Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẢI TIẾN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CƠ QUAN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.03 KB, 14 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: PHÒNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẢI TIẾN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CƠ QUAN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Người thực hiện: PHẠM MINH ĐỨC
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2014-2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: PHẠM MINH ĐỨC
2. Ngày tháng năm sinh: 29/7/1966
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 89/10 Hưng Đạo Vương, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 842467 (CQ)/ 0613 818856(NR); ĐTDĐ: 0918 166667
6. Fax: 0613 846400 E-mail:
7. Chức vụ: Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên
8. Nhiệm vụ được giao
- Quản lý nhà nước ngành học Giáo dục thường xuyên của tỉnh


- Điều hành Trung tâm khảo thí tiếng Anh được ủy quyền của Đại học
Cambridge – Vương quốc Anh tại Đồng Nai
- Phó chủ tịch Công đoàn Cơ quan Sở GDĐT Đồng Nai
- Ủy viên thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Đồng Nai
9. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh quốc tế (MBA)
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Tiếng Anh, Quản lý
Giáo dục và Hợp tác quốc tế
Số năm có kinh nghiệm: 27 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Trung tâm khảo thí Tiếng Anh được ủy quyền của Đại học Cambridge
– Vương quốc Anh tại Đồng Nai: hiệu quả trong lĩnh vực hợp tác quốc tế
của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (2011)
+ Một số cải tiến về kỹ thuật trong công tác điều hành hội đồng thi chứng
chỉ Tiếng Anh quốc tế của Đại học Cambridge- Vương quốc Anh tại
Đồng Nai (2012)

2
CẢI TIẾN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CƠ QUAN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đồng Nai là một tổ chức được
chia ra làm 11 phòng chức năng với tổng cộng 74 biên chế. Mặc dù tất cả
các phòng chức năng đều làm việc vì những mục tiêu chung của tổ chức, tuy
nhiên mỗi phòng chức năng có những thành viên riêng hoạt động như một
nhóm nhỏ với phòng làm việc riêng, lãnh đạo riêng, phong cách làm việc

riêng, với những thuận lợi và khó khăn riêng trong việc thực hiện những
nhiệm vụ riêng của nó. Để khai thác hết năng lực công tác của tất cả các
thành viên trong tổ chức, Sở GDĐT Đồng Nai cần tạo ra được một môi
trường làm việc tích cực. Các thành viên trong tổ chức nói gì về môi trường
làm việc tại Sở GDĐT Đồng Nai? Môi trường làm việc ở đây có phải đã đủ
tốt để có thể tác động đến cả chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống
làm việc (work life) của các thành viên trong tổ chức? Những câu hỏi này
chưa có được câu trả lời cho đến khi nghiên cứu nhỏ này của tôi được tiến
hành.
Nghiên cứu này nhằm giúp Sở GDĐT Đồng Nai có một cái nhìn cận cảnh về
môi trường làm việc của nó, một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu
quả hoạt động của tổ chức, thông qua những ảnh hưởng tác động lên động
lực làm việc của các thành viên trong tổ chức. một cuộc khảo sát thông qua
bảng câu hỏi được tiến hành với 74 thành viên đang công tác tại cơ quan Sở
GDĐT Đồng Nai nhằm thu thập và phân tích những thông tin có lien quan
đến môi trường làm việc tại cơ quan Sở, tập trung vào sự cam kết nhóm
(team commitment) bao gồm bốn yếu tố: sự cống hiến, niềm tự hào, sự hợp
tác và sự thân thiện
Dựa trên những phân tích từ nghiên cứu này, một số kiến nghị bao gồm
những hoạt động gia tăng sự thân thiện giữa các thành viên trong cơ quan và
một cơ chế phối hợp trong công việc tốt hơn giữa các phòng chức năng
trong Sở được đệ trình lên lãnh đạo ngành nhằm cải thiện môi trường làm
việc cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Sở với ý thức cộng
đồng được xây dựng trong từng thành viên của tổ chức.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Các tổ chức như những ngôi làng (Manning & Curtis, 2009) nơi đó có
những nghi thức, phong cách làm việc riêng, những quy định riêng và cả
những điều ‘luật bất thành văn’. Các tổ chức cũng có những cấu trúc xã hội
và những mẫu hành vi dựa trên những giá trị của cộng đồng. Và trong cái

ngôi làng tổ chức ấy, bầu không khí tâm lý là một yếu tố quan trọng.
3
Một tổ chức chỉ mạnh khi tất cả các bộ phận cấu thành của nó mạnh
(Manning & Curtis 2009). Cũng như cơ thể con người ta vậy, nó không khỏe
khi nó có một hệ thần kinh tuyệt vời và một hệ hô hấp rất tốt nhưng hệ tuần
hoàn thì lại đang gặp sự cố. Tương tự như thế, bầu không khí hay môi
trường làm việc của một tổ chức cũng có nhiều yếu tố tác động và tất cả
những yếu tố đó phải tốt để cho môi trường làm việc có thể tốt. Môi trường
làm việc quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cả chất lượng công việc và chất
lượng cuộc sống làm việc của các thành viên trong tổ chức. Một tổ chức bao
gồm các nhóm và những bộ phận liên kết với nhau. Sự thành công của cả tổ
chức tùy thuộc vào sự thành công của mỗi bộ phận. Và vì thế, nhất thiết, mỗi
bộ phận, mỗi phòng, ban chức năng phải có một môi trường làm việc tốt.
Bầu không khí hay môi trường làm việc của một tổ chức có thể được đánh
giá dựa trên một chuổi các yếu tố mà những yếu tố này được nêu ra không
giống nhau bởi những nhà nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, làm việc nhóm
và sự cam kết nhóm thì luôn được kê ra trong tất cả các danh mục các yếu tố
cho dù các danh mục đó có bao nhiêu yếu tố đi chăng nữa.
Sự cam kết nhóm và việc xây dựng cộng đồng nơi làm việc có chung những
yếu tố và điều kiện. Nói một cách khác, để có được một sự cam kết nhóm
thật sự hay một cộng đồng thật sự nơi làm việc, các tổ chức cần phải có
những yếu tố và những điều kiện tương tự nhau.
HayGroup (2001) đã định nghĩa bầu không khí nơi làm việc là cảm nhận của
từng nhân viên về các khía cạnh khác nhau của môi trường mà họ đang làm
việc trong đó; môi trường này đang tác động trực tiếp lên việc họ có thể làm
việc tốt đến mức độ nào. HayGroup đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu
khác nhau và đã phát hiện ra có một mối liên kết trực tiếp giữa cảm nhận về
môi trường làm việc và hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Cảm nhận đó
ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức qua tác động của nó lên động lực làm
việc của từng nhân viên. Được động viên tốt, nhân viên làm việc hết mình.

Họ có thể làm nhiều hơn những cái họ buộc phải làm để có thể đáp ứng
những mong mõi, kỳ vọng. Bầu không khí nơi làm việc tác động đến những
nỗ lực và sự cam kết của từng thành viên. Bầu không khí tích cực sẽ làm gia
tăng nỗ lực và bầu không khí tiêu cực sẽ làm giảm đi sự nỗ lực cần phải có.
Môi trường làm việc ‘nghèo nàn’ có thể dẫn đến những hệ quả như sự hay
vắng mặt của nhân viên, sự không hài lòng và việc đạt năng suất thấp.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu nhỏ này, tôi chỉ tập trung vào những yếu tố
tác động đến sự cam kết nhóm. HeyGroup (2001), trong một cuộc khảo sát
của họ về môi trường làm việc, cũng đã nêu ra bốn yếu tố có tác động mạnh
mẽ đến sự cam kết nhóm. Đó chính là:
1. Sự cống hiến: mức độ mà các nhân viên nỗ lực làm việc khi được cần đến.
2. Niềm tự hào: cảm xúc tự hào mà các nhân viên có được khi được là thành
viên của nhóm công tác hay là thành viên của tổ chức mà họ đang công tác.
3. Sự hợp tác: mức độ mà các nhân viên hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ
được nhau.
4. Sự thân thiện: sự yêu thích, quý mến và tin tưởng nhau giữa nhân viên và
đồng nghiệp của họ.
4
Mở đầu bài dự thi, tác giả Hoàng Đại Quang đã chia sẻ rất chân thành:
“Trước khi tham gia cuộc thi tôi cũng chẳng hiểu gì nhiều về môi trường
làm việc và các giải pháp để cải thiện môi trường làm việc của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thực tế trong công việc chúng tôi được làm việc với một
doanh nghiệp là Công ty TNHH Huy Hoàng, công ty kinh doanh trong lĩnh
vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải”. Theo cảm nhận của tác già, ”với
một doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn 20 trong lĩnh vực vệ sinh môi trường
thì cơ bản môi trường làm việc của công nhân cơ bản được đảm bảo và luôn
được cải thiện qua thời gian” và “ phạm vi môi trường làm việc trong bài
viết này là công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng
Sơn của công ty TNHH Huy Hoàng”. Đến đây, mọi người có thể hiểu rõ
những bất cập trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt của một đơn vị sẽ

được nhìn nhận, đánh giá từ chính một người đang làm trong lĩnh vực quản
lý đô thị.
Chính việc phân tích những việc làm hiệu quả của Công ty TNHH Huy
Hoàng như thay thế một loạt xe gom đẩy tay bằng xe gom chạy điện, nhờ
thế công nhân đảm bảo sức khỏe trong quá trình thu gom rác; bố trí bếp ăn
phục vụ bữa ăn chiều, tối cho công nhân làm ca tại điểm tập kết chung
chuyển rác thải, đảm bảo sức khỏe cho công nhân…của tác giả đã cho thấy
môi trường làm việc – một môi trường làm việc rất đặc thù – đã được Công
tý chú trọng cải thiện với mục tiêu là công nhân lao động được đảm bảo sức
khỏe. Sau đó, tác giả mới chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thu gom mới
của Công ty. Tác giả viết: “Việc sử dụng xe tải để vận chuyển thùng rác đòi
hỏi phải sử dụng một số công nhân để bê, nâng thùng rác lên thùng xe trong
quá trình thu gom. Với một thùng rác dung tích 140l, thì trọng lượng trung
bình cả rác và thùng khoảng 40-50kg nên rất nặng trong quá trình bê nâng
của công nhân. Nhiều công nhân khi mới tham gia gom thùng lần đầu hay bị
đau cơ tay và đau lưng. Trong quá trình nâng thùng từ mặt đất lên thùng xe
rất dễ xảy ra tình trạng trượt tay, rơi thùng, mặt khác các công nhân tham gia
thu gom thùng rác thường phải đu bám vào xe tải gây mất an toàn.”. Chỉ
chừng này cũng đủ thấy tác giả phải là người hiểu biết về nghề và đã quan
sát rất kỹ, nhất là những hoạt động trong quá trình làm việc ảnh hưởng tới
một số bộ phận trên cơ thể của công nhân như cơ tay, lưng…
Quan trọng hơn, không chỉ dừng ở việc phát hiện những bất hợp lý, tác giả
Hoàng Đại Quang còn đề xuất :Công ty nên có những giải pháp sử dụng
máy móc nâng thùng rác lên thùng xe tải. Sử dụng hệ thống hệ thống nâng
đổ thùng rác tự động nhằm giảm sức lao động của công nhân, nâng cao hiệu
quả thu gom và đảm bảo an toàn trong lao động.
Bài viết của tác giả Hoàng Đại Quang đoạt giải Nhì cuộc thi viết về Cải
thiện môi trường làm việc do Báo Lao Động và Quỹ Châu Á tổ chức đã cho
thấy khả năng phát hiện vấn đề, đưa ra giải pháp của chính những người
trong cuộc (ỏ đây, tác giả Hoàng Đại Quang không trực tiếp làm việc tại

Công ty TNHH Huy Hoàng nhưng lại làm ở phòng Quản lý đô thị TP.Lạng
5
Sơn). Những phát hiện và giải pháp này vô cùng quý báu vì nó xuất hiện từ
trong thực tiễn công việc. Chính tác giả Hoàng Đại Quang cũng khẳng định
trong bài dự thi, rằng “cải thiện môi trường lao động không chỉ là cách thức,
phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn là giải pháp nhằm
giải phóng một phần sức lao động của con người thông qua máy móc, công
nghệ và cách thức, phương pháp tổ chức công việc”.
Bạn đang có ý định từ bỏ công việc vì bạn không hoà hợp được với sếp, với
đồng nghiệp của mình, không có cơ hội nào để thăng tiến, bạn làm việc quá
sức và mức lương không thoả đáng…hay tất cả những lý do trên?
Trong khi bạn đang băn khoăn với vô vàn lý do không biết có nên chuyển
tới một miền đất mới không, dưới đây là 10 dấu hiệu các chuyên gia khuyên
bạn để bạn bắt đầu nghĩ đến việc đi tìm một công việc mới thích hợp hơn.
1. Bạn cảm thấy phát điên lên vì đồng nghiệp
Đồng nghiệp là một yếu tố quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng
nhất chốn công sở. Khi mối quan hệ với đồng nghiệp tốt đẹp nó không
những giúp bạn có được tinh thần thoải mái mà còn có thể giúp đỡ bạn trong
rất nhiều tình huống. Nhưng liệu bạn có thể cảm thấy thoải mái, tập trung
cho công việc không khi mà đồng nghiệp luôn làm bạn phát cáu, làm phiền
bạn bằng những chuyện tầm phào, đi làm muộn và “đầu têu” về sớm, nói
chuyện điện thoại quá to…Tất cả những điều đó làm cho bạn luôn cảm thấy
đau đầu sau mỗi ngày tan ca và làm cho bạn không thể hoàn thành công việc
một cách hiệu quả. Đó là lúc bạn nên nghĩ đến chuyện chuyển đến một môi
trường làm việc mới.
2. Bạn ghét đi làm
Khi những ngày cuối tuần qua đi, bạn sợ hãi khi nghĩ đến việc phải đến cơ
quan vào sáng hôm sau. Và khi đến cơ quan bạn đã mong ngóng đến 5h
chiều ngày thứ sáu. Ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một lần hay một
giai đoạn ngắn nào đó rơi vào tình trạng chán việc, chán đi làm. Nhưng nếu

tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, bạn ghét tất cả những giây
phút có mặt tại cơ quan, đến cơ quan chỉ là miễn cưỡng thì đó là lúc bạn nên
nghĩ về những bước nhảy tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
3. Bạn cảm thấy nhàm chán trong công việc
Đây là một thách thức với hầu hết mọi người khi mà họ cảm thấy công việc
của mình quá dễ dàng hoặc lặp đi lặp lại. Một ngày 8 tiếng trên công sở bạn
dành phần lớn thời gian để “chát chít”, chơi game, nghe nhạc, xem phim,
đọc báo…bởi vì công việc bạn đảm nhiệm quá đơn giản và bạn luôn hoàn
thành nó xong trong nửa đầu của buổi sáng…Ban đầu có vẻ bạn thích một
công việc thảnh thơi nhàn hạ như vậy, nhưng lâu dần công việc quá đơn
giản, lặp đi lặp lại khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Bạn rất mong muốn được
đảm nhiệm thêm công việc hay kiêm thêm một nhiệm vụ mới…Sẽ chẳng có
gì đáng ngạc nhiên khi bạn nghĩ đến việc chuyển đến một môi trường làm
việc năng động hơn.
4. Công ty của bạn gặp rắc rối
6
Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi rất nhiều công ty vẫn đang loay hoay
với những biến chuyển không ngừng của nền kinh tế. Nếu bạn nhận thấy
những dấu hiệu không khả quan của công ty mình như sản xuất đình trệ, nợ
đọng quá nhiều, cắt giảm nhân sự, chậm lương…hãy nghĩ đến việc chủ động
chuyển đi trước khi có quyết định cắt giảm nhân sự với bạn.
5. Bạn bất đồng quan điểm với công ty
Thỉnh thoảng chúng ta quên mất tầm quan trọng của điều này cho đến khi
bạn thực sự nhận ra sự hiện hữu của nó. Sự cạnh tranh quá lớn giữa các nhân
viên, đồng nghiệp ăn cắp ý tưởng của bạn, quan điểm, đạo đức của bạn xung
đột với những giá trị của công ty, phong cách quản lý không phù hợp với
quan điểm của bạn…Nếu tất cả những điều đó xảy ra chắc chắn sẽ làm bạn
vô cùng căng thẳng và không thể làm việc một cách có hiệu quả. Bạn nên
nghĩ đến việc chuyển đến một môi trường mới thoải mái hơn trước khai bạn
cảm thấy quá ngột ngạt vì stress.

6. Bạn không có chung quan điểm với sếp
Khi cách làm việc của người quản lý của bạn hay sếp không làm bạn tâm
phục khẩu phục, quan điểm của bạn khác xa với sếp thậm chí là bất đồng
quan điểm, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công việc của bạn,
niềm vui cũng như thành công của bạn trong công việc. Một công việc bạn
có thể hoàn thành một cách tốt nhất nhưng cũng có thể trở thành tồi nhất khi
sếp không thừa nhận nó. Nếu bạn không có cách nào khác để làm thay đổi
mối quan hệ này, tốt nhất bạn nên “ra đi” tìm một công việc mới với một
người quản lý mới.
7. Sự nghiệp của bạn đang trong bế tắc
Bạn đã đảm nhiệm công việc này trong nhiều năm và bạn đã hoàn toàn sẵn
sàng để đảm nhận những trọng trách lớn lao hơn nữa. Tình trạng này diễn ra
quá lâu khiến bạn đánh mất tình yêu và niềm đam mê cho công việc…Hãy
bắt đầu sự thay đổi bằng cách nói chuyện với sếp và đề nghị được nắm giữ
những nhiệm vụ khác cao hơn. Hãy chứng tỏ cho ông ta thấy rằng bạn muốn
tiếp tục phát huy thế mạnh và khả năng của mình cho những giá trị của công
ty. Nếu đề nghị của bạn không được chấp nhận hãy bắt đầu tìm kiếm xung
quanh để phá vỡ sự bế tắc hiện tại của mình.
8. Năng lực của bạn không được thừa nhận
Sự thừa nhận là vô cùng quan trọng – bạn cần được sếp và đồng nghiệp thừa
nhận sau tất cả những cống hiến của bạn – nó giống như một giấy chứng
nhận cho những thành công của bạn. Công ty bạn có làm những điều đó với
bạn không? Họ có những hình thức khen thưởng nào với những nỗ lực của
bạn không? Hay đơn giản chỉ là những phản hồi tích cực và những hứa hẹn
trong tương lai…Nếu bạn chưa bao giờ được thừa nhận, hãy đề nghị sếp
thừa nhận những nỗ lực đó bằng những chế độ lương thưởng cụ thể. Nếu họ
cố tình “lờ” đi những đóng góp của bạn, đó là lúc bạn cần cho họ cảm thấy
tiếc nuối vì đã không có biện pháp giữ một nhân viên tài năng.
9. Môi trường làm việc không tốt
Bạn đang trong quá trình mang thai, sức khoẻ của bạn dạo này không được

tốt, bạn cần phải nghỉ ngơi nhưng môi trường làm việc quá ồn ào, độc hại
7
không tốt cho sức khoẻ của bạn. Hãy đề nghị sếp sắp xếp lại công việc cho
bạn trong một thời gian. Nếu không nhận được sự giúp đỡ hãy đi tìm một
công việc khác hoặc tạm nghỉ chỗ làm đó để bảo đảm sức khoẻ của mình.
10. Bạn đang kiệt sức Bạn đang quá mệt mỏi căng thẳng, gần như là kiệt
sức. Bạn có quá nhiều việc phải làm trong khi không có đủ sự giúp đỡ thoả
đáng. Các chuyên gia không khuyên bạn từ bỏ công việc khi tình trạng này
chỉ diễn ra thi thoảng. Nhưng nếu công ty “bóc lột” sức lao động của bạn
quá sức bằng những dự án và báo cáo liên miên khiến bạn cảm thấy gần như
là kiệt sức, hãy bảo vệ chính mình bằng việc tìm đến một môi trường làm
việc tích cực hơn.
Hiểu đúng về môi trường toàn cầu hóa
Anh Phạm Ngọc Hà, Giám đốc Nhân sự của FPT Software (khu vực Hà
Nội) khẳng định, ngoại ngữ sẽ là yêu cầu tiên quyết đối với nguồn nhân lực
toàn cầu hóa, riêng với FPT thì tiếng Anh và tiếng Nhật là vô cùng quan
trọng. Chị Phan Hồng Nhung, Phó Trưởng phòng Hoạch định và Phát triển
Nguồn nhân lực, Ban Nhân sự, Vingroup đưa ra yêu cầu năng lực quản trị
bản thân và quản trị sự thay đổi đối với nhân viên trong tập đoàn mình: Khả
năng triển khai công việc, tương tác – làm việc nhóm, xây dựng mối quan
hệ, sáng tạo và chủ động trong công việc, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp.
Quản trị sự thay đổi thể hiện ở tư duy thay đổi tích cực của mỗi nhân viên,
để thích ứng với sự thay đổi liên tục của Việt Nam và thế giới.
Sinh viên phải chuẩn bị ngay từ bây giờ
Với kinh nghiệm và những kiến thức của một người có nhiều năm làm công
tác tư vấn và tuyển dụng lao động cho các thị trường nhân lực tại Việt Nam,
châu Á, châu Âu, chị Nguyễn Trường Anh, Giám đốc chi nhánh
CareerBuilder Việt Nam đã hướng dẫn các bạn sinh viên cách quản trị bản
thân theo tiêu chuẩn toàn cầu hóa, trong 4 năm đại học. Chị Trường Anh
khẳng định, việc chuẩn bị tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ

giúp các bạn sinh viên dễ dàng đáp ứng những đòi hỏi của những đơn vị
tuyển dụng trong thời kỳ mới. Sự chuẩn bị cho tương lai này không đòi hỏi
cầu kỳ hay quá lớn lao, nó chính là những kinh nghiệm, những trải nghiệm
trong việc học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể trong trường học: “Ngoại ngữ
như: Tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung là những môn học các bạn có thể
học thêm khi còn là sinh viên, đó là chìa khóa giúp bạn thuận lợi hơn trong
môi trường làm việc đa quốc gia. Khả năng làm việc nhóm, tương tác với
các bộ phận khác mà các nhà tuyển dụng hay đòi hỏi dễ dàng được các bạn
sinh viên rèn luyện thông qua các buổi học theo nhóm, nghiên cứu khoa học
theo nhóm, làm đề tài tập thể. Việc hoàn thành và giải quyết bài tập, bài thi
theo đúng thời gian định trước, hiệu quả với chi phí hợp lý cũng là cách đơn
giản giúp các bạn rèn luyện khả năng làm việc dưới áp lực cao”.

Trải nghiệm làm thêm khi đang là sinh viên cũng là một bước quản trị tốt
8
trong quá trình chuẩn bị cho tương lai. Trước câu hỏi của bạn Trần Thu
Huyền (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) về việc chấp nhận thử việc
ở vị trí thấp hay từ bỏ để tìm kiếm cơ hội cao hơn, anh Phạm Ngọc Hà
khuyên bạn Huyền không nên đánh giá chủ quan năng lực của mình, đặc
biệt là khi mình còn là sinh viên: “Hãy tận dụng mọi cơ hội đến với mình, dù
việc lớn hay việc nhỏ, ở vị trí lương cao hay thấp đều có những giá trị của
nó! Mỗi công việc đều đem đến cho các bạn những trải nghiệm và kinh
nghiệm hữu ích cho nghề nghiệp sau này. Dù bạn làm không công hay bạn
thất bại, đó cũng là những cái giá xứng đáng cho thành công trong tương
lai”.
Hòa nhập với doanh nghiệp toàn cầu
Trần Thủy (năm cuối, trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội) nêu câu hỏi: “Các
tập đoàn, các công ty đa quốc gia liệu có cơ hội nào cho sinh viên khối Tự
nhiên?”. ThS Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Viện Quản lý Việt Nam,
với kinh ngiệm hơn 10 năm làm quản trị nhân sự, khuyên các bạn sinh viên

đừng quá gò bó vào ngành nghề mình được đào tạo. Bản thân anh Vũ Tuấn
Anh cũng là sinh viên khối Tự nhiên của trường ĐH Bách khoa Hà Nội
nhưng sau khi ra trường, anh vẫn tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội trong các
ngành nghề liên quan đến quản trị nhân sự, quản lý nhân lực… “Hãy ước
mơ lớn, nhưng cũng cần biết chia nhỏ ước mơ của mình, gắn liền với thực tế
thành các kế hoạch ngắn hạn và từng bước thực hiện. Những thành công nhỏ
sẽ giúp các bạn có thêm động lực để đạt tới những thành công lớn và chạm
tới ước mơ ban đầu”, anh Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.
Khi các bạn sinh viên đã chạm vào cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp
mang tính hội nhập cao, làm thế nào để hòa nhập và vượt qua thời kỳ thử
việc là điều quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên trong buổi tọa đàm.
Anh Phạm Ngọc Hà chia sẻ: “Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm vì
FPT luôn mở những chương trình đào tạo và định hướng cho từng giai đoạn
cho những nhân viên mới. Điều quan trọng là các bạn phải có nhiệt tình,
dám nghĩ, dám làm, dám thử thách!”.
Đào tạo trong doanh nghiệp cho nhân viên mới luôn là việc được Vingroup
chú trọng đầu tư. Chị Phan Hồng Nhung cho biết, nhiều năm nay, Vingroup
luôn xác định: “Nhân lực là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp”, nên hằng năm,
tập đoàn đều xây dựng một chương trình đào tạo nhân lực cụ thể và công
phu. Cụ thể, gồm 3 phần:
- Đào tạo định hướng: Phổ biến văn hóa, giá trị cốt lõi của tập đoàn.
- Đào tạo nghiệp vụ: Đào tạo chuyên sâu theo từng ngành nghề, đào tạo thực
tế, huấn luyện, định hướng.
- Đào tạo kỹ năng mềm: Hoạt động nhóm, khả năng giao tiếp, lãnh đạo…
9
- Đào tạo và phát triển cán bộ lao động nguồn: Chương trình đào tạo riêng,
thiết kế cho từng cán bộ được quy hoạch “cán bộ nhân viên tiềm năng”
nhằm phát triển năng lực lãnh đạo, chuẩn bị sẵn lực lượng cán bộ quản lý,
cán bộ lao động kế thừa cho tập đoàn.
Song, bài học quan trọng nhất Google có thể chia sẻ cho tất cả các doanh

nghiệp chính là: làm cách nào để tiếp cận và giải quyết các vấn đề của công
ty.
Trong một bài viết trên Harvard Business Review, Greg Satell - chuyên gia
về chiến lược kỹ thuật số và sáng tạo đã chỉ ra một ví dụ điển hình trong văn
hóa giải quyết vấn đề của Google.
Năm 2002, đồng sáng lập Google - Larry Page bước vào nhà bếp của công
ty và treo lên bản in các báo cáo kết quả từ công cụ AdWord của công ty. Ở
vị trí trên cùng, Larry Page đã viết "Những quảng cáo này thật vớ vẩn".
"Tại hầu hết các công ty, sẽ thật bất nhã khi công khai những thất bại của
một bộ phận nào đó trước toàn thể công ty. Thực tế, hành động bất thường
này của Larry Page chứng tỏ sự tự tin, định vị rõ vấn đề khó khăn mà Page
biết rõ những kỹ sư tài năng của công ty rất muốn giải quyết".
Hành động này của Page đã có hiệu quả, chỉ trong vài ngày, các kỹ sư của
Google đã cải thiện AdWords, biến công cụ này dẫn đầu trong lĩnh vực
quảng cáo tìm kiếm đến tận hôm nay.
Theo Satell, chìa khóa thành công của Google chính là tập trung vào vấn đề,
không phải những con người đang cải thiện vấn đề đó. Cụ thể, Statell có 4 lý
giải khác nhau về hiệu quả của cách tiếp cận này.
1. Mọi người đều muốn làm tốt công việc
Nhân viên không có ý định sẽ phá hỏng mọi thứ trong công ty, vì vậy việc
quát tháo khiển trách họ sẽ không mang lại hiệu quả gì. Thay vào đó, Page
đã tập trung toàn bộ đội ngũ quảng cáo lại, nhắc nhở tập thể và quan trọng
hơn là nhấn mạnh vấn đề cả đội ngũ đang phải đối mặt.
Page hiểu rằng nhân viên của Googe cũng là con người nên họ rất cần động
lực để tìm kiếm giải pháp, thay vì bị chỉ trích nặng nề.
2. Thu hút ý kiến số đông
Bằng cách treo những tài liệu báo cáo kết quả ở bếp ăn chung, Page cho thấy
đây là vấn đề chung của toàn công ty, không đơn thuần tập trung vào một
phòng ban cụ thể.
Khi gắn mọi người vào vấn đề, vài nhân viên không thuộc phòng quảng cáo

có thể sẽ cung cấp được cho đội ngũ phụ trách những ý tưởng, gợi ý đắt giá
để tìm ra giải pháp. Đây chính là hiệu quả thứ hai của cách tiếp cận này.
3. Mọi người làm tốt nhất công việc họ thích
Ở góc độ này, Satell chỉ ra rằng Page gợi ý ra một vấn đề và để mở cơ hội
cùng giải quyết cho bất cứ ai có hứng thú muốn thử sức. Điều này giúp Page
tìm ra và thu hút những cá nhân có một đam mê cụ thể liên quan đến vấn đề
mà Google đang gặp phải. Khi những cá nhân này tập trung lại với nhau, kết
quả sẽ được cải thiện tốt hơn.
4. Lãnh đạo xuất sắc phải có khả năng định hướng
10
Điều quan trọng đối với một nhân viên là có kỹ năng và tài năng, nhưng
những điều này sẽ không mang đến kết quả nếu họ không được dẫn dắt bởi
một vị lãnh đạo nhiệt huyết đủ sức truyền cảm hứng cho toàn đội ngũ.
Điểm then chốt bên cạnh việc tạo ra văn hóa hứng khởi để nhân viên làm
việc năng suất cao, hiệu quả tốt chính là định hướng mục tiêu cho đội ngũ.
Khi Page đính tài liệu báo cáo lên phòng ăn chung cũng là lúc Page chỉ ra
mục đích lớn nhất của toàn công ty thời điểm đó.
Theo GS Trần Văn Sung, hiện Việt Nam cứ tin vào tiêu chuẩn cho phép
nhưng ông cho rằng phải hiểu tiêu chuẩn cho phép là trong bối cảnh để xác
định một mẫu. “Còn nếu môi trường này cứ theo con người suốt cả đời, thì
phải khác. Người ta cứ hít vào và tích lũy trong cơ thể, nhất là benzen gây
ung thư rất mạnh”, GS Sung cảnh báo.
Do vậy ông cho rằng, các nhà chức trách có vai trò quản lí nhà nước là Bộ
Tài nguyên và Môi trường phải nghiên cứu, vào cuộc.
“Không thể căn cứ vào số đo một lần và tiêu chuẩn chung chung mà phải xét
đặt trong bối cảnh người lao động làm việc, sống trong môi trường đó liên
tục và khả năng đào thải của cơ thể sẽ như thế nào, sẽ tích lũy ngày này qua
tháng khác, hậu quả thế nào.
Về vấn đề này chưa có ai nghiên cứu cụ thể. Do vậy cơ quan quản lí nhà
nước phải vào cuộc chứ không nên để dân phản ánh rồi mới vào cuộc thì

muộn rồi”, ông Sung nói.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị phải soát xây dựng hệ thống quy chuẩn an toàn
vệ sinh lao động về hóa chất, điện từ trƣờng, phóng xạ; đảm bảo an toàn
cho ngƣời lao động và tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Cần tiến hành các
biện pháp can thiệp để bảo vệ ngƣời lao động như lập hệ thống hồ sơ theo
dõi sức khỏe của ngƣời lao động trước – trong và sau quá trình làm việc ở
các nhà máy điện tử. Tăng cường chất lượng công tác khám sức khỏe định kì
và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
Còn TS Sung kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm phải nghiên cứu cả tiêu
chuẩn quốc tế và Việt Nam hiện như thế nào. Đặc biệt phải tìm hiểu xem
quốc tế làm việc trong điều kiện thế nào, có máy hút mùi, khử mùi, khử hóa
chất hay không?… phải xem xét trong điều kiện tổng thể./.
11
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
Manning, G. & Curtis, K. (2009), The Art of Leadership, 3
rd
edition,
international edition, Singapore: Mc Graw-Hill.
Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà
Nội: Nhà xuất bản Thế giới.
Maddux, R.B., (1998), Team Building, Great Britain: Kogan Page Limited.
Blanchard, K. & Bowles, S. (2001), High Five!, California: Pearson Education,
Inc, publishing as Prentice Hall.
Blanchard, K. & Bowles, S. (1998), Gung Ho! Turn on the people in any
organization, California: Pearson Education, Inc, publishing as Prentice Hall.
Maxwell, J.C. (2008), Leadership Gold, Thomas Nelson Inc., and Alpha Books
Tư liệu
HayGroup®, 2001, Organizational climate survey, Hay Accquisition Company,
Inc.

Dannhauser, Z. (2007), The relationship between servant leadership, follower
trust, team commitment and unit effectiveness, dissertation presented for the
degree of Doctor of Philosophy at Stellenbosch University.
Atkinson, T. & Frenchette, H (2009), Creating a Positive Organizational
Climate in a Negative Economic One: Improving Organizational Climate to
Transform Performance, FORUM®, IIR Holdings, Ltd.
VII. PHỤ LỤC
Phụ lục A: Bảng câu hỏi khảo sát về môi trường làm việc tại cơ quan Sở GDĐT
Đồng Nai.
Phụ lục B: Các bảng thống kê thông tin thu thập từ cuộc khảo sát.
NGƯỜI THỰC HIỆN
PHẠM MINH ĐỨC
12
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: PHÒNG GDTX
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Đồng Nai, ngày 30 tháng 5 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014-2015
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: CẢI TIẾN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CƠ QUAN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Họ và tên tác giả: PHẠM MINH ĐỨC Chức vụ: Trưởng phòng
Đơn vị: Phòng Giáo dục Thường xuyên - Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ
của chính tác giả.

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
13
PHẠM MINH ĐỨC
14

×