Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

III.Thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm nếu đương sự chết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.89 KB, 10 trang )

Bài làm.
I. Đặt vấn đề.
Quá trình tham gia tố tụng dân sự thường có rất nhiều đương sự liên
quan đến vụ án.Có rất nhiều trường hợp xảy ra trong quá trinh vụ án
được xét xử vì vậy pháp luật cũng đã có những quy định đưa ra những
dự báo về những trường hợp xảy ra trong quá trinh xét xử .Trong đó
có tình huống đương sự trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa
sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm bị chết.Trong trường hợp này pháp
luật quy định về trình tự thủ tục tai phiên tòa đối với tinhg huống trên.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Khái khát chung chung về đương sự
Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự là cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người có quốc tịch
nước ngoài, người không có quốc tịch. Điều 57 BLTTDS đã đưa ra khái
niệm năng lực pháp luật Tố tụng dân sự vào lực hành vi tố tụng dân sự
của công dân Việt Nam mà các pháp lệnh tố tụng trước đây chưa nêu
Bộ luật quy định: đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng
lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi
hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố
tụng, họ không thể tự mình tham gia tố tụng dân sự, việc bảo vệ quyền và
1
lợi ích của những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của
họ thực hiện.
Đối với đương sự là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do đại diện
hợp pháp của họ thực hiện.
Đối với đương sự là người từ đủ 15 tuối đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia
lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng
của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến


quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Quy định này xuất phát từ quy
định trong Bộ luật lao động (BLLĐ) và Bộ luật dân sự (BLDS), vì theo
BLLĐ người đủ 15 tuổi có quyền ký kết hợp đồng lao động. Còn BLDS
quy định trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản
riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật. Ngoài ra BLTTDS quy định nếu “pháp luật có
quy định khác” thì căn cứ vào các quy định đó để xác định năng lực hành
vi tố tụng của đương sự. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình quy định: tuổi
kết hôn của nữ là từ 18 tuổi. Như vậy, người nữ chưa đủ 18 tuổi vẫn có
quyền tự mình tham gia tố tụng về quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Đương sự là cơ quan bao gồm các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang
nhân dân. Cơ quan tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo
pháp luật ( thủ trưởng cơ quan) hoặc đại diện theo ủy quyền.
- Đương sự là tổ chức bao gồm: tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp.
Tổ chức tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo ủy quyền.
Tổ chức là pháp nhân hoặc không phải là pháp nhân. Có thể tham gia Tố
tụng dân sự với tư cách là đương sự.
2
Trường hợp tổ chức có nhiều bộ phận thì chỉ những bộ phận hoàn toàn
độc lập về tài chính mới có tư cách đương sự
2. Những quy định của pháp luật liên quan đến việc đương sự chết
trong quá trình tham gia tố tụng.
• Tại phiên tòa sơ thẩm
Theo khoản 1 điểu 189 quy định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự khi : Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia,
tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và

nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
Điểm a khoản 1 điều 192 quy định việc đình chỉ giải quyết vụ án :
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của
họ không được thừa kế;
Hậu quả của việc đình chỉ vụ án được quy định tại điều 193 Bộ Luật Tố
tụng Dân sự.
• Tại phiên tòa Phúc thẩm
Quyết định tạm đình chỉ được quy định tại điều 259 quy định quyết định
tạm đình chỉ phúc thẩm, hậu quả của việc tạm đình chỉ Phúc thẩm được
và tiếp tục xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật tại điểu 189,190 và
191 Bộ Luật tố tụng dân sự.
Và quyết định đình vụ án được quy định tại điểm a khoản 1 điều 260 quy
định: Quyết định đình chỉ xét xử vụ án được quy định nếu đương sự chết
theo điểm a khoản 1 điều 192
III. Thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm nếu đương sự
chết.
1. Thủ thục tại tòa án cấp sơ thẩm
• Trường hợp theo đương sự chết có người thừa kế quyền và
nghĩa vụ.
Theo quy định tại điều 189 quy định :
3
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách,
giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ
tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
Trong trường hợp này trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ
thẩm nếu như đương sự chết và chưa có người có người khác thừa kế thì
vụ án được tạm thời đình chỉ.Như vậy sẽ có hai trường hợp đó là tìm thấy
đương sự thay thế và không tìm thấy.Vì vậy nếu tìm thấy thì vụ việc sẽ
tiếp tục được xét xử theo điều 191 và nếu không tìm thấy thì vụ việc sẽ
được giải quyết theo điểm a khoản 1 điều 192 khi đương sự chết và quyền

và nghĩa vụ không được thừa kế.
Theo quy định tại điều 191 thì lí do tạm đình chỉ quy định tại khoản 1
điều 189 đã được giải quyết có nghĩa là đã tìm thấy đương sự thừa kế có
quyền và nghĩa vụ.
Theo điểu 62 Luật Tố tụng Dân sự.
Tường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền,
nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố
tụng.
Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải
chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển
đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự đó
được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ
chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể
là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp
pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện
4
hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của
tổ chức đó tham gia tố tụng.
Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại
diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử
người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu tổ chức đó phải chấm
dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham

gia tố tụng.
Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điều 190 đó là
Tào án không xóa tên trong sổ thụ lý vụ án mà ghi chú vào sổ và ngày
tháng năm của quyết định đình chỉ vụ án.
Như vậy nếu như đương sự chết trong qua trình xét sử tại tòa án sơ thẩm
mà chưa tìm thấy người thừ kế quyền và nghĩa vụ hợp pháp thì sẽ bị tạm
thời đình chỉ.Tuy nhiên nếu như tìm thấy đương sự thừa kế thì vụ việc sẽ
được tiếp tục xét xử với trình tự bình thường.
• Trường hợp đương sự chết và không có người thừa kế.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 192 quy định Tòa án đình chỉ giải
quyết vụ án nếu như đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không
được thừa kế.
Hậu quả của việc đình chỉ vụ án khi đương sự chết mà không có người
thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ thì khi đó thì theo khoản 2 điều 192
Tòa án xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý vụ án. Và ngoài ra tiền tạm ứng
án phí sẽ được sung vào công quỹ nhà nước.
5

×