ba vùng lãnh
thổ theo chiều dài đất nước [39].
Trong đề tài KX - 07 - 07 với “Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ
tiêu sinh học người Việt Nam” thì các chỉ số về hình thái thể lực của người
Việt Nam cuối thế kỉ XX đã được xét đến khá toàn diện [91]. Các tác giả
nhận thấy, các kích thước hình thái của người Việt Nam nhỏ hơn so với người
châu Âu và châu Mỹ. Đa số kích thước thể lực của nam lớn hơn của nữ và
tăng dần đến một lứa tuổi nhất định tùy mỗi cá thể [91], [97].
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cs [103] đã nghiên cứu một số chỉ
tiêu sinh học của người Việt Nam từ 3 - 110 tuổi như chiều cao, cân nặng.
Phân tích kết quả nghiên cứu ở người Việt Nam, các tác giả nhận thấy, chiều

cao và cân nặng trung bình của người Việt Nam nhỏ hơn của người Âu, Mỹ ở
mọi lứa tuổi, nhịp độ tăng trưởng chậm, thời gian tăng trưởng kéo dài hơn và
bước vào thời kỳ tăng trưởng dậy thì nhảy vọt cũng muộn hơn. Tăng trưởng
nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện ở thời điểm 12 - 13 tuổi, của nam ở
thời điểm 13 - 16 tuổi, và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa. Tăng trưởng nhảy vọt
về cân nặng ở nữ lúc 13 tuổi, ở nam lúc 15 tuổi và kết thúc tăng trưởng cân
nặng lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam. Như vậy, nữ bước vào thời kỳ tăng
trưởng và ổn định về chiều cao và cân nặng sớm hơn so với nam.
Từ năm 1980 - 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [16] đã nghiên cứu dọc trên
101 học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi, với 31 chỉ số sinh học. Tác giả đã rút ra
kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11 - 12 tuổi ở nữ, 13 - 15 tuổi ở
8
nam, còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam.
Tác giả nhận thấy, có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng của học sinh. Quy
luật phát triển các đoạn chi phù hợp với quy luật phát triển chiều cao, còn quy
luật phát triển kích thước các vòng gần giống với quy luật phát triển cân nặng.
Năm 1991, Đào Huy Khuê [42] đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về sự
tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở Thị xã Hà Đông,
tỉnh Hà Sơn Bình. Tác giả nhận thấy, hầu hết các chỉ số sinh học đều tăng dần
theo tuổi, nhưng nhịp độ tăng trưởng không đều. Tốc độ tăng trưởng các thông
số lớn nhất của nam thường ở lứa tuổi 14 - 16 và của nữ ở lứa tuổi 11 - 15.
Năm 1991 - 1995, nghiên cứu trên 13747 học sinh từ 8 - 14 tuổi ở các địa
phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình với các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng,
vòng ngực trung bình của nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs [11] cho thấy, so
với dẫn liệu trong cuốn “HSSH” [94] thì sự phát triển chiều cao của trẻ em từ
6 - 16 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố và thị xã, nhưng sự tăng về
cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn ba khu vực nông thôn chưa thấy có
sự thay đổi đáng kể. Qua so sánh kết quả nghiên cứu năm 1871 và năm 1993
các tác giả nhận thấy, sau hơn một thập kỷ, đối với học sinh Hà Nội có sự
khác biệt rõ rệt về chiều cao và cân nặng. Còn đối với học sinh Vĩnh Phú thì

về chiều cao có sự khác biệt rõ, còn về cân nặng chưa có sự khác biệt rõ. So
với học sinh nông thôn ở cùng một độ tuổi thì học sinh ở thành phố, thị xã có
xu hướng phát triển thể lực tốt hơn [theo 66].
Từ năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [66] đã tiến hành nghiên cứu trên
3023 học sinh ở Hà Nội từ 6 - 17 tuổi. Tác giả nhận thấy, thời điểm tăng nhảy
vọt về chiều cao diễn ra sớm hơn so với thời điểm tăng nhảy vọt về vòng
ngực và cân nặng từ 1 – 2 năm. Chiều cao của học sinh nam tăng nhanh ở giai
đoạn 11 - 15 tuổi, của học sinh nữ ở giai đoạn 10 - 13 tuổi. Cân nặng ở học
sinh nam tăng nhanh lúc 14 - 16 tuổi và ở học sinh nữ lúc 11 - 14 tuổi. Vòng
9
ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh lúc 13 - 16 tuổi, ở học sinh nữ
lúc 12 - 14 tuổi. Trên đồ thị biểu diễn tăng trưởng chiều cao của học sinh có 2
điểm giao chéo là lúc 9 và 14 tuổi. Do tốc độ tăng chiều cao, vòng ngực và
cân nặng của học sinh diễn ra không tương ứng nên chỉ số pignet và BMI
cũng biến đổi theo lứa tuổi. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số
tác giả từ thập kỷ 80 trở về trước thì kết quả về các chỉ số sinh học của học
sinh Hà Nội lớn hơn, chửng tỏ có sự gia tăng tốc độ sinh trưởng của trẻ em
theo thời gian. Khi khi so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên học
sinh Thái Bình, Hà Tây cùng thời điểm nghiên cứu thì kết quả về các chỉ số
sinh học của học sinh Hà Nội cũng lớn hơn. Điều này chứng tỏ, điều kiện
sống đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số sinh học của học
sinh.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường [8] nghiên cứu một số chỉ số sinh học của
học sinh THCS các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã cho thấy, tốc độ tăng các chỉ số
sinh học của học sinh diễn ra không đều. Chiều cao của học sinh nam tăng
nhanh nhất ở giai đoạn từ 13 - 15 tuổi và của học sinh nữ từ 11 - 13 tuổi. Tốc
độ tăng cân nặng của học sinh nam diễn ra nhanh ở giai đoạn 13 - 15 tuổi, của
học sinh nữ từ 11 - 13 tuổi. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng
nhanh nhất ở giai đoạn từ 13 - 15 tuổi, ở học sinh nữ từ 11 - 13 tuổi.
Năm 2010, Hoàng Quý Tỉnh [89] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc

điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Mông, Dao ở tỉnh Yên Bái
và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số sinh học của
trẻ em thể hiện tính quy luật phát triển cơ thể của người Việt Nam. Tuy
nhiên, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ em,
điều này thể hiện ở chỗ tỉ lệ suy dinh dưỡng thể còm, còi và nhẹ cân còn cao
ở trẻ em các dân tộc nghiên cứu.
Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh [25] trên học sinh phổ thông ở
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 - 2009 cho thấy, chiều cao của học sinh
10
nam đã tăng 1,2 - 2,4 cm nhưng chiều cao của học sinh nữ lại không có sự
thay đổi đáng kể. So với học sinh ngoại thành, học sinh nội thành cao hơn 3 -
4 cm và nặng hơn 8,5 - 10 kg, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn nhưng tỉ lệ thừa
cân lại cao hơn gấp 2 - 5 lần.
Gần đây, Nguyễn Thị Bích Ngọc [77] nghiên cứu trên học sinh 11 – 17
tuổi ở miền núi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nhận thấy các chỉ số hình thái của
học sinh tăng theo tuổi. Chiều cao của nam tăng nhanh lúc 14- 15 và của nữ
lúc 12 – 13 tuổi. Thời điểm tăng nhanh cân nặng và vòng ngực của học sinh
diễn ra chậm hơn so với thời điểm tăng chiều cao 1- 2 năm. Chiều cao của
học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với học sinh dân tộc Mường và Sán Dìu.
Các nghiên cứu của Trần Thị Loan và cs [72], [74] và Nuyễn Thị Bích
Ngọc [81] cũng cho thấy chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo tuổi. Thời
điểm tăng nhanh chỉ số BMI diễn ra cùng lúc với thời điểm tăng cân nặng
[81]. Căn cứ vào chỉ số BMI cho thấy đa số học sinh có thể trạng bình
thường, tuy nhiên số học sinh bị suy dinh dưỡng còn chiếm một tỉ lệ khá cao
và cũng có một số ít học sinh bị thừa cân hoặc béo phì [72], [74], [78], [81].
Các chỉ số sinh học của học sinh cũng được nhiều tác giả khác nghiên
cứu [12], [13], [21], [28], [33],[61], [62], [74], [80], [96], [101].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học của trẻ em
Việt Nam khá phong phú. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về
các chỉ số sinh học giữa nam và nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, giữa

trẻ em thuộc các địa bàn nghiên cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác
nhau và giữa các thời điểm nghiên cứu khác nhau. Hầu hết các chỉ số hình
thái thể lực đều tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng không đều, có thời kỳ
tăng nhảy vọt. Mốc đánh dấu sự nhảy vọt tăng trưởng của học sinh trong các
công trình nghiên cứu tương đối thống nhất, chiều cao tăng nhanh nhất ở thời
điểm khoảng 12 - 15 tuổi ở nam và 11 - 13 tuổi ở nữ, cân nặng cũng tăng
nhanh nhất từ 13 - 15 tuổi ở nam và 11 - 13 tuổi ở nữ, vòng ngực trung bình
tăng nhanh nhất từ 14 - 16 tuổi ở nam và 12 - 14 tuổi ở nữ.
11
1.2. Nghiên cứu trí tuệ của học sinh
Nói đến trí thông minh của con người, người ta đã dùng nhiều cách gọi
khác nhau như trí tuệ, trí thông minh, trí khôn, trí óc… [98]. Theo tiếng la
tinh (intelligent), trí tuệ có nghĩa là hiểu biết, là sự thông thái. Còn trong tiếng
Việt, khái niệm trí tuệ thường được dùng để chỉ khả năng hoạt động trí óc của
con người trong việc nhận thức thế giới và xử lý tình huống. Cho đến nay có
nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và tựu trung lại có thể thấy rõ ba khuynh
hướng chính.
Khuynh hướng thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học
tập của cá nhân. Theo Huarte J. thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri
thức, phán xét, đánh giá và sáng tạo (theo [66], [98]).
Khuynh hướng thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng. Chức
năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm. Hạt nhân của trí tuệ là
thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng
hóa [86], [98].
Khuynh hướng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con người đối
với thế giới khách quan [86]. Trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con
người đối với điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống [24]. Piagie cho rằng,
sự phát triển trí tuệ của trẻ em là một bộ phận của toàn bộ sự phát triển cá thể
nhằm thích ứng với môi trường sống [79]. Sự phát triển trí tuệ của trẻ em là
quá trình tạo lập ra các cấu trúc trí tuệ mới và phủ nhận những cấu trúc đã có

của bản thân. Quá trình này phụ thuộc vào sự hoàn thiện các cấu trúc sinh học
của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh [9], [27], [32].
Ngoài khái niệm “trí tuệ” còn có thêm một số khái niệm có liên quan tới
trí tuệ như “trí khôn” và “trí thông minh”. Theo Nguyễn Khắc Viện, khả năng
hành động thích nghi với biến động của hoàn cảnh thiên nhiên được gọi là trí
khôn. Nếu khả năng này thiên về tư duy trừu tượng thì gọi là trí tuệ (theo [6]).
12
Theo Claparade và Stern, trí khôn là sự thích nghi của tinh thần đối với hoàn
cảnh mới. D.Wechsler lại coi trí khôn là tổng thể của nhiều chức năng trí tuệ
gắn chặt chẽ với các điều kiện văn hóa, xã hội nơi con người sinh ra và lớn
lên. Thông minh là khả năng tổng hợp của mỗi con người, để hành động có
mục đích, để suy nghĩ nhiều mặt và để tác động có hiệu quả vào môi trường
(theo [6]). Hay có thể định nghĩa “Thông minh là khả năng phản ứng có hiệu
quả trong những tình huống mới, là khả năng tư duy và giải quyết những vấn
đề nảy sinh [6]”. Như vậy, trí tuệ, trí khôn và trí thông minh là những khái
niệm có điểm trùng nhau. Trong đó, trí khôn, trí thông minh là phạm trù hẹp
hơn nằm trong nội hàm trí tuệ. Sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ
và mỗi khái niệm chỉ nêu được một số mặt của trí tuệ chứng tỏ, nó là một loại
hoạt động phức tạp của con người. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ được coi là
một lĩnh vực liên ngành, phức hợp. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các nhà
sinh lý học, tâm lý học, tâm thần học, điều khiển học, sinh học và toán học và
các ngành khoa học khác [18], [26], [38], [66].
Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí tuệ [20], [55], [57], [63], [66].
Năm 1905, Binet và Simon đã dùng trắc nghiệm (test) nghiên cứu trí tuệ để
phân biệt các trẻ em học kém bình thường và các trẻ em học kém do trí tuệ
chậm phát triển (theo [86]). Sau đó, test này được cải tiến nhiều lần để dùng
cho trẻ em và người lớn [86]. Để đánh giá trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em
ở từng lứa tuổi, năm 1912, Stern V. đã đưa ra cách tính chỉ số thông minh
(IQ) bằng thương số giữa trí tuệ (MA) và tuổi thực (CA) (theo [86]. Meili R.
sử dụng test trí tuệ vào việc tư vấn nghề nghiệp và tư vấn học đường (theo

[86]). Với mục đích chuẩn đoán trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em, người ta
xây dựng nhiều loại test đo lường trí tuệ khác như test “Trí tuệ đa dạng”, test
“Khuôn hình tiếp diễn” của Raven, test “WISC”, test “Hình thức hợp REY”. .
Người đầu tiên nghiên cứu về trí tuệ là F.J.Gall (theo [66]). Vào đầu thế kỷ
13
XVII, ông đã đưa ra thuật ngữ “não tướng học” và cho rằng, chức năng trí tuệ
tập trung ở các vùng chuyên biệt nên có thể đánh giá trí tuệ con người qua
đường nét và đo sọ não. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ
của F.Galton (1893), Binnet và Simon (1905), Petersalovey và John Mager
(theo [66], [86])
Kết quả nghiên cứu của các công trình [1], [2], [29], [36], [38], [47],
[49], [50], [55] [57], [66], [85] cho thấy, có thể sử dụng test Raven để chẩn
đoán khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em Việt Nam.
Ở Việt Nam, trước năm 1975, việc nghiên cứu trí tuệ còn rất mới mẻ.
Chỉ có ít công trình do cán bộ trong ngành y sử dụng để chẩn đoán trí tuệ của
bệnh nhân tâm thần ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện nhi Thụy Điển [86].
Từ cuối những năm 1980 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ
ở Việt Nam. Việc nghiên cứu trí tuệ được tiến hành theo ba hướng chính là
nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số sinh học với sự phát triển trí tuệ;
nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố di truyền với trí tuệ; nghiên cứu ảnh
hưởng của môi trường tới sự phát triển trí tuệ. Về mối liên quan giữa các chỉ
số sinh học với sự phát triển trí tuệ đã có nhiều tác giả nghiên cứu [7], [18],
[27], [29], [36], [47], [48], [49], [50], [55], [56], [58], [59], [60], [63], [66],
[83], [85], [88], [90], …
Một trong số những tác giả đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của
học sinh Việt Nam là Trần Trọng Thủy [85]. Công trình nghiên cứu của ông
được thực hiện trên học sinh ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội bằng test Raven
(1989). Ông đã xác định chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát
triển trí tuệ của học sinh đồng thời còn đề cập tới mối liên quan giữa trí tuệ và
thể lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phân bố học sinh theo

chỉ số IQ gần với phân phối chuẩn, có sự khác biệt về chỉ số IQ giữa học sinh
ở thành thị và ở nông thôn, trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam
không thua kém học sinh nước ngoài.
14
Năm 1991, Ngô Công Hoàn [29] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học
sinh thành phố Huế và Hà Nội đã nhận thấy, có sự chênh lệch về mức độ phát
triển trí tuệ giữa học sinh thường và học sinh chuyên toán.
Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng [83] đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của
học sinh Hà Nội từ 10 - 14 tuổi. Kết quả cho thấy, sự phát triển trí tuệ tăng
theo lứa tuổi và có sự phân hoá từ 11 tuổi trở đi, trí tuệ của nam có xu hướng
cao hơn của nữ.
Dưới sự chủ trì của giáo sư tiến sĩ khoa học Tạ Thúy Lan, từ năm 1990
đến nay, nhiều cán bộ của các trường đại học đã tiến hành nghiên cứu hoạt
động trí tuệ của học sinh, sinh viên. Tạ Thuý Lan - Võ Văn Toàn nghiên cứu
khả năng trí tuệ của học sinh Quy Nhơn và học sinh Hà Nội (1993 – 1995 cho
thấy, năng lực trí tuệ của học sinh phát triển theo lứa tuổi và có mối tương
quan thuận với kết quả học tập. Khả năng trí tuệ của học sinh Quy Nhơn thấp
hơn so với học sinh Hà Nội cùng tuổi [55], [57].
Năm 1994, Trịnh Văn Bảo nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố di
truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy, yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh [4].
Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1996) khi nghiên cứu sự phát triển trí tuệ
của học sinh thành phố và học sinh nông thôn nhận thấy năng lực trí tuệ của
học sinh tăng dần theo tuổi, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học
sinh nông thôn và không có sự khác biệt về trí tuệ giữa học sinh nam và học
sinh nữ, [49], [60].
Năm 1998 Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hưng [47] nghiên cứu trí tuệ của
học sinh Thanh Hóa và nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo
tuổi và năng lực trí tuệ có mối tương quan thuận với học lực.
Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi,

và mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh phổ thông [66].
15
Kết quả cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc
độ tăng không đồng đều, không có sự khác biệt về trí tuệ giữa học sinh nam
và học sinh nữ. Quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương
đối đồng đều và không phụ thuộc vào giới tính. Sự phân bố học sinh theo các
mức trí tuệ tuân theo quy luật phân phối chuẩn nhưng số học sinh có trí tuệ ở
mức trên trung bình chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với mức dưới trung bình. Đồng
thời giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh có mối tương quan thuận
nhưng không chặt chẽ [59], [66].
Nhiều tác giả nghiên cứu mối liên quan giữa kết quả học tập và trí tuệ cho
thấy năng lực trí tuệ và học lực có mối liên hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất.
Trên thực tế, phần lớn học sinh có chỉ số IQ cao thì đạt kết quả học tập cũng cao,
song cũng có một số học sinh có chỉ số IQ cao nhưng kết quả học tập lại thấp và
ngược lại [18], [47], [57], [63], [66], [77].
1.3. Nghiên cứu trí nhớ của học sinh
Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toàn bộ đời sống tâm lý của con
người và là một thành phần quan trọng của trí tuệ [22], [46], [52]. L.M
Xêtrênôp cho rằng, trí nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý”. Ông
nói “nếu không có trí nhớ thì các cảm giác và tri giác của chúng ta sẽ biến mất
không để lại dấu vết gì và do đó đẩy người ta vĩnh viễn ở vào trạng thái của
trẻ sơ sinh” (theo [66]. Trí nhớ là sự tiếp nhận và sự tái hiện những sự vật,
những hiện tượng mà con người đã cảm giác, đã suy nghĩ, đã hành động. Trí
nhớ của con người là một quá trình hoạt động phức tạp, có bản chất là việc
hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời, lưu giữ và tái hiện chúng.
Khi các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan tác động vào cơ thể thì
chúng gây ra cảm giác. Trên cơ sở cảm giác đơn lẻ, bộ não phân tích và tổng
hợp để cho tri giác trọn vẹn các sự vật, hiện tượng và để lại dấu vết của chúng
trên vỏ não [53].
16

Về cơ chế nhớ có nhiều quan điểm, nhưng tựu trung lại có ba thuyết
chính: Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov I.P.; thuyết điều kiện hóa mà
đại diện là Skiner B.F. và thuyết phân tử của Conell M.C và Thomson (theo
[67]). Các tác giả cho rằng, việc hình thành các phản xạ có điều kiện đã tạo
nên các “vết hằn” trí nhớ. Như vậy, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của
trí nhớ.
Theo Hyden thì cơ sở sinh học của trí nhớ là sự thay đổi trong cấu trúc
phân tử của axit ribonucleic (ARN) (theo [67]). Còn theo Conell M.C. và
Jacobson (theo [67]), thì trí nhớ có liên quan đến lượng axit
desoxyribonucleic (ADN) trong các neuron. Một số tác giả như Penphild W.
(theo [67] lại cho rằng, trong não có trung khu nhớ và mọi kích thích tác động
lên cơ thể được giữ lại dưới dạng lưu trữ.
Trên thế giới, có nhiều tác giả nghiên cứu trí nhớ. L.X.Vưgotxki (1930),
A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu khả năng ghi nhớ gián tiếp của trẻ em;
A.A.Smirnov (1943) nghiên cứu về vai trò của hoạt động đối với trí nhớ;
P.M.Xêtrênov (1952) nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ (theo [24]).
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ trên học sinh và
sinh viên [46], [49], [66], [85] Người đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ ở Việt
Nam là Phạm Minh Hạc. Bằng thực nghiệm ông đã chứng minh rằng cả hai
thuỳ của não (thuỳ trán và thuỳ đỉnh) đều tham gia vào sự lưu trữ thông tin,
nhưng thuỳ đỉnh có vai trò quan trọng hơn [24].
Nghiêm Xuân Thăng đã nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của học sinh và
sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 - 20 tuổi trong những điều kiện khí hậu khác nhau
và cho thấy khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của
nhiệt độ, độ ẩm, cường độ bức xạ và đối lưu không khí [84].
Trịnh Văn Bảo và cs [3] nghiên cứu trí nhớ của học sinh trường Marie Curie
và trường phổ thông cơ sở Tô Hoàng, thành phố Hà Nội có nhận xét, trí nhớ gần
của nhóm học sinh năng khiếu tốt hơn so với nhóm học sinh bình thường.
17

×