MỞ ĐẦU
Tỉnh Đồng Nai thuộc Tỉnh Miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ quan trọng đi vào
Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và một số vùng trọng điểm khác.
Ngoài ra, Đồng Nai còn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về
phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Song song với sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường cần được quan tâm và
chú trọng. Thực hiện lập “ Quy hoạch bảo vệ môi trường tại Tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020” là một giải pháp thiết thực và hiệu
quả trong công tác bảo vệ môi trường của Tỉnh. Nội dung công tác lập Quy
hoạch bảo vệ môi trường tập trung vào những nội dung sau:
- Nêu hiện trạng và Quy hoạch phát triển KTXH tại vùng nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường tại vùng nghiên cứu (từ đó
xác định những vấn đề môi trường cấp bách)
- Đề xuất các chương trình/dự án BVMT tại vùng nghiên cứu,
- Trách nhiệm và phân công thực hiện QHBVMT
1
PHẦN 1: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
1. Giới thiệu sơ nét tỉnh Đồng Nai
- Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903,940
km
2
, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự
nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê đến đầu
năm 2009 là 2.483.211 người, mật độ dân số: 386,511 người/km
2
.
- Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố
Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánh
và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ;
Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
- Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam
Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:
- Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường
huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến
đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với
cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
2
• Đông giáp tỉnh Bình
Thuận.
• Đông Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng.
• Tây Bắc giáp tỉnh Bình
Dương và tỉnh Bình Phước.
• Nam giáp tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
• Tây giáp Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Hiện trạng và Quy hoạch phát triển KTXH tại Tỉnh Đồng Nai
2.1. Hiện trạng phát triển KTXH tại Tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
- Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân 5 năm (2006-2010) là
13,2%; Trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân là 14,4%; dịch
vụ tăng bình quân là 14,9%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình là
4,5%.
- Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13
tỷ USD), gấp 2,4 lần năm 2005; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm
2010 là 29,65 triệu đồng (tương đương 1.629 USD); GDP bình quân đầu người
năm 2010.
- Cơ cấu kinh tế năm 200, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57%; ngành dịch
vụ chiếm 28%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 15%. Đến năm 2010,
ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%; ngành
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8,7%.
2.1.2 Sản xuất công nghiệp- xây dựng:
- Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) tăng bình quân 5
năm (2006-2010) là 18%/năm. Trong đó: khu vực quốc doanh Trung ương tăng
bình quân 8,6%/năm, khu vực quốc doanh địa phương tăng bình quân
5,9%/năm, khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân 19,3%/năm, khu vực đầu
tư nước ngoài tăng bình quân 20,2%/năm.
- Xây dựng: thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước tăng cao kéo theo sự phát
triển của các doanh nghiệp xây dựng cả về năng lực chuyên môn và giá trị sản
lượng xây lắp thực hiện Giá trị sản lượng xây dựng tăng trưởng bình quân 5
năm 2006-2010 trên 20%/năm
2.1.3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: sản xuất nông nghiệp tiếp tục
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao
hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động; từng bước áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học trong lai tạo giống mới và tích
cực phòng trừ sâu bệnh nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu năm
sau tăng so với năm trước. Thực hiện chương trình cơ giới hoá nông nghiệp, đến
nay đã cơ giới hoá khâu làm đất đạt 90%, sơ chế sản phẩm nông nghiệp đạt
90%.
2.1.4. Phát triển các lĩnh vực dịch vụ: Đến năm 2010 tỷ trọng các ngành dịch
vụ chiếm 34,1% trong cơ cấu GDP. Các ngành dịch vụ chất lượng cao phát triển
mạnh như: dịch vụ tài chính, ngân hàng dịch vụ phục vụ khu công nghiệp như:
dịch vụ vận tải bằng xe buýt công cộng, đưa rước công nhân, dịch vụ nhà ở công
nhân, nhà ở xã hội từng bước được phát triển. góp phần nâng cao chất lượng
ngành dịch vụ, hỗ trợ phát triển sản xuất.
3
- Về thương mại:. Các loại hình thương mại, dịch vụ chất lượng cao từng bước
được đầu tư phát triển, các siêu thị và trung tâm thương mại đã được xây dựng
và đi vào hoạt động. Chợ truyền thống vẫn là mô hình hoạt đông thương mại
chủ yếu ở khu vực nông thôn; mạng lưới kinh doanh xăng dầu tiếp tục phát triển
đáp ứng được nhu cầu cung ứng hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất và nhu
cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.
- Dịch vụ phục vụ khu công nghiệp: dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, xe
đưa rước, nhà ở công nhân, đào tạo, công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng nhu
cầu phát triển của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và đời sống công
nhân.
- Dịch vụ vận tải :đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn.
Các doanh nghiệp vận tải quan tâm đầu tư phương tiện và nâng cao chất lượng
phục vụ, các tuyến xe buýt hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
- Thông tin truyền thông tiếp tục đầu tư nâng cấp, lắp đặt thiết bị hiện đại, phát
triển nhiều loại dịch vụ mới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời
sống dân cư; Dự kiến đến cuối năm 2010, mật độ điện thoại đạt 103 thuê
bao/100 dân, tăng gấp 4,3 lần năm 2005; mật độ internet đạt 30 thuê bao/100
dân, tăng gấp 7,7 lần năm 2005.
- Hoạt động du lịch phát triển với quy mô ngày càng lớn, đa dạng về hình thức
hoạt động; đã huy động xã hội hoá đầu tư các khu du lịch. Đến nay, đã đầu tư và
đưa vào hoạt động các dự án sau đây: khu du lịch Câu lạc bộ Xanh, điểm du lịch
vườn bưởi Tân Triều, Khu du lịch Thác Giang Điền, khu du lịch sinh thái Vườn
Xoài; đang triển khai các dự án khu du lịch sinh thái Sơn Tiên, một số khu du
lịch tại địa bàn huyện Nhơn Trạch; nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đăng ký đầu tư
dự án du lịch trên địa bàn huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc. Hoạt động xúc
tiến quảng bá du lịch có nhiều tiến bộ, nhiều tour du lịch mẫu đã được hình
thành; các doanh nghiệp lữ hành của TP.HCM bước đầu đã mở chi nhánh, văn
phòng đại diện trên địa bàn tỉnh.
- Hoạt động ngân hàng, tín dụng: Hoạt động tín dụng, ngân hàng phát triển
mạnh, tham gia hiệu quả vào hoạt động điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế với hơn
40 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng. Các loại hình dịch vụ tín
dụng và ngân hàng phát triển mạnh mẽ, từng bước định hướng người dân và
doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong sinh hoạt và sản xuất kinh
doanh.
- Hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 5 năm
là 17,2%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của doang nghiệp địa phương là cà phê,
cao su, hạt điều nhân, mật ong, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm thủ công mỹ
nghệ, hàng may mặc, linh kiện điện tử.
4
- Về thu chi ngân sách: Tổng thu ngân sách 5 năm đạt trên 61 ngàn tỷ đồng,
tăng bình quân 12,5%/năm, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP hàng năm khoảng
23%. Tổng chi ngân sách 5 năm đạt trên 22 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân
9,4%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khoảng 30%.
2.1.5 Phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao:
- Về phát triển các khu công nghiệp: trong giai đoạn 2006-2010 có thêm 11
KCN được thành lập, nâng tổng số KCN được thành lập trên địa bàn lên 30
KCN với diện tích 9.573 ha, trong đó diện tích đã cho thuê là 6.322ha, chiếm tỷ
lệ 61% diện tích đất dùng cho thuê.
- Ngoài các khu công nghiệp tập trung trên, còn có Khu liên hợp công nông
nghiệp Donataba và Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học, khu
công nghiệp công nghệ cao và đô thị dịch vụ Long Thành đang lập thủ tục thành
lập.
- Về quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp: dự kiến đến cuối năm 2010
toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha.
Có 2 cụm CN đầu tư hoàn thiện hạ tầng theo quy hoạch (cụm CN Vật liệu xây
dựng Hố Nai 3 và cụm CN Bình Sơn), có 6 cụm đang đầu tư hạ tầng, các cụm
CN còn lại đang trong quá trình lập các thủ tục đầu tư hạ tầng theo quy định.
2.1.6 . Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ:
- Giáo dục và đào tạo:Thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, tiếp tục củng cố
thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục: giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện
hoàn thành phổ cập bậc Trung học năm 2010. Xây dựng cơ sở vật chất và
trường chuẩn quốc gia: trong năm 2006 đã hoàn thành chương trình kiên cố hóa
trường lớp học giai đoạn 2003-2006 theo Quyết định 159/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Thực hiện kiên cố hoá trường học đã góp phần nâng tỷ lệ
phòng học kiên cố đạt 100%, nâng tỷ lệ phòng học cao tầng của tỉnh từ 37,3%
năm 2005 lên 58% năm 2010. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến
năm 2010 đạt tỷ lệ: mầm non 12%, Tiểu học 12%, THCS 15%, THPT 20%.
- Khoa học và công nghệ: Cơ chế quản lý tiếp tục được đổi mới theo hướng
nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học- công nghệ,
nhằm huy động các nguồn lực cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học -
công nghệ. Thúc đẩy doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và ứng
dụng khoa học. Triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ
thống quản lý tiên tiến giai đoạn 2006 - 2010 cho các tổ chức, doanh nghiệp trên
địa bàn; thực hiện đăng ký phát minh sáng chế và bảo hộ sở hữu trí tuệ doanh
nghiệp, an toàn bức xạ; tăng cường công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất
lượng,
5
- Trong năm 2010 hoàn tất hồ sơ khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ
sinh học để triển khai xây dựng hạ tầng, tạo cơ sở thu hút các dự án đầu tư công
nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất nông
nghiệp.
2.1.7 Quản lý tài nguyên và môi trường:
- Công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên khoáng sản ngày
càng hiệu quả. Đến năm 2010 thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các hộ gia đình, cá nhân, đạt tỷ lệ trên 95% diện tích đủ điều kiện cấp giấy.
Các doanh nghiệp, đơn vị được cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản đã
triển khai thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về khai thác tài nguyên,
khoáng sản.
- Triển khai quản lý tài nguyên môi trường được quan tâm và đổi mới, hoàn
thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2006-2010. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường được tăng cường,
triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải ở các khu công nghiệp tập trung và đơn
vị có nguồn thải lớn; kiểm tra xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, các đơn vị thuộc lưu vực sông Thị Vải, bảo vệ môi trường lưu vực sông
Đồng Nai.
- Đến cuối năm 2009, có 18 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập
trung trên tổng số 21 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Dự kiến đến cuối
năm 2010 có 21 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung đưa vào hoạt
động.
- Đối với xử lý rác thải: căn cứ quy hoạch được duyệt, toàn tỉnh có 8 khu xử lý
rác thải tại các huyện và 3 khu xử lý rác thải liên huyện. Đối với các khu xử lý
rác thải của huyện, đã và đang triển khai từ vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp.
Đối với các khu xử lý liên huyện, hiện nay đã có 2 khu đã có nhà đầu tư, trong
đó 1 khu đã khởi công xây dựng vào cuối năm 2009, năm 2010 đưa vào hoạt
động từng phần (khu xử lý rác thải Quang Trung, huyện Thống Nhất).
- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch đến cuối năm 2010: Khu vực đô thị đạt 98%, khu vực
nông thôn đạt 90% (mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ hộ dùng nước sạch chung cả
khu vực đô thị và khu vực nông thôn đạt trên 95%).
- Thu gom xử lý chất thải y tế đạt 100%; thu gom xử lý chất thải nguy hại đạt
60%; thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đạt 80%.
2.1.8 Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội:
- Lực lượng vũ trang nhân dân được xây dựng ngày càng vững mạnh theo hướng
cách mạnh chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có phẩm chất chính trị tốt,
sẵn sàng chiến đấu cao, chủ động nắm chắc tình hình, phòng ngừa và đấu tranh,
ngăn chặn có hiệu quả âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế
lực thù địch; thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về
6
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn.
2.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
Thực hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập
môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng…
tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển.
- Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực, trong đó đặc
biệt chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển
nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương; áp
dụng công nghệ cao để giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng, tăng giá trị
sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi
mới công nghệ. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ giá trị cao, các ngành vận tải,
thương mại, du lịch; mở rộng và nâng cao sức mua của thị trường nội địa.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo
hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao, các ngành sản
xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để
các thành phần kinh tế được phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm đối với kinh
tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển sản xuất, tạo
thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước
(vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý); xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế
giới để tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển.
- Phát triển mạnh khoa học và công nghệ. Tăng cường nghiên cứu, phổ biến và
ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển sản xuất
kinh doanh, nâng cao đời sống nhân dân.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của tỉnh và phát triển kinh tế tri thức. Chú trọng đào tạo nhân
lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề; đào tạo
nguồn nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh giải quyết việc làm, khuyến khích tạo động lực vươn lên làm giàu,
thực hiện giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội; nâng cao chất lượng
cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội; ưu tiên hỗ trợ
phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ngăn chặn, đẩy
lùi các tệ nạn xã hội.
7
- Bảo tồn và phát huy mọi sắc thái và giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các
dân tộc, giữ gìn sự thống nhất trong đa dạng và phong phú của văn hóa Việt
Nam, đi đôi với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm
phong phú thêm nền văn hóa dân tộc và sáng tạo nên những giá trị mới.
- Phát triển thể dục thể thao cho mọi người để tăng cường sức khỏe thể chất và
tinh thần của nhân dân. Phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên
nghiệp.
- Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và bảo vệ quyền lợi của
trẻ em. Thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng;
chính sách phát triển thanh niên.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, chăm
sóc sức khỏe nhân dân và thể dục thể thao. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
trong các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.
- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sử dụng hợp lý, có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khắc phục và ngăn chặn tình trạng ô
nhiễm môi trường. Đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải sinh hoạt,
chất thải y tế, chất thải các khu công nghiệp để góp phần bảo vệ môi trường,
nâng cao năng lực và hiệu hoạt động quản lý chất thải.
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển mới về cải
cách hành chính; đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với công tác quốc phòng, an ninh;
giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2.2.1 Nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015:
- Tập trung thu hút, đãi ngộ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển. Tăng
cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nâng cao tiềm lực khoa học và
công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối vào
các khu vực tập trung đô thị và khu công nghiệp trong tỉnh, các tuyến giao thông
kết nối các tuyến đường cao tốc.
- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, vận
tải - kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng).
- Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo
ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Xây dựng
thương hiệu sản phẩm công nghiệp.
- Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn và nâng cao chất lượng, phát triển
thương hiệu nông sản hàng hóa.
- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các nhân tố của nền kinh tế tri thức, ưu
tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.
8
2.2.2 Các chỉ tiêu chủ yếu::
Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 5 năm 2011-2015 tăng bình quân từ 13-
14%/năm. Trong đó: giá trị tăng thêm (GDP) của ngành công nghiệp và xây
dựng tăng từ 13%-14%; dịch vụ tăng từ 15%-16%; nông, lâm, ngư nghiệp tăng
từ 3,5%-4%.
- GDP bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) khoảng 2.900-3.000
USD.
- Cơ cấu kinh tế năm 2015: ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 56-57%; ngành
dịch vụ chiếm 38-39%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5-6%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 15-17%/năm.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2011-2015 khoảng 260.000-
270.000 tỷ đồng (chiếm bình quân 40-43% GDP/năm).
- Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm so với GDP đạt tỷ lệ 23-25%.
- Đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí
của tỉnh.
Các chỉ tiêu xã hội:
- Giảm và giữ ổn định mức tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 là 1,1%.
- Nâng tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng đạt 300 sinh viên/vạn dân vào năm
2015.
- Nâng tỷ lệ giường bệnh và tỷ lệ bác sĩ đến năm 2015 là 26 giường bệnh và 8
bác sĩ trên 1 vạn dân.
- Trên 98% số trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đủ 6 loại vacxin.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2015 dưới 12,5%.
- Nâng tuổi thọ trung bình của dân số đến năm 2015 là 77 tuổi.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 1,5% theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt trên 65% (trong đó 45% được
đào tạo nghề).
- Giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 khoảng 350.000 lượt lao động.
- Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực đô thị xuống dưới 2,6% vào
năm 2015.
- Cơ cấu lao động đến năm 2015: khu vực công nghiệp và xây dựng 39-40%,
khu vực thương mại, dịch vụ 38-39%, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 21-
22%.
- Đến năm 2015, toàn tỉnh có 90% ấp, khu phố đạt tiêu chuẩn ấp, khu phố văn
hoá và trên 98% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn hộ gia đình văn hóa.
9
- Phấn đấu đến năm 2015 khu vực nông thôn có 80% dân số tham gia thường
xuyên vào các hoạt động văn hóa, trên 30% tham gia tập thể dục thể thao thường
xuyên và 100% xã có trung tâm văn hóa thể thao.
- Tỷ lệ hộ dân có sử dụng điện đến năm 2015 đạt 99%.
- Hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm Chính phủ giao.
Về môi trường:
- Nâng độ che phủ cây xanh trên diện tích toàn tỉnh đến năm 2015 đạt 56%;
trong đó giữ vững tỷ lệ che phủ của rừng đạt 29,76%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%; tỷ lệ dân số
đô thị được sử dụng nước sạch đạt 99%.
- Đến năm 2015, thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt đô thị,
chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; thu gom 100% và xử lý trên 80% chất
thải nguy hại.
- Đến năm 2015, 100% khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
10
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN
MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
1. Hiện trạng môi trường tại Tỉnh Đồng Nai
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai 5 năm (2006-2010)
cho thấy chất lượng các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
- Chất lượng môi trường nước mặt tại Hồ Trị An, sông Đồng Nai và các sông,
hồ (Đa Tôn, Suối Tre, Suối Đôi, Suối Vọng, Cầu Mới, Núi Le, Gia Ui, Long
Ẩn) đạt quy chuẩn môi trường và có diễn biến theo chiều hướng tốt hơn so với
các năm trước, đáp ứng được yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt; chất
lượng môi trường nước sông Thị vải đã được cải thiện rõ rệt so với các năm
trước (ô nhiễm hữu cơ giảm 86%, hàm lượng chất dinh dưỡng, nhu cầu ôxy hóa
học (COD) giảm và chỉ vượt quy chuẩn cho phép dưới 3 lần). Tuy nhiên, tại khu
vực cầu La Ngà thuộc hồ Trị An, sông Cái - sông Đồng Nai chảy qua thành phố
Biên Hòa còn ô nhiễm hữu cơ, vi sinh dầu mỡ khoáng mức nhẹ; và tại các suối,
kênh rạch thoát nước trong đô thị, nhất là trong thành phố Biên Hòa (như suối
Linh, suối Săn Máu, suối Siệp và suối Bà Lúa), chất lượng nước chưa được cải
thiện nhiều, một số đoạn đang có xu thế ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng.
- Chất lượng nước dưới đất trong các năm qua khá ổn định và hầu hết các thông
số hoá lý đều đạt tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ chỉ tiêu vi sinh (coliform) còn
vượt qui chuẩn môi trường qui định, cá biệt có phát hiện ô nhiễm pH, Amoni,
sắt, Coliform tại một số điểm quan trắc.
- Chất lượng môi trường không khí tại hầu hết các khu công nghiệp, khu đô thị,
khu vực nông thôn diễn biến theo chiều hướng tốt, các thông số ô nhiễm giảm
dần theo từng năm và đạt quy chuẩn; dạng ô nhiễm không khí phổ biến là bụi,
với mức ô nhiễm nhẹ (hàm lượng bụi vượt quy chuẩn cho phép trong khoảng từ
1 đến 3 lần); khu công nghiệp và các nút giao thông lớn còn có dấu hiệu ô nhiễm
cục bộ về thông số monoxit cacbon (CO), nhưng tần suất phát hiện ô nhiễm còn
thấp và không thường xuyên.
- Chất lượng môi trường đất các khu vực đô thị, khu công nghiệp và nông thôn
còn tốt; các thông số kim loại nặng (cadimi, asen, chì, kẽm, đồng) và dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, nhìn chung đạt yêu cầu theo quy chuẩn môi trường.
- Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, chú
trọng và thực hiện có hiệu quả; tình hình phá rừng, cháy rừng được hạn chế;
diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu được giữ ổn định
nhằm phát huy chức năng phòng hộ của rừng; việc bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học đã được kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
11
1.1 Thực hiện các mục tiêu mục tiêu môi trường năm 2010
- 80 - 90% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ tiên tiến, xử lý các
loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Hầu hết các dự án có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường đều được tổ chức thẩm định công nghệ. Đồng thời tạm dừng
hoặc hạn chế thu hút đầu tư các dự án gây ô nhiễm môi trường thuộc lưu vực
sông Thị Vải.
- Tỷ lệ thu gom các loại chất thải rắn thông thường đạt 88,7%; thu gom và xử lý
chất thải nguy hại đạt 61%; chất thải y tế công lập đạt 100%. Tuy nhiên chất thải
thông thường xử lý 25%, chất thải y tế tư nhân chưa xử lý triệt để.
- Duy trì và phát triển rừng phòng hộ ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch,
Vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (nay là
Khu Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai).
- Về tỷ lệ che phủ rừng tăng qua các năm, đến năm 2010 đạt 29,76%, gần đạt chỉ
tiêu Nghị quyết đề ra là 30%.
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001, hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng môi trường vào hệ thống ISO về quản lý chất lượng hàng hóa xuất
khẩu.
Bảo vệ môi trường khu đô thị
- Đã lập quy hoạch hệ thống thoát nước và XLNT tập trung các thị trấn: Long
Thành, Long Khánh, Dầu Giây, Long Giao, Trảng Bom, Gia Ray, Định Quán,
Vĩnh An và đô thị La Ngà, Thạnh Phú (Vĩnh Cửu).
- Hoàn thành các dự án khắc phục và cải tạo môi trường khu vực đô thị gồm
suối Linh, suối Cầu Đen (Biên Hòa), suối Ông Lan và Quản Thủ (Long Thành),
tiêu thoát nước cống Lò Rèn (Nhơn Trạch).
- Lập dự án nạo vét suối Săn Máu (Biên Hòa), kinh phí khoảng 139 tỷ đồng, lập
và phệ duyệt dự án tuyến thoát nước đường 25C (95 tỷ đồng), tuyến thoát nước
dải cây xanh huyện Nhơn Trạch (237 tỷ đồng) và tuyến thoát nước đường số 2
(238 tỷ đồng); nạo vét suối Sâu (Vĩnh Cửu) với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng; dự
án thoát nước suối Nước Trong.
- Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và thực hiện
xây dựng các bãi chôn lấp và xử lý chất thải theo quy hoạch, gồm:
+ Đối với các khu xử lý chất thải rắn liên huyện: Lập quy hoạch chi tiết
tỉ lệ 1/500 khu xử lý chất thải rắn tại xã Vĩnh Tân (Vĩnh Cửu); đầu tư xây dựng
và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 khu xử lý chất thải công nghiệp tại xã Quang
Trung (Thống Nhất); lập 2 dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn thông thường và
chất thải nguy hại tại xã Bàu Cạn (long Thành).
+ Triển khai giai đoạn 2 tại bãi chôn lấp chất thải rắn Trảng Dài; xây
dựng và đưa vào hoạt động thử nghiệm Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành
12
compost tại Phú Thanh (Tân Phú); đưa vào vận hành giai đoạn 1 khu xử lý chất
thải rắn thông thường tại Túc Trưng (Định Quán); xây dựng giai đoạn 1 khu xử
lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại Tây Hòa (Trảng Bom);
lập dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại
Xuân Mỹ (Cẩm Mỹ).
- Xây dựng lò đốt chất y tế với công suất 5 tấn/ngày tại Nghĩa trang nhân dân
thành phố Biên Hòa (phường Long Bình).
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải 11/20 cơ sở y tế (so với
năm 2008 chỉ có 8 cơ sở y tế đầu tư xây dựng). Đồng thời, lập thủ tục đầu tư,
xây dựng hệ thống xử lý nước thải, lò đốt chất thải y tế tại 17 bệnh viện, trung
tâm y tế trên địa bàn toàn tỉnh.
- Kết quả hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn:
+ Công tác quản lý hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường
và chất thải nguy hại đạt được những kết quả khả quan. Về chất thải rắn thông
thường: tổng khối lượng phát sinh năm 2009 khoảng 748.980 tấn, tăng 1,6 lần so
với năm 2005 (464.000 tấn), tỷ lệ thu gom đạt 88,7%, tương đương 664.345 tấn,
tăng 28,7% so với năm 2005. Trong 664.345 tấn được thu gom này có 25% khối
lượng được xử lý hợp vệ sinh, 47% được phân loại và tái chế tại các cơ sở mua
bán phế liệu, 28% được thu gom, tập kết tại 43 bãi rác tự phát.
+ Về chất thải nguy hại: tổng khối lượng đăng ký của các doanh nghiệp
năm 2010 khoảng 38.314 tấn, tăng 1,9 lần so với năm 2005 (20.000 tấn); khối
lượng thu gom và xử lý đạt 23.371 tấn, đạt 61%, tăng gấp 5,8 lần so với năm
2005 (4.000 tấn, chiếm 20%). Đối với chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế
công lập đã thu gom, xử lý đạt 100% khối lượng phát sinh (2.051 tấn), tăng 35%
so với tỷ lệ thu gom năm 2005 (65%).
+ Thành lập Ban chỉ đạo di dời và tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo;
ban hành Quyết định về qui định tiêu chí xác định đối tượng di dời; rà soát, lập
danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong khu đô thị
(đợt 1).
Bảo vệ môi trường khu công nghiệp và cụm công nghiệp
- Đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 30 KCN được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư (21 KCN đã đi vào hoạt động với 844 dự án và 9 KCN chưa thu hút dự
án đầu tư) với tổng lượng nước thải khoảng 70.000 m
3
/ngày; lượng nước thải
của các KCN đã có hệ thống XLNTTT khoảng 57.500 m
3
/ngày và các doanh
nghiệp trong KCN tự xử lý là 12.500 m
3
/ngày.
- Đối với 10 KCN đã có hệ thống XLNTTT tiếp tục nâng cấp mở rộng công suất
hệ thống XLNTTT, tỷ lệ đấu nối, tiếp nhận xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi
trường đạt 85,6%, trong đó có 4 KCN đấu nối đạt 100%.
13
- Đối với 11 KCN chưa xây dựng hệ thống XLNT (tại thời điểm ban hành Nghị
quyết): 08 KCN xây dựng hệ thống XLNTTT và KCN Nhơn Trạch 2 - Lộc
Khang) đấu nối vào hệ thống XLNTTT KCN Nhơn Trạch 2; hiện nay, còn 2
KCN chưa xây dựng hệ thống XLNTTT do vướng giải phóng mặt bằng (Thạnh
Phú, Ông Kèo).
- Đối với 09 KCN chưa có dự án đầu tư: các KCN đều đã có kế hoạch xây dựng
hệ thống XLNTTT; trong đó, có 03 KCN đã xây dựng hệ thống XLNTTT (Dầu
Giây, Nhơn Trạch 2-Nhơn Phú, Tân Phú).
- Hiện nay, 14 cụm công nghiệp (CCN) đã có dự án đầu tư, trong đó có 4 CCN
đã đánh giá tác động môi trường, các CCN đang hoạt động hầu hết chưa đầu tư
các hạng mục công trình xử lý môi trường, đã tác động tiêu cực đến môi trường
nguồn tiếp nhận nước mặt trong khu vực.
Bảo vệ môi trường nông thôn
- Chương trình “Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” đã được triển khai
thực hiện thông qua chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn. Đến nay, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
85,6%; hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 59,1%, hộ có hố xí hợp vệ
sinh đạt 66%.
- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được tăng cường
kiểm tra, kiểm soát. Công tác tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật canh tác trong
nông nghiệp nhằm hạn chế dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
đất được tăng cường như: thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp phòng trừ sâu
bệnh trên cây trồng; duy trì áp dụng IPM vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau
an toàn; tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa
bàn tỉnh.
- Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và các cơ sở giết mổ tập
trung đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: Ngày 03/01/2008, UBND
tỉnh đã ban hành Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND quy định về quy hoạch,
xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi; Quyết định số 03/2008/QĐ-
UBND ngày 10/01/2008 về việc quy định về điều kiện giết mổ, buôn bán, vận
chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, cơ bản
hoàn thành việc lập và phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn
nuôi và các cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
tại các huyện, thị xã Long Khánh.
1.2. Các chương trình môi trường thực hiện
Về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi
trường:
Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật bảo vệ
môi trường ngày càng chú trọng; hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về
14
bảo vệ môi trường được nhân rộng với sự tham gia, hưởng ứng của nhiều cơ
quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Thực hiện bảo vệ môi trường ở các cấp, tổ chức công khai thông tin, dữ liệu
về môi trường (kết quả quan trắc, hiện trạng chất lượng môi trường; các quy định
nhà nước và các hoạt động về bảo vệ môi trường của địa phương,…) thông qua báo,
đài phát thanh - truyền hình Đồng Nai và chương trình phát thanh cấp xã, huyện.
Bên cạnh đó, Tỉnh thường xuyên cung cấp, cập nhật các văn bản pháp luật mới, trả
lời các ý kiến của người dân về lĩnh vực tài nguyên và môi trường qua việc phát
hành bản tin tài nguyên môi trường, trang tin điện tử, chương trình giao lưu trực
tuyến, phỏng vấn trên truyền hình. Qua đó, nhận thức của cộng đồng dân cư và
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế bền vững.
Về cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý
- Về cơ chế, chính sách: Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp quy
về bảo vệ môi trường được tỉnh chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao, bám sát các quy
định, chủ trương, pháp luật của Nhà nước.
- Về tổ chức, bộ máy: thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường; Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý các KCN
Đồng Nai, trong đó thành lập phòng Môi trường trên cơ sở tổ chức lại phòng Quy
hoạch - Môi trường; thành lập Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường
trực thuộc Công an tỉnh; bổ sung cán bộ chuyên trách môi trường cho phòng Tài
nguyên và Môi trường cấp huyện, cán bộ địa chính - môi trường cấp xã đảm bảo
nhân sự thực hiện công tác quản lý môi trường ở địa phương.
- Ngoài ra, ngành xây dựng, nông nghiệp, công thương, y tế, , và các tổ chức chính
trị - xã hội và đa số các tổng công ty, các doanh nghiệp trên địa tỉnh đều bố trí nhân
sự phụ trách về công tác bảo vệ môi trường tại cơ quan, đơn vị doanh nghiệp. Tại
hầu hết các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN đều có 1-2 nhân sự quản lý chuyên
trách về môi trường; đặc biệt Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi có 70 nhân viên,
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa có 300 nhân
viên và lao động; các hợp tác xã dịch vụ môi trường trên địa bàn các huyện có 285
lao động.
- Qua đó, tổ chức, bộ máy làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường ngày càng được
củng cố, lực lượng nhân sự phát triển về số lượng và từng bước được đào tạo về
nghiệp vụ chuyên môn. Đến nay, cấp tỉnh có 147 người, tăng gấp 2 lần so với năm
2008 (78 người); cấp huyện có 52 người, tăng gần 2,5 lần so với năm 2008 (24
người), và hầu hết các xã, phường, thị trấn đều bố trí 01 nhân viên hợp đồng làm
công tác bảo vệ môi trường.
Về công tác quản lý bảo vệ môi trường:
15
- Công tác thẩm định, phê duyệt các thủ tục môi trường được tuân thủ theo quy
định pháp luật. Từ 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 136 dự án đã được phê
chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra, đã tổ chức thẩm định và
xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường cho 1.051 dự án đầu tư; phê duyệt hoặc
xác nhận đề án bảo vệ môi trường trên 60 cơ sở. Thẩm định cấp Sổ đăng ký
quản lý chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải cho 720 cơ sở; thẩm định và
cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho 03 đơn vị có
phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Công tác thanh, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường nhằm đánh giá việc tuân
thủ các quy định pháp luật về môi trường đối với các doanh nghiệp từng bước
được củng cố và tăng cường qua các năm.
- Công tác quan trắc môi trường (môi trường không khí, nước, đất, động thái nước
dưới đất) theo mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên.
Kết quả quan trắc môi trường góp phần cho việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và dự báo môi
trường nhằm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Về đa dạng hóa nguồn vốn cho bảo vệ môi trường
Từ năm 2008 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh là 1.295,7 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước là 778,2 tỷ đồng (chiếm 60,1 %), gồm có nguồn vốn
sự nghiệp môi trường, xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế.
- Vốn doanh nghiệp và cộng đồng đóng góp là 517,5 tỷ đồng (chiếm 39,9%),
chủ yếu là vốn đầu tư công trình xử lý nước thải tập trung của các công ty kinh
doanh hạ tầng KCN, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005 (149,2 tỷ đồng).
- Đối với vốn sự nghiệp môi trường đến năm 2010 là 105,6 tỷ đồng, chiếm 1,5%
tổng chi ngân sách và tăng gấp 3,9 lần so với năm 2008 (26,5 tỷ đồng). Tổng chi
sự nghiệp bảo vệ môi trường giai đoạn 2008 – 2010 là 185,3 tỷ đồng, gấp 17 lần
so với giai đoạn 2001 – 2005 (10,95 tỷ đồng).
- Đối với vốn xây dựng cơ bản, tổng vốn đầu tư 2008 - 2010 là 543,3 tỷ đồng
(trong đó đầu tư các khu xử lý chất thải rắn 40,3 tỷ đồng, hệ thống thoát nước và
xử lý nước thải 503 tỷ đồng).
- Đối với vốn sự nghiệp kinh tế đầu tư dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 2008-
2010 đạt 6,7 tỷ đồng; đầu tư công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn
2008 - 2010 là 42,9 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với 2001-2005 là 28,2 tỷ đồng.
Về phát triển khoa học công nghệ cho bảo vệ môi trường
- Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ từ
năm 2008 đến nay đã triển khai các đề tài nghiên cứu ngăn ngừa xâm chiếm cây
mai dương, điều tra thống kê phân loại nấm Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đồng
thời, tổ chức thẩm định công nghệ xử lý nước thải của KCN, doanh nghiệp,
16
công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại, công nghệ sản
xuất một số ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hình thành khu công
nghệ cao chuyên ngành sinh học và xây dựng ngành công nghiệp môi trường
trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường
- Các hoạt động phối hợp hoạt động BVMT với các địa phương lân cận (tỉnh
Bình Dương, Bình Thuận) đã được thực hiện như: Suối Siệp giáp ranh giữa
thành phố Biên Hòa và huyện Dĩ An, Bình Dương; suối Gia Ui (sông Dinh) giáp
ranh giữa huyện Xuân Lộc và huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
- Chủ động, tích cực hợp tác về BVMT với các Bộ, Ngành Trung ương về các
chương trình BVMT trong chiến lược BVMT quốc gia, với các tỉnh trong lưu
vực sông Đồng Nai về đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Đồng Nai đến 2020.
Ngoài ra phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án về bảo vệ môi
trường tại Đồng Nai như:
+ Dự án Quản lý chất thải vật nuôi ở Đông Á do Quỹ Bảo vệ môi trường
toàn cầu (GEF) tài trợ tiếp tục triển khai tại huyện Vĩnh Cửu; đã xây dựng các mô
hình xử lý chất thải tại 05 hộ chăn nuôi heo đã được chọn.
+ Triển khai dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn
vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai (Lipsap) do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ trong đó có
hợp phần về bảo vệ môi trường đối với vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh.
+ Dự án ngăn ngừa ô nhiễm nước trong hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai
do WWF (Quỹ bảo vệ động vật hoang dã) tài trợ.
2. Dự báo diễn biến môi trường tại Tỉnh Đồng Nai
Những tồn tại, hạn chế
- 30-40% các khu đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung, đến
nay chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết. Trong đó, dự án thoát nước và xử lý
nước thải thành phố Biên Hòa, giai đoạn 1 đang chờ vốn ODA; hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải thành phố mới Nhơn Trạch đang triển khai.
- 100% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đến nay có 19/21 KCN đang
hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt 90,5% chưa đạt mục tiêu
Nghị quyết đề ra.
- Cải tạo 50% kênh mương, đoạn sông, suối chảy qua các đô thị đã bị ô nhiễm
nặng.
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung ở các đô thị chưa được triển
khai xây dựng; tiến độ triển khai xây dựng các khu xử lý chất thải rắn thông
thường và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh còn chậm. Tỷ lệ thu gom các loại
chất thải đạt chỉ tiêu nhưng xử lý chưa đạt yêu cầu, đang gây ra áp lực lớn trong
17
việc xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát sinh trên địa
bàn.
- Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù được tăng cường, nhưng việc tuân thủ quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế,
chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường dẫn đến tồn tại các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; việc xử lý một số
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn chậm và chưa triệt để.
Những vấn đề về môi trường cần quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội:
- Phần lớn hệ thống thoát nước ở các đô thị chưa được đầu tư xây dựng kịp thời,
nên vẫn còn xảy ra ngập úng cục bộ; nước thải khu đô thị chưa được thu gom,
xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận đã làm ảnh
hưởng xấu đến nguồn nước, nhất là hạ lưu sông Đồng Nai.
- Việc xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại đang là áp lực lớn
trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay và cả trong thời gian tới. Các phương
tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường; việc phân loại chất thải tại nguồn chưa thực hiện một cách triệt để; phần
lớn các bãi chôn lấp chất thải rắn tạm không đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy
chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.
- Bên cạnh khó khăn về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, các nguồn lực đầu
tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật về môi trường như hệ thống thoát nước, xử lý nước
thải tập trung tại các khu đô thị, các khu xử lý chất thải rắn chưa được đầu tư
đồng bộ để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã
hội. Mức độ đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường còn thấp, mặc dù
tỉnh đã tăng mức chi sự nghiệp môi trường lên đến 1,5% tổng chi ngân sách
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; trong khi đó, công tác xã hội hoá công
tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.
- Tác động biến đổi khí hậu sẽ gây những tác động tiêu cực đến phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó ảnh hưởng đến nhu cầu cấp nước sinh
hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến khả năng
tự làm sạch của nguồn nước trên các lưu vực sông, hồ, suối trên địa bàn tỉnh.
Đây cũng là thách thức về môi trường trong phát triển kinh tế bền vững của
Đồng Nai.
18
PHẦN 3 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu tổng quát
Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường; giải quyết cơ bản tình
trạng suy thoái môi trường tại các khu công nghiệp, khu đô thị và nông thôn
trong tỉnh; từng bước cải thiện chất lượng môi trường; đầu tư xây dựng đồng bộ
kết cấu hạ tầng về môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý
chất thải. Tập trung thực hiện các chương trình phòng ngừa và kiểm soát chặt
chẽ để không xảy ra các hiện tượng ô nhiễm cho môi trường cục bộ ở khu vực
đô thị, công nghiệp, nông thôn. Xây dựng tỉnh Đồng Nai thành một tỉnh phát
triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường;
bảo đảm môi trường sống có chất lượng tốt theo chuẩn mực do Nhà nước quy
định.
1.2. Các mục tiêu cụ thể
Giai đoạn đến năm 2010
- 80-90% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ tiên tiến, xử lý các
loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- 30-40% các khu đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường; thu gom 80% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; thu gom
và xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế.
- Cải tạo 50% kênh mương, đoạn sông, suối chảy qua các đô thị đã bị ô nhiễm
nặng.
- Nâng cao chất lượng và tỷ lệ đất có độ che phủ trên toàn tỉnh đạt 50%, trong
đó độ che phủ cây rừng đạt 30%, cây lâu năm 20%, đặc biệt chú trọng rừng đầu
nguồn.
- Duy trì và phát triển rừng phòng hộ ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch,
Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001.
Giai đoạn đến năm 2015
- 90-95% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ tiên tiến, xử lý các
loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- 50-60% khu đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung; 100%
khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường.
19
- Thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ là 100%; thu gom và
xử lý chất thải nguy hại là 80%.
- 99% dân số đô thị và 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
- 80% số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh, 80% số hộ có chuồng trại hợp vệ
sinh; 85% hộ nông dân ứng dụng các chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp
và dịch bệnh; 80% các cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng các biện pháp xử lý
chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
- Tỷ lệ che phủ của cây xanh đạt 51%.
Định hướng đến năm 2020
- 95-100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ tiên tiến, xử lý các
loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- 60-70% khu đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung; 100%
khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Thu gom và xử lý chất thải nguy hại là 100%.
- 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
- 90% số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh, 90% số hộ có chuồng trại hợp vệ
sinh; 100% hộ nông dân ứng dụng các chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp
và dịch bệnh; 100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng các biện pháp xử lý
chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
- Nâng tỷ lệ che phủ của cây xanh đạt 52%.
2. Nội dung thực hiện
2.1 Các chương trình, dự án, nhiệm vụ để triển khai, thực hiện các nội dung
cơ bản của đề án bảo vệ môi trường
a) Tiếp tục thực hiện 08 dự án theo bảo vệ môi trường đến năm 2010 gồm:
- Dự án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh.
- Dự án ứng cứu sự cố môi trường nhất là sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại.
- Dự án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp, kể
cả chất thải nguy hại.
- Dự án thoát nước mưa và thu gom và xử lý nước thải đô thị.
- Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Dự án tăng cường năng lực quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Dự án nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường.
b) Các nhiệm vụ đến năm 2010
- Dự án quy hoạch tổng thể phát triển rừng.
- Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hiện có tại 08 bệnh viện.
20
- Lò đốt chất thải y tế tại phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa.
c) Dự kiến các chương trình, đề án đến năm 2020
- Chương trình phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường.
- Chương trình khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Chương trình bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Chương trình bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Chương trình tăng cường năng lực quản lý môi trường.
- Chương trình giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
2.2 Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm:
2.2.1 Bảo vệ môi trường khu đô thị
a) Hoàn thành các dự án khắc phục và cải tạo môi trường khu vực đô thị
như: dự án thoát nước và xử lý nước thải Tp. Biên Hòa, thành phố mới Nhơn
Trạch; dự án nạo vét suối Săn Máu (Biên Hòa); dự án nạo vét suối Sâu (Vĩnh
Cửu), hệ thống thoát nước suối Nước Trong (Biên Hòa); dự án hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải đô thị Long Khánh, Long Thành, Dầu Giây, Long Giao,
Trảng Bom, Gia Ray, Định Quán, Vĩnh An.
- Hoàn thành khu xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
liên huyện; Các khu xử lý chất thải rắn thông thường tại các xã thuộc huyện.
b) Đầu tư nâng cấp lò đốt chất thải y tế và hệ thống xử lý nước thải tại
các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, các trung tâm y tế trên địa bàn toàn
Tỉnh .
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi truờng
nghiêm trọng nằm trong khu đô thị, đảm bảo theo tiêu chí, lộ trình và các cơ
chế, chính sách hỗ trợ theo qui định. Thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi trong
khu vực đô thị, khu dân cư tập trung vào các vùng quy hoạch khuyến khích phát
triển chăn nuôi. Triển khai đề án chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên
Hòa 1 thành khu đô thị thương mại - dịch vụ để góp phần bảo vệ môi trường
thành phố Biên Hòa và sông Đồng Nai.
2.2.2 Bảo vệ môi trường khu công nghiệp và cụm công nghiệp
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung các khu
công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải của các
cụm công nghiệp, đảm bảo 100% KCN và trên 30% CCN đi vào hoạt động có
hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường.
- Tổ chức thực hiện chấn chỉnh công tác thu gom, vận chuyển và xử lý,
tiêu hủy chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại các khu công
nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
21
2.2.3 Bảo vệ môi trường nông thôn
- Tiếp tục thực hiện chương trình quốc gia về nước sạch vệ sinh môi
trường nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện "nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; trong đó tập
trung triển khai thực hiện quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi
và các cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã
được phê duyệt; đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên
địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện phòng chống dịch hại vật nuôi (như dịch cúm
gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch heo tai xanh); quy hoạch và xây dựng các
điểm chôn lấp, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.2.4 Phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện dự án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai và Dự án tổng về
bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường thanh, kiểm tra việc kiểm soát hoạt động xử lý chất thải theo qui
định pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện Thông tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trên địa bàn. Trên cơ sở đó đề xuất lộ trình, giải pháp khắc phục ô nhiễm
và xử lý nghiêm minh theo qui định pháp luật.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất
hàng năm, để ngăn chặn, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở các
khu vực trọng điểm.
- Tiếp tục triển khai thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo
Nghị định 67/2003/NĐ-CP, Nghị định 04/2007/NĐ-CP và chất thải rắn theo
Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua.
- Xem xét cấp phép các dự án đầu tư, ưu tiên chọn lựa các loại hình dự án ít tác
động ảnh hưởng đến môi trường, thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư với các
ngành nghề sản xuất có công nghệ cao, sạch và thân thiện môi trường; hạn chế
và tiến tới cấm hoàn toàn việc đầu tư xây dựng mới các công trình, cơ sở sản
xuất kinh doanh, dịch vụ có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng,
dễ gây ra sự cố môi trường.
- Tổ chức thực hiện và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó,
xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra theo quy
định của pháp luật; đẩy mạnh công tác phòng chống sự cố môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác phối hợp phòng chống thiên tai
và sự cố môi trường với các tỉnh/thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020; quy hoạch cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh,
22
đồng thời tiếp tục điều tra, đánh giá đúng thực trạng tài nguyên khoáng sản trên
địa bàn, bảo vệ các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
- Tăng cường kiểm soát việc thăm dò và cấp phép khai thác khoáng sản, tài
nguyên nước; thẩm định cấp phép xả nước thải vào nguồn nước của các đơn vị,
cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các
đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; thực hiện Quyết định
số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kiên quyết bắt buộc các cơ sở
khai thác khoáng sản trong tỉnh phải khôi phục môi trường sau khi kết thúc quá
trình khai thác theo đúng thiết kế được phê duyệt.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch tổng thể cấp nước đô
thị và KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, kiểm
soát chặt chẽ việc khai thác nước dưới đất, bảo đảm khai thác và sử dụng hợp lý,
bền vững nguồn tài nguyên.
- Thực hiện dự án tổng thể về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, đề
xuất các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại
môi trường.
- Bảo vệ phát triển rừng, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng tập trung và phân tán,
nâng cao chất lượng và tỷ lệ độ che phủ trên toàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc
săn bắt, khai thác và buôn bán động thực vật quý hiếm.
- Thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống cháy rừng, nhất là rừng đầu
nguồn xung yếu và rừng phòng hộ; tăng cường công tác bảo vệ Khu Bảo tồn
thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên.
- Thực hiện dự án tổng thể về ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; kế hoạch 5 năm (2011 - 2015)
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa
bàn tỉnh.
2.3 Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách
nhiệm về bảo vệ môi trường:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân
trong việc bảo vệ môi trường;
- Xây dựng chương trình truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin
đại chúng ở địa phương; đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân; chú trọng giáo dục truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần
gũi, gắn bó với môi trường
- Tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh để
giúp các cơ sở này nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về
bảo vệ môi trường.
23
2.3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý:
- Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005; tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường, nhất là các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng điểm.
- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường; hoàn thiện
bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý môi trường; tăng cường năng lực quản lý,
nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra từ cấp tỉnh đến huyện, xã.
- Cụ thể hóa quy chế dân chủ ở cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; xây
dựng lực lượng tự quản nhân dân về bảo vệ môi trường; áp dụng tiêu chuẩn của
mô hình xã, phường, thị trấn, xóm ấp xanh - sạch - đẹp, văn minh và thân thiện
môi trường.
- Áp dụng các quy định về các mức phạt - khắc phục - bồi thường cụ thể trong
việc áp dụng nguyên tắc "Người gây thiệt hại môi trường phải trả tiền, khắc
phục và bồi thường" phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
2.3.3 Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ cho bảo vệ môi trường
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu,
ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và
sự cố môi trường; công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ nhằm
ngăn chặn, hạn chế và xử lý ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, khu đô
thị và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông.
- Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích và chính sách hỗ trợ về vốn, thuế,
phí đối với việc ứng dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường và sản xuất
sạch hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.4 Tăng cường hợp tác khu vực và Quốc tế về bảo vệ môi trường
- Phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường tại vùng thượng nguồn sông Đồng Nai,
La Ngà, sông Bé với các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng và Bình Thuận.
- Tăng cường hợp tác trong nước về bảo vệ môi trường với các Bộ, ngành Trung
ương trong chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia; với các tỉnh, thành trong lưu
vực sông Đồng Nai về đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
đến 2020.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác với các tổ chức Quốc tế để được hỗ trợ các
chương trình, dự án về bảo vệ môi trường.
24
PHẦN 4 : TRÁCH NHIỆM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
- Ủy ban nhân dân tỉnh xác định, bổ sung danh mục các dự án thu hút đầu tư có
công nghệ thân thiện với môi trường vào khu công nghiệp và tổ chức triển khai
thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng
nhân dân tỉnh vào kỳ họp cuối hàng năm.
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết
này theo luật định.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai và các tổ chức
thành viên vận động các tổ chức, nhân dân cùng thực hiện và giám sát việc thực
hiện Nghị quyết này và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của
nhân dân đến các cơ quan chức năng theo đúng quy định pháp luật.
- Sở Tài nguyên Môi trường lập báo cáo định kỳ hàng năm về công tác thực hiện
quy hoạch bảo vệ môi trường đã thực hiện. Đồng thời lập kế hoạch chi tiết cho
quá trình thực hiện trong thời gian tới.
- Sở khoa học công nghệ nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại
trong quá trình thực hiện bảo vệ môi trường.
- Các Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương xem xét khả năng hợp
tác, đầu tư, kêu gọi nguồn lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn
Tỉnh ngày một tốt hơn.
- Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị theo chức năng, nhiệm vụ
và phạm vi quản lý tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường gắn
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả việc tổ chức triển khai thực hiện và có báo
cáo.
25