Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 16 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT

Mã số: ……………….





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM












Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NHUNG
Lĩnh vực / Môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật: Phương pháp dạy học môn toán.






Có đính kèm:
Mô hình Đĩa CD (DCD) Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2014 – 2015

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B

2

SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ NHUNG
2. Ngày, tháng, năm sinh: 11 / 7 / 1981.
3. Giới tính: Nữ.
4. Địa chỉ: 16G, khu phố 6, Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613.890928 (NR) / 0613.954171 (CQ).
6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên.
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1B1 khiếm thính.
9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học.
- Năm nhận bằng: 2009.
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên dạy trẻ khiếm thính.
- Số năm có kinh nghiệm: 12 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

 Một số biện pháp giúp học sinh khiếm khính học tốt phân môn tập viết lớp 1A
(Năm: 2013 – 2014).















3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì kiến thức “Giải
toán có lời văn” là kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn
hơn đối với học sinh khiếm thính mới vào lớp Một. Bởi vì đối với học sinh lớp
Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em
còn rất hạn chế. Đa số các em học sinh khiếm thính lớp Một chưa biết cách tự
học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các
em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải
là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các

em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài
toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, chưa biết tổng hợp để trình
bày bài giải, lời giải chưa hoàn chỉnh, thiếu lôgic. Khả năng phân tích bài toán
còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học,
chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học toán và giải toán một cách máy
móc nặng về rập khuôn, bắt chước.
Là giáo viên dạy học sinh khiếm thính lớp 1B, tôi nhận thấy các em gặp nhiều
khó khăn trong việc học toán nhất là dạng toán có lời văn. Đó là các em không biết
tóm tắt hoặc tóm tắt không đúng, viết lời giải chưa đúng, chưa phù hợp với phép
tính, ghi đơn vị ở phép tính và đáp số còn sai hoặc thiếu, trình bày bài giải chưa
đẹp, chưa khoa học. Do bị khiếm khuyết về khả năng thính giác nên các em phải
được dạy với nhiều phương pháp và biện pháp phù hợp với dạng tật của mình và của
từng em thì các em mới tiếp thu bài một cách tốt nhất. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn
đề xuất một số kinh nghiệm : “Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh
khiếm thính lớp 1B” nhằm giúp cho các em nắm được trình tự của giải bài toán có
lời văn. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp
tục học lên các lớp trên.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Một số thuật ngữ:
1.1. Trẻ khiếm thính (trẻ khuyết tật thính giác)
- Trẻ khiếm thính là trẻ bị khuyết tật về thính giác. Theo quy định của Tổ chức y
tế thế giới, thì nếu độ mất thính lực trung bình từ 50 dB trở lên, hay nói cách khác trẻ
không nghe được trọn vẹn một câu nói (nói chuyện bình thường) ở khoảng cách 1m
là trẻ khiếm thính. Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình trên 80 dB, nghĩa là chỉ
nghe được những tiếng động mạnh, kề sát tai thường những trường hợp này gọi là
điếc, đi kèm điếc là bị mất ngôn ngữ - Câm.
4

- Trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe,
điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hai kĩ năng nghe, nói. Đây là hai kênh tiếp nhận

ngôn ngữ quan trọng nhất. Căn cứ vào ứng dụng của ngôn ngữ học, trẻ khiếm thính sẽ
được học các môn học thông qua phiên bản dịch- tức là dịch từ ngôn ngữ lời nói, chữ
viết sang một dạng ngôn ngữ khác. Đó chính là ngôn ngữ kí hiệu dành cho người
khiếm thính.
- Trẻ khuyết tật thính giác tri giác chủ yếu bằng cơ quan thị giác (nhìn, quan sát)
và cơ giác vận động (cầm, nắm, sờ, . . .). Chính vì thế mà trẻ điếc tri giác những sự
vật, hiện tượng cụ thể dễ dàng hơn tri giác không gian và thời gian.
- Trẻ có tật thính giác chú ý không chủ động chiếm ưu thế, chú ý cái mới lạ, hấp
dẫn, trực quan gợi cảm, khối lượng chú ý ít, phân phối chú ý kém, không bền vững,
ảnh hưởng nhiều đến quá trình nhận thức. Trẻ có tật thính giác ghi nhớ máy móc là
chính, vì vốn ngôn ngữ nghèo nàn. Trẻ điếc luôn có xu hướng học thuộc lòng từng
câu, chữ, song có khi không hiểu gì, không nhận thức được điều gì thuộc bản chất của
vấn đề.
- Quá trình nhận thức và tư duy của trẻ điếc bằng con đường trực quan và hành
động là chính. Do đó giáo viên dạy trẻ điếc cần áp dụng phương pháp trực quan và
hoạt động thực hành. Trẻ vừa làm vừa nhận thức, vừa suy nghĩ và rất cần yếu tố trực
quan: như quan sát, sờ nắn sự vật, nhìn thấy hình ảnh và hoạt động trực tiếp với sự
vật, sự việc. Từ đó, giúp các em áp dụng toán học vào đời sống một cách có hiệu quả.
Đây cũng chính là con đường dẫn dắt các em đến với cộng đồng xã hội và ngược lại.
1.2. Giải toán có lời văn:
“Giải toán có lời văn” là một trong những kiến thức cơ bản xuyên suốt chương
trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ,
được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời
văn là kiến thức tổng hợp của các kiến thức toán học. Thông qua giải toán có lời văn
các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và
đo đại lượng. Giải toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống,
giữa toán học với các môn học khác.
2. Một số phƣơng pháp thƣờng sử dụng trong dạy: "Giải bài toán có lời
văn" ở lớp Một:
2.1. Phƣơng pháp trực quan:

Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng
phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua
việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ … giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn. Từ
đó tìm ra cách giải thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai dạng
tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: Một dạng gợi ra phép cộng,
một dạng gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra
5

được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử
dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan.
2.2. Phƣơng pháp hỏi đáp (đàm thoại):
Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm cách giải,
chữa bài làm của học sinh
2.3. Phƣơng pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời
văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này.
Ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán
có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “bớt” trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán
“thêm” trở thành bài toán tìm số trừ.
Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học
sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình
vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải.
Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để
giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như: Phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp tạo tình huống
3. Thực trạng giải toán có lời văn của học sinh khiếm thính lớp 1B:
Kết quả khảo sát học sinh khiếm thính lớp 1B1 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ
khuyết tật năm học 2014 – 2015 như sau:
Đề bài: (Bài tập 3 SGK Toán 1 trang 155).
Lớp 1A trồng được 35 cây, lớp 2B trồng được 50 cây. Hỏi hai lớp trồng được tất

cả bao nhiêu cây?

Năm học
Sĩ số
lớp
Kết quả thu được qua kiểm tra khảo sát
Đặt câu lời giải
phù hợp
Làm phép tính
và ghi đơn vị đúng
Ghi đáp số
đúng và đủ
2014 - 2015
10
3 - 30%
4 – 40%
4 – 40%
Nhìn bảng kết quả có thể nhận thấy đa số học sinh chưa biết đặt câu lời
giải; chưa biết làm phép tính và tính đúng, chưa biết ghi đáp số đúng.
3.1. Đặc điểm học sinh khiếm thính 1B:
- Do học sinh còn nhỏ tuổi, việc tập trung chú ý trong giờ học còn kém cho nên
khi học toán các em thường lúng túng, tính không chính xác.
- Vốn ngôn ngữ kí hiệu, ngôn ngữ hình miệng của các em còn hạn chế dẫn đến
vốn từ của các em còn ít. Do vậy mà việc tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền đạt
hạn chế, nhất là việc giải thích các bài toán có lời văn hoặc cách thực hiện phép tính.
6

- Việc học của các em khác so với học sinh bình thường đó là các em chưa hiểu
hết nghĩa của từ đặc biệt là từ ghép. Các em hiểu từ một cách đơn lẻ, chưa biết tổng
hợp logic thành câu. Điều này dẫn đến các em hiểu sai nội dung yêu cầu của bài tập.

- Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức. Nếu trẻ được
học trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu
trẻ buồn phiền thì kết quả cũng bị ảnh hưởng.
3.2. Những khó khăn trong giải toán có lời văn của học sinh khiếm thính
lớp 1B:
Như chúng ta đã biết, do bị hạn chế về khả năng nghe hoặc không còn nghe thấy
âm thanh mà ngôn ngữ của trẻ khiếm thính không giống với trẻ bình thường. Để trao
đổi, giao tiếp với xung quanh các em sử dụng rất nhiều cách khác nhau. Như: Ngôn
ngữ cử chỉ điệu bộ tự nhiên, Ngôn ngữ kí hiệu, Ngôn ngữ chữ cái ngón tay, Ngôn
ngữ hình miệng, Ngôn ngữ viết, Ngôn ngữ nói Những ngôn ngữ này xét về một mặt
nào đó cũng chưa thể giúp học sinh khiếm thính có thể hiểu hết những khái niệm sự
vật hiện tượng xung quanh các em cũng như diễn đạt ý nghĩ của mình cho người khác
hiểu. Chính vì vậy khi gặp bài toán có lời giải các em không đọc được đề bài toán cho
biết gì?, bài toán hỏi gì?. Các em thực sự lúng túng và những lỗi các em thường mắc
phải đó là:
+ Không biết tóm tắt hoặc tóm tắt không đúng.
+ Viết lời giải chưa đúng với yêu cầu.
+ Đặt phép tính sai.
+ Ghi đơn vị ở phép tính và đáp số còn sai hoặc thiếu.
+ Trình bày bài giải chưa đẹp, chưa khoa học.
Đó là một số lỗi các em học sinh khiếm thính lớp 1B tại Trung tâm thường mắc
phải khi thực hiện giải toán có lời văn. Một phần là do các em không nghe được sự
hướng dẫn của giáo viên, một phần là do ngôn ngữ kí hiệu không thể truyền tải hết
được lời nói để các em hiểu. Tuy nhiên các em có thế mạnh là ghi nhớ hình ảnh rất
tốt, với những mẫu hình ảnh hoặc vật thật, tình huống cụ thể thì các em tiếp thu bài
rất nhanh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Từ những lý luận ở trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp các em
khiếm thính lớp 1B thực hành học tốt kiến thức giải toán có lời văn cụ thể như:
1. Giải pháp 1: Nắm bắt nội dung chƣơng trình môn toán của học sinh

khiếm thính từ lớp 1 đến lớp 5 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
và xác định chuẩn kiến thức kĩ năng đối với học sinh khiếm thính lớp 1B:
Chương trình học của học sinh tiểu học khiếm thính tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ
khuyết tật Đồng Nai như sau: Các em học theo chương trình sách giáo khoa của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hiện hành trong 6 năm. Trong đó chương trình lớp 1 học trong 2
7

năm, năm đầu là lớp 1A, năm sau là lớp 1B. Lớp 1A học theo chương trình học kì I
của lớp 1 theo quy định của Bộ, lớp 1B học theo chương trình học kì II của lớp 1 theo
quy định của Bộ. Còn các lớp từ lớp 2 đến lớp 5, mỗi lớp học 1 năm.
Do vậy môn toán của lớp 1B khiếm thính tại Trung tâm học theo chương trình
học kì II của lớp 1 theo quy định của Bộ. Tức là các em sẽ học kiến thức: Các số
trong phạm vi 100; đo độ dài; giải toán có lời văn; phép cộng, phép trừ trong phạm vi
100; đo thời gian.
Như vậy một tuần các em sẽ có 6 tiết, một bài sẽ học trong 2 tiết, nội dung bài sẽ
được kéo dãn và các em có nhiều thời gian thực hành để có thể nắm vững kiến thức
cơ bản. Giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài
toán có lời văn". Mặc dù đến tận tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách
giải "Bài toán có lời văn" song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc
làm này ngay từ bài "Phép cộng trong phạm vi 3 (Luyện tập) " ở tuần 7.
Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35 trong hầu hết các tiết dạy về phép
cộng, trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng "Nhìn
tranh nêu phép tính" ở đây học sinh được làm quen với việc:
- Xem tranh vẽ.
- Nêu bài toán bằng lời.
- Nêu câu trả lời.
- Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
Ví dụ: Đối với học sinh khiếm thính sau khi xem tranh vẽ ở trang 51
(SGK), học sinh tập nêu bằng lời: "Có 3 quả táo, thêm 2 táo. Nếu học sinh không
nêu được giáo viên có thể gợi ý bằng cách đặt câu hỏi lần lượt như: Có mấy quả

táo ở trên đĩa?, thêm mấy quả táo vào đĩa?, Hỏi có tất cả mấy quả táo? rồi lần
lượt tập nêu miệng câu trả lời : “Có 3 quả táo.”, “thêm 2 quả táo.”, "Có tất cả 5
táo.", sau đó viết vào dãy năm ô trống để có phép tính:













3
+
2
=
5

8

2. Giải pháp 2: Công tác chuẩn bị để nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn.
- Sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh (lấy học sinh làm
trung tâm). Giáo viên cần xác định rõ: Học sinh cần gì? Mình cần làm gì? Cần làm đồ
dùng gì? Dạng bài tập gì?
- Sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho phù hợp: Đặc điểm học sinh khiếm thính là trẻ
không nghe được vì thế các em sẽ không biết bạn nói những gì nếu không nhìn thấy

bạn phát biểu qua kí hiệu ngôn ngữ, hình miệng. Vị trí chỗ ngồi đóng vai trò không
nhỏ trong việc giúp các em tiếp thu kiến thức, làm cho lớp học thêm sinh động; tạo
cho các em tự tin, chủ động tích cực trong giờ học. Bố trí chỗ ngồi hình vòng cung là
thích hợp nhất với đối tượng học sinh khiếm thính. Với vị trí như vậy, rất tiện cho các
em quan sát bài toán, tranh, ảnh, hình vẽ trên bảng lớp. Khi bạn khác phát biểu, dễ
dàng trao đổi và đặc biệt là tránh được trường hợp các em làm việc riêng trong khi
giáo viên giảng bài. Mỗi học sinh sẽ có một bàn viết cá nhân và một ghế nhựa (loại
ghế cao) riêng. Khi giáo viên giảng bài, các em được tập trung lại ngồi hình vòng
cung bằng ghế nhựa, khi viết bài các em sẽ về bàn viết cá nhân của mình cũng được
bố trí theo hình vòng cung.


- Ổn định, tổ chức khởi động cho học sinh: Sau khi ổn định vị trí chỗ ngồi, giáo
viên cần cho học sinh khởi động trước khi vào tiết học chính thức. Qua hoạt động vui
chơi khi khởi động, bước đầu giúp các em tập trung sự chú ý vào giáo viên, không khí
vui tươi, tự nhiên sẽ theo các em vào tiết học. Các em sẽ không bị áp lực trước giờ
học, tinh thần thoải mái giúp cho các em tự tin, hưng phấn hơn và sẽ chủ động hơn
trong các hoạt động học tập.
9

- Với đối tượng là học sinh lớp 1B khiếm thính, cần phải được lặp lại nhiều. Vì
vậy giáo viên nên chọn hình thức nhóm, lớp thi đua để tăng sự cạnh tranh, kích thích
hứng thú trong giờ học, tạo cơ hội cho học sinh phát huy được tính chủ động tích cực
của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh.
Ví dụ:
- Làm bài tập trên phiếu theo nhóm.
- Thi đua tiếp sức theo nhóm.


3. Giải pháp 3: Hƣớng dẫn học sinh cách "Giải bài toán có lời văn" ở

lớp 1B khiếm thính:
Quy trình "Giải bài toán có lời văn" thông thường qua 5 bước:
- Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu đề bài.
- Hướng dẫn học sinh cách tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn học sinh cách xây dựng lời văn và đặt phép tính.
- Hướng dẫn cách trình bày bài giải.
- Kiểm tra lại bài làm.
a) Hƣớng dẫn học sinh cách “Đọc và tìm hiểu đề toán”:
Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên
là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức
cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như "thêm, và, tất
cả, " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, còn lại, " (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để
10

hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính
trong đề bài. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.
Ví dụ 1: Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An
có tất cả mấy con gà?(SGK Toán 1 trang 117)
Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các
em nhìn tranh và trả lời câu hỏi.
Ví dụ 2: Bài toán: Có 1gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con
gà?(Bài 3/ SGK Toán 1 trang 116), giáo viên có thể hỏi:
- Em thấy có mấy gà mẹ? (có 1 gà mẹ).
- Và có mấy gà con? (có 7 gà con).
- Có tất cả bao nhiêu con gà? (Có tất cả 8 con).


Ngoài ra thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ) lên bảng từ để thay
cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh
đọc đề toán.

b) Hƣớng dẫn học sinh cách “Tóm tắt bài toán”:
Trong giai đoạn đầu, giáo viên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm
thoại "Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học sinh giáo viên
gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài, sau đó cho học sinh dựa vào các từ ngữ
chính được gạch chân để viết tóm tắt. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh biết
tóm tắt bài toán một cách đơn giản nhất.
Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
- Tóm tắt bằng lời:
Ví dụ 1: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả
mấy con gà?(SGK Toán 1 trang 117)
Có : 5 con gà
Thêm : 4 con gà
Có tất cả:…con gà?

11



- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Ví dụ 2: Đoạn thẳng AB dài 5cm, đoạn thẳng BC dài 3cm. Hỏi cả hai đoạn
thẳng dài bao nhiêu xăng – ti – mét?(Bài 2/ SGK Toán 1 trang 123)
5 cm 3 cm
A B C


? cm
- Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật:
Ví dụ 3: Có 5 quả cam, mẹ mua thêm 2 quả cam. Hỏi có tất cả mấy quả
cam ?
Có :

Quả cam ?
Thêm :

c) Hƣớng dẫn học sinh cách viết lời giải và đặt phép tính:
Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải
tìm như: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy
con gà? (SGK Toán 1 trang 117)
- Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà).
- Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà).
- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?).
Giáo viên gợi ý: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì?
(tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4); 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: "Muốn
biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: "Nhà An có
tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9? (5 + 4 = 9). Tới đây giáo
viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta viết "con gà" vào trong
dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
Đối với học sinh bình thường giáo viên có thể tạo điều kiện cho học sinh
nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Với
học sinh khiếm thính thì hoàn toàn khác, do bị hạn chế về khả năng nghe hoặc
không còn nghe thấy âm thanh mà ngôn ngữ của trẻ khiếm thính không giống với trẻ
bình thường. Vì vậy giáo viên dạy trẻ khiếm thính tập cho học sinh thống nhất
12

một lời giải để khi giải các bài toán khác học sinh khiếm thính không còn lúng
túng nữa.
Ví dụ: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" và
thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả là:
d) Hƣớng dẫn học sinh cách trình bày bài giải:
Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1B khiếm thính trình bày bài giải còn
rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Vì vậy giáo viên cần rèn cho học sinh nề nếp

và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong
giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra và quan trọng là thống nhất
cách trình bày bài giải một bài toán có lời văn.


d) Kiểm tra lại bài làm:
Do học sinh còn nhỏ tuổi nên đa số các em đều có thói quen khi làm bài
xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Vì vậy giáo viên cần giúp học sinh
xây dựng thói quen học tập này như: kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số,
thường xuyên nhắc nhở học sinh tự kiểm tra lại bài của mình, đổi vở chéo để bạn
kiểm tra bài lẫn nhau, tự sửa lại lỗi sai của mình…
4. Giải pháp 4: Khắc sâu “Giải toán có lời văn":
Sau khi đọc đề toán giáo viên khắc sâu cho học sinh bằng cách gạch chân
một số từ khoá quan trọng như "thêm, và, tất cả, " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất,
còn lại” để xác định phép tính “cộng”, “trừ”. Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và
13

giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại
toán này. Ở mỗi bài, mỗi tiết giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề toán,
tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải toán
từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm ( ), đặt
câu hỏi cho bài toán.
Ví dụ 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài
toán đó:
Bài toán: Dưới ao có con vịt, có thêm con vịt nữa chạy xuống. Hỏi
?
Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có : 7 hình tròn
Tô màu : 3 hình tròn

Không tô màu : hình tròn?
Để nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn, giáo viên linh động lựa chọn, điều
chỉnh nội dung bài tập cho phù hợp với khả năng của học sinh lớp 1B khiếm thính.
Ví dụ 3: Lớp 1B1 có 4 bạn gái và 6 bạn trai. Hỏi lớp 1B1 có tất cả bao nhiêu
bạn?
- Ngoài ra giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp: Ở độ
tuổi lớp 1, vừa chuyển từ giai đoạn vui chơi sang học tập nên khả năng tập trung chú
ý của các em rất hạn chế. Giáo viên cần lựa chọn những hình thức vui chơi để lồng
ghép nội dung, kiến thức, kĩ năng cần cung cấp cho học sinh.
Ví dụ 4: Giáo viên phát bóng bay cho hai nhóm, yêu cầu hai nhóm thi thổi bóng
sau đó đếm số bóng thổi được. Giáo viên hình thành bài toán: Nhóm Thỏ thổi được 12
quả, nhóm Mèo thổi được 10 quả. Hỏi hai nhóm thổi được tất cả bao nhiêu quả?
Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh khiếm thính học tốt dạng giải
toán có lời văn. Với hình ảnh trực quan sinh động, cách phân tích bài toán cụ thể,
tình huống gần gũi và với các cách tóm tắt trên sẽ nâng cao hiệu quả giải toán có
lời văn và làm cho học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng nhất là học sinh khiếm thính.
Bên cạnh đó, giáo viên cần điều chỉnh, giảm tải nội dung chương trình, bài học phù
hợp với trình độ học sinh: giáo viên lựa chọn kiến thức cần cung cấp cho học sinh,
đối với học sinh khiếm thính vốn từ các em không nhiều, kinh nghiệm sống của các
em ít ỏi. Vì vậy, những gì gần gũi, thực tế sẽ giúp cho các em nhớ lâu hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua một thời gian áp dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy và tiếp tục tìm
hiểu và bổ sung những kinh nghiệm thu được, thực hiện kiểm tra khảo sát cho
thấy học sinh lớp 1B khiếm thính có những chuyển biến rõ rệt về giải toán có lời văn.
14

Kết quả kiểm tra tại lớp 1B1 Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
(Cuối năm học: 2014-2015).
Đề bài: (Bài tập 3 SGK Toán 1 trang 155)
Lớp 1A trồng được 35 cây, lớp 2A trồng được 50 cây. Hỏi hai lớp trồng được tất

cả bao nhiêu cây?
Năm học
Sĩ số
lớp
Kết quả thu được qua kiểm tra
Đặt câu lời giải
phù hợp
Làm phép tính
và ghi đơn vị đúng
Ghi đáp số
đúng và đủ
2014 - 2015
10
9 - 90%
10 – 100%
10 - 100%
Qua tổng hợp kết quả kiểm tra khảo sát ở cuối năm học 2014-2015 (với đề
bài tương tự) phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn. Kết quả của bài toán
đúng. Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải bài toán
có lời văn” nói riêng. Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế
và tỉ lệ sai sót của học sinh giảm đi rõ rệt.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để việc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng đạt kết
quả cao, tôi có một số đề xuất, khuyến nghị như sau:
1. Đối với Giáo viên:
- Cần điều chỉnh nội dung chương trình học tập cho phù hợp với từng trình độ
và sự khiếm khuyết của học sinh.
- Luôn tìm tòi, sáng tạo, kết hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học làm cho bài giảng phong phú và lôi cuốn học sinh, phát huy tối đa tính tích
cực chủ động của học sinh vào quá trình học tập.

- Tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái, khuyến khích tinh thần tự học của
học sinh.
- Đầu tư, sáng tạo, tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công
tác giảng dạy.
- Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, kĩ năng dạy trẻ khiếm thính.
2. Đối với học sinh:
- Cần ý thức được việc học tập của mình.
- Có tinh thần học tập tự giác cao.
- Ngoan ngoãn vâng lời thầy, cô giáo và người chăm sóc.
3. Đối với Ban Giám đốc Trung tâm:
- Tăng cường phương tiện dạy học phù hợp với học sinh khuyết tật nói chung
và với học sinh khiếm thính nói riêng.
- Tổ chức nhiều hơn các cuộc giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm với các
trường bạn.
15

4. Đối với gia đình và cộng đồng:
- Phát hiện sớm và cho các em học sinh khiếm thính được tham gia can thiệp
sớm đúng độ tuổi.
- Hỗ trợ máy trợ thính đầy đủ, chất lượng.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong việc giáo dục.
- Quan tâm, hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh.
Lời kết: Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lòng
nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả
cao trong giảng dạy, là chiếc chìa khoá vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa
khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo
viên. Trong khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi chiêm
nghiệm, trăn trở bằng một tình yêu nghề nghiệp, hy vọng nó sẽ cùng các bạn đồng
nghiệp gần xa trao đổi để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Đảng và Nhà nước trao
cho nghề thầy giáo.

Để đạt được điều này trước hết là có sự quan tâm của Ban Giám đốc về cơ sở
vật chất, sự chỉ đạo sâu sát của tổ chuyên môn. Hơn hết là tinh thần trách nhiệm cao
của người giáo viên, có tâm với nghề, tận tụy yêu thương trẻ khuyết tật cũng như
không ngại khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp làm thế nào cho trẻ khiếm
thính có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất. Quan trọng nhất là bản thân các
em có sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua chính mình để hòa nhập với cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên, sách giáo khoa toán lớp 1, nhà xuất bản Giáo dục, Bộ
GD&ĐT.
2. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn. Giáo trình tâm lí trẻ khiếm thính, Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh (2004).
3. Tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1.
4. Phương pháp dạy học toán, nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2006).
5. Nâng cao khả năng dạy học trẻ khiếm thính, Viện chiến lược và phát triển.
6. Các phương pháp dạy trẻ Khuyết tật.
Ngƣời thực hiện





Nguyễn Thị Nhung

16

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014 – 2015

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho học sinh khiếm

thích lớp 1B1.
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NHUNG. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Chuyên môn (Tiểu học) – Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
Lĩnh vực/Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật
- Quản lý giáo dục - - Phương pháp dạy học bộ môn
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:…………………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ di vào cuộc
sống: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành.
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong
ngành
Nhận xét chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
NGƢỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

CHUYÊN MÔN

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Biên Hòa, ngày…. tháng … năm 2015

×