Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG HỘI THAO VÀO TIẾT THỰC HÀNH BĂNG VẾT THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.73 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
Mã số: ……………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG HỘI THAO
VÀO THỰC HÀNH BĂNG VẾT THƯƠNG
Người thực hiện: PHẨM THỊ THÙY LINH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục : 
- Phương pháp dạy bộ môn : GDQP - AN 
- Phương pháp giáo dục : 
- Lĩnh vực khác : 
Có đính kèm :
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học : 2012 – 20013

1
X
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
───────────
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : PHẨM THỊ THÙY LINH
2. Ngày tháng năm sinh: 26/05/1983
3. Giới tính : Nữ
4. Địa chỉ : R7 - Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại : 0613 829029 (CQ) 0613 825019 (NR)
0913 947484 (DĐ)
6. Fax: Email:
7. Chức vụ : Giáo viên


8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: GDQP-AN
Số năm kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Kỹ năng băng bó vết thương.
+ Rèn luyện ý thức tự giác cho học sinh THPT trong giờ học GDQP-AN.

2
Tên Sáng kiến kinh nghiệm:VẬN DỤNG HỘI THAO
VÀO TIẾT THỰC HÀNH BĂNG VẾT THƯƠNG
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua 7 năm giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng An ninh (GDQP - AN), đó
cũng chính là thời gian tỉnh Đồng Nai thực hiện đưa giáo viên giảng dạy chuyên trách
QP-AN về các trường THPT trong tỉnh. Trong suốt thời gian này, đội ngũ giáo viên
giảng dạy QP-AN trong tỉnh nói chung và riêng bản thân tôi luôn cố gắng hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình vì chúng tôi luôn ý thức rằng: GDQP - AN cho học sinh là một
bộ phận quan trọng của công tác GDQP toàn dân, nhằm rèn luyện, hình thành nhân
cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh nên luôn tổ chức giảng dạy đúng và phù hợp với chương trình của Bộ giáo dục
đề ra.
Mặt khác, do chương trình lớp 10 phần lớn là lý thuyết, phần thực hành ít hơn
nên tôi trăn trở và suy nghĩ để tìm ra những phương pháp thích hợp làm cho phần thực
hành sôi động hơn nhằm thu hút học sinh nhiều hơn.
Riêng bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”, về
phần thực hành băng bó vết thương: đây là một trong bảy nội dung thi “Hội thao quốc

phòng” các trường THPT được tổ chức hai năm một lần.
Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng hội thao vào tiết thực
hành băng vết thương” để lấy điểm kiểm tra 1 tiết cho học sinh.
II.NỘI DUNG
1.Thực trạng của vấn đề
a.Thuận lợi
Tôi luôn được sự đồng tình, giúp đỡ và động viên hết sức nhiệt tình của Ban
Giám Hiệu nhà trường và của tổ TDTT QP - AN. Nhà trường cũng hết sức quan tâm
3
và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ liên quan đến nội dung giảng dạy của môn
GDQP - AN.
Một thuận lợi nữa là trong năm học 2011-2012, tôi được tham dự hội thi “giáo
viên giỏi cấp tỉnh môn GDQP - AN” và tiết dạy tự chọn của tôi là “Thực hành băng
cánh tay và cẳng chân”, nên trước khi diễn ra hội thi tôi đã “vận dụng hội thao vào tiết
thực hành băng vết thương” vào tiết thực hành băng của mình.
Qua đó, tôi nhận thấy rằng “vận dụng hội thao vào băng vết thương” đã tạo cho
các em hứng thú hơn trong tiết học thực hành và tăng tính đoàn kết trong lớp, cũng
như tinh thần quyết thắng của các em.
b.Khó khăn
Do đây là nội dung hoàn toàn mới với các em nên các em còn nhiều bỡ ngỡ và
gặp khó khăn khi thực hành. Bên cạnh đó, khi thực hành băng các em còn hơi e ngại
khi tiếp xúc với bạn khác giới (vì 1 người băng, 1 người làm mẫu), nhất là các bạn nữ.
2.Giải pháp tổ chức thực hiện
a.Đối với giáo viên
Ở các kỳ “Hội thao quốc phòng cấp tỉnh”, nội dung thi băng vết thương là băng
cẳng chân, nên sau khi đã giới thiệu về lý thuyết, giới thiệu các bước thực hành băng
vết thương ở tiết 26 theo phân phối chương trình GDQP-AN lớp 10, thì ở tiết 27 tôi
cho lớp “tiến hành hội thao” để lấy điểm kiểm tra 1 tiết. Hội thao được tiến hành như
sau:
 Chuẩn bị dụng cụ:

- 20 cuộn băng thun (băng vết thương)
- 8 cây súng tiểu liên AK
- Phấn, còi.
 Cách tiến hành hội thao:
1) Số người tham gia hội thao: (1 lớp sỉ số 44HS).
4
- Chia làm 4 nhóm - 1 nhóm 11 người  xếp thành 4 hàng dọc.
- 1 nhóm gồm:
. 5 cặp băng ngồi theo từng cặp (1 người băng, 1 người bị thương) cách nhau
0,5m. Cặp thứ 5 giữ 1 cây súng.
. 1 người cảnh giới ngồi cuối cùng (cầm 1 cây súng), cách người bị thương cặp
thứ 5 khoảng 2m.
2) Luật chơi: Trên sân kẻ 3 vạch
- Vạch thứ 1: vị trí của người băng cặp thứ 1
- Vạch thứ 2: vị trí của người cảnh giới (ngồi quay lưng lại với người bị thương
thứ 4)
- Vạch thứ 3: vạch đích đến (cách người cảnh giới 2m).

x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
0,5m 2m 2m
Sau khi nghe 1 tiếng còi dài của giáo viên, người băng cặp thứ 1 bắt đầu thực
hiện băng cẳng chân (4 nhóm thực hiện cùng 1 lúc), khi đã băng xong thì hô “xong”
để người băng cặp thứ 2 tiếp tục thực hiện băng; cứ như vậy cho đến người băng cặp
thứ 5 băng xong và cũng hô “xong” để người cảnh giới nghe và quay lại dìu người bị
thương cặp thứ 5 (chân bị đau bên ngoài) chạy về đích. Lúc này, người băng cặp thứ 5
cầm súng của người bị thương chạy theo sau nhưng quay lưng lại (chạy lùi) để cảnh
giới phía sau.

5
3)Cách tính điểm:
Căn cứ vào kết quả của 2 phần: Băng đẹp và băng nhanh để cho điểm các
nhóm.
- Nhóm nào băng đẹp nhất sẽ được 4 điểm, các nhóm còn lại tuỳ thuộc vào các
em bị bao nhiêu lỗi và trừ điểm theo bảng sau:
. Các tiêu chí trừ điểm băng không đẹp
Tiêu chí Điểm trừ (1 tiêu chí)
Các lóp băng không đểu
2 vòng cố định có vòng 1 bị lồi ra
Băng không đủ 3 đường băng
Gút băng sai
Úp băng 1
- Nhóm nào băng nhanh nhất sẽ được 4 điểm, các nhóm còn lại được các số
điểm lần lượt là 3, 2 và 1.
- Tổng kết 2 phần băng đẹp và băng nhanh (tổng điểm nội dung), nhóm nào cao
điểm nhất sẽ được 10 điểm kiểm tra 1 tiết, các nhóm còn lại được các số điểm lần lượt
là 9, 8 và 7 điểm.
- Nếu phần tổng điểm nội dung bằng nhau, sẽ “ưu tiên’ cho nhóm có “điểm
băng đẹp” cao hơn.
- Nếu có 2 nhóm bằng nhau cả phần băng đẹp và băng nhanh (đồng hạng) thì
điểm KT 1 tiết là như nhau và 2 đội còn lại vẫn cho đúng theo thứ tự điểm là 10, 9, 8
và 7.
b.Đối với học sinh
6
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho tiết hội thao và giúp giáo viên kẻ sân
theo quy định của luật chơi.
- Nắm thật chắc nội dung của lý thuyết và thực hành băng vết thương để tiết 27
hội thao thật tốt và đạt kết quả KT 1 tiết cao.
- Tích cực thực hành cho thuần thục động tác băng cẳng chân (ở tiết 26).

- Nhiệt tình tham gia hội thao, nắm rõ luật chơi để đạt thành tích tốt nhất.
4. Hiệu quả thực hiện
Tôi tiến hành cho 5 lớp tham gia hội thao là: 10A2, 10B1, 10B4, 10B5 và 10B8.
Các lớp đều tham gia tích cực và nhiệt tình, trong đó có 2 lớp điển hình sau:
a.Ví dụ ở lớp 10B5 :
Tôi cho các em tiến hành hội thao và thu được kết quả sau:
 Nội dung băng đẹp
 Nội dung băng nhanh
Nhóm 1 2 3 4
Thời gian (giây) 130 146 160 170
Điểm 4 3 2 1
 Tổng điểm phần nội dung
Nhóm 1 2 3 4
Tổng điểm 5 5 5 5
7
Điểm
Nhóm
4 3 2 1
1 x
2 x
3 x
4 x
Điểm KT 1 tiết 7 8 9 10
=> Cả 4 nhóm đều có “tổng điểm nội dung” bằng nhau, căn cứ vào luật chơi,
sẽ ưu tiên điểm KT 1 tiết cho nhóm có “điểm băng đẹp” cao hơn nên có kết quả như
bảng trên.
b.Ví dụ thêm một trường hợp nữa là lớp 10A2:
 Nội dung băng đẹp
 Nội dung băng nhanh
Nhóm 1 2 3 4

Thời gian (giây) 154 125 125 167
Điểm 2 4 4 1
 Tổng điểm phần nội dung
Nhóm 1 2 3 4
Tổng điểm 3 8 8 4
Điểm KT 1 tiết 7 10 10 8
Các em làm tôi bất ngờ hơn vì sự cố gắng và nỗ lực hết mình của các em là có 2
nhóm (2 và 3) vừa bằng nhau “điểm băng đẹp” là 4 điểm và thời gian cũng bằng
nhau là 125 giây => cả 2 nhóm đều 10 điểm KT 1 tiết.
8
Điểm
Nhóm
4 3 2 1
1 x
2 x
3 x
4 x
III. KẾT LUẬN
Thành tích chỉ là một phần trong tiết hội thao này. Điều tôi muốn nhấn mạnh là
tiết hội thao đã diễn ra thành công hơn sự mong đợi của tôi; qua đó, các em được thể
hiện chính mình, mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với các bạn khác giới, tinh thần đoàn kết
thể hiện rất rõ và sự nỗ lực hết mình của các em. Kết quả của hội thao cũng thể hiện
được tâm huyết của tôi và kết quả này cũng là động lực giúp tôi ngày càng nghĩ ra
nhiều phương pháp hay hơn trong công tác giảng dạy của mình, để các em không còn
những tiết học thực hành rập khuôn chỉ đơn thuần là thực hiện các động tác theo
hướng dẫn của giáo viên.
Tôi vẫn tiếp tục thực hiện phương pháp này ở các năm học tiếp theo và sẽ rút
kinh nghiệm những điều chưa hoàn chỉnh để đề tài “vận dụng hội thao vào tiết thực
hành băng vết thương” ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Do chỉ nghiên cứu đề tài trong thời gian ngắn nên chắc rằng còn nhiều thiếu xót.

Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài ngày càng hoàn chỉnh. Xin chân
thành cảm ơn!
Người soạn SKKN
Phẩm Thị Thuỳ Linh
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Ngô Quyền Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________ _______________________________
Biên Hòa, ngày 05 tháng 11 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
_____________________
Tên sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): VẬN DỤNG HỘI THAO VÀO
TIẾT THỰC HÀNH BĂNG VẾT THƯƠNG
9
Họ và tên tác giả: PHẨM THỊ THÙY LINH Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục □ - Phương pháp dạy học bộ môn: GDQP-AN □
- Phương pháp giáo dục □ - Lĩnh vực khác:…………………….□
SKKN đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị □ Trong ngành □
1.Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới □
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có □
2.Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành có hiệu quả cao □
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
có hiệu quả □

3.Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt □ Khá □ Đạt □
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống: Tốt □ Khá □ Đạt □
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Tốt □ Khá □ Đạt □
TỔ TRƯỞNG TỔ TD GDQP-AN HIỆU TRƯỞNG
LÊ HỮU MỸ NGUYỄN DUY PHÚC
10

×