Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Quản lý nhà nước về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.38 KB, 40 trang )




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG



TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH


ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC ĐẤU
THẦU MUA THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH
AN GIANG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP






Học viên: Nguyễn Thị Bê
Lớp: B65, Năm học: 2012-2013
Giảng viên hƣớng dẫn: Phan Thị Tuyết Minh



An Giang, tháng 9 năm 2013




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG



TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH



ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC ĐẤU
THẦU MUA THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH
AN GIANG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP





Học viên: Nguyễn Thị Bê
Lớp: B65, Năm học: 2012-2013
Giảng viên hƣớng dẫn: Phan Thị Tuyết Minh



An Giang, tháng 9 năm 2013



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN







Giáo viên hƣớng dẫn





Ths. Phan Thị Tuyết Minh

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM TIỂU LUẬN

I. Nhận xét:
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

II. Kết quả: - Bằng số:…………………………………………
- Bằng chữ:………………………………………………

Giáo viên 1 Giáo viên 2


……………………………… ………………………………




MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
PHẦN NỘI DUNG
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC

4
1.1. Những vấn đề chung về công tác đấu thầu mua thuốc
4
1.1.1. Khái niệm
4
1.1.2. Vai trò của công tác đấu thầu
4
1.1.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
5
1.1.4. Trình tự thực hiện đấu thầu
5
1.1.5. Quyền và nghĩa vụ các bên trong đấu thầu
5
1.2. Quan điểm của Đảng về công tác y tế
6
1.3. Những quy định của nhà nước về công tác đấu thầu mua
thuốc
7



Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC Ở
CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH AN GIANG
12
2.1. Đặc điểm tình hình
12
2.2. Thực trạng về công tác đấu thầu mua thuốc trong tỉnh
12
2.2.1. Tình hình thực hiện đấu thầu
12
2.2.2. Đánh giá kết quả về tình hình đấu thầu mua thuốc trong thời
gian qua
22
2.3. Một số vấn đề đặt ra
25




Chƣơng 3
MỤC TIÊU & GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA
THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH AN GIANG
26
3.1. Mục tiêu
26
3.1.1. Mục tiêu chung
26
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
26
3.2. Giải pháp

27
3.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác đấu thầu mua
thuốc
27
3.2.2. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị
27
3.2.3. Nâng cao vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị
27
3.2.4. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục y đức
28
3.2.5. Bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ đấu thầu
28
3.2.6. Thay đổi hình thức đấu thầu
29
3.2.7. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác đấu
thầu mua thuốc
29
3.2.8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu thầu thuốc
30
3.2.9. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
30
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
33







1

PHẦN MỞ ĐẦU

Thuốc là một hàng hóa đặc biệt vì có ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Giá thuốc luôn là vấn đề không những ngành y tế mà cả xã hội đặc biệt
quan tâm. Hiện nay, tuy giá viện phí đang có sự bao cấp của nhà nước, chỉ thu
một phần viện phí, thuốc tại bệnh viện phục vụ dưới dạng cung ứng theo giá
hóa đơn mua vào. Mặc dù vậy, số tiền thuốc chiếm gần như 70% số viện phí
mà người bệnh phải trả. Giá thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà
nước, đến quỹ bảo hiểm y tế, đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.
Mặc dù được kiểm soát bởi ngành chức năng, dư luận xã hội, nhưng giá
thuốc vẫn tăng đều đặn và đôi khi gây đột biến. Có nhiều nguyên nhân để
thuốc tăng giá, trong đó có nguyên nhân do cạnh tranh, muốn được tiêu thụ,
các công ty tìm cách đẩy giá thuốc lên cao để có chi phí tiếp thị, hậu mãi bằng
cách xuất hóa đơn lòng vòng, thỏa thuận nâng giá nhập khẩu, nhập ủy thác từ
bên ngoài, đặc biệt đối với những thuốc chưa có thương hiệu, có nguồn gốc từ
các nước Châu Á. Điều này đang đặt ra gánh nặng và mối lo lớn cho những
người dân nghèo ốm đau cần thuốc chữa trị.
Việc thực hiện đấu thầu lúc đầu gặp nhiều khó khăn do chưa am hiểu
luật, thời gian hoàn tất một đợt đấu thầu kéo dài, không theo kịp với tiến độ
trượt giá của thị trường, dẫn đến hậu quả nhiều gói thầu không có nhà thầu
tham gia hoặc vượt giá kế hoạch; danh mục thuốc tuyến tỉnh không phù hợp
khi áp dụng cho các bệnh viện tuyến huyện, do phân tuyến kỹ thuật quy định
cũng như mô hình bệnh tật ở mỗi nơi một khác.
Văn bản hướng dẫn đấu thầu mua thuốc chưa cụ thể, các bệnh viện tự
xoay xở, làm cho điểm xét thầu mang tính chủ quan, không đồng bộ. Hình
thức chia gói thầu, phương thức đấu thầu mỗi nơi một khác, dẫn đến cùng một
mặt hàng, nhưng giá thuốc khác nhau giữa các bệnh viện trong cùng một thời


2

điểm, công tác đấu thầu nhiều nơi nhiều lúc chưa đảm bảo tính công khai,
minh bạch.
Đấu thầu thuốc hiện áp dụng theo luật xây dựng, thuốc có nhiều đặc
điểm khác biệt với hàng hóa xây dựng, thuốc bao gồm nhiều yếu tố kỹ thuật,
đa dạng, nhiều nguồn cung cấp. Ngoài ra, Bệnh viện còn phải thực hiện nhiều
đợt đấu thầu trong năm để mua sắm hàng hóa sử dụng thường xuyên như hóa
chất, vật tư y tế, trang thiết bị, văn phòng phẩm, xây dựng, sửa chữa , mỗi
đợt đấu thầu kéo dài từ 4 đến 6 tháng, dẫn đến hậu quả trong một số trường
hợp là thiếu thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị; tốn kém chi phí hành chính,
lưu trữ hồ sơ, nhất là khi các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ; mất quá nhiều thời
gian và công sức, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn; dễ phát sinh sai sót và
tiêu cực
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc quản lý và bình ổn giá
thuốc tại Việt Nam là một bài toán khó giải. Đấu thầu thuốc là một giải pháp.
Quản lý công tác đấu thầu mua thuốc chính là quản lý tốt kinh tế y tế, tiết
kiệm chi ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng cho bệnh
nhân, góp phần nâng cao uy tín của người thầy thuốc trong các cơ sở y tế. Vì
vậy, việc tổ chức đấu thầu thuốc cần được quan tâm nghiên cứu để thực hiện
một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, tôi chọn đề tài
“Quản lý nhà nƣớc về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong
tỉnh An Giang – thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp của mình
nhằm khảo sát thực trạng công tác đấu thầu mua thuốc, xem xét những vấn đề
chưa phù hợp, đề ra những giải pháp tháo gỡ, góp phần cùng Sở Y tế chấn
chỉnh công tác đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế trong tỉnh là yêu cầu cấp
thiết được đặt ra.
Đề tài được nghiên cứu từ năm 2010- 2013 và đã sử dụng các phương
pháp như: tổng hợp, phân tích … làm cơ sở để viết.



3

Bố cục đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác đấu thầu mua thuốc.
Chương 2. Thực trạng về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế
trong tỉnh An Giang.
Chương 3. Mục tiêu & giải pháp về công tác đấu thầu mua thuốc ở các
cơ sở y tế trong tỉnh An Giang



















4


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC
1.1. Những vấn đề chung về công tác đấu thầu mua thuốc
1.1.1. Khái niệm
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án có sử dụng vốn nhà nước bao
gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý trên cơ sở đảm bảo tính cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích
phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ
thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y
tế, trừ thực phẩm chức năng.
1.1.2. Vai trò của việc đấu thầu mua thuốc đối với công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đấu thầu thuốc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, vì thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng của con người, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không
đủ tiền mua thuốc, đặc biệt là những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Đấu
thầu mua thuốc chính là phương thức để chọn được mặt hàng thuốc có giá cả
hợp lý giúp tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, giảm gánh
nặng cho người bệnh nghèo, góp phần quản lý nhà nước về giá thuốc, chất
lượng thuốc, nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân
dân.

5


Với những quy định đấu thầu thuốc hiện hành, các doanh nghiệp sản
xuất trong nước đã bắt đầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào nghiên cứu phát
triển sản xuất các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc chứa hoạt chất mà trong
nước chưa sản xuất được và tập trung đầu tư công nghệ để sản xuất các sản
phẩm dạng bào chế hiện đại, nghiên cứu tương đương sinh học thay thế thuốc
biệt dược đắt tiền, nhằm giảm giá thành, tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân có
cơ hội được điều trị.
1.1.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Mua sắm trực tiếp
- Chào hàng cạnh tranh
- Tự thực hiện
Đấu thầu rộng rãi là hình thức ưu tiên áp dụng trừ một số trường hợp
đặc biệt.
1.1.4. Trình tự thực hiện đấu thầu
Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước: chuẩn bị đấu thầu, tổ chức
đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu,
thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp
đồng.
1.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu
Luật đấu thầu quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cá
nhân và tổ chức có liên quan sau đây:
- Trách nhiệm của người có thẩm quyền;
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư;
- Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu;

6


- Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu;
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu;
- Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định;
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác y tế
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Bảo vệ
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp bảo
đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ
bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong
việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra nhiệm vụ nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nêu: “Nâng cao y đức, đấu tranh
đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh. Phát triển mạnh công
nghiệp dược; quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh. Bảo đảm cho
người có bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh thuận lợi; mọi công dân khi có
nhu cầu và khả năng đều được đáp ứng dịch vụ y tế chất lượng cao.”
Thông báo số 208/TB-VPCP ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Văn phòng
Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
tại hội nghị trực tuyến ngành dược toàn quốc năm 2009 có nội dung: “Khẩn
trương xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể nhằm kiện toàn và phát triển
công tác dược bệnh viện từ tuyến Trung ương đến địa phương. Điều chỉnh,
hoàn thiện cơ chế đấu thầu thuốc cung ứng cho hệ thống y tế công lập. Tổ
chức đánh giá, xây dựng cơ chế các mối quan hệ: bệnh viện - nhà thuốc, bác
sĩ - dược sĩ - người bệnh để có giải pháp bảo đảm lợi ích hài hoà của các đối
tượng bệnh nhân, bệnh viện và cán bộ y tế, phù hợp với quy định hiện hành.”

7

Tại buổi làm việc với Bộ Y tế về công tác quản lý nhà nước về dược,

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: “Để phấn đấu phát huy kết quả
đã đạt được, xây dựng ngành dược tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào
sự nghiệp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong thời gian
tới, Bộ Y tế cần tiếp tục làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong đó có nhiệm vụ:
phối hợp với các Bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan
liên quan tập trung xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Dược năm
2005 bảo đảm tiến độ và chất lượng. Trong quá trình xây dựng Dự án Luật,
cần nghiên cứu đề xuất các nội dung về đổi mới quản lý giá thuốc và đấu thầu
thuốc đáp ứng yêu cầu công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với
hệ thống pháp luật hiện hành và cam kết quốc tế.” (Thông báo Số 154/TB-
VPCP ngày 04/4/2013)
Trong Chương trình công tác năm 2013 của UBND tỉnh An Giang đề
ra nhiệm vụ của ngành Y tế: “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt
chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, việc kê đơn, sử dụng thuốc, chống
lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật cao; đấu
thầu giá thuốc tại các bệnh viện công.”
1.3. Những quy định của nhà nƣớc về công tác đấu thầu mua thuốc
Nghị định 120/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 quy định:
Chính phủ quản lý giá đối với nhóm thuốc do cơ sở y tế mua để cung cấp cho
các đối tượng miễn phí, chính sách xã hội, thu một phần viện phí, BHYT.
Thuốc do cơ sở y tế mua để cung cấp cho các đối tượng này phải thực hiện
đấu thầu theo quy định của pháp luật. Giá thuốc trúng thầu phải thấp hơn giá
bán lẻ phổ biến của thuốc đó trên thị trường cùng thời điểm và được áp dụng
thống nhất trong tất cả các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ra đời điều chỉnh các hoạt động đấu
thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây
lắp đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho

8


mục tiêu đầu tư phát triển, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm
duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước.
Luật Đấu thầu quy định cụ thể trình tự thực hiện các bước đấu thầu,
hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian trong đấu thầu,
hình thức hợp đồng, nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu, quản lý hoạt động
đấu thầu.
Quốc Hội khóa 12 ban hành Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6
năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây
dựng cơ bản trong đó có Luật Đấu thầu để điều chỉnh một số Điều Luật nhằm
quy định cụ thể hơn các nội dung về xác định giá đánh giá, thẩm định đấu
thầu (kế hoạch đấu thầu (KHĐT), hồ sơ mời thầu (HSMT) và kết quả lựa
chọn nhà thầu) làm cơ sở cho người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư xem xét,
quyết định theo quy định của Luật.
Luật Dược số 34/2005/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày
14 tháng 6 năm 2005 quy định rõ: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách
nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng trong danh mục thuốc chủ
yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu cấp
cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở. Việc mua thuốc thuộc danh mục thuốc
chủ yếu của các cơ sở y tế nhà nước và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả
thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm các nguyên tắc ưu
tiên mua thuốc sản xuất trong nước có cùng chủng loại, chất lượng tương
đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu, giá thuốc trúng thầu không
được cao hơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ công bố, thông
báo công khai giá thuốc và giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà
nước và bảo hiểm y tế chi trả.
Nghị định 79/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 08 năm 2006 của
Chính phủ cụ thể hoá một số Điều của Luật Dược. Tại Chương VII, Điều 40
quy định: Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản

9


lý nhà nước về dược trên phạm vi cả nước, chủ trì, phối hợp với Bộ, Ngành
liên quan ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về dược; quản lý giá thuốc, lộ trình áp dụng các tiêu
chuẩn thực hành tốt; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH&ĐT) và
Bộ Tài chính (BTC) hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu các loại thuốc quy định
tại Điều 49 của Luật Dược. Tại Chương III, Điều 12, Khoản 2 quy định việc
mua thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh công lập và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả phải thực hiện
thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đảm bảo các
nguyên tắc: ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nuớc có cùng chủng loại, chất
lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu
thầu và giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá tối đa hiện hành công bố
tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế.
Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10
năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng
theo Luật Xây dựng. Nghị định 85/2009/NĐ-CP cụ thể hóa Luật Đấu thầu,
quy định rõ thời gian trong đấu thầu, nội dung của từng gói thầu trong KHĐT,
trình duyệt KHĐT cũng như thẩm định và phê duyệt KHĐT.
Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 là văn bản chỉ
đạo mới nhất về Danh mục thuốc chủ yếu, Danh mục thuốc phóng xạ và hợp
chất đánh dấu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT
thanh toán. Thông tư này quy định về việc xây dựng Danh mục thuốc trong cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ phân tuyến kỹ thuật, mô hình bệnh tật và
kinh phí của bệnh viện, Giám đốc bệnh viện chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều
trị xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị và có kế hoạch tổ chức cung
ứng thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị theo các quy định của pháp luật về đấu
thầu cung ứng thuốc

10


Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC: Thông tư này
được ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/6/2012,
hướng dẫn đấu thầu mua thuốc (ĐTMT) trong các cơ sở y tế, thay thế TTLT
số 10/2007. Thông tư này quy định cụ thể hơn việc phân chia gói thầu và hình
thức lựa chọn nhà thầu, nội dung gói thầu biệt dược, rút ngắn thời gian thẩm
định, phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu. Thông tư cũng quy định số
lượng và hạn mức được mua thuốc vượt ngoài KHĐT. Cơ quan BHXH tham
gia vào các Hội đồng thẩm định KHĐT, tham gia tổ xét thầu và thẩm định kết
quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị ĐTMT từ nguồn quỹ BHYT theo phân
cấp của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngoài ra còn có các văn bản khác làm cơ sở pháp lý trong công tác đấu
thầu như:
 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989.
 Luật Sửa đổi số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009.
 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, Hướng
dẫn thi hành Luật Đấu Thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây
dựng.
 Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/09/2012 của Chính phủ, Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm
2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu Thầu và lựa chọn nhà
thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
 Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/02/2010 của Bộ Kế Hoạch &
Đầu Tư, ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu Mua sắm hàng hoá.
 Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13/5/2010 của Bộ Kế Hoạch và Đầu
Tư, Quy định về đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.
 Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/5/2010 của Bộ Kế Hoạch & Đầu
Tư, Quy định chi tiết về chào hàng cạnh tranh.

11


 Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ Kế Hoạch & Đầu
Tư, Quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
 Thông tư 01/2011/TT-BKHĐT ngày 04/01/2011 của Bộ Kế Hoạch &Đầu
Tư, Quy định chi tiết kiểm tra về công tác đấu thầu theo qui định của Luật Đấu
thầu.
 Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài Chính, quy
định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn
vị vũ trang nhân dân.
 Thông tư số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 của liên Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu
thầu để đăng tải trên báo đấu thầu.
 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y
tế, Bộ Tài chính, Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
 Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn
lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
Tiểu kết, đấu thầu mua thuốc là một hoạt động được quy định bắt buộc
trong các cơ sở y tế công lập và tư nhân có hợp đồng khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế, công tác này đóng góp một phần quan trọng trong công tác chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.





12

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC Ở CÁC CƠ
SỞ Y TẾ TRONG TỈNH AN GIANG
2.1. Đặc điểm tình hình
An Giang là một tỉnh đông dân, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với
đường biên giới dài trên 100 km, giáp với nước bạn Campuchia, có nhiều dân
tộc sinh sống. Mạng lưới khám, chữa bệnh, cung ứng thuốc phủ khắp từ thành
thị đến nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho hơn hai triệu
dân sinh sống tại tỉnh nhà và dân vùng lân cận của tỉnh bạn, nước bạn, thì cần
có một lượng thuốc rất lớn.
Cả tỉnh có tổng cộng 19 bệnh viện, trong đó 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 11
bệnh viện tuyến huyện, 4 bệnh viện tư nhân, 11 phòng khám khu vực, 156
trạm y tế xã, phường, thị trấn. Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến
tỉnh là bệnh viện tuyến 2, có mô hình bệnh tật phức tạp, sử dụng thuốc cũng
khác hơn (thuốc ngoại nhập chiếm > 75%), so với bệnh viện huyện (thuốc
ngoại chỉ chiếm khoảng 20%).
Khi xây dựng kế hoạch đấu thầu, phải tổng hợp số lượng của nhiều
bệnh viện, mỗi bệnh viện sử dụng danh mục thuốc khác nhau, có rất nhiều
thuốc trong một danh mục, từ vài trăm cho đến vài ngàn mặt hàng.
Năm 2010-2012: thực hiện đấu thầu theo Thông tư liên tịch số
10/2007/TTLT-BYT-BTC
Năm 2013: năm đầu tiên thực hiện Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-
BYT-BTC và Thông tư hướng dẫn hồ sơ mời thầu mua thuốc số 11/2012/TT-
BYT.
2.2. Thực trạng về công tác đấu thầu mua thuốc trong tỉnh An giang
2.2.1. Tình hình thực hiện đấu thầu

13

Thời gian qua, công tác đấu thầu mua thuốc trong tỉnh chủ yếu giao cho
2 đơn vị thực hiện, kết quả đấu thầu mua thuốc của bệnh viện đa khoa Trung

tâm áp dụng cho các bệnh viện tuyến tỉnh và Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ,
một bệnh viện đa khoa tuyến huyện làm đầu mối tổ chức đấu thầu, kết quả áp
dụng cho các bệnh viện tuyến huyện, các năm trước tổ chức tại bệnh viện Thị
xã Tân Châu, năm 2012 tổ chức tại bệnh viện huyện Phú Tân.
2.2.1.1. Quá trình thực hiện từ năm 2010-2013
a) Tuyến tỉnh:
+ Năm 2009-2010: Kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2009-2010 của
Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang được phê duyệt theo Quyết định số
2312/QĐ-UBND ngày 12/10/2009 của UBND tỉnh An Giang,
Kết quả đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 199/QĐ-BVAG
ngày 28/12/2009 của Giám đốc bệnh viện ĐKTTAG.
+ Năm 2011-2012: Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định
số 1269/QĐ-UBND ngày 29/7/2011
Kết quả đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 190/QĐ-BVAG
ngày 29/09/2011 của Giám đốc bệnh viện ĐKTTAG;
+ Năm 2012: Đấu thầu bổ sung đợt 1 năm 2012
Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 580/QĐ-UBND
ngày 13/4/2012 của UBND tỉnh An Giang.
Kết quả đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 584/QĐ-BVAG
ngày 08/06/2012 của Giám đốc bệnh viện ĐKTTAG;
+ Năm 2013: Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số
2062/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh An Giang.
Kết quả đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 64/QĐ-BVAG
ngày 18/04/2013 của Giám đốc bệnh viện ĐKTTAG;

14

b) Tuyến huyện:
+ Năm 2010: Kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2009 của các Bệnh
viện tuyến huyện được phê duyệt theo Quyết định số 1939/QĐ-UBND ngày

28/8/2009 của UBND tỉnh An Giang.
Kết quả đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 01/QĐ-BVTC-ĐT
ngày 30/10/2009 của Giám đốc bệnh viện ĐK huyện Tân Châu;
+ Năm 2011: Kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2010 -2011 của các
Bệnh viện tuyến huyện được phê duyệt theo Quyết định số 1999/QĐ-UBND
ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh An Giang. Tại thời điểm mở thầu, có 2 gói
thầu không đủ số nhà thầu tham gia, phải trình UBND tỉnh cho phép mời thầu
lần 2, mở thầu vào ngày 17/01/2011.
Kết quả đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 28/QĐKQ-BVTC
ngày 05/03/2011 của Giám đốc bệnh viện ĐK huyện Tân Châu.
+ Năm 2012: Kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2012 của các Bệnh
viện tuyến huyện được phê duyệt theo Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày
15/6/2012 của UBND tỉnh An Giang. Tại thời điểm mở thầu, có 2 gói thầu
không đủ số nhà thầu tham gia, phải trình UBND tỉnh cho phép mời thầu lần
2, mở thầu vào ngày 06/08/2012.
Kết quả đấu thầu được phê duyệt theo Quyết định số 04/QĐ-BVPT
ngày 17/10/2012 của Giám đốc bệnh viện ĐK huyện Phú Tân.
Trễ so với kế hoạch từ 3 – 9 tháng.
2.2.1.2. Tiến trình đấu thầu mua thuốc:
a) Việc tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc tại các bệnh viện được khảo
sát, đều tuân thủ các bước quy trình cơ bản theo Luật Đấu thầu:
Lập kế hoạch đấu thầu (chủ yếu xây dựng danh mục thuốc) Lập
HSMT Thông báo mời thầu Phát hành HSMT Tiếp nhận HSDT,

15

Đóng thầu Mở thầu Đánh giá HSDT (về pháp lý và kỹ thuật) Xác
định giá đánh giá Xét duyệt trúng thầu Thương thảo, hoàn thiện ký kết
hợp đồng Thực hiện hợp đồng.
b) Danh mục thuốc và đặc điểm hồ sơ mời thầu

 Danh mục thuốc đấu thầu
Bệnh viện tỉnh có Danh mục biệt dược và generic đối với từng nhóm
dược lý trong Danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, bệnh viện huyện sắp xếp
danh mục theo thứ tự chữ cái ABC của từng gói.
Bệnh viện huyện chỉ đấu thầu theo tên generic, không đấu thầu theo
biệt dược, chủng loại cũng đơn giản hơn do phân tuyến điều trị, thuốc sản
xuất trong nước chiếm tỷ trọng cao.
Quy mô đấu thầu
Tỉnh
Huyện
2010
2011
2013
2010
2011
2012
Số biệt dược sử dụng
1819
2913
1442
1160
1162
852
Trị giá tiền thuốc đấu thầu (tỉ đồng)
35,5
125
578,8
114
117
128,7

Nhân lực của Hội đồng thầu
25
31
32
18
20
20
Tổ chuyên gia
16
24
25
10
10
10
Tổ thẩm định
9
7
7
8
10
10
Tổng số bác sĩ
3
3
2
0
0
0
Số cán bộ dược
14

18
20
11
10
10
Kế toán
8
10
10
7
10
10
Thời gian lập danh mục khá dài. Mặc dù số lượng nhân sự tham gia đấu
thầu hơn 30 người, nhưng khâu tổng hợp danh mục của bệnh viện tỉnh mất
trong khoảng từ 3-7 tháng, bệnh viện huyện mất trung bình khoảng 3-4 tháng.

16

Tình hình giá cả luôn có chiều hướng tăng, nếu chậm trễ triển khai thực hiện
đấu thầu, sẽ dẫn đến việc rớt thầu do vượt giá trần, đồng thời phải gia hạn
hoặc mua thuốc ngoài thầu.
Số lượng thuốc đưa vào danh mục quá nhiều, nhiều loại thuốc không
thiết yếu, hàm lượng lạ, ít sử dụng, điều này dẫn đến việc mất thời gian xây
dựng danh mục, mất thời gian đánh giá HSDT. So sánh với những bệnh viện
có số giường thực kê và số khoa lâm sàng tương đương như: bệnh viện đa
khoa Bình Dương, bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh,
thì năm 2011 bệnh viện đa khoa An Giang có số mặt hàng đưa vào đấu thầu
nhiều gấp 4,3 lần so với bệnh viện đa khoa Bình Dương và gấp 3,2 lần so với
bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Sự chênh
lệch này được thể hiện qua hình sau:

18
25
22
990
1000
1067
664
674
2913
548
745
2351
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
Số khoa lâm sàng Số giường thực kê Số biệt dược sử
dụng
Số mặt hàng
trúng thầu
BD
NTP
AG

So sánh với các bệnh viện ở tỉnh khác về quy mô đấu thầu
Dân số An Giang đông, kết quả đấu thầu áp dụng cho các bệnh viện
tuyến tỉnh, số tiền thuốc sử dụng thực tế tại bệnh viện tỉnh mỗi năm đã trên

160 tỷ đồng. Nhưng qua khảo sát, giá trị tiền thuốc đưa vào đấu thầu không
phản ánh được thực tế sử dụng thuốc tại bệnh viện, đặc biệt là gói thầu mua
thuốc năm 2010 (31,3 tỷ đồng). Chứng tỏ rằng bệnh viện tỉnh xây dựng kế

17

hoạch thiếu căn cứ. Một đợt đấu thầu mất nhiều thời gian và công sức, nếu
đưa kế hoạch thực hiện không có căn cứ, khi thị trường có biến động giá sẽ
làm ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc không những chính bệnh viện mà
còn các bệnh viện tuyến tỉnh áp giá thầu, người dân phải chi trả tiền thuốc giá
cao.
 Tình hình phân chia gói thầu qua các năm
Thông tư liên tịch số 10 trước đây không hướng dẫn phân chia danh
mục gói thầu, nên mỗi bệnh viện chủ động xây dựng theo cách riêng. Danh
mục thầu được chia làm nhiều gói (từ 8-11 gói thầu), trong đó một số gói
được chia làm nhiều nhóm, có số lượng và giá trị tiền thuốc khác nhau. Cách
chia gói thầu chưa đảm bảo tính đồng bộ
Tham khảo các bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác: tối đa
chỉ chia làm 4 gói, đấu thầu từng mặt hàng.
Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC đã khắc phục được điểm
này Theo hướng dẫn của Thông tư 01 thì danh mục thầu được chia thành 3
gói:
Gói thầu thuốc theo tên generic: gồm có 4 nhóm:
+ Nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA, hoặc ICH, hoặc
PIC/S.
+ Nhóm thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc,
tiêu chuẩn GMP-WHO theo khuyến cáo của WHO được Bộ Y tế Việt Nam
(Cục Quản lý dược) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
+ Nhóm thuốc không thuộc các nhóm nêu tại điểm a và b khoản này.
+ Nhóm thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế công

bố.

18

Trường hợp thuốc sản xuất nhượng quyền sản xuất tại Việt Nam theo
quy định của pháp luật thì căn cứ vào cơ sở chuyển giao quyền sản xuất thuốc
để phân chia mặt hàng thuốc này vào một trong các nhóm thuốc cho phù hợp.
Gói thầu thuốc theo tên biệt dược
+ Thuốc biệt dược gốc hoặc thuốc có tương đương điều trị với thuốc
biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố.
+ Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành.
Gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Năm 2013: bệnh viện tỉnh chia 5 gói thầu (bao gồm 3 nhóm trong gói generic,
gói thuốc biệt dược và gói thuốc đông y thuốc sản xuất từ dược liệu)
Việc chia nhiều gói thầu sẽ thu được nhiều tiền bán hồ sơ mời thầu,
nhưng mất nhiều thời gian cho việc lập danh mục, xây dựng HSMT, quản lý
HSDT và xét thầu, ngoài ra còn vi phạm quy định về chia nhỏ gói thầu.
 Phương thức đấu thầu mua thuốc
Những năm trước đây: tùy theo từng gói thầu, có thể đấu từng mặt hàng
hoặc đấu trọn gói. Thực tế cho thấy, các gói thầu xét thầu trọn gói hoặc trọn
nhóm, với số lượng lớn (từ 164 - 431 mã hàng) sẽ hạn chế số nhà thầu tham
gia, ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, vấn đề này đã được khắc phục dần ở
năm 2011.
Năm 2013: xét thầu từng mặt hàng ở tất cả các gói thầu theo hướng dẫn
Thông tư liên tịch 01
 Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu
Các bệnh viện đánh giá nhà thầu trên 03 phương diện chính: kinh
nghiệm, năng lực sản xuất và kinh doanh, năng lực tài chính. Thang đánh giá
được sử dụng là “đạt” hay “không đạt”. Với mỗi phương diện, mức độ yêu
cầu tối thiểu được đánh giá “đạt” sẽ phụ thuộc vào từng bệnh viện. Mức đánh


19

giá ở 2 bệnh viện không giống nhau là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà
thầu có thể trúng thầu ở bệnh viện này mà không trúng thầu ở bệnh viện khác.
Thông tư 10 không hướng dẫn bảng điểm kỹ thuật, do đó mỗi bệnh
viện tự xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng, mỗi năm một khác. Mức độ yêu
cầu của các bệnh viện không thống nhất và phụ thuộc vào tính chủ quan của
từng bệnh viện. Do đó, kết quả trúng thầu của nhà thầu tại các bệnh viện
không giống nhau, cũng là nguyên nhân khiến giá thuốc đấu thầu mỗi nơi mỗi
khác.
Năm 2013: điểm kỹ thuật đã được quy định tại Thông tư 11/2012/TT-
BYT, tuy nhiên với bảng điểm này, không có tiêu chí để phân biệt các sản
phẩm có nguồn gốc nguyên liệu hay đầu tư công nghệ khác nhau mà chủ yếu
cạnh tranh về giá. Điều này không đánh giá được chất lượng sản phẩm trúng
thầu. Đây là nỗi băn khoăn của các cán bộ y tế.
 Kết quả đấu thầu thuốc
Tình hình kết quả đấu thầu thuốc
Tỉnh
Huyện
2010
2011
2013
2010
2011
2012
- Số lượng mặt hàng mời thầu
1819
2913
1442

1329
1160
852
- Số lượng mặt hàng trúng thầu
1633
2351
762
1939
648
511
- Tỷ lệ mặt hàng trúng thầu (%)
90
81
52.8
146
56,9
60
Năm 2010 tuyến huyện có số trúng thầu cao hơn số mời thầu là do mỗi
mã hàng hóa chọn 2 sản phẩm trúng thầu. Năm 2011 do bảng điểm kỹ thuật
có sự thay đổi không phù hợp, dẫn đến tỷ lệ trúng thầu năm này rất thấp
(56,9%).
Bệnh viện tỉnh có số nhà thầu tham gia ngày càng tăng, Số nhà thầu dự
thầu tại bệnh viện tỉnh năm 2011 là 143, tăng 166% so với năm 2009 (66),
góp phần làm tăng chất lượng đấu thầu cũng như tăng tỷ lệ trúng thầu các mặt

20

hàng vào bệnh viện. Do đây là bệnh viện trung tâm của tỉnh, có lưu lượng
bệnh nhân đông, kết quả đấu thầu áp dụng cho nhiều bệnh viện, vòng quay
thuốc nhanh, chính vì vậy các nhà thầu thường xem đây là mục tiêu chính

trong các đợt đấu thầu.
Năm 2013: tỷ lệ trúng thầu thấp vì Bộ Y tế chưa ban hành kịp thời các
danh mục thuốc biệt dược, thuốc generic nhóm 1, thuốc tương đương sinh
học, bệnh viện không cơ sở để xét thầu. Nhóm thuốc gây nghiện, hướng tâm
thần, thuốc hiếm, thuốc ít sử dụng, nhóm thuốc này chỉ mang tính phục vụ,
không mang lại lợi ích kinh tế nên ít nhà thầu quan tâm, nên thường rớt thầu.
Thông tư 01 khắc phục được tình trạng đưa nhiều mã hàng hóa vào đấu
thầu hay chọn nhiều nhà thầu trúng thầu đều đưa đến kết quả trúng thầu nhiều
biệt dược cho một hoạt chất, năm 2011 thuốc Amlodipine 5mg có 18 sản
phẩm trúng thầu, trong đó có 6 sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản
xuất, giá chênh lệch từ 420 - 1050 đồng, thậm chí một biệt dược nhưng có 2
giá khác nhau.
 Giá thuốc trúng thầu
Theo cách đấu thầu trước đây, chọn nhiều nhà thầu trúng thầu cho một
mã hàng hóa, không cạnh tranh, giá trúng thầu nhiều loại thuốc chưa hợp lý,
khi ký kết hợp đồng, mỗi bệnh viện chọn cho mình một giá, kết quả là cùng
một hoạt chất nhưng giá thuốc các bệnh viện trong tỉnh mỗi nơi mỗi khác.
Năm 2012-2013, theo hướng dẫn mới, mỗi nhóm thuốc chỉ chọn một sản
phẩm trúng thầu, tính cạnh tranh thể hiện rõ, hàng hóa gói thầu này giảm giá
đáng kể, đưa các mặt hàng thuốc trở về giá trị thực. Giá thuốc giảm từ 10-
40% so với giá kế hoạch. Như vậy, phương thức đấu thầu ảnh hưởng rất nhiều
đến kết quả.
 So sánh giá thuốc đấu thầu và không đấu thầu

×