SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT
LONG KHÁNH
Người thực hiện: HOÀNG THỊ THÚY NGA
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học môn: ĐỊA LÝ
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2014 – 2015
LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: HOÀNG THỊ THÚY NGA
2. Ngày tháng năm sinh: 23/01/1986
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: tổ 26, Bảo Vinh A, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0933 491 517
6. Email:
7. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Thạc sĩ Địa lý
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lý học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Số năm có kinh nghiệm giảng dạy: 4 năm
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
BT Bài Tập
ĐNA Đông Nam Á
ĐTD Đại Tây Dương
GV Giáo Viên
HS Học sinh
PP Phương pháp
RLKNS Rèn luyện kĩ năng sống
SGK Sách giáo khoa
TBD Thái Bình Dương
THPT Trung Học Phổ Thông
3
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………… ………………… … …5
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………………… ……………….…….6
1. Cơ sở lý luận …………………………………………….… …….
………6
2. Thực trạng về sự hứng thú & động cơ học tập môn Địa lý của học sinh hiện
nay tại trường THPT Long Khánh……………………………….…………….…7
3. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại
trường THPT Long Khánh………………………………… ……………………9
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO
HS TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH
1. Tạo động cơ học tập cho HS, giúp HS có niềm đam mê với môn học 11
2. Tạo hứng thú cho HS trong từng khâu lên lớp…………………….…… 13
2.1. Mở bài ……………………………………………………… ……….13
2.2. Trong nội dung của bài học ………………………………………… 13
2.2.1. Chọn kiến thức cơ bản của bài học………………………………… 14
2.2.2. Có thể sắp xếp lại cấu trúc bài dạy trên lớp để làm nổi bật các kiến
thức trong hệ thống bài học………………………………………….14
2.2.3. Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý …………… … 15
2.2.4. Liên hệ thực tế và rèn luyện kĩ năng sống cho HS…………….… 22
2.2.5. Nghệ thuật sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tăng hứng thú
học tập của HS ………………………….……………………………………… 25
2.2.6. Tạo hứng thú cho HS bằng cách tiểu kết hợp lý, chuyển ý hấp dẫn 29
2.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học……………… ….32
2.2.8. Trình bày trực quan kiến thức cơ bản của bài học bằng SĐ tư duy 33
2.2.9. Thiết kế trò chơi tạo hứng thú cho HS……………………… …….35
2.3. Tạo hứng thú cho HS thông qua việc thay đổi cách thức kiểm tra, đánh
giá……………………………………………………………………….39
3. Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa.….40
4. Tạo hứng thú cho HS thông qua hoạt động của CLB Địa lý.…….……… 42
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI …………………………… …………………….44
V. KẾT LUẬN…………………….………………………………….………… 45
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
4
VII. PHỤ LỤC ……………………………………………….………………… 47
NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HS TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA
LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan
trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người
tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù
phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.
Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy
hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các
em.
Bàn về thực trạng học tập môn Địa lý của học sinh Trung học phổ thông
(THPT) nói chung, HS trường Long Khánh nói riêng, bên cạnh những học sinh vui
thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không
thích học, chán học, nguyên nhân là do chưa có động cơ học tập đúng đắn, mất
hứng thú học tập.
Khi học tiết phương pháp giảng dạy đầu tiên ở giảng đường đại học, cô giáo
đã cho chúng tôi so sánh một giáo viên với một diễn viên. Và cô kết luận: Giáo
viên cũng chính là một diễn viên trên bục giảng. Bài học có cuốn hút học trò hay
không là cả một nghệ thuật. Cũng “nguyên liệu” như nhau, nhưng mỗi “nghệ sĩ”
với sự nhiệt huyết, sáng tạo & hóm hỉnh của mình sẽ tạo ra những “tác phẩm nghệ
thuật” khác nhau.
Do đó, theo tôi để có một bài giảng hấp dẫn là cả một nghệ thuật mà không
phải bài giảng nào mình cũng đã làm thành công, không phải giáo viên nào cũng
làm tốt và tạo hứng thú học tập cho HS.
Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng không phải tự
hào là dạy xuất sắc được tất cả HS yêu thích. Nhưng với suy nghĩ muốn nâng cao
chất lượng dạy học môn Địa lý, tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp, thử nghiệm trên một số lớp và thấy đạt được nhiều kết quả tốt. Do đó, tôi
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghệ thuật tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn
Địa lý tại trường THPT Long Khánh” nhằm:
- Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, rút ra được những kết quả đã đạt được trong
thời gian qua.
- Chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp trong và ngoài trường để cùng
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý và khẳng định vị trí môn Địa lý trong
lòng các em học sinh.
5
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập
* Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý
nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt
động.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung
hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động
nhận thức, tăng sức làm việc.
* Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học
tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt
động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời
sống cá nhân.
1.2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và học tập
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ
thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ
thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì,
nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là
động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó.
Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết
quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không
có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí
xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
1.3. Khái niệm động cơ
Trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ:
- Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô
thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và
nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục.
- Theo thuyết hành vi: Đưa ra mô hình “kính thích - phản ứng”, coi kích thích là
nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ.
- Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp
ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.
6
- Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta
mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa
mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động.
Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ
khác nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những
động cơ này nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn
cảnh hoạt động cụ thể tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ. Động cơ
có thể được phân thành nhiều nhóm theo các tiêu chí khác nhau là phân theo nhu
cầu, phân ra động cơ tự nhiên và động cơ cao cấp, phân chia theo chức năng:
động cơ tạo ý, động cơ kích thích…
1.4. Khái niệm động cơ học tập
Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất
hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động
học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…mà giáo dục đem lại.
Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà
tâm lý học Nga như L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…Nhiều nhà tâm
lý học đều khẳng định: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều
động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích
thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ,
là thứ yếu.
Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: trẻ học
vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động
học tập của các em. Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự
định hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự
ngợi khen của cha mẹ, giáo viên…
2. Thực trạng về sự hứng thú & động cơ học tập môn Địa lý của học sinh hiện
nay tại trường THPT Long Khánh
2.1. Mức độ hứng thú đối với môn học: Để điều tra sự hứng thú đối với việc
học môn Địa lý tại trường, đầu năm học 2012 – 2013, 2013-2014 & 2014 - 2015
tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Em có thích học môn Địa lý không?” và thu được kết
quả như sau:
Năm học Lớp Rất thích Thích
Bình
thường
Không thích
2012-2013 10A 5/39 12/39 17/39 5/39
2013-2014 11B5 6/37 14/37 13/37 4/37
2014-2015 12B6 8/37 15/37 10/37 4/37
Tổng số 113 HS 19 41 40 13
7
100 % 16,8 % 36,3 % 35,4 % 11,5 %
Như vậy, vẫn còn một bộ phận HS cảm thấy thờ ơ với môn Địa lý, thậm chí
một số HS còn thể hiện rõ thái độ chán nản, không hứng thú với môn học.
2.2. Thái độ của học sinh đối với việc học môn Địa lý
Năm học Lớp Phát biểu nhiều Có phát biểu nhưng
không nhiều
Không
phát biểu
2012- 2013 10 A 5/39 8/39 26/39
2013-2014 11 B5 7/37 10/37 20/37
2014-2015 12B6 8/37 10/37 19/37
Tổng số 113 HS 20 28 65
100 % 17,7 % 24,8 % 57,5 %
Qua thái độ của học sinh trong giờ học có thể thấy, chỉ có khoảng gần ¼ học
sinh trong lớp là thực sự hứng thú với môn học, một bộ phận sự hứng thú với môn
học không liên tục, một bộ phận bàng quan trong tiết học.
2.3. Động cơ học tập môn Địa lý
Năm học Lớp
Vì yêu thích
môn học, muốn
khám phá, trau
dồi kiến thức
Học để kiểm tra,
thi đạt điểm cao
(Vì tương lai)
Cả 2 lý
do trước
Lý do
khác
2012-2013 10 A 5/39 19/39 12/39 3/39
2013-2014 11B5 4/37 15/37 16/37 2/37
2014-2015 12B6 5/37 14/37 17/37 1/37
Tổng số
113 HS 14 48 45 6
100% 12,4% 42,5% 39,8% 5,3%
8
2.4. Những nguyên nhân khiến học sinh chán, lười học
Năm học Lớp
Do kết quả
học tập
không như
mong đợi
Do cảm thấy
môn học
thiếu hấp dẫn
Do gia đình
tác động
Do môi
trường xã
hội tác động
Lý
do
khác
2012-2013 10 A 10/39 13/39 9/39 4/39 2/39
2013-2014 11B5 9/37 14/37 8/37 5/37 1/37
2014-2015 12B6 8/37 15/37 6/37 6/37 2/37
Tổng số
113
HS
27 42 23 15 5/37
100
%
23,9% 37,2% 20,4% 13,2% 4,4%
Như vậy, có nhiều lý do khiến học sinh chán học. Nhưng lý do lớn nhất
khiến tới 37,2% HS không thấy hứng thú học là do cảm thấy môn học thiếu hấp
dẫn. Như vậy, làm thế nào để môn học trở nên hấp dẫn hơn đối với học trò là điều
mà tác giả luôn trăn trở, suy nghĩ.
3. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại
trường THPT Long Khánh
• Tạo động cơ học tập đúng đắn cho HS, giúp HS có niềm đam mê với môn
học.
• Tạo hứng thú cho HS trong từng khâu lên lớp:
- Mở bài hấp dẫn bằng nhiều cách khác nhau, khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi
của HS.
- Trong từng nội dung của bài học: sử dụng nhiều phương pháp sinh động, phát
huy tính tự giác, tích cực của HS, hướng đến dạy học cá thể, sử dụng kiến thức
liên môn trong giảng dạy giúp HS vận dụng kiến thức để giải thích được các
vấn đề thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho HS; ứng dụng CNTT vào
thiết kế bài giảng, tổ chức các trò chơi,…làm cho tiết học trở nên sôi nổi, HS
cảm thấy hứng thú hơn.
- Tổ chức cho HS đi tham quan ngoại khóa, tổ chức CLB Địa lý tạo sân chơi lành
mạnh cho các em, cung cấp cho các em thêm nhiều kiến thức bổ ích.
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học
môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh
9
1. Tạo động cơ học tập cho HS, giúp HS có niềm đam mê với môn học
Muốn nâng cao hứng thú học tập, trước hết phải hình thành, giáo dục động
cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn, giúp HS thấy được học Địa lý thú vị như thế
nào? Điều này chúng ta sẽ nói rõ trong tiết học đầu tiên của năm học: Thay vì vào
bài học ngay, chúng ta nên sử dụng ít nhất nửa tiết học đầu tiên để nói tóm tắt nội
dung chương trình học. Đặc biệt trong từng nội dung, chúng ta nêu 1 số vấn đề
quan trọng, hấp dẫn, gần gũi nhưng khó hiểu để đưa HS đi vào ma trận “Mười vạn
câu hỏi vì sao?”. Qua đó GV nhấn mạnh, mỗi tiết học sắp tới, chúng ta sẽ lần lượt
tìm lời giải cho những khó khăn, thắc mắc của mình. Chẳng hạn: Tiết học đầu tiên
của chương trình Địa lý 10, chúng ta có thể làm như sau:
- GV vào lớp, làm quen với lớp. Sau đó đặt ra những câu hỏi như:
+ Theo em môn Địa lý có cần thiết với mọi người không, vì sao?
+ Em có thích học môn Địa lý không, học Địa lý những năm học trước đã cung cấp
cho em những kiến thức gì, em đã sử dụng chúng như thế nào?
+ Xem chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” & các Game show truyền hình,
em thấy những câu hỏi liên quan đến Địa lý như thế nào, em có trả lời được
không?
- HS trả lời, GV chốt: Địa lý là môn học giao thoa giữa các môn KHTN & KHXH.
Kiến thức Địa lý học vô cùng phong phú và có mối liên hệ chặt chẽ với các môn
học khác. Học Địa lý giúp chúng ta có tâm hồn phong phú, rèn luyện chúng ta kĩ
năng sống, tinh thần bảo vệ môi trường.
+ Ngoài ra sử dụng kiến thức Địa lý cùng với các môn học khác sẽ giúp chúng ta
giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên & kinh tế xã hội, có kiến thức rộng, hiểu
biết phong phú sẽ khiến chúng ta tự tin hơn, dễ thành công hơn trong cuộc sống.
+ Những bạn nào có ước mơ trở thành người hướng dẫn viên du lịch, nhà khảo cổ
học, nhà nghiên cứu kinh tế - thị trường,…thì môn Địa lý sẽ rất hữu ích trên đường
đời của các em.
+ Tất cả những điều này chúng ta sẽ lần lượt được khám phá trong từng tiết học
Địa lý. Cụ thể:
Chương bản đồ chúng ta sẽ thấy được: À để xây dựng được một chiếc bản
đồ không hề đơn giản nhưng cũng không quá khó với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin. Và chiếc bản đồ quen thuộc không đơn thuần là để xác định vị trí mà hóa
ra ngành nào cũng cần đến nó, thật thú vị!
Đến chương 2 chúng ta sẽ đi khám phá vũ trụ, hệ Mặt Trời và Trái Đất để
hiểu hơn về sự hình thành vũ trụ, để giải thích được tại sao đến nay Trái Đất là
hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống, tại sao trên Trái Đất có ngày đêm,
có các mùa, & giờ mỗi nơi trên TĐ lại khác nhau?
Các chương tiếp theo chúng ta sẽ được khám phá lòng đất, các tầng đá, bầu
khí quyển, sự phân bố đất, và sinh vật trên TĐ,…
Tuy nhiên hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự
ảnh hưởng bởi giáo viên. Khi khảo sát động cơ học tập của HS tại trường, ngoài lý
do là học Địa lý để nâng cao kiến thức, thi cử thì tác giả thật sự bất ngờ khi phần
10
lớn học sinh thích học môn Địa lý, cảm thấy hứng thú trong tiết học vì tiết học
thoải mái, không áp lực, không buồn chán, cô dạy nhiệt tình, dễ hiểu, cô lại vui
tính, thân thiện, gần gũi với HS.
Do đó, giáo viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng
chính xác, hấp dẫn, có chất lượng. Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý
nghĩa và vai trò của các kiến thức môn học đối với cuộc sống; giúp học sinh biết
cách học thích hợp đối với bộ môn, nắm vững lý thuyết, luôn có sự vận dụng các
kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các tình huống trong đời sống theo
các khía cạnh khác nhau. Cần có những bài giảng nêu vấn đề, những giờ thảo luận
trên lớp, những trò chơi mang tính chất giáo dục để kích thích hứng thú học tập
cho các em. Quá trình kích thích hứng thú không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay
bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình. Do đó, trong quá trình
giảng dạy, người giáo viên cần tạo ra các hoàn cảnh nhằm kích thích hứng thú học
tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ.
Trong giảng dạy, giáo viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình
nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng
thú vững chắc cho học sinh trong quá trình học tập. Từ đó, chính GV sẽ giúp các
em hấp thu kiến thức một cách tự nhiên, dần dần trở thành nhân cách thật sự của
chúng.
2. Tạo hứng thú cho HS trong từng khâu lên lớp
2.1. Mở bài
Phần mở bài tuy đơn giản nhưng nó cũng rất quan trọng. Mở bài hấp dẫn sẽ
khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi của HS. Muốn vậy, mỗi bài học GV nên thiết kế
các cách vào bài khác nhau để tránh sự nhàm chán:
• Mở bài bằng cách tạo biểu tượng về một số sự vật, hiện tượng trong nội
dung bài học:
Biểu tượng của một số sự vật, hiện tượng Địa lý chủ yếu trong bài học có
thể gây sự chú ý của HS ngay từ phần mở bài. Khai thác lợi thế đó của nội dung
bài học, giáo viên có thể mở bài bằng cách tạo biểu tượng về các sự vật, hiện tượng
chủ yếu đó của bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài 6: “Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái
Đất” (Địa lý 10), ta có thể mở bài như sau: Trên bề mặt Trái Đất có những nơi
trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, có những nơi chỉ có 1 lần Mặt Trời lên
thiên đỉnh, có những nơi lại không có hiện tượng này. Các nước ôn đới trong năm
lại có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông phân biệt rõ rệt nhưng các nước vùng nhiệt đới
như nước ta trong năm thường có một mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng, mưa
nhiều. Thời gian ngày đêm cũng không bằng nhau: “Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”,…Tất cả những biểu hiện đó đều là hệ
11
quả của chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Đó cũng chính là nội
dung bài học của chúng ta hôm nay.
• Mở bài bằng cách đặt câu hỏi từ chính nội dung của bài:
Dựa vào nội dung bài học, GV đặt ra một số câu hỏi cần giải quyết. Cách
mở bài này “chân phương”, rõ ràng nhưng nếu GV khéo léo cũng sẽ thu hút được
sự chú ý và kích thích sự tò mò của các em.
Ví dụ: Khi dạy bài 27: “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển, phân bố nông nghiệp. Một số hình thức TCLTNN” (Địa lý 10), GV có
thể mở bài như sau: “Tại sao nói hiện nay cũng như sau này không có ngành nào
có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp có đặc điểm gì &
sản xuất nông nghiệp trên Thế giới cũng như ở Việt Nam có những hình thức nào.
Các câu hỏi này sẽ lần lượt được sáng tỏ trong bài học hôm na
• Mở bài bằng cách sử dụng phương pháp động não:
Dựa vào nội dung của bài, GV nêu một số câu hỏi hay một ý tưởng yêu cầu
HS phát biểu ý kiến cá nhân của mình. Sau đó, GV gom các ý kiến lại hướng vào
nội dung của bài học để tiến hành bài học.
Ví dụ khi dạy bài 22: “Dân số và tình hình tăng dân số thế giới” (Địa lý
10), GV có thể đặt ra các câu hỏi như:
+ Em nào biết dân số TG hiện nay khoảng bao nhiêu, theo em trong tương lai quy
mô dân số sẽ biến động như thế nào (tiếp tục tăng nhanh hay ổn định hoặc giảm
xuống)?
+ Theo em tại sao dân số Thế giới hoặc dân số của một quốc gia, một vùng, một
địa phương nào đó lại luôn biến động?
+ HS lần lượt trả lời, thậm chí còn tranh luận gay gắt về xu hướng biến động quy
mô dân số trong tương lai.
+ GV: Ý kiến của mỗi em đều có lý lẽ riêng của mình, đúng là quy mô dân số hiện
nay rất lớn, đạt trên 7 tỉ người, thời gian vừa qua dân số Thế giới đã tăng rất nhanh,
trong tương lai gần quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng nhưng có xu hướng chậm lại,
trong tương lai xa quy mô dân số sẽ dần ổn định, thậm chí có thể giảm. Bởi có
nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động quy mô dân số Thế giới. Các em
cũng đã đưa ra được một số nguyên nhân hợp lý. Vậy ngoài những nguyên nhân đó
còn có những nguyên nhân nào khác ảnh hưởng đến sự biến động quy mô dân số
Thế giới nói chung, từng quốc gia và vùng lãnh thổ nói riêng, chúng ta cùng tìm
hiểu trong bài học hôm nay.
• Mở bài bằng cách nêu giả thuyết:
Dựa vào nội dung của bài học, GV có thể nêu giả thuyết để kích thích sự chú
ý của HS vào những nội dung của bài học.
Ví dụ khi dạy bài 36: “Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển và phân bố ngành GTVT” (Địa lý 10), GV có thể mở bài: Đối với sự phát
12
triển và phân bố ngành GTVT, điều kiện tự nhiên hay điều kiện kinh tế - xã hội có
vai trò quyết định, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay để làm sáng tỏ nhé!
• Sử dụng kiến thức liên môn để mở đầu bài học:
- Sử dụng kiến thức văn học để vào bài. Chẳng hạn khi dạy bài 42 (Địa lý
12): “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần
đảo”, GV có thể dẫn dắt: Theo truyền thuyết xưa kia: đồng bào ta được mẹ Âu Cơ
sinh ra từ bọc 100 trứng, sau đó 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo
cha xuống biển mở rộng không gian nước ta về cả vùng đất, vùng trời và vùng
biển. Trong các bài học trước cô trò ta đã tìm hiểu nhiều về vùng đất, vùng trời của
tổ quốc rồi. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo
và vai trò của biển đảo đến sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
- Hoặc khi dạy về bài 16 lớp 10: “ Sóng, thủy triều, dòng biển”chúng ta có
thể sử dụng kiến thức văn học, lịch sử để vào bài:
+ Kiến thức văn học: Nhà thơ Xuân Quỳnh từng viết: “Sóng bắt đầu từ gió,
gió bắt đầu từ đâu?”. Chúng ta đã biết gió bắt đầu từ sự chênh lệch khí áp qua bài
12 rồi. Còn sóng biển là gì, tại sao sóng biển lại bắt đầu từ “gió”, ngoài gió ra còn
nhân tố nào tạo sóng nữa không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay.
+ Kiến thức lịch sử: GV hỏi HS về các sự kiện lịch sử: Ngô Quyền đánh tan
quân Nam Hán vào năm nào và bằng cách nào. Sau khi HS trả lời chúng ta dẫn dắt:
Thủy triều là gì, nó hình thành và hoạt động như thế nào, tại sao Ngô Quyền lại lợi
dụng được thủy triều để đánh tan quân Nam Hán, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài
hôm nay.
2.2. Trong nội dung của bài học
Trong mỗi bài học: cần chọn kiến thức cơ bản, xác định được nội dung trọng
tâm, trình bày bài học một cách trực quan, sinh động, sử dụng nhiều phương pháp
hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của HS, hướng đến dạy học cá thể, sử dụng
kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề, giúp HS vận dụng kiến thức để giải thích
được các vấn đề thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
II.2.1. Chọn kiến thức cơ bản của bài học
Đây là điều tưởng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Bởi
giáo viên thường không muốn bỏ sót nội dung nào trong bài học. Càng đến tiết
thao giảng, dự giờ, giáo viên càng đưa vào bài giảng nhiều nội dung. Chính vì vậy,
tiết học thường bị “cháy”. Điều này làm học sinh quá tải, cảm thấy mệt mỏi, chán
học.
Trong bài học: chúng ta nên xác định rõ nội dung cơ bản, trọng tâm, những
kiến thức khó để xoáy sâu vào giải quyết vấn đề. Đối với những nội dung không
quá khó, học sinh có thể tự nghiên cứu ở nhà thì chúng ta không cần phải đưa hết
vào tiết học để tránh bài học bị loãng, quá tải và nhàm chán. Thời gian còn, chúng
ta cần mở rộng vấn đề, dành thời gian cho HS hoạt động, trình bày suy nghĩ, sử
dụng kiến thức bài học để giải quyết các vấn đề thực tế. Qua đó GV vừa đánh giá
13
được HS đã hiểu bài đến đâu và có tác động kịp thời, vừa cho các em cơ hội để lấy
điểm miệng hoặc điểm cộng trên lớp.
II.2.2. Có thể sắp xếp lại cấu trúc bài dạy trên lớp để làm nổi bật các
kiến thức trong hệ thống bài học
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại
cấu trúc của bài học để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức
của bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần
thiết, tuy nhiên không phải bài nào cũng tiến hành được.
Chẳng hạn: Bài 11 lớp 11: Khu vực ĐNA, tiết 1: Tự nhiên, dân cư & xã hội,
chúng ta có thể kết hợp nội dung mục 2 & mục 3 để bài học chặt chẽ, dễ hiểu hơn,
không bị rời rạc:
Các yếu
tố tự
nhiên
ĐNA lục địa ĐNA biển đảo
Địa chất,
địa hình,
khoáng
sản
- Địa chất tương đối ổn định
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều núi,
cao nguyên, ven biển có các đồng
bằng lớn.
- Khoáng sản: Than, sắt, thiếc , dầu
khí
- Địa chất chưa ổn định
- Nhiều đảo, ít đồng bằng,
nhiều đồi, núi, núi lửa.
- Khoáng sản: Dầu mỏ,
than, đồng, khí đốt
Khí hậu,
sông ngòi
- Nhiệt đới ẩm gió mùa
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có
nhiều sông lớn
- Nhiệt đới ẩm gió mùa,
cận xích đạo & xích đạo
gió mùa
- Sông ngắn, dốc
Đất, sinh
vật
- Đất đỏ badan và đất phù sa
- Rừng nhiệt đới
- Đất đỏ badan
- Rừng xích đạo, rừng
nhiệt đới
Biển
- Phần lớn các nước giáp biển (trừ
Lào), vùng biển giàu tiềm năng.
- Vùng biển rộng lớn giàu
tiềm năng.
Đánh giá
Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng
lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc phát triển
một nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Đông Nam Á có lợi thế về biển (trừ Lào) thuận lợi
để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương
mại, hàng hải.
- Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì
thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa
nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát
triển kinh tế.
14
- Đông Nam Á có diện tích rừng xích đạo và nhiệt
đới ẩm lớn.
Khó khăn
- Rừng đang có nguy cơ bị thu hẹp do khai thác
không hợp lí và do cháy rừng.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như động
đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…
- Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, phòng tránh, khắc phục thiên tai là nhiệm vụ
quan trọng của các quốc gia trong khu vực.
II.2.3. Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý
Đây là điều rất cần thiết, rất quan trọng. Bởi sử dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy sẽ làm cho bài giảng có chiều sâu, có ý nghĩa thực tiễn rõ rệt khiến bài
học hấp dẫn hơn. Đặc biệt từ xưa đến nay, phần lớn phụ huynh & học sinh quan
niệm: Địa lý là môn phụ, môn học bài, đơn giản. Do đó, vị trí của giáo viên trong
lòng các em học sinh cũng chưa thực sự được coi trọng. Đây cũng là một trong
những lý do khiến HS xem nhẹ và mất hứng thú khi học.
Do đó, sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học chúng ta đã cho
HS một cái nhìn khác, chúng phần nào “thần tượng” giáo viên bởi thầy cô mình có
kiến thức thật sâu rộng, chúng thấy được Địa lý không chỉ có lý thuyết xuông, đơn
giản, học Địa lý không chỉ học để biết, để kiểm tra thi cử mà sử dụng kiến thức Địa
lý với sự hỗ trợ đắc lực của các môn học khác giúp các em nắm chắc kiến thức của
nhiều môn học, có thể sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết được nhiều vấn đề
thực tế.
Vấn đề này cũng đã được nhiều GV nghiên cứu, tuy nhiên tác giả thấy bên
cạnh những kiến thức liên môn thể hiện rõ rệt ở 1 số bài học mà GV nào cũng có
thể nhận biết thì mỗi GV lại có những nghiên cứu, sáng tạo riêng. Do đó, trong đề
tài của mình tác giả cũng xin trình bày một số kiến thức liên môn mà tác giả đã sưu
tầm hoặc tự nghiên cứu và đã áp dụng trong quá trình giảng dạy tạo được sự hứng
thú cho HS:
* Sử dụng kiến thức Văn học trong dạy học Địa lý:
• Ca dao, tục ngữ:
Thật tự hào khi được là thế hệ con, cháu, của một dân tộc mà cuộc sống gian
khổ của họ lại được nghệ thuật hóa bằng những câu ca dễ nhớ, dễ nghe, dễ phổ
biến. Những bài học về địa lý sinh động, khắc sâu được kiến thức về khoa học Địa
lý, bằng cách lồng ghép đưa tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam mà còn có ý nghĩa
sâu sắc góp phần hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kỳ hội nhập với khu
vực, với thế giới hiện nay. Các em biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của
thế giới đồng thời phải biết kế thừa nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc
vào mỗi phần bài học lớp 10.
Ví dụ 1:
15
Khi dạy Bài 6 (Địa lý 10): Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái
Đất để khắc sâu kiến thức phần III. “Ngày đêm, dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ”,
GV sử dụng câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ?
Giải thích ý nghĩa : “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch của
Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè.
Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề
mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23
o
27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc
(Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện
tượng ngày dài, đêm ngắn: “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí
tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23
o
27’N (Chí tuyến Nam) thì
ở BCN lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) là hiện tượng ngày ngắn,
đêm dài.
Ví dụ 2:
Khi dạy Bài 12 (Địa lý 10): “Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”. Sử
dụng câu:
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
Để dạy phần kiến thức 2: Gió mùa
Giải thích ý nghĩa:
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên
lục địa cao hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào
gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên
mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ.
16
Nên trong dân gian mới có câu:“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
Nhưng nếu thấy: “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
Hay: “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn
Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và
Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam
Trung Bộ không có mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc ” là ảnh hưởng của khối khí ôn
đới xuất phát từ cao áp lục địa (Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa.
Giáo viên sử dụng các câu ca dao trên bằng nhiều phương pháp :
+ Dùng câu ca dao tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến
thức
+ Dạy phần kiến thức xong sau đó đọc câu ca dao để khắc sâu kiến thức để
học sinh dễ nhớ.
Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành của học sinh giáo viên có thể yêu
cầu học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ có liên quan, ý nghĩa gần
tương tự như câu ca dao mà giáo viên cung cấp.
+ GV kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì bằng cách cho phân tích, giải thích câu
ca dao tục ngữ.
• Sử dụng thơ trong dạy học Địa Lý:
- Khi dạy bài 6 (Địa lý 12): “Đất nước nhiều đồi núi”, để HS thấy được, cảm
nhận được độ cao, sự chia cắt mạnh của vùng núi Tây Bắc, ngoài việc sử dụng
hình ảnh, ta có thể sử dụng các câu thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
- Bài 9 lớp 12: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khi giải thích hiện tượng Phơn
ở duyên hải miền Trung, GV có thể đọc cho HS nghe câu thơ:
“Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”
Khi đọc câu thơ đó xong, HS sẽ rất chăm chú nghe GV giải thích tại sao
Trường Sơn lại “Đông nắng, Tây mưa” và đặc biệt là tại sao “Ai chưa đến đó” lại
“như chưa hiểu mình”, tiết học nhờ đó mà hấp dẫn hơn.
- Khi dạy bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (Địa
lý 10): để HS nắm được thế nào là di dân tự giác chúng ta có thể sử dụng các câu
thơ trong bài “Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên” để HS cảm thấy hứng thú và dễ
nhớ:
17
“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng”
* Tích hợp môn Lịch sử trong dạy học Địa lý:
- Biết về quá khứ, vận dụng để giải thích sự phát triển ở hiện tại và là cơ sở để
dự báo sự phát triển trong tương lai là một trong những điều rất quan trọng của
khoa học Địa lý. Chính vì vậy, khi giảng dạy Địa lý ở các khối lớp, đặc biệt là Địa
lý 11 & 12, việc tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy là rất quan trọng, nó vừa
tăng sự thuyết phục của bài học, vừa tạo thêm sự hứng thú cho HS. Chẳng hạn khi
dạy bài 6 (Địa lý 11): Hợp chúng quốc Hoa Kì, GV có thể tích hợp kiến thức lịch
sử như sau:
Địa chỉ
tích hợp
Mục đích tích
hợp
Nội dung tích hợp
Bài 6 (Tiết
1)
I. Lãnh
thổ &
VTĐL
- Làm rõ quá
trình mở rộng
lãnh thổ của
Hoa Kì
- Hoa Kì hiện đại có thể coi là được manh nha hình
thành khi người Âu đặt chân và định cư trên đất Bắc
Mỹ.
- Trên những vùng đất thuộc về quý tộc hay tổ chức
nào đó dần hình thành các lãnh thổ thuộc địa riêng,
sau này tạo ra 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ với diện
tích khoảng 900 nghìn km
2
. Cuộc đấu tranh giành
độc lập đã dẫn đến việc hình thành Hợp chúng quốc
Hoa Kì với 13 bang.
- Sau đó Hoa Kì dùng nhiều biện pháp để mở rộng
lãnh thổ:
+ 1803: Mỹ mua lại Louisiana của Pháp (80 triệu
Franc)
+ 1819: Mua lại Florida của Tây Ban Nha (5 triệu
USD)
+ 1846: Anh nhượng lại Oregon
+ 1846 – 1848: đánh bại Mê-hi-cô, Mỹ sáp nhập
Texas, New Mexico, California, lãnh thổ Hoa Kì đã
có 48 bang.
+ 1867: Mua lại Alasca của Nga với giá 7,2 triệu
USD.
+ 1898: chiếm quần đảo Ha-oai
+ 1959: Alasca và Ha – oai trở thành bang thứ 49 và
50 của Hoa Kì.
II. Dân cư - Giải thích
quá trình gia
- Nhập cư là một vấn đề quan trọng của Hoa Kì,
hàng năm số người nhập cư hợp pháp chiếm khoảng
18
tăng dân số
của Hoa Kì
chủ yếu do dân
nhập cư & vai
trò của dân
nhập cư đối
với sự phát
triển kinh tế -
xã hội nước
này.
¼ dân số nước này (đầu TK XX, số người nhập cư
chiếm tới ½ số dân gia tăng hàng năm của Hoa Kì).
- Sự nhập cư vào Hoa Kì đã thu hút được “nạn chảy
máu chất xám ở các nước thứ ba”.
+ Từ 1974-1979: có 250 nghìn người có chuyên
môn lành nghề (75% chất xám ra đi từ các nước
đang phát triển di cư sang Mỹ). Thập kỉ 70 của
TKXX, 50% bác sĩ làm việc tại Mỹ là từ các nước
đang phát triển. Kết quả là các nước đang phát triển
mất của cải đầu tư để đào tạo những người có
chuyên môn cao, mất tiền để nuôi dưỡng họ để rồi
các nước phát triển được hưởng những nhà chuyên
môn sẵn sàng hành nghề. Theo một công trình được
tiến hành tại Mỹ năm 1974, những nhà chuyên môn
có nguồn gốc từ thế giới thứ 3 này đã tiết kiệm cho
Mỹ khoảng 4 tỉ USD từ 1947 – 1967, vào năm 1971
là 835,5 triệu USD trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo. Đây là hiện tượng chuyển giao kĩ thuật ngược
chiều. Hiện tượng ra đi của chất xám là kết quả của
tác động qua lại giữa những nhân tố thúc đẩy bên
trong các nước thứ 3 và những nhân tố lôi cuốn ra
nước ngoài như mức đãi ngộ, lương tháng, thiếu
việc làm, phòng thí nghiệm hoặc thiếu ổn định về
chính trị đã cổ vũ các nhà chuyên môn giỏi rời bỏ
đất nước mình.
+ Bộ luật tháng 10/1990 đã được hiện thực từ tháng
10/1991 cho phép hàng năm nhập cư vào Mỹ
700000 người và 131 000 người tị nạn chính trị. Bộ
luật ưu tiên cho những người có quan hệ gia đình
được nhập cư vào Mỹ (chiếm ½ số người nhập cư)
cũng như người lao động có chuyên môn cao.
Bài 6 (Tiết
2)
I. Quy mô
nền kinh
tế
- Giải thích rõ
sự phát triển
nhanh chóng
của nền kinh tế
Hoa Kì
- Các nhà nghiên cứu kinh tế đánh giá sự phát triển
kinh tế của Hoa Kì là sự phát triển mà “quá khứ
không thể hình dung được, một sức mạnh ngoài tầm
vóc con người, một tốc độ của sao băng đã tạo ra
một thế giới kích thích, dễ gây chuyện, vô lý và đầy
lo âu”.
- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế - xã hội với
tốc độ “sao băng” của Hoa Kì:
+ Nền kinh tế Mỹ hội tụ đủ những điều kiện thuận
lợi hiếm có về diện tích, thổ nhưỡng, khí hậu & tài
nguyên.
19
+ Được cách li bởi 2 đại dương lớn là TBD và ĐTD,
Mỹ không bị chiến tranh tàn phá lại còn giàu lên từ
chiến tranh: sau chiến tranh thế giới thứ 2 Hoa Kì đã
thâu tóm 80% dự trữ vàng của thế giới, chỉ huy thế
giới với 2 đòn bẩy: Khuyến khích tự do mậu dịch
giữa các nước, chống chính sách bảo hộ, tạo điều
kiện cho hàng hóa và tư bản của Hoa Kì bành
trướng; dùng đồng USD làm dự trữ ngoại tệ thế
giới.
+ Những yếu tố trên hòa với óc thực dụng nhanh
nhạy nắm bắt và áp dụng các thành tựu của tiến bộ
KHKT và khoa học quản lý cùng với đường lối nhất
quán thu hút chất xám của các nước thứ ba và vơ vét
đối với sân sau là khu vực Mỹ La Tinh trong hàng
chục thập kỉ cùng với Châu Phi và Châu Á sau này
đã đưa Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số một thế
giới.
- Những quốc gia nào, nhất là những nước mới bước
sang nền kinh tế thị trường như nước ta nhận thức
được tầm quan trọng của “nhân tố Mỹ” trong quá
trình phát triển kinh tế như một tất yếu chắc chắn sẽ
tạo ra những điều kiện cần thiết để xây dựng thành
công nền kinh tế thị trường.
* Tích hợp môn Toán trong dạy học Địa lý:
- Chương trình Địa lý 10: Sử dụng kiến thức Toán học để: Tính góc nhập xạ, tính
ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, tính giờ, ngày, tháng, tính độ cao núi, tính số dân khi
biết tốc độ gia tăng dân số, tính mật độ dân số, tính cán cân thương mại, giá trị
xuất-nhập khẩu,
- Chương trình Địa lý 11: Sử dụng kiến thức Toán học để tính tỉ trọng GDP của
Trung Quốc so với Thế giới, xử lý số liệu để vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu
thống kê,…
- Chương trình Địa lý 12: Sử dụng kiến thức Toán học để tính độ che phủ rừng, thu
nhập bình quân đầu người, sản lượng lương thực bình quân đầu người, năng suất,
sản lượng lúa hoặc xử lý số liệu vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu thống kê,…
* Tích hợp môn Hóa học trong dạy học Địa lý
- Bài 3 - Địa lý lớp 11: GV có thể sử dụng kiến thức Hóa học để giải thích sự
tạo thành ô dôn: Các tia tử ngoại và các điện tích tách phân tử ô xi thành các
nguyên tử ô xi, các nguyên tử này lại kết hợp với các phân tử ô xi khác tạo thành ô
dôn:
0
2
= 0 + 0
20
0
2
+ 0 = 0
3
Sau đó, GV có thể nói về vai trò của tầng Ô dôn đối với sự sống trên Trái Đất
& liên hệ hiện nay tầng Ô dôn đã bị thủng, điều đó đã đe dọa đến sự sống trên Trái
Đất như thế nào. Từ đó yêu cầu HS phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
- Bài 9 – Địa lý lớp 10, mục “Phong hóa hóa học”: GV có thể sử dụng kiến thức hóa
học để giải thích sự phong hóa đá vôi tạo thành hang động cac-xtơ: nước mưa, khí
quyển có chứa CO
2
sẽ hòa tan rất nhanh các khoáng vật thuộc nhóm cacbonat,
sunfat, chuyển thành canxi cacbonat (Ca(HCO
3
)
2
):
CO
2
+ H
2
O
H
2
CO
3
CaCO
3
+ H
2
CO
3
Ca(HCO
3
)
2
Do không ổn định về mặt hóa học nên canxi cacbonat dễ bị phân tích thành
axit cacbonic và canxi cacbonat thừa này tách ra khỏi dung dịch tạo thành túp vôi
và các dạng kết tủa trong hang động.
* Tích hợp môn Vật lý trong dạy học Địa lý:
- Ví dụ: Bài 11 – Địa lý 10:
+ Để giải thích sự giảm nhiệt độ không khí khi lên cao, dùng kiến thức vật
lý: khi khối khí bốc lên mạnh, nội năng của khối khí chuyển hóa thành công năng,
công năng chuyển thành động năng. Do nội năng tỉ lệ với nhiệt độ của khối khí nên
khi nội năng biến đổi thì nhiệt độ cũng biến đổi theo. Khi khối khí bốc lên, giãn
nở, vì phải sản sinh công nên tiêu hao nhiệt năng, do đó nhiệt độ giảm. Không khí
giáng xuống, ngược lại bị nén, năng lượng được giải phóng nên nhiệt độ tăng lên.
Không khí bão hòa hơi nước, khi lên cao 100m lạnh đi 0,6
0
C, vì ngưng kết
làm tỏa nhiệt nên đã được bù một phần nhiệt đáng lẽ phải dùng để chi cho giãn nở
không khí. Không khí bão hòa khi hạ xuống nóng lên chưa đến 1
0
C do nhiệt phải
chi cho bốc hơi. Không khí bão hòa khi lên cao thường mất độ ẩm do hơi nước
ngưng kết và rơi xuống, trở thành không bão hòa. Không khí chưa bão hòa khi hạ
xuống cứ 100m sẽ tăng 1
0
C.
+ Dùng kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng nhiệt độ cực đại và cực tiểu
trong một ngày ở đại dương thường xảy ra chậm hơn so với ở lụa địa: Sự truyền
nhiệt vào trong đất và nước phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt dung thể tích (lượng
nhiệt tính bằng calo cần thiết để đốt nóng 1 cm
3
một chất nhất định lên 1
0
C) và tính
dẫn nhiệt của chúng (khả năng truyền nhiệt được đo bằng lượng nhiệt đi qua một
lớp đất có diện tích là 1 cm
2
và chiều dày 1 cm, mà nhiệt độ chênh nhau ở 2 mặt
của lớp đó là 1
0
C trong 1 giây). Với lượng nhiệt mặt trời như nhau, đất (hay nước)
có nhiệt dung thể tích lớn hơn thì được đốt nóng nhiều hơn. Nhiệt dung thể tích
của đất, đá nhỏ hơn nhiệt dung của đá 2 lần. Nước có nhiệt dung thể tích lớn hơn
nhưng tính dẫn nhiệt nhỏ hơn so với đất nên nóng lên chậm và mất nhiệt cũng
chậm.
+ Dùng kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng đại dương có biên độ nhiệt
nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn: Tia sáng Mặt trời đến mặt nước được các lớp
21
nước trên mặt hấp thu một phần, còn một phần truyền xuống đốt nóng trực tiếp các
lớp nước dưới sâu. Do trao đổi loạn lưu nên sự truyền nhiệt xuống sâu ở nước
nhanh gấp nhiều lần (1000 đến 10 000 lần) so với dẫn nhiệt phân tử ở đất. Tính
linh động của nước càng làm cho sự truyền nhiệt có hiệu quả hơn. Vì vậy ở đại
dương có nhiệt độ cực đại trong ngày thường thấp hơn đất liền và nhiệt độ cực tiểu
trong ngày thường cao hơn đất liền dẫn đến biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ, biên độ
nhiệt ở lục địa lớn hơn.
Để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo & khả năng vận dụng kiến thức của HS
vào giải quyết các vấn đề trong bài học và trong thực tế, GV không nhất thiết tự
mình sử dụng kiến thức các môn khoa học khác để giải thích các vấn đề trong môn
Địa lý mà có thể khơi gợi, giúp HS tự vận dụng kiến thức liên môn (đã được học
trong các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Văn, Sử) để giải quyết vấn đề.
2.2.4. Liên hệ thực tế và rèn luyện kĩ năng sống cho HS
* Liên hệ thực tế: làm cho nội dung bài học trở nên gần gũi với HS, các em dễ
dàng khắc sâu kiến thức. Ngoài ra các em sẽ cảm thấy kiến thức môn Địa lý thật bổ
ích, chúng có thể sử dụng vào trong thực tế cuộc sống. Điều đó làm tăng thêm sự
hướng thú cho các em khi học bài.
- Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ lưỡng của GV, sự
nỗ lực lớn từ phía HS nên phần liên hệ thực tế chưa được coi trọng trong tiết học.
- Để phần liên hệ thực tế được sôi động, GV cần: nghiên cứu những nội dung
trong bài học có thể liên hệ thực tế. Sau đó tìm tòi những hình ảnh, đoạn phim,
những ví dụ điển hình, sinh động, hóm hỉnh và có tính giáo dục cao để có thể thu
hút được sự chú ý của HS, kích thích sự tìm tòi, khám phá của các em.
- Một số ví dụ minh họa:
Lớ
p
Bài,
mục
Ví dụ liên hệ
10 Bài 3 - Đã biết đến bản đồ từ các lớp dưới, vậy bản đồ giúp ích cho em
như thế nào trong học tập, trong cuộc sống?
- Nếu đậu Đại học, lên TP. HCM lần đầu tiên để nhập học, chưa
biết đường đi, em sẽ sử dụng những cách nào để tìm được nơi
mình cần đến?
Bài 5
Mục
II.2
- Một bạn HS được học bổng đi du học ở Mỹ. Bạn lên máy bay tại
sân bay Nội Bài (Hà Nội -105
0
Đ) lúc 13 giờ ngày 4/5/2015, đến
Oa-sinh-tơn (Mỹ - 77
0
T) mất 12 tiếng . Sang đến nơi bạn thấy
đồng hồ tại sân bay vẫn chỉ 13 giờ ngày 4/5/2015. Tại sao thế nhỉ?
Bài 7
Mục II
- VD 1: Cho HS xem 1 đoạn phim về động đất và sóng thần ở Nhật
Bản hoặc In-đô-nê-xi-a rồi yêu cầu HS giải thích hiện tượng.
- VD 2: Thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin về trận động đất
ở Nê-pan làm chết và thương vong hàng chục nghìn người. Nhưng
trận động đất mạnh tới 7,8 độ Richter ấy cũng không gây ra hiện
22
tượng núi lửa, sóng thần như ở Nhật Bản. Tại sao thế nhỉ?
Bài 9
Mục 2
- Hình ảnh đá ba chồng ở Định Quán là hình ảnh rất quen thuộc ở
tỉnh Đồng Nai chúng ta (GV cho HS xem hình ảnh đá Ba Chồng).
Theo em đó là sản phẩm của quá trình ngoại lực nào?
Bài 12
Mục
II.3
- GV cho HS xem bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, yêu cầu HS
giải thích câu thơ:
“Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”
- GV: chúng ta nên xem dự báo thời tiết trước khi đi du lịch ở miền
Trung (Huế, động Phong Nha Kẻ Bàng) vào đầu mùa hạ nhé để
tránh các đợt gió Phơn, rất khô nóng khó chịu.
Bài 31
Mục
I.2
- GV có thể lấy ví dụ: chiếc áo khoác em mặc hoặc chiếc giày em
đang đi là kết quả phối hợp của những ngành công nghiệp nào?
11 Bài 3
Mục II
- Liên hệ Việt Nam:
+ VD1: nước ta không phải là nước thải lượng khí nhà kính nhiều
nhất thế giới nhưng lại là một trong 5 quốc qia chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của hiện tượng BĐKH toàn cầu do chúng ta có đường
bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, có nhiều đồng bằng ven biển, đặc
biệt là ĐBSH, ĐBSCL nơi có kinh tế phát triển, dân cư đông đúc
nhưng lại có địa hình tương đối thấp so với mực nước biển.
+ Các em có biết VN đã có những giải pháp gì để ứng phó với hiện
tượng này? (HS trả lời)
+ GV bổ sung: ngoài trồng rừng, xây đê biển (đã xây kiên cố ở Trà
Vinh), hợp tác quốc tế cùng cắt giảm khí nhà kính, nâng cao ý thức
người dân, trước khi biển lấn vào đất liền, chúng ta đã chủ động
lớn biển như: xây dựng đô thị lấn biển ở Kiên Giang, Cần Giờ
(TP. HCM),…
- VD2: Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Long Khánh hiện nay
như thế nào, theo em nguyên nhân là gì, hãy đè xuất giải pháp khắc
phục? (Có thể cho HS tự đi khảo sát thực tế).
12 Bài 6 - Đồng Nai có địa hình bán bình nguyên (thuộc Đông Nam Bộ),
dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích những thuận lợi
và khó khăn của dạng địa hình này đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh ta?
Bài 10 - Cũng nằm trong khu vực Châu Á gió mùa nhưng khác với miền
Bắc có một “mùa đông lạnh”, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; Đồng
Nai chúng ta “mùa đông không lạnh”, nóng quanh năm, có 2 mùa
mưa khô tương phản sâu sắc. Em hãy giải thích vì sao?
- Theo em, khí hậu ở Đồng Nai tạo thuận lợi và gây khó khăn gì
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đề xuất giải pháp khắc phục
23
những khó khăn do thời tiết, khí hậu mang lại?
Bài 15 - Theo em ở Đồng Nai nói chung, Long Khánh nói riêng chịu ảnh
hưởng của những thiên tai gì, nguyên nhân và giải pháp?
Bài 16 - Dựa vào At lat Địa lý Việt Nam và bản đồ phân bố dân cư Đồng
Nai (GV cung cấp), em hãy chứng minh dân cư tỉnh Đồng Nai
phân bố không đều, phân tích nguyên nhân, liên hệ ở TX Long
Khánh?
- Đồng Nai tự hào là một trong những tỉnh có số lượng KCN nhiều
nhất cả nước. Do đó hàng năm tỉnh ta thu hút được một lượng lớn
dân nhập cư. Theo em, dân nhập cư đã góp phần làm thay đổi cơ
cấu dân số theo tuổi và theo giới của tỉnh như thế nào?
Bài 17 - Em hiện nay cũng đã bước vào tổi lao động rồi. Vậy em nhận
thấy mình có thế mạnh gì và còn những hạn chế gì cần cố gắng
khắc phục?
- Em đã có kế hoạch gì cho tương lai của mình để không rơi vào
tình trạng “thất nghiệp, thiếu việc làm”?
Bài 18 - Quá trình đô thị hóa đã tác động như thế nào đến sự phát triển
kinh tế - xã hội-môi trường Long Khánh? (Có thể cho HS đi khảo
sát thực tế).
Bài 22 - Kể tên các loại cây công nghiệp ở Long Khánh mà em biết. Tại
sao ở đây lại trồng được những loại cây đó? (Cho HS đi khảo sát
thực tế).
- Thực tế chỉ ra rằng: chúng ta không nên chuyên canh một loại cây
nhất định. Em hãy giải thích vì sao?
Bài 31 - Có thể cho HS đi khảo sát các tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng
du lịch để thấy được hiện trạng phát triển du lịch của địa phương.
Nếu không có điều kiện đưa HS đi, chúng ta có thể cho HS xem
hình ảnh & đặt ra các câu hỏi như:
+ Nếu em là hướng dẫn viên du lịch ở Long Khánh, em sẽ đưa
khách du lịch đi tham quan những địa điểm nào của thị xã, vì sao?
+ Em thấy ngành du lịch ở Long Khánh đã phát triển mạnh chưa,
vì sao? Nếu là một trong những người lãnh đạo trong ngành du lịch
của thị xã, em sẽ làm gì để thúc đẩy ngành du lịch của thị xã phát
triển hơn nữa?
• Rèn luyện kĩ năng sống cho HS:
Đây là một khâu rất quan trọng trong tiết học Địa lý. Bởi mục đích cuối
cùng của giáo dục là hình thành nhân cách cho HS, giúp chúng có đủ bản lĩnh để
sống tốt.
Rèn luyện kĩ năng sống cho HS trong tiết Địa lý sẽ khiến HS thấy được ý
nghĩa thực sự của môn học, có động cơ học tập đúng đắn.
24
Kỹ năng sống biểu hiện ở thái độ, hành vi, lời nói của một người trước
những tình huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Nó được hình thành và phát
triển cùng với tuổi đời của người đó và có thể thay đổi theo thời gian khi nhận thức
của con người thay đổi. Ở tuổi học trò, kỹ năng sống của các em học sinh chịu sự
chi phối mạnh mẽ của nền giáo dục từ gia đình và nhà trường.
Theo UNESCO, WHO, UNICEF: KNS gồm các kĩ năng cơ bản sau: KN
giải quyết vấn đề, KN suy nghĩ/ tư duy phân tích có phê phán, KN giao tiếp hiệu
quả, KN ra quyết định, KN tư duy sáng tạo, KN giao tiếp ứng xử cá nhân, KN tự
nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị, KN thể hiện sự cảm
thông, KN ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
Một số ví dụ minh họa rèn luyện KNS cho HS qua bài học:
KHỐI 10
TÊN BÀI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HS
Bài 16: Sóng,
thủy triều, dòng
biển
- Kĩ năng phòng vệ: giúp các em có thể nhận biết hiện tượng
động đất, sóng thần sắp xảy ra để có thể phòng tránh và giúp
người khác phòng tránh kịp thời.
KHỐI 11
Bài 7: EU, liên
minh khu vực
lớn trên thế giới
- Kĩ năng cảm thông: Khi học xong phần “EU – liên minh khu
vực lớn nhất thế giới”, GV phân tích thêm những khó khăn mà
EU đang gặp phải, tình trạng khủng hoảng của Hy Lạp & những
nỗ lực chung của EU để cùng giúp đỡ nước này vượt qua giai
đoạn khó khăn. Sau đó GV liên hệ : Sự đồng tâm hiệp lực, “Lá
lành đùm lá rách” bao giờ cũng tạo nên sức mạnh lớn. Do đó,
các em phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc
sống để mỗi người tự hoàn thiện mình & đưa phong trào lớp đi
lên bởi không ai có thể sống một mình trong cuộc đời này.
KHỐI 12
Bài 17: Lao
động và việc làm
- Kĩ năng tự nhận thức: Trình độ của người lao động Việt Nam
chưa được cao, ý thức kỉ luật lại chưa tốt. Theo nhận định của
các nhà kinh tế học: Năng suất lao động của 1 người Nhật Bản
bằng tới 30 người Việt Nam. Vì thế mức thu nhập của phần lớn
lao động nước ta (trong đó có cha mẹ các em) còn thấp, chất
lượng cuộc sống chưa được cải thiện nhiều. Do đó hiện nay các
em đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng
học để sau này có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
25