Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện An Phú đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.75 KB, 31 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 1 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo

PHẦN MỞ ĐẦU

Trãi qua 70 năm trên chặng đường phát triển văn hóa, từ văn kiện đầu tiên
“Đề cương văn hóa năm 1943”, Đảng và Nhà nước ta đã tích lũy kinh nghiệm thực
tiễn và lý luận để lại dấu ấn lịch sử, dấu ấn thời đại về tư duy văn hóa.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã đưa ra nội hàm của khái
niệm văn hóa theo nghĩa rộng, trong đó đề cập tám lĩnh vực lớn, đó là: Tư tưởng,
đạo đức, lối sống, di sản văn hóa; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ;
văn học, nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hóa với thế giới; thể chế và
thiết chế văn hóa. Trong tám lĩnh vực này thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời
sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay cần đặc biệt
quan tâm. Đồng thời, Nghị quyết cũng đã khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế- xã hội. Có thể
nói rằng, giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, đảm
bảo tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng và phát triển con người toàn diện là một
trong những trọng tâm của đổi mới hiện nay. Đây là điều kiện hàng đầu để đảm
bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tiếp tục xác
định mục tiêu cần phải đạt tới là tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn
hóa “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng,
chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa – nền tảng tinh
thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều
kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”
(Văn kiện Hội nghị TW 10 khóa IX).
Trong thời đại ngày nay, văn hóa ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, ngày
càng thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Hầu hết, các nước đều rất
quan tâm đến vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển, coi văn hóa là mục tiêu và


động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Văn hóa có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, chi phối đến
mọi hành vi hoạt động của con người. Quản lý nhà nước về văn hóa sẽ tạo ra môi
trường lành mạnh, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo,
tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nói chung và của chính quyền các cấp
nói riêng.
Thực tế hoạt động văn hóa từ nhiều năm qua, chúng ta đã khẳng định tầm
quan trọng của việc xây dựng văn hóa ở cơ sở trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về quản lý văn hóa, triển khai sâu rộng trong phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đáp ứng định hướng, nhu cầu quản lý hoạt
động văn hóa các tầng lớp nhân dân ở địa phương, đó là một vấn đề quan trọng và
cấp thiết.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 2 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo

Hoạt động văn hóa là quá trình thực hành của cá nhân và các thiết chế xã hội
trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối giao lưu và tiêu dùng những giá trị tinh
thần, nhằm giao lưu những tư tưởng, ý nghĩa và những tác phẩm văn hóa của con
người tạo ra và cũng chính là để hoàn thiện chất lượng sống của con người trong
xã hội.
Văn hóa là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân
dân. Vì vậy, ta có thể dự đoán về kế hoạch hóa lĩnh vực văn hóa trên cơ sở hoạt
động thực tiễn, những điều kiện kinh tế - xã hội do chủ nghĩa xã hội tạo ra và
những biến đổi của chính những điều kiện đó thông qua các mối quan hệ qua lại và
phụ thuộc lẫn nhau trong các quan hệ xã hội nhằm đặt ra những yêu cầu cơ bản và
phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về văn hóa ở huyện An Phú, phải
nghiên cứu những điều kiện kinh tế- xã hội, của sự quản lý văn hóa đây là một

công việc cần thiết nhằm đánh giá một cách khách quan và có khoa học đối với
quá trình phát triển sự nghiệp văn hóa ở huyện An Phú. Trên cơ sở tổng kết hoạt
động văn hóa, nhận định những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và đề ra những
giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý về văn hóa ở huyện An Phú trong
giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Xuất phát từ những tính chất và tầm quan trọng nêu trên, bản thân là cán bộ
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện An Phú – phụ trách mãng Du lịch – Gia đình
và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thời gian công tác
và học tập, qua thực tiễn tình hình quản lý các hoạt động về văn hóa ở địa phương.
Với những kiến thức, kinh nghiệm được Thầy- Cô truyền đạt và thực tiễn công tác.
Bản thân mạnh dạng chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về văn hóa ở huyện An Phú đến năm 2015”. Để hoàn thành tốt tiểu luận cuối
khóa, với đề tài trên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót mong
Thầy- Cô thông cảm và giúp đỡ.











Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 3 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1. Khái niệm về văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa:
1.1.1. Khái niệm về văn hóa:
Cụm từ “văn hóa” vốn bắt nguồn từ chữ Latinh: “culture” – có nghĩa là cày
cấy vun trồng. Từ nghĩa hạn hẹp ban đầu gắn với hoạt động nông nghiệp cổ xưa,
nội dung của khái niệm văn hóa mở rộng, phát triển thành ý nghĩa vun trồng, bồi
đắp hoạt động tinh thần của con người. Cùng với quá trình phát triển văn hóa ngày
càng có nội dung phong phú, vì thế có rất nhiều định nghĩa với những cách tiếp cận
khác nhau về văn hóa.
Theo cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor: “ Văn hóa phản ánh
và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá
nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện
tại, qua hàng bao thế kỷ, nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm
mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Có thể hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, phức thể nhiều mặt: là giá trị vật chất
và tinh thần, khắc họa bản sắc, tạo nên đặc trưng riêng của cộng đồng; văn hóa là
hiểu biết, ứng xử; gắn với từng lĩnh vực (văn hóa văn nghệ, văn hóa giáo dục, văn
hóa pháp luật). Văn hóa là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ
giữa con người với con người và con người với thiên nhiên. Quan hệ đó đã kết tinh
các giá trị (vật chất và tinh thần); năng lực hoạt động của con người (trong phương
thức sống, năng lực chiếm lĩnh thế giới và khả năng hóa thân vào sản phẩm do
mình tạo ra); và trình độ phát triển của chính bản thân con người (hoàn thiện phẩm
chất, nhân cách, trình độ người). Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, khắc
họa bản sắc, tính cách riêng của một cộng đồng, có tầm quan trọng to lớn và ý
nghĩa cách mạng sâu xa đối với vận mệnh con người.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa luôn có một vị trí quan trọng. Những
quan điểm của Người về văn hóa là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính

sách, sách lược phát triển văn hóa qua các giai đoạn xây dựng đất nước. Những
quan điểm và hoạt động của Người đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền
văn minh của nhân loại. Công lao to lớn này đã được đánh giá trong Nghị quyết
của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người: “ sự đóng góp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền
thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt nam, và những tư tưởng của Người là
hiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy lẫn nhau. Người là vị anh
hùng giải phóng dân tộc của Việt nam, là nhà văn hóa kiệt xuất”.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 4 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
Với tầm vóc của một danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để
lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về mọi lĩnh vực như: Tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chi Minh về đạo
đức cách mạng…, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực
văn hóa. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hóa và vấn đề gìn giữ, bảo tồn bản
sắc văn hóa dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa
Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hôm nay.
Mang trong mình truyền thống văn hóa phương đông lại được tiếp thu
những tinh hoa của nền văn minh thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết quan
điểm của mình về văn hóa trong nhận định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa”. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy

Người đã xuất phát từ phạm trù “sinh tồn” để kiến giải phạm trù văn hóa. Người
coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người
thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự
nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực: kinh tế-
chính trị- văn hóa- xã hội, cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào vị trí
trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi
hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu,
muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ mảng tối sáng đầy góc
cạnh của nó làm đối tượng phản ảnh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa phải
“Thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành
mạnh của quần chúng”, góp phần “Soi đường cho quốc dân đi”, tạo sức mạnh dời
non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo logic của lập luận này, Hồ Chí
Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là “kho tài nguyên vô tận” để khơi dậy
những mạch nguồn sáng tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng
ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống sẽ phải đối diện với sự
khô héo, cần cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược
lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hối hả
trào tuôn thì khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời
sống trao cho.
Gắn văn hóa với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền
văn hóa trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề
văn hóa của con người vào vị trí dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng con
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 5 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa-chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá
trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp.
Thực chất những tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ, các giá
trị nhân bản là “chất liệu”, là “sự nghiệp trăm năm của văn hóa”, mà văn hóa phải

là động lực cho sự phát triển. Vì vậy, quan điểm này không chỉ có ý nghĩa định
hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người, quan trọng hơn còn
chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa.
Công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay thực sự là
cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, chủ nghĩa xã hội
chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt nam có thể
xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến chủ nghĩa xã hội không
là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh,
trong đó xu hướng toàn cầu hóa với cuộc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân
tộc cần thiết phải khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng
đầu, vì “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ
phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người
với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, là mục tiêu của
sự nghiệp cách mạng”.
Quan điểm văn hóa của Hồ Chí Minh chống lại mọi biểu hiện kỳ thị, độc tôn
về văn hóa. Đúc kết trong kho tàng tri thức của mình tinh hoa văn hóa đông, tây,
kim, cổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ trương kế thừa truyền thống tốt đẹp của
văn hóa dân tộc phải đi đôi với việc học tập và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn
hóa nhân loại. Những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa là kim
chỉ nam cho chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, trên cơ sở đó có thể hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác
trên thế giới, cùng nhau phát triển.
Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn
hóa”. Vì vậy trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải đóng vai trò là
nguồn động lực quan trọng. Nguồn động lực ấy sẽ trở nên dồi dào nếu văn hóa
được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng. Muốn thế, phương châm của mọi
hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đi sâu phản ảnh những cơ tầng đa
diện, sâu sắc của cuộc sống và hướng đến phục vụ cuộc sống.
1.2. Quan điểm của Đảng ta về văn hóa:
Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình

thế giới và khu vực, Đảng luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương,
chính sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hóa, chỉ
đạo hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đại hội X của Đảng đã xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất
lượng nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ hơn
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 6 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
với phát triển kinh tế- xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống
xã hội; xây dựng hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt nam; bảo vệ và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh,
đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa
Việt nam; đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng
chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy
với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự
nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa; đa dạng các hoạt động
của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xây dựng và phát
triển chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa hiện đại trong
nhân dân. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra
những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời tăng cường
quản lý nhà nước về văn hóa. Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng
cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa. Chống sự xâm nhập văn hóa
độc hại, lai căng, phản động. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn
hóa. Tạo điều kiện cho lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển. Nâng cao
chất lượng tư tưởng văn hóa, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp. Đảm bảo tự do, dân chủ cho những
hoạt động sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật. Đi đôi với phát huy trách nhiệm
công dân của văn nghệ sĩ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ

chức của các hội văn học- nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương.
Cũng trong nhiệm kỳ Đại Hội X, đối với văn hóa, văn học nghệ thuật, Đảng
đã dành sự quan tâm cho một số lĩnh vực tinh túy và nhạy cảm thường xuyên tác
động đến đời sống tinh thần của xã hội. Đó là 02 kết luận quan trọng của Ban Bí
thư (số 83, ngày 27-6-2008), Bộ Chính trị (số 51, ngày 22-7-2009) chỉ đạo việc
tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về
“Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội” tiếp tục đẩy mạnh hơn
nữa thực hiện chỉ thị này.
Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc là một trong 08 (tám) đặc trưng đề cập đến văn hóa, nhưng xét về chiều
sâu đều ẩn chứa những giá trị văn hóa. Các đặc trưng như “dân chủ, công bằng,
văn minh”, “do nhân dân làm chủ”, “con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
phát triển toàn diện”, “các dân tộc trong cộng đồng Việt nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”…đều là những giá trị văn hóa đích thực mà
con người khát vọng vươn tới.
Quan điểm của Đảng về văn hóa theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc tiếp tục được khẳng định. Nhưng từ thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước
những năm qua, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, có sự tác động nhiều chiều của
quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế thị trường…, Đảng ta đã xác định cần được
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa coi trọng, tập trung chỉ
đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Trong
đó, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng có ý nghĩa
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 7 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
rất quan trọng, chi phối và gắn bó hữu cơ với các công việc sau: Cần nhận thức đầy
đủ rằng, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra
môi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh
tế được đảm bảo.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về văn hóa thông qua việc thể chế

hóa chủ trương, chính sách của Đảng bằng pháp luật, nghị định, quy định, các
chính sách văn hóa…Thông qua các chương trình hành động, phong trào thi đua
yêu nước, qua hệ thống các thiết chế văn hóa để vận động quần chúng nhân dân
thực hiện; biến chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng thành lực lượng vật
chất, thành phong trào cách mạng; tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống
văn hóa, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trực tiếp xây
dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
Có thể nói quan điểm của Đảng đã thể hiện sự phát triển cả nhận thức và tư
duy lý luận về văn hóa, lãnh đạo văn hóa của Đảng. Đó cũng chính là kết tinh của
sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,
về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, về phương pháp lãnh đạo văn hóa,
quản lý văn hóa; là sản phẩm tổng kết từ lý luận và thực tiễn trong quá trình hơn
70 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo văn hóa của Đảng.
Căn cứ Hướng dẫn số 53-HD/BTGTU, ngày 28-9-2012 của Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy An Giang về việc hướng dẫn tổng kết 15 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về văn hóa,
UBND Tỉnh, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đã đề ra kế hoạch về
phát triển văn hóa đến năm 2015, đồng thời Huyện ủy An Phú đã đề ra Nghị quyết
số 07-NQ-HU ngày 6 tháng 12 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An
Phú về việc phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch huyện An Phú, giai
đoạn 2011 – 2015.
Huyện đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch mà Nghị quyết đã đề ra.
Do đó, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa cho mọi tầng lớp
xã hội, nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền các đoàn thể chính trị, xã hội về phát triển văn hóa là nhiệm vụ hết sức quan
trọng nhằm khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về công tác quản lý nhà
nước về văn hóa đó là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, nhằm nâng cao
mức hưởng thụ văn hóa góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh”.
1.3. Chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa:
Chính sách văn hóa là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chỉ đạo
của Nhà nước về đường lối, phương thức xây dựng và phát triển văn hóa, chính
sách văn hóa đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hóa là vạch
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 8 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
ra mục tiêu phát triển chung của đất nước. Chính sách phát triển văn hóa của Đảng
đã được cụ thể hóa thành chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong Quyết
định của thủ tướng Chính phủ số: 125/2007/TTg. Quyết định này xác định rõ mục
tiêu tổng quát về phát triển văn hóa Việt nam là: Nâng cao nhận thức của toàn
Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự
nghiệp phát triển văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, là
nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) đã cụ thể hóa 07 loại chính sách:
- Chính sách kinh tế trong văn hóa để vừa đảm bảo định hướng chính trị,
vừa có thêm nguồn lực tài chính cho hoạt động văn hóa.
- Chính sách văn hóa trong kinh tế, nghĩa là các hoạt động kinh tế phải đảm
bảo các tiêu chí của văn hóa, tạo điều kiện nhiều hơn cho văn hóa.
- Chính xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên nhân lực, vật lực của
các tầng lớp nhân dân cho hoạt động văn hóa, cho việc sáng tạo, phổ biến văn hóa.
- Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Chính sách khuyến khích sáng tạo văn hóa.
- Chính sách đặc thù ưu đãi hưởng thụ văn hóa cho một số đối tượng.
Các chính sách văn hóa là không thể thiếu trong quản lý hoạt động văn hóa,
song chính sách văn hóa không thể thay thế pháp luật. Pháp luật có vai trò rất quan
trọng trong phát triển văn hóa. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về văn
hóa nhằm phát huy tác dụng của văn hóa để sự hình thành nhân cách, nâng cao

chất lượng cuộc sống tinh thần của con người, chế ước những tiêu cực, loại bỏ
những hủ tục mà cơ chế thị trường tạo ra, quản lý các hoạt động văn hóa phải đi
đôi với yêu cầu quản lý bằng pháp luật.
Hiến pháp năm 1992 có dành chương III với một số điều, khoản, luật Nhà
nước đối với sự phát triển và vận hành các hoạt động văn hóa. Trong xã hội hiện
nay, Nhà nước đã và đang thực hiện quản lý hoạt động văn hóa bằng pháp luật. Đã
có rất nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực văn hóa được ban hành:
- Luật sở hữu trí tuệ.
- Luật điện ảnh.
- Luật di sản văn hóa.
- Luật xuất bản.
- Luật báo chí.
- Văn bản dưới luật (Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 Nghị
định ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công
cộng).
- Pháp luật quảng cáo…
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 9 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
Chính phủ và Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) ban hành một số Nghị định và Thông tư nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong
lĩnh vực hoạt động văn hóa như:
- Nghị định số: 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ, về việc tăng cường
quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn
xã hội nghiêm trọng.
- Nghị định số: 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ, về qui định xử phạt
vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống
một số tệ nạn xã hội.
- Chỉ thị số: 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ, về việc
tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hóa và dịch

vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
- Thông tư số: 05/TT/BVHTT ngày 08/01/1996 của Bộ Văn hóa Thông tin,
hướng dẫn thực hiện Quy chế “Lưu hành kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa
nhạc, bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công
cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu”.
- Nghị định số: 103/2009/NĐ- CP ngày 06/11/2009, về việc ban hành Quy
chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
- Thông tư số: 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 củ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về hướng dẫn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Nghị định số: 75/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010, về việc Qui định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
- Thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư (khóa
X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại
đạo đức xã hội”.

- Thông tư số: 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về quy định tiêu chí của Trung tâm văn hóa – Thể thao quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Thông tư số: 12/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu
“Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn
hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
- Thông tư số: 17/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự thủ tục xét và công nhận
“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. (trong đó có tiêu chí xây dựng các cơ sở
vật chất văn hóa như Trung tâm văn hóa; Nhà văn hóa…)
- Chương trình phối hợp số: 12/CTrPH-MTTW-BVHTTDL, ngày 29/9/2011
về việc chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 10 –

ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
Để quản lý nhà nước về văn hóa có hiệu quả mang tính chiến lược lâu dài,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An giang tham mưu cho UBND tỉnh ký ban hành
một số văn bản về tăng cường công tác quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn toàn
tỉnh giai đoạn 2011-2015; Đề án xã hội hóa hoạt động văn hóa năm 2011-2015
đồng thời ban hành các văn bản về văn hóa như sau:
- Quyết định 483/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang về phê duyệt kế hoạch thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số:16/2012/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang Ban hành Quy định về việc công nhận các danh hiệu trong phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh An Giang.
Trên cơ sở các văn bản và đề án xã hội hóa hoạt động văn hóa giai đoạn
2011-2015, Ủy ban nhân dân huyện An Phú cũng đề ra chương trình, kế hoạch
thực hiện việc quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện giai đoạn năm 2011-
2015 trong lĩnh vực văn hóa và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”.





















Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 11 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
(Hình 1 Bản đồ huyện An Phú)

Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
CỦA HUYỆN AN PHÚ TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Đặc điểm tình hình:
An Phú là huyện đầu nguồn biên giới của
tỉnh An Giang, có 04 dân tộc Kinh- Chăm-
Hoa- Khmer cùng sinh sống. Diện tích tự nhiên
208km
2
, chiều dài đường biên là 42km, đất
dành cho nông nghiệp là 37.178ha, về giao
thông thủy bộ có tuyến tỉnh lộ 956; 957 và hai
con sông Hậu và sông Bình Di chạy dọc suốt
huyện trên 33km, dân số 180.013 người (thống
kê cuối năm 2012), đa số nhân dân sống bằng
nghề nông, có 14 đơn vị hành chính: 02 thị trấn

và 12 xã (Thị trấn An Phú; Thị trấn Long Bình; xã
Khánh Bình; xã Khánh An; xã Quốc Thái; xã Phước Hưng; xã Nhơn Hội; xã Phú
Hội; xã Vĩnh Hội Đông; xã Vĩnh Lộc; xã Phú Hữu; xã Vĩnh Trường; xã Đa Phước
và xã vĩnh Hậu; phía Đông giáp Thị xã Tân Châu; phía Nam giáp Thị xã Châu
Đốc; phía Tây và Bắc giáp CamPuChia.
Trước năm 1975, An Phú là một bộ phận của tỉnh Long Châu Tiền, rồi tách
thành quận An Phú; sau 1975 thì sáp nhập với huyện Tân Châu thành huyện Phú
Châu. Đến ngày 13 tháng 11 năm 1991 huyện Phú Châu chia lại thành hai
huyện An Phú và Tân Châu, theo Quyết định số: 737/HĐBT ngày 13/11/1991 của
Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Do nằm ở vị trí đầu nguồn, nơi dòng sông
Hậu bắt đầu chảy vào đất Việt nên hàng năm An Phú phải đương đầu với lũ lụt
ngập sâu và kéo dài. Bằng kinh nghiệm, bản lĩnh và sự năng động sáng tạo, Đảng
bộ và nhân dân An Phú khắc phục khó khăn vượt qua thử thách, phát huy lợi thế
từng bước đưa huyện nhà phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó đời sống kinh
tế, xã hội của người dân ngày càng được cải thiện, mức thu nhập GDP bình quân
đầu người là 17,42 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với những năm trước.
Về giao thông nông thôn: hầu hết các
tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện đã được tôn cao vượt lũ, cán đá và
láng nhựa. Cầu nông thôn cũng được nâng
cấp và xây dựng, từng bước thay thế các cầu
tre, cầu tạm bợ thành cầu sắt, cầu bê tông
kiên cố. (Hình bên: Hình 2: Lộ nông thôn đã được trãi nhựa – xã Phú Hữu)
Về sản xuất nông nghiệp: tổng sản
lượng lương thực năm 2010 là 219.737 tấn,
đến năm 2011 tăng lên 240.401 tấn, bình
quân lương thực đầu người từ 1.178kg, tăng lên 1.227kg. Chăn nuôi thủy sản duy
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 12 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo

trì được nhịp độ phát triển, tổng sản lượng năm 2011 là 34.215 tấn. Tuy nhiên đến
năm 2011- 2012 do ảnh hưởng về giá và khâu tiêu thụ nên diện tích ao, hầm và
lồng bè nuôi thả cá giảm, tổng sản lượng thủy sản thu hoạch là 20.974 tấn.
Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ: Sản xuất
ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất năm 2012 vừa qua ước thực
hiện 272,5 tỷ đồng, tăng 10,55 so với cùng kỳ năm 2011, đạt 100,93% kế hoạch
năm. Hoạt động thương mại – dịch vụ năm 2012 ước thực hiện 6.510 tỷ đồng đạt
102,5% so với kế hoạch tăng 2,5% và tăng 22% so năm 2011. Tổng giá trị hàng
hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới ước đạt 550 triệu USD, đạt 122,2%
so với kế hoạch, tăng 57% so với năm 2011.
Về Thương mại: có hai cửa khẩu Quốc
gia Thị trấn Long Bình và Vĩnh Hội Đông,
ngoài ra còn có các Trung Tâm Thương Mại
của Huyện như: Trung tân thương mại An Phú;
Trung tâm thương mại xã Quốc Thái; Trung
tâm thương mại Khánh An…được xây dựng qui
mô lớn, hầu hết các xã, thị trấn đều có chợ, tạo
thành mạng lưới dịch vụ lưu thông hàng hóa
tương đối lớn. (Hình bên: Hình 3: Trung tâm thương mại An Phú)
Về Giáo dục-đào tạo: Có bước phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Hệ
thống trường lớp từ Mầm non đến trung học cơ sở đã phủ khắp 14 xã, thị trấn trong
huyện với 63 điểm trường, toàn huyện có 04 trường trung học phổ thông; cơ sở vật
chất trường lớp được đầu tư ngày càng khang trang. Chất lượng giáo dục các cấp
học được nâng lên, tỷ lệ học sinh thi đỗ cuối cấp ngày càng tăng. Có 100% trường
tiểu học đạt chuẩn “mức chất lượng tối thiểu” và 02 trường đạt chuẩn Quốc gia. Xã
hội hóa giáo dục và công tác khuyến học cũng góp phần đáng kể vào phát triển sự
nghiệp giáo dục của huyện.
Về Y tế: trên địa bàn huyện thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
Công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tốt, tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi từ 23,31% giảm còn 18%. Ngành y tế chủ động

tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan. Đẩy
mạnh công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc
thực phẩm trên địa bàn.
Về Quốc phòng- An ninh: các lực lượng Quân sự- Công an phối hợp tốt với
các đơn vị đứng chân trên địa bàn, thường xuyên tuần tra canh gác, tổ chức diễn
tập, huấn luyện, xây dựng lực lượng vững mạnh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến
đấu. Quản lý tốt và chăm lo phát triển lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn, xây
dựng vững chắc các khu vực phòng thủ, phối hợp quản lý tốt tuyến biên giới. Công
tác trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội, tỷ lệ điều tra, phá án trên địa bàn đạt trên
90%, tăng cường tuần tra kiểm soát giao thông thủy, bộ từng bước kiềm chế tai nạn
giao thông không để xảy ra trên địa bàn.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 13 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
Đối với công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở địa phương, ngoài thuận lợi
cơ bản và được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp còn có
sự thuận lợi tương quan với nhịp độ phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa được
gầy dựng trong những năm qua và việc nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao hiệu
quả công tác chăm lo sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, khó khăn còn nhiều, trước
hết là ý thức tham gia hoạt động văn hóa trong nhân dân còn thấp, lớp nghèo thành
thị và công nhân viên chức còn khó khăn, chịu ảnh hưởng của điều kiện ngập lũ,
sâu hàng năm…
Bản thân muốn đặt vấn đề về đặc điểm tình hình trên là để cho chúng ta
thấy được bối cảnh ở huyện An Phú và thấy được những thuận lợi, khó khăn trong
công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Vì vậy, tôi làm rõ Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện An Phú đến năm 2015. Để đánh giá một
cách khách quan, chính xác và trên cơ sở hoạt động thực tiễn công tác quản lý hoạt
động văn hóa ở địa bàn huyện An Phú, xin chọn mốc thời gian (giai đoạn 2010-
2015) xem xét, đánh giá cụ thể trong giai đoạn từ năm 2010- 2012 và giải pháp
định hướng đến năm 2015.

2.2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa trong
thời gian qua của huyện An Phú:
2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa:
Thực hiện Nghị định số: 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính
phủ, về việc tăng cường quản lý thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn
hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn nghiêm trọng và Nghị định
số: 103/2009/NĐ- CP ngày 06/11/2009, về việc ban hành Quy chế hoạt động văn
hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
Từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2012 vừa qua đội kiểm tra liên ngành 814
huyện An Phú, đã tổ chức kiểm tra thường xuyên tổng số: 1.066 cơ sở. Trong đó:
quảng cáo 140 cơ sở; băng đĩa 238 cơ sở ; trò chơi điện tử 143 cơ sở; karaoke 123
cơ sở; tranh ảnh-sách 110 cơ sở; photocopy 117 cơ sở; văn phòng phẩm 97 cơ sở;
internet 98 cơ sở.
Ngành Văn hóa thông tin huyện còn phối hợp với các Đồn Biên phòng,
Chi cục Hải quan thực hiện tốt việc ngăn chặn, chống sự xâm nhập của các sản
phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội bằng nhiều hình thức như:
tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh kiểm tra văn hóa phẩm nhập khẩu
tại biên giới, kết hợp đội kiểm tra liên ngành 814 kiểm tra các hoạt động dịch
vụ văn hóa theo kế hoạch hàng tháng, quý và kiểm tra đột xuất theo tình hình
thực tế của địa phương.
2.2.2. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”; xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa:

Thực hiện Quyết định số: 16/QĐ- UBND, ngày 12/7/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang Ban hành Quy định về việc công nhận các danh hiệu
trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh An
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 14 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
Giang và được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền

cùng sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện ngày càng phát triển và từng
bước nâng cao chất lượng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, tình hình
an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

+ Trong tổ chức việc cưới:
Hiện nay phần lớn các lễ cưới đều được tổ
chức trang trọng, tiết kiệm và thực hiện tốt việc đăng ký kết hôn trước lễ cưới.
Luật hôn nhân và gia đình cũng được thực hiện nghiêm túc ngay cả trong đồng
bào dân tộc Chăm.
+ Trong việc tang:
các hủ tục củ như rắc vàng mã vẫn còn nhưng rất
hạn chế, hủ tục cúng trừ tà, yếm bùa đã gần như bị xóa bỏ, lễ tang được tổ
chức gọn nhẹ tiết kiệm hơn. Thời gian qua mỗi đám tang thường không quá 48
giờ, các lễ cúng cho người chết dù vẫn được thực hiện đầy đủ như cúng Tuần,
cúng 49 ngày nhưng trong đám tang cũng đã giảm bớt chuyện ăn uống linh
đình. Việc tang của đồng bào Chăm cũng gọn nhẹ và tiết kiệm.
2.2.3. Về công tác quản lý tổ chức lễ hội:
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện An Phú, với sự phát triển kinh tế, xã
hội và hoạt động văn hóa, văn nghệ, cùng những việc vui chơi giải trí của nhân dân
trên toàn huyện. Được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND Huyện An Phú, cùng các
ngành hữu quan cấp huyện, các xã- thị trấn, ngành Văn hóa tổ chức Ngày hội Văn
hóa- Thể thao truyền thống, Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên
hằng năm, đồng thời được nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia.
Cứ vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9 hàng năm,
Đảng bộ và nhân dân huyện An Phú tổ chức Ngày hội Văn hóa- Thể thao truyền
thống, Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên của huyện.

2.2.4. Công tác Du lịch:

Thực hiện theo Quyết định số : 156/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 của Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt quy hoạch chung khu du lịch
Búng Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đã được công ty TNHH tư vấn
xây dựng Hợp Nghiệp, lập đề án quy hoạch, với quy mô: 139,19 ha, có 19 danh
mục. Hiện nay, Khu du lịch Búng Bình Thiên đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch An Giang chọn 02 phân khu 16d và 17 để xây dựng Trường huấn luyện cho
các môn thể thao dưới nước nhằm tiến đến năm 2018 đăng cai tổ chức đại hội cấp
Quốc gia và cấp khu vực.
Ngoài ra, còn có các điểm du lịch như Bưng Bàu Nâu (xã Vĩnh Trường) ;
Giồng Cây Da (xã Khánh An) ; Khu căn cứ Lịch sử B3 và Làng Chăm Đa Phước.
2.2.5. Công tác tuyên truyền cổ động:
Trong những năm qua, toàn bộ hệ thống ngành từ Huyện đến cơ sở, đã thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị của
địa phương với các hình thức: phóng thanh lưu động, kẻ vẽ panô, băng drol, tranh
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 15 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
ảnh cổ động đã thực hiện đóng góp nhiều hình thức đa dạng phong phú cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, nhằm chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp
luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân.
Hằng năm, thực hiện chỉ tiêu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An
Giang, tổ chức triển lãm với nhiều hình ảnh: những thành tựu phát triển kinh tế, xã
hội của Tỉnh, huyện, hình ảnh huyện An Phú qua 20 năm xây dựng và phát triển;
phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, an toàn giao thông
2.2.6. Công tác Thông tin Văn nghệ :
Toàn huyện đã được đầu tư xây dựng và đảm bảo hoạt động 08 nhà Văn hóa
xã- thị trấn, đã được cấp trang thiết bị và bộ phóng thanh lưu động, nhằm đảm bảo
phục vụ cho phong trào thông tin tuyên truyền và Văn nghệ ở cơ sở. Các nhà văn
hóa thường xuyên tổ chức thực hiện các hoạt động Văn nghệ, lồng ghép nội dung
tuyên truyền, giáo dục chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của

Nhà nước, tạo khí thế vui chơi giải trí lành mạnh cho người dân và tạo sự nhất trí
trong nhân dân về việc tiếp thu và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước ngày càng tốt hơn.
Hằng năm, Trung tâm Văn hóa dàn dựng chương trình biểu diễn phục vụ
quần chúng nhân dân vào các dịp lễ lớn, và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.
Ngoài ra, còn biểu diễn giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh. Đồng thời,
tham dự các hội thi, hội diễn cấp Tỉnh, khu vực và toàn quốc đều đạt giải cao.
2.2.7. Công tác Bảo tồn-Bảo tàng:
Được sự quan tâm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tảng tỉnh An
Giang và sự chỉ đạo của Ùy ban nhân dân huyện An Phú về việc sưu tầm, tôn tạo,
giữ gìn di sản văn hóa dân tộc trên toàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của đoàn cán bộ Bảo tàng tỉnh, phối hợp với
ngành văn hóa của huyện kiểm kê các di tích lịch sử Văn hóa trên toàn huyện.
2.2.8. Công tác xã hội hóa hoạt động Văn hóa:
Đảng bộ huyện An Phú xác định các phong trào Văn hóa hàng năm phải đổi
mới và các loại hình hoạt động thiết thực, để phục vụ văn hóa đời sống tinh thần
của nhân dân ngày càng khởi sắc. Song song, với sự phát triển kinh tế- xã hội từng
bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Có chủ trương đúng đắn
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa vào lĩnh vựcVăn hóa.
Quá trình tổ chức quản lý nhà nước, văn hóa thông tin từ cơ sở lên huyện
vừa phục vụ nhân dân địa phương, vừa để tuyển chọn diễn viên, thành lập đội
nhóm tập luyện tham gia hội thi, hội diễn cấp huyện, cấp tỉnh, khu vực và toàn
quốc và tổ chức các hoạt động quản lí nhà nước, văn hóa, thông tin, văn nghệ từ cơ
sở lên huyện và để phục vụ nhân dân địa phương, vừa để tuyển chọn diễn viên,
thành lập đội, nhóm tập luyện tham gia hội thi, hội diễn cấp huyện, cấp tỉnh, khu
vực và toàn quốc.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 16 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo

2.2.9. Về
thiết chế văn hóa:
Huyện đã tiến hành quy hoạch mặt bằng để xây dựng mạng lưới các thiết
chế văn hóa từ huyện đến xã – thị trấn và đã xây dựng được một số công trình
văn hóa trọng điểm, như: Nhà văn hóa, Sân bóng đá, công viên, thư viện và
nhiều tủ sách đã tạo điều kiện phong phú đa dạng trong hoạt động văn hóa
và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Toàn huyện đã đưa vào hoạt
động 08 nhà văn hóa thuộc các xã: Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Đa Phước, Nhơn
Hội, Khánh An, thị trấn Long Bình, Quốc Thái và Vĩnh Hội Đông.
Toàn huyện có 9 sân bóng đá, 85 sân bóng chuyền, 06 sân tennis, 25 sân
cầu lông, có 172 câu lạc bộ thể dục thể thao xã, ấp. Có 01 thư viện cấp huyện
và 17 tủ sách cấp xã; 13/14 xã, thị trấn có bưu điện xã (xã Khánh Bình không
có bưu điện) trong đó có 10 xã, thị trấn có bưu điện văn hóa. 14/14 xã, thị trấn
có Đài truyền thanh.
2.3. Nhận xét, đánh giá:
Vừa qua Huyện ủy An Phú đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực
hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) với quan điểm: “Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội”, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII) trên địa bàn huyện An Phú, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đã
tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ, qua đó tạo được sự chuyển biến tích cực
về nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò
và nhiệm vụ của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới. Nhiều phong trào ở cơ sở đã thu hút
đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển,
cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Được sự quan tâm kịp thời chỉ đạo của Huyện ủy, Thường trực UBND
huyện An Phú; Sở Văn hóa- thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, được sự hỗ trợ
thường xuyên của các cơ quan ban ngành huyện và các xã- thị trấn. Những năm

qua, việc xây dựng và phát triển hoạt động văn hóa ở huyện An Phú đã đạt những
kết quả như:
- Sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hóa đã
tạo được chuyển biến bước đầu. Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực
đạo đức từng bước được hình thành. Thế hệ trẻ tiếp thu những kiến thức mới và ý
chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận
động quần chúng tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đang được mở
rộng và đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác xây dựng xã, ấp,
cơ quan văn hóa nâng cao chất lượng. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa góp
phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đề cao giá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt nam.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 17 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
- Việc xây dựng thể chế và thiết chế văn hóa đã chú ý đến những yêu cầu
của thời kỳ mới, về cơ bản bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước, phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân tham gia xây dựng, phát triển
sự nghiệp văn hóa.
2.4. Những kết quả đạt được và nguyên nhân:
2.4.1. Những kết quả đạt được:
* Công tác quản lý nhà nước về văn hóa trong lĩnh vực kiểm tra:
- Vi phạm 46 cơ sở: 20 cơ sở internet (cảnh cáo 13), 14 karaoke (cảnh cáo
03), 01 nhà trọ (cảnh cáo 01), 09 ĐTDĐ (cảnh cáo 03), 01 massage (cảnh cáo 01),
01 biển bảng quảng cáo.
- Tịch thu 20 máy bass (trò chơi mang tính cờ bạc), 27 đĩa hải ngoại. Phạt
tiền: 24.160.000 (Hai mươi bốn triệu một trăm sáu mươi ngàn đồng). Căn cứ theo
Nghị định số: 75/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010, về việc Qui định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động văn hóa.
- Tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm trong lĩnh vực văn hóa thông tin gồm

có: 17 thùng bass (mang tính cờ bạc), 38 đĩa không tem.
* Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
Tính đến nay, có 39.838 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (đạt 92,10%) so với
tổng số hộ trong toàn huyện; có 58/58 ấp đạt chuẩn văn hóa (đạt 100%); 07 chợ đạt
chuẩn chợ trật tự vệ sinh; có 41/47 cơ quan văn hóa (đạt 100%), có 41/70 trụ sở
văn hóa cấp xã-thị trấn (đạt 58,57%/); có 65/66 trường học văn hóa (đạt 98,48 %)
và có 5/5 đồn biên phòng đạt chuẩn văn hóa (đạt 100%); có 10/14 xã-thị trấn đạt
chuẩn xã văn hóa, tỉnh công nhận 01 điểm sáng văn hóa giai đoạn 2008- 2010 cho
ấp Phú Thành- Phú Hữu - An Phú (Đồn biên phòng 929). Tính đến cuối năm 2012
toàn huyện đã nâng tổng số ấp xây dựng “điểm sáng văn hóa biên giới” là 12 ấp.
* Về Du lịch:
Những năm qua, lượng khách du lịch đến các xóm Chăm trong huyện tham
quan tìm hiểu về đời sống Văn hóa cộng đồng người Chăm, hàng năm có trên
20.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ngoài ra, du khách còn
mua sắm các mặt hàng thêu may truyền thống như: khăn choàng tắm, khăn Matơra
(khăn đội đầu của phụ nữ Chăm) và trang phục sinh hoạt hàng ngày và lễ hội của
nam- nữ dân tộc Chăm.
* Về bảo tồn, bảo tàng :
Toàn huyện hiện có 75 di tích, trong đó có 25 đình. Các cơ sở trên đều
được lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, tính đến nay
huyện An Phú được xếp
hạng 07 di tích
gồm: đình xã Đa Phước (đình cấp Quốc gia); đình xã Vĩnh Hội
Đông; đình xã Phước Hưng; đình Vĩnh Thành, đình Vĩnh Nghĩa và chùa Phước
Trường thuộc xã Vĩnh Trường.
Các di tích này hằng năm đều tổ chức lễ hội,
ngoài ra còn vận động xã hội hóa trong nhân dân, các tổ chức xã hội khác để trùng
tu, tôn tạo và gây quỹ từ thiện.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 18 –

ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
* Về văn hóa – thông tin:
Tuyên truyền nhiều hình thức cả bề rộng lẫn chiều sâu, các chủ trương chính
sách của Đảng và nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương và xây dựng
đời sống văn hóa, phát huy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực và các tệ nạn xã hội.
Tính chung, trong 3 năm (2010-2012) vận động xã hội hóa các tổ chức và
nhân dân đóng góp cho các hoạt động Văn hóa trên 24 tỷ đồng.
Hiện nay, toàn huyện xây dựng và củng cố 15 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử, 15
câu lạc bộ Hát với nhau và 05 Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng dân tộc Chăm.
* Về thiết chế văn hóa :
Các nhà văn hóa đã được cấp các trang thiết bị như: âm thanh, nhạc cụ,
bộ máy phóng thanh lưu động … bảo đảm phục vụ cho các phong trào văn hóa
văn nghệ ở cơ sở. Toàn huyện có 9 sân bóng đá, 85 sân bóng chuyền, 06 sân
tennis, 25 sân cầu lông, có 172 câu lạc bộ thể dục thể thao xã, ấp. Có 01 thư
viện cấp huyện và 17 tủ sách cấp xã; 13/14 xã, thị trấn có bưu điện xã (xã
Khánh Bình không có bưu điện) trong đó có 10 xã, thị trấn có bưu điện văn
hóa. 14/14 xã, thị trấn có Đài truyền thanh.
Huyện đã xây dựng Nhà truyền thống dân tộc Chăm. Hiện nay được đề
nghị chuyển đổi công năng thành Nhà văn hóa dân tộc Chăm huyện An Phú.
Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt Đề án thành lập Nhà văn hóa dân tộc
Chăm và ký Tờ trình xin chủ trương của Tỉnh, khi có quyết định phê duyệt của
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức hoạt động. Vừa qua Phòng Văn hóa và Thông
tin huyện An Phú đã xây dựng kế hoạch nâng chất Nhà văn hóa thí điểm cho
xã Khánh An hiện hoạt động rất hiệu quả.
Thực hiện tiêu chí xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao theo lộ trình xây
dựng nông thôn mới:
- Cấp trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và sân khấu lắp ráp cho xã biên giới
(Xã Phú Hữu; Khánh Bình; Nhơn Hội và Phú Hội) từ nguồn vốn đầu tư xây dựng
Điểm sáng văn hóa.

- Cấp trang thiết bị nhà văn hóa xã Khánh An và điểm sinh hoạt văn nghệ ấp
Vĩnh Phát xã Vĩnh Lộc theo chương trình mục tiêu quốc gia.
- Nâng cấp nhà văn hóa xã Khánh An từ nguồn kinh phí mục tiêu quốc gia
hỗ trợ 300 triệu đồng.
2.4.2. Nguyên nhân đạt được:
- Các hoạt động văn hóa cơ bản hoàn thành nhiệm vụ là nhờ sự quan tâm
của lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Sở Văn hóa- Thể thao và Du
lịch tỉnh, cùng sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành đoàn thể huyện, lực lượng vũ
trang đóng trên địa bàn huyện và Đảng ủy, UBND các xã- thị trấn.
- Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc với các cuộc vận động, phong trào lớn như: việc đẩy mạnh
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 19 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

- Ngành văn hóa huyện An Phú, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện,
chủ động đề ra trương trình, kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước, sự nghiệp từ
huyện đến cơ sở vào đầu các năm. Công tác quản lý nhà nước về Văn hóa phối hợp
với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện thực hiện chương trình vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đã đẩy mạnh, nâng chất cuộc
sống xây dựng gia đình văn hóa; ấp văn hóa; xã văn hóa; cơ quan; trường học văn
hóa; trợ trật tự vệ sinh. Thông qua xây dựng ý thức cộng đồng chăm lo phát triển
kinh tế-xã hội, đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở từng địa bàn dân cư.
2.5. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
2.5.1. Những hạn chế:
Trong quản lý nhà nước về văn hóa còn một số mặt cần chấn chỉnh, việc
phối hợp với các địa phương chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ nên công tác kiểm tra

từng lúc, từng nơi chưa thường xuyên liên tục nhất là ở các xã- thị trấn. Một số cơ
sở kinh doanh dịch vụ văn hóa hoạt động còn phức tạp, vi phạm vẫn còn xảy ra
nhất là các dịch vụ băng đĩa hình, karaoke, internet,… với các điển hình như:
- Sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tạo ra
những thách thức, như: sự tụt hậu của văn hóa so với tốc độ phát triển kinh tế,
sự phân hóa giàu nghèo, sự xuất hiện một số thị hiếu thưởng thức nghệ thuật
theo hướng đề cao văn hóa nước ngoài, đề cao lối sống thực dụng, xa rời văn
hóa dân tộc.
- Chưa thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, ấp
văn hóa, xã văn hóa, cơ quan văn hóa, một số tiêu chí, danh hiệu văn hóa chất
lượng chưa cao, còn chạy theo hình thức.
- Các loại văn hóa phẩm độc hại vẫn còn xâm nhập vào xã hội và các gia
đình, nhất là qua mạng internet gây tác hại không nhỏ đến thuần phong, mỹ
tục, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sự phối hợp giữa một số ban ngành huyện và một số xã, thị trấn trê địa
bàn huyện thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa chưa được thường xuyên nên
hạn chế trong thực hiện.

- Việc phục hồi và phát huy văn hóa truyền thống, nhất là việc tổ chức lễ hội
ở di tích Đình, Chùa…, một số nơi còn tổ chức mang tính phong trào, chưa khai
thác, phát huy được nét độc đáo, bản sắc riêng và giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền
thống, đồng thời chưa chú ý đến tính chủ động của quần chúng, vai trò chủ thể của
văn hóa trong cộng đồng chưa được coi trọng, ảnh hưởng đến chất lượng việc bảo
tồn và phát huy giá trị của văn hóa dân tộc.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 20 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
2.5.2. Nguyên nhân hạn chế:

Hoạt động lĩnh vực văn hóa các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa
đáp ứng được yêu cầu đề ra, một số xã- thị trấn chưa củng cố lại Ban Chủ nhiệm
Nhà Văn hóa, có nơi củng cố Ban Chủ nhiệm nhưng chưa xây dựng được chương
trình hoạt động cụ thể. Từ đó, các hoạt động văn hóa ở cơ sở ngày càng xuống cấp,
bên cạnh lãnh đạo xã chưa quan tâm đến công tác này.
Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa hoạt động biến tướng, trá hình, có
biểu hiện tiêu cực. Một số sản phẩm văn hóa không lành mạnh xâm nhập vào địa
bàn huyện An Phú từ CamPuChia sang, làm ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn
hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đội Thanh tra liên ngành của huyện có kiểm
tra ngăn chặn nhưng chưa kịp thời.
Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” còn chạy theo thành tích,
các hoạt động và báo cáo kết quả trong việc xây dựng phong trào chưa được nhận
thức sâu sắc và đồng đều ở một số địa phương, chưa phát huy được sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng xã hội tham gia; chất lượng phong trào chưa được chú trọng
duy trì; việc tổ chức đăng ký, bình xét khen thưởng chưa thường xuyên và kịp thời.
Cán bộ làm công tác văn hóa thì kiêm nhiệm nhiều việc, hơn nữa chưa được
đào tạo chuyên môn nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
Cơ sở vật chất, thiết chế, trang bị từ huyện đến xã- thị trấn chưa đồng đều,
số trang thiết bị trước đây xuống cấp và hư hỏng không sử dụng được, nên hoạt
động phong trào không hiệu quả.
2.6. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
Một là: Quán triệt và nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của văn hóa trong
phát triển kinh tế - xã hội đối với các cấp ủy và chính quyền. Tăng cường sự chỉ
đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng các hoạt động
phong trào Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao ở cơ sở.
Hai là: Phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với các ngành đoàn thể cấp
huyện đặc biệt các phòng ban chuyên môn của ngành; Cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thật sự nêu gương trong
việc xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa (nhất là trong việc cưới, việc tang,

giáo dục, quản lí con cháu không hư hỏng, không vi phạm pháp luật). Coi trọng
việc tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt; thực hiện phương châm: “Lấy cái
đẹp, dẹp cái xấu”. “Lấy cái tích cực, đẩy lùi tiêu cực”.
Ba là: Về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quy
tụ những cuộc vận động phong trào nhắm vào phong trào cụ thể, quy tụ phong trào
cụ thể vào phong trào chung, tránh xu hướng tản mạn, nhiều phong trào chồng
chéo. Cần có sự kiên trì và duy trì thường xuyên, tạo bước phát triển đột phá. Đồng
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 21 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
thời Củng cố nâng chất Câu lạc bộ đờn ca tài tử ở các xã, thị trấn có chế độ thù lao
cho phù hợp.
Bốn là: Tăng cường công tác tuyên truyền trên nhiều phương tiện thông tin
đại chúng, kết hợp các đoàn thể có liên quan, nhất là truyền thông trực tiếp thông
qua các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ cho đối tượng, giúp cho người dân ngày
càng nhận thức sâu sắc về khái niệm, hình thức, nguyên nhân, hậu quả và tai hại
bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội trong gia đình.
Năm là: Cấp ủy Đảng và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần quan tâm, chỉ
đạo đối với các phong trào phát triển thông tin và truyền thông cơ sở, bố trí cán bộ
phụ trách phải có trình độ chuyên môn, nhiệt tình nhằm phát huy được vai trò,
chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong lĩnh vực hoạt
động văn hóa.
Sáu là: Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận
thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa trong
đời sống của người dân nông thôn, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
làm công tác văn hóa ở cơ sở.
Bảy là:
Bên cạnh việc đầu tư thỏa đáng từ ngân sách nhà nước, cần đẩy
mạnh phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm phát huy
tốt các nguồn lực đáp ứng cho việc phát triển phong trào. Đặc biệt là việc quan

tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và mua sắm các trang thiết bị hoạt động.

















Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 22 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo

Chương 3
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA CỦA HUYỆN AN PHÚ
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015


3.1. Mục tiêu:
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ V (nhiệm kỳ 2011 – 2015), kế

hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, về quản lý nhà nước về
hoạt động văn hóa từ nay đến 2015 và kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện An
Phú. Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhằm nâng cao thu nhập đời sống
nhân dân, thì nhu cầu thưởng thức và hưởng thụ văn hóa phải nâng cao, vì vậy
ngành văn hóa phải thường xuyên phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng và
phong phú về nội dung lẫn hình thức, để tạo sức hút lôi cuốn quần chúng tham gia
sôi nổi và đông đảo hơn, nhất là ngày lễ, ngày hội,… cụ thể như sau:
- Phát huy trách nhiệm của từng gia đình trong việc lưu truyền và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc, ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc
hại, phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Tiếp tục phát triển các loại hình văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa dân tộc Chăm, duy trì, củng cố và nâng dần chất lượng
phong trào văn nghệ quần chúng của đồng bào Chăm. Tiếp tục xây dựng và
làm lành mạnh hóa các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa để quần chúng
có điều kiện tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
- Đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang,
lễ hội một cách thường xuyên. Song song đó, đẩy mạnh các hoạt động khuyến
học, khuyến tài, khuyến thiện, khuyến nghĩa. Kịp thời nêu những gương điển
hình tiên tiến, những mô hình tốt về xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hóa. Đồng thời tăng cường sự quản lý của Nhà nước đúng theo pháp luật, giữ
vững kỷ cương làm lành mạnh các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27-7-2010 của
Ban Bí thư (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc
hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.

- Xây dựng, phát triển các phong trào và các loại hình sinh hoạt các Câu lạc
bộ “Hát với nhau”; “Đờn ca tài tử”; hát karaoke,…hình thành nhiều tụ điểm vui
chơi lành mạnh, tổ chức phục vụ tốt các ngày lễ lớn hàng năm, tham gia hội thi,
hội diễn, biểu diễn giao lưu trao đổi kinh nghiệm cùng các huyện, thị, thành trong
và ngoài tỉnh.

- Tăng cường công tác thông tin lưu động, cổ động trực quan, xây dựng các
cụm panô, băng rol, áp phích, hỗ trợ các xã- thị trấn xây dựng các trạm dán tin ở
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 23 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo

nơi công cộng. Đồng thời nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền nhiệm vụ
chính trị vào các ngày lễ lớn, kỷ niệm của các ngành, chuyển tải chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước kịp thời đến tận quần chúng nhân dân để
hiểu biết thêm và tham gia thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố và phát triển các Câu lạc bộ văn hóa
các xã- thị trấn cùng đồng bào 05 xóm Chăm trong huyện.
- Kết hợp với Bảo tàng An Giang khảo sát, quản lý bảo vệ di tích, phát huy
các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và vận động xã hội hóa trong công
tác trùng tu, tôn tạo di tích.
- Thực hiện Đề án của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đầu tư trang
thiết bị các thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng mỗi xã- thị trấn, có 01 nhà văn hóa
và gắn với Trung tâm học tập cộng đồng, cũng cố nâng chất phòng đọc sách ở cơ
sở, nhằm nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa của nhân dân vùng nông thôn,
vùng sâu, các cụm tuyến dân, đồng thời phát triển về số lượng, chất lượng của
phong trào.
- Quản lý nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa, phối hợp với các ngành
chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực văn
hóa theo Nghị định số 75 của Chính phủ.
- Cũng cố và ổn định từ huyện đến cơ sở về công tác cán bộ, tiếp tục đào tạo
nguồn kế thừa và chú trọng đến công tác bồi dưỡng, đào tạo người dân tộc Chăm
làm công tác văn hóa ở các xã có đồng bào Chăm sinh sống.
- Thực hiện Nghị quyết số: 05/2005/NQ-CP ngày 14/4/2005 của Chính phủ,
về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Trên cơ sở nâng cao nhận
thức về xã hội hóa cho mọi người tự nguyện tham gia hoạt động văn hóa. Đặc biệt

chú trọng xây dựng phát triển phong trào văn hóa ở cơ sở, ở vùng nông thon sâu,
đồng bào dân tộc Chăm…để thu ngắn cách biệt về hưởng thụ văn hóa tinh thần của
người dân nông thôn và thành thị.
- Ngành văn hóa thường xuyên tác động, tham mưu các cấp ủy Đảng, chính
quyền các cấp và phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động xã hội hóa hoạt động văn hóa, để nâng cao nhận thức của toàn xã
hội, nhằm góp phần cho các hoạt động ngày càng hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số: 16/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh An giang, về việc công nhận các danh hiệu trong phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” như: Gia đình văn hóa, ấp văn
hóa, Điểm sáng văn hóa biên giới, Xã văn hóa, Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và
trường học văn hóa.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, sống có lý tưởng , hoài bảo làm nhiều việc nhân nghĩa, ghét điều ác, bài
trừ sản phẩm văn hóa độc hại, những tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 24 –
ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa của
huyện An Phú giai đoạn đến năm 2015:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực hiệu
quả hoạt động của chính quyền, phát huy đúng mức vai trò của mặt trận và các
đoàn thể trong nhiệm vụ văn hóa. Đồng thời cấp ủy Đảng ở cơ sở phải thực sự
quan tâm chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa, làm cho toàn ngành có nhận
thức đúng đắn về vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với việc bồi
dưỡng và phát huy nhân tố ở con người, khắc phục những lệch lạc trong nhận
thức như coi nhẹ vai trò của văn hóa. Với các giải pháp sau đây:
3.2.1 Về quản lý nhà nước:
Tiếp tục tuyên truyền phát lệnh, quy chế, quy định về các hình thức xử lí khi

vi phạm, để hiểu biết và nhận thức…đồng thời, để nhân dân tự nhắc nhỡ nhau,
cùng nhau giáo dục và thực hiện tốt pháp lệnh của Nhà nước, nhằm hạn chế tối đa
vụ việc vi phạm.
Kết hợp thanh tra Sở văn hóa, Thể thao và du lịch; đội 814 của huyện
thường xuyên kiểm tra các dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện trong các dịp lễ lớn
và các sự kiện quan trọng của đất nước.
Tổ chức triển khai văn bản pháp luật văn hóa kinh doanh dịch vụ Internet,
karaoke, quảng cáo,…
Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở theo kế hoạch, ưu tiên các xã
vùng sâu, nông thôn Biên giới đáp ứng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa phục vụ
nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy hoạt động văn hóa từ huyện đến cơ sở,
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có phẩm chất đạo đức,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng nỗ nhiệt tình để phục vụ tốt cho yêu cầu
nhiệm vụ mới ở cơ sở.
Tăng cường công tác quản lý về văn hóa, tuyên truyền pháp luật, quy chế,
qui định về các hình thức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa như: dịch vụ
kinh doanh karaokê; quảng cáo; Internet;…, để cho nhân dân tự nhắc nhỡ với nhau
thực hiện tốt pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động văn hóa
và dịch vụ văn hóa.
3.2.2. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
Về nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền: tiếp tục
đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, có sơ
tổng kết kịp thời phát hiện những nhân tố điển hình tiên tiến đảm bảo việc thực
hiện đồng thời hai nội dung “ xây ” và “ chống ” trong hoạt động văn hóa.
Phát huy đúng mức vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong việc tuyên
truyền vận động quần chúng nhân dân theo từng giới từng ngành nòng cốt là
trong đoàn viên, hội viên tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 và
chương trình hành động của Tỉnh ủy và Huyện ủy. Từ đó huy động mọi nguồn
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa - 25 –

ở huyện An Phú đến năm 2015
GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hằng HVTH: Phan Thị Mai Thảo
lực, mọi lực lượng tham gia xây dựng văn hóa, tích cực thực hiện phong trào
thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa
trong các tầng lớp nhân dân.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh và Huyện ủy An
Phú về phát triển văn hóa và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân song
song với việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” gắn liền với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm cho văn
hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và sinh hoạt xã hội đồng thời từng bước xây
dựng con người có đời sống tinh thần cao đẹp, lành mạnh, trình độ dân trí cao,
khoa học phát triển phục vụ cho nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện nhà.
Giữ vững và nâng chất xã văn hóa đồng thời phát triển mới các xã còn lại
nhằm tiến đến xây dựng Huyện Văn hóa.
Duy trì chợ trật tự vệ sinh hàng năm đạt chỉ tiêu 100% theo kế hoạch đề ra
và “Điểm sáng văn hóa biên giới” đạt 34/34 ấp.
Nâng tỷ lệ hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa 95 % trên tổng số hộ toàn huyện.
Nâng chất gia đình văn hóa, ấp văn hóa đạt chất lượng bằng cách mỗi xã-thị
trấn cho 01 ấp, mỗi ấp chọn 01 tổ đạt tiêu chí nông thôn mới làm mô hình mẫu
nhân rộng ra cá xã- thị trấn trong toàn huyện.
Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang
đóng trên địa bàn huyện, thường xuyên phát động mọi phong trào như: Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh;… với nhiều hình thức qui mô phù hợp, hoàn chỉnh, cụ thể để phục vụ
tốt đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
3.2.3. Quản lý công tác tuyên truyền cổ động:
Tổ chức tuyên truyền, cổ cộng trực quan, phóng thanh lưu động bằng nhiều
hình thức, nâng cao chất lượng chào mừng các ngày lễ và các nhiệm vụ chính trị

địa phương.
Đội thông tin lưu động phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng xã
chương trình có chuyên đề, xuống cơ sở phục vụ và tuyên truyền đến nhân dân
vùng sâu, vùng xa…
Công tác triểm lãm hình ảnh vào dịp lễ lớn, chương trình quốc gia như: An
toàn giao thông, phòng chống HIV, phòng chống lao, các nhiệm vụ khác của địa
phương…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hóa, nhất là trong lực lượng thanh thiếu niên
các Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, cơ quan, lực lượng vũ trang,
các tổ chức xã hội để mọi người nhận thức và tham gia thực hiện.

×