Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu kết quả điều trị u nguyên bào thận theo phác đồ SIOP 2001 tại Bệnh viện Nhi Trung ương [FULL]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 156 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-  -




TRẦN ĐỨC HẬU





NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U
NGUYÊN BÀO THẬN THEO PHÁC ĐỒ SIOP
2001 TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG






LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
















Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-  -



TRẦN ĐỨC HẬU



NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN
BÀO THẬN THEO PHÁC ĐỒ SIOP 2001 TẠI
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG



Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 62720135



LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN CÔNG KHANH








Hà Nội - 2014

LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS.
Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt
nam, nguyên giám đốc bệnh viện Nhi trung ương, nguyên phó Chủ nhiệm
bộ môn Nhi - trường Đại học Y Hà nội, người đã tận tình dạy dỗ, động
viên giúp đỡ tôi trong nhiều năm qua, từ khi tôi bắt đầu làm việc trong
lĩnh vực ung thư Nhi khoa cho đến nay.

Tôi xin cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn với GS Henry Ekert, bệnh viện Nhi
Hoàng gia, Melbourne, Australia; người đã dạy tôi rất nhiều về ung thư
Nhi khoa và giúp tôi rất nhiều trong quá trình học tập chuyên ngành cũng
như làm việc sau này.
Tôi xin chân thành cám ơn các bạn đồng nghiệp tại các khoa Ung bướu,
Giải phẫu bệnh, Chẩn đoán hình ảnh, Ngoại - Bệnh viện Nhi Trung ương
đã tham gia các hoạt động của nhóm u đặc, nâng cao chất lượng và hiệu
quả điều trị các u đặc nói chung cũng như u nguyên bào thận nói riêng.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn tới Bộ môn Nhi, Phòng đào tạo sau
đại học, Ban giám hiệu- trường Đại học Y Hà nội và Ban giám đốc Bệnh
viện Nhi trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến GS Norbert Graf, chủ tịch ủy ban nghiên cứu
ung thư thận của SIOP về những giúp đỡ chuyên môn trong thời gian
chúng tôi áp dụng phác đồ SIOP 2001.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân và gia đình các cháu đã hợp
tác, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chia sẻ kết quả nhỏ bé này với những người thân của tôi, những
người đã luôn động viên giúp đỡ tôi để tôi thực hiện tốt luận án này.
Hà nội ngày 20 tháng 4 năm 2014

Bác sĩ Trần Đức Hậu
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Hà nội ngày 20-4-2014.




NCS Trần Đức Hậu
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………… 3
1.1. Dịch tễ học u nguyên bào thận………………………………………….3
1.2. Gen và sinh học phân tử trong u nguyên bào thận……………… 4
1.3.Chẩn đoán và phân loại u nguyên bào thận…………………………… 5
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng…………………………… 6
1.3.2. Chẩn đoán lâm sàng…………………………………… 7
1.3.3. Chẩn đoán hình ảnh……………………………………………7
1.3.4. Chẩn đoán giải phẫu bệnh…………….……………………….9
1.3.5. Phân giai đoạn……………………………………………… 10
1.3.6. Phân loại mô bệnh học……………………………………… 12
1.4. Điều trị u nguyên bào thận…………………………………………….17
1.4.1. Lịch sử điều trị u nguyên bào thận……………………………17
1.4.2. Nguyên tắc điều trị u nguyên bào thận …………………….19
1.4.2.1. Nguyên tắc chung……………………………………19
1.4.2.2. Nguyên tắc và mục đích của SIOP……… 21
1.4.2.3. Nguyên tắc và mục đích của NWTS……………… 22
1.4.2.4. Dược lý học các thuốc sử dụng trong điều trị
hóa chất……………………………………………………….22
1.4.3. Phác đồ sử dụng SIOP 2001………………………………….22
1.4.3.1. Bệnh nhân……………………………………………23
1.4.3.2. Điều trị……………………………………………….23
1.4.4. Điều trị u nguyên bào thận theo NWTS…………………… 26
1.4.5. Kết quả điều trị……………………………………………… 27

1.4.6. Tái phát, biến chứng………………………………………… 28
1.4.6.1. Tái phát………………………………………………28
1.4.6.2. Tai biến, biến chứng lâu dài do điều trị…………… 28
1.4.7. Các yếu tố tiên lượng…………………………………………29
1.5. Các vấn đề hiện tại và phương hướng trong điều trị u nguyên
bào thận………………………………………………………………… 31
1.5.1. Các vấn đề hiện tại……………………………………………31
1.5.1.1. Kết quả điều trị………………………………………31
1.5.1.2. Cách tiếp cận điều trị……………………………… 31
1.5.2. Ưu điểm, nhược điểm chính của SIOP và NWTS… 32
1.5.3. Phương hướng nghiên cứu……………………………………35
1.5.4. Điều trị u nguyên bào thận ở các nước đang phát triển………36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………37
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân nghiên cứu………………… 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu………………………….37
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………… 37
2.2.2. Phác đồ điều trị sử dụng SIOP 2001…………………… … 37
2.2.2.1. Chẩn đoán hình ảnh………………………………….37
2.2.2.2. Điều trị hóa chất trước phẫu thuật………………… 38
2.2.2.3. Phẫu thuật……………………………………………39
2.2.2.4. Giải phẫu bệnh……………………………………….39
2.2.2.5. Điều trị hóa chất sau phẫu thuật…………………… 43
2.2.2.6. Xạ trị……………………………………….……… 47
2.2.2.7.Theo dõi các tác dụng không mong muốn do điều trị 48
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng……… …………………………….… 48
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bệnh nhân… ……………….50
2.2.4.1. Sống khỏe mạnh không bệnh……………………… 50
2.2.4.2. Tái phát………………………………………………50

2.2.4.3. Sống thêm toàn bộ………………………………… 51
2.2.4.4. Tử vong………………………………………………51
2.2.5. Phương pháp theo dõi bệnh nhân……… ……………….… 51
2.2.5.1. Nội trú……………………………………………… 51
2.2.5.2. Ngoại trú…………………………………………… 51
2.2.5.3. Thời gian theo dõi……………………………………51
2.2.5.4. Nội dung theo dõi……………………………………52
2.3. Nội dung nghiên cứu………………………………………………… 52
2.3.1. Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng……………………….52
2.3.1.1. Dịch tễ lâm sàng…………………………………… 52
2.3.1.2. Lâm sàng….………………………………………….53
2.3.1.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng ………………………53
2.3.1.4. Phân giai đoạn……………………………………….53
2.3.1.5. Phân nhóm nguy cơ mô bệnh học……………………53
2.3.2. Đánh giá kết quả điều trị…………………………………… 53
2.3.2.1. Sống khỏe mạnh, không bệnh…………………… …54
2.3.2.2. Tái phát………………………………………………54
2.3.2.3. Sống thêm toàn bộ……… …………………………54
2.3.2.4. Tử vong………………………………………………54
2.3.2.5. Các tai biến, tác dụng không mong muốn………… 54
2.3.3. Các yếu tố tiên lượng và ảnh hưởng đến kết quả điều trị…….55
2.4. Xử lý số liệu………………………………………………………… 55
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài………………………………………….56
Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu………………………………………………… 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ………………………………………………… 58
3. 1. Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng………………………………….58
3.1.1. Số bệnh nhân nghiên cứu…………….……………………….58
3.1.2. Dịch tễ lâm sàng………………………………….………… 58
3.1.2.1. Tuổi, giới tính………………………………… ……58
3.1.2.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………… …59

3.1.2.3. Vị trí khối u………………………………………… 60
3.1.3. Chẩn đoán hình ảnh……………………………… ………….60
3.1.4. Phân giai đoạn……………………………………… ……….61
3.1.5. Phân nhóm nguy cơ mô bệnh học…………….………………62
3.1.6. Đáp ứng của khối u với điều trị hóa chất trước phẫu thuật ….68
3.1.7.Chế độ điều trị sau phẫu thuật ở các bệnh nhân nghiên cứu…. 71
3.2. Đánh giá kết quả điều trị………………………………………………72
3.2.1. Kết quả điều trị chung 73
3.2.2. Tái phát 74
3.2.3. Tử vong……….………………………………………………75
3.2.4. Các tai biến, tác dụng phụ liên quan đến điều trị.…………….75
3.2.4.1.Liên quan đến phẫu thuật…………………………….75
3.2.4.2. Liên quan đến điều trị nội khoa…………………… 75
3.3. Các yếu tố tiên lượng và ảnh hưởng đến kết quả điều trị……….…… 77
3.3.1.Kết quả điều trị tính theo giai đoạn……………………………77
3.3.2.Kết quả điều trị tính theo nhóm nguy cơ mô bệnh học ……… 79
3.3.3. Kết quả điều trị theo can thiệp điều trị đầu tiên: điều trị
hóa chất trước phẫu thuật và phẫu thuật ngay ………….…….…….81
3.3.4. Kết quả điều trị tính theo mức độ thay đổi thể tích
khối u sau điều trị hóa chất trước phẫu thuật ………………… … 82
3.3.5. Kết quả điều trị tính theo tuổi của bệnh nhân 84
3.3.6. Mối liên hệ giữa tỉ lệ giảm thể tích khối u và
giai đoạn, nhóm nguy cơ mô bệnh học 84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………… 86
4.1. Kết quả điều trị theo SIOP 2001………………………………………86
4.1.1.Dịch tễ lâm sàng: bệnh nhân, lứa tuổi, vị trí khối u, giới tính 86
4.1.2. Lâm sàng và cận lâm sàng……………………………………87
4.1.3. Phân giai đoạn……………………………………………… 87
4.1.4. Phân nhóm nguy cơ mô bệnh học……………………………89
4.1.5. Bàn luận về kết quả điều trị………………………………….92

4.1.6. Tai biến, biến chứng do điều trị…………………………… 95
4.2. Các yếu tố tiên lượng kết quả điều trị và ảnh hưởng đến
chất lượng điều trị……………………… ……………………………97
4.2.1. Yếu tố tiên lượng……………………………………………97
4.2.1.1.Giai đoạn…… …………………………………….…97
4.2.1.2. Nhóm nguy cơ mô bệnh học…………………….….100
4.2.1.3. Đáp ứng với điều trị hóa chất trước phẫu thuật….…101
4.2.1.4. Các yếu tố tiên lượng khác…………………………104
4.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điều trị………………… 105
4.2.2.1. Chẩn đoán hình ảnh……………………………… 105
4.2.2.2. Chẩn đoán giải phẫu bệnh………………………… 108
4.2.2.3. Khả năng thực hiện đúng phác đồ SIOP 2001….… 111
4.3. Phân tích, đề xuất lựa chọn phác đồ điều trị…………………………112
4.3.1. Tính khả thi của các phác đồ SIOP và NWTS
trong hoàn cảnh Việt nam………………………………… 112
4.3.1.1. Phác đồ của SIOP………………………………… 113
4.3.1.2. Phác đồ của NWTS…………………………………117
4.3.2. Đề xuất lựa chọn phác đồ……………………………………118
4.3.2.1.Về kết quả điều trị……………………………… …118
4.3.2.2. Các yếu tố cân nhắc khi lựa chọn phác đồ…… 119
4.3.2.3. Lựa chọn phác đồ điều trị………………………… 122
KẾT LUẬN……………………………………………………………….123
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI…………………………………… 125
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………126
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CT : Computerized tomography: chụp cắt lớp vi tính
EFS : Event free survival: sống khỏe mạnh không bệnh
OS : Overall survival: sống thêm toàn bộ
SIOP :Sociéte´ International d´Oncologie Pédiatrique : Hội ung thư
Nhi khoa quốc tế
NWTS :National Wilm’s Tumor Study : Nghiên cứu u Wilm’s quốc gia
NWTSG :National Wilm’s Tumor Study Group: Nhóm nghiên cứu u
Wilm’s quốc gia


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở các nước phát triển các bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ 2 ở trẻ em sau tai nạn, ở Mỹ tỉ lệ tử vong do ung thư chiếm
khoảng 10% ở trẻ dưới 15 tuổi [1]. Ở các nước đang phát triển như nước
ta, tuy ung thư không phải là nguyên nhân hàng đầu nhưng các bệnh phổ
biến và gây tử vong chính như nhiễm trùng, suy dinh dưỡng đã giảm đi
nhiều và số bệnh nhân ung thư đến bệnh viện đã gia tăng trong những
năm qua [2-4].
Trên thế giới tỉ lệ mới mắc hàng năm của ung thư trẻ em (< 15 tuổi) ở các
nước có thống kê được công bố có khác nhau, đa số vào khoảng 120-
140/1000.000 trẻ hàng năm [1]. Việt Nam chưa có số liệu về tỉ lệ mới
mắc hàng năm. Ung thư trẻ em ở các nước phát triển chiếm tỉ lệ khoảng
2% tất cả các trường hợp ung thư [1]. Việt Nam chưa có thống kê chính
xác, nhưng tỉ lệ này có thể cao hơn vì tỉ lệ trẻ em trong dân số Việt nam
cao hơn và tuổi thọ trung bình của người Việt Nam thấp hơn.
U nguyên bào thận là một trong các loại u đặc thường gặp ở trẻ em sau u
não, u lympho và u nguyên bào thần kinh [1].

Về bản chất mô bệnh học, u nguyên bào thận do các nguyên bào thận tạo
thành và chiếm khoảng 85% -90% các trường hợp ung thư thận trẻ em
dưới 15 tuổi theo thống kê ở các nước phát triển [5-7].
Trên thế giới việc nghiên cứu điều trị ung thư trẻ em nói chung và u
nguyên bào thận nói riêng trong nhiều năm qua đã cho những kết quả rất
tốt [5-8]. Tuy vậy việc điều trị u nguyên bào thận ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam, còn nhiều khó khăn [9-11]. Có 2 cách điều
trị được áp dụng rộng rãi trên thế giới là theo SIOP (Sociéte´
International d´Oncologie Pédiatrique : Hội ung thư nhi khoa quốc tế)
hoặc NWTS (National Wilm’s Tumor Study: Nhóm nghiên cứu u nguyên
bào thận quốc gia, của Mỹ). Mỗi cách tiếp cận điều trị đều có những ưu

2

nhược điểm riêng khi áp dụng trong thực tế điều trị cho bệnh nhân. Việc
áp dụng phác đồ nào để điều trị, phác đồ nào tốt hơn là chủ đề tranh luận
kéo dài hơn 40 năm qua kể từ khi 2 nhóm nghiên cứu điều trị u thận lớn
nhất ra đời và có cách tiếp cận điều trị khác nhau [5, 6, 12-16].
Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về u nguyên bào thận. Các nghiên
cứu đã có chủ yếu là về đặc điểm dịch tễ, chung với các bệnh khác [2-4],
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng [17, 18]. Cho tới nay mới có 2 nghiên
cứu về điều trị u nguyên bào thận tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
được công bố và đều sử dụng phác đồ NWTS 5 [10, 11]. Tại khoa ung
bướu bệnh viện Nhi trung ương, từ 2000-2008 phác đồ NWTS 5 đã được
sử dụng để điều trị và cho kết quả tốt [9, 10]. Từ 7/2008 trong khuôn khổ
hợp tác với bệnh viện trường đại học Lund, Thụy điển, chúng tôi áp dụng
phác đồ SIOP 2001 để điều trị. Nghiên cứu này của chúng tôi được tiến
hành nhằm đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào thận khi sử dụng phác
đồ SIOP 2001, tính ứng dụng của nó trong hoàn cảnh Việt Nam để phần
nào có thể đưa ra kết luận về sự lựa chọn phác đồ điều trị u nguyên bào

thận.
Đề tài “ Nghiên cứu kết quả điều trị u nguyên bào thận theo phác đồ SIOP
2001 tại Bệnh viện Nhi Trung ương” được chúng tôi thực hiện với 2 mục
tiêu:
- Đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào thận theo phác đồ
SIOP 2001 tại bệnh viện Nhi trung ương
- Đánh giá một số yếu tố tiên lượng và ảnh hưởng đến kết quả
điều trị



3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

U nguyên bào thận được biết đến lần đầu tiên vào năm 1814 do tác giả
Rance và năm 1877, bác sĩ Jessop mổ thành công u nguyên bào thận lần
đầu tiên ở một trẻ 2 tuổi tại thành phố Leed của Anh [19]. Sau đó cũng có
các nghiên cứu được công bố tuy vậy nghiên cứu của Max Wilms, bác sĩ
phẫu thuật người Đức, mô tả điều trị 7 bệnh nhân u nguyên bào thận năm
1899 được coi là kinh điển [13, 19]. Cho đến năm 1975 đã có ít nhất 85
tên gọi cho bệnh này được dùng trong y văn. Hiện nay hai tên gọi u
nguyên bào thận và u Wilms được sử dụng trên toàn thế giới. U nguyên
bào thận phát sinh từ nguyên bào hậu thận nguyên thuỷ, do các dòng tế
bào: mầm (blastemal), đệm (stromal) và biểu mô (epithelial) với các tỉ lệ
khác nhau tạo thành [7, 20]. U nguyên bào thận là một trong những u đặc
thường gặp ở trẻ em sau u hệ thần kinh trung ương, u lympho và u
nguyên bào thần kinh [1]. Bệnh bắt đầu được điều trị từ hơn 100 năm nay
nhưng những nghiên cứu lớn, đầy đủ mới được bắt đầu từ hơn 40 năm trở

lại đây [7, 13, 21]. U nguyên bào thận nếu được điều trị thích hợp và đầy
đủ sẽ có kết quả tốt: 85 - 90% bệnh nhân khỏi bệnh [5, 7, 8, 22-27]. Tuy
kết quả điều trị u nguyên bào thận là khá cao nhưng việc điều trị còn
nhiều thách thức: ở các nước phát triển là làm sao giảm tối đa liều điều trị
hoá chất, xạ trị để tránh các biến chứng muộn trong khi vẫn cải thiện kết
quả điều trị [5, 7, 23], ở các nước đang phát triển là làm thế nào để đạt
được kết quả gần như các nước phát triển trong hoàn cảnh khó khăn hơn
nhiều [12, 28, 29].
1.1. DỊCH TỄ HỌC U NGUYÊN BÀO THẬN
U nguyên bào thận là loại thường gặp nhất ở thận, chiếm khoảng 85%
-95% các ung thư thận theo các số liệu gần đây và khoảng 5-7% tất cả các
bệnh ác tính ở trẻ em dưới 15 tuổi ở các nước phát triển [1, 5, 7, 21, 30].

4

Tỉ lệ mới mắc hàng năm của u nguyên bào thận ở trẻ em da trắng dưới 15
tuổi là 7,6/ 1000 000 trẻ ở Mỹ [30]. Bệnh thường được phát hiện nhiều
nhất ở lứa tuổi 2-5 tuổi, 98% bệnh nhân được chẩn đoán trước 10 tuổi . U
nguyên bào thận rất ít gặp ở trẻ trên 10 tuổi hoặc dưới 6 tháng [7, 31-33].
Dưới 6 tháng tuổi thường gặp u trung bì thận bẩm sinh [31, 32, 34], còn
trên 10 tuổi thường gặp các ung thư khác của thận [33]. Ở Việt Nam, u
nguyên bào thận chiếm 5,2% số bệnh nhân vào Bệnh viện Nhi Trung
ương trong 5 năm 2000-2005 [9], 4,3% số bệnh nhi tại bệnh viện Ung
bướu Tp Hồ Chí Minh [11], khoảng 2% ung thư trẻ em tại Hà Nội theo
nghiên cứu của Bệnh viện K [35], được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn
các nghiên cứu khác và tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 3,05 tuổi
(36,7 tháng) [9]. Không có sự khác biệt về phân bố theo giới tính theo số
liệu ở các nước phát triển [1], tuy vậy trong nghiên cứu của chúng tôi
trong thời gian 2000-2005 tỉ lệ trẻ trai/ trẻ gái = 1,7 [9].
Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố nguy cơ phát sinh u

nguyên bào thận như môi trường sống, làm việc của cha mẹ, tình trạng
sức khỏe của mẹ, cân nặng của trẻ khi sinh nhưng chưa có yếu tố nào
được khẳng định rõ ràng và có vai trò độc lập trong phát sinh bệnh [36].
1.2. GEN VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG U NGUYÊN BÀO
THẬN
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước đã có đề xuất nghiên cứu về
gen và tính chất di truyền của u nguyên bào thận. Giả thiết được đặt ra là
u nguyên bào thận phát triển được là do hậu quả đột biến gen. Nếu đột
biến xảy ra trước khi hợp tử được hình thành người bị bệnh có nhiều khả
năng có nhiều khối u. Đột biến xảy ra sau khi hợp tử được hình thành là
dạng có 2 đột biến thân trong một tế bào nên bệnh nhân thường có một
khối u [30, 31]. Gen liên quan đến u nguyên bào thận được phát hiện sau
nghiên cứu trên 11 bệnh nhân có hội chứng WAGR (u Wilms, không có
mống mắt, dị tật đường tiết niệu, chậm phát triển tinh thần). Các bệnh

5

nhân này có mất đoạn gen ở vị trí 13 cánh ngắn nhiễm sắc thể 11: 11p13.
Gen này được đặt tên là WT1 và được xác định vai trò là ức chế phát triển
u nguyên bào thận do các nguyên nhân sau: mất đặc trưng một phần hoặc
toàn bộ WT1 ở một số bệnh nhân có u nguyên bào thận; đột biến WT1 ở
các bệnh nhân có u nguyên bào thận hai bên; các đột biến thân (somatic
mutations) đồng nhất ở các bệnh nhân có u nguyên bào thận hai bên
không có tính gia đình [37]. Khoảng 15-20% bệnh nhân u nguyên bào
thận có đột biến hoặc mất gen WT1. WT1 là tác nhân của 2 hội chứng
WARG và Denys-Drash, những bệnh nhân của 2 hội chứng này có nguy
cơ bị u nguyên bào thận cao: với WAGR là trên 30% còn với Denys-
Drash là 95% [38].
Gen tiếp theo được phát hiện là WT2 dựa trên các nghiên cứu về gen
của các bệnh nhân hội chứng Beckwith-Wiedemann. WT2 nằm ở vị trí

11p15 [37]. Khoảng 5-10% bệnh nhân hội chứng Beckwith-Wiedemann
có u nguyên bào thận, được phát hiện mất tính dị hợp tử (heterozygosity)
của đoạn gen WT2 [39]. Với các trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia
đình các nghiên cứu về gen cũng đã xác định được 2 gen : FWT1 ở vị trí
17q12-q21 và FWT2 ở vị trí 19q13.4 [40]. Vai trò của WT1 trong các
trường hợp u nguyên bào thận có tiền sử gia đình không được khẳng định
cũng như mối liên hệ giữa WT1 và các gen FWT1, FWT2 [40].
Các nghiên cứu về di truyền gần đây ghi nhận đột biến gen TP53 (gen ức
chế ung thư), CTNNB1 (mã hóa β-catenin) gen liên quan đến phát sinh
ung thư (oncogene), WTX (gen ức chế ung thư) [21] trong bệnh sinh của
u nguyên bào thận. Tuy vậy các đột biến này còn gặp ở nhiều bệnh ác tính
khác chứ không chỉ ở u nguyên bào thận.
Những biến đổi di truyền trên liên quan đến việc phát sinh u nguyên bào
thận. Các nghiên cứu gần đây tập trung vào các gen có liên quan đến kết
quả điều trị bệnh.
1.3. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI U NGUYÊN BÀO THẬN

6

1.3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
Nhiều nghiên cứu cho thấy u nguyên bào thận không có triệu chứng
lâm sàng đặc hiệu. Bệnh thường được phát hiện với các triệu chứng: khối
u vùng hố thận, bụng to, đau bụng, đái máu; trong đó việc phát hiện khối
u là phổ biến nhất và nhiều khi là triệu chứng duy nhất [9, 11, 18, 21, 30,
41]. Các triệu chứng sau ít gặp hơn và không điển hình: trẻ mệt mỏi, kém
ăn, da xanh Khi thăm khám thường thấy hố thận bên có khối u đầy, sờ
thấy khối u đặc, mặt nhẵn, bờ cong, thường không đau khi khám. Khám
lâm sàng phát hiện khoảng 25 % bệnh nhân có cao huyết áp và một số có
các dị tật bẩm sinh như không có mống mắt, dị tật sinh dục-tiết niệu (lỗ
đái lệch thấp, ẩn tinh hoàn) [30, 39]. Các vị trí di căn thường gặp là hạch

rốn thận, phổi, gan và ít gặp như não, tinh hoàn, xương. U có thể xâm lấn
vào niệu quản [42], tĩnh mạch chủ dưới lên đến nhĩ phải [43]. Tuỳ theo
mức độ phát triển của khối u mà các biểu hiện lâm sàng có khác nhau,
trong các trường hợp di căn xa, ở giai đoạn muộn có các biểu hiện lâm
sàng rối loạn chức năng của các cơ quan bị di căn.
Khối u thường có ranh giới rõ ràng và có dạng gần như hình cầu. Đường
ranh giới với phần nhu mô thận lành được tạo bởi vỏ giả trong thận, do
các mô thận bình thường bị khối u chèn ép, bị thoái hoá. Khi đó đường
ranh giới có dạng “chèn lấn”. Đây là một trong các đặc điểm có thể giúp
phân biệt u Wilms với các u khác ở thận: u trung mô, sarcoma tế bào
sáng, u dạng cơ vân và u lympho thận. Trường hợp ngoại lệ khi khối u
được tạo bởi các tế bào hậu thận liên kết kém, đường ranh giới có dạng
xâm lấn [30].
U nguyên bào thận cũng còn gặp ở các trường hợp thận hình móng ngựa
với tỉ lệ cao hơn so với các trường hợp bình thường (0,48%) [44] và nhiều
khi không chẩn đoán được bằng lâm sàng trước phẫu thuật. Các trường
hợp này cần được phẫu thuật và điều trị bảo tồn để tránh phải ghép thận.
Đa số u Wilms chỉ có một khối u nhưng cũng có một số có nhiều khối u

7

trong thận (6-7%) hoặc u ở cả hai thận (5-6%). Trong số 3442 bệnh nhân
của Nhóm nghiên cứu u Wilms quốc gia (NWTSG) của Mỹ có 241 (7%)
bị cả hai thận vào lúc chẩn đoán hoặc sau đó và 377 (11,8%) có nhiều
khối u trong một thận [22].Tỉ lệ bị ung thư của hai thận ngang nhau. U
nguyên bào thận ngoài thận rất hiếm gặp và thường có ở sau phúc mạc,
nằm sát nhưng không gắn liền với thận. Ngoài ra cũng có thể có ở khung
chậu, bẹn, ngực, lưng [22]. Tại bệnh viện Nhi trung ương, chúng tôi đã
gặp các trường hợp u nguyên bào thận 2 bên, 1 trường hợp ở thận hình
móng ngựa và 1 với vị trí là hố chậu phải (nằm ngoài thận).

Các hội chứng liên quan đến u nguyên bào thận gồm có: hội chứng
WAGR (bao gồm u nguyên bào thận, không có mống mắt, dị tật đường
tiết niệu sinh dục và chậm phát triển trí tuệ), hội chứng Denys –Drash
(bệnh lý thận bẩm sinh, u nguyên bào thận và mơ hồ giới tính) hội chứng
Beckwith-Wiedemann (lưỡi to, lồi rốn, phủ tạng to và phì đại chi) [39].
1.3.2. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
Chẩn đoán lâm sàng u nguyên bào thận tương đối khó khăn do
không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Có thể nghĩ tới u nguyên bào thận
khi có khối u ở vị trí hố thận, thường khám lâm sàng là 1 bên bụng.
Những triệu chứng thường gặp như đái máu, huyết áp tăng, đau bụng
cũng gặp trong nhiều bệnh ác tính khác, đặc biệt là u nguyên bào thần
kinh là bệnh thường phải chẩn đoán phân biệt với u nguyên bào thận.
1.3.3. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng đối với việc chẩn đoán
và phân giai đoạn của u nguyên bào thận do không có xét nghiệm cận lâm
sàng (sinh hoá, huyết học) nào có tính đặc hiệu với u nguyên bào thận.
Chẩn đoán hình ảnh gồm có: siêu âm, X-q phổi, chụp thận đường tĩnh
mạch, chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ thận. Trong đó chụp thận
đường tĩnh mạch ít được sử dụng trong thời điểm hiện tại. Chụp cộng
hưởng từ (MRI) có giá trị về mặt hình ảnh kém hơn chụp cắt lớp (CT) khi

8

đánh giá khối u ở thận, thường được áp dụng để đánh giá trong những
trường họp u nguyên bào thận di căn não, là vị trí di căn ít gặp [45].
Chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá vị trí và kích thước khối u, mức độ
xâm lấn của khối u so với thận, qua đó có thể đưa ra chẩn đoán hình ảnh
là u nguyên bào thận hay ung thư thận khác hoặc tổn thương khác với
mức độ chính xác tương đối [46-48]. U nguyên bào thận thường thể hiện
trên siêu âm, CT là khối u có ranh giới rõ với các tổ chức xung quanh,

ranh giới này sẽ rõ hơn trên CT sau tiêm thuốc cản quang. U thường có
hình cầu, có tính chất đè đẩy nhu mô thận xung quanh chứ không phải
xâm nhập, thường có hoại tử bên trong nhưng ít khi có vôi hoá. Đồng thời
u nguyên bào thận cũng không bao quanh các mạch máu lớn như động
mạch chủ bụng, đây là đặc điểm để có thể chẩn đoán phân biệt với u
nguyên bào thần kinh, cũng thường xuất phát từ sau phúc mạc nhưng hay
bao quanh các mạch máu lớn [46, 49, 50].
Chẩn đoán hình ảnh còn giúp xác định mức độ phát triển, di căn của u
nguyên bào thận. CT và siêu âm có thể phát hiện u nguyên bào thận di
căn, tạo huyết khối ở tĩnh mạch chủ dưới, đài bể thận, niệu quản. CT và
X-q giúp phát hiện u nguyên bào thận di căn phổi, gan còn chụp cộng
hưởng từ có giá trị cao hơn trong xác định di căn não [45]. Nếu tổn
thương được ghi nhận trên CT nhưng không có ở phim chụp phổi (thẳng
và nghiêng) thì được điều trị như những bệnh nhân không có di căn phổi
[51, 52].
Vai trò của chẩn đoán hình ảnh đối với việc chẩn đoán và điều trị có khác
nhau theo hướng tiếp cận điều trị.
Với SIOP, chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất lớn. Việc bệnh nhân được
điều trị theo hướng nào phụ thuộc vào chẩn đoán hình ảnh, trừ các bệnh
nhân dưới 6 tháng tuổi, do ở lứa tuổi này tỉ lệ u trung bì thận khá cao[31,
32, 34] nên các bệnh nhân dưới 6 tháng sẽ được phẫu thuật ngay. Nếu
chẩn đoán hình ảnh là u nguyên bào thận, bệnh nhân sẽ được điều trị hoá

9

chất trước phẫu thuật, nếu chẩn đoán hình ảnh không phải là u nguyên
bào thận, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật ngay. Ngoài ra, chẩn đoán hình
ảnh còn phân giai đoạn khối u làm 3 nhóm: giai đoạn I-III, giai đoạn IV
và giai đoạn V. 3 nhóm bệnh nhân này có chế độ điều trị hoá chất trước
phẫu thuật khác nhau (phác đồ SIOP 2001).

Việc quyết định điều trị theo hướng nào dựa trên chẩn đoán hình ảnh đòi
hỏi chất lượng chẩn đoán hình ảnh phải rất cao. Trong một số báo cáo
trước đây, SIOP thống kê chẩn đoán hình ảnh phù hợp với kết quả giải
phẫu bệnh 95% nhưng thực tế là 95% này bao gồm cả các ung thư thận
khác như sarcoma tế bào sáng, u thận dạng rhabdoid và u trung bì thận [8,
14]. Ngoài ra những trường hợp này có điều trị sau phẫu thuật khác hẳn u
nguyên bào thận mặc dù có thể có đáp ứng phần nào với điều trị trước
phẫu thuật. Những trường hợp được tính là không phù hợp bao gồm: u
nguyên bào thần kinh hoặc các bệnh lý khác. Kết quả nghiên cứu ở Đức
và Anh cho thấy, trong khoảng 10% trường hợp khi khối u có chẩn đoán
hình ảnh điển hình là u nguyên bào thận nhưng kết quả giải phẫu bệnh
khẳng định điều ngược lại [53, 54].
Với NWTS, chẩn đoán hình ảnh có vai trò xác định vị trí, kích thước khối
u cũng như mối liên quan của khối u với các tổ chức xung quanh, mức độ
di căn và đưa ra chẩn đoán hình ảnh đề tạo thuận lợi cho việc phẫu thuật.
Trong thời gian gần đây, khi NWTS quyết định áp dụng kinh nghiệm của
SIOP là điều trị trước phẫu thuật cho 1 số trường hợp thì chẩn đoán hình
ảnh được sử dụng làm chẩn đoán lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân [23].
1.3.4. CHẨN ĐOÁN GIẢI PHẪU BỆNH
Chẩn đoán giải phẫu bệnh là chẩn đoán xác định của u nguyên bào thận.
Trong đó, kết luận về giải phẫu bệnh không chỉ khẳng định u nguyên bào
thận mà còn bao gồm giai đoạn, tính chất mô bệnh học [20, 55]. Chẩn
đoán giải phẫu bệnh cũng giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác
có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng tương tự u nguyên bào thận.

10

Hiện tại cả SIOP và NWTS đều hạn chế tối đa sinh thiết kim để chẩn
đoán u nguyên bào thận do không đảm bảo chính xác chẩn đoán và tính
chất của khối u về giai đoạn, mô bệnh học và biến đổi di truyền. Kết quả

nghiên cứu tại Đức và Anh cho thấy, trong một số trường hợp, sinh thiết
kim không đảm bảo được chẩn đoán vì không lấy được mẫu bệnh phẩm
đại diện cho tổ chức cần sinh thiết [53, 54]. Sinh thiết qua kim có hạn chế
là có thể làm cho tế bào ung thư đi theo đường chọc kim sinh thiết ra các
tổ chức bên ngoài thận, như vậy làm tăng giai đoạn của khối u [56].
1.3.5. PHÂN GIAI ĐOẠN
Hầu hết bệnh nhân điều trị theo các phác đồ của SIOP được điều trị
hóa chất trước phẫu thuật, một số ít được phẫu thuật ngay nếu chẩn đoán
hình ảnh là u thận khác, bệnh nhân dưới 6 tháng tuổi, hoặc khối u vỡ
trước khi điều trị hóa chất [14]. Về mô bệnh học, 2 nhóm bệnh nhân này
được phân loại theo 2 cách riêng biệt, về giai đoạn được phân loại theo
cùng 1 tiêu chuẩn sau phẫu thuật.
Để phân loại giai đoạn và mô bệnh học chính xác, khái niệm tế bào u
sống (viable tumor) và tế bào u chết (hoặc không còn khả năng sinh sản
nữa: non-viable tumor) được áp dụng. Trong đó tế bào sống được hiểu là
khi lấy mẫu tiêu bản, tế bào đó có khả năng sinh sôi phát triển tiếp ở vị trí
lấy mẫu, còn tế bào chết được hiểu là tế bào đã hoại tử hoặc còn tồn tại
nhưng không có khả năng sinh sôi, phát triển tiếp [55].
Phân giai đoạn khối u theo SIOP(Vujanic, Sandstedt) [20, 55] như sau:
Giai đoạn I
Khối u nằm gọn bên trong thận, hoặc được bao bên ngoài bằng vỏ thận
giả (do xơ, sợi tạo thành). Vỏ thận hoặc vỏ thận giả có thể bị tế bào u xâm
nhập nhưng bề mặt bên ngoài vỏ không bị xâm nhập.
Khối u có thể xâm nhập bể thận và phát triển đến niệu quản nhưng thành
niệu quản không bị tế bào u xâm nhập.
Các mạch máu của mô mềm các xoang thận không bị tế bào u xâm nhập

11

Các mạch máu bên trong thận có thể có tế bào u xâm nhập

Chú ý: các tế bào u hoại tử hoặc các biến đổi được tìm thấy do tác động
của điều trị hóa chất trước phẫu thuật ở xoang thận hoặc mỡ quanh thận
không phải là nguyên nhân để xếp khối u ở giai đoạn cao hơn nếu như
các tổn thương này được cắt bỏ hoàn toàn [57].
Giai đoạn II
Các tế bào u sống xâm nhập qua vỏ thận hoặc vỏ giả ra các tổ chức xung
quanh thận nhưng được cắt bỏ hoàn toàn: diện cắt không có tế bào u
Các tế bào u sống xâm nhập vào mô mềm xoang thận
Các tế bào u sống xâm nhập mạch máu, mạch lympho của xoang thận
hoặc tổ chức xung quanh thận nhưng được cắt bỏ hoàn toàn.
Các tế bào u sống xâm nhập bể thận, thành niệu quản
Các tế bào u sống xâm nhập các cơ quan xung quanh hoặc tĩnh mạch chủ
dưới nhưng được cắt bỏ hoàn toàn.
Giai đoạn III
Các tế bào u sống hoặc hoại tử vượt quá mép cắt của khối u
Có bất cứ hạch ổ bụng nào bị di căn
Khối u vỡ trước hoặc trong phẫu thuật (không phụ thuộc vào các tiêu
chuẩn phân giai đoạn khác)
Khối u phát triển xuyên qua màng bụng
Tìm thấy các tế bào u trên bề mặt màng bụng
Các huyết khối của khối u được tìm thấy ở vết cắt khi phẫu thuật mạch
máu hoặc niệu quản, được phẫu thuật viên cắt ngang và đưa ra ngoài từng
phần một.
Khối u được phẫu thuật sinh thiết trước khi điều trị hóa chất trước phẫu
thuật hoặc trước phẫu thuật cắt u.
Chú ý: nếu tìm thấy tổ chức u hoại tử, tế bào u chết ở hạch ổ bụng thì vẫn
xếp giai đoạn III vì có thể có tế bào u còn sống ở các hạch xung quanh
khác hoặc ngoài diện cắt.

12


Giai đoạn IV
Di căn xa theo đường máu như gan, phổi, não, xương… hoặc di căn hạch
bên ngoài ổ bụng và khung chậu
Giai đoạn V
Tổn thương cả 2 thận ở thời điểm chẩn đoán, từng bên cần được xếp giai
đoạn theo tiêu chuẩn trên.
Với giai đoạn V còn được phân ra làm 2 nhóm là đồng thời (synchronus)
và không đồng thời (metachronus hoặc asynchronus). Nếu như khối u
được xác định ở cả 2 bên ngay từ khi được chẩn đoán, trường hợp đó
được gọi là đồng thời. Nếu khối u có ở 1 bên và sau đó có ở thận còn lại
sẽ được xác định là u nguyên bào thận không đồng thời.
Phân giai đoạn khối u theo NWTS (Dome) [30]
NWTS có tiêu chí phân giai đoạn tương tự như của SIOP, điểm khác biệt
là khối u chưa có tác động của điều trị hóa chất, do đó cũng không áp
dụng khái niệm tế bào u sống và tế bào u chết [30]. Giai đoạn khối u khi
phân loại theo NWTS thể hiện giai đoạn khi được chẩn đoán, còn của
SIOP phần lớn là sau điều trị hóa chất, khối u có thể đã thay đổi giai đoạn
so với ban đầu.
Cập nhật về phân giai đoạn:
SIOP: trước đây, các trường hợp có di căn hạch quanh thận được xếp giai
đoạn II, do đó có giai đoạn II o (không di căn hạch) và II + (có di căn
hạch). Trong phác đồ SIOP 2001, áp dụng từ năm 2001 những trường hợp
di căn hạch được xếp giai đoạn III [20], giống như của NWTSG.
Phân giai đoạn của NWTSG không có thay đổi từ năm 1996, kể từ khi áp
dụng phác đồ NWTS 5, đến nay.
1.3.6. PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC
Từ năm 1978 Beckwith và Palmer của NWTS đề xuất phân loại mô bệnh
học u nguyên bào thận thành 2 nhóm: thuận lợi (favorable) và không
thuận lợi (unfavorable) do kết quả điều trị tốt hơn của nhóm mô bệnh học


13

thuận lợi trong các nghiên cứu trước đó. Đề xuất này được sử dụng rộng
rãi trên thế giới từ đó đến nay [5, 7, 20, 30, 55, 58].
Không thuận lợi: còn gọi là u nguyên bào thận bất sản (anaplastic Wilms
tumor) chiếm tỉ lệ khoảng 4,5-5% , có đặc trưng mô bệnh học là sự có
mặt của các nhân khổng lồ đa bội, với các tiêu chuẩn: (1) nhân có đường
kính to hơn nhân của các tế bào xung quanh ít nhất 3 lần (2) có hình ảnh
phân bào đa bội hoặc đa cực và (3) có nhân đa sắc của các tế bào ung thư
[20, 30, 55, 58].
Hiện tượng bất sản (anaplasia) có thể xảy ra ở bất cứ dòng tế bào nào
trong 3 dòng nói trên. Khi không có hình ảnh bất sản (anaplasia) thì khối
u sẽ được phân loại mô bệnh học thuận lợi. U nguyên bào thận bất sản
được chia làm 2 nhóm là khu trú và lan toả, bất sản khu trú có kết quả
điều trị tốt hơn bất sản lan toả và bất sản lan toả cần được điều trị mạnh
hơn [5, 7, 58].
Trước đây, bất sản khu trú được định nghĩa là khi các vị trí bất sản có
khoảng cách tối đa không quá 3 cm hoặc trong giới hạn 10 tiêu bản liên
tục và các trường hợp còn lại (khoảng cách trên 3cm hoặc hơn 10 tiêu
bản) sẽ là bất sản lan tỏa [20]. Hiện tại cả NWTS và SIOP áp dụng cập
nhật phân biệt giữa bất sản khu trú và lan tỏa như sau:
U nguyên bào thận bất sản khu trú [20, 55] có các tiêu chuẩn sau
- Ở dạng các ổ khu trú, xác định rõ rệt bên trong khối u tiên phát
- Không có hình ảnh bất sản hoặc nhân bất thường ở các vị trí ngoài thận
U nguyên bào thận bất sản lan tỏa [20, 55]: khi có 1 trong các tiêu
chuẩn sau
- Bất sản không khu trú hoặc vượt quá vỏ ban đầu của khối u
- Các tế bào bất sản có trong mạch máu của u, thận, các vị trí bên ngoài
thận hoặc các vị trí di căn

- Bất sản khu trú nhưng các tế bào nhân bất thường lại có tiêu chuẩn của
bất sản lan tỏa, có mặt ở những vị trí khác của khối u trong thận

14

- Bất sản không được giới hạn rõ rệt với phần không bất sản của khối u
- Bất sản ở mẫu sinh thiết hoặc các mẫu cắt không hết khác của khối u
Tỉ lệ bất sản (khu trú và lan tỏa) của u nguyên bào thận khoảng 5% [55].
Về phân loại mô bệnh học, NWTS chỉ áp dụng phân loại mô bệnh học
thuận lợi và không thuận lợi, với việc xác định tương ứng là không có và
có hình ảnh bất sản, trong đó không thuận lợi được phân làm 2 nhóm là
bất sản khu trú và lan tỏa.
SIOP sử dụng tiêu chuẩn phân loại bất sản (anaplasia) như của NWTS để
xếp loại mô bệnh học (trích dẫn phác đồ SIOP 2001) nhưng có kết hợp
thêm tiêu chí tổ chức khối u trội dòng tế bào nào. SIOP chú trọng vào sự
biến đổi của tổ chức u nguyên bào thận sau điều trị hóa chất trước phẫu
thuật. Mặc dù không biết hình thái của tổ chức u trước khi điều trị nhưng
SIOP ghi nhận sự biến đổi của tổ chức u khi so sánh với các trường hợp
phẫu thuật ngay, đó là cơ sở đánh giá đáp ứng của khối u với điều trị hóa
chất, làm cơ sở để xếp loại nhóm nguy cơ mô bệnh học và xây dựng phác
đồ điều trị dựa trên yếu tố này [14, 16].
Tất cả u nguyên bào thận sau điều trị hóa chất được SIOP chia làm 3
nhóm nguy cơ: thấp, trung bình và cao [20, 55].
Nguy cơ thấp: có 2 dạng
U nguyên bào thận dạng nang biệt hóa một phần
U nguyên bào thận hoại tử hoàn toàn
Nguy cơ trung bình: có 5 dạng
U nguyên bào thận dạng biểu mô
U nguyên bào thận dạng mô đệm
U nguyên bào thận dạng thoái triển

U nguyên bào thận dạng hỗn hợp
U nguyên bào thận dạng bất sản khu trú
Nguy cơ cao: có 2 dạng
U nguyên bào thận dạng tế bào mầm

×