Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa tại Công ty TNHH NEW HOPE Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.64 MB, 69 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





Tên đề tài:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN
HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO L
ỢN SỮA TẠI CÔNG
TY TNHH NEW HOPE HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ Thực Phẩm
Sinh viên : Nguyễn Thị Thương
Lớp : CNTP - K42
Khoa : CNSH - CNTP
Khoá học : 2010 - 2014







Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






Tên đề tài:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN
HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO L
ỢN SỮA TẠI CÔNG
TY TNHH NEW HOPE HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ Thực Phẩm
Sinh viên : Nguyễn Thị Thương
Lớp : CNTP - K42
Khoa : CNSH - CNTP
Khoá học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: KS. Phùng Tiểu Huy
Th.S Nguyễn Thị Đoàn




Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở,
đến nay em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà trường, các Phòng ban liên quan, Ban chủ nhiệm
khoa CNSH&CNTP - trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô
giáo trong và ngoài khoa đã tận tình dạy bảo em trong thời gian học tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo hướng dẫn: Nguyễn Thị Đoàn
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ trong
công ty TNHH New Hope Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực tập tốt nghiệp
tại cơ sở.
Do thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế, bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên bản báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bản báo cáo của em
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Thương
DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1. Nhu cầu nước uống của lợn qua các giai đoạn 16
Bảng 2.2. Những loại kháng sinh được dùng trong thức ăn bổ sung 21
Bảng 2.3. Các vitamin quan trọng trong thức ăn gia súc 23
Bảng 2.4. Hợp chất thức ăn sản xuất theo vùng 2011 (triệu tấn) 30
Bảng 2.5. % tổng sản lượng toàn cầu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp 2011 30
Bảng 4.1. Biểu đồ sản xuất của nhà máy 37
Bảng 4.2. Tiêu chuẩn ăn cho lợn sữa 38
Bảng 4.3. Bảng tổng kết hao hụt qua các công đoạn 39
Bảng 4.4. Bảng tổng kết năng lượng và lượng tiêu hao qua các công đoạn của sản
phẩm dạng viên làm thức ăn cho lợn từ tập ăn đến 8kg 43
Bảng 4.5. Bảng các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa 56
Bảng 4.6. Bảng các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cao cấp
cho lợn sữa từ 5 ngày tuổi-8kg (baby 077) 56
Bảng 4.7. Chỉ tiêu vệ sinh của thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa 57




DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy 4
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty TNHH New Hope Hà Nội 5
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho
lợn sữa 24
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn
sữa tại công ty TNHH New Hope 45
Hình 4.2. Nguyên liệu thô 46

Hình 4.3. Nguyên liệu mịn 46
Hình 4.4. Cụm máy nghiền 49
Hình 4.5. Cửa nạp liệu mịn 50
Hình 4.6. Cân định lượng 51
Hình 4.7. Máy đảo trộn 51
Hình 4.8. Sơ đồ điều khiển cụm phối trộn 51
Hình 4.9. Máy ép viên 53
Hình 4.10. Thiết bị làm lạnh 53
Hình 4.11. Dây chuyền đóng bao 55
Hình 4.12. Viên thành phẩm 55





MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cấp thiết để tiến hành đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Mục đích nghiên cứu 2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Vài nét cơ bản về công ty TNHH NEW HOPE Hà Nội 4
2.1.1. Tên và địa chỉ của công ty 4
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 4

2.1.2.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy 4
2.1.2.2. Chức năng lĩnh vực của công ty TNHH New Hope Hà Nội 4
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của đơn vị 5
2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý 5
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty 6
2.1.3.3. Tình hình lao động của công ty 8
2.2. Dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn sữa 8
2.2.1. Nhu cầu về năng lượng 8
2.2.2. Nhu cầu về protein và các axit amin 9
2.2.3. Nhu cầu về khoáng chất 10
2.2.3.1. Canxi (Ca) và phốt pho (P) 10
2.2.3.2. Natri (Na) và Clo (Cl) 11
2.2.3.3. Sắt (Fe) và đồng (Cu) 11
2.2.3.4. Kẽm (Zn) 11
2.2.3.5. Các nguyên tố vi lượng khác 12
2.2.4. Nhu cầu về vitamin 12
2.2.4.1. Vitamin A 13
2.2.4.2. Vitamin D 13
2.2.4.3. Vitamin E 14
2.2.4.4. Vitamin K 14
2.2.4.5. Vitamin nhóm B 14
2.2.4.6. Vitamin C 15
2.2.5. Nhu cầu về nước uống 15
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa 16
2.3.1. Nguyên liệu 16
2.3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa . 24
2.3.2.1. Thuyết minh quy trình 25
2.3.2.2. Giá trị kinh tế và sử dụng 28
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 28
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 29
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 31
3.3. Nội dung nghiên cứu 31
3.3.1. Nội dung 1: Tìm hiểu về nhà máy 31
3.3.2. Nội dung 2: Khảo sát và thuyết minh quy trình 31
3.3.3. Nội dung 3: Phân tích chất lượng sản phẩm 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu 31
3.4.1. Phương pháp thu thập các tài liệu thứ cấp 31
3.4.2. Phương pháp tham gia trực tiếp sản xuất 31
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm dây chuyền 31
3.4.4. Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm 31
3.4.4.1. Phương pháp phân tích cảm quan theo tiêu chuẩn: TCVN 1523 - 1993 31
3.4.4.2. Phương pháp xác định độ ẩm. 32
3.4.4.3. Phương pháp xác định protein. 32
3.4.4.4. Phương pháp xác định chất béo thô. 34
3.4.4.5. Phương pháp xác định xơ thô 35
3.4.4.6. Phương pháp xác định khoáng tổng số 36
3.4.4.7. Dẫn xuất vô đam 36
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Tìm hiểu về nhà máy 37
4.1.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy 37
4.1.2. Các số liệu ban đầu 37
4.1.2.1. Năng suất của nhà máy 37
4.1.2.2. Phối hợp khẩu phần ăn 38
4.1.3. Kết quả tính hao hụt qua các công đoạn sản xuất (%) 38
4.1.4. Kết quả của tính cân bằng vật chất 39
4.2. Khảo sát và thuyết minh quy trình 44
4.2.1. Quy trình 44

4.2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ 46
4.2.2.1. Nguyên liệu 46
4.2.2.2. Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu 47
4.2.2.3. Dây chuyền định lượng và phối trộn 50
4.2.2.4. Dây chuyền tạo viên 52
4.2.2.5. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm 54
4.3. Kết quả của phân tích chất lượng sản phẩm 56
4.3.1. Chỉ tiêu chất lượng cảm quan 56
4.3.2. Chỉ tiêu chất lượng 56
4.3.3. Chỉ tiêu vệ sinh 57
4.3.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty so với sản phẩm cùng loại trên thị
thường 57
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1. Kết luận 59
5.2. Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
I. Tài liệu tiếng Việt 61
II. Nguồn từ internet 61



1
Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với thế mạnh
chính là các ngành trồng trọt và chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt. Với
lợi thế thời gian cho sản phẩm nhanh vì vậy ngành chăn nuôi lợn thịt luôn được xem
là đối tượng quan tâm và phát triển.
Trong chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng, giai đoạn

quan trọng nhất là giai đoạn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa 7-10 ngày hay
còn gọi là lợn sữa. Bởi vì, sự sinh trưởng, phát triển của lợn con từ sơ sinh đến 8 - 9
tuần tuổi là rất quan trọng, quyết định đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển
của lợn các giai đoạn sau. Ở Việt Nam hiện nay, lợn con thường được cai sữa từ 21
- 24 ngày tuổi. Để có thể đảm bảo sự thích nghi của lợn con với điều kiện thay đổi
sau cai sữa, từ 5 - 7 ngày tuổi, lợn con đã được làm quen với thức ăn ngoài nguồn
sữa mẹ. Thức ăn hỗn hợp cho lợn sữa không những đòi hỏi đủ chất dinh dưỡng mà
còn phải có khả năng tiêu hóa hấp thu cao, kích thích được tính thèm ăn, tăng sức
đề kháng, lợn khỏe mạnh, không ỉa chảy và sinh trưởng tốt. Do đó, lựa chọn nguyên
liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn sữa phải đáp ứng được các yêu cầu trên.
Để đạt được mục đích chăn nuôi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
hiện nay thì việc tạo ra nhiều giống mới, giống cải tiến cho năng suất cao, tỉ lệ nạc
nhiều đồng thời phải tạo ra nguồn thức ăn dinh dưỡng, rẻ tiền và được cân bằng đầy
đủ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với mục đích sản xuất của từng loại lợn, các
giai đoạn chăn nuôi khác nhau, cũng như hướng chăn nuôi khác nhau là vấn đề
cần giải quyết.
Kết quả thu được trong chăn nuôi trên thế giới và trong nước đã cho thấy
việc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp bổ sung dành cho lợn
sữa trong quá trình chăn nuôi làm tăng năng suất các sản phẩm chăn nuôi đồng thời
hạ thấp mức chi phí thức ăn trên một đơn vị sản phẩm.
Chăn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho lợn sữa sản xuất theo các
công thức được tính toán có căn cứ khoa học là đưa các thành tựu và phát minh về dinh
dưỡng động vật vào thực tiễn sản xuất một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

2
Xuất phát từ thực tế trên, đi sâu vào việc tìm hiểu quy trình công nghệ, được
sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa CNSH&CNTP - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập,
chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn
hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa tại Công ty TNHH NEW HOPE Hà Nội”.

1.2. Sự cấp thiết để tiến hành đề tài
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành
về bộ môn Công nghệ thực phẩm - Sản xuất thức ăn gia súc, trau dồi kiến thức thực
tiễn nâng cao tay nghề.
Học hỏi về quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa tại
công ty.
Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn
sữa nhằm hạn chế một số yếu tố liên quan tới dinh dưỡng, giúp lợn sinh trưởng
nhanh, nâng cao sức sống của lợn, góp phần giúp địa phương dần dần đạt hiệu quả
cao trong chăn nuôi.
Kết quả của đề tài cung cấp thêm các số liệu và cơ sở khoa học cho việc sản
xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi
lợn tại khu vực, các tỉnh lân cận.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về nhà máy
Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn
sữa tại công ty TNHH New Hope Hà Nội - khu công nghiệp Sài Đồng B, phường
Phúc Lợi, thành phố Hà Nội
Đánh giá chất lượng sản phẩm
1.4. Mục đích nghiên cứu
Nắm được quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa
tại công ty TNHH New Hope Hà Nội - khu công nghiệp Sài Đồng B, phường Phúc
Lợi, thành phố Hà Nội.
Hiệu quả của dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho
lợn sữa của công ty tới ngành công nghiệp chăn nuôi lợn thịt.
Nắm được quy trình công nghệ sản xuất cụ thể ở từng công đoạn sản xuất.

3
Đánh giá được chất lượng sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu đồng thời đưa
ra được một số định hướng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất công ty.

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài cung cấp thêm các số liệu và cơ sở khoa học cho việc sản
xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi lợn.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Học hỏi về quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên tại công ty.
Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn
sữa nhằm hạn chế một số yếu tố liên quan tới dinh dưỡng, giúp lợn sinh trưởng
nhanh, nâng cao sức sống của lợn, góp phần giúp địa phương dần dần đạt hiệu quả
cao trong chăn nuôi.
Vận dụng những kiến thức đã học về chăn nuôi vào thực tiễn sản xuất.













4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Vài nét cơ bản về công ty TNHH NEW HOPE Hà Nội
2.1.1. Tên và địa chỉ của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH NEW HOPE Hà Nội

Địa chỉ công ty: Khu công nghiệp Sài Đồng B, phường Phúc Lợi, quận Long
Biên , thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04) 38752430, 38752972
Fax: (04) 38752972
Mã số thuế: 0101044677
Người đại diện: Ông Shao Jin-Giám Đốc
Loại hình: Sản xuất
Thị trường chính: Toàn Quốc.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy












Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy
2.1.2.2. Chức năng lĩnh vực của công ty TNHH New Hope Hà Nội
a) Chức năng






Khu
vực
hành
chính


Kho
thuốc
Dây
chuyền sản
xuất cám
lợn
Dây
chuyền sản
xuất cám


Cổng

Khu vực
cân thuốc
Kho
chứa
nguyên
lieu thô
Kho
nguyên
liệu mịn



Kho
Thành
phẩm
Cửa
3
C
ửa
2
Cửa
1

5
Công ty TNHH New Hope Hà Nội sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi
gia súc, gia cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác trong miền Bắc và
miền Trung.
b) Lĩnh vực
- Sản xuất, chế biến, mua bán thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm.
- Mua bán chất phụ gia, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Nhập khẩu thiết bị, máy móc, nhiên liệu phục vụ sản xuất thức ăn gia súc,
gia cầm, thủy cầm.
- Sản xuất và in ấn bao bì.
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của đơn vị
2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty TNHH New Hope Hà Nội được tổ chức bao gồm: Tổng giám đốc,
Giám Đốc, Kế toán trưởng và văn phòng chức năng.














Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty TNHH New Hope Hà Nội

Tổng Giám Đốc

Giám Đ
ốc


Kế toán trưởng

Phòng kĩ thuật
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
hoạch
Phòng kế
toán
Phòng
nhân sự
Phân
xưởng sản
xuất


6
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty
a) Tổng giám đốc
Là người đứng đầu công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trước cơ quan quản lý cấp
trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty đồng thời là người phụ trách
chung chỉ đạo quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng kỹ thuật
+ Phòng kinh doanh
b) Kế toán trưởng
Phụ trách về tài chính và đồng thời chỉ đạo trực tiếp.
c) Giám đốc
Phụ trách về kinh doanh, bán hàng đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng:
+ Phòng kế hoạch sản xuất.
+ Phòng kế toán
+ Phòng nhân sự
d) Các phòng ban
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường, dự đoán nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh.
Gồm có 4 vùng kinh doanh:
+ Vùng Đông bắc
+ Vùng Tây bắc
+ Vùng Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội
+ Vùng Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Phòng kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo 2 tổ KCS
Chịu trách nhiệm về kiểm tra nguyên liệu đầu vào trước khi nhập kho.
Kiểm soát thành phần đầu ra:
+ Chất lượng của sản phẩm
+ Kích thước của sản phẩm

+ Mẫu mã của sản phẩm
- Phòng kế hoạch: Định kì phải cân đối nguyên liệu để sản xuất theo đơn đặt
hàng của khách hàng, lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng theo đơn đặt hàng.
Đồng thời trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất(bao gồm 5 tổ).

7
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nguồn vốn hoạt động,
lập kế hoạch quản lý vốn, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời, trung thực về tình
hình tài chính của công ty. Đồng thời lập báo cáo tài chính phục vụ tốt yêu cầu quản
trị của ban lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng.
+ Lập phiếu thu, chi hàng ngày
+ Theo dõi công nợ, phải thu, phải trả
+ Có kế hoạch kinh phí chi trả công nợ, tiền lương cho công nhân viên.
+ Xuất nhập hàng.
- Phòng nhân sự: Phụ trách các công việc về khối văn hóa xã hội, đời sống
vật chất, xây dựng các định mức lao động, tiền lương của công nhân viên trong
công ty. Lập kế hoạch phục vụ lao động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về
quản lý nhân sự, trợ giúp giám đốc trong công việc bổ nhiệm và tuyển dụng lao
động của công ty. Đồng thời trục tiếp chỉ đạo:
+ Đội bảo vệ
+ Hậu cần
e) Các tổ, đội
- Tổ điều hành máy: Vận hành toàn bộ dây chuyền và chế tạo công cụ, dụng
cụ phục vụ cho sản xuất.
- Tổ nạp liệu: Nạp nguyên liệu đầu vào để nghiền trộn.
- Tổ ra bao: Đóng bao thành phẩm theo yêu cầu của phòng kế hoạch và
chuyển bàn giao cho thủ kho.
- Tổ vệ sinh: Quét dọn cho nguyên liệu, thành phẩm.
- Tổ bao bì: Lập kế hoạch thu mua phôi, bao bì (về in, gấp, lồng, may) theo kế
hoạch của phòng kế hoạch. Bàn giao thành phẩm hoàn thành cho phân xưởng sản xuất.

- Đội bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trật tự công ty, quản lý các hoạt
đông ra vào công ty, lập kế hoạch phòng chống cháy nổ và các kế hoạch bảo vệ công ty.
Các tổ như: Tổ nạp liệu, tổ điều hành máy, tổ ra bao, tổ vệ sinh đều phân
công làm 2 ca ngày và đêm. Còn kế hoạch cụ thể tổ nào làm thời điểm nào sẽ do
phòng kế hoạch phân công.
Riêng đối với tổ bao bì do hoạt động thời vụ khi nào có yêu cầu của phòng
kế hoạch sẽ thực hiện công việc chuyên trách của mình và không cần theo ca như
các tổ khác.

8
Với bộ máy quản lý theo kiểu chức năng trực tuyến trên các bộ phận, các
phòng ban đều chịu sự quản lý điều hành từ trên xuống nên công việc được thống
nhất. Công ty đã tổ chức một phòng kế toán duy nhất.
2.1.3.3. Tình hình lao động của công ty
Lao động là nhân tố quan trọng để hình thành nên quá trình sản xuất kinh
doanh. Đánh giá đúng vai trò lao động, xác định đúng chất lượng và số lượng lao
động luôn là vấn đề mang tính chiến lược, lâu dài của doanh nghiệp. Công ty
TNHH New Hope Hà Nội cũng như các loại doanh nghiệp khác luôn luôn coi trọng
nhân tố lao động, tập trung bồi dưỡng nâng cao tay nghề và nghiệp vụ cho cán bộ
nhân viên trong công ty. Trong công ty hiện nay tổng số nhân viên đạt 85000 người
2.2. Dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn sữa
Trong chăn nuôi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại
của nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 - 80 % tổng chi phí để sản xuất ra sản
phẩm thịt. Cho nên, muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm thế nào để chi phí đầu
tư vào thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Muốn vậy, người chăn nuôi
phải có hiểu biết và vận dụng kiến thức về dinh dưỡng cho lợn để từ đó có các biện
pháp đầu tư vào thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.
Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng khẩu phần là phải đảm bảo được sự cân
bằng các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn vật nuôi, khối lượng Các chất dinh
dưỡng đó là năng lượng, protein và axit amin, các chất khoáng và vitamin.

Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lợn đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng khác
nhau. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nhu cầu dinh dưỡng của lợn sữa giai đoạn theo
mẹ và giai đoạn sau cai sữa 7-10 ngày.
2.2.1. Nhu cầu về năng lượng
Năng lượng là một trong ba thành phần chiếm chi phí cao nhất khi xây dựng
khẩu phần ăn cho lợn. Nói chung, lợn cần năng lượng cho duy trì, sản xuất và sinh
sản. Giá trị năng lượng thức ăn cũng như nhu cầu năng lượng cho lợn thường được
biểu thị theo năng lượng tiêu hoá (DE) hay năng lượng trao đổi (ME).
Với lợn sữa, nhu cầu về năng lượng chủ yếu là cho duy trì và tăng trưởng.
Ngày đầu tiên sau khi sinh, 1 lợn con nặng 1kg cần khoảng 900 đến 1.000KJ [ 2 ].
Năng lượng này được đáp ứng từ năng lượng dự trữ trong cơ thể và trong sữa đầu.
Tuy nhiên, năng lượng dự trữ trong cơ thể lợn sữa thấp, chỉ khoảng 420KJ/kg khối

9
lượng sơ sinh. Vì vậy, lợn sữa phải hấp thu được khoảng 160g sữa đầu trên 1kg
khối lượng sơ sinh để sống. Khả năng tiêu hoá chất béo của lợn sữa tăng từ 69%
trong tuần đầu sau cai sữa lên tới 88% ở tuần thứ 4. Vì vậy, trong 2 tuần đầu sau khi
cai sữa, lượng chất béo bổ sung nên hạn chế ở mức 2 - 3% khẩu phần, sau đó, từ
tuần thứ 3 - 4, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần có thể tăng lên 4 - 5%. Nhu cầu năng
lượng ở lợn sữa tăng lên theo tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 3, lượng sữa mẹ bắt đầu
giảm dần, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của lợn sữa lại tăng nhanh, vì vậy, cần
bổ sung năng lượng ngoài nguồn sữa mẹ cho lợn sữa. Khi được 3 tuần tuổi, lượng
thức ăn bổ sung chỉ cần khoảng 5%, nhưng ở 5 tuần tuổi, lượng thức ăn bổ sung
chiếm tới 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của lợn sữa [ 3 ] .
Thức ăn cung cấp năng lượng là thành phần chính trong khẩu phần của lợn.
Lợn sữa đòi hỏi nguồn thức ăn giàu năng lượng và dễ tiêu. Thức ăn cung cấp năng
lượng cho lợn sữa từ 2 nguồn chính là các hạt ngũ cốc và dầu, mỡ. Các hạt ngũ cốc
chứa nhiều tinh bột, có khả năng tiêu hoá cao và ngon miệng. Điểm hạn chế của
chúng là thành phần axit amin không cân đối. Ngô thường được lựa chọn để phối
hợp khẩu phần cho lợn sữa, 1kg ngô hạt có 3.200 - 3.300 KcalME. Ngô chứa 65%

tinh bột, tỷ lệ xơ thấp, tỷ lệ chất béo tương đối cao 4 - 6% .
2.2.2. Nhu cầu về protein và các axit amin
Protein liên quan đến quá trình phát triển của hệ cơ và tạo nạc. Trong chăn
nuôi hiện nay, tỷ lệ nạc là một chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế.
Chính vì vậy, khẩu phần của lợn cần đảm bảo đủ protein, đặc biệt là sự cân đối của
các axit amin thiết yếu nhằm giúp cho quá trình tạo nạc tối đa.
Theo Tanksley T.D. và cộng sự [14] bất cứ khẩu phần nào cung cấp đầy đủ
số lượng 3 loại axit amin là lysine, tryptophan, threonine thì sẽ cung cấp đầy đủ các
loại axit amin cần thiết khác để có tăng trọng tối ưu. Các axit amin thiết yếu không
thể được tổng hợp bởi động vật mà phải được cung cấp thông qua thức ăn (trong khi
đó axit amin không thiết yếu được tổng hợp từ các axit amin thiết yếu). Người ta
thường dựa vào nhu cầu lysine (axit amin giới hạn thứ nhất) để tính toán nhu cầu
các axit amin khác. Theo Baker (dẫn theo [14]), nếu coi tỷ lệ lysine là 100% thì tỷ
lệ methionine là 30%; methionine + cystine là 60%; threonine là 58%; tryptophan là
15% Còn theo NRC (1998) [6], tỷ lệ methionine là 26%; methionine + cystine là

10

56,5%; threonine là 64,3%; tryptophan là 18,2% Boomgaardt và Baker cho rằng,
nhu cầu lysine cho tăng trọng tối đa chiếm khoảng 4,7% mức protein khẩu phần.
Theo đó, ở các mức protein là 14, 18 và 23% thì nhu cầu lysine tương ứng là
0,66; 0,88 và 1,05%.
Nguồn cung cấp protein trong thức ăn của lợn sữa chủ yếu là bột cá chất
lượng cao, các loại bột sữa, khô đậu tương Các protein có nguồn gốc động vật
thường được ưu tiên sử dụng vì protein có nguồn gốc thực vật thường gây phản ứng
trong ruột lợn sữa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá thức ăn.
Hồ Thị Phương Thảo [15] đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của
các mức độ protein và năng lượng lên năng suất của lợn con giống Yorkshire từ 7 -
60 ngày tuổi. Giai đoạn lợn con theo mẹ từ 7 - 24 ngày tuổi: hai mức độ protein
(24% và 22%) và năng lượng (14,3MJ/kg và 13,3 MJ/kg). Giai đoạn heo con cai

sữa từ 24 - 60 ngày tuổi: hai mức độ protein (22% và 20%) và năng lượng
(14,3MJ/kg và 13,3 MJ/kg). Thí nghiệm đã chỉ ra rằng, mức độ protein và năng
lượng khác nhau không ảnh hưởng đến tăng trọng và thu nhận thức ăn của lợn từ 7 -
24 ngày tuổi [ 16 ]
2.2.3. Nhu cầu về khoáng chất
Chất khoáng đảm nhận chức năng cấu tạo và nhiều chức năng sinh lý khác
trong cơ thể động vật. Cơ thể lợn có trên 20 loại chất khoáng, trong đó có 10 loại
cần thường xuyên được bổ sung vào khẩu phần. Tuỳ theo số lượng có trong khẩu
phần, người ta chia chất khoáng thành hai nhóm.
- Nhóm khoáng đa lượng: Canxi, phốt pho, natri, clo
- Nhóm khoáng vi lượng: Sắt, kẽm, iốt, selen, đồng, mangan.
2.2.3.1. Canxi (Ca) và phốt pho (P)
Khoảng 99% canxi và 80% phốt pho trong cơ thể tồn tại ở xương và răng.
Ngoài chức năng cấu tạo nên bộ khung của cơ thể, canxi còn tham gia vào quá trình
đông máu và co cơ, phốt pho có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và chuyển
hoá năng lượng. Thiếu hay thừa canxi, phốt pho đều ảnh hưởng đến vật nuôi.
Lợn sữa có tốc độ sinh trưởng mạnh, đây là giai đoạn tập trung cho phát triển
hệ cơ xương nên đòi hỏi nhu cầu về canxi và phốt pho cao. Tỷ lệ canxi và phốt pho
trong khẩu phần phải cân đối để tăng khả năng hấp thu. Tỷ lệ tối ưu Ca/P trong
khẩu phần là 1/1 đến 1,3/1. Với tỷ lệ này, tỷ lệ hấp thu P là 40 - 45%. Nếu tỷ lệ

11

Ca/P lớn hơn 3/1 sẽ làm giảm hấp thu của phốt pho. Tỷ lệ Ca/P là 5/1 thì tỷ lệ hấp
thu P giảm còn 36%.
2.2.3.2. Natri (Na) và Clo (Cl)
Chức năng chính của natri và clo là tham gia vào quá trình duy trì áp suất
thẩm thấu của cơ thể. Thiếu natri và clo gây hiện tượng chán ăn làm giảm sinh
trưởng, giảm năng suất của vật nuôi. Natri và clo được cung cấp một phần từ thức
ăn tự nhiên, còn phần chính là từ muối ăn. Nhu cầu muối trung bình cho các loại lợn

là 0,5%. Trong khẩu phần lợn, tỷ lệ muối cao hơn có thể được chấp nhận nếu cung
cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Tuy nhiên, lượng muối trong khẩu phần không nên
vượt quá 1,5%. Nếu thiếu nước, tỷ lệ muối 2% gây nên hiện tượng trúng độc thần
kinh, lợn yếu, đi lảo đảo, và có thể chết.
2.2.3.3. Sắt (Fe) và đồng (Cu)
Sắt và đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, là thành phần
của nhiều enzyme trong cơ thể. Thiếu sắt và đồng sẽ gây thiếu máu, lợn còi cọc,
giảm tăng trọng. Cơ thể lợn con mới sinh có khoảng 50 - 70mg Fe, nhu cầu mỗi
ngày là 15mg Fe, trong khi đó, sữa lợn mẹ chỉ cung cấp được 1mg Fe/ngày. Vì vậy
lợn con sơ sinh rất dễ bị thiếu sắt nếu không được cung cấp kịp thời. Để khắc phục
hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt ở lợn sơ sinh, người ta tiến hành tiêm bổ sung sắt
vào ngày tuổi thứ 3. Sắt được bổ sung cho lợn con dưới dạng dextran sắt hoặc
gleptoferron, liều 100 - 200mg/lần tiêm. Chỉ cần tiêm sắt một lần duy nhất giúp
đảm bảo đủ nhu cầu sắt cho lợn con đến 35 ngày tuổi. Sau cai sữa, nhu cầu sắt được
đáp ứng từ khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài chức năng vận chuyển sắt, đồng còn có
tác dụng kích thích sinh trưởng ở động vật nuôi.
2.2.3.4. Kẽm (Zn)
Kẽm được tìm thấy ở tất cả các mô bào, là thành phần quan trọng của trên
200 loại enzyme trong cơ thể. Các enzyme này tham gia vào quá trình trao đổi chất
của protein, carbonhydrate và chất béo, quá trình tổng hợp, dự trữ và tiết ra các
hormon liên quan đến hệ miễn dịch cũng như giữ cân bằng điện giải. Thiếu kẽm sẽ
gây các bệnh về da, làm giảm tính ngon miệng, tăng tiêu tốn thức ăn, sinh trưởng
chậm và làm giảm khả năng sinh sản. Bổ sung kẽm trong thức ăn giúp cải thiện tăng
trọng và khả năng thu nhận thức ăn của lợn con.

12

Theo Lei Nin Li và Xiong Dai Jun [2] , với 3.000mg/kg oxit kẽm có thể nâng
cao 15 - 22% tăng trọng ngày, 9,5 - 14% lượng thức ăn thu nhận. Đa số kẽm trong
hạt cốc và các loại hạt có dầu đều ở dạng phytate, làm giảm hàm lượng kẽm cung

cấp cho cơ thể. Có thể bổ sung thêm kẽm trong khẩu phần dưới dạng oxit, sulfate
hay carbonate kẽm. Khi hàm lượng kẽm vượt quá 2g trong 1kg vật chất khô thức ăn
sẽ gây độc cho lợn . Khi hàm lượng kẽm vượt quá 2g trong 1kg vật chất khô thức ăn
sẽ gây độc cho lợn [5]
2.2.3.5. Các nguyên tố vi lượng khác
Hàm lượng iốt trong cơ thể gia súc rất thấp, chỉ khoảng 0,6mg/1kg khối
lượng cơ thể nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Iốt là thành phần không thể thiếu
trong hormon thyroxin của tuyến giáp trạng. Đây được coi là hormon sinh trưởng,
giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng tiêu thụ oxy của mô bào, kích thích các
phản ứng sinh hoá trong tất cả các cơ quan. Thiếu iốt gây bệnh cổ to, làm giảm năng
suất và hiệu quả chăn nuôi.
Selen là thành phần của enzyme giúp chống oxy hoá thành tế bào. Mức bổ
sung cho lợn cai sữa là 0,3ppm. Thiếu hay thừa selen đều có ảnh hưởng không tốt đến
cơ, gan, tim và có thể gây chết. Hàm lượng selen từ 5 - 8ppm sẽ gây trúng độc.
Trong dinh dưỡng vật nuôi, cũng cần quan tâm đến hàm lượng mangan.
Mangan có trong thành phần của một số enzyme liên quan đến quá trình trao đổi
năng lượng, hình thành xương và sinh sản. Thiếu mangan ở lợn sữa dẫn đến sinh
trưởng kém, chân cong hoặc què chân. Nhu cầu mangan đối với lợn đến nay vẫn
chưa có số liệu chính xác.
2.2.4. Nhu cầu về vitamin
Vitamin được coi như một chất xúc tác sinh học tham gia vào hầu hết quá
trình trao đổi chất và mọi hoạt động của cơ thể. Chỉ với một lượng rất nhỏ, vitamin
giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển bình thường, nâng cao sức đề kháng của
cơ thể. Một số vitamin có thể tự tổng hợp được trong cơ thể lợn, đáp ứng đủ nhu
cầu hàng ngày. Một số khác được cung cấp từ thức ăn. Tuy nhiên, trong quá trình
chế biến và bảo quản thức ăn, giá trị của vitamin bị giảm đi rất nhiều. Do đó, cần
phải bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần nhằm tạo năng suất tối ưu.
Có khoảng hơn 15 loại vitamin được coi là thành phần không thể thiếu trong
khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm. Chúng được chia làm hai nhóm:


13

- Nhóm vitamin hoà tan trong dầu mỡ: Vitamin A, D, E, K
- Nhóm vitamin hoà tan trong nước: Vitamin C, vitamin nhóm B.
2.2.4.1. Vitamin A
Vitamin A có tác dụng bảo vệ lớp tế bào biểu mô và đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành lớp ngoài của màng nhày nhiều hệ cơ quan như hệ hô hấp, hệ
thần kinh và cơ quan sinh sản. Vitamin A cũng có chức năng thị giác, giúp con vật
nhận biết ánh sáng và phân biệt tế bào.
Tiền chất của vitamin A là β-caroten. β-caroten có nhiều trong thực vật và
được chuyển hoá thành vitamin A trong thành ruột lợn. Tuy nhiên, lợn con dưới 10
ngày tuổi không có khả năng này. Ở 20 ngày tuổi, lợn con có thể chuyển hoá được
khoảng 25 - 30% β-caroten thành dạng vitamin A hoạt động. Lượng vitamin A nói
riêng và các vitamin cần thiết khác được cung cấp cho lợn con sơ sinh từ sữa mẹ.
Sữa lợn mẹ hầu như đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vitamin cho lợn con. Trong
sữa đầu, hàm lượng vitamin A cao gấp 6 lần so với sữa thường, do đó, cần cho lợn
con bú sữa đầu. Thức ăn thực vật cung cấp nhiều vitamin A dưới dạng β-caroten.
Ngô hạt, một loại thức ăn chiếm số lượng lớn trong khẩu phần lợn cũng có
nhiều β-caroten nhưng không có giá trị nhiều do phần lớn β-caroten thường bị phá
huỷ trong quá trình sấy khô và bảo quản.
Theo NRC [6] , nhu cầu vitamin A cho lợn từ 3 - 10kg là 2.200UI/1 kg khẩu
phần. Nếu tính toán nhu cầu theo β-caroten thì hàm lượng β-caroten phải tăng gấp 3
lần so với bổ sung trực tiếp vitamin A.
2.2.4.2. Vitamin D
Các vitamin nhóm D bao gồm D1, D2 và D3, trong đó D2 (dạng có trong sản
phẩm thực vật) và D3 (dạng có trong sản phẩm động vật) có vai trò quan trong đối
với lợn trong quá trình trao đổi và chuyển hoá canxi - phốt pho. Vitamin D giúp
tăng cường sự hấp thu canxi ở ruột non, tăng tái hấp thu canxi từ xương và tăng bài
xuất phốt pho từ thận. Thiếu vitamin D sẽ gây ra thiếu khoáng, dẫn đến còi xương ở
lợn con và chứng nhuyễn xương, xương dễ gãy ở lợn trưởng thành.

Cơ thể lợn có thể tự tổng hợp vitamin D khi có tác động của ánh sáng mặt
trời. Tuy nhiên, trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp hiện nay, lợn được nuôi nhốt
nên trong khẩu phần cần bổ sung thêm vitamin D. Có thể bổ sung vitamin D cho
lợn bằng cách sử dụng dầu gan cá hoặc vitamin D công nghiệp. Khi cân đối khẩu

14

phần, cần tính toán đủ nhu cầu vì nếu thừa vitamin D sẽ gây độc cho lợn. Nếu cho
lợn sau cai sữa uống vitamin D3 với liều 250.000UI trong vòng 4 tuần liên tục sẽ
làm giảm lượng thu nhận thức ăn, giảm sinh trưởng, gan sưng to, hoại tử ở tim, phổi
và thận. Nhu cầu vitamin D ở lợn sữa là 220UI/1kg khẩu phần.
2.2.4.3. Vitamin E
Vitamin E có chức năng sinh học chính là chống oxy hoá màng tế bào.
Vitamin E ngăn cản quá trình hình thành peroxit của những axit béo chưa no, bảo
vệ màng phospholipid. Ngoài ra, vitamin E còn tham gia chuyển hoá các axit amin
có chứa lưu huỳnh, liên quan đến quá trình sinh sản và phát triển của hệ cơ.
Ở lợn, thiếu vitamin E nghiêm trọng gây loét dạ dày, gan bị hoại tử, mỡ bị
nâu vàng, viêm thận, khó thở và viêm da; đồng thời cũng xảy ra hiện tượng hệ cơ
yếu và gây chết đột ngột dơ cơ tim quá yếu không đẩy được máu đi nuôi cơ thể.
Nhu cầu vitamin E cho lợn con theo NRC [6] là 16UI/1kg khẩu phần.
2.2.4.4. Vitamin K
Vitamin K có liên quan đến quá trình đông máu, đó là thành phần không thể
thiếu để tổng hợp nên prothrombin ở gan. Prothrombin là tiền chất của enzyme
thrombin, enzyme xúc tác chuyển hoá fibrinogen trong huyết tương thành fibrin làm
cho máu đông. Do đó, thiếu vitamin K sẽ làm chậm quá trình đông máu hoặc gây ra
hiện tượng xuất huyết.
Vitamin K có thể được tổng hợp trong cơ thể lợn nhờ hệ vi khuẩn đường ruột
nhưng trên thực tế, vẫn xảy ra trường hợp thiếu vitamin K, đặc biệt khi thức ăn bị
mốc. Tuy nhiên, vitamin K thường được tính toán đầy đủ trong công thức phối trộn
premix vitamin nên không cần bổ sung riêng.

2.2.4.5. Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B bao gồm B1, B2, B6, B12, nicotinamid, axit pantothenic,
biotin, folacin và choline. Mỗi vitamin giữ một chức năng nhất định trong cơ thể
nhưng nói chung, chức năng cơ bản của vitamin nhóm B là tham gia vào các quá
trình trao đổi chất. Nói chung, thiếu vitamin nhóm B thường dẫn đến rối loạn trao
đổi chất, lợn có biểu hiện giảm ăn và chán ăn.
Tình trạng này sẽ được khắc phụ nhanh chóng ngay sau khi bổ sung đủ hàm
lượng vitamin nhóm B vào khẩu phần. Vitamin B1 tham gia vào quá trình trao đổi
chất, chống viêm dây thần kinh, khử carboxyl của axit pyruvic. Thiếu vitamin B1,

15

lợn chán ăn, bị tê phù và có biểu hiện thần kinh. Theo NRC [6], nhu cầu vitamin B1
cho lợn từ 5 - 10kg là 1mg/1kg khẩu phần.
Vitamin B2 tham gia vào hoạt động hô hấp của tế bào, vận chuyển hydro
trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B2 còn tham gia vào quá trình sản sinh hemoglobin
tạo hồng cầu. Thiếu vitamin B2 làm giảm tốc độ sinh trưởng, lợn bị rụng lông, ỉa
chảy và nôn mửa. Nhu cầu vitamin B2 ở lợn 5 - 10kg là 3,5mg/1kg khẩu phần.
Hầu hết các vitamin nhóm B không được dự trữ trong các mô của cơ thể nên
chúng phải được cung cấp hàng ngày thông qua thức ăn hoặc nước uống. Thức ăn có
nguồn gốc thực vật thường rất giàu vitamin nhóm B, ví dụ như cám gạo, cám mỳ
2.2.4.6. Vitamin C
Vitamin C và các dẫn xuất của nó có vai trò quan trọng đối với các phản ứng
oxy hoá khử xảy ra trong tế bào. Vitamin C cũng tham gia vào cơ chế vận chuyển
ion sắt từ transferin trong nguyên sinh chất của các tế bào đến feritin là nơi dự trữ
sắt trong tuỷ xương, gan và tuỵ. Thiếu vitamin C trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng đến
cấu trúc của xương, răng, mô liên kết và hệ cơ.
Nhu cầu vitamin C trong khẩu phần lợn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên,
khi lợn bị stress thì nhu cầu viatamin C tăng cao, do đó, vitamin C thường được bổ
sung thêm trong thức ăn hoặc nước uống khi lợn bị stress hoặc có nguy cơ bị stress

nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật.
2.2.5. Nhu cầu về nước uống
Nước không phải là nguồn cung cấp năng lượng nhưng lại rất cần thiết cho sự
sống. Trong cơ thể động vật, nước chiếm tới 60 - 75% khối lượng cơ thể. Lượng
nước trong cơ thể giảm dần từ 75 - 80% khi mới sinh xuống còn 45 - 60% ở động vật
trưởng thành. Nước là dung môi giúp hoà tan, hấp thu và vận chuyển các chất dinh
dưỡng, là môi trường của nhiều phản ứng sinh hoá học xảy ra trong cơ thể. Cơ thể bị
mất nước hoặc không được cung cấp nước đầy đủ sẽ làm thay đổi nồng độ của dịch
nội bào và ngoại bào, làm biến đổi cấu trúc tế bào, gây rối loạn cân bằng axit - bazơ
dẫn đến rối loạn trao đổi chất. Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng có thể chết.
Với mỗi đối tượng vật nuôi, nhu cầu nước là khác nhau. Nhu cầu nước của
vật nuôi phụ thuộc vào số lượng thức ăn ăn vào, nhiệt độ môi trường và sản phẩm
sản xuất ra. Mỗi lứa tuổi khác nhau có nhu cầu lượng nước tối thiểu khác nhau. Lợn
con đang bú mẹ ít có nhu cầu về nước uống vì lượng nước này được cung cấp qua

16

sữa (hàm lượng nước trong sữa lợn mẹ chiếm tới 90%). Trong 4 ngày đầu, lượng
nước trung bình tiêu thụ ở lợn con theo mẹ là 46ml/ngày [7]. Lợn con theo mẹ nuôi
trong chuồng có nhiệt độ 28 - 32
C
°
nhu cầu nước tăng 4 lần so với lợn con theo mẹ
ở nhiệt độ chuồng nuôi là 20
C
°
. Sau khi lợn con bắt đầu tập ăn, nhu cầu về nước
uống tăng dần và phụ thuộc chủ yếu vào lượng thức ăn tiêu thụ.
Ở lợn cai sữa, lượng nước thu nhận có thể được tính theo công thức của
Brooks et al.:

Lượng nước thu nhận (lít/ngày) = 0,149 + (3,053 x kg thức ăn thu
nhận/ngày)
Theo William K. và Preston, nhu cầu nước uống cho các loại lợn được trình
bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nhu cầu nước uống của lợn qua các giai đoạn
Loại lợn Lít/con/ngày Lít/kg thức ăn
Lợn bú sữa 0,5-1,5 -
Lợn 8-50kg 2,5 1,5-2,5
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn sữa
2.3.1. Nguyên liệu
 Nhóm thức ăn giàu năng lượng
Gồm những thức ăn nhiều tinh bột, đường như: Ngô, thóc, gạo, cám gạo, bột
sắn, bột khoai khối lượng nhóm thức ăn này chiếm từ 70 - 80% khối lượng thức ăn
hỗn hợp, yêu cầu đảm bảo không ẩm, mốc, thối (độ ảm dưới 13%), thức ăn được
sàng sạch không bụi bẩn, không tạp chất.
a) Ngô
Gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Giống như các loại ngũ cốc khác
ngô chứa nhiều vitamin E, ít vitamin D và B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho
nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thụ là phytat. Ngô có tỷ lệ tiêu hoá năng lượng
cao, giá trị protein thấp, thiếu axit amin.
Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc, gia cầm và loại thức ăn rất
giàu năng lượng, 1kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME. Ngô còn có tính chất ngon
miệng đối với lợn, tuy nhiên nếu dùng làm thức ăn chính cho lợn thì sẽ làm cho mỡ
lợn trở nên nhão. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với
các loại thức ăn khác.

17

b) Cám gạo
Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Cám gạo bao gồm một số

thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi, gạo, trấu và một ít tấm. Cám là nguồn B
1

phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B
6
và Biotin, 1kg cám có khoảng 22mg B
1
,
13mg B
6
, 0,43mg Biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11 -
13% protein thô, 10 - 15% lipit thô, 8 - 9% chất xơ thụ, khoáng tổng số 9 - 10%.
Dầu cám chủ yếu là các axit béo không no nên dễ bị oxy hoá làm cám bị ôi, giảm
chất lượng và trở nên đắng khét. Nến cần ép hết dầu để cám được bảo quản lâu hơn
và thơm hơn.
Cám gạo là nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật nuôi và dùng cám có thể thay thế
một phần thức ăn tinh trong khẩu phần của lợn.
 Nhóm thức ăn giàu protein
Thức ăn giàu protein rất quan trọng trong việc chăn nuôi lợn thịt nói chung
và lợn sữa nói riêng, tỷ lệ nạc cao không phụ thuộc vào hàm lượng thức ăn hỗn hợp.
Nguyên liệu gồm đỗ tương, khô đỗ, khô lạc, cá, bột cá, bột xương. Khối lượng
nhóm thức ăn này chiếm 20 - 30% khối lượng thức ăn hỗn hợp. Yêu cầu chất lượng
các loại thức ăn này là đỗ tương phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn, các loại khô
đỗ, khô lạc còn thơm không lẫn tạp chất, không thối mốc, không đổi màu, không
đổi mùi. Các loại cá như bột cá đảm bảo còn thơm không lẫn tạp chất, không thối
mốc, tỷ lệ muối không quá 10%.
a) Đậu tương và khô dầu đậu tương
Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu dùng phổ biến đối với vật
nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô trong đó chứa đầy đủ các axit
amin cần thiết như lyzin, cystin, và 16 - 21% lipit, năng lượng chuyển hoá 3350 -

3400 kcal ME/ kg.
Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ đậu tương. Là một
nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Cũng giống
như bột đậu tương khô dầu đậu tương cũng có hàm lượng protein cao khoảng 42 - 45%
theo vật chất khô, năng lượng chuyển hoá thấp hơn 2250 - 2400 kcal ME/ kg.
b) Lạc và và khô dầu của lạc, vừng
Lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi mà thường dùng phụ phẩm của ngành
chế biến dầu từ lạc.

×