Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Chiến lược cạnh tranh cho Công ty Xi-măng Hà Tiên 1 đến năm 2015.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 147 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7
I.
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI : .................................................................................. 7
1.
Lý do chọn đề tài :
7
2.
Mục tiêu của đề tài :
7
3.
Đối tượng nghiên cứu :
8
4.
Phạm vi nghiên cứu :
8
5.
Phương pháp nghiên cứu :
8
II.
Kết cấu của đề tài : ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 : ......................................................................................................... 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC VÀ CHIẾN LƯC CẠNH TRANH .... 10
1.1 Qui trình quản trị chiến lược ..................................................................... 10

1.1.1
Định nghóa Quản trị chiến lược
10
1.1.2
Qui trình quản trị chiến lược (Strategic Management)


10
1.2 Chiến lược cạnh tranh :.............................................................................. 11
1.2.1
Cạnh tranh là gì :
11
1.2.2
Lợi thế cạnh tranh là gì ?
12
1.2.3
Nguồn gốc tạo lợi thế cạnh tranh :
12
1.2.4
Năng lực lõi và tay nghề của doanh nghiệp :
13
1.2.5
Chiến lược cạnh tranh chung :
14
1.2.5.1 Chiến lược chi phí thấp nhất : .............................................................. 14
1.2.5.2 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ :................................. 15
1.2.5.3 Chiến lược trọng tâm hoá : .................................................................. 16
1.2.6
Các chiến lược tiếp thị cạnh tranh :
17
1.2.6.1 Chiến lược của người dẫn đầu thị trường :........................................... 17
1.2.6.2 Chiến lược của người thách thức thị trường : ....................................... 17
1.2.6.3 Chiến lược của người theo sau thị trường : .......................................... 17
1.2.6.4 Chiến lược của người nép góc thị trường :........................................... 18
Chương 2 : MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 ..... 19
2.1 Môi trường nội bộ của công ty xi măng Hà Tiên 1 : ................................. 19


2.1.1
Tổng Quan về công ty xi măng Hà Tiên 1.
19
2.1.2
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ 2000-2005 :
21
2.1.2.1 Sản phẩm :............................................................................................ 21
2.1.2.2 Sản lượng : ........................................................................................... 23
2.1.2.3 Thị trường tiêu thụ và thị phần : .......................................................... 25
2.1.2.4 Sản xuất................................................................................................ 27
2.1.2.5 Tài Chính :............................................................................................ 28
2.1.2.6 Nguồn nhân lực : .................................................................................. 30
2.1.2.7 Tổ chức :............................................................................................... 32
2.1.2.8 Các chiến lược tiếp thị hỗn hợp - Marketing mix : .............................. 32
Trang 1


2.1.2.8.1 Hệ thống phân phối....................................................................... 32
2.1.2.8.2 Dịch vụ khách hàng : .................................................................... 36
2.1.2.8.3 Giá sản phẩm : .............................................................................. 38
2.1.2.8.4 Thương hiệu : ................................................................................ 39
2.1.2.8.5 Chiêu thị :...................................................................................... 43
2.1.2.9 Các dự án mở rộng sản xuất : (Nguồn : Công ty xi măng Hà Tiên 1 ) (31)
45
2.1.3
Đánh giá điểm mạnh yếu của Hà Tiên 1 :
46
2.1.3.1 Điểm mạnh :......................................................................................... 46
2.1.3.2 Điểm yếu :............................................................................................ 47
2.1.4

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong I.F.M
48
2.2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 : .... 49
2.2.1
Môi trường ngành công nghiệp xi măng :
49
2.2.1.1 Vài nét sơ lược về lịch sử ngành xi măng Việt Nam : (Xem phụ lục 5)
49
2.2.1.2 Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam :........... 49
2.2.1.3 Dung lượng thị trường xi măng việt nam. ............................................ 50
2.2.1.3.1 Dung lượng thị trường xi măng thế giới : ................................... 50
2.2.1.3.2 Dung lượng thị trường xi măng Việt Nam :................................. 51
2.2.1.3.3 Dung lượng Đông nam bộ - thị trường chính của Hà Tiên 1 :..... 53
2.2.1.4 Đối thủ cạnh tranh hiện tại. ................................................................. 54
2.2.1.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng. ............................................................. 58
2.2.1.6 Sản phẩm thay thế................................................................................ 61
2.2.1.7 Những nhà cung cấp............................................................................. 62
2.2.1.8 Khách hàng. ......................................................................................... 65
2.2.1.8.1 Khách hàng là nhà phân phối (cửa hàng VLXD và NPPC): ...... 65
2.2.1.8.2 Khách hàng là người sử dụng : ................................................... 66
2.2.1.9 Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M..................................................... 67
2.2.2
Môi trường kinh tế :
69
2.2.3
Môi trường chính trị và luật pháp.
70
2.2.4
Môi trường xã hội (dân số – văn hoá)
71

2.2.5
Môi trường tự nhiên.
71
2.2.6
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài E.F.E
72
Chương 3 :............................................................................................................... 75
CHIẾN LƯC CẠNH TRANH75CHO CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 ĐẾN NĂM
2015 ............................................................................................................. 75
3.1
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015 : ........................................... 75
3.2
MA TRẬN CHIẾN LƯC CHÍNH : ................................................................ 75
3.3
Ma trận S.W.O.T ........................................................................................... 77
3.4
CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯC TRÊN: ....... 81

3.4.1
Chiến lược xâm nhập thị trường :
81
3.4.1.1 Thị trường Đông nam bộ và Long An : ................................................ 81
Trang 2


3.4.1.2 Thị trường Tây Nguyên Nam Trung bộ : ............................................. 83
3.4.1.3 Thị trường cho khách hàng công nghiệp :............................................ 84
3.4.2
Chiến lược phát triển thị trường :
85

3.4.2.1 Thị trường trong nước :......................................................................... 86
3.4.2.2 Thị trường ngoài nước : ........................................................................ 86
3.4.3
Chiến lược củng cố nguồn cung ứng 2006-2009 :
87
3.4.3.1 Nguồn cung ứng clinker cho nhà máy Thủ Đức .................................. 87
3.4.3.2 Nguồn cung ứng xi măng Hà Tiên 1 :.................................................. 88
3.4.4
Chiến lược hoàn thiện chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu, tạo
dựng vị thế dẫn dắt giá thị trường tại phía nam.
91
3.4.4.1 Chiến lược sản phẩm :.......................................................................... 91
3.4.4.1.1 Đa dạng hoá sản phẩm xi măng,................................................. 91
3.4.4.1.2 Nghiên cứu để ngày một hoàn thiện hơn nữa chất lượng xi măng
92
3.4.4.1.3 Đa dạng hoá các sản phẩm sau xi măng :................................... 93
3.4.4.2 Chiến lược chiêu thị : ........................................................................... 93
3.4.4.2.1 Quảng cáo : ................................................................................. 93
3.4.4.2.2 Khuyến mãi :............................................................................... 94
3.4.4.2.3 Marketing trực tiếp :.................................................................... 95
3.4.4.3 Chiến lược phân phối : ......................................................................... 95
3.4.4.4 Chiến lược giá : .................................................................................... 96
3.4.4.5 Chiến lược thương hiệu : ...................................................................... 97
3.4.4.5.1 Hệ thống các yếu tố nhận dạng thương hiệu: ............................. 97
3.4.4.5.2 Định vị thương hiệu :................................................................... 98
3.4.4.5.3 Tính cách thương hiệu :............................................................... 99
3.4.4.5.4 Tầm nhìn thưong hiệu : ............................................................. 100
3.4.5
Chiến lược tái cấu trúc từ con đường cổ phần hoá doanh nghiệp.
101

3.5 Thời gian ưu tiên cho từng chiến lược : ................................................... 103
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ............................................................................... 104
I.
Kiến nghị : ................................................................................................. 104
I.1
Với chính phủ :
104
I.2
Kiến nghị với Bộ xây dựng
105
I.3
Với công ty xi măng Hà Tiên 1 :
105
II.
KẾT LUẬN :............................................................................................... 106

Trang 3


DANH MỤC CÁC HÌNH - ĐỒ THỊ MINH HOẠ

Hình 1.1 : Qui trình Quản trị chiến lược
Hình 1.2 : Mô hình nguồn tạo lợi thế cạnh tranh theo Micheal Porter.
Hình 1.3 : Mô hình các chiến lược cạnh tranh theo Micheal Porter :
Hình 2.1 : Đánh giá chất lượng các nhãn hiệu xi măng
Hình 2.2 : Sản lượng tiêu thụ Hà Tiên 1 qua các năm
Hình 2.3 : Sản lượng tiêu thụ Hà Tiên 1 qua các năm
Hình 2.4 : Thị phần tại Đông Nam bộ+Long An của Hà Tiên 1 qua các năm
Hình 2.5 : Thị phần Đông nam bộ + Long An 6 tháng đầu năm 2006.
Hình 2.6 : Thị phần Đông nam bộ + Long An năm 2005.

Hình 2.7 : Thị phần Hà Tiên 1 so với thị trường cả nước qua các năm.
Hình 2.8 : Sơ đồ kênh phân phối của Hà Tiên 1
Hình 2.9 : Khách hàng đánh giá độ thuận lợi khi kinh doanh các loại XM.
Hình 2.10 : Chỉ số TOM, Unaided, aided của các thương hiệu XM khu vực Đông
Nam bộ.
Hình 2.11 : Chỉ số về nhãn hiệu ưu tiên khi chọn mua XM khu vực Đông Nam bộ.
Hình 2.12 : Đo các cảm nhận của khách hàng về các nhãn hiệu XM - Đông Nam
bộ.
Hình 2.13 : Dung lượng thị trường xi măng Việt Nam qua các năm.
Hình 2.14 : Tốc độ tăng dung lượng thị trường xi măng Việt Nam qua các năm.
Hình 2.15 : Dung lượng thị trường xi măng Đông Nam bộ qua các năm.
Hình 2.16 : Tốc độ tăng dung lượng thị trường xi măng Đông Nam bộ qua các năm.
Hình 2.17 : Thị phần XM khu vực Đông Nam bộ và Long An, 6 tháng đầu naêm
2006.
Trang 4


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 : Đánh giá chất lượng của khách hàng về các hiệu xi măng.
Bảng 2.2 : Thị phần tương đối của Hà Tiên 1 so với đối thủ cạnh tranh
Bảng 2.3 : Các chỉ số về tình hình tài chính của Hà Tiên 1 qua các năm
Bảng 2.4 : Các chỉ số về lực lượng lao động của Hà Tiên 1 năm 2005
Bảng 2.5 : Mật độ cửa hàng VLXD phân phối xi măng Hà Tiên 1
Bảng 2.6 : Khả năng phân phối XMHT1 bình quân của hệ thống CHVLXD.
Bảng 2.7 : Khách hàng đánh giá mức độ thuận lợi khi kinh doanh xi măng.
Bảng 2.8 : Giá bán xi măng tại khu vực Tân Bình TP.HCM (tháng 08/2006).
Bảng 2.9 : Cơ cấu giá thành của một số nhãn hiệu xi măng năm 2006 :
Bảng 2.10 : Các chỉ tiêu chi phí bán hàng, khuyến mãi của Hà Tiên 1 qua các năm :
Bảng 2.11 : Ma trận đánh giá yếu tố bên trong I.F.E
Bảng 2.12 : Bình quân Lượng xi măng trên đầu người của một số nước.

Bảng 2.13 : Tiêu thụ xi măng thế giới : (Đơn vị : triệu tấn.)
Bảng 2.14 : Dự báo nhu cầu thị trường xi măng Việt Nam đến năm 2015.
Bảng 2.15 : Đánh giá các đối thủ cạnh tranh : (Xem thêm phụ lục số 13)
Bảng 2.16 : Các nhà máy mới phía bắc có thể chuyển SP vào phía nam (triệu tấn)
Bảng 2.17: Cân đối cung cầu của Viện VLXD tới năm 2020 như sau :
Bảng 2.18: Tình hình sản xuất tiêu thụ xi măng của các nước ASEAN năm 2003
Bảng 2.19 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh C.I.M
Bảng 2.20 Các chỉ tiêu nền kinh tế Việt Nam những năm 1997-2005
Bảng 2.21 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài E.F.E
Bảng 3.1 : Thị phần sáu tháng đầu năm 2006 của xi măng Hà Tiên 1.
Bảng 3.2 : Thị phần sáu tháng đầu năm 2006 của xi măng Hà Tiên 1.
Bảng 3.3 : Mục tiêu sản lượng 2007 -2010 của Hà Tiên 1
Bảng 3.4 : Cân đối nguồn cung ứng xi măng Hà Tiên 1
Trang 5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. NPPC : Nhà phân phối chính.
2. XM : Xi măng.
3. XMHT1 : Xi măng Hà Tiên 1.
4. Xí Nghiệp TT&DV XMHT1 : Xí Nghiệp Tiêu Thụ và Dịch Vụ Xi Măng Hà
Tiên 1.
5. HT1 : Hà Tiên 1
6. Tổng Cty XMVN : Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
7. KV4 : khu vực 4 (gồm các tỉnh đông Nam Bộ, TP.HCM, Long An).
8. VLXD : Vật liệu xây dựng.
9. CH VLXD : Cửa hàng vật liệu xây dựng.

Trang 6



PHẦN MỞ ĐẦU
I.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI :
1.

Lý do chọn đề tài :

Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc với tốc độ
phát triển kinh tế bình quân trên 7,5% một năm. Song song đó vị thế Việt
Nam ngày càng tăng và cải thiện trên trường quốc tế.
Việt nam dần mở cửa nền kinh tế để theo kịp tiến trình quốc tế hoá. Các
mốc đánh dấu sự thay đổi này là việc thực hiện AFTA - ASEAN, Hiệp định
song phương và đa phương với nhiều quốc gia - BTA như Hiệp Định Song
Phương Việt Mỹ…nhất là cột mốc gia nhập WTO vào cuối năm nay của VN.
Quá trình hội nhập quốc tế và mở cửa kinh tế của Việt Nam càng sâu
rộng thì các ngành sản xuất trong nước càng phải đối mặt với sự cạnh tranh
khốc liệt, những doanh nghiệp yếu sẽ bị phá sản.
Ngành công nghiệp xi măng là một trong các ngành cạnh tranh cũng sẽ
gay gắt trong quá trình quốc tế hoá nền kinh tế của Việt Nam. Hiện các
doanh nghiệp trong ngành và nhất là các doanh nghiệp Nhà Nước, các doanh
nghiệp này thực sự chưa đề cao định hướng thị trường, cũng chưa thực sự quan
tâm đến các lợi thế cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong xu hướng hội
nhập đang tới gần.
Vì lý do đó chúng tôi chọn đề tài “Chiến lược cạnh tranh cho công ty
xi măng Hà Tiên 1 đến năm 2015”
2.


Mục tiêu của đề tài :

Đề tài này nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh có tính khả thi giúp
cho công ty xi măng Hà Tiên 1 giữ vững vị thế, thị trường hiện tại, phát triển
thị trường mới và trở thành một trong những thương hiệu uy tín của ngành
VLXD trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của VN.
Luận văn phân tích yếu tố lớn ảnh hưởng đến thị trường xi măng Việt
Nam, phân tích điểm mạnh yếu của công ty xi măng Hà Tiên 1 và dự báo các
Trang 7


yếu tố tác động đến thị trường, đến công ty i măng Hà Tiên 1, từ đó đề ra các
chiến lược cạnh tranh phù hợp cho công ty ximăng Hà Tiên 1 tại thị trường
Việt Nam cũng như thị trường các nước trong khu vực.
Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho công ty xi măng Hà Tiên 1 đến năm
2015 nhằm giúp công ty này nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị
trường đúng hướng và tồn tại phát triển trong quá trình hội nhập.
3.

Đối tượng nghiên cứu :

Khảo sát thực trạng của công ty xi măng Hà Tiên 1, đánh giá những
điểm mạnh, điểm yếu. Thị trường hoạt động của công ty xi măng Hà Tiên 1.
Nghiên cứu khái quát về thị trường xi măng VN, dự báo nhu cầu, dự báo
nguồn cung, các yếu tố lớn cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường.
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính của công ty xi măng Hà Tiên 1,
chia làm các nhóm : nhóm các công ty trong Tổng Công ty Xi Măng Việt
Nam, nhóm các Công ty Xi Măng ngoài Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam
gồm các công ty xi măng Liên Doanh và các công ty Xi Măng không liên
doanh.

4.

Phạm vi nghiên cứu :

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu :
-

Các hoạt động của Công ty Xi măng Hà Tiên 1, đđiểm mạnh, điểm

yếu, thị trường công ty Hà Tiên 1 hoạt động – thị trường khu vực đông
nam bộ.
-

Nghiên cứu khái quát các đối thủ cạnh tranh chính của công ty xi măng

Hà Tiên 1 làm cơ sở đánh giá và thành lập ma trận hình ảnh cạnh tranh.
5.

Phương pháp nghiên cứu :

Dựa trên các lý thuyết về quản trị chiến lược.
Dựa trên các lý thuyết quản trị marketing, lý thuyết về chiến lược
marketing.
Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê và dự báo.
Trang 8


Phân tích định lượng các thông tin sơ cấp điều tra thực địa của công ty xi
măng Hà Tiên 1 bằng phần mềm SPSS, sử dụng các lý thuyết thống kê để
phân tích.

Các phương pháp nghiên cứu định tính.
II. Kết cấu của đề tài :
Gồm 3 phần chính :
o

Tóm lược một số lý thuyết quản trị chiến lược mà luận văn sử dụng.

o Phân tích thực trạng môi trường công ty XM Hà Tiên 1 hoạt động.
o Xây dựng chiến lược marketing cho Cty XM Hà Tiên 1 đến năm 2015.

Trang 9


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC
VÀ CHIẾN LƯC CẠNH TRANH

1.1 Qui trình quản trị chiến lược
1.1.1

Định nghóa Quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược thể hiện tầm quan trọng của nó trong thực tiễn các hoạt
động kinh doanh của công ty và là kim chỉ nam cho các hoạt động khác trong
một tổ chức.Theo Fred R david, “Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và
khoa học nhằm thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan
nhiều chức năng cho phép tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.”
1.1.2

Qui trình quản trị chiến lược (Strategic Management)
Thông tin phản hồi


Thực hiện việc kiểm
soát bên ngoài để
xác định các cơ hội
và đe doạ chủ yếu

Xác định
nhiệm vụ,
mục tiêu và
chiến lược

Thiết lập
mục tiêu
dài hạn

Thiết lập
những mục
tiêu hàng
năm

Phân phối
nguồn tài
nguyên

Xét lại mục tiêu
kinh doanh

Thực hiện việc
kiểm soát nội bộ để
nhận diện những

điểm mạnh yếu.

Lựa chọn
các chiến
lược để theo
đuổi

Đo lường
và đánh
giá thành
tích

Đề ra các
chính sách

Thông tin phản hồi
Thực thi
chiến lược

Hình thành
chiến lược

Hình 1.1 : Qui trình Quản trị chiến lược

Trang 10

Đánh giá
chiến lược



1.2 Chiến lược cạnh tranh :
1.2.1

Cạnh tranh là gì :

Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học “cạnh tranh – sự đấu tranh đối lập giữa
các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên khi nhiều
bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được”.
Trong Đại từ điển Kinh tế thị trường cũng đưa ra định nghóa: “cạnh tranh
hữu hiệu là một phương pháp thích ứng với thị trường của xí nghiệp, mà mục đích
là giành được hiệu quả hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thỏa mãn
nhằm đạt được lợi nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình
thường và thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của
đơn vị sản xuất cũng đạt hiệu suất cao, không có hiện tượng quá dư thừa về khả
năng sản xuất trong thời gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý....”
Paul Samuelson trong cuốn sách Kinh tế học về cạnh tranh cũng định nghóa
: “cạnh tranh đó là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách
hàng hay thị trường”.
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm thì “Cạnh tranh trong thương trường không
phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là mang lại cho khách hàng những giá
trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa
chọn các đối thủ cạnh tranh của mình!” (1)
Sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh
trong kinh doanh là một bên có mục đích duy nhất là tiêu diệt đối thủ bằng mọi
cách hầu giữ hoặc tạo thế độc quyền cho mình, một bên lại có cứu cánh là phục
vụ khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối
thủ của mình! (2)
Trong chiều hướng đó, một bên là vật cản cho sự phát triển của xã hội và
một bên là động lực cho việc củng cố cho một nền văn hoá khai thông cho việc
thiết lập những cơ chế hành xử mang tính nhân văn trong kinh teá.


Trang 11


1.2.2 Lợi thế cạnh tranh là gì ?
Quan niệm về lợi thế cạnh tranh trước hết có thể xuất phát từ một cân nhắc
rất đơn giản : một khách hàng sẽ mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó
của xí nghiệp chỉ vì sản phẩm, dịch vụ đó giá rẻ hơn nhưng có cùng chất lượng,
hoặc giá đắt hơn nhưng chất lượng cao hơn so với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ
cạnh tranh. Và ngay khái niệm “chất lượng” (quality) ở đây phải được hiểu theo
một nghóa rộng, nó có thể là dịch vụ kèm theo sản phẩm, hoặc “giá trị”(value)
của sản phẩm mà người tiêu dùng có thể tìm thấy ở chính sản phẩm, và không
thấy ở sản phẩm cạnh tranh. (3)
Theo Michael Porter, “lợi thế cạnh tranh về cơ bản xuất phát từ giá trị
mà một xí nghiệp có thể tạo ra cho người mua và giá trị đó vượt quá phí tổn
của xí nghiệp” (competive advantage basically grows out of value afirm is able to
create for its buyers that exceeds the firm’s cost of creating it). (4)
Lợi thế cạnh tranh có thể biểu hiện ở hai phương diện : hoặc dưới dạng phí
tổn thấp hơn (low cost) hoặc tạo ra những khác biệt hoá (differentiation) (chất
lượng sản phẩm, hình thức,bao bì, màu sắc sản phẩm…).
1.2.3

Nguồn gốc tạo lợi thế cạnh tranh :

Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh theo Micheal Porter thì thường xuất phát
từ hai nguồn :
(1) Nguồn lực của doanh nghiệp(resources) như : bằng độc quyền sáng

chế, nhãn hiệu hàng hoá(patents and trademarks), độc quyền sở hữu về các bí
quyết công nghệ(Proprietary know-how), khách hàng trung thành (Installed

customer base), danh tiếng công ty(reputation of the firm), giá trị thương hiệu
(brand equity)….
(2)

Khả năng của công ty(capabilities) : đề cập đến việc sử dụng hiệu quả

và hiệu năng các nguồn lực ở trên để tạo lợi thế cạnh tranh.

Trang 12


Nguồn lực.
Resources

Distinctive Competencies
Năng lực lõi - đặc trưng

Lợi thế về giá
hay Lợi thế về
khác biệt hoá

Tạo giá
trị.
Value
Creation

Khả năng
Capabilities

Hình 1.2 : Mô hình nguồn tạo lợi thế cạnh tranh theo Micheal Porter.

1.2.4 Năng lực lõi và tay nghề của doanh nghiệp :
Năng lực lõi và tay nghề là tất cả các kiến thức công nghệ, kỹ năng và kinh
nghiệm có được bởi doanh nghiệp trong lónh vực chuyên môn mà doanh nghiệp
chọn làm bệ phóng để xây dựng hướng phát triển cho chính bản thân doanh
nghiệp.(5)
Tay nghề chuyên môn là tất cả những kiến thức, công nghệ, kỹ năng và
kinh nghiệm để vận hành doanh nghiệp trên cơ sở phát huy cái lõi có tính đặc
thù của doanh nghiệp.(6)
Tay nghề tiềm ẩn là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm
tích luỹ được từ việc sử dụng năng lực lõi và tay nghề chuyên môn từ trước tới
nay của doanh nghiệp mà chưa được tận dụng hết mức. (7)
Hai tính chất đặc thù của năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và tiềm ẩn
thường được chỉ định bởi hai thuật ngữ Hard (cứng) và soft (mềm). Phần hard bao
gồm chủ yếu kiến thức, trí thức và công nghệ nghóa là kỹ năng có tính “bài bản”
(formalize) rõ ràng (explicit knowledge) tương đối dễ truyền bá hơn so với phần
soft bao gồm chủ yếu những kinh nghiệm nghề nghiệp khó có thể truyền đạt một
cách bài bản vì tính chất phong phú “ngầm” của nó. Nói gọn phần hard chủ yếu
là từ “biết” mà có và phần soft cơ bản là từ “làm” mà ra.

Trang 13


1.2.5

Chiến lược cạnh tranh chung :

Theo Giáo sư Michael Porter, chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp các kết
quả cuối cùng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm và các chính sách mà nhờ đó
doanh nghiệp cố gắng đạt tới mục tiêu trên. Trong đó mối quan hệ giữa mục tiêu
và chính sách trong chiến lược cạnh tranh của công ty được mô tả như một bánh

xe mà trục trung tâm của bánh xe là mục đích của doanh nghiệp. Xoay quanh
trục trung tâm, hướng về mục tiêu của doanh nghiệp là các chính sách để đạt
mục tiêu, các chính sách này bao hàm các nội dung như : nghiên cứu phát triển
sản phẩm, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, marketing, tài chính và kiểm soát…mục
tiêu chung của doanh nghiệp cũng chính là lực nối kết, gắn bó các chính sách với
nhau, không thể tách rời nhau.
Theo Michael Porter thì có ba chiến lược cạnh tranh chung là : Chiến lược
chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ và chiến lược
tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định :
Phạm vi cạnh
tranh

Lợi thế cạnh tranh (Advantage)

Chí phí thấp
Sản phẩm khác biệt
(Low cost)
Product Uniqueness
Chiến lược dẫn đầu thị
Chiến lược khác biệt
Mục tiêu rộng
hoá.
(toàn ngành) trường về phí tổn.
Cost leadership strategy Differentiation strategy.
Chiến lược tập trung
Chiến lược tập
Mục tiêu hẹp
(chủ yếu vào khác biệt
trung(chủ yếu vào chi
hoá)

phí hạ)
(chỉ một phân
Focus Strategy (low
Focus
đoạn)
cost)
Strategy(Differentiation)
Hình 1.3 : Mô hình các chiến lược cạnh tranh theo Micheal Porter :
1.2.5.1

Chiến lược chi phí thấp nhất :

Chiến lược này nhằm giúp cho công ty có lợi thế hẳn về vị trí so với đối
thủ cạnh tranh trong ngành. Trong cạnh tranh, xu hướng chung của các công ty
là tìm mọi cách giảm giá bán trong khi vẫn phải bảo đảm giữ nguyên chất
lượng và dịch vụ. Chiến lược nhấn mạnh chi phí của một công ty thường yêu
Trang 14


cầu phải có các điều kiện chủ yếu như :Sản xuất hàng loạt với lô lớn; Thị phần
lớn; Nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thường xuyên với số lượng cung ứng
lớn; Giảm thiểu các chi phí ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh; Có khách
hàng tiêu thụ số lượng lớn và ổn định.
Do đó loại chiến lược này áp dụng dễ dàng hơn với các công ty lớn, dẫn
đầu thị trường. Các công ty mới vào cuộc hay các sản phẩm thay thế khó khăn
hơn khi áp dụng chiến lược này.
Chiến lược cạnh tranh bằng cách nhấn mạnh chi phí ngày nay đã trở
thành một bộ phận chủ yếu của nghệ thuật quản lý, khả năng tăng giá bán của
các doanh nghiệp ngày càng bị công cuộc cạnh tranh tiêu diệt mà thay bằng
việc cố gắng tiết giảm chi phí để hạ giá bán, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các

doanh nghiệp.
1.2.5.2

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ :

Chiến lược thứ hai là làm khác biệt hoá các sản phẩm và dịch vụ của một
công ty, làm cho các dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty mình có những điểm
độc đáo và ưu việt hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này tạo ra
lợi thế lớn cho công ty vì với những ưu điểm khác biệt này sẽ tạo được tính độc
quyền cho sản phẩm trong thị trường cạnh tranh. Các đặc tính đó sẽ hấp dẫn
và thấy người tiêu dùng đến sản phẩm và hơn thế nữa có khi nó còn ghi sâu
trong óc người tiêu dùng rất lâu.
Chiến lượckhác biệt hoá sản phẩm dễ dàng đem đến cho công ty tỷ lệ lợi
nhuận cao hơn mức bình quân chung và nó tạo ra cho công ty vị trí vững chắc
hơn trong cuộc cạnh tranh, sự biến động giá cả nhờ đó cũng được giảm thiểu.
Sự khác biệt hoá sản phẩm làm cho sự đối phó với các áp lực cạnh tranh
hàng dễ dàng hơn nhiều. Nó làm cho khách hàng thiếu điều kiện so sánh để có
thể gây áp lực đòi giảm giá, nó làm cho sản phẩm thay thế gặp trở ngại lớn
hơn khi đến với người tiêu dùng, nó có lợi nhuậu nhiều hơn để dễ dàng đối

Trang 15


phó khi gặp áp lực lên giá từ phía người cung ứng so với các đối thủ cạnh tranh
khác…
Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng cách khác biệt hoá cần
lưu ý các điểm :Ưu tiên chú trọng công tác nghiên cứu - phát triển, thiết kế sản
phẩm và dịch vụ; Không có khả năng chiếm lónh thị phần lớn; Cần nhấn mạnh
công tác quảng cáo và marketing; Thường khác biệt hoá sản phẩm ít khi đi
cùng với giảm thiểu chi phí vì cần phải đầu tư tốn kém cho công tác thiết kế,

nghiên cứu những đặc tính riêng có cho sản phẩm và cần công nghệ kỹ thuật
sản xuất cao hơn, tinh vi hơn sản phẩm thường cùng loại. Nhưng khách hàng vì
danh tiếng, chất lượng sản phẩm lại sẵn sàng trả giá cao hơn so với sản phẩm
cùng loại khác.
Các công ty đang ở giai đoạn “thách thức” có thể áp dụng chiến lược
cạnh tranh này để vượt lên thành công ty “dẫn đầu “ thị trường.
1.2.5.3

Chiến lược trọng tâm hoá :

Đối với chiến lược này công ty cần tập trung vào một phân khúc thị
trường chuyên biệt : tập trung vào một nhóm khách hàng chuyên biệt, tập
trung vào một bộ phận hàng hoá chuyên biệt, tập trung vào một vùng thị
trường nhất định nào đó.
Như vậy nếu chiến lược chi phí thấp nhất và chiến lược khác biệt hoá sản
phẩm và dịch vụ là nhắm tới mục tiêu và phạm vi hoạt động toàn ngành, thì
chiến lược trọng tâm hoá được xây dựng xoay quanh việc phục vụ thật tốt một
thị trường mục tiêu đã lựa chọn với phạm vi hẹp.
Qua chiến lược này công ty sẽ đạt được khác biệt hoá thông qua việc đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của một đối tượng cụ thể và đạt được chi phí thấp hơn vì
chỉ trọng tâm phục vụ cho một nhóm khách hàng nào đó trong toàn bộ khách
hàng của thị trường.

Trang 16


1.2.6

Các chiến lược tiếp thị cạnh tranh :


Nếu căn cứ theo vị thế, thị phần của công ty trên thị trường ta có thể phân
ra như sau : công ty là người dẫn đầu thị trường (chiếm trên 40% thị phần); là
người thách thức thị trường(chiếm khoảng 30% thị phần); là người theo sau thị
trường(chiếm khoảng <20% thị phần); là người nép góc thị trường(chiếm khoảng
<10% thị phần), ta có một số chiến lược đặc thù cho mỗi vị thế tương ứng ở trên :
1.2.6.1

Chiến lược của người dẫn đầu thị trường :

Họ phải đối mặt với thách thức : mở rộng toàn bộ thị trường, bảo vệ thị
phần và mở rộng thị phần. Mở rộng thị trường người dẫn đầu thường tìm kiếm
người sử dụng mới, công dụng mới cho sản phẩm.. vì mở rộng thị trường thì
người dẫn đầu được lợi nhiều nhiều nhất. Để bảo vệ thị phần hiện có của
mình, người dẫn đầu phải luôn có một số cách phòng thủ: phòng thủ vị trí,
phòng thủ sườn, phòng thủ co cụm… Chiến lược tốt nhất cho người dẫn đầu là
luôn làm tốt nhất tất cả mọi việc, không để sơ hở cho đối thủ cạnh tranh tấn
công.
1.2.6.2

Chiến lược của người thách thức thị trường :

Cách tốt nhất cho họ là tấn công người dẫn đầu thị trường với chiến lược
tấn công thích hợp theo các chiến thuật : tấn công trực diện, tấn công sườn, tấn
công gọng kìm, tấn công vu hồi, tấn công du kích để dành lấy thị trường.
1.2.6.3

Chiến lược của người theo sau thị trường :

Cách tốt nhất cho họ là tìm cách sử dụng các khả năng đặc biệt để tham
gia tích cực vào thị trường hiện tại và tìm cách phát triển các thị trường mới để

củng cố vị thế. Người theo sau thường chọn ba cách : người sao chép (chạy
theo các sản phẩm, cách phân phối của gười dẫn đầu); Người nhái kiểu (bắt
chước một số đặc điểm của người dẫn đầu tuy nhiên vẫn giữ những điểm khác
biệt như bao bì, định giá…); Người cải biến (lấy các sản phẩm của người dẫn
đầu rồi cải biến chúng và bán trên các thị trường khác nhau nhằm tránh đối
đầu với người dẫn đầu).
Trang 17


1.2.6.4

Chiến lược của người nép góc thị trường :

Họ chọn những thị trường nhỏ và có vẻ không hấp dẫn đối với các công
ty tương đối lớn. Chiến lược của người núp bóng tốt nhất là trở thành người
chuyên môn hoá theo công dụng cuối cùng của sản phẩm, theo nhóm khách
hàng, theo mức chất lược, giá…

TÓM TẮT CHƯƠNG I.
Qua các phân tích lý thuyết trên ta đã làm rõ Qui trình phát triển chiến
lược cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần xác định rõ năng lực lõi, tay nghề của mình từ đó
chọn các nguồn lợi thế cạnh tranh cụ thể, trên cơ sở lợi thế cạnh tranh, phân
tích môi trường doanh nghiệp chọn lựa các chiến lược cạnh tranh thích hợp.
Các chiến lược cạnh tranh chung và chiến lược tiếp thị cạnh tranh.

Trang 18


Chương 2 :

MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
2.1 Môi trường nội bộ của công ty xi măng Hà Tiên 1 :
2.1.1

Tổng Quan về công ty xi măngHà Tiên 1.

Quá trình thành lập công ty :
Tên công ty : Công ty Xi măng Hà Tiên 1.
Biểu tượng chính : Con kỳ lân màu xanh
Trụ sở chính và nhà máy : Số 8, Đường Hà Nội, Xã Phước Long, Thủ Đức,
Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại : 08 8 966 658

Fax : 08. 8278

Bộ phận tiêu thụ sản phẩm :Xí Nghiệp Tiêu Thụ & Dịch vụ XM Hà Tiên 1,
Số 9-19 Hồ Tùng Mậu, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh. ĐT : 08.8215545. Fax :
08.8215540
Nhà máy xi măng Bình Phước : (Dự án đang xây dựng, sẽ hoạt động 2009)
p Thanh Bình Xã Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước
Trạm nghiền & phân phối xi măng Phú Hữu (đang xây dựng, sẽ hoạt
động 2008)
Khu Công Nghiệp Phú Hữu, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh.
Được bắt đầu xây dựng từ năm 1961 đến năm 1964, Công Ty Xi Măng Hà
Tiên chính thức đi vào hoạt động sản xuất với công suất khoảng 300.000 tấn xi
măng/năm. Mới thành lập, Công ty có tên Nhà Máy xi măng Hà Tiên bao gồm :
(1)

Cơ quan Quản trị đặt tại Quận 1 –Tp. Sài Gòn

(2)


Nhà máy xi măng Kiên Lương đặt tại tỉnh Kiên Giang

(3)

Nhà máy xi măng Thủ Đức, được đặt tại Thủ Đức, Sài Gòn.

Sau năm 1975, Nhà máy xi măng Hà Tiên là một đơn vị trực thuộc Liên
hiệp các xí nghiệp xi măng - Bộ Xây Dựng. Đến ngày 1/1/1993, Nhà máy xi
măng Hà Tiên được tách thành hai nhà máy theo Quyết định số 557/BXD –
TCLĐ :
(1)

Nhà máy Xi măng Hà Tiên I : Đặt tại Thủ Đức –Tp. Hồ Chí Minh.
Trang 19


(2)

Nhà máy Xi Măng Hà Tiên II : Đặt tại Kiên Lương- Hà Tiên- Kiên Giang.

Do tách rời hai nhà máy vốn là 1 (nhà máy xi măng tại Kiên Lương khai
thác đá vôi, đất sét…nung và chế biến Clinker và cung cấp cho nhà máy xi măng
Thủ Đức nghiền chế biến thành xi măng bán ra thị trường) nên Nhà máy xi măng
Hà Tiên 1 phải tự tìm nguồn clinker để sản xuất xi măng và nhà máy xi măng
Hà Tiên 2 đầu tư thêm máy nghiền để sản xuất xi măng luôn tại chỗ từ nguồn
clinker nhà máy sản xuất, và công suất sản xuất clinker dư thừa bán cho các trạm
nghiền xi măng đại phương.
Nhà máy xi măng Hà Tiên 1 toạ lạc tại cửa ngõ phía đông Tp.HCM rất
thuận lợi cho giao thông vận chuyển sản phẩm đến các thị trường mục tiêu đặc

biệt là thị trường Tp.HCM – thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất phía nam
(chiếm trên 20% tổng lượng cầu khu vực phía nam). Tại vị trí này Hà Tiên 1 rất
thuận lợi xuất bán sản phẩm cho các tỉnh Đông nam bộ kể cả đường bộ (theo trục
đường quốc lộ 1A, Quốc lộ 14, Qlộ 15, Qlộ 20 tới các tỉnh Đông nam bộ) và
đường thuỷ (phía sau Công ty có kênh có thể - tiếp nhận được tàu trọng tải 500
tấn – dễ dàng vận chuyển hàng tới cảng Sài Gòn, các tỉnh Long An, Bình Dương,
Tây Ninh, Đồng Nai theo dòng chảy của sông Đồng Nai, các các kênh rạch trong
khu vực Đông nam bộ).
Công suất thiết kế hiện tại của nhà máy xi măng Hà Tiên 1 là 1,7 triệu tấn
xi măng một năm(3 máy nghiền với tổng công suất : 200 tấn/giờ); các kho tồn
trữ nguyên liệu công suất 71.000 tấn; 7 silo xi măng sức chứa 50.000 tấn; 3 khu
vô bao đóng gói: khu I 70 tấn/ giờ, khu II 200 tấn/giờ, khu III 240 tấn/giờ.
Các thiết bị - công nghệ của nhà máy xi măng Hà Tiên 1 khá hiện đại, luôn
được chuyên tu và nâng cấp cho phù hợp với xu thế phát triển và cho ra sản
phẩm tốt nhất. Các thiết bị chính của dây chuyền sản xuất được sản xuất bởi nhà
sản xuất thiết bị sản xuất xi măng hàng đầu thế giới Polysius - Đức.
Các chặng đường phát triển của công ty Xi Măng Hà Tiên 1 : (xem thêm
phụ lục 1)
Trang 20


2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ 2000-2005 :
2.1.2.1
Sản phẩm :
Hiện nay, trên thị trường loại xi măng PCB 40, PCB30 là thông dụng nhất
và chiếm khoảng 90%, còn lại là một số loại xi măng chuyên dụng khác dành
cho những công trình đặc biệt. Trước đây thị trường Việt Nam chỉ thông dụng
loại xi măng PCB30 tuy nhiên loại xi măng này đã và đang được dần thay thế
bằng loại PCB 40 có tính năng trội hơn, cường độ cơ lý cao hơn, xi măng PCB
30 chỉ còn một số trạm nghiền nhỏ, chưa thay đổi công nghệ còn sản xuất.

Xi măng PCB40 là loại xi măng Poóclăng hỗn hợp mác 40 - tức là độ bền
kháng nén của mẫu xi măng sau 28 ngày đạt trên 40N/mm2, và tuân theo tiêu
chuẩn TCVN 6260 -1997. Đây là loại xi măng thông thường, dùng xây dựng các
công trình công nghiệp và dân dụng, xây các cao ốc…
Hà Tiên 1 chủ yếu sản xuất loại xi măng PCB 40, chất lượng luôn đạt theo
TCVN 6260-1997 và tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ASTM-C150. Từ hơn
40 năm qua Hà Tiên 1 cung ứng cho thị trường phía nam hơn 35 triệu tấn xi
măng. Với màu xanh đặc trưng, độ dẻo quánh khi trộn của xi măng Hà Tiên 1
đã làm cho người sử dụng khu vực phía nam quen thuộc và yêu mến, tiêu chuẩn
màu xanh và dẻo khi sử dụng như xi măng Hà Tiên 1 đă trở thành một tiêu
chuẩn chọn lựa cho các nhà thầu khi chọn xi măng…
Ngoài xi măng PCB 40, Hà Tiên 1 còn sản xuất một số loại xi măng đặc
biệt như xi măng ít toả nhiệt, xi măng bền sulphate, xi măng chống xâm thực, xi
măng PC40, PC50… theo tiêu chuẩn quốc tế ASTM để phục vụ cho các công
trình đặc thù như bến cảng, trụ cầu, đường băng sân bay, các công trình thuỷ
điện… Các công trình thuỷ điện khu vực phía nam, đường băng sân bay Tân Sơn
Nhất và các công trình cảng biển phía nam đều dùng các loại xi măng đặc thù do
Hà Tiên 1 sản xuất.
Về mặt chất lượng sản phẩm : được khách hàng tin tưởng và tín nhiệm hơn
40 năm qua, đạt được các danh hiệu về chất lượng hiện có của Việt Nam nhö

Trang 21


Cúp vàng chất lượng qua các kỳ triển lãm tại hội chợ hàng Công nghiệp Việt
Nam, Sao Vàng Đất Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Vietbuild... và minh
chứng lớn nhất là các công trình lớn xây dựng bằng xi măng Hà Tiên 1 tại khu
vực phía nam hơn 40 năm qua vẫn tồn tại cho tới hôm nay.
Công ty thường xuyên tiếp xúc khách hàng và người sử dụng để thu thập ý
kiến và phản hồi về sản phẩm để hoàn thiện cho hợp thị hiếu thị trường. Cứ

hàng q, công ty lại tổ chức khảo sát các nhà phân phối, các cửa hàng vật liệu
xây dựng, các nhà thầu để thu thập các phản ánh về sản phẩm để hoàn thiện và
khắc phục. Kết quả cuộc khảo sát vào tháng 03/2006 như sau :
Bảng 2.1 : Đánh giá chất lượng của khách hàng về các hiệu xi măng.
Đánh Giá Của Cửa Hàng Về Chất Lượng Xi Măng Của Các Nhãn
Hiệu Xi Măng
Theo thang đo : 1-5; từ 1 (rất tốt ) đến 5 (rất kém)

Các nhãn hiệu
Chinfo
Holcim Cotec Nghi Sơn
Nhãn hiệu
Tiên
khác nói chung
n
1
Số CH đánh
2.341 60
1.209
284
189
394
giá
Điểm bình
1,32
1,95
1,90
1,97
1,60
2,66

quân (mean)
Nguồn : điều tra Q 1/2006 – XNTT&DV XMHT1(8)
Nhận xét : xi măng Hà Tiên 1 được khách hàng cảm nhận là chất lượng tốt
nhất do có điểm trung bình 1,32 gần 1 (rất tốt) nhất, kế đến là chinfon và
Holcim.

Trang 22


Rất Kém

5

Chất lượng cảm nhận của cửa hàng về
các nhãn hiệu xi măng

4
2,66

3
2

Rất Tốt

1,95

1,90

1,97


Chinfon

Holcim

Cotec

1,32

1,60

1
0

Hà Tiên 1

Nghi Sơn

Các nhản hiệu
khác nói chung

Hình 2.1 : Đánh giá chất lượng các nhãn hiệu xi măng
Ngoài sản phẩm chính là xi măng, Hà Tiên 1 đang từng bước đa dạng hoá
sản phẩm ra các sản phẩm sau xi măng nhằm tạo thêm nhiều tiện ích cho người
sử dụng như Vữa xây, Vữa tô, gạch tự chèn, gạch Block…Sản phẩm vữa xây,
vữa tô Hà Tiên 1 đang từng bước được khách hàng chấp nhận và ưa chuộng, đặc
biệt là tại các vùng đô thị.
2.1.2.2

Sản lượng :


Hà Tiên 1 là một trong các thương hiệu xi măng đầu tiên của Việt Nam.
Trong suốt từ năm 1964 – 1990, Hà Tiên 1 là loại xi măng sản xuất trong nước
duy nhất cung cấp cho khu vực phía nam. Trong hơn 40 năm qua, Hà Tiên 1 đã
cung cấp cho thị trường khu vực phía nam trên 35 triệu tấn xi măng chất lượng
cao và ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia cũng như nhu
cầu xây dựng dân dụng và cơ sở hạ tầng miền nam.
Các năm gần đây, lượng xi măng Hà Tiên 1 cung ứng ra thị trường ngày
một tăng : từ 1,2 triệu tấn năm 2000 tăng lên 2,4 triệu tấn năm 2005 và năm
2006 ước khoảng 2,7 triệu tấn.
Tuy công suất thiết kế của nhà máy chỉ đạt 1,7 triệu tấn/năm nhưng lượng
xi măng của Hà Tiên 1 tiêu thụ từ năm 2002 đã vượt công suất thiết kế. Đây là
do nhu cầu thị trường cao và chiến lược muốn mở rộng và dành giữ thị phần, Hà
Tiên 1 đã chạy hết công suất thiết kế và thực hiện gia công tại các nhà máy xi
Trang 23


măng bên ngoài. Để chọn các đối tác gia công đảm bảo chất lượng đúng theo
yêu cầu của Hà Tiên 1, Hà Tiên 1 tiến hành khảo sát thiết bị công nghệ của đối
tác có đáp ứng và tương thích với yêu cầu chất lượng sản phẩm của Hà Tiên 1
không, cung cấp chuyên gia kỹ thuật và kiểm soát, cung cấp tất cả nguyên vật
liệu để đối tác gia công sản phẩm cho Hà Tiên 1.
SẢN LƯNG TIÊU THỤ THEO NĂM
CỦA XI MĂNG HÀ TIÊN 1
3.000.000
2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
-


NĂM
2000

NĂM
2001

NĂM
2002

NĂM
2003

NĂM
2004

NĂM
2005

NĂM
2006

Nguồn : XNTT&DV XMHT1(9)
Hình 2.2 : Sản lượng tiêu thụ Hà Tiên 1 qua các năm
SẢN LƯNG TIÊU THỤ XI MĂNG HÀ TIÊN 1
THEO THÁNG NĂM 2003-2005

300,000
250,000
200,000

150,000
100,000

NĂM 2003
NĂM 2004
NĂM 2005

50,000
JAN

FEB

MAR

APR

MAY

JUN

JUL

AUG

SEP

OCT

NOV


DEC

Nguồn : XNTT&DV XMHT1(10)
Hình 2.3 : Sản lượng tiêu thụ Hà Tiên 1 qua các năm
Hiện tại Hà Tiên 1 đang ký hợp đồng thuê gia công tại các nhà mày xi
măng Phương Nam, Cotec, nhà máy xi măng Phúc Sơn , nhà máy ximăng Bình
Dương, nhà máy xi măng Bình Định.

Trang 24


2.1.2.3

Thị trường tiêu thụ và thị phần :

Thị trường chính của Công ty xi măng Hà Tiên 1 là các tỉnh Đông Nam Bộ
và Long An. Đây là khu vực thị trường xi măng Hà Tiên 1 có lợi thế về cự ly
vận chuyển, danh tiếng và được Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam giao nhiệm
vụ bình ổn thị trường khu vực này.
Hà Tiên 1 đang mở rộng và xâm nhập thị trường Tây Nguyên và Nam
trung bộ. Bước đầu xâm nhập thị trường này, Hà Tiên 1 đã có chỗ đứng và thị
phần đang gia tăng với tốc độ cao.
Với thị trường đông nam bộ, Long An, Hà Tiên 1 đang chiếm thị phần (thị
phần phục vụ) ổn định ở mức 40% và là người dẫn đầu thị trường (market
leader).
THỊ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
TẠI ĐÔNG NAM BỘ + LONG AN TỪ NĂM 2000-2006
40.13%

Năm 2006


40.03%

Năm 2005

37.99%

Năm 2004

41.08%

Năm 2003

39.94%

Năm 2002

39.70%

Năm 2001

41.15%

Năm 2000
0%

20%

40%


60%

80%

100%

Nguồn : tổng hợp từ số liệu của XNTT&DV XMHT

(11)

Hình 2.4 : Thị phần tại Đông Nam bộ+Long An của Hà Tiên 1 qua các năm
THỊ PHẦN CÁC LOẠI XI MĂNG
TẠI ĐÔNG NAM BỘ + LONG AN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006
Khác
Cotec
Hà Tiên 1
10%
6%
41%

Nghi Sơn
13%

Holcim
30%

Nguồn : Xí Nghieäp TT&DV XMHT(12)
Trang 25



×